Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

ÔN TẬP MÔN CỔ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 28 trang )

ÔN TẬP MÔN CỔ SINH VẬT HỌC
Học kì 2- Năm học 2013-2014
Tổng số là 100 câu- thời gian làm bài 70-75 phút
1. 70 câu trắc nghiệm A B C D
2. 20 câu đúng sai (cô tiết lộ là số câu đúng sai gần bằng nhau: có thể là 10 đúng- 10 sai).
3. 10 câu điền vào chỗ trống (không có đáp án sẵn)- mình nghĩ nếu học kĩ cũng sẽ làm tốt phần này!
Mục lục tài liệu:
Phần 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ SINH VẬT HỌC
Chương 1: DẪN NHẬP VỀ CỔ SINH VẬT HỌC-trang 1
Chương 2: PHÂN LOẠI VÀ PHÉP GỌI TÊN TRONG CỔ SINH VẬT HỌC- trang 5
Chương 3: SỰ HÓA THẠCH- trang 10
Còn Phần BẢNG ĐỊA NIÊN BIỂU thì phải xem trong sách TRƯƠNG CAM BẢO (trang 58-67; đặc biệt trang
449-456) + bài giảng
Phần này chiếm là 30 đến 40 câu trắc nghiệm.
Phần 2: PHÂN LOẠI CÁC SINH VẬT CHÍNH YẾU
Chương 4: NGÀNH NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT (PROTOZOA)- trang 14
Chương 5: NGÀNH COELENTERATA (RUỘT KHOANG)- trang 24
Chương 6: NGÀNH ARTHROPODA (CHÂN KHỚP)- trang 34
Chương 7: NGÀNH MOLLUSCA (THÂN MỀM)- trang 42
Chương 8: NGÀNH ECHINODERMATA ( DA GAI)- trang 59
Chương 9: NGÀNH BRACHIOPODA (TAY CUỘN) – trang 67
PHẦN ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG- CỔ THỰC VẬT (sách Trương Cam Bảo)
PHẠM VI ĐỊA CHẤT CỦA SINH VẬT
(GEOLOGICAL RANGE OF ORGANISM)
1. Thời gian tồn tại của Fusulin là? Từ Carbon đến Permi
2. Thời kì phồn thịnh của các ngành như thế nào?
 Nhìn hình mà trả lời nhé!


Thời Cổ Sinh Hạ(Cambri-Ocdovic-Silua)
-Các ngành: BRACHIOPODA, Cephalopoda-MOLLUSCA, TrilobitaARTHROPODA, Cystoidea-ECHINODEMATA, Crinoidea- kỉ Silua,


HEMICHORDATA là những ngành phồn thịnh trong thời gian này!
Thời Cổ Sinh Thượng(Devon-Cacbon-Permi)
-Các ngành: Tectracoralla-COELENTERATA, BRACHIOPODA,
Pelecypoda-MOLLUSCA, Blastoidea+Crinoidea-ECHINODERMATA,
AMPHIBIANS (lưỡng thê).
-Thực vật thì có SCALE PLANTS, PTEROPSIDA (dương xỉ).
Thời Trung Sinh (Trias-Jura-Kreta)
-Các ngành: PROTOZOA (đến nay), MOLLUSCA, EchinoideaECHINODERMATA, REPTILES (bò sát), có thể nói FISHES (cá)....
TÂN SINH đến HIỆN TẠI
-Các ngành: PROTOZOA, Hexacoralla-COELENTERATA, MOLLUSCA,
Insecta-ARTHROPODA(Trilobita từ trước Cambri đến Permi),
Echinoidea-ECHINODERMATA, MAMMALS, BIRDS, FISHES,
FLOWERING PLANTS( hiển hoa).
ALGAE (tảo) tồn tài kéo dài từ trước Cambri đến nay!


BẢNG TÓM TẮT PHÂN LOẠI SINH VẬT

1. Giới Thực vật
Chuyển hoá tạo ra thức ăn từ đất, nước và không khí chung quanh. Có khuynh hướng sống bất động. Hầu hết cây có
màu lục vì có chứa diệp lục tố (chlorophyll), chất tạo thức ăn cho cây khi có ánh sáng mặt trời).
A. Thallophyta-Các ngành thực vật cấp thấp.
1.Bacteriophyta -Ngành Khuẩn
2.Algae -Ngành Tảo
3. Fungi -Ngành Nấm
4.Nematophyta- Ngành tv Dạng sợi

B. Cormophyta- Các ngành thực vật cấp cao
1. Psilopsida-Ngành tv dạng lộ trần.
2. Bryopsida-Ngành tv dạng rêu.

3. Lycopsida- Ngành tv dạng thạch tùng.
4. Sphenopsida- Ngành tv dạng thân đốt.
5. Pteropsida- Ngành tv dạng dương xỉ.
Lưu ý: Câu hỏi về 2 giai đoạn tạo than:
1. Trong Cổ Sinh: khoảng Cacbon đến Permi có ngành: Lycopsida và Sphenopsida.
2. Trong Trung Sinh:khoảng Jura đến Kreta có ngành: Pteropsida.

2.Giới Động vật
Ăn cây cỏ và các động vật khác; sống di động; thường không chứa diệp lục tố.

A. Invertebrata (Không xương sống)
1. Ngành Protozoa- Đơn bào. (nhóm Sarcodina cho nhiều hóa thạch; gồm Amoeba hay amib
với cơ thể biến hình, Radiolaria có vỏ silic, Foraminifera với vỏ vôi và vỏ kết; đối tượng chính trong Vi cổ sinh vật học)
2. Ngành Porifera. (Đa bào, dạng túi; cấu trúc thân xốp với gai silic và vôi)
3. Ngành Coelenterata- Cnidaria (Xoang tràng hay Ruột khoang).
Đa bào; dạng túi với xúc tu trên miệng; tế bào gai nhỏ gọi là nematocyst đặc trưng cho ngành; nhiều hóa thạch; bao gồm Hydrozoa, dạng
chuông, chậu, sống tộc đoàn, Scyphozoa, tiêu biểu là con sứa và Anthozoa,
tiêu biểu là san hô; San hô tứ phân (tetracoral) dạng chén chia bốn theo chiều đứng với các
vách ngăn chia nhỏ trong các phần tư đó; San hô lục phân (hexacoral) chia làm sáu hay vách
chia là bội số của sáu; và San hô vách đáy (tabulate) với vách nằm ngang tabulae)
4. Ngành Platyhelminthes (Trùng dẹp, thường không có hóa thạch)
5. Ngành Nemathelminthes (Trùng dây, thường không có hóa thạch)
6. Ngành Trochelminthes (Trùng bánh xe, thường không có hóa thạch)
7. Ngành Annelida.(Trùng có đốt, có hóa thạch)
8. Ngành Bryozoa.(Sống tộc đoàn, động vật rêu mốc, hóa thạch quan trọng)
9. Ngành Brachiopoda- Tay cuộn(2mảnh vỏ không cùng kích thước và hình dạng, đối xứng trên mỗi mảnh qua mặt phẳng thẳng góc
với mặt phẳng phân hai mảnh vỏ; thường hai mảnh không rời nhau; rất quan trong, là hóa thạch chỉ đạo)
10. Ngành Mollusca -Nhuyễn thể hay Thân mềm. (Động vật có vỏ thường gặp; hóa thạch quan trọng)
a. Lớp Pelecypoda -Chân rìu. (Hai mảnh cùng kích thước, nếu có mặt phẳng đối xứng thì đó là mặt phẳng tách hai mảnh vỏ; thường
thấy hai mảnh tách rời nhau; sò, hến).

b. Lớp Gastropoda -Chân bụng. (Một mảnh vỏ xoắn ốc; ốc)
c. Lớp Cephalopoda- Chân đầu. (Một mảnh vỏ xoắn ốc trên mặt phẳng hay duỗi thẳng; chia thành phòng bởi các vách ngăn hay
septa; gồm Nautiloidea, Ammonoidea, Octopus, mực; có xúc tu, hàm dạng mỏ nhọn, và có túi mực)
d. Lớp Scaphopoda(Vỏ dạng nanh)
e. Lớp Amphineura(Chiton)
11. Ngành Arthropoda(Động vật chân khớp; cốt bộ ngoài; cho nhiều hóa thạch)
a. Lớp Insecta- Côn trùng(sáu chân, thở không khí, thường có hai cặp cánh; ruồi, cào cào, bọ cánh cứng;nhiều hóa thạch)
b. Lớp Arachnida(nhiều chân, thở trong không khí và nước, có ngòi chích; nhện, mối, bọ cạp, eurypterid sinh vật thở không khí đầu


tiên; cho nhiều hóa thạch )
c. Lớp Myriapoda(cuốn chiếu trăm chân, ngàn chân)
d. Lớp Crustacea- Giáp xác (sống dưới nước; cua, tôm nước ngọt, tôm nước mặn, sam; cho nhiều hóa thạch)
e. Lớp Trilobitomorpha(ba thùy, đã tiệt chủng; hóa thạch chỉ đạo đầu Nguyên đại Cổ sinh)
12. Ngành Echinodermata -Da gai(dạng tỏa tia, đối xứng bậc năm; cốt bộ là những mảnh calcite)
a. Di chuyển tự do
(1). Lớp Holothuroidea (hải sâm, có gai trong da)
(2). Lớp Echinoidea (cầu gai, thân mềm nằm trong vỏ cứng có gai; răng dạng mỏ nhọn gọi là đèn Aristote; hóa thạch qtrọng)
(3). Lớp Stelleroidea (sao biển, năm cánh)
b. Bám dính
(1). Lớp Cystoidea(đối xứng không đều; đã tiệt chủng)
(2). Lớp Blastoidea(đối xứng bậc năm đều; đã tiệt chủng; nụ biển)
(3). Lớp Crinoidea(hầu hết đối xứng bậc năm; trụ dài, tay dài có đường rãnh thức ăn; huệ biển; cho nhiều hóa thạch)

B. Vertebrata (Có xương sống)
1. Ngành Hemichordata (với nguyên sống; bao gồm cả nhóm bút đá Graptolites hiện chưa biết
rõ)
2. Ngành Chordata(với cột sống thật; hầu hết sinh vật nầycó dạng cơ thể đối xứng qua một mặt phẳng; cho nhiều hóa thạch)
a. Lớp Ostracoderma(xương sụn; cá có giáp; sơ đẳng)
b. Lớp Pisces- Cá (máu lạnh, sống dưới nước, cá thật sự; sống trong nước mặn hay nước ngọt; cho nhiều hóa thạch)

c. Lớp Amphibia- Lưỡng thế (máu lạnh, tay chân năm ngón, lúc nhỏ thở bằng mang, khi lớn thở bằng phổi; cóc, kỳ nhông nước,
động vật có xương đầu tiên thở không khí và đi trên đất; cho nhiều hóa thạch)
d. Lớp Reptilia- Bò sát(máu lạnh, tay chân năm ngón, thở bằng phổi; rắn, thằn lằn, rùa, khủng long; cho nhiều hóa thạch)
e. Lớp Aves- Chim(máu nóng, hai tay thành cánh, không có răng khi trưởng thành; chim; ít để lại hóa thạch)
f. Lớp Mammalia- Có Vú, Hữu nhũ (có máu nóng, lông mao, tuyến sữa; heo, bò, ngựa, mèo, loài gậm nhấm, vượn, người).


SỰ HÓA THẠCH
-Sự hình thành hóa thạch
Số lượng cá thể SV đủ nhiều.
Cóvỏ/cốt bộ cứng.
Chôn vùi nhanh + điều kiện bảo tồn tốt.
Thực vật đượcbảo tồn tốt trong môi trường acid, còn động vật thì ngược lại là bazo.
Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện động lực của môi trường địa chất.
- Các kiểu bảo tồn của hoá thạch:
1. Bảo tồn nguyên vẹn không bị phân huỷ
2. Bảo tồn có sự biến đổi quan trọng
Sự ngấm khoáng
Sự hóa khoáng
Sự chưng cất
Sự hóa than
Gỗ và xương hóa
Vỏ bằng vôi hóa thành silic
Chỉ còn Cacbon ở lại như Cacbon thực vật bị nung
thạch (vì có phần xốp) Gỗ hóa thành carbonat,
Trilobita, cá, nhiều loại
biến thành than đen.
silic,..
thực vật,...thành 1 lớp
(do có sự hòa tan phần cứng mỏng than đen.

và trầm tủa khoáng khác)
Lưu ý
-xác động vật là sự chưng cất.
- xác thực vật là sự hoá than.
3.Hoá thạch dấu vết:Sự đúc khuôn, các khuôn ngoài và trong gọi là âm bản của sv hóa thạch.
Đúc khuôn ngoài
Đúc khuôn trong
Vỏ bị hòa tan,lớp trầm tích in hình thái bên ngoài của
Trầm tích rắn đặc phía trong in vết mặt trong của vỏ.
vỏ.
Khối chất trầm tích hay khoáng chất nhét đầy các khuôn trong tạo ra vật đúc khuôn.

PHÂN LOẠI HÓA THẠCH
(CLASSIFICATION OF FOSSILS)
Phân vị nhỏ nhất là loài (species)-tập hợp các cá thể sống trong 1 địa phân nhất định.
Các loài gần nhau hợp thành giống (genus)-mang một số đặc điểm chung & điều kiện sống khá gần gũi; bao quát hơn là
họ(family); nhiều họ hợp thành bộ (order); bộ hợp nhau thành lớp (class); các lớp hợp thành ngành (phylum). Ngành là
phân bậc đầu tiên của thế giới thực vật và động vật.
Đây là một thí dụ về tông tích của một hoá thạch:
Giới : Animalia (động vật)
Ngành : Mollusca (thân mềm)
Lớp : Pelecypoda (chân rìu)
Bộ : Anisomyaria
Họ : Ostreidae
Giống : Exogyra
Loài : Exogyra ponderosa
Loài được chỉ định bằng tên đôi (tên giống và loài). Tên giống luôn luôn viết hoa và tên loài
không bao giờ viết hoa. Cả hai tên đều viết nghiêng hay gạch dưới trong bản viết tay. Cả hai tên
đều có gốc La tinh hoặc Hy lạp. Cả hai tên đều phải có đuôi La tinh.



Bảng 1:Quy định Quốc tế về cách đặt tên cho đơn vị phâ n loại:
Tên loài=tên giống +tên loài
(Tên kép)
-Tên tác giả +i như fotainei.
-Tên địa danh +ensis/ense hoặc
ies/ica như:Vietnamica,
Dongnaiensis…
- nêu đặc tính nổi bậc của loài
như Ceratites trinodosus
(trinodosus:3 mấ u).
- tên tác giả và số
năm kèm theo thì viết theo chữ
đứng.
Ví dụ : Squameofarosites
vanchieni TONGZDUY.1962.
-sp = species(loà i).
Ví dụ : Spirifer sp (mộ t loà i
thuộc giố ng spirifer).
- ex gr = ex.grege (thuộc về
nhóm) ,được viế t giữa tên giống
và tên loài như:
Diclasma ex gr elongata
(Schlotheim) (loà i này thuộc
giống diclasma và có nét gần gũi
loài elongata).
- cf. = conformis(giốngnhư) viế
t giữa tên giống và loài nghi
ngờ như Lucciela cf. Perlimbata
Gabrau

- Nếu loài khô ng xác định
thì dùng ký hiệu: sp.indet =
spec. indeterminatum.

Tên giống
(Tên đơn)
- biể u thị một đặc trưng nào đó
như Trigonia (3 góc).
- là tên người như Edwardsia
(Edwards).
- do ghép chữ lại như
Hipopotamus(Hà mã) Hipos:
ngựa, Potamos: sô ng.
- biểu thị sự gần giống,ta
biến đổi tê n các giống có
trước bằng những đuôi chữ
thêm vào để tạo nên giống mới
như: Lingula thành Lingulella.
- Khi không xác định được
cấp giống, ta dùng ký hiệ u
gen.indet
= genus indetermitum (giống
không xácđịnh).
- giống đang xác chưa bảo đảm
chính xác thì sau tên giống đã
đoá n thêm dấ u ? như:
Lyttonia ? mira Fredericks

Bảng 2: Môi trường sống của sinh vật
MÔI TRƯỜNG LỤC ĐỊA

Trên cạn
Sông hồ & đầm lầy
Bò Sát (như dinosaur), MOLLUSCA (trừ
ĐV có vú, tv dưới
lớp Cephalopedadang vết in lá.
biển khơi), tv các
loại.

Vũng vịnh
Chủ yếu là thực
vật nước lợ (tạo
bể than)

Tên họ

Tên bộ

thêm đuôi chữ :
- idea vào tê n
giống ta được tên họ
- inae cho phụ họ .
Ví dụ : spiriferidae,
spiriferinae.(spirifer)

mang đuô i chữ
-ida nhưng có nhữ ng bộ
có từ lâ u không theo
nguyên tắc này.
Ví dụ : lingulida, carnivora.
Đối vớ i những đơn vị cấp

họ, bộ, lớp nếu chưa xác
định chắc chắn, ngườ i
ta thêm chữ incertus
(không chắc chắ n).
Nếu cấp đơn vị cao hơn
lớp mà không xác định
chắ c chắn thì dùng chữ
incertac sedis(vị trí không
định rõ) .

MÔI TRƯỜNG BIỂN
Biển nông
BRACHIOPODA,
TRILOBITA,
Corolla ( lớp san
hô),
ECHINODERMATA

Biển khơi
Lớp Cephalopoda
(chân đầu), phụ lớp
Foraminifera (trùng
lỗ), Radiolaria
(trùng tia)


THỜI GIAN ĐỊA CHẤT & ĐỊA NIÊN BIỂU
1.Thẩm định thời gian địa chất
Thời gian địa chất:Tuổi của vật (đá + fossils) trong quá khứ : tuổi tương đối và tuổi tuyệt đối
Nguyên lý cơ bản của lịch sử trái đất:Nguyên lý quá trình đồng nhất : “Hiện tại là chìa khóa của quá khứ” của

James Hutton (1795)
Các nguyên lý dùng xác định tuổi tương đối:
a..Nguyên lý chồng chất(superposition)
b. Nguyên lý xuyên cắt(crosscutting relationship)
c.Nguyên lý về bao thể, đá tù(inclussion)
d.Nguyên lý diễn thế động vật(Faunal succession)
GIAO HỔ
Định tuổi tuyệt đối
a. Định tuổi tuyệt đối :những cố gắng ban đầu
b. Các đồng vị phóng xạ:đồng hồ nguyên tử
c. Định tuổi bằng phóng xạ : Bán đời
- U-238 và Chì-206
- U-235 và Chì-207
- Thorium và Chì 208,
- Rubidium và Strontium-87
- Kalium-40 và Argon-40
- Carbon-14 và Nitrogen-14
2. Phạm vi địa chất của các nhóm sinhvật:
• Nguyên lý diễn thế độngvật (Principle of Faunal Succession): mỗi tầng đá có một tậphợp hoá thạch khác với các tầng
đá trên vàdưới của nó. Thứ tự xuất hiện của các tập hợp hoá thạch từ xưa đến mới trùng khớp về trật tự
phát triển của sinh vật.
• Khái niệm về taxon, (s.n là taxa)– đơnvị phân loại củahoá thạch, có taxon cấp bộ, cấphọ, cấp giống, cấp loài.
Vd: taxoncấp giống: Favosites
• Khái niệmvề “đới”: đới độngvật (faunizone), đới thựcvật (florizone), đới sinh địa tầng (biostratigraphic zones).
3. Hoá thạch chỉ đạo (index fossil):
• Hoá thạch chỉ đạo (còn đượcgọi là guide fossil): là những hoá thạch có phạm vi địa chất giới hạn và là cơ sở tốt nhất
để xác định tuổi cho các tầng đá.
• Tiêu chuẩncủa hoá thạch chỉ đạo:
Là những giống, loài đã tuyệt chủng và có thời gian tồntại ngắn (trong quá khứ).
Có số lượng cá thể phong phú và có phânbố không Gian rộng (quy mô toàncầu).

Thường thuộc nhóm các sinh vật dễ để lại hoá thạchtrong các tầng đất đá.



4. Bảng địa niên biểu (Geologic time scale):
• Các đơnvị địa thời quốctế:
Eon: Toàn đại (Liên đại)
Era: Đại (Nguyên đại)
Period:Kỷ
Epoch: Thế
Stage:
Substage:
Zone


Câu 1: Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của cổ sinh
Mục đích môn học:
- Đó là những sinh vật thuộc nhóm loài nào, liên hệ gì với sinh vật ngày nay(sự phân loại)
- Có từ lúc nào, thời gian sống(vị trí địa tầng)
- Sinh hoạt như thế nào(lối sống, môi trường sống…)
- Điều kiện sống và sinh vật sống cùng với nó
- Tiến hóa của nó phân bố theo địa tầng
Những vị trí của nó trên thế giới theo thời gian, không gian những gì xãy ra với sinh vật này => tiến hóa
 Dựng lại lịch sử địa chất của trái đất, cụ thể là lịch sử của từng khu vực => mang lại những ứng dụng quan
trọng(nơi nào chứa khoáng sản).
Vị trí mônhọc, mục đích môn học và các ngành học liên quan:
• Khi phát hiện hoá thạch, nhà cổ sinh học cố gắng làm sáng tỏ cácvấn đề sau:
- Hoá thạch này thuộc nhóm sinhvật nào?
- Chúng đã xuất hiện ở thời gian địa chất nào?
- Chúng có cáchsống, sinh hoạt như thế nào?

- Chúng sống trong điều kiện lý hoá và môi trường ra sao?
Sống cùng với các nhóm sinhvật nào?
-Sự phânbố của chúng theo thời gian
-Sự phânbố của chúng theo không gian
- Đường hướng tiến hoá của chúng và nguyên nhân gây tiến hoá.
- …..
Câu 2: Các phương cách hóa thạch :
Hóa thạch đa dạng, từ xác sinh vật được giữ nguyên ( phần cứng, phần mền ) đến hóa thạch lý tưởng ( hiếm ).
Phương cách bảo tồn mà ko có sự biến đổi quan trọng:
- Xác sinh vật đc bảo tồn nguyên vẹn: ở một nơi bảo tồn đặc biệt những động vật nằm trong đồng bằng dầy
(va cổ).
- Sinh vật bị nhốt trong nhựa cây (hổ phách).
- Xác sinh vật bị ướp khô (khí hậu khô nóng).
- Nằm trong môi trường có tính địa chất hóa, đặc biệt: thường là khu vực đầm lầy.
Phương cách bảo tồn biến đổi quan trọng:
- Sự ngấm khoáng: khoáng chất trám bít và kết tinh trong các ke hở hay lỗ nhỏ khiến cho các phần cứng trở
nên rắn chắc.
- Sự hóa khoáng: hiện tượng thay thế này xảy ra dần dần nhưng liên tục và cứ 1 phần tử này rút đi sẽ được
một phần tử khác thay vào. Kết quả là vật chất nguyên thủy đã bị biến đổi hoàn toàn.
- Sự chưng cất: trong quá trình bủn rữa, dưới sức nén ép, hấp thụ của trầm tích bao quanh và tác dụng của
yếu tố địa hóa, các chất O2, H2,N2 bị mất dần khỏi các tế bào hay mô của sinh vật. chỉ còn nguyên tố C.
- Sự hóa than: những bồn trũng lớn tích lũy xác thực vật, xác thực vật bị chôn vùi. Trong môi trường kỵ khí
và dưới tác dụng địa hóa C => than.
Sự đúc khuôn: (vật liệu khác):
- Diễn ra khi trầm tích chôn vùi xác sinh vật, hạt mịn vây quanh xác sinh vật. Trong quá trình hóa đá, phần
cứng sinh vật bị phá hủy từ từ, các lớp đất đá xung quanh rắn lại, in lại hình dáng sinh vật.
- Bổ sung đúc khuôn trong và khuôn ngoài.
Các hóa đá của những dấu vết sinh hoạt của sinh vật:
- Các dấu vết và sản phẩm sinh hoạt của sinh vật lúc còn sống có thể biến đổi trong các lớp trầm tích dần dần
trở thành di tích hóa đá.

Kết luận: tất cả phụ thuộc vào yếu tố môi trường và vật liệt.
Câu 3: Ý nghĩa của Coelenterata (san hô):
Tạo đá vôi:
Hiên nay 1/3 đá vôi trên địa cầu là ám tiêu san hô.
- Đá vôi từ Silua, đặc biệt phát triển ở Devon và Cacbon hạ.


Tạo đá vôi ở PHANEROZOI là sự kết hợp của phụ lớp Tabulata và Tetracoralla, ở MEZOZOI là của phụ
lớp Hexacoralla.
Phản ảnh môi trường và khí hậu trong quá khứ:
- San hô đơn thể hay quần thể đều có khả năng thích nghi với môi trường nhất định: nhiệt độ ấm (180 – 220 ),
độ sâu ít (0 – 60m), ánh sáng tốt, sống cộng sinh với tảo, độ mặn trung bình, thoáng khí và nhiều sóng. San
hô sống ở vĩ tuyến 280B và 280N.
Định tuổi địa chất:
- Anthozoa có giá trị định tầng đặc biệt: có tầm phân bố địa lý rộng rãi, tiến hóa mau lẹ, có hóa thạch chỉ đạo.
- Có thể phân chia thời gian địa chất ở cấp kỷ, hệ, kỳ, thời.
- Tăng trưởng theo chiều cao hằng năm của quần thể giúp định được tuổi tuyệt đối của vài thành tạo. Cụ thể
hằng năm 1 quần thể có thể tăng cao 3 – 4 cm.
Tiến hóa:
- Bộ xương càng ngày càng trở nên nhỏ nhẹ với sự phát triển của mô xốp.
- Hiện tượng nẩy mầm trên cơ thể phát triển.
-

Câu 4: Tiến hóa của phụ lớp Foraminifera(bộ Fusulinida)
trùng thoi có một số đường hướng tiến hóa sau:
-Vỏ ngày càng lớn hơn.
-Hình dạng vỏ biến đổi từ hình dĩa dến hình tròn-hình thoi-hình gần trụ.
-Đường quấn ngày càng phức tạp.
-Vách ngăn có chiều hướng ngày càng gấp nếp nhiều hơn.


hóa: dẹt – cầu – thoi – trụ.
quấn:
t1,t2: cổ lỗ quấn thưa, vòng quấn ít.

Tiến
Tường
-

t3:
t4:

quấn khít dày
quấn thưa mà dày

vách:
- t1,t2: thẳng và thưa
- t3: thẳng dày(có thêm phụ vách)
- t4: thưa và chắc, uốn lượn, tạo nhiều phòng, nhẹ.
Câu 5: Biến cố Kreta
Ở biển:
- giai đoạn cực thịnh của động vật Nguyên sinh với thành phần khá đa dạng.
- Cúc đá vẫn chiếm ưu thế ở khắp các biển, đến cuối kỷ này tiêu diệt hoàn toàn.
- Chân rìu trở nên phong phú
Ở lục địa:
- Bò sát khổng lồ đa dạng, tiếp tục đóng vai trò bá chủ cho đến cuối kỷ này thị đột nhiên tiêu diệt hết.
- Động vật có vú phát triển mạnh mẽ.
- Thực vật hạt trần tiếp tục phát triển phong phú nhưng đã bước đầu phải nhường bước trước sự cạnh tranh
của thực vật hạt kín.
Câu 8: Ý nghĩa của bào từ phấn hoa:
- Hóa thạch bào từ phấn rất nhiều, có ở trầm tích gần lục địa.

- Còn giữ dc đặc tính nguyên thủy( hóa thạch còn nguyên vẹn), dc bảo tồn tốt.
- Cung cấp thông tin địa tầng mới thuộc đệ tam và đệ tứ hay nhưng trầm tích dầu khí ở dưới sâu.
- phục chế mt cổ và lịch sử địa tầng.
Câu 9: Hóa thạch chỉ đạo:


Hóa thạch chỉ đạo là hóa thạch bảo tồn tốt, số lượng nhiều, dễ mô tả, phân bố rộng, xuất hiện trong 1 thời
gian ngắn.
Câu 10: Tiến hóa đường vách của thượng bộ Ammonoidea(cúc đá):
Đặc điểm nổi bật ở các loại dạng cúc đá là đường vách phát triển rất phức tạp, đường vách bao giờ cũng có yên
và thùy, các yên và thùy biến thiên từ những dạng lượn sóng nhẹ cho đến những dạng khía răng cưa.
- Đường vách kiểu Agoniatites: yên và thùy là những đường cong dịu, ko nhọn góc, số lượng yên và thùy
trên 1đường vách cũng ko đều,
Devon
-

-

-

-

Đường vách kiểu Goniatites: yên và thùy còn đơn giản nhưng có số
lượng nhiều hơn trên 1 đường vách, yên là những đường cong dịu,
thùy bắt đầu nhọn góc,
Devon

Pecmi
Đường vách kiểu Ceratites: số lượng thùy và yên trên một đường
vách đã khá nhiều, yên là những đường cong dịu, thùy bắt đầu có khía

răng cưa,
Pecmi – Triat
Đường vách kiểu Ammonites: yên và thùy đều có khía răng cưa nhỏ
từ đơn giản đến phức tạp
Triat - Kreta

Câu 14: Tại sao lớp Trilobita là hóa thạch chỉ đạo?
- Trong các vùng biển của đầu PALEOZOI, chúng lan tràn mạnh mẽ và có một tốc độ phân hóa rất nhanh,
cho nên chúng là hóa thạch chỉ đạo tốt (hóa thạch bảo tồn tốt, số lượng nhiều, dễ mô tả, phân bố rộng, xuất
hiện trong 1 thời gian ngắn). Giá trị định tầng rất cao vì đầu PALEOZOI được coi như là hóa thạch độc tôn,
trong lúc đó những ngành khác chưa xuất hện hoặc xuất hiện rất ít
Câu 16: Thời đại Ceratites
Bộ Cretatitida:
- Đường vách kiểu Cretatites.
- Trang sức rườm rà hơn.
- Xuất hiện vào Pecmi sau đó phân hóa nhanh chóng thành nhiều giống loài ,tiếp tục phát triển trong Triat và
bị tiêu diệt vào cuối kỉ này.


NGÀNH PROTOZOA
I.Những nét cơ bản:
1.
Đặc điểm:
-Là những sinh vật đơn bào.
-Cấu trúc tề bào đơn giản, chỉ gồm chất nguyên sinh và 1 hay vài nhân nằm lẫn bên trong, nhưng lại đảm bảo
được những chức năng cần thiết nhất cho đời sống.
-1 số nhóm có khả năng tự tiết ra vỏ cứng bên ngoài để bảo vệ phần mềm bên trong hoặc những dạng cấu trúc
xương trong như vách ngăn=> để lại hóa thạch.
-1 số mang cả những đặc tính của động vật lẫn thực vật.
-Kích thước trung bình từ 0,1-1mm

2. Môi trường sống:
- Đa dạng trong tất cả các môi trường đất, nước, không khí.
- Kiểu sống: tự do, ký sinh, đơn độc hay tộc đoàn. Tuy sống tộc đoàn nhưng cũng không thấy sự phân hóa của
mô, khác biệt hẳn với động vật đa bào.
3.Lịch sử phát triển :
-Xuất hiện vào trước Cambri và lan tràn ở các biển trước khi xâm chiếm lục địa, đến nay vẫn còn phồn thịnh.
-Ở giai đoạn cuối nguyên đại Paleogen, cuối Mezozoi- đầu Kainozoi => Protozoa phát triển mạnh mẻ và để lại
nhiều hóa thạch có ý nghĩa định tầng tốt và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đá vôi hữu cơ.
4. Phân loại:
- Dựa trên cấu trúc của những bào quan vận động , chia ngành động vật nguyên sinh thành 5 lớp :
Mastigophora, Sarcodina, Ciliophora, Sporozoa, Cnidosporida.
Yếu tố
Lớp
Mastigophora

Vỏ

Di chuyển

Kiểu sống

Bộ xương ngoài
hoặc trong bằng
vôi,silic

Bằng 1 hay
nhiều roi

Trôi nổi,tự
dưỡng hay dị

dưỡng,hoại sinh.
Lê la mặt đáy,cố
định ở đáy,trôi
nổi và kí sinh

Bằng sợi
nguyên sinh,gọi
là chân giả

Sarcodina

Sporozoa
Ciliphora

Bằng chất hữu
cơ,vỏ dính kết.

Chân giả có
dạng như lông
tơ,lông tơ kết lại
với nhau tạo
thành màng tơ.

Kí sinh
Trôi nổi,lê la
mặt đáy.

Môi trường
sống
Nước ngọt và

biển

Thời gian
xuất hiện
JuraKretaKainozoi

nước biển,nước
lợ và nước ngọt.

Bồn nước
ngọt,nước biển

Jura

LỚP SARCODINA
I.Những nét cơ bản:
1. Đặc điểm:
-Là lớp quan trọng,đa dạng về hình thái cũng như giải phẫu
-Cơ thể là chất nguyên sinh trần trụi hay tiết ra vỏ cứng hoặc bộ xương trong.
-Cơ thể mọc ra mấu lồi,hoặc những sợi chất nguyên sinh gọi là chân giả dùng để di chuyển,bắt mồi hay đưa sản
phẩm bài thải ra ngoài cơ thể.
- Là sinh vật dị dưỡng, sống bằng chất hữu cơ trên cơ thể sinh vẫt khác nhỏ hơn.
2. Môi trường sống:
-Sống trong nước biển,nước lợ và nước ngọt.


-Kiểu sống:mặt đáy,cố định ở đáy,trôi nổi và kí sinh, loại sống tự do trên mặt đáy thì di chuyển tích cực.
3. Phân loại:
- Sarcodina được chia thành 4 phụ lớp dựa theo nguồn gốc và cấu trúc cơ thể: phụ lớp:
Rhizopoda,Foraminifera,Heliozoa,Radiolaria.

Yếu tố
Vỏ

Kiểu chân giả

Phụ lớp

Môi trường
sống
Nước
ngọt,ao,hồ,đầ
m lầy,đất ẩm.

Kiểu sống

Thời gian
xuất hiện
Từ
Paleogen.

Trôi nổi

Cambri hạ

Hình rễ cây,chui ra
ngoài bằng 1 lỗ trên lỗ
miệng.

Rhizopoda


Cứng cáp bằng kitin
mỏng,có khả năng
dính kết vật vụn nên
khá bền

Foraminifera

Cứng bằng
silic,kitin,vôi hay do
sự dính kết cùa các
mảnh vụn.

Hình sợi hay hình
lưới,có thể liên lạc với
nhau bằng những sợi
trung gian tạo thành
mạng lưới.

Nước biển,1
số nước lợ,rất
ít trong nước
ngọt.

Tỏa tia xung quanh.
Dạng sợi kéo dài,tỏa
ra xung quanh 1 thứ
bao trung tâm bằng
silic,sunfat vôi.

Nước ngọt.

Nước biển.

Heliozoa

Radiolaria

Trôi nổi hoặc
gần đáy.

Phụ lớp Foraminifera :
I.Những nét cơ bản
1.
Đặc điểm:
Là 1 nhóm rất lớn, chiếm vai trò ưu thế tuyệt đối trong lớp Sarcodina
Có vỏ cứng cáp che chở chất nguyên sinh bên trong,vì vậy dễ bảo toàn dưới dạng hóa đá,để lại hóa thạch
quan trọng cho địa tầng học.
Cốt vỏ tạo đá lớn
Hóa đá xuất hiện từ Cambri hạ.
2.
-

Môi trường sống:
Chủ yếu sống ở biển,1 số ít sống trong môi trường nước lợ,rất ít sống trong các bồn nước ngọt.
Kiểu sống:bò lê trên đáy,ít khi sống trôi nổi.

II. Thân mềm:
- Là những sinh vật đơn bào,cơ thể là chất nguyên sinh
- Vỏ cứng che chở nguyên sinh chất và đôi khi được màng sinh chất bao che bên ngoài, màng này có thể kéo
dãn ra tạo nên nhũng chân giả
- Hệ thống chân giả phân nhánh nhiều lần hay liên tục với nhau thành mạng lưới, dùng để thu lượm thức ăn và di

chuyển
.
III. Cấu trúc bộ xương:


Hầu hết có vỏ cứng chắc, 1 số ít không có vỏ mà chỉ được che chở bằng một thứ màng đàn hồi do chất nguyên
sinh tiết ra.
1.
Bản chất vỏ: có 5 loại
a. Vỏ tự tiết : Chất nguyên sinh có thể tiết ra mặt ngoài một thứ vỏ bằng chất hữu cơ có thành phần hóa
học giống Kitin( gọi là giả kitin)
b. Vỏ dính kết (vỏ cát) :thưởng xù xì,không nhẵn.Cơ thể tiết ra chất keo dùng làm xi măng gắn bất kì
những mảnh vụn nào chúng gặp được trong lúc tạo vỏ,đôi lúc có sự chọn lựa kích thước và bản chất mảnh vụn.
c. Vỏ vôi:có 2 loại cấu trúc cơ bản:
 Vỏ đục như men sứ: Vách vỏ đặc xít , mờ đục hoặc mặt ngoài bóng loáng như men sứ, thành phần hóa
học là canxit không kết tinh. Trong lúc hóa đá canxit chưa kết tinh sẽ được thay thế bằng canxit kết tinh.
 Vỏ trong suốt:thành vỏ có bề mặt bóng loáng như thủy tinh, thành phần là canxit kết tinh ,có nhiều lỗ
chân kim, phân bố theo hướng phóng tia
d. Vỏ silic:hiếm gặp,có 2 cách thành lập:
 Sinh vật có khả năng tự tiết ra chất silic.
 Sinh vật tiết ra chất hữu cơ (kitin) để dính kết những vật liệu thứ sinh,nếu đó là silic nhiễm vào chất hữu
cơ thì tạo thành vỏ silic.
2.
Hình dạng vỏ: : do sự phân vách bên trong phức tạp hay đơn giản (do sự cuộn xoắn của vòng vỏ).Có 3 loại
vỏ:
- Vỏ đơn phòng : vỏ tăng trưởng 1 cách liên tục, không sinh ra những vách ngăn bên trong, thường hay gặp ở
những loại vỏ bằng chất vôi hoặc bằng chất cát dính kết, có dạng cầu hoặc dạng gần cầu.
- Vỏ hai phòng : loại vỏ này có một vách ngăn khoang trong thành hai phòng,phòng thứ nhất hình trứng hoặc
hình gần cầu, thường là phòng sinh ra lúc con vật còn non( phòng non),phòng thứ 2 hình ống kéo dài và không phân
chia

- Vỏ nhiều phòng :được hình thành khi 2 bên khoang trong của vỏ có nhiều vách ngăn phân chia vỏ thành nhiều
phòng. Trong quá trình tăng trưởng, nếu sự tăng trưởng không liên tục thì tạo ra nhiều phòng khác thêm vào phòng đầu
tiên ở các đợt tăng trưởng. Tùy theo vị trí cuả phần trào ra so với cửa miệng, sinh vật lần lượt thiết lập thêm những
phòng kế tiếp theo cách sắp xếp nhất định . phần lớn các Foraminifera có vỏ nhiều phòng nên hình dạng ngoài rất đa
dạng,gồm 1 số loại sau:
-

 Vỏ một trục : trong đó phòng xếp thành 1 hàng thẳng, phòng nọ tiếp theo sau phòng kia,
đường vách có thể nằm trên 1 mặt phẳng thẳng góc với trục dọc của vỏ hoặc hơi xiên.
 Vỏ cuộn chỉ không đều: Cuộn không theo một thứ tự nhất định nào,khi số phòng cuộn phức tạp thì là
kiểu cuộn rối.
 Vỏ cuộn xoắn dẹp:cuộn xoắn dẹp trên 1 mặt phẳng,có nghĩa là trục chạy qua các phòng nối tiếp nhau
bị cuộn nhiều lần
 Vỏ cuộn xoắn nón (Rotalia): các phòng cuộn xoắn theo vòng ốc sên.
 Vỏ xoắn tháp:chiều cáo của nón vược đường kính ở phần nền nón khá nhiều.
 Vỏ cuộn chỉ đều đặn:(kiểu Miliolina) :các phòng cuộn như cuộn chỉ theo vòng xoắn,phân bố theo một
vài mặt phẳng, lập với nhau thành những góc nhất định.
Lỗ miệng: là một thứ lỗ hở nằm ở một vị trí nào đó trên mặt vỏ và là nơi để chân giả thoát ra ngoài.
Cửa miệng : do sự phân vách bên trong phức tạp hay đơn giản (do sự cuộn xoắn của vòng vỏ).Có 3 loại vỏ:
- Quan trọng đối với sự thành lập các phòng kế tiếp, thay đồi khi vỏ còn đang phát triển.
- Trong giai đoạn phát triển mỗi khi lập thêm một phòng mới thì cửa miệng lại lùi vào phía trong, trở thành lỗ
thông thương giữa các phòng. Lúc trưởng thành cửa miệng đặc trưng cho mỗi loài, có 1 số hình dạng đơn giản sau:
tròn, bán nguyệt, khe, tỏa tia, mắt rây.
3.
4.

5.

Rãnh cột và tô điểm:
- Vỏ thường có thể bị thủng lỗ châm kim : Do một hệ thống rãnh trong thành vỏ vách ngăn gây nên.

- Các lỗ châm kim dùng để chất nguyên sinh liên lạc giữa các phòng hay chui ra ngoài vỏ.


- Ở một số vỏ hình thành những phòng nhỏ bổ sung có vị trí ở hai bên cạnh vỏ gọi là phòng bên.
- Mặt ngoài của vỏ vôi thường trơn nhẵn, hoặc dạng mấu, gờ, ghim, gai gọi là tô diểm, ngoài ra còn có các
đường hàn của những vách ngăn bên trong vào mặt ngoài của vỏ gọi là được gọi là đường vách .
6.

Sinh sản và phát triển:
- Mội số có chu trình phát triển gồm :một giai đoạn vô tính và 1 giai đoạn hữu tính.
 Giai đoạn vô tính cho ra cá thể đại cầu:vỏ nhỏ,phòng nguyên thủy lớn.
 Giai đoạn hữu tính cho ra cá thể vi cầu:vỏ lớn ,phòng nguyên thủy nhỏ.
IV.Các điều kiện sinh môi:
- Hiện diện ở độ sâu khác nhau,ít khi tồn tại dưới 6000m sâu.
- Cốt vỏ trùng lỗ đã tạo nên những tích lũy quan trọng trên nền biển hiện tại:
 Bồn chứa trùng cầu trên đáy biển ngày nay.
 Cát tại 1 vài bãi biển nhiệt đới toàn vỏ trùng lỗ.
 Đá vôi chứa trùng tiền Paleogen.
 Đá vôi chứa trùng thoi ở cuối Paleozoi.
 Đá vôi chứa trùng múi trong Kainozoi và Kreta
 Đá vôi chứa trùng dệt trong Kreta.
- Trùng lỗ có mặt trong thời gian dài,giúp xác định 1 số thông tin :nhiệt độ,độ mặn,độ sâu,bản chất của nền.
 Nhóm ở biển nóng ,ấm và những vùng biển có bão đột ngột:có vỏ vôi dảy,nhiều tô điểm,khác với vùng
biển lạnh (vỏ mỏng,trong suốt.)
 Đầm lầy,bãi biển loại phức tạp đặc trưng cho thềm lục địa và vùng biển sâu :vỏ dính kết.
 Thềm biển nông:vỏ vôi đặc,hình đĩa,hình thoi.
 Thểm biển sâu:vỏ có nhiều phòng nhỏ.
 Quần hợp ở sâu:vỏ vôi thủng lỗ,tô điểm phức tạp.
 Nhóm trôi nổi:vỏ nhẹ,mỏng với các phòng hình bầu tròn,mang nhiều gai góc,mấu hay tô điểm uốn nếp.
V.Lịch sử phát triển:

Có mặt từ Cambri,Ocdivic hạ :hiện diện vỏ dính kết.
- Bước thoái hóa đầu tiên là ở Paleozoi, cuối Peleozoi vỏ dính kết bị thu giảm do sự xuất hiện vỏ vôi phức tạp
cực thịnh ở Cacbon và Pecmi,và biến mất.
Đầu Meozoi , đạt đỉnh cao ở Kreta.
Phát triển cực thịnh ở Kainozoi,có vai trò tạo đá quan trọng.


VI.Phân loại: 6 bộ: Allogromiida, Fusulinida, Textulariida, Miliolida, Nummulitida, Rotalida.

Yếu tố

Hình dạng vỏ

Vỏ

Lỗ miệng

Môi trường
sống

Thời gian
xuất hiện.

Hình
ống,que,cầu,gần
cầu,mặt vỏ không
thủng lỗ
Đĩa dẹt,thấu
kính,cầu,thoi kéo
dài,trụ.


Không vỏ hay
có vỏ bằng
kitin,vỏ nửa
dính kết.
Vỏ vôi tự
tiết,vỏ xoắn
dẹt,ôm phòng.

Có 1 hay 2 cái,nằm
ở vị trí 2 đầu đối
lập.

Nước ngọt và
lợ.

Cambri

1 hay nhiều ,phân
bố ở thành gốc của
vách ngăn.

Lan tràn rộng
rãi rong đại
dương.

Cuộn xoắn,hình
tháp

Hình nón,vỏ

dính kết

Biển

Dạng sứ,không có
lỗ hổng,gồm nhiều
phòng kéo dài,mỗi
phòng chiếm nửa
vòng xoắn.
Nhiều phòng,đĩa
dẹt,thấu kính,hình
cầu

Có nhiều
phòng,bằng
vôi đặc,giả
kitn hay dính
kết hạt vụn.
Tự tiết bằng
vôi,nhẵn

Đơn giản,dạng
khe,1 số có dạng
phức tạp.
Đơn giản,cò vị trí ở
phòng tận
cùng,hình khe

Cambri hạ đến
Cambri

trung,tiệt chủng
ở Pecmi
Cacbon

Cuộn xoắn ốc

Tự tiết nên
nhẵn,thủng lỗ
châm kim

Bộ
Allogromiida

Fusulinida

Textulariida

Miliolida

Nummulitidae

Rotalida

Khá đa dạng,có loại
đơn giản,hay phức
tạp gồm nhiều lỗ
nhỏ như mát rây.

Biển nông.


Devon,phồn
thịnh cuối
Trung sinh và
Tân sinh.

Ở đáy,trên
nền cát và vôi
nông cạn.

Kreta
muộn,phồn
thịnh ở
Paleogen.
Jura-KretaKainozoi.

Biển,trôi nổi
ở biển khơi.

BỘ FUSULINIDA
I.Những nét cơ bản:
1. Đặc điểm:
- Là một trong những bộ quan trọng nhất của Foraminifera.
- Số lượng đông
- Lan tràn rộng rãi trong các đại dương
- Định tầng tốt giới hạn từ Cacbon hạ đến cuối Pecmi
2. Cấu trúc cơ thể:
- Vỏ cuốn xoắn dẹt và thường rất ôm vòng (do sự quấn vòng của một tường bằng chất vôi xung quanh 1 trục bắt
đầu từ phòng nguyên thủy)
- Kích thước trung bình từ 0.5mm đến 35mm
- Thường có hình thoi,nhưng có thể có hình gần trụ hình cầu,đĩa hay cuốn vòng duỗi

Có 3 kiểu thành vỏ chính như sau:

Thành vỏ mỏng chỉ có một lớp đồng nhất gọi là lớp nguyên vỏ (protheca) ,không thủng lỗ

Thành vỏ mỏng nhưng gồm nhiều lớp tạo thành, có lỗ nhỏ.

Một lớp mỏng đặc và tối (tectum) ở những giống cổ lổ


 Một lớp tectum và thêm một lớp bên dưới dày hơn ,sáng màu(diaphanotheca) ở những giống
tiến hóa hơn.Bên trên và bên dưới lớp tectum thường tích tụ một lớp calcite thứ cấp (tectorium)

Thành vỏ dày gồm 2 lớp: Một lớp tectum và một lớp dày chứa hệ thống rãnh với cấu trúc tổ ong
(keriotheca)
- Vỏ quấn vòng từ phòng nguyên thủy hình cầu với tường dày và cửa lõm vào.
- Các vách ngăn phân chia các phòng kế tiếp có thể thẳng hoặc cong về phía miệng vỏ hoặc uốn nếp. Tính chất
uốn nếp chỉ có thể xảy ra mép dưới của vách ngăn hoặc ở về phía 2 đầu vỏ.Ở những giống tiến hóa nhiều tính dợn sóng
xảy ra thật mạnh ,từ trên xuống dưới vách và suốt hết chiều dài vách .Các nếp uốn của 2 vách kế cận đều ngược chiều
nhau nên có thể dính vào nhau tạo ra những phòng nhỏ
- Các vòng quấn chia thành nhiều phòng nhờ các vách ngăn chính chạy dài theo trục quấn .Đường tiếp xúc của
vách ngăn với tường quấn gọi la đường vách ,làm thành khía sâu,nên mặt ngoài vỏ cho thấy những đường vách chạy từ
đầu này đến đầu kia vỏ,chia bề mặt vỏ thành nhìu múi.
- Ở một số giống có vách thẳng,ngoài các vách dọc chính yếu còn có các phần thòng xuống từ nóc tường quấn
gọi la vách thứ cấp:

Vách thứ cấp dọc: song song với trục quấn

Vách thứ cấp ngang :thẳng góc với trục quấn
- Ngoài ra ở một số giống ở Pecmi,còn xuất hiện những vách thứ cấp ngang bậc 2 ngắn và mỏng hơn.Sát ngay
bên dưới các vách thứ cấp ngang còn tích tụ những gờ vôi chạy giữa các lỗ thông thương nên gọi là gờ miệng phụ.Phần

thòng xuống của các vách này với các đỉnh của gờ miệng phụ có thể gặp nhau
- Vách ngăn sau cùng là vách miệng mang nhiều cửa miệng Sự thông thương từ phòng này qua phòng kia thực
hiện nhờ nhiều cửa miệng nằm theo mép dưới của vách,hoặc nhờ sự thoái hóa của mép dưới mỗi vách trong vùng giữa
vỏ thành một cửa miệng dài.
- Ở 2 bên cửa miệng thấy đóng 2 gờ calcite gọi là gờ miệng.Các gờ miệng và gờ miệng phụ đều là những cấu tạo
dùng để củng cố vỏ (chủ yếu chỉ có mặt ở những loại mà vách ngăn bên trong không uốn nếp).Gờ miệng thuộc những
cửa miệng lân cận nối liền nhau thành một thứ đê dài giới hạn một đường rãnh gọi là đường hầm
3. Đường hướng tiến hóa:
- Vỏ càng ngày càng tiến hóa hơn
- Hình dạng vỏ biến đổi từ hình đĩa đến tròn –thoi – gần trụ
- Đường quấn càng ngày càng phức tạp
- Vách ngăn có chiều hướng càng ngày càng gập nép nhiều hơn
4. Lịch sử phát triển:
- Tiến hóa nhanh=>có ý nghĩa định tầng quan trọng
- Xuất hiện vào Cac bon sớm đến Cacbon giữa phong phú,cuối Pecmi thì bị tiêu diệt hoàn toàn.

NGÀNH COELENTERATA
I.Những nét cơ bản:
1. Đặc điểm:
Tế bào tổ chức thành mô rõ rệt,có đối xứng toả tia hay đối xứng 2 bên.


-

Cơ thể là một thứ túi, liên lạc với bên ngoài bằng một cửa duy nhất.
Xung quanh miệng có các xúc tu.
Phần giữa túi là khoang ruột. khoang ruột được chia thành một số phòng do những vách mềm thẳng đứng.
Thành túi gồm hai lớp tế bào :
 Ngoại bì: Chuyên bao bọc cơ thể bên ngoài.
 Nội bì:Chuyên lót khoang trống bên trong.


a.
Thân mềm:
 Có dạng túi, phần trống giữa túi là khoang trung tâm, khoang này hở một đầu đó là lỗ miệng. Quanh
miệng có các xúc tu bắt lượm thức ăn và khuấy nước.

Thành của thân con vật gồm hai lớp tế bào:
 Ngoại bì : Bảo vệ cơ thể và đảm nhiệm chức năng hô hấp.
 Nôi bì : Chủ yếu đảm nhiệm chức năng tiêu hóa.

Xen giữa hai lớp này có 1 lớp keo trung gian gọi là lớp keo giữa chứa 1 hệ thống tế bào
thần kinh rãi rác và những tế bào cơ năng,1 thứ tế bào độc trong một hay cả hai lớp da. Tế bào độc chứa chất độc hữu
cơ và một gai xoắn có gai nhọn dùng để châm chích con mồi.
b. Cốt bộ:
 Thể sứa không có phần cứng nhưng cũng có thể để lại dấu in.
 Thể san hô: có khả năng tiết ra bộ cốt cứng bên ngoài bằng chất vôi hay chất sừng,là 1 thứ bao hay đế
để che chở hoặc nâng đỡ than mềm.

Ở quần thể nhiều cốt bộ đơn kết hợp lại thành một khối cốt. Có nhiều trường hợp hình
thành bộ cốt như 1 thứ nền chung cho cả quần thể bám vào mặt đáy. Hoặc hình thành bộ cốt bên trong cỏ thể gồm
những gai xương nằm rãi rác trong chất keo trung gian hay là liên kết với nhau.
2. Môi trường sống:
Chủ yếu ở nước mặn một số nhỏ sống ở nước ngọt .
Phương thức di chuyển: Một số bơi lội tự do một số sống cố định bằng cách bám chặt vào đáy nước.

3.Sự sinh sản và lối sống:
- Sinh sản : Hữu tính hoặc vô tính hoặc theo kiểu xen kẽ thế hệ.
 Vô tính: các cá thể con nảy mầm ngay bên cạnh các cá thể mẹ hoặc 1 số phân đôi từ cá thể mẹ.
 Hữu tính: các tế bào trưởng thành sinh ra những tế bào hữu tính: trứng và tinh trùng. Trứng được thụ
tinh ngay trong khoang thân rồi được đưa ra ngoài bằng lỗ miệng. Trong môi trường nước trứng sẽ ra ấu trùng dạng

sứa, sống tự do sau đó sẽ cố định lại một chỗ và phát triển thành cá thể trưởng thành.
 Xen kẽ thế hệ: 1 cá thể do sinh sản vô tính sinh ra thì lại sinh sản theo hữu tính và cá thể do sinh sản
hữu tính sinh ra lại sinh sản theo vô tính.

Cá thể do vô tính sinh ra là cá thể dạng san hô-polip

Cá thể do hữu tính sinh ra là cá thể dạng sứa-medusa
- Kiểu sống:
 Các loại sống cá thể thuộc cá thẻ dạng sứa thường có khả năng bơi lội tự do, còn các loại thuộc thế hệ
san hô đều sống cố định vào đá cứng hoặc vào nền tảng vững chắc do bộ xương thế hệ tổ tiên để lại
 Các loại sống quần thể:
 quần thể đơn dạng: các cá thể đều giống nhau
 quần thể đa dạng: các cá thể khác nhau về hình dạng và đảm nhiệm những chức năng khác nhau
4. Lịch sử phát triển:
Xuất hiện từ Cambri sớm,phát triển phồn thịnh và để lại nhiều hóa thạch có giá trị từ Silua trở đi.


LỚP ANTHOZOA
I.Những nét cơ bản:
Đặc điểm:
- Đây là lớp quan trọng vì để lại nhiều hóa thạch trong các tầng lớp trầm tích trên thế giới và có giá trị điểm chỉ m
trường tốt.
Môi trường sống:
- Hoàn toàn sống ở biển,sống đơn thể hoặc quần thể,dộng đảo ở những vùng biển nóng.
- Toàn bộ đều sống bám vào đáy nước vào giai đoạn trưởng thành chứ không di chuyển được và được bảo toàn
tại chỗ
II. Thân mềm:
- Là một thứ túi có đối xứng tỏa tia( qua một trục).
-Miệng và họng đối xứng 2 bên
- Cấu trúc gồm hai lớp tế bào : ngoại bì và nội bì.

 Lớp ngoại bì có chứa thêm những tế bào cơ và tế bào thần kinh.
 Lớp nội bì:mang nhiều lông tơ luôn luôn hoạt động đề tạo nên sự vận động của các dịch chứa trong
khoang ruột.Giữa 2 lớp tế bào ngoại bì và nội bì có lớp keo xen giữa rất phát triển và có bề dày lớn hơn 2 tế bào nhiều.
- Bao quanh miệng hướng ra ngoài về phía trên thấy có những xúc tu.
III. Cấu trúc bộ xương :
- Phần lớn tế bào ngoại bì sinh ra một bộ xương cứng bằng chất vôi để che chở cơ thể
- Mỗi bộ xương bọc lấy một cá thể gọi là ổ san hô
- Vỏ ngoài có những đường được gọi là đường tăng trưởng. Bởi vì đầu tiên nó chỉ là một cái mảng vôi bám vào
nền, từ đó thò xúc tu ra ngoài để sinh hoạt, khi tăng trưởng lớp da ngoài sẽ nhả ra chất vôi để bọc lấy phần mền của nó
và phát triển dần lên.
- Sau mỗi đợt tăng trưởng thì để lại 1 đường hằn
- Trong trường hợp nó mọc ra những cái vách ngăn thì nó đỡ cho cái phần mềm ( phần mềm chỉ là những tế bào
nằm vắt lên phần cứng) nhìn từ trên xuống chúng ta thấy như một cái hoa.
- Đơn thể có rất nhiều dạng thể : Hình trụ, hình trụ tròn, hình trụ gấp, hình như mũi hài
 Quần thể có dạng khối: cá thể mẹ để nảy mầm cá thể con ngay trên thành cơ thể.Các cá thể con cứ phát
triển bên cạnh cá thể mẹ để lập nên quần thể.Các quần thể cứ chồng chất lên nhau tao nên những ám tiêu ngầm dưới
nước
 Quần thể dạng bó : Từ một con mọc cao lên, rồi con khác lại mọc cao lên bên cạnh nó, cứ như vậy khi
mà ta cắt ngang ta thấy dường như nó ở dạng song song( giống bó củi ).
 Tất cả các dạng bó dạng khối đều là kết quả của sự phân chia theo lối chẻ nhánh.
- Để vững chãi thêm thì ở phần trung tâm có các yếu tố ,
lát cắt ngang : 1 cái khối dạng tròn
lát cắt dọc thấy có cái cột -> gọi là trụ cốt hay trụ trung tâm.
- Loại thứ 2 : Vách từ ngoài mọc vô trong thẳng nhưng tới trung tâm thì uốn khúc rồi bện lại với nhau thành một
yếu tố giống như mạng nhện => khối mà bên trong gồm những mạng bện lại => trụ giả( không có trục ngăn như cái
ổ)=> trụ nhện .
IV.Chiều hướng tiến hóa:
Bộ xương càng ngày càng trở nên nhỏ và nhẹ với sự phát triển của mô xốp
Hiện tượng nảy mầm trên cơ thể phát triển.
V.Phân loại:

- Lớp Anthozoa được phân loại căn cứ trên:
 Số lượng và sự sắp xếp của các xúc tu,vách ngăn.
 Kích thước,hình dạng và mối liên hệ của các ổ san hô.
 Cấu trúc bộ xương.


Hình dạng

Bộ xương

Heliolitidea

Quần thể có dạng:
khối, nửa cầu, chẻ
nhánh,…

Vách ngang.
Vách dọc bắt đầu phát
triển.Mô trung gian
phát triển mạnh.

Tabulata

Quần thể có dạng:
Khối: các ổ xếp khít,
tiết diện mỗi ổ là hình
nhiều cạnh.
Nhành cây: các ổ xếp
khít, tạo hình như
nhánh cây.

Bụi cây: các ổ ko xếp
khít, tiết diện mỗi ổ là
hình tròn.
Mạng lưới: các ổ chỉ
tiếp xúc với nhau ở 1
điểm nhất định, bò lan
trên nền tạo 1 thứ mạng
lưới.

Chỉ có vách ngang-hoàn
chỉnh hoặc không hoàn
chỉnh( dạng như bọt
nước).Các ổ ko liên
thông\ liên thông = lỗ
thông.Loại cổ lỗ: vách
ngang.Loại tiến hóa:
vách ngang.vách dọc
thô sơ( dưới dạng: gai,
mấu, đường gờ nổi)
Cột giả ở trung tâm.
Lỗ thông thể hiện dưới
dạng:Lỗ ở thành bên.
Rãnh ở thành bên.Ống
nối( 2 ổ hoàn toàn tách
biệt).Tấm nối, mấu,…

Yếu tố

hướng tiến hóa


Kiểu sống

Thời gian

Quần
thể,vô tính

Ocdovic-Devon

Phát triển mô trung
gian, các yếu tố
thông thương giữa
các ổ.

Sinh sản:

tính( mọc
mầm).
Kiểu
sống:
quần
thể( bám
nền\ bám
trên vỏ
động vật
Chân rìu,
Tay cuộn).

Ocdovic hạ - Pecmi


Vách dọc đối xứng 2
bên, số lượng là bội của
4.Vách ngang phát triển
khá mạnh mẽ.Mô xốp.
Trụ cốt chính và phụ
nằm xung quanh.Đài.

Phát triển mô xốp.
Phát triển vách dọc
và sắp xếp phức tạp
hơn.
Sự suy giảm vách
ngang.

Đơn thể,
quần thể.

O hạ - P.
Xhiện: O hạ( Loài cổ lỗ:
kích thước nhỏ, sàn ngang
chưa phát triển, vách dọc
thô sơ).
Phát triển mạnh: S hạtrung.Giảm: S thượng.Cực
thịnh: D thượng, C hạ.
Tiệt chủng: cuối P.

Vách dọc đối xứng 2
bên, số lượng là bội số
của 6.Vách ngang phát
triển yếu.Mô xốp.

Trụ cốt chính và phụ
nằm xung quanh.Đài.
Mô trung gian.

Phát triển lối sống
quần thể.
Phát triển mô trung
gian.Gia tăng tính
chất thủng lỗ của
vách ngăn.Giảm
kích thước nhưg
tăng số lượng các
polyp.

Đơn thể,
quần thể.

Triat giữa.
Xuất hiện: Triat giữa.Cực
thịnh: Jura trung, Kreta hạ
số loại cũ biến mất: KZ

PLỚP

Tetracoralla Đơn thể: nón, sừng,
lăng trụ,…Quần thể
Khối: các ổ xếp khít
nhau.Nhánh cây: các ổ
chỉ dính với nhau ở
phần dưới.Bó: các ổ

nằm // và rời nhau.

Hexacoralla

Đơn thể: nón, trụ,
dĩa,…
Quần thể: khối, nhánh
cây, bó,…

 Gồm các phụ lớp sau:
 Heliolitidea, Tabulata, Tetracoralla, Hexacoralla,Octacoralla

VERTEBRATA - Động vật có xương sống
I. PISCES – Thượng lớp cá
- Là nhóm rất đông đảo, sống trong môi trường nước và tổ tiên của chúng cũng là những động vật sống trong nước.
- Có miệng hàm điển hình, hàm thường mang răng .


- Có lỗ mũi thành đôi, lỗ hở của mang đều có dạng khe và thường ko quá 6 khe mang ở mỗi bên của phần họng.
- Có các vây bơi thành đôi: 2 đôi vây ngực và 2 đôi vây bụng. Ngoài ra còn có những vây lẻ ko thành đôi: vây sống, vây đuôi và
vây hậu môn giúp di chuyển linh hoạt.
- Hệ thần kinh trung ương và não bộ phát triển hơn loại ko hàm. Xúc giác, vị giác và thị giác phát triển tốt.
- Hệ tuần hoàn máu hoàn thiện và khép kín. Tim gồm 2 khoan: tâm thất và tâm nhĩ. Máu có màu. Thân nhiệt biến thiên theo nhiệt
độ môi trường.
- Bộ xương trong : bằng sụn or sụn hóa xương or toàn bằng xương.
- Da ngoài phần lớn đều có vẩy che chở. Các loại vẩy đều có nguồn gốc ngoại bì và gồm 4 loại:
+ Vẩy tấm: có thể rụng và được thay thế bằng những vẩy mới.
+ Vẩy răng: là chất xương răng có men bọc ngoài.
+ Vẩy sừng: thường dày, hình thoi và óng ánh ở ngoài mặt.
+ Vẩy xương: hình gần tròn , mỏng, bằng chất xương, xếp chồng lên nhau theo kiểu ngói lợp.

- Xuất hiện đầu tiên vào Silua sang Đêvôn thống trị trong môi trường nước. Trong kỷ Đêvôn 1 nhánh cá đã tiến hóa chuyển sang
sống trên cạn trở thành thủy tổ của động vật 4 chân sống trên đất liền.
- Căn cứ vào mức độ tiến hóa bộ xương người ta chia thượng lớp cá thành 4 lớp:
+ Acanthodii – lớp cá gai.
+ Placodermi – lớp cá da phiến.
+ Chondrichthyes – lớp cá sụn.
+ Osteichthyes – lớp cá xương.
1.
Acanthodii - Lớp cá da gai
- Là nhóm cá nguyên thủy nhất, kích thước ko lớn lắm, có hình dạng dẹt theo 2 bên.
- Thân được che chở bằng những phiến vảy nhorhinhf bốn cạnh xếp khít nhau như các vẩy sừng.
- Có 1 or 2 vây sống, 1 vây hậu môn. Vây đuôi kiểu đuôi khác thùy. Các vây thành đôi bám vào thân bằng 1 nền rộng
- Có mặt từ Silua muộn Đêvôn phân bố rộng rãi Pecmi bị tiêu diệt hoàn toàn.
2.
Placodermi – lớp cá da phiến.
- Phần đầu và 1 phần thân được bao bọc bằng những tấm xương cứng tạo thành 1 thứ giáp ngoài. Phần đầu cử động được so với
phần thân.
- Hốc mũi gồm 2 lỗ.
- Hàm có cấu tạo đặc biệt: trên hàm có những mấu hình ngà voi sắc cạnh nhưng ko phải răng thực thụ.
- Bộ xương trong toàn bằng sụn tuy có nhiễm vôi.
- Căn cứ theo vị trí của mắt và tính bắt khớp của phần đầu so với phần ngực, người ta chia lớp này thành 2 phụ lớp:
Arthrodira-phụ lớp cổ khớp
+ Phần đầu và phần ngực ăn khớp với nhau theo 1 đường khớp chạy dọc theo cổ.
+Phần sau của thân có vẩy.
+Mắt nằm ở 2 bên đầu và được bao quanh bằng những vành xương hình vòng.
+ Bộ xương trong khá bền vì có 1 phần bị nhiễm vôi.
+2 vây ngực được che chở bằng những gai xương dài.
+Thường có kích thước lớn và bơi lội kém.
+ Xuất hiện vào cuối Silua, phồn thịnh vào Đêvôn.
Antiarchi-phụ lớp hậu môn đối

+ Phần đầu và phần ngực ăn khớp với nhau theo 1 đường khớp chạy dọc theo cổ nhưng đường khớp thiên về phần trước nhiều
hơn khiên đầu thường nhỏ.
+ 2 mắt gần như sát canh nhau.
+ Ở đoạn đầu của khiên ngực có 1 đôi chi phân đốtkéo dài và có thể hoạt động được như vây bơi.
+ Bộ hàm yếu.
+ Kích thước ko lớn lắm, thường sống trong các bồn trũng nước ngọt và nước lợ.
+Phổ biến trong các trầm tích lục địa kỷ Đêvôn giữa và muộn.
3.
Chondrichthyes – lớp cá sụn
- Đều có bộ xương trong bằng sụn.
- Ít khi để lại hóa đá của bộ xương bên trong, thường gặp hóa đá của răng.


- Xuất hiện đầu tiên vào giữa kỷ Đêvôn phong phú nhất ở Cacbon, tiếp tục phát triển tiến hóa ở Trung sinh Tân sinh suy
giảm nhanh.
- Gồm 2 phụ lớp: Elasmobranchii và Holocephali.
4.
Osteichthyes – lớp cá xương
- Bộ xương trong đã hóa xương, bộ xương ngoài gồm những vẩy điển hình.
- Loại nguyên thủy vẫn còn kiểu đuôi khác thùy sau đó chuyển dần sang loại đuôi có thùy bằng nhau .
- Trong thân thường thấy phát triển bong bóng.
- Đa số thở bằng mang, 1 số nhỏ có phổi.
- Vây bơi phát triển tốtchuyên bơi lội tích cực.
- Bắt đầu sinh ra trong các bồn trũng nước ngọt sau đó dần lan rộng ra các vùng biểnchiếm ưu thế nhất trong môi trường biển
Trung sinh và Tân sinh.
- Căn cứ vào cấu trúc vây bơi và cơ quan hô hấp chia ra 3 phụ lớp:
Crossopterygii – phụ lớp cá vây mấu.
+ Cơ thể hình thoi, thuộc kiểu vẩy răng thường có hình tròn.
+ Trên đỉnh đầu có mắt đơn.
+ Có 1 dãy răng dọc theo bờ hàm và có cả răng trên vòm miệng.

+ Lỗ mũi thành đôi mở ra trong 1 khoang mũi có thể thở khi đóng miệng.
+Vây đuôi loại cổ thuộc kiểu thùy ko đều sau đó chuyển sang loại thùy bằng nhau ở loại mới hơn.
+Chiếm ưu thế ở kỷ Đêvôn suy tàn ở Pecmi.
+Cuối Đêvôn 1 nhánh tiến bộ đã tiến hóa trở thành tổ tiên của lớp lưỡng cư.
Actinopterygii – phụ lớp cá vây tia.
+ Bộ xương trong chủ yếu bằng sụn, sau đó tiến hóa dần sang có xương cứng.
+ Vây đuôi ban đầu thuộc kiểu thùy ko đều và sớm chuyển dần sang kiểu đồng thùy.
+ Đông nhất trong nguyên đại Trung sinh và Tân sinh, hiện nay chiếm ưu thế tuyệt đối trong biển và hồ.
+Các đại biểu cổ nhất xuất hiện vào giữa Đêvôn. Ban đầu sống trong nước ngọt Jura chuyên sống ở biển.
+Dựa vào trình độ hóa xươngchia thành 3 bộ: Chondrostei(bộ cá xương sụn), Holostei(bộ cá toàn xương), Teleostei (bộ cá
xương cứng).
Dipnoi – phụ lớp cá phổi.
+ Có thể hô hấp bằng phổi và mangcó khả năng sống trong điều kiện thiếu nước 1 thời gian dài.
+Vây thành đôi khá khỏe con vật có khả năng trường bò trên mặt bùn khô.
+Thuộc kiểu vẩy răng và bao giờ cũng có hình tròn, dạng sinh muộn thuộc kiểu vảy mỏng.
+Bộ xương mang tính chất sụn là chính.
+ Loại cổ nhất xuất hiện vào giữa Đêvôn.
II. Amphibia – lớp lưỡng cư
- Bắt nguồn từ cá vây mấu nhưng đã chuyển lên sống trên lục địa. Là nhóm động vật có xương sống đầu tiên thoát khỏi môi
trường nước sống trên đất liền và thở bằng phổi.
- Cấu trúc cơ thể còn nhiều nét giống với động vật sống ở môi trường nước. Ấu trùng sống trong nước, thở bằng mang, có đuôi và
chưa coa đôi chi saucó đủ 4 chân, mất đuôi,có phổi sống trên lục địa. Lúc này con vật chỉ tăng kích thước, ko biến thái.
- Là những động vật máu lạnh, bộ xương còn gồm 1 số xương sụn. Tất cả đốt sống đều mang xương sườn dài hoặc ngắn.
- Có mặt từ cuối kỷ Đêvôn Cacbon, Pecmi phồn vinh nhất và đạt được kích thước khổng lồ.
- Gồm 3 phụ lớp:
Apsidospondyli : các cung mang ở giai đoạn phôi bằng sụn được thay thế dần bằng xương. Kích thước rất lớn. Gồm 2
thượng bộ: Labyrinthodontia và Salienta.
Batrachosauria: đại biểu cổ nhất có từ Cacbon sớm và phổ biến ở Bắc Mỹ. Dạng nguyên thủy sống trong nước. Gồm 2
bộ: Embolomeri và Seymouriamorpha.
Lepospondyli: bắt đầu xuất hiện từ cuối Cacbon sớm, bị tiêu diệt vào đầu Pecmi sớm. Có đốt sống rỗng. Kích thước cơ

thể nhỏ.
III. Reptilia – lớp bò sát
- Bắt nguồn từ nhóm lưỡng cư tiến hóa cao và chuyển từ kiểu sống phụ thuộc vào môi trường hoàn toàn ko khí.
- Thở bằng phổi.


- Cấu trúc cơ thể tiến hóa rõ rệt: não bộ phát triển, hệ tuần hoàn máu hoàn bị, tim có cấu trúc phức tạp. Sinh sản hữu tính. Số
lượng trứng giảm, có kích thước lớn và giàu chát nuôi phôi hơn Lưỡng cư.
- Ko có tuyến da da khô.
- Là động vật biến nhiệt.
- 1 số bò sát mất chân bên ngoài chỉ còn dấu vết của 4 chi bên trong, có khi chuyển đổi 2 chi trước thành cánh màng or chuyển
biến các chi thành vây bơi.
- Quá trình tiến hóa cột sống:
Bò sát nguyên thủy: các đốt sống có phần thân đốt, thuộc kiểu lõm cả 2 mặt kiểu đốt có mặt trước có thể vẫn lõm, mặt sau lồi
or mặt trước lồi, mặt sau lõm or cả 2 mặt đều phẳng.
- Bắt đầu xuất hiện vào cuối kỷ Cacbon và lan tràn sâu trong các vùng khá nhau của lục địatrở thành bá chủ các miền đất trong
suốt nguyên đại Trung sinh và đạt được kích thước khổng lồ cuối Kreta đột ngột bị tiêu diệt hàng loạtđầu Paleogen tới nay
còn 1 số ít giống loài với kích thước ko lớn lắm.
- Dựa theo cấu trúc của bộ xương sọ người ta chia lớp bò sát thành 6 phụ lớp:
+ Anapsida-phụ lớp khuyết cung.
+ Sauropterygia – phụ lớp vây thằn lằn.
+ Ichthyoperygia – phụ lớp thằn lằn cá.
+Lepidosauria – phụ lớp thằn lằn vẩy.
+ Archosauria – phụ lớp thằn lằn cổ.
+ Synapsida – phụ lớp đồng cung.
IV. Aves – lớp chim.
- Là nhóm động vật có xương sống chuyên sống bay bổng trong không trung và có số lượng đông đảo nhất trong phụ ngành động
vật có xương sốnglan tràn dễ dàng trên khắp thế giới.
- Hóa đá rất hiếm vì phần lớn khi chết chúng rơi trên mặt đất và bị các động vật khác ăn thịt ko kịp chôn vùi.
- Hai chi trước biến đổi thành cánh mang lông vũ. Toàn cơ thể được che phủ bằng lông vũ.

- Là động vật hằng nhiệt.
- Hệ tuần hoàn máu hoàn bị hơn bò sát.
- Đẻ trứng giống như bò sát nhưng chúng ấp trứng và chăm sóc con non trong 1 khoảng thời gian đảm bảo sự duy trì nòi giống.
- Các loại chim cổ bắt nguồn từ 1 nhánh của bộ răng hộp thuộc lớp bò sát vào kỷ Jura lan tràn rộng rãi và phân hóa trong Tân
sinh nay vẫn còn phát triển.
- Dựa vào cấu trúc đuôi và quá trình phát triển lịch sử của chúng người ta chia thành 2 phụ lớp:
Saururae – phụ lớp đuôi thằn lằn:
Còn mang nhiều tính chất của bò sát như:
+ Mỏ mang nhiều răng chứa trong các ổ đặc biệt.
+ Xương chưa hóa rỗng, gờ giữa xương ức chưa phát triển.
+ Cánh để lộ 3 đầu ngón có móng.
+ Đuôi dài mang lông vũ ở 2 bên, gồm nhiều đốt sống giống như đuôi thằn lằn.
Ornithurae – phụ lớp đuôi chim.
+ Bộ xương đã hóa rỗng, gờ xương ức sắc cạnhbay nhanh ko cản gió.
+ Phần bụng ko có xương sườn.
+ 2 cánh ko để lộ những đầu ngón tự do và ko có móng.
+ Mỏ thường ko mang răng.
+ Đuôi ngắn và xòe ngang theo kiểu đuôi chim điển hình.
+ Bắt đầu xuất hiện từ Kreta và phát triển cho đến nay.
V. Mammalla – lớp có vú.
- Là nhóm thống trị của nguyên đại Tân sinh.
- Động vật có vú có khả năng thích nghi mạnh với nhiều kiểu sống khác nhau và nhiều môi trường khác nhau: đa số sống trên lục
địa, 1 số sống trong môi trường biển, số khác sống trong ko trung có chi trước biến đổi thành cánh, màng để bay bổng nhanh
nhẹn, có loại sống chui rúc trong đất.
- Bộ não có thể tích lớn.
- Bộ xương trong hóa xương gần như hoàn toàn.


- Hệ tuần hoàn máu hoàn bị nhất. Tim có 4 ngăn.
- Da gồm nhiều tuyến có những chức năng khác nhau.

- Thở bằng phổi ngay cả khi sống trong môi trường nước.
- Sinh sản hữu tính: sự thụ tinh xảy ra trong cơ thể mẹ, phôi phát triển trong tử cung của cá thể cái trước khi ra đời, sau đó con
non được mẹ chăm sóc trong 1 thời gian nhất định rồi mới sống tự lập. Có tuyến sữa tiết ra sữa để nuôi con.
- Răng phân dị thành răng cửa để cắn đứt thức ăn, răng nanh để xé thịt, răng hàm trước và răng hàm sau để nghiền nát thức ăn
trước khi vào thực quản.
- Dựa trên cấu trúc của các bộ răng và những biến đổi chi tiết của các chi người ta chia ra 1 số phụ lớp:
Theria – phụ lớp động vật có vú nguyên thủy
+ Sinh ra đầu tiên vào Triat và bắt nguồn từ Thằn Lằn cầy thuộc phụ lớp Đồng cung.
+ Còn mang nhiều tính chất nguyên thủy, kích thước nhỏ.
+ Căn cứ vào bộ răng người ta chia thành 2 nhóm lớn:

Allotheria – nhóm dị thú: có mặt từ Triat muộn  đầu Paleogen. Răng hàm mang nhiều mấu ở trên mặt và xếp thành
dãy, răng cửa kiểu gặm nhấm, ko có răng nanh.

Tritubereulata – nhóm răng 3 mấu: đầu tiên xuất hiện vào kỷ JuraKreta bị tiêu diệt. Có cả 3 loại răng xếp thành dãy,
răng hàm có 3 mấu ở trên mặt.
Prototheria – Phụ lớp nguyên thú
+ Lỗ hậu môn mở chung vào 1 khoang cùng với lỗ bài tiết và lỗ sinh dục.
+ Sinh trứng, chưa có vú rõ ràng, nhưng có khả năng nuôi con bằng 1 thứ dịch dạng sữa do 1 tuyến đặc biệt sinh ra.
+Thân nhiệt biến thiên từ 260-340.
+ Hàm mang mỏ bằng chất sừng.
+ Chỉ tìm thấy hóa đá của chúng trong trầm tích kỷ thứ 4 ở châu Úc.
Metatheria – phụ lớp hậu thú
+ Sinh con và con được chứa trong 1 thứ túi ở trước bụng cá thể mẹ trong 1 thời gian.
+ ko có nhau.
+Thân nhiệt ko cố định.
+ Trừ 1 răng hàm trước, các răng còn lại đều chỉ mọc 1 lần.
+ Bắt nguồn từ động vật thuộc nhóm răng 3 mấu vào đầu kỷ KretaTân sinh lan tràn khắp nơi giữa Tân sinh bị tiêu diệt gần
hết.
Placentalia – phụ lớp có nhau.

+ Gồm những động vật có trình độ tiến hóa cao nhất trong toàn ngành. Số lượng lớn, hiện nay vẫn còn chiếm đa số trên trái đất.
+Thai phát triển nhờ nhau trong dạ con của cá thể mẹ.
+Con cái tiết ra sữa bằng vú để nuôi con trong thời gian con vật còn non.
+Bộ não phát triển tốt.
+Là động vật hằng nhiệt.
+Răng sữa sau 1 thời gian tồn tại thì được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Chúng tiến hóa nhanh, lan tràn rộng, thích nghi với hầu hết với các điều kiện môi trường: trên cạn, dưới nước hay trong
ko trung.
+ Đa số có lông mao che chở toàn thân.
+Dựa trên cấu trúc giải phẩu cơ thể, đặc biệt là kiểu răng, kiểu chân người ta chia thành 27 bộ trong đó có 10 bộ đã bị tiêu diệt
hoàn toàn.

Primates – bộ linh trưởng
+ Hai chi trước có khả năng bắt nắm và leo trèo.
+Cơ quan thị giác và thính giác phát triển mạnh.
+Hướng tiến hóa theo sự tăng vóc và tăng thể tích bộ não cũng như tăng nếp nhăn trên vỏ não.
+Thời gian phát triển phôi và thời gian chăm sóc con non dài hơn các bộ khác.
+Số lượng con đẻ ra trên 1 lứa giảm nhiều so với các động vật khác.
+Dựa vào trình độ phát triển tiến hóa và cấu trúc của hộp sọ và các chi người ta phân biệt ra 3 phụ bộ: phụ bộ Lemuroidea, phụ
bộ Tarsioidea, phụ bộ Anthroproidea.

Perissodactyla – bộ ngón lẻ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×