Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài tập hóa học lớp 10 (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.46 KB, 24 trang )

BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG 6

Oxi - ozon
Bài 1. Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp :
Cấu hình electron

Nguyên tử

A. 1s22s22p5

a) Cl

B. 1s22s22p4

b) S

C. 1s22s22p63s23p4

c) O

D. 1s22s22p63s23p5

d) F

Giải
A với d) ;

B với c);

C với b);


D với a);

Bài 2. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S.

B. O2.

C. Al2S3

D. SO2.

Giải
Đáp án B.
Bài 3. Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng :
a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Giải


a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.
(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag... còn
ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
3Fe + 2O2

Fe3O4

2Ag + O3 -> Ag2O + O2
(2) Tác dụng với phi kim.
4P + 5O2 -> 2P2O5
2C + 2O3 -> 2CO2 + O2

(3) Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ :
C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O
2H2S + 3O2 -> 2SO2 + 2H2O
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- Oxi không tác dụng được với Ag, nhưng Ozon tác dụng được :
2Ag + O3 -> Ag2O + O2
O2 không oxi hóa được I- nhưng O3 oxi hóa được thành I2 :
2KI + O3 + H2O -> I2 + 2KOH + O2
-So với phân tử O2, phân tử O3 kém bền , dễ bị phân hủy .
O3 -> O2 + O ;

2O -> O2

Oxi dạng nguyên tử hoạt động mạnh hơn oxi dạng phân tử nên ozon hoạt động mạnh
hơn oxi.


Bài 4. Hãy trình bày các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và
trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng
thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại ?
Giải
Phương pháp điều chế oxi :
a) Trong phòng thí nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu oxi
và kém bền với nhiệt.
2KClO3
2KMnO4

2KCl + 3O2
K2MnO2 + MnO2 + O2


b)Trong công nghiệp.
- Từ không khí : Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Từ nước : Điện phân nước trong môi trường H2SO4 hoặc NaOH:
2H2O

2H2 + O2

Người ta không áp dụng phương pháp trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và
ngược lại vì trong phòng thí nghiệm chỉ cần lượng nhỏ oxi, còn trong công nghiệp cần
một lượng lớn, giá thành rẻ.
Bài 5. Hãy cho biết những ứng dụng của khí oxi và khí ozon.
Giải
Ứng dụng của khí oxi :
- Oxi có vai trò quyết định sự sống của con người và động vật.


- Oxi cần trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại…
Ứng dụng của ozon :
- Trong thương mại, người ta dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và
nhiều chất khác.
- Trong đời sống, người ta dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi. Trong y khoa,
ozon được dùng để chữa sâu răng.
Bài 6. Cho hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta
được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
(Phương trình hóa học là 2O3 -> 3O2 )
a) Hãy giải thích sự tăng lên của hỗn hợp khí.
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
(Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Giải

Đặt x và y lần lượt là số mol của O2 và O3 trong hỗn hợp
2O3 -> 3O2
y

1,5y

Trước phản ứng (x + y) mol hỗn hợp.
Sau phản ứng (x + 1,5y) mol.
Số mol tăng là (x + 1,5y) – (x + y) = 0,5y.
b) 0,5y tương ứng với 2% => y tương ứng với 4%.


Vậy thành phần phần trăm khí oxi là 96% và ozon là 4%.
Lưu huỳnh
Bài 1. Lưu huỳnh tác dụng với axit sulfuric đặc nóng :
S + H2SO4 -> 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1 : 2.
B. 1 : 3.
C. 3 : 1.
D. 2 : 1.
Giải
Đáp án D.
Bài 2. Đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. Cl2, O3, S.
B. S, Cl2, Br2.
C. Na, F2, S.
D. Br2, O2, Ca.
Giải
Đáp án B.

Bài 3. Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ
nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà ( ) dài ngày ở nhiệt độ phòng ?


Giải
Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ (

), vì vậy khi giữ ( ) vài ngày ở nhiệt

độ phòng thì :
- Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.
- Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
Bài 4. Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh
trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được
chất nào trong ống nghiệm ? Khối lượng là bao nhiêu ?
Giải
Ta có :
nZn

=

mol, nS =

mol.

Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn + S -> ZnS
0,07 0,07 0,07 (mol)
Khối lượng các chất sau phản ứng:
mZn(dư) = (0,01 -0,007).65 = 0,195 gam.

mZnS = 0,007.97 = 0,679g.
Bài 5. 1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu
huỳnh.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo :


- Lượng chất.
- Khối lượng chất.
Giải
a)Phương trình hóa học của phản ứng.
Fe

+

xmol
2Al

S

->

FeS

xmol
+

ymol

3S


-> Al2S3.

1,5y.

b) Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu:
Ta có

(mol).

Ta có hệ phương trình :

Giải hệ phương trình được y = 0,02 => mAl = 0,02.27 = 0,54g.
x = 0,01 => mFe =0,01.56 = 0,56 gam.
%mAl =
%mFe = 50,91 %.
Theo lượng chất :
%nAl = 66,67%.
%Fe = 33,33%.

%.


Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit
Bài 1. Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau :
SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4

(1)

SO2 + 2H2O -> 3S + 2H2O


(2)

Câu nào diễn tả không đúng tính chất hóa học của các chất trong những phản ứng trên
?
A.Phản ứng (1) : SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2) : SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (3) : SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Phản ứng (1) : Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) : H2S là chất khử.
Bài 2. Cho phản ứng hóa học :
H2S + 4Cl2 + 4H2O ->

H2SO4 + 8HCl

Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Giải
Đáp án D.
Bài 3. Hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của


a) Hiđro sunfua.
b) lưu huỳnh đioxit.
Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
Giải
a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua:
- Hiđro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

- Tính khử mạnh :
H2S + O2

2S + 2H2O.

H2S + 3O2

2SO3 + 2H2O

b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
- Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit :
+ SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3, là axit yếu:
SO2 + H2O -> H2SO3
+ SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên hai muối :
SO2 + NaOH

-> NaHSO3.

SO2 + 2NaOH

-> Na2SO3 + H2O.

- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa
SO2 + Br2 + 2 H2O -> 2HBr + H2SO4
SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O.


Bài 4. Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất
màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau :
SO2 + KMnO4 + H2O -> K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong các trường hợp trên.
Giải
b) SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.
Bài 5.
a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit
và ngược lại lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh ?
b) Khí lưu huỳnh đioxit là khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công
trình được xây dựng bằng đá, thép.
Tính chất nào của SO2 đã hủy hoại những công trình này ? Hãy dẫn ra những phản
ứng hóa học để chứng minh.
Giải
a)

S + O2 -> SO2 (dựa vào tính khử của S).
SO2 + H2S -> 3S + 2H2O (dựa vào tính oxi hóa của SO2).

b) Tính khử của SO2.
SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại trong khói bụi nhà
máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3
2SO2 + O2 -> 2SO3


SO3 tác dụng với nước mưa tạo thành mưa axit tạo ra H 2SO4. Tính axit của H2SO4 đã
phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.
Bài 6. Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học chứng minh rằng lưu huỳnh đi oxit
và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit.
Giải
SO2 và SO3 là các oxit axit vì:
- SO2 và SO3 tan trong nước tạo thành dung dịch axit.

SO2 + H2O

H2SO3

SO3 + H2O -> H2SO4
SO2 và SO3 tác dụng với bazơ , oxit bazơ để tạo muối sunfit và sunfat.
SO2 + NaOH -> NaHSO3
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
SO3 + NaOH -> NaHSO4
SO3 + 2NaOH -> Na2SO4 + H2O.
SO2 + CaO -> CaSO3
SO3 + MgO -> MgSO4.
Bài 7. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được
2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO 3)2 (dư)
thu được 23,9 gam kết tủa màu đen.
a) Viết các phương trình phản ứng.


b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào ? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc) ?
c) Tính khối lượng của Fe và Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Giải
a) Phương trình hóa học của phản ứng.
Fe + 2HCl

-> FeCl2 + H2

x mol

x mol.


FeS + 2HCL -> FeCl2 + H2S
ymol

y mol

H2S + Pb(NO3)2 -> PbS + 2HNO3
0,1

0,1

b) Ta có nhh khí =

(mol),

(mol).

Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S.
Theo phương trình phản ứng hóa học trên ta có :
=> x = 0,01 (mol).
Vậy

0,01. 22,4 = 0,224 (lít),

0,1. 22,4 = 2,24 (lít).

c) mFe = 56.0,01 = 0,56g ; mFeS = 0,1.88 = 8,8g.
Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 g H 2O và 1,344 l
SO2 (đktc).
a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.



b) Dẫn toàn bộ lượng hợp chất A nói trên qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết
tủa màu vàng xuất hiện :
- Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- Tính khối lượng kết tủa thu được.
Giải
a) Xác định công thức phân tử của hợp chất A.
=> mS = 1,92 gam
=> mH = 0,12 gam.
Như vậy hợp chất A chỉ gồm hai nguyên tố H và S.
Đặt công thức của hợp chất A là HxSy.
Ta có tỉ lệ y : x = 0,06 : 0,12 = 1 : 2.
Vậy công thức phân tử của A là H2S.
b) Phương trình hóa học của phản ứng.
3H2S + H2SO4 -> 4S + 4H2O
0,06

-> 0,08 (mol)
(mol)

Vậy mS = 0,08.32 = 2,56g.
Bài 9. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra.


b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Giải
(mol),

(mol).


a) Phương trình hóa học của phản ứng.
SO2 + NaOH -> NaHSO4
x

x

x (mol)

SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
y

2y

y

Như ta đã biết :
1 ≤

≤2 ; 1≤

≤2

. Giải ra ta có : x = 0,15, y = 0,05
0,15.104 = 15,6 (gam) ;

0,5 . 126 = 6,3 (gam).

Axit sunfuric - Muối sunfat
1. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12%

H.
Hợp chất này có công thức hóa học là
A. H2SO3.
B. H2SO4.


C. H2S2O7.
D. H2S2O8.
Chọn đáp án đúng.
Giải
Đáp án C.
Bài 2. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất là oleum H 2S2O7 là
A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. +8.

Giải
Đáp án C.
Bài 3. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu : NaCl, HCl, Na 2SO4,
Ba(NO3)2. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có.
Giải
Cho dung dịch chứa BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu
thử nào cho kết tủa trắng là Na2SO4.
BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaCl.
Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu thử không cho kết

tủa là Ba(NO3)2. Hai mẫu còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.
HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3
NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3.


Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào hai dung dịch, dung dịch
chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là NaCl.
Bài 4.
a) Axit sunfuric đặc có được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có
những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao ?
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa
than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glucozơ, sacarozơ.
c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào ?
Bài 5.
a)Trong các trường hợp nào của axit sunfuric có những tính chất hóa học chung của
một axit ? Đó là những tính chất nào ? Dẫn ra phương trình phản ứng để minh họa.
b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng ?
Đó là những tính chất nào ? Dẫn ra phương trình phản ứng để minh họa.
Giải
a) Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit, đó là :
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại giải phóng hiđro.
Fe + H2SO4 -> FeSO4

+ H2.

-Tác dụng với oxit bazơ và bazơ.
Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O
- Tác dụng với nhiều chất muối.



BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl.
b) Tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric là tính oxi hóa mạnh và tính háo
nước.
- Tính oxi hóa mạnh :
2H2SO4 + Cu -> CuSO4 + SO2 + 2H2O.
2H2SO4 + S -> 3SO2 + 2H2O.
2H2SO4 + 2KBr -> Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4.
- Tính háo nước và tính chất oxi hóa.
Axit sunfuric đặc hấp thụ mạnh nước . Axit sunfuric đặc chiếm các nguyên tố H và O
là những nguyên tố thành phần của các hợp chất gluxit giải phóng cacbon và nước.
C12H22O11

12C + 11H2O.

Da thịt khi tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit
sunfuric phải hết sức thận trọng.
Bài 6. Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta
muốn pha chế loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào ?
Giải
Thể tích nước cần dùng để pha loãng.
Khối lượng của 100ml dung dịch axit 98%


100.1,84 g/ml = 184g.
Khối lượng H2SO4 nguyên chất trong 100ml dung dịch trên là :
(gam).
Khối lượng dung dịch axit 20% có chứa 180,32g H2SO4 nguyên chất là:

(gam).
Khối lượng nước cần bổ sung vào 100 ml dung dịch H 2SO4 98% để có được dung
dịch 20% là :
901,6 – 184g = 717,6 gam
Vì D của nước là 1g/ml nên thể tích nước cần bổ sung là 717,6 ml.
b) Cách tiến hành khi pha loãng
Khi pha loãng lấy 717,7 ml H2O vào ống đong hình trụ có thể tích khoảng 2 lít. Sau
đó cho từ từ 100 ml H 2SO4 98% vào lượng nước trên, đổ axit chảy theo một đũa thủy
tinh, sau khi đổ vài giọt nên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều. Không được đổ nước vào
axit 98%, axit sẽ bắn vào da, mắt.. . và gây bỏng rất nặng.
Luyện tập oxi và lưu huỳnh
Bài 1. Cho phương trình hóa học :
H2SO4(đặc) + 8HI -> 4I2 + H2S + 4H2O.
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất ?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.


C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Giải
Đáp án D.
Bài 2. Cho các phương trình hóa học :
a) SO2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4
b) SO2 + 2H2O

H2SO3.

c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O -> K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
d) SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O.

e) 2SO2 + O2

2SO3.

Chọn câu trả lời đúng.
- SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau :
A. a, d, e ;

B. b, c ;

C. d.

- SO2 là chất khử trong các phản ứng hóa học sau :
A. b, d, c, e ;

B. a, c, e ;

C. a, d, e.

Câu trả lời đúng : C và B
C : SO2 là chất oxi hóa trong phản ứng d.
B : SO2 là chất khử trong phản ứng hóa học : a, c, e.
Bài 3. Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta
có nhận xét :


- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.
- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.
a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.
b) Đối với mỗi chất, dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.

Giải
a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H 2S chỉ
thể hiện tính khử còn H2SO4 chỉ thể hiện thính oxi hóa. Vì trong H 2S số oxi hóa của ( )
chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa ( ) chỉ có thể giảm.
b) Phương trình phản ứng hóa học:
2H2S + O2 -> 2H2O + 2S.
2 H2SO4 + Cu -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
2 H2SO4 + KBr -> Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4
Bài 4. Có những chất sau : sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng.
a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sunfua từ những chất đã cho.
b) Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra và cho biết vai trò
của lưu huỳnh trong các phản ứng.
Giải
a) Hai phương pháp điều chế H2S từ những chất trên.
Fe

+ S -> FeS

FeS +

H2SO4 -> FeSO4 + H2S

(1)
(2)


Fe

+ H2SO4 -> FeSO4 + H2


(3)

H2

+ S

(4)

-> H2S

b) Vai trò của S trong phản ứng (1), (4) : S là chất oxi hóa.
Bài 5. Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H 2S, SO2, O2. Hãy trình bày
phương pháp hóa học phân biệt chất khí đựng trong mỗi bình.
Giải
Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết O 2. Còn lại hai bình là H2S và SO2 mang
đốt, khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2.
2H2S + 3O2 -> 2H2O + 2SO2.
Bài 6. Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau : HCl, H 2SO3, H2SO4. Có thể
phân biệt dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc
thử nào sau đây ?
a) Quỳ tím.
b) Natri hiđroxit.
c) Natri oxit.
d) Bari hiđroxit.
e) Cacbon đioxit.
Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
Giải


Lấy mỗi dung dịch axit một ít rồi cho vào ống nghiệm. Cho từng giọt dung dịch

Ba(OH)2 vào các ống nghiệm chứa các axit đó. Có kết tủa trắng là ống đựng H 2SO3 và
H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4.
Lấy dung dịch HCl còn lại cho vào các kết tủa. Kết tủa tan được và có khí bay ra là
BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H 2SO3, không tan là
BaSO4 suy ngược lên ống nghiệm ban đầu là H2SO4.
Ba(OH)2 + H2SO3 -> BaSO3 + H2O.
Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + H2O.
BaSO3 + 2HCl -> BaCl2 + SO2 + H2O.
Bài 7. Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được
không ?
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2.
b) Khí oxi O2 và khí Cl2.
c) Khí hiđro iotua HI và khí Cl2.
Giải thích bằng phương trình hóa học của các phản ứng.
Giải
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2 không cùng tồn tại trong một
bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.
2H2S + SO2 -> 3S + 2H2O.
b) Khí oxi O2 và khí Cl2 có thể tồn tại trong một bình chứa vì O2 không tác dụng trực
tiếp với Cl2.


c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong cùng một bình chứa vì Cl 2 là chất oxi hóa mạnh
và HI là chất khử mạnh.
Cl2 + 2HI -> 2HCl + I2.
Bài 8. Nung nóng 3,72 gam hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư.
Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch
H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Giải
Theo đề bài ta có bột S dư nên Fe, Zn tác dụng hết với S.
a)Phương trình hóa học của phản ứng.
Zn + S -> ZnS

Fe + S -> FeS

x mol

y mol

x mol

ZnSO4 + H2SO4 -> ZnSO4 + H2S
x mol

x mol

FeSO4 + H2SO4 -> FeSO4 + H2S
x mol

y mol

Ta có hệ phương trình :

Giải hệ phương trình => x = 0,04 (mol), y = 0,02 (mol).

y mol



Vậy mZn = 0,04.65 = 2,6g
mFe = 0,02.56 = 1,12g.



×