Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ứng dụng kỹ thuật gelcard trên hệ thống máy tự động Hemos SP II để phát hiện KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học - truyền máu TW 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học và Bộ môn Huyết học
- Truyền máu Trƣờng Đại học Y Hà Nội, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Phạm Quang Vinh - Chủ nhiệm Bộ môn Huyết học - Truyền
máu trƣờng Đại học Y Hà Nội, Phó Viện trƣởng Viện Huyết học - truyền
máu Trung Ƣơng.
- PGS.TS Nguyễn Anh Trí - Viện trƣởng Viện Huyết học - truyền máu
Trung Ƣơng, Phó chủ nhiệm Bộ môn Huyết học - Truyền máu trƣờng Đại học
Y Hà Nội.
Đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt lại cho chúng tôi những kiến thức,
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thị
Mai An - Ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, luôn giúp đỡ, chỉ bảo, động
viên và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Huyết học - Truyền máu Trƣờng Đại
học Y Hà Nội đã dạy bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
- Bác sỹ Hoàng Thị Thanh Nga cùng toàn thể các Bác sỹ, Kỹ thuật viên
khoa Huyết thanh học nhóm máu Viện Huyết học - truyền máu TW đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.


Xin chân thành cám ơn những ngƣời bệnh vì nhờ có họ mà tôi có thể
thực hiện đƣợc công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi.
Xin cảm ơn những ngƣời bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn bên


tôi, động viên và là nguồn sức mạnh giúp tôi phấn đấu vƣơn lên.

VŨ THỊ TÚ ANH


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. 3
1.1. Lịch sử truyền máu .................................................................................. 3
1.2. Một số nhóm máu hồng cầu liên quan đến truyền máu .......................... 7
1.2.1. Hệ nhóm máu ABO ............................................................................ 7
1.2.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh) ................................................................ 9
1.2.3. Hệ nhóm máu Kell ............................................................................. 9
1.2.4. Hệ nhóm máu Kidd .......................................................................... 10
1.2.5. Hệ nhóm máu Lewis ........................................................................ 10
1.2.6. Hệ nhóm máu P ................................................................................ 10
1.2.7. Hệ nhóm máu Ii ................................................................................ 11
1.2.8. Hệ nhóm máu Duffy ......................................................................... 11
1.2.9. Hệ nhóm máu MNSs ........................................................................ 11
1.3. Tai biến truyền máu do bất đồng miễn dịch .......................................... 11
1.3.1. Phản ứng miễn dịch do bất đồng nhóm máu hệ hồng cầu ............... 11
1.3.2. Điều kiện xảy ra hiện tƣợng bất đồng miễn dịch hệ hồng cầu......... 12
1.3.3. Phản ứng huyết tán do bất đồng miễn dịch nhóm máu trên lâm sàng... 13
1.4. Tình hình thực hiện an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại Việt Nam
và trên thế giới ............................................................................................... 14
1.4.1. Trên thế giới ..................................................................................... 14
1.4.2. Tại Việt Nam .................................................................................... 15


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 16

2.1. Đối tƣợng ............................................................................................... 16
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 16
2.2.1. Bệnh phẩm xét nghiệm ..................................................................... 16
2.2.2. Dụng cụ ............................................................................................ 16
2.2.3. Máy móc ........................................................................................... 16
2.2.4. Sinh phẩm, hóa chất ......................................................................... 17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
2.3.1. Tiêu chẩn chọn bệnh nhân ................................................................ 17
2.3.2. Kỹ thuật áp dụng .............................................................................. 18
2.3.3. Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 20
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 21
3.1. Đặc điểm của 2293 bệnh nhân bị bệnh máu đƣợc làm xét nghiệm sàng
lọc và định danh KTBT ................................................................................. 21
3.2. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu .................................................. 23
3.2.1. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu............................................. 23
3.2.2. Phân loại KTBT gặp ở bệnh nhân bị bệnh máu có kết quả sàng lọc
KTBT dƣơng tính ....................................................................................... 23
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện KTBT .................................. 24
3.3.1. Phân bố tỷ lệ KTBT theo giới tính ................................................... 24
3.3.2. Phân bố tỷ lệ KTBT theo nhóm tuổi ................................................ 25


3.3.3. Phân bố tỷ lệ KTBT theo chẩn đoán lâm sàng ................................. 26
3.3.4. Phân bố tỷ lệ KTBT theo nhóm máu ............................................... 26
3.3.5. Phân bố tỷ lệ KTBT theo số lần truyền máu .................................... 27
3.4. Đặc điểm KTBT ở nhóm bệnh nhân Thalassaemia và Rối loạn sinh tủy. 27
3.4.1. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Thalassaemia ................................... 27
3.4.2. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy .............................. 29
3.5. So sánh các ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp ống nghiệm và phƣơng pháp

gelcard trên hệ thống máy tự động Hemos SP II ................................................... 31
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................. 33
4.1. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu........................................... 33
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu ..... 37
4.2.1. Phân bố tỷ lệ KTBT theo giới tính ở BN bị bệnh máu .................... 37
4.2.2. Phân bố tỷ lệ KTBT theo tuổi ở BN bị bệnh máu ............................ 37
4.2.3. Phân bố tỷ lệ KTBT theo chẩn đoán lâm sàng ở BN bị bệnh máu .. 38
4.2.4. Phân bố tỷ lệ KTBT theo nhóm máu ở BN bị bệnh máu ................. 38
4.2.5. Phân bố tỷ lệ KTBT theo số lần nhận máu ở BN bị bệnh máu ........ 39
4.3. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Thalassaemia và Rối loạn sinh tủy ....... 39
4.3.1. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Thalassaemia ................................... 39
4.3.2. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân Rối loạn sinh tủy .............................. 41
4.4. Một số ƣu điểm và hạn chế của hệ thống máy Hemos SP II trong sàng lọc
KTBT.............................................................................................................. 42
KẾT LUẬN ....................................................................................... 45
KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 46


MỤC LỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Máy định nhóm máu tự động Hemos SP II .................................. 17
Hình 2.2. Các mức độ ngƣng kết trên gelcard .............................................. 19
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới của bệnh nhân bị bệnh máu ......................... 21
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ KTBT theo chẩn đoán lâm sàng ......................... 26
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ KTBT theo tuổi ở BN Thalassaemia .................. 28


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhóm máu hệ hồng cầu theo danh pháp của Hội TM quốc tế ....... 5
Bảng 1.2. Các đặc điểm của hệ nhóm máu ABO và tỷ lệ gặp ở ngƣời VN ... 8
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân bị bệnh máu .............................. 22

Bảng 3.2. Đặc điểm về chuẩn đoán lâm sàng của BN bị bệnh máu ............. 22
Bảng 3.3. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu ......................................... 23
Bảng 3.4. Phân loại KTBT gặp ở bệnh nhân bị bệnh máu có kết quả sàng lọc
KTBT dƣơng tính .......................................................................................... 23
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ KTBT ở các hệ nhóm máu ..................................... 24
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ KTBT theo giới tính ............................................... 24
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ KTBT theo nhóm tuổi ............................................ 25
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ KTBT theo nhóm máu ............................................ 26
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ KTBT theo số lần truyền máu ................................ 27
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ KTBT theo giới tính ở BN Thalassaemia ............. 27
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ KTBT theo số lần truyền máu ở BN
Thalassaemia... .............................................................................................. 28
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ KTBT theo hệ nhóm máu ở BN Thalassaemia .... 29
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ KTBT theo giới tính ở bệnh nhân RLST .............. 29
Bảng 3.14. Phân bố tỷ lệ KTBT theo tuổi ở bệnh nhân RLST ..................... 30
Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ KTBT theo số lần truyền máu ở bệnh nhân RLST30
Bảng 3.16. Phân bố tỷ lệ KTBT theo hệ nhóm máu ở bệnh nhân RLST ..... 30
Bảng 3.17. So sánh ƣu điểm, hạn chế của hai phƣơng pháp sàng lọc KTBT31
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ KTBT với một số tác giả trong nƣớc ...................... 33
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ KTBT với một số tác giả nƣớc ngoài……………..35


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

NC


: Nghiên cứu

KN

: Kháng nguyên

KT

: Kháng thể

KTBT

: Kháng thể bất thƣờng

AHG

: Anti Human Globulin

Ig

: Immunoglobulin

LXM

: Lơ xê mi

RLST

: Rối loạn sinh tủy


ĐUTX

: Đa u tủy xƣơng

TTCTP

: Tăng tiểu cầu tiên phát

C

: Complement (Bổ thể)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết đến tầm quan trọng của máu đối với sự sống.
Ngày nay, nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máu và các chế phẩm máu
không chỉ đƣợc sử dụng trong điều trị bệnh máu mà còn đƣợc sử dụng rộng
rãi trong các chuyên ngành khác nhƣ nội, ngoại, sản, nhi…Truyền máu là một
phƣơng pháp điều trị rất có hiệu quả trong nhiều bệnh lý và góp phần quan
trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, truyền máu cũng có thể gây ra nhiều hậu quả không mong
muốn ở nhiều mức độ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hậu
quả này, phần lớn là do bất đồng miễn dịch nhóm máu hệ hồng cầu giữa
ngƣời cho và ngƣời nhận. Sự bất đồng này dẫn đến nhiều tai biến có thể gây
nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi
truyền máu đƣợc ứng dụng trong mọi lĩnh vực của y tế thì an toàn truyền máu
càng đƣợc coi trọng, đặc biệt là việc đảm bảo hòa hợp miễn dịch, trƣớc hết là
hòa hợp các nhóm máu hệ hồng cầu.

Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra nhóm máu
hệ ABO. Đây là hệ nhóm máu đƣợc phát hiện đầu tiên ở ngƣời và cũng là hệ
nhóm máu đóng vai trò quan trọng nhất trong thực hành truyền máu. Đến nay,
Hội truyền máu quốc tế đã công nhận có khoảng 30 nhóm máu hệ hồng cầu
khác nhau với khoảng 285 kháng nguyên khác nhau. Nhƣ vậy khi truyền máu,
bệnh nhân và ngƣời cho cần phải có sự hòa hợp nhóm máu hệ ABO và các hệ
nhóm máu khác.
Trên thế giới, tại các nƣớc phát triển, việc đảm bảo an toàn truyền máu
đƣợc thực hiện rất triệt để. Xét nghiệm hòa hợp các nhóm máu hệ hồng cầu
và xác định kháng thể bất thƣờng ở ngƣời cho và ngƣời nhận đã trở thành
thƣờng quy. Do vậy, truyền máu rất an toàn và hiệu lực.


2

Tại Việt Nam hiện nay, an toàn truyền máu về mặt miễn dịch chƣa đƣợc
thực hiện triệt để. Chúng ta chỉ mới xác định sự hòa hợp nhóm máu hệ ABO
và Rh (D) giữa ngƣời cho và ngƣời nhận. Phản ứng hòa hợp có sử dụng
kháng globulin ngƣời và xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thƣờng mới chỉ
thực hiện ở các trung tâm truyền máu lớn. Còn lại, các trung tâm và bệnh viện
khác mới chỉ định nhóm máu hệ ABO bằng một phƣơng pháp và chỉ thực
hiện phản ứng hòa hợp ở 220C.
Tại Viện Huyết học - truyền máu TW, xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất
thƣờng hệ hồng cầu đã đƣợc thực hiện từ những năm của thập kỷ 80 bằng kỹ
thuật ống nghiệm. Năm 2009, Khoa Huyết thanh học nhóm máu đƣợc cung
cấp hệ thống máy tự động Hemos SP II của hãng Biorad. Hệ thống máy
Hemos SP II đã đƣợc ứng dụng để triển khai một số xét nghiệm miễn dịch
huyết học, đặc biệt là có thể triển khai đƣợc xét nghiệm sàng lọc và định danh
kháng thể bất thƣờng cho bệnh nhân bị bệnh máu. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật gelcard trên hệ thống máy tự động

Hemos SP II để phát hiện KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện
Huyết học - truyền máu TW 2010 - 2011” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường và một số yếu tố liên
quan đến sự xuất hiện kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh
máu tại Viện Huyết học - truyền máu TW năm 2010 - 2011.
2. Nhận xét một số ưu điểm và hạn chế của hệ thống máy tự động
Hemos SP II trong việc triển khai xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất
thường hệ hồng cầu.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử truyền máu
Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, truyền máu đã cứu sống hàng
triệu sinh mạng và trở thành phƣơng pháp điều trị đƣợc ứng dụng phổ biến
nhất ở tất cả các bệnh viện trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, để có đƣợc thành công ấy, con ngƣời đã mất hàng trăm năm
nghiên cứu và thử nghiệm với liên tiếp những thất bại phải trả giá bằng không
ít mạng ngƣời [1].
Ca truyền máu đầu tiên đƣợc ghi nhận vào năm 1492. Một bác sĩ đã hồi
sức cho Giáo hoàng Innocent VIII đang hấp hối bằng cách lấy máu của ba
ngƣời khỏe mạnh trẻ tuổi truyền vào cơ thể Giáo hoàng. Kết quả là cả Giáo
hoàng và ba thanh niên đều chết. Lần thất bại đó đã khiến cho không ai còn
dám nghĩ đến việc áp dụng cách này để hồi sức cho ngƣời bệnh nữa [9], [14],
[21], [25].
Đến năm 1616, nhà sinh lý học ngƣời Anh William Harvey đã phát hiện ra
bộ máy tuần hoàn của cơ thể. Phát hiện này đã làm sống lại ý tƣởng truyền
máu trong giới y khoa. Nhiều thầy thuốc đã thử tiêm máu vào cơ thể động vật

thành công [9], [14], [45].
Năm 1667, sau nhiều lần thử nghiệm thành công trên súc vật, một thầy
thuốc ngƣời Pháp là Jean Baptiste đã lấy máu của một con cừu non truyền cho
ngƣời bệnh nhƣng thất bại. Sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm vẫn đƣợc nhiều
thầy thuốc tiến hành khiến không ít cái chết vì truyền máu xảy ra. Năm 1668,
tòa án tối cao Pháp ban sắc lệnh “cấm truyền máu” [9], [45].
Trong suốt hơn 100 năm sau đó, truyền máu gần nhƣ bị quên lãng. Đến năm
1825, thầy thuốc sản khoa ngƣời Anh James Blundell đã truyền máu thành


4

công cho một sản phụ bị mất nhiều máu từ máu của ngƣời chồng. Từ đó việc
truyền máu đã tiếp tục đƣợc thực hiện và ngày càng đƣợc thực hiện nhiều hơn,
song vẫn có nhiều trƣờng hợp bệnh nhân bị chết do truyền máu [9], [14], [45].
Năm 1900, nhà bác học ngƣời Mỹ gốc Áo Karl Landsteiner đã phát hiện ra
nhóm máu hệ ABO. Phát hiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành
truyền máu. Ngành Truyền máu đã phát triển mạnh mẽ hơn sau khi Reuben
Ottenberg nêu ra sơ đồ truyền máu vào năm 1913 dựa vào sự hòa hợp nhóm
máu giữa ngƣời cho và ngƣời nhận. Mặc dù ngƣời ta đã thực hiện truyền máu
hòa hợp hệ ABO nhƣng tai biến truyền máu vẫn xảy ra mà không giải thích
đƣợc tại sao [7], [45].
Năm 1939, Levine và Stetson đã phát hiện ra kháng thể miễn dịch đầu tiên
ở ngƣời. Năm 1945, Karl Landsteiner và Winner đã phát hiện ra hệ nhóm máu
Rh và tới năm 1946, Coombs, Mourant và Race đã hoàn chỉnh đƣợc kỹ thuật
phát hiện kháng thể miễn dịch loại IgG. Những phát hiện này giúp hạn chế
đƣợc nhiều tai biến truyền máu chƣa rõ nguyên nhân trƣớc đó, đồng thời giải
thích đƣợc nguyên nhân của bệnh vàng da tan huyết ở trẻ sơ sinh do bất đồng
nhóm máu hệ Rh. Sau đó, rất nhiều nhóm máu hệ hồng cầu đã đƣợc phát hiện
nhƣ Kell, Kidd, Duffy… Đến thời điểm hiện nay, theo công bố của Hội

Truyền máu quốc tế, ngƣời ta đã phát hiện đƣợc 30 hệ nhóm máu hồng cầu
khác nhau với khoảng 285 kháng nguyên khác nhau [3], [7], [45].
Bảng 1.1 dƣới đây trình bày các nhóm máu hệ hồng cầu theo danh pháp
của Hội Truyền máu quốc tế [3].


5

Bảng1.1. Nhóm máu hệ hồng cầu theo danh pháp của
Hội Truyền máu quốc tế
Danh
pháp

Hệ thống

Viết tắt

Số
KN

Các KN chính

001

ABO

ABO

4


A, B, AB1, A1

002

MNSs

MNS

38

M, N, S, s, U, Ena

003

P

P

1

P1

004

Rhesus

Rh

45


D, C, c, E, e

005

Lutheran

LU

18

Lua, Lub, Luab, Lu4

006

Kell

KEL

21

K, k, Kpa, Kpb, Jsa

007

Lewis

LE

3


Lea, Leb

008

Duffy

FY

6

Fya, Fyb, Fy3, Fy4

009

Kidd

JK

3

Jka, Jkb, Jkab

010

Diego

DI

4


Dia, Dib, Wra, Wrb

011

Cartwright

YT

2

Yta, Ytb

012

Xg

XG

1

Xga

013

Scianna

SC

3


Sm, Bu3, Sc3

014

Dombrock

DO

5

Doa, Dob, Gya, Hy, Joa

015

Colton

CO

3

Coa, Cob, Coab

016

Land/Wiener

LVV

3


Lwa, LWb, LWab

017

Chido/Roger

CH/RG

9

Ch1, Ch2, Ch3, Rg1, Rg2, WH

018

Hh

H

1

H

019

Kx

XK

1


Kx

020

Gerbich

GE

7

Ge2, Ge3, Ge4, Wb

021

Cromer

CROM

10

Cra, Tca, Tcb, Tcc, Dra

022

Knops

KNOPS

5


Kna, Knb, McCa,Sia, Yka

023

Indian

IN

2

Ina, Inb


6

Danh
pháp

Hệ thống

Viết tắt

Số
KN

Các KN chính

024

Ok


OK

1

Oka

025

RAPH

1

JMH

5

027

Raph
John Milton
Hagen
I

Ii

1

MER 2
JMH, JMHK, JMHL, JMHG,

JMHM
I

028

Globoside

GLOB

1

P

029

Gill

GIL

1

030

Rh-associated
glycoprotein

GYL
Duclos, Ola

RHAG


3

026

Trải qua nhiều thập kỷ, ngành truyền máu trên thế giới đã phát triển mạnh
mẽ. Việc truyền máu đã trở thành một kỹ thuật cao, hàng ngày, hàng giờ cứu
sống không biết bao nhiêu ngƣời.
Tại Việt Nam, trƣớc năm 1954, truyền máu do quân đội Pháp tổ chức tại
bệnh viện Đồn Thủy (Bệnh viện TW quân đội 108 hiện nay) và một số bệnh
viện tại Sài Gòn. Từ năm 1954 đến năm 1975, truyền máu ở nƣớc ta chủ yếu
phục vụ chiến tranh [21].
Từ năm 1975 đến năm 1992, truyền máu đƣợc triển khai trên toàn quốc ở
cả ba tuyến: tuyến TW, tuyến tỉnh, tuyến huyện. Máu chủ yếu đƣợc lấy từ
ngƣời cho máu chuyên nghiệp, máu lấy vào chai thủy tinh và truyền máu toàn
phần là chủ yếu [21].
Trong những năm gần đây, ngành Truyền máu Việt Nam đã có những
bƣớc phát triển nhất định. Hòa hợp miễn dịch đặc biệt là các hệ nhóm máu
hồng cầu ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, góp phần nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả truyền máu.


7

Năm 2007, với sự ra đời của “Quy chế truyền máu”, các xét nghiệm định
nhóm máu hệ ABO, Rh (D) cho cả ngƣời cho và ngƣời nhận, xét nghiệm hòa
hợp giữa ngƣời cho và ngƣời nhận ở 220C, 370C và kháng globulin ngƣời,
định nhóm máu ABO tại giƣờng bệnh là các xét nghiệm bắt buộc phải đƣợc
thực hiện trƣớc khi truyền máu cho bệnh nhân [17].
1.2. Một số nhóm máu hồng cầu liên quan đến truyền máu

Hệ thống nhóm máu hồng cầu có vai trò chủ chốt trong truyền máu. Vì
vậy, hiểu biết về các nhóm máu này là rất cần thiết.
Hiện nay, có khảng 30 hệ thống nhóm máu đƣợc xác định với khoảng trên
285 kháng nguyên khác nhau có trên bề mặt hồng cầu. Một số hệ thống nhóm
máu chính cần lƣu ý trong truyền máu đó là: ABO, Rhesus, Lewis, Kell,
Kidd, MNSs, Ii, Lutheran, Duffy [3]…
1.2.1. Hệ nhóm máu ABO
Hệ nhóm máu ABO là hệ có ý nghĩa lớn nhất và là nguyên nhân chính gây
ra các tai biến trầm trọng trong truyền máu [11].
* Kháng nguyên hệ ABO: Hệ nhóm máu ABO có hai kháng nguyên
chính là kháng nguyên A và kháng nguyên B. Tên gọi của nhóm máu chính là
biểu thị của kháng nguyên có mặt trên hồng cầu. Hệ ABO có 4 nhóm máu
chính:
Nhóm A: Trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A.
Nhóm B: Trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên B.
Nhóm AB: Trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A và kháng nguyên B.
Nhóm O: Trên bề mặt hồng cầu không có kháng nguyên A cũng nhƣ
kháng nguyên B [3], [7], [9], [25].
* Kháng thể hệ ABO: Trong huyết thanh của ngƣời bình thƣờng không
bao giờ có kháng thể (Anti) tự nhiên chống lại kháng nguyên trên bề mặt
hồng cầu của chính cơ thể đó.


8

Ngƣời có kháng nguyên A (nhóm A): Huyết thanh có Anti B.
Ngƣời có kháng nguyên B (nhóm B): Huyết thanh có Anti A.
Ngƣời có kháng nguyên A và kháng nguyên B (nhóm AB): Huyết thanh
không có Anti A cũng nhƣ Anti B.
Ngƣời không có kháng nguyên A và kháng nguyên B (nhóm O): Huyết

thanh có Anti A và Anti B.
Kháng thể chống A và chống B chủ yếu là kháng thể tự nhiên bản chất là
IgM đƣợc hình thành một cách tự nhiên, có khả năng kết hợp bổ thể, không
qua màng rau thai và tồn tại hằng định suốt đời giống nhƣ các kháng nguyên
hệ ABO [7].
Kháng thể miễn dịch chống A và chống B xuất hiện do một sự kích thích
miễn dịch, có bản chất là IgG, thích hợp hoạt động ở 37 0C, qua đƣợc màng
rau thai, chúng có cƣờng độ và hiệu giá không hằng định có thể giảm dần
hoặc mất hẳn nếu không có kích thích nhắc lại [3], [7], [22].
Bảng 1.2 dƣới đây trình bày các đặc điểm của nhóm máu hệ ABO và tỷ lệ
gặp ở ngƣời Việt Nam [25].
Bảng 1.2. Các đặc điểm của hệ nhóm máu ABO và tỉ lệ gặp
ở người Việt Nam
Kháng nguyên trên

Kháng thể trong

hồng cầu

huyết thanh

A

A

Chống B

21,2

B


B

Chống A

30,1

AB

A và B

Nhóm máu

O

Không có cả kháng
nguyên A và B

Không có cả kháng thể
chống A và chống B
Chống A và chống B

Tỷ lệ (%)

6,6
42,1


9


1.2.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh)
* Kháng nguyên hệ Rh: Hệ nhóm máu Rh có 5 kháng nguyên chính là D,
C, c, E và e. Sự có mặt của kháng nguyên D quyết định nhóm máu Rh. Ngƣời
có kháng nguyên D là ngƣời Rh (D) dƣơng, ngƣời không có kháng nguyên D
là ngƣời Rh (D) âm. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu Rh (D) âm rất thấp, chỉ từ
0,01% đến 0,07%. Một ngƣời bình thƣờng có thể có hoặc không có kháng
nguyên D, có kháng nguyên C hoặc c hoặc cả hai, có kháng nguyên E hoặc e
hoặc cả hai [11].
Kháng nguyên D có tính sinh kháng thể mạnh nhất, 50% ngƣời Rh (D) âm
nhận máu Rh (D) dƣơng sẽ sinh kháng thể chống lại kháng nguyên D, 98%
trƣờng hợp thiếu máu tan máu trẻ sơ sinh là do bất đồng nhóm máu Rh (D)
mẹ con, mẹ có nhóm máu Rh (D) âm sinh kháng thể chống lại kháng nguyên
D trên hồng cầu con nhóm máu Rh (D) dƣơng. Các kháng nguyên khác cũng
có khả năng gây miễn dịch nhƣng yếu hơn và ít xuất hiện [11].
Ngoài ra hệ Rh còn một số kháng nguyên yếu nhƣ Du, Cw, Cx, Ew [3], [11],
[23]…
* Kháng thể hệ Rh: Tuyệt đại đa số kháng thể thuộc hệ Rh đều là kháng thể
miễn dịch (IgG), sản sinh ra sau những quá trình đáp ứng miễn dịch truyền máu
hoặc thai nghén. Những kháng thể loại này chỉ phát hiện đƣợc bằng các kỹ thuật
dùng enzym, kỹ thuật kháng globulin ngƣời hoặc kỹ thuật ở môi trƣờng albumin
nồng độ cao. Rất hiếm gặp kháng thể loại IgM [7], [11], [23].
1.2.3. Hệ nhóm máu Kell
* Kháng nguyên hệ Kell: Kháng nguyên hệ Kell rất đa dạng, những
kháng nguyên chính là: Kháng nguyên K và k, kháng nguyên Kpa và Kpb,
kháng nguyên Jsa và Jsb [11]…
* Kháng thể hệ Kell: Kháng thể hệ Kell chủ yếu gặp Anti K và Anti k,
khá phổ biến, chỉ đứng sau hệ ABO và Rh, là kháng thể miễn dịch, sinh ra sau


10


quá trình đáp ứng miễn dịch truyền máu hoặc thai nghén, kết hợp bổ thể, có
thể gây tan máu trẻ sơ sinh và tai biến truyền máu [11].
1.2.4. Hệ nhóm máu Kidd
Hệ Kidd có ý nghĩa quan trọng trong lâm sàng cả về tai biến truyền máu
và bệnh vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh [11].
* Kháng nguyên hệ Kidd: Hai kháng nguyên của hệ là Jka và Jkb.
* Kháng thể hệ Kidd: Anti Jka chủ yếu là IgG, có kết hợp bổ thể, hiếm
khi gây tai biến truyền máu và huyết tán sơ sinh. Thƣờng gây ra những phản
ứng tan máu muộn trong truyền máu. Anti Jkb là IgG, có kết hợp bổ thể, gây
huyết tán truyền máu và sơ sinh [7], [11].
1.2.5. Hệ nhóm máu Lewis
* Kháng nguyên hệ Lewis: Hệ nhóm máu Lewis có 2 kháng nguyên đặc
trƣng là Lea và Leb. Đây là hai kháng nguyên hòa tan có trong huyết tƣơng và
đƣợc hấp phụ lên màng hồng cầu, chuyển tính kháng nguyên cho hồng cầu.
Vì vậy tính đặc hiệu nhóm hồng cầu cũng thay đổi theo thời gian [11], [23].
* Kháng thể hệ Lewis: Kháng thể chống Lea và chống Leb thƣờng là
kháng thể tự nhiên, có bản chất là IgM, có kết hợp bổ thể, không gây tan máu
trẻ sơ sinh, ít gây tai biến truyền máu [11], [23].
1.2.6. Hệ nhóm máu P
* Kháng nguyên hệ P: Hệ nhóm máu P có 3 kháng nguyên đặc trƣng: P1,
Pk, Tja (P). Những ngƣời P1 có kháng nguyên P1 và Tja. Những ngƣời P2 có
kháng nguyên Tja. Những ngƣời p không có cả 2 kháng nguyên trên.
* Kháng thể hệ P: Kháng thể hệ P chủ yếu là kháng thể tự nhiên, bản
chất là IgM, hiếm khi gây tai biến truyền máu và không gây tan máu trẻ sơ
sinh. Kháng thể chống Tja là kháng thể phức hợp, rất hiếm, chủ yếu là IgM


11


nhƣng có khả năng kết hợp bổ thể gây tai biến truyền máu và tan máu trẻ sơ
sinh [11].
1.2.7. Hệ nhóm máu Ii
* Kháng nguyên hệ Ii: Hệ gồm 2 kháng nguyên là I và i. Hai kháng nguyên
này thay đổi trong quá trình phát triển cá thể. Ngƣời trƣởng thành chủ yếu là
ngƣời nhóm I, hiếm gặp nhóm i. Có thể gặp ngƣời không có nhóm Ii [11].
* Kháng thể hệ Ii: Kháng thể chống I là IgM không có vai trò trong tan
máu sơ sinh.
Kháng thể chống i (IgM) có thể gây tan máu trẻ sơ sinh.
Kháng thể tự miễn chống I là kháng thể kết hợp bổ thể, là kháng thể phổ
biến gây thiếu máu tan máu tự miễn [3], [11].
1.2.8. Hệ nhóm máu Duffy
* Kháng nguyên hệ Duffy: Hệ Duffy có 2 kháng nguyên đặc trƣng là Fya
và Fyb.
* Kháng thể hệ Duffy: Kháng thể chống Fya và chống Fyb là kháng thể
miễn dịch loại IgG, có khả năng gây tai biến truyền máu và bệnh vàng da tan
máu ở trẻ sơ sinh [11].
1.2.9. Hệ nhóm máu MNSs
* Kháng nguyên hệ MNSs: Các kháng nguyên chính của hệ là: M, N, S, s [11].
* Kháng thể hệ MNSs: Chỉ có Anti Mia, Anti M, Anti S, Anti s có khả
năng gây tai biến. Anti s rất hiếm gặp [11].
1.3. Tai biến truyền máu do bất đồng miễn dịch
1.3.1. Phản ứng miễn dịch do bất đồng nhóm máu hệ hồng cầu
* Nguy cơ miễn dịch xảy ra do bất đồng nhóm máu hệ hồng cầu: Khi có
sự bất đồng nhóm máu hệ hồng cầu trong truyền máu, kháng nguyên trên bề
mặt hồng cầu sẽ kết hợp với kháng thể tƣơng ứng dẫn đến:


12


- Gây nên hiện tƣợng ngƣng kết, phá vỡ hồng cầu gây tan máu trong lòng
mạch sau vài phút [18].
- Kháng thể cố định trên hồng cầu, hoạt hóa bổ thể phá vỡ hồng cầu dẫn
đến tan máu trong lòng mạch [18].
- Kháng thể cố định trên hồng cầu, gắn với bổ thể làm thay đổi cấu trúc
màng hồng cầu khiến cho các hồng cầu này bị thực bào ở hệ liên võng nội mô
gây tan máu trong tổ chức (gan, lách) [18].
* Các yếu tố ảnh hưởng:

- Bản chất kháng thể: Kháng thể ngƣng kết (gây ngƣng kết hồng cầu
trong môi trƣờng muối đẳng trƣơng) thƣờng là kháng thể tự nhiên; ngƣợc lại,
kháng thể không ngƣng kết (không gây ngƣng kết hồng cầu trong dung dịch
muối đẳng trƣơng) thƣờng là kháng thể miễn dịch [25], [51].

- Nồng độ kháng thể: Nồng độ kháng thể quá cao hoặc quá thấp đều ảnh
hƣởng tới quá trình kết hợp KN - KT [4], [51].

- Kháng nguyên: Số lƣợng vị trí kháng nguyên và đặc điểm kháng
nguyên ảnh hƣởng tới quá trình ngƣng kết [4].

- Các yếu tố khác nhƣ: pH, nhiệt độ, môi trƣờng phản ứng, thời gian…có
ảnh hƣởng lớn tới khả năng ngƣng kết của kháng nguyên và kháng thể [4].
1.3.2. Điều kiện xảy ra hiện tƣợng bất đồng miễn dịch hệ hồng cầu
- Sự không hòa hợp kháng nguyên hệ hồng cầu giữa ngƣời cho và ngƣời
nhận. Đây là điều kiện tiên quyết [18].
- Khả năng kích thích sinh kháng thể của kháng nguyên: Mỗi kháng
nguyên nhóm máu có khả năng kích thích sinh kháng thể khác nhau [18].
- Số lần truyền máu và khoảng cách, lƣợng máu truyền từ ngƣời cho
sang ngƣời nhận. Số lần truyền máu càng nhiều thì, khoảng cách giữa các lần
truyền dài vừa đủ để sinh kháng thể thì lƣợng kháng thể miễn dịch tạo ra càng

nhiều [7], [18].


13

- Mức độ đáp ứng miễn dịch ở ngƣời nhận máu: Mức độ này khác nhau
ở mỗi cá thể [18].
- Một số điều kiện khác nhƣ: Nhiễm khuẩn, tế bào ung thƣ, thuốc, hóa
chất, nhiệt độ… Đặc biệt là tự kháng thể miễn dịch [18].
1.3.3. Phản ứng huyết tán do bất đồng miễn dịch nhóm máu trên lâm sàng
1.3.3.1. Phản ứng tan máu cấp
- Đặc điểm: Xảy ra nhanh, nguy kịch, trầm trọng, rất dễ gây tử vong [7].
- Bản chất: Là phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể với sự hoạt
hóa của bổ thể từ C1 đến C9 phá hủy hồng cầu, gây ra tan máu trong lòng
mạch [7].
- Kháng thể gây tan máu cấp thƣờng là kháng thể tự nhiên (IgM).
- Hậu quả [7]:
+ Huyết tán do phá hủy hồng cầu: Gây thiếu máu.
+ Giải phóng huyết sắc tố: Đái huyết sắc tố, hemosiderin niệu và
urobilinogen niệu, có thể gây suy thận.
+ Rối loạn đông máu, có thể gây đông máu nội mạch lan tỏa.
+ Hoạt hóa hệ thống kinin gây giãn mạch, hạ huyết áp, choáng.
1.3.3.2. Phản ứng tan máu muộn
- Đặc điểm: Thƣờng xảy ra ở ngƣời nhận máu nhiều lần và sau khi
truyền máu từ 8 đến 10 ngày [7], [12].
- Bản chất: Là phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể hoạt hóa C3
gây phá hủy hồng cầu của ngƣời cho hoặc của thai nhi, thƣờng gây tan máu
trong tổ chức (gan, lách) với sự tham gia của các tế bào thực bào thuộc hệ liên
võng nội mô [7], [12].
- Kháng thể gây tan máu muộn thƣờng là kháng thể miễn dịch (IgG).



14

- Nguyên nhân: Thƣờng do kháng thể bất thƣờng các hệ nhóm máu
ngoài hệ ABO, đó là hậu quả của đáp ứng miễn dịch do nhận máu nhiều lần
hoặc do thai nghén [7].
- Hậu quả: Gây vàng da, bilirubin máu tăng, có thể gây shock [7].
Trong cơ thể, phản ứng tan máu thƣờng xảy ra theo cả hai cơ chế một cách
đồng thời.
1.4. Tình hình thực hiện an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại Việt
Nam và trên thế giới
1.4.1. Trên thế giới
Cùng với sự phát triển chung của y học, lĩnh vực Huyết học - Truyền máu
trên thế giới cũng rất phát triển, đặc biệt ở các nƣớc tiên tiến. Đảm bảo an
toàn truyền máu trên thế giới đƣợc thực hiện rất triệt để. Ngày nay, một số
nƣớc còn hƣớng tới kỹ thuật cao hơn là truyền máu hòa hợp phenotype. Để
tránh nguy cơ miễn dịch cho ngƣời nhận máu, ngƣời ta xác định kháng
nguyên của một số hệ nhóm máu cho cả ngƣời cho và ngƣời nhận để chọn ra
những túi máu phù hợp nhất về mặt miễn dịch để truyền cho ngƣời bệnh.
Theo nghiên cứu tại một số nƣớc, tỷ lệ sinh KTBT ở ngƣời nhận máu của
họ tƣơng đối thấp: Nghiên cứu của Abou Jaban và cộng sự tại Anh (2003) cho
tỷ lệ KTBT là 1,6 %; Zeiler T và cộng sự tại Đức (1996) cho tỷ lệ KTBT là
2,6 %; Burin de Rosier và cộng sự tại Pháp (1993) cho tỷ lệ KTBT là 3,2 %
[26], [52], [59]...
Tại một số nƣớc trong khu vực Châu Á nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc,
Singgapo, Thái Lan… An toàn truyền máu của họ cũng rất đảm bảo. Một số
nghiên cứu tại các nƣớc này về tỷ lệ xuất hiện KTBT ở ngƣời nhận máu cho
thấy việc đảm bảo an toàn truyền máu của họ đã đem lại những kết quả rất
tốt: Tác giả Akihiri Takeshita và cộng sự tại Nhật (2009) cho kết quả tỷ lệ

KTBT 1,43%; Ma Shu Xuan và cộng sự tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2003) cho


15

tỷ lệ là 0,4 %, tác giả Chae SL và cộng sự, Hàn Quốc (2005) cho tỷ lệ KTBT
là 1,7 % [35], [47]…
1.4.2. Tại Việt Nam
Ở nƣớc ta, đảm bảo an toàn truyền máu ngày càng đƣợc quan tâm, trƣớc
đây chúng ta chỉ tiến hành phản ứng hòa hợp trong điều kiện 220 C, phản ứng
hòa hợp ở 370C và có sử dụng kháng globulin ngƣời và xét nghiệm sàng lọc
kháng thể bất thƣờng trƣớc khi truyền máu cho bệnh nhân chƣa đƣợc thực
hiện tại hầu hết các bệnh viện. Tại nƣớc ta đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ
KTBT nhƣ: Nghiên cứu của tác giả Trịnh Xuân Kiếm (1991) với kết quả tỷ lệ
KTBT là 11,4 %, Trần Văn Bé (1993) là 16,42 %, tác giả Bùi Thị Mai An
(1994) cho kết quả tỷ lệ KTBT là 13,0 %, Trần Thị Thu Hà (1999) là 12,76
%… Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ KTBT ở ngƣời nhận máu ở nƣớc ta là khá
cao [1], [6], [9], [12], [13].
Tại Viện HHTMTW, việc đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch
ngày càng đƣợc nâng cao:
- Việc xác định nhóm máu hệ ABO, Rh (D) đƣợc làm bằng phƣơng pháp
trên ống nghiệm thay cho phƣơng pháp định nhóm trên phiến đá (2008).
- Thực hiện phản ứng hòa hợp ở 220C, 370C, sử dụng kháng globulin ngƣời
cho 100% bệnh nhân đƣợc truyền máu toàn phần và khối hồng cầu (2006).
- Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thƣờng bằng phƣơng pháp gelcard (2008).
- Cuối năm 2009, xét nghiệm sàng lọc KTBT và phản ứng hòa hợp trên
hệ thống máy định nhóm máu tự động Hemos SP II.


16


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
* Đối tƣợng nghiên cứu gồm 2293 bệnh nhân bị bệnh máu tuổi từ 07 đến
91 đƣợc vào viện điều trị tại các khoa Bệnh máu, Viện Huyết học - truyền
máu TW từ tháng 12/2009 đến tháng 04/2011.
* Các bệnh nhân trên bao gồm: 1442 BN Lơ xê mi (LXM), 189 BN
Thalassaemia, 172 BN U Lympho không Hodgkin (U lympho), 73 BN Đa u
tủy xƣơng (ĐUTX), 60 BN Rối loạn sinh tủy (RLST), 53 BN Tăng tiểu cầu
tiên phát (TTCTP) và 304 BN bị các bệnh máu khác.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Bệnh phẩm xét nghiệm
- 5 ml máu không chống đông và 2 ml máu chống đông của các BN trên.
2.2.2. Dụng cụ
- Pipetman.
- Lọ đựng sinh phẩm.
- Giá đựng gelcard.
- Giấy in mã vạch.
2.2.3. Máy móc
- Máy tự động Hemos SP II.
- Máy đọc kết quả gelcard Scangel Reader.
- Máy ủ gelcard.
- Máy li tâm gelcard.
- Máy li tâm ống thẳng.
- Tủ lạnh.


17


Hình 2.1. Máy tự động Hemos SP II
2.2.4. Sinh phẩm, hóa chất
- Panel hồng cầu sàng lọc KTBT do viện Huyết học - truyền máu TW
sản xuất gồm kháng nguyên của các hệ nhóm máu Rh, Kell, Duffy, Kid,
Lutheran, MNSs, P, Mia, Lewis.
- Tấm gelcard Scangel Coombs Anti - IgG của hãng Biorad.
- Các kháng huyết thanh chuẩn (Anti D, Anti C, Anti c, Anti E…)
- Dung dịch Scanliss.
- Nƣớc cất.
- Dung dịch rửa Decon 0,03%.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp cả hồi cứu và tiến cứu.
2.3.1. Tiêu chẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân có chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc KTBT.


×