Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

NGÔ THỊ VÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HUYỆN TĨNH GIA
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý tài nguyên và môi trường
62850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN CAO HUẦN

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

NGÔ THỊ VÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HUYỆN TĨNH GIA


TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý tài nguyên và môi trường
60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN CAO HUẦN
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

GS.TS. Trương Quang Hải

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp tôi luôn nhận
được sự động viên, khích lệ và ủng hộ từ phía các thầy, cô giáo Khoa Địa lý, gia
đình và các đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Cao

Huần, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và đã
tận tâm hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian hoàn thành
luận văn.
Trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu..
Xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu về tài liệu của UBND huyện Tĩnh
Gia, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia.
Cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình
học tập và công tác cũng như trong quá trình thực hiện luận văn
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy
cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Học viên
Ngô Thị Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU ................................................................................................................... 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU ......................................................................................................... 2
6. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA .................................................................................................. 3
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 4

1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................................. 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trƣờng ............ 4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ................... 5
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ........................... 6
1.2.1. Một số khái niện cơ bản ................................................................................ 6
1.2.2. Cơ sở khoa học của quản lý môi trƣờng với tiếp cận địa lý .......................... 8
1.2.3. Quản lý môi trƣờng dựa vào không gian địa lý ........................................... 10
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...................... 11
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu................................................................................. 11
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 12
1.3.3. Quy trình thực hiện ...................................................................................... 13
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA ...... 15
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ....... 15
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................... 15
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 16
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 27
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG .............................................................................................................. 29
2.2.1. Dân số và nguồn lao động ........................................................................... 29
2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn .......................... 31
2.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ........................................................... 32
2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội ............. 38
2.2.5. Tai biến thiên nhiên ..................................................................................... 45

98


2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG HUYỆN TĨNH GIA............................................ 46

2.3.1. Thực trạng môi trƣờng nƣớc ....................................................................... 46
2.3.2. Thực trạng môi trƣờng không khí ............................................................... 57
2.3.3. Thực trạng môi trƣờng đất ........................................................................... 61
2.3.4. Các vấn đề môi trƣờng nổi cộm trong các tiểu vùng................................... 65
CHƢƠNG 3. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƢỜNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA ............................................................... 67
3.1. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƢỜNG - CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG THEO KHÔNG GIAN ........................................................................ 67
3.1.1. Phân vùng địa môi trƣờng ........................................................................... 67
3.1.2. Đặc điểm các vùng địa môi trƣờng. ............................................................ 70
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA.................................................................... 79
3.2.1. Những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác quản lý về môi trƣờng ............. 79
3.2.2. Những bất cập và thách thức trong công tác quản lý môi trƣờng ............... 79
3.3. HOẠCH ĐỊNH KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN CHO
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG HUYỆN TĨNH GIA .......................................................... 83
3.3.1. Nguyên tắc chung ........................................................................................ 83
3.3.2. Hoạch định không gian sử dụng tài nguyên cho hoạt động quản lý
nhà nƣớc về môi trƣờng......................................................................................... 84
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ .................................................................. 90
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 96

99


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững ................................................................... 12

Hình 1.2. Các bước nghiên cứu của luận văn ......................................................... 14
Hình 2.1. Bản đồ phân tầng độ cao ......................................................................... 19
Hình 2.2. Bản đồ đất huyện Tĩnh Gia ..................................................................... 26
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ................................................................ 41
Hình 2.4. Diễn biến BOD5 theo tháng tại Lạch Ghép, sông Yên
năm 2011-2012 ....................................................................................................... 48
Hình 2.5. Diễn biến BOD5 theo tháng tại Lạch Bạng, sông Bạng
năm 2011-2012 ....................................................................................................... 48
Hình 2.6. Diễn biến COD theo tháng tại Cầu Đò Lừa, sông Bạng
2011-2012 ............................................................................................................... 49
Hình 2.7. Diễn biến COD theo tháng tại Lạch Bạng, sông Bạng
2011-2012 ............................................................................................................... 49
Hình 2.8. Diễn biến Hàm lượng TSS trung bình năm trong nước sông Yên,
Sông Bạng năm 2011-2014..................................................................................... 50
Hình 2.9. Diễn biến Hàm lượng E.coli trung bình năm trong nước sông Yên,
sông Bạng năm 2011-2014 ..................................................................................... 50
Hình 2.10. Diễn biến Hàm lượng NO2- trung bình năm trong nước sông Yên,
sông Bạng năm 2011-2014 ..................................................................................... 51
Hình 2.11. Diễn biến hàm lượng tổng dầu mỡ trung bình năm trong nước
sông Yên, sông Bạng năm 2011-2014 .................................................................... 52
Hình 2.12. Nồng độ bụi lơ lửng minh họa theo mùa qua các năm tại KDC
cạnh nhà máy xi măng Nghi Sơn, xã Hải Thượng.................................................. 58
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng môi trường ................................................................ 78
Hình 3.2. Bản đồ định hướng tổ chức không gian huyện Tĩnh Gia ........................ 89


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng, năm các trạm ......................................... 20
Bảng 2.2.Phân phối lượng mưa trung bình nhiều năm ........................................... 21
Bảng 2.3. Tần suất lượng mưa năm (mm) ..........................................................................21

Bảng 2.4. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%) ......................................... 21
Bảng 2.5. Biến động dân số trung bình giai đoạn 2005 - 2012 .............................. 30
Bảng 2.6. Quy mô, cơ cấu lao động thời kỳ 2005 - 2012 ....................................... 30
Bảng 2.7. Cơ cấu GTSX của huyện giai đoạn 2005 - 2010 và 2011 - 2012 .......... 33
Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và giai đoạn (%) ......................... 34
Bảng 2.9. Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo ngành (%) ........................... 36
Bảng 2.10.Biến động đất giai đoạn 2005 - 2012 và so với quy hoạch ................... 38
Bảng 2.11. Thực trạng y tế trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ....................................... 45
Bảng 2.12. Chất lượng nước ngầm huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ........................... 54
Bảng 2.13 Kết quả quan trắc chất lượng nước ven bờ huyện Tĩnh Gia ................. 56
Bảng 2.14 Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư cạnh
khu công nghiệp ...................................................................................................... 58
Bảng 2.15. Thống kê lưu lượng xe giờ cao điểm huyện Tĩnh Gia năm 2015 ........ 60
Bảng 2.16. Kết quả quan trắc môi trường đất huyện Tĩnh Gia............................... 63
Bảng 2.17. Các vấn đề môi trường nổi cộm theo các tiểu vùng địa môi trường .... 66
Bảng 3.1.Hiện trạng sử dụng đất lưu vực sông Bạng - Năm 2012 ......................... 74


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng
đã mang lại rất nhiều lợi ích: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, kéo
dài tuổi thọ. Tuy nhiên, đi kèm theo nó là tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên, suy
thoái môi trƣờng. Ngày nay, vấn đề môi trƣờng đã đƣợc đề cập nhiều hơn, đƣợc nhà
nƣớc và các ban ngành quan tâm hơn, nó đƣợc coi nhƣ một yếu tố phát triển song
hành cùng kinh tế.
Huyện Tĩnh Gia là huyện nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ
các khu vực kinh tế trọng điểm. Cùng với cả nƣớc, huyện Tĩnh Gia đang nhanh
chóng thực hiện công nghiệp Hóa, hiện đại Hóa; văn Hóa xã hội chuyển biến tích

cực, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng sinh học cũng đã dần bị cạn kiệt, môi trƣờng đô thị, nông thôn, ven
biển... có dấu hiệu xuống cấp, các thiên tai ngày càng tăng (biến đổi khí hậu, lũ lụt,
hạn hán, lở đất, cháy rừng...); đời sống sức khoẻ của một bộ phận cộng đồng bị ảnh
hƣởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế khó khăn nên công tác bảo
vệ môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức. Công tác quản lý môi
trƣờng còn bộc lộ nhiều điểm yếu nhƣ: nguồn nhân lực còn thiếu, năng lực quản lý
của cán bộ còn yếu; công cụ quản lý vừa thiếu vừa yếu, các văn bản còn chồng
chéo, nội dung văn bản còn chung chung chƣa phù hợp với thực tế của địa phƣơng;
nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng còn rất hạn chế; các chế tài
chƣa có đủ sức răn đe giáo dục. Hơn nữa do đặc thù của lãnh thổ và thực trạng chất
lƣợng môi trƣờng ở từng khu vực không giống nhau nên công tác quản lý môi
trƣờng ở các khu vực này đòi hỏi các biện pháp quản lý sao cho phù hợp với điều
kiện thực tế.
Do vậy, nhằm quản lý môi trƣờng một cách tổng hợp và hiệu quả cho một
lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng, đề tài:“Nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng theo
tiếp cận địa lý huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa” đƣợc lựa chọn là hết sức thiết thực
và phù hợp.
1


2. MỤC TIÊU
Xác lập các căn cứ địa lý về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế xã hội và môi trƣờng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về môi
trƣờng theo không gian tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn đã tập trung thực hiện các nội dung chủ
yếu sau:
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan, xác lập cơ sở lý luận và
phƣơng pháp nghiên cứu

- Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã
hội và sự phân hóa không gian củakhu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng môi trƣờng và công tác quản lý môi trƣờng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về môi trƣờng theo không gian
địa lý huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Phạm vi lãnh thổ:

Phạm vi lãnh thổ phần đất liền huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa



Phạm vi khoa học:
Đề tài tập trung nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các

giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội;
hiện trạng, diễn biến chất lƣợng môi trƣờng và công tác quản lý về môi trƣờng khu
vực nghiên cứu.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn có liên
quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài.
- Các tài liệu, công trình về huyện Tĩnh Gia: Các số liệu thống kê, Các tài
liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tai biến thiên nhiên; Báo cáo về tình
hình kinh tế - xã hội năm . Kết quả quan trắc môi trƣờng huyện qua các năm (20112015), Trung tâm quan trắc môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa.
2



- Các tƣ liệu bản đồ: bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
địa hình
- Kết quả khảo sát thực địa của tác giả về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và hiện trạng môi trƣờng của huyện Tĩnh Gia.
6. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA
a) Kết quả
- Các Bản đồ chính: Bản đồ phân vùng địa môi trƣờng, bản đồ định hƣớng sử
dụng hợp lý tài nguyên cho quản lý môi trƣờng huyện Tĩnh Gia.
- Phân tích hiện trạng, diễn biến môi trƣờng thông qua các chỉ tiêu về chất
lƣợng môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất, môi trƣờng không khí, hiện trạng tai biến
thiên nhiên và rủi ro môi trƣờng.
- Phân vùng và quản lý môi trƣờng huyện Tĩnh Gia.
- Một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng huyện.
)
-

n

a

nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng rõ khả năng ứng

dụng lãnh thổ phục vụ quản lý môi trƣờng có hiệu quả.
- nghĩa thực tiễn: Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên, môi trƣờng huyện Tĩnh Gia.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng môi trƣờng
huyện Tĩnh Gia

Chƣơng 3: Các tiểu vùng địa môi trƣờng, tình hình quản lý và các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý môi trƣờng huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trƣờng
Cơ sở địa lý trong bảo vệ môi trƣờng là tiếp cận, đánh giá các đối tƣợng tự
nhiên, kinh tế - xã hội theo hƣớng đánh giá tổng hợp và đặc thù không gian. Các
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam đã chỉ ra rằng,
việc xác lập cơ sở địa lý cho BVMT là rất phù hợp và hiệu quả. Bởi để nghiên cứu
BVMT trƣớc hết phải dựa vào các điều kiện địa lý (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhƣỡng, thực vật...) và xem xét chúng trong một thể tổng hợp tự nhiên.Từ
đó tìm hiểu và xác định đƣợc các tiềm năng tự nhiên để có hƣớng sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Thể tổng hợp tự nhiên đƣợc tạo thành bởi các quy luật phân hóa của các yếu
tố tự nhiên trong quá trình trao đổi chất và năng lƣợng.Các thể tổng hợp tự nhiên
chứa đựng những chức năng riêng tạo nên một hệ thống chức năng tổng hợp có mối
quan hệ tƣơng đối chặt chẽ giữa tự nhiên và kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nhƣ vậy,
tiếp cận địa lý học trong việc BVMT là cách tiếp cận, đánh giá tổng hợp các thể
tổng hợp tự nhiên nhằm xác định các mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần
tự nhiên, các tính chất môi trƣờng của lãnh thổ với hoạt động của con ngƣời trong
quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên.
Trong nghiên cứu địa lý, đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên là
phƣơng pháp chủ đạo nhằm xác định các mối quan hệ và những tác động tƣơng hỗ
giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên trong thể tổng hợp đó cũng nhƣ giữa các thể
tổng hợp với nhau.Nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ bản chất tự nhiên, chức

năng kinh tế của các thể tổng hợp tự nhiên sẽ góp phần đƣa ra định hƣớng lâu dài
cho việc BVMT.
Cơ sở địa lý (Theo Từ điển Bách khoa Địa lý - 1988, Nguyễn Cao Huần...
2003) bao gồm: tính không gian (tính lãnh thổ), tính thời gian, tính tổng hợp và
quan hệ tƣơng hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ.
4


Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu địa lý trong quản lý và bảo vệ môi
trƣờng nhƣ: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
(1997),“Cơ sở cảnh quan của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trƣờng lãnh thổ Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Cao Huần,
Nguyễn An Thịnh, (2005), “Tiếp cận định lƣợng trong nghiên cứu địa lý và ứng
dụng, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất”.Nguyễn Cao Huần, (2004), “Nghiên cứu
hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo
vệ môi trƣờng cấp tỉnh, huyện (Nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)”, Tạp chí Khoa học
ĐHQG HN.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Đến nay, huyện Tĩnh Gia chƣa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống
về tăng cƣờng quản lý và bảo vệ môi trƣờng.Các công trình nghiên cứu trong huyện
chủ yếu mới nghiên cứu về quy hoạch môi trƣờng và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội do một số ban ngành nghiên cứu. Cụ thể:
- Có các đề tài, nhiệm vụ của các Sở, Ban ngành trong hệ thống quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng của huyện nhƣ: Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch vùng huyện
Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 (Viện xây dựng quy hoạch Thanh Hóa);
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
(Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa); Báo cáo kết quả sửa chữa, bổ sung
phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (
2011 - 2015) của huyện Tĩnh Gia (Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia).
- Nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch

ngành: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia
thời kỳ đến năm 2020 (Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia); Quy hoạch tổng thể kinh
tế - Xã hội vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hóa đƣợc UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt
tại Quyết định số 610/2004/QĐ-UB ngày 08/3/2004: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã
hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: đƣợc đề cập đến trong: Báo cáo
quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Sở Tài nguyên và môi
trƣờng, 2009). Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa 05 năm (2006-2010)
(Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa).
5


1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
1.2.1. Một số khái niện cơ bản
1. Khái niệm về môi trường
Môi trƣờng là một khái niệm rất rộng, đƣợc định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau:
Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): "Môi trƣờng
(đƣợc định nghĩa với môi trƣờng địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh
con ngƣời, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài ngƣời có quan hệ tƣơng hỗ trực
tiếp với nó, nghĩa là môi trƣờng có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và
hoạt động sản xuất của con ngƣời" (S.V.Kalesnik [15])
Theo Luật BVMT Việt Nam (2014) [17]:Môi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
ngƣời và sinh vật. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa,
hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành.
Môi trƣờng sống là tổng các điều kiện bên ngoài có ảnh hƣởng tới sự sống và
sự phát triển của các cơ thể sống. Đôi khi ngƣời ta còn gọi khái niệm môi trƣờng

sống bằng thuật ngữ môi sinh.
“Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có
ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người”(Lƣu Đức Hải (2001), [3])
Môi trƣờng sống của con ngƣời theo chức năng đƣợc chia thành các loại:
Môi trƣờng tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ yếu tố vật lý, hóa học
và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời.
Môi trƣờng xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời và ngƣời tạo nên sự thuận
lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài ngƣời.
Môi trƣờng nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con ngƣời tạo
nên và chịu sự chi phối của con ngƣời.
6


Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố nhƣ không khí, nƣớc, đất,
ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội…có ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống
của con ngƣời và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất
của con ngƣời. Môi trƣờng theo nghĩa hẹp là tổng các nhân tố nhƣ không khí,
nƣớc, đất, ánh sáng…liên quan đến chất lƣợng cuộc sống con ngƣời, không xét
tới tài nguyên.
2. Khái niệm về Quản lý môi trường
Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời, dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến con
ngƣời, xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền vững và sử dụng
hợp lý tài nguyên. (Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2000)[4])
Quản lý môi trƣờng thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục…Các biện pháp này có
thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
Việc quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ở mọi quy mô, toàn cầu, khu vực, quốc gia,

tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình.
Các nội dung và chức năng của quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
Công tác quản lý môi trƣờng có 3 nội dung quan trọng, bao gồm: xây dựng
cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp cho việc thi hành công tác quản lý môi trƣờng,
thiết lập các công cụ quản lý môi trƣờng, tổ chức các công tác bảo vệ và quản lý
môi trƣờng.
Quản lý môi trƣờng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác
quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Ở nƣớc ta, các nội dung này đƣợc trình bày trong
điều 139, chƣơng XIV, luật BVMT 2014 [17]
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng.
7


2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình, đề án,
quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trƣờng, dự báo diễn biến môi trƣờng.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trƣờng; thẩm
định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trƣờng và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trƣờng; tổ
chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
5. Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trƣờng.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trƣờng.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; thanh
tra trách nhiệm quảnlý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo
về bảo vệ môi trƣờng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trƣờng; giáo dục, tuyên truyền,

phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng.
10. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nƣớc cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
1.2.2. Cơ sở khoa học của quản lý môi trƣờng với tiếp cận địa lý
1.2.2.1. Cơ sở khoa học của quản lý môi trƣờng
a) Cơ sở triết ọc của Quản lý môi trườn (QLMT)
Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ con ngƣời - xã hội - tự nhiên là: Tính
thống nhất vật chất thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con ngƣời xã hội - tự nhiên; Sự phụ thuộc của mối quan hệ con ngƣời và tự nhiên vào trình độ
phát triển của xã hội; Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con ngƣời
và tự nhiên.
8


) Cơ sở kin tế của QLMT
Quản lý môi trƣờng đƣợc hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trƣờng và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Vì vậy, chúng ta
có thể dùng các phƣơng pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hƣớng hoạt
động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Các công cụ kinh tế
rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi
hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO.
c) Cơ sở k oa ọc côn n

ệ của QLMT

- Cơ sở khoa học: Cho phép con ngƣời đánh giá, dự báo, kiểm soát các tác
động tiêu cực của phát triển đến môi trƣờng.
- Cơ sở kỹ thuật - công nghệ: Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trƣờng, các vấn

đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con ngƣời đang đƣợc nghiên cứu, xử lý hoặc
phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lƣợng môi
trƣờng nhƣ kỹ thuật viễn thám, tin học đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc phát triển trên
thế giới.
d) Cơ sở văn óa - xã ội tron QLMT
Hiệu quả của QLMT phụ thuộc rất nhiều vào đối tƣợng quản lý - con ngƣời
về trình độ, nhận thức của đối tƣợng quản lý, ngoài ra yếu tố tập tục của các dân tộc
cũng cũng ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhƣ: Văn hóa sử dụng tài nguyên của
các cộng đồng khác nhau; văn hóa xả thải; Vì vậy khi đƣa ra các chính sách QLMT
cần quan tâm đến cơ sở văn hóa của cộng đồng để công tác quản lý có hiệu quả.
1.2.2.2. Tiếp cận địa lý cho quản lý môi trƣờng
Tiếp cận địa lý cho quản lý môi trƣờng là cách tiếp cận quản lý môi trƣờng
theo không gian các vùng, các khu vực khác nhau của một lãnh thổ. Tiếp cận địa lý
(Tiếp cận địa lý tổng hợp) cụ thể hóa tiếp cận tổng hợp và hệ thống theo khía cạnh
tính tổng hợp và tính tƣơng hỗ khi nghiên cứu các đối tƣợng theo không gian. Tiếp
cận này rất đặc thù không những hoạch định không gian phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trƣờng mà còn quản lý môi trƣờng của khu vực nghiên cứu.Nội dung này đƣợc
9


thể hiện ở sự phân hóa lãnh thổ thành các không gian địa lý (các tiểu vùng địa môi
trƣờng). Cụ thể hóa các căn cứ khoa học theo tiếp cận địa lý cho quản lý môi trƣờng
huyện Tĩnh Gia dựa vào ba nội dung chính:
1. Mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên nhƣ một hệ thống nhất
2. Đặc điểm nguồn tài nguyên và các hoạt động khai thác sử dụng theo các tiểu
vùng địa môi trƣờng
3. Thực trạng môi trƣờng, các vấn đề bảo vệ và quản lý môi trƣờng.
Trong bất kỳ lãnh thổ nào, do sự khác nhau của các điều kiện tự nhiên đã dẫn
đến sự phân hóa thành các khu vực khác nhau. Trong mỗi khu vực, các điều kiện tự
nhiên sẽ có ảnh hƣởng đến các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác sử dụng tài

nguyên và các hành vi của con ngƣời với các hoạt động đó.
Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận địa lý, công tác quản lý môi trƣờng muốn có
hiệu quả cần phải có các quy định, các giải pháp khác nhau phù hợp với từng khu
vực địa lý. Các khu vực địa lý này là kết quả nghiên cứu sự phân hóa không gian
của bất kỳ lãnh thổ nào (vùng, tiểu vùng).
1.2.3. Quản lý môi trƣờng dựa vào không gian địa lý
Quản lý môi trƣờng thƣờng đƣợc tiến hành trong phạm vi đơn vị hành chính
nhờ có các công cụ pháp luật, chính sách, công cụ tài chính, giáo dục. Tuy nhiên do
tính phân dị của điều kiện tự nhiên, đơn vị lãnh thổ hành chính bị phân hóa thành
các khu vực khác nhau. Mỗi khu vực có đặc trƣng riêng về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, các vấn đề tai biến môi trƣờng, nên con ngƣời trong khu vực
phải tìm các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ khác nhau để phù hợp. Chẳng hạn
khu vực ven biển, có sự tác động khác nhau của lục địa và biển, các nguồn tài
nguyên thủy hải sản phong phú, tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy hải sản.
Tuy nhiên khu vực này lại chịu nhiều tác động của tai biến thiên nhiên và điều kiện
tự nhiên không thuận lợi nhƣ mặn hóa, xói lở, bồi tụ.. Ngƣợc lại khu vực đồi núi có
tiềm năng phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm, khai thác khoáng sản, có dân tộc
thiếu số cƣ trú với kỹ thuật khai thác truyền thống là chủ yếu, tiếp cận theo khoa
học, kỹ thuật hạn chế. Các tai biến, lũ quét, sạt nở đất, xói mòn thƣờng xuyên xảy
ra. Điều đó đòi hỏi trong quản lý môi trƣờng cần chú ý đến tính riêng biệt về điều
10


kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con ngƣời của từng khu vực địa lý. Đây chính là
những đòi hỏi từ thực tế đối với quản lý môi trƣờng.
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
a) Quan điểm ệ t ốn
Quan điểm hệ thống coi huyện Tĩnh Gia nhƣ một địa hệ thống đƣợc hình
thành từ mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu,

thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật) với các yếu tố xã hội và hình thức sử dụng tài
nguyên (du lịch, công nghiệp, ngƣ nghiệp...).
Theo quan điểm này, các yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội và thực trạng môi trƣờng cũng nhƣ công tác quản lý về môi trƣờng trên lãnh thổ
phải đặt trong hệ thống tƣơng tác với các mối liên hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ
sở định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch môi trƣờng chung của khu vực.
Trên cơ sở đó xác lập đƣợc tiêu chí, yêu cầu nhiệm vụ với từng vùng lãnh thổ trong
công tác bảo vệ môi trƣờng, hƣớng tới phát triển bền vững.
) Quan điểm tổn

ợp

Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đều phải tiến hành nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội.
Từ đó đƣa ra các định hƣớng phát triển phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng.
Nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ phục vụ đắc
lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng.
Với quan điểm tổng hợp, xem xét tất cả các yếu tố trong hệ thống kinh tế xã hội - môi trƣờng lãnh thổ huyện Tĩnh Gia trong mối liên hệ với các yếu tố khác
trong hệ thống. Ví dụ, công tác quản lý môi trƣờng của địa phƣơng còn yếu kém
đƣợc xét đến do rất nhiều nguyên nhân: nguồn lực cán bộ thiếu và yếu, thể chế
chính sách pháp luật chƣa phù hợp, do đặc thù về điều kiện tự nhiên ( phân hóa
lãnh thổ), do chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, giữa các ngành
quản lý, chƣa phát huy đƣợc vai trò của cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi
trƣờng. Điều đó cho thấy cần có cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một
vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trƣớc khi đƣa ra một giải pháp
hoặc quyết định đúng đắn.
11


c) Quan điểm p át triển ền vữn

Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện môi trƣờng hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con
ngƣời đang sống, nhƣng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tƣợng lai những điều kiện
tài nguyên và môi trƣờng cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay.
Trên quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hƣởng của các
hoạt động phát triển đến khu vực nghiên cứu, để từ đó xác lập cơ sở nâng cao hiệu
quả quản lý sao cho vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế, song hạn chế tác
động đến tài nguyên và môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển cộng đồng trong khu vực
đồng thời bảo vệ và nâng cao giá trị của vùng.

Ph¸t triÓn bÒn v÷ng
BÒn v÷ng
Kinh tÕ

BÒn v÷ng
X· héi

BÒn v÷ng
M«i tr-êng

Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững
ham khảo và đi u ch nh t ngu n II D,
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau:
a) P ươn p áp p ân tíc và tổng hợp tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm r hơn cơ
sở lý luận và các hƣớng cũng nhƣ các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Việc phân tích và tổng hợp, tổng luận các tài liệu và các
công trình nghiên cứu trƣớc đó mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng
12



lặp trong nghiên cứu; thừa kế các kết quả nghiên cứu trƣớc đó theo hƣớng nghiên
cứu của đề tài.
) P ươn p áp k ảo sát t ực địa:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã thực hiện nhiều đợt
nghiên cứu, khảo sát tổng hợp hiện trạng và công tác quản lý về môi trƣờng. Đây là
cơ sở quan trọng đảm bảo đƣợc tính logic về khoa học và áp dụng đƣợc ngay trong
điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Đồng thời làm cơ sở chỉnh sửa những sai sót và
thiếu xót của tài liệu đã có và số liệu xử lý trong phòng.
c) P ươn p áp ản đồ
Tác giả đã sử dụng các loại bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
đƣợc cập nhật thời gian gần đây nhất, các bản đồ đều có tỷ lệ 1:25000, và sử dụng các
phần mềm Arc GIS, Mapinfo để phân tích định lƣợng và xác định sự biến đổi không
gian của các yếu tố địa lý (hợp phần môi trƣờng). Luận văn cũng nhƣ xây dựng các
bản đồ và tổng hợp định hƣớng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.
d) P ươn p áp môi trường
Qua các số liệu quan trắc môi trƣờng, tác giả đã vận dụng các chỉ tiêu môi
trƣờng về chất lượng môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, đánh
giá chất lƣợng môi trƣờng khu vực nghiên
1.3.3. Quy trình thực hiện
Bước 1: Xây dựn cơ sở lý luận và p ươn p áp n

iên cứu:

- Xây dựngtổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài;
- Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Bƣớc 2
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng
phát triển kinh tế xã hội.

- Phân tích hiện trạng môi trƣờng và tai biến thiên nhiên của huyện từ đó
phân thành các tiểu vùng địa môi trƣờng huyện Tĩnh Gia.
Bƣớc 3:
- Phân tích các vấn đề môi trƣờng bức xúc các tiểu vùng địa môi trƣờng
- Đề xuất không gian sử dụng lợp lý tài nguyên cho quản lý môi trƣờng các
tiểu vùng địa môi trƣờng huyện Tĩnh Gia
13


Xác định nhu cầu thông tin và thu thập thông tin

Bước 1

Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Đánh giá điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên
huyện Tĩnh Gia

Bước 2

Phân tích hiện trạng phát
triển kinh tế - xã hội huyện
Tĩnh Gia

Phân tích hiện trạng môi trƣờng và tai biến thiên nhiên
huyện Tĩnh Gia


Phân tích đặc điểm các tiểu vùng địa môi trƣờng huyện
Tĩnh Gia

Phân tích các vấn đề cấp bách môi trƣờng các tiểu vùng
địa môi trƣờng
Bước 3

Đề xuất không gian sử dụng hợp lý tài nguyên cho quản
lý môi trƣờng các tiểu vùng địa môi trƣờng huyện Tĩnh
Gia

Hình 1.2. Các bƣớc nghiên cứu của luận văn

14


CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Tĩnh Gia là huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm thị
trấn huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40 km về phía Nam theo quốc lộ
1A, cách khu công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ khoảng 20 km về phía Bắc, nằm
trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Thanh Hóa (khu công nghiệp Nghi Sơn,
vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh).
Có tọa độ địa lý: Từ 19017'12’’ đến 19037'52’’ vĩ độ Bắc; từ 104037'51’’ đến
105055'52’’ kinh độ Đông.
Tiếp giáp với các đơn vị hành chính nhƣ sau:
- Phía bắc giáp huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía đông là Vịnh Bắc Bộ.

- Phía nam giáp huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An.
- Phía tây giáp huyện Nông cống, huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Tĩnh Gia ở vị trí thuận lợi có đƣờng quốc lộ IA và đƣờng sắt Bắc
Nam chạy qua với chiều dài hơn 35 km. Ngoài ra với hơn 42 km bờ biển, 3 cửa lạch
lớn: Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm, đặc biệt là có cảng biển nƣớc sâu
Nghi Sơn.
Vị trí địa lý đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để giao lƣu phát triển kinh
tế, văn Hóa - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh bạn và quốc tế; khai thác các
tiềm năng nội lực một cách có hiệu quả, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân, góp
phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế của tỉnh nhà.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 45.828,67 ha, chiếm 4,12% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Toàn huyện có 34 đơn vị hành chính gồm: 33 xã và 01 thị trấn. Diện tích tự
nhiên đứng hàng thứ 12/27 huyện, thị thành phố của tỉnh Thanh Hóa và đứng hàng
thứ nhất của các huyện đồng bằng Thanh Hóa.
15


2.1.2. Điều kiện tự nhiên
1. Địa c ất
- Các đá cacbonat:. Đá vôi là nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng, đồng thời
là khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng vật liệu quan trọng của tỉnh.Khối vùng
Khoa Trƣờng, Trƣờng Lâm, Tân Trƣờng là vùng đá vôi dạng khối liền mạch chạy
dài theo dãy đá vôi Hoàng Mai có nhiều hang động Kastơ
- Các trầm tích Đệ tứ: Trầm tích Đệ tứ phân bố ở các đồng bằng ven biển và
trong các thung lũng sông, suối và các thành phần cát sét, sỏi, cuội, tảng. Vùng phân
bố trầm tích Đệ tứ là vùng canh tác quan trọng đồng thời là vùng khoáng sản sét
gạch ngói, sét gốm sứ, sét hấp thụ, sét xi măng, cát cuội sỏi xây dựng; một số nơi
trong cát ven biển chứa quặng titan.
- Các đá magma: Đá magma trong phạm vi tỉnh rất phong phú, gồm đá núi

lửa và đá xâm nhập.
- Phần thƣợng nguồn từ Yên Mỹ về đến Phú Sơn, Phú Lâm là vùng đất đỏ
Bazan phun trào, đất vàng sẫm tầng dầy 20 - 30 m, đá gốc là Macma dạng tảng
- Các hệ thống đứt gẫy: Các hệ thống đứt gãy lớn nhất, có vai trò chủ yếu
trong cấu trúc vùng đều có phƣơng Tây Bắc- Đông Nam.
- Vùng đồng bằng ven biển là vùng trầm tích biển cổ đƣợc phủ lên bề mặt
một lớp phù sa sông biển dày 2  4m. Dƣới tiếp theo là tầng sú vẹt. Địa chất nền
mền lẫn nhiều sạn sỏi. Tầng đá gốc nằm sâu dƣới cao độ -10  -15m so với mực
nƣớc biển.
2. Địa hình
Do điều kiện địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc đang đƣợc
nâng lên, tiếp giáp với miền sụt v ng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu
vực núi thấp uốn nếp đƣợc cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích
(đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit, riôlit,
bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ nhau, có khi
lồng vào nhau làm phong cảnh thay đổi không ngừng. Đồng bằng châu thổ Thanh
Hóa đƣợc cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía
biển ở Đông Nam. Trên đồng bằng có một số đồi núi xen kẽ với độ cao trung bình
16


200 - 300 m, đƣợc cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (từ đá phun trào đến đá vôi,
đá phiến). Trên địa hình ven biển có vùng sình lầy ở sông Yên... địa hình vùng ven
biển đƣợc hình thành với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ
đƣợc đƣa ra từ các cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dƣới dạng mũi tên
cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm
nƣớc mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì
ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài
chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam dạng xòe nan quạt.
Địa hình của huyện Tĩnh Gia khá phức tạp và đa dạng, đƣợc chia làm 3

khu vực:
Phía Tây Nam địa thế khá cao, đƣợc bao trùm bởi một dãy núi chạy dài, tạo
nên địa hình đồi núi rất rõ nét. Vùng núi và đồi núi địa trải rộng trên địa phận của
khoảng 13 xã, trong đó 6 xã địa hình núi hiểm trở là: Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú
Sơn, Định Hải, Tân Trƣờng, Trƣờng Lâm và 7 xã có địa hình đồi - rừng là: Hải
Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm. Vùng địa
hình núi non bán sơn địa cho phép Tĩnh Gia có thể sử dụng để phát triển các ngành
kinh tế đặc trƣng nhƣ: lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác tài nguyên
khoáng sản, đất đá. Vùng đồi núi, các đỉnh núi cao từ 100 - 250 m ít thuận lợi để
phát triển xây dựng đặc biệt là nhu cầu xây dựng tập trung, tuy nhiên đây là vùng
đầu nguồn nƣớc, lá phổi xanh của cả vùng với tiềm năng về du lịch, thủy lợi.
Độ cao của huyện có xu hƣớng thấp dần về phía đông bắc. Tại đây, địa hình
khá bằng phẳng và hình thành khu vực địa hình đồng bằng với nhiều sông rạch chạy
qua, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây lƣơng thực thực phẩm (LTTP) cũng nhƣ
cây công nghiệp, cây ăn quả cũng nhƣ chăn nuôi gia súc, gia cầm phong phú. Khu
vực địa hình đồng bằng bao gồm địa phận của một số xã giáp với vùng đồi có khả
năng phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ Hải Ninh, Triệu Dƣơng, Ngọc
Lĩnh, Hải Hoà v.v…Một số xã khác thuộc khu vực phía Bắc huyện nhƣ: Các Sơn,
Anh Sơn, Thanh Sơn, Hùng Sơn, Thanh Thủy. Vùng trung du có địa hình tƣơng đối
bằng phẳng, địa chất tốt có khả năng đáp ứng nhu cầu xây dựng tập trung, có tiềm
năng về trồng cây công nghiệp: cao su, mía, sắn ...nuôi trồng dạng tập trung.
17


Khu vực phía đông của huyện bao gồm khoảng 15 xã giáp biển, trong đó
một số xã có cửa lạch chạy qua, tạo một kiểu dáng khác hẳn so với hai vùng trên,
địa hình thấp và xu hƣớng nghiêng ra biển tạo ra khả năng hình thành và phát triển
khu vực kinh tế biển nuôi trồng thuỷ sản cũng nhƣ đánh bắt cá xa và gần bờ. Vùng
đồng bằng hẹp nằm dọc theo biển và các con sông có cao độ từ +2,00 đến +20,000
m, tƣơng đối bằng phẳng có nhiều điều kiện để phát triển xây dựng, tuy nhiên bên

cạnh tiềm năng của biển là những khó khăn do bão lũ và những hoạt động xâm
thực của biển.

18


×