Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Trang bi dien bang tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.64 KB, 20 trang )

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC
1. Khái niệm
Vận chuyển là một quá trình không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp.
Các máy và thiết bị vận chuyển được sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu,
thành phẩm, bán thành phẩm trong dây truyền sản xuất.
2. Phân loại
Thiết bị vận chuyển liên tục có nhiều kiểu,ta có thể chia làm ba nhóm:
2.1 Máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo gồm những máy trong đó việc vận
chuyển hàng hóa (vật liệu) thực hiện nhờ di chuyển của bộ phận kéo như:
Băng tải dùng để vận chuyển vật liệu dạng hạt và cục kích thước nhỏ, lớn khác
nhau theo phương thẳng đứng, phương ngang, nghiêng (góc nghiêng không
quá 30 độ) với cơ cấu đa dạng như băng tải cao su, thép tấm...

Hình băng tải có tấm thép


Băng chuyền dùng để vận tải các vật thành phẩm, bán thành phẩm
trong các phân xưởng, nhà máy sản xuất theo dây chuyền, với cơ cấu là giá
treo, móc treo, thùng hàng.
Thang chuyền dùng để vận chuyển hành khách trong các cửa hàng siêu
thị, nơi có lưu lượng hành khách lớn và trong nhà ga tàu điện ngầm.

Thang vận chuyển hành khách
Băng gầu dùng để vận tải thể dạng hạt theo phương đứng bộ phận bốc hàng
là những gầu nhỏ.

Hình ảnh tải gầu


Đường gòong treo dùng để chở hàng và vận chuyển hành khách ở những địa


hình phức tạp.

Hình gòong treo
2.2 Máy vận chuyển liên tục không có bộ phận kéo bao gồm những máy trong
đó việc vận chuyển hàng hóa (vật liệu) được thực hiện nhờ chuyển động quay
hay dao động của bộ phận công tác như:
Vít tải dùng vận chuyển vật liệu rời, dạng kiện bên cạnh các loại máy vận
chuyển khác.
Máng lắc và băng tải rung dùng để vận chuyển tất cả vật liệu rời không dính.
Băng tải lăn dùng để vận chuyển thùng hàng đã đóng gói hoặc dùng nó để
phân loại sản phẩm.


Hình băng tải con lăn tự do
2.3 Máy vận chuyển bằng thủy khí dùng sức nước và khí nén để vận hành
chuyển vật liệu. Trong các máy nước (không khí) là bộ phận mang, là môi
trường để vận chuyển vật liệu. Vật liệu được dòng chuyển động trong ống dẫn
từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp.
3. Chọn thiết bị vận chuyển liên tục.
Các thiết bị vận chuyển liên tục cần đảm bảo vận chuyển đến các nơi cần thiết
theo thời gian và số lượng xác định, với mức độ cơ giới tối đa tất cả các nguyên
công vận chuyển từ tải đến dở tải. Cần bố trí các thiết bị vận chuyển phù hợp
với dây chuyền sản xuất chính, sao cho chúng không choáng cản trở các nguyên
công công nghệ cũng như an toàn khi sử dụng. Chúng cũng phải kinh tế về đầu
cũng như trong chi phí sử dụng.
Khi chọn phương án tối ưu về thiết bị vận chuyển cần phải tính các yếu tố sau:
-Đặc điểm của vật liệu vận chuyển.
-Năng suất yêu cầu của thiết bị.
-Phương của tuyến vận chuyển vật.
-Phương pháp bảo quản vật nơi chất tải và dở tải.

-Đặc tính của các quá trình công nghệ gia công hoặc lắp đặt trong trường hợp
thực hiện chúng trên đường dây chuyền trong quá trình di chuyển các vật.


-Điều kiện bố trí tương quan các thiết bị vận chuyển, các tổng thành làm việc
hoặc các máy cái.
-Các yếu tố phát sinh từ điều kiện địa hình.
1.

Những yêu cầu đối với hệ truyền động trong thiết bị truyền tải liên

tục.
Chế độ làm việc của các thiết bị vận tải liên tục là chế độ dài hạn với phụ tải
hầu như không đổi. Theo yêu cầu công nghệ hầu hết các thiết bị vân tải liên tục
không yêu cầu điều chỉnh tốc độ.
Hệ truyền động các thiết bị liên tục cần đảm bảo khởi động đầy tải.Mô men
khởi động của động cơ M

kd

= (1.6÷1.8) M

đm.

Bởi vậy nên chọn động cơ

truyền động thiết bị vận tải liên tục là động cơ có hệ số trượt lớn,rãnh stator sâu
để có mô men mở máy lớn.
Nguồn cung cấp cho động cơ truyền động các thiết bị vận tải liên tuc cần có
dung lượng đủ lớn, đặc biệt là với công suất động cơ >= 30kw, để khi mở máy

không ảnh hưởng đến lưới điện và quá trình khởi động được thực nhẹ nhàng và
dễ dàng hơn.


CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU VỀ BĂNG TẢI
1. Giới thiệu chung về băng tải.
Các băng tải thường dùng để di chuyển các vật liệu đơn chiếc và vật liệu rời
theo phương ngang, phương đứng, phương xoắn. Trong các dây chuyền sản
xuất, các thiết bị này được sử dụng rộng rãi như những phương tiện vận chuyển
các linh kiện nhẹ, trong các xưởng kim loại thì dùng vận chuyển quặng, than đá,
các loại xí lò, trên các trạm thủy điện thì dùng để chuyển nhiên liệu...
Khác với các thiết bị vận chuyển khác, băng tải có chiều dài vận chuyển lớn,
năng suất lớn, kết cấu nhỏ, đơn giản, làm việc tin cậy và sử dụng thuận tiện.
Một ưu điểm của băng tải là dễ dàng phù hợp với các dạng chu tuyến vận
chuyển. Giá thành không lớn do kết cấu nâng băng theo đường vận chuyển đơn
giản và nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, năng lượng tiêu tốn không cao, số
người phục vụ thiết bi hoạt động ít và điều khiển dễ dàng.
2. Phân loại:
Băng tải có nhiều kiểu dáng khác nhau vì thế được phân loại như sau:
2.1 Theo Phương chuyển động.


Theo phương ngang: Băng tải loại này được ứng dụng trong việc vận chuyển
các loại nguyên liệu ngành xây dựng, vận chuyển than đá hoặc những sản phẩm
đóng gói.
Theo phương nghiêng: Dùng trong vận chuyển sản phẩm trên cao đã đóng gói
đóng thùng hoặc vận chuyển các thiết bị đóng rời như than, đá, sỏi...

Theo phương đứng: Băng tải loại này dùng để vận chuyển dạng kiện hoặc khối

nhỏ lên cao. Thông thường thì băng tải loại này vận chuyển hàng từ trên xuống
hoặc từ dưới lên, hình dáng bên ngoài băng gầu.Đặc biệt nó còn ưu điểm nữa là
không tốn diện tích nơi nó vận hành.
Theo phương xoắn: Băng tải loại này dùng để vận chuyển những kiện hàng
nhỏ, vừa, hình dáng như con óc xoắn. Nó cũng vận chuyển hàng từ trên xuống
và ngược lại. Có ưu điểm nữa là không tốn diện tích nơi nó vận hành.


2.2 Theo kết cấu:
Loại cố định: Băng tải loại này sử dụng trong dây chuyền sản xuất có tính liên
tục và đặt cố định trong dây chuyền.
Loại đi động: Được dùng trong dây chuyền không có tính liên tục hay cố định,
có hay không đều không ảnh hưởng đến dây chuyền. Kết cấu giống như băng tải
cố định nhưng khác ở chỗ có gắn bộ phận chuyển động ở dưới chân đế của băng
tải.

3. Các bộ phận của băng tải:


-Bộ phận kéo:
-Đĩa xích, puluy, tang: Đĩa xích, puly, tang dùng để dẫn động và dẫn hướng
cho các bộ phận kéo khác nhau. Kích thước của đĩa xích (puly) được xác
định bằng đường kính của vòng lăn, trên đó phân bố tâm của bản lề xích.
- Bộ phận tựa: Để tránh võng và lắc bộ phận kéo trong thời gian làm việc thì
trên nhánh làm việc cũng như trên nhánh không tải người ta dùng bộ phận tựa.
Bộ phận tựa được chia thành: gối tựa trượt, bánh lăn di chuyển, con lăn di
chuyển và con lăn đỡ.
Gối tựa trượt thường có dạng con chạy, con trượt hoặc vấu lắp trên bộ phận
kéo. Đôi khi gối tựa trượt gồm cả bộ phận mang để mang những kiện hàng.
Các gối tựa trượt có kết cấu đơn giản và không đắt nhưng làm tăng lực cản

chuyển động của bộ phận kéo và chống mòn, cho nên chúng chỉ sử dụng
trong những băng tải ngắn vận chuyển ngang và nghiêng và trong những
trường hợp không thể dùng gối tựa khác do điều kiện làm việc đặc biệt của
băng tải.
Bánh lăn di chuyển: tự do quay trên trục lắp trên bộ phận kéo của băng tải và
lăn theo dẫn hướng.
- Bộ phận dẫn động: Bộ phận dẫn động dùng để dẫn động bộ phận kéo và bộ
phận làm việc của băng tải. Sự truyền lực kéo cho băng, cáp và đôi khi cho
xích hàn được tiến hành nhờ lực ma sát. Sự truyền lực kéo cho xích đa số
trường hợp được tiến hành nhờ sự ăn khớp, ngoài ra dẫn động được thực
hiện bằng:
-

o
o
Đĩa xích hoặc puly dạng cam khi quay đi 90 , 180 .

-

Bằng đĩa xích trên đoạn thẳng.

-

Bằng dây xích lắp trên trên đoạn thẳng của tuyến.

Thường thì bộ phận dẫn động gồm có: động cơ điện, khớp nối đàn hồi để nối
trục động cơ với trục vào của hộp giảm tốc với trục tang (đĩa xích, puly).


Nếu chỉ số truyền của hộp giảm tốc không đủ để nhận được số vòng quay

cần thiết trong một phút của tang chủ động thì người ta đưa vào thêm các bộ
truyền phụ như bộ truyền xích, bánh răng, đai dẹt, đai thang. Bộ truyền đai
thường được sử dụng ở cấp truyền nhanh, từ trục động cơ đến trục vào nhanh
của hộp giảm tốc. Bộ truyền xích hay bộ truyền bánh răng được sử dung ở
cấp chậm, giữa trục ra của hộp giảm tốc và trục tang.
Thường thì băng tải được dẫn động bằng một động cơ điện. Chỉ những băng
tải dài và chịu tải nặng mới có vài bộ phận dẫn động độc lập có các động cơ
điện làm việc phối hợp với nhau. Điều này cho phép giảm lực căng chung
của bộ phận kéo.
Việc lựa chọn chỗ của bộ phận dẫn động trên toàn tuyến vận chuyển của
băng tải có một ý nghĩa lớn. Lực căng lớn nhất của bộ phận kéo và công suất
cần thiết của động cơ cũng phụ thuộc vào đó. Bộ phận dẫn động cần được bố
trí sau những đoạn của tuyến có lực cản lớn. Khi đó, điều quan trọng là sao
cho ở những đoạn của tuyến có số vòng quay lớn thì bộ phận kéo mềm có
lực căng nhỏ nhất vì tổn thất năng lượng ở các tang nghiêng gần như tỷ lệ
thuận với lực căng. Nhưng lực căng nhỏ nhất ở bộ phận kéo ở đâu cũng cần
phải nhỏ hơn lực căng nhỏ nhất được xác định bằng tính toán theo điều kiện
độ võng cho phép, độ ổn định của bộ phận làm việc và theo những yêu cầu
khác.
-Thiết bị kéo căng: Thiết bị kéo căng tạo ra lực căng sơ bộ cho xích cáp và băng
theo phương pháp tác dụng, người ta phân ra thiết bị kéo căng kiểu vít, kiểu đối
trọng và kiểu vít, kiểu lò xo.


CHƯƠNG III
KẾT CẤU CHUNG CỦA BĂNG TẢI HOÀN CHỈNH
1. Băng tải.
Kết cấu của băng tải gồm: giá đỡ 10 với các con lăn đỡ trên 12 và hệ thống
con lăn đỡ phía dưới 11, băng tải chở vật liệu 7( có thể là băng vải, băng cao
su, băng thép…) di chuyển trên các hệ thống lăn đó bằng 2 tang truyền động:

tang chủ động 8 và tang thụ động 5. tang chủ động 8 được lắp trên giá đỡ cố
định và kết nối cơ khí với động cơ truyền động qua 1 cơ cấu truyền lực dung
dây cua-roa hoặc 1 số tốc độ. Cơ cấu tạo sức căng ban đầu cho băng tải gồm
đối trong 1, hệ thống định vị và dẫn hướng 2,3 và 4. vật liệu cần chuyển từ
phiểu 6 đổ xuống băng tải và đổ vào phiễu nhận hàng 9
Băng tải được chế tạo từ bố tải có độ bền cao, ngoài bọc cao su với khổ
0
rộng(900- 1200)mm. khi vận chuyển vật liệu có nhiệt độ cao ( tới 300 C)


thường dung băng tải bằng thép cp1 độ dày (0.8-1.3)mm.
Cơ cấu truyển lực trong hệ truyền động băng tải thường dung 3 loại:
-

đối với băng tải cố định thường dùng hộp tốc độ kết hợp với xích tải

với kết cấu của hệ truyền động gọn hơn.
-

đối với một số băng tải di động cũng có thể dung cơ cấu truyền lực

dung puli-đai truyền nối động cơ truyền động với tang chủ động.
băng tải cố định.


Năng suất của băng tải được tính theo công thức sau:
Q=δ×v

Q=


Trong đó:

δ
v

3600.δ .v
= 3, 6.δ .v
1000

[kg/s]

[tấn/h]

: Khối lượng tải theo chiều dài

[kg/s]

: Tốc độ di chuyển của băng tải [m/s]

Khối lượng tải theo chiều dài băng tải được tính theo công thức:

δ =S .γ.103
Trong đó:

γ

[kg/m]

: Khối lượng riêng của vật liệu [tấn/m3] .


S: Tiết diện cắt ngang của vật liệu trên băng [m2].

2. Tính chọn công suất động cơ truyền động cho băng tải:


Phương pháp tính chọn công suất động cơ truyền động băng tải. trên hình cho
thấy: một lực bất kì

ur
f

theo phương thẳng đứng đặt trên mặt nghiêng, có thể

phân thành 2 thành phần:
Trong đó:

uur
fn

ur
ft

ur uur ur
f = fn + f t

Vuông góc với mặt nghiêng.
Song song với mặt phẳng nghiêng.

Khi tính chọn công suất động cơ truyền động băng tải, thường tính theo các
thành phần sau:

- Công suất P1 để dịch chuyển vật liệu.
- Công suất P2 để khắc phục tổn thất do ma sát trong các ổ đỡ, ma sát giữa
băng tải và các con lăn khi băng tải chạy không không tải.
- Công suất P2 để nâng tải (nếu là tải nghiêng).


δb

Đặt kí hiệu

là khối lượng mét băng tải kg/m;

δ

là khối lượng trên 1m băng

tải, kg/m.
Lực cần thiết để vận chuyển vật liệu là:
F 1 = L ∂ .cos β .g

Tạo ra lực cản (ma sát) trong các ổ đỡ và ma sát giữa băng tải và con lăn.
Trong đó : β - góc nghiêng của băng tải
L - chiều dài băng tải
∂ - khối lượng vật liệu trên 1m băng tải
K - hệ số tính đến lực cản khi dịch chuyển vật liệu K = 0,05.
1
1
Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu là:
P


= F

1

1

.v = ∂ .L . K v.g
1

,

Lực cản do các loại ma sát sinh ra khi băng tải chuyển động không tải sẽ là:
F
Trong đó:

k

2

2

= 2L ∂

b

cos β k

2

g=2L .∂ .k .

b
2

- hệ số tính đến lực cản khi không tải.


b-

khối lượng băng tải trên một mét chiều dài băng. Công

suất cần thiết để khắc phục.
Các lực ma sát :
P

2

=F

2

v = 2 L . ∂ . k .v.g
b
2

Lực cần thiết nâng vật:
F

3

= ± L ∂ .sin β .g



Công suất tĩnh của băng tải :
P=P

1

+P +P =(∂Lk
+ 2 L ∂ k ± , ∂ H)g.v
2
3
1
b
2

Công suất động cơ truyền động băng tải được tính theo biểu thức :

P =K 3 .

Trong đó:

K3

η

p

η

- hệ số dự trữ về công suất (

- hiệu suất truyền động.

K3

=1,2 ÷ 1,25):


CHƯƠNG IV
TRANG BỊ ĐIỆN CHO BĂNG TẢI VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU

1. Nguyên lý hoạt động.
Hệ thống này có 3 băng tải, tất cả chúng dùng để vận chuyển trong dây
chuyền sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, như xi măng, gạch ngói… hệ thống
băng tải được truyền 3 động cơ chúng có liên động về điện chặt chẽ với nhau.
Hệ thống gồm 3 động cơ ĐC1, ĐC2, ĐC3.
Điều khiển mỗi động cơ điều có bộ nút nhấn OFF và ON tương ứng. thứ
tự khởi động các băng tải ngược chiều với dòng vận chuyển vật liệu tức là:


ĐC1 làm việc trước rồi sau đó mới tiếp tục khởi động ĐC2 và sau đó ĐC3
làm việc, thứ tự khởi động ở trên không có chiều ngược lại. khi dừng thì
ngược lại với khởi động.
Trên từng băng tải có đặt tín hiệu cho từng mạch được chỉ thị bằng đèn báo
(ĐĐ: đèn đỏ, ĐX: đèn xanh). Với đèn đỏ sang cho biết mạch có điện nhưng
chưa làm việc, đèn xanh sang cho biết mạch đã làm việc khi đó đèn đỏ tắt.
Hệ thống động cơ cho băng tải là những động cơ roto lồng sóc, không điều
chỉnh tốc độ hay thay đổi chiều quay. Để bảo vệ mạch, dùng rơle nhiệt cho
mỗi động cơ riêng biệt.
Để cho có sự liên động về điện thì ta muốn dừng 1 băng tải đồng thời những
băng tải trước đó phải dừng ( muốn dừng ĐC1 ta ấn OFF1 đồng thời ĐC2 và

ĐC3 dừng, hay muốn dừng ĐC2 ta nhấn OFF2 thì đồng thời ĐC3 cũng
dừng). hoặc khi thấy ĐĐ1 sáng thì không thể nhấn ON2 hoặc ON3 để động
cơ 2 và 3 làm việc được.
2. Sơ đồ mạch điện:
2.1 Sơ đồ mạch động lực:


2.2 Sơ đồ mạch điều khiển:

2.3 Giải thích hoạt động của mạch.
Khi ĐĐ1 sáng ta nhấn ON1 cuộn K1 có điện, đồng thời ĐX1 cũng sang.
Tiếp điểm thường hở K1 đóng lại giữ dòng qua cuôn dây K1 và thường đóng
K1 hở ra làm cho ĐĐ1 tắt.


Nhấn ON2 cuộn K2 có điện đồng thời ĐX2 cũng sang. Tiếp điểm thường hở
K2 đóng lại giữ dòng qua cuôn dây K2 và thường đóng K2 hở ra làm cho ĐĐ2
tắt. Lúc này băng tải 2 hoạt động.
Nhấn ON3 cuộn K2 có điện đồng thời ĐX3 cũng sang. Tiếp điểm thường
hở K3 đóng lại giữ dòng qua cuôn dây K3 và thường đóng K3 hở ra làm cho
ĐĐ3 tắt. lúc này băng tải 3 hoạt động.
Hiện tại toàn bộ hệ thống băng tải đang hoạt động. Nều muốn dừng cả hệ
thống ta chỉ cần nhấn OFF.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×