Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.17 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến nơng và Phát triển nơng thơn

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại
phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thao
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Kim Oanh
Thời gian thực tập: Từ 28/12/2015 đến 01/05/2016
Địa điểm thực tập: Phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Bộ môn: Kinh tế nông thôn

HUẾ, 05/2016

1


Lời Cảm Ơn
Thực tập cuối khóa là một phần kết quả học tập của tôi sau những năm ở giảng
đường Đại học. Để hồn thành bài khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s. Đinh Thị Kim
Oanh là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt q trình tơi làm đề
tài


Tơi xin chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ ở UBND phường Hương Chữ
cũng như hợp tác xã nông nghiệp La Chữ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi học tập
và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các hộ nơng dân phường Hương Chữ đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình điều tra và thu thập số liệu phục vụ cho đề tài.
Và cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và đóng góp
ý nhiều ý kiến q giá để tơi hồn thành đợt thực tập này. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn
chế mặt kiến thức và kĩ năng nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn của thầy cơ và các bạn để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thao

DANH MỤC CÁC BẢNG

2


DANH MỤC CÁC HÌNH

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

4


Nghĩa của từ

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

KT - XH

Kinh tế- xã hội

HTX

Hợp tác xã

BQC

Bình qn chung

ĐVT

Đơn vị tính

BVTV

Bảo vệ thực vật


DT

Diện tích

GO

Tổng giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

VA

Giá trị gia tăng

TC

Tổng chi phí

GO/IC

Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian

VA/IC

Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian

VA/LĐ


Giá trị gia tăng trên lao động


MỤC LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên đề tài: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại
phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thao - Lớp Phát triển nông thôn 46
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Kim Oanh
Lí do chọn đề tài: Cây lạc là cây trồng được trồng khá phổ biến ở nước ta nhất
là ở khu vực miền Trung. Hương Chữ là một phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lạc, mang lại giá trị cao cho
người dân ở đây. Hơn nữa, cây lạc còn là cây trồng đem lại nhiều giá trị và lợi ích đáp
ứng nhu cầu cho con người.
Trong điều kiện đất nơng nghiệp ngày càng hạn hẹp, sự nóng lên của trái đất,
thời tiết ngày càng khắc nghiệt, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc xem xét đánh
giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất nơng nghiệp có vai trị quan trọng.
Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất lạc tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
để làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu hiện trạng sản xuất lạc tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế
-Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của việc trồng lạc tại nông hộ phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định các thuận lợi, khó khăn trong việc trồng lạc của các nông hộ tại
phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số nội dung chính

sau: (1) Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của phường Hương Chữ. (2)
Nghiên cứu thực trạng sản xuất tại phường Hương Chữ như cơ cấu giống, diện tích,
năng suất, sản lượng của lạc và các cây trồng khác trên địa bàn giai đoạn 2013-2015.
(3) Nghiên cứu thực trạng sản xuất lạc ở các hộ điều tra gồm diện tích, năng suất, sản
lượng, giá bán lạc qua các năm. Các chi phí đầu tư, giá trị thu được và hiệu quả kinh tế
của cây lạc năm 2015, so sánh hiệu quả của hoạt động sản suất lạc với sản xuất lúa. (4)
Tìm hiểu các khó khăn trong sản xuất lạc của nơng hộ và giải pháp phát triển lạc.
Phương pháp nghiên cứu:
5


-

Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện nghiên cứu này tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin
sau:
Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập từ báo cáo kinh tế- xã hội của phường qua
các năm 2013, 2014, 2015. Các báo cáo về tình hình đất đai, đất sản xuất nơng nghiệp,
vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tếchính trị…Các thống kê về tình hình sản xuất lạc của phường, các dự án, các báo cáo
nghiên cứu có liên quan đến cây lạc. Tài liệu từ internet, sách báo…
Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn hộ dựa trên bảng hỏi để phỏng vấn trực
tiếp 60 hộ dân trồng lạc. Phỏng vấn sâu cán bộ chủ tịch hội nông dân, trưởng thôn, chủ
nhiệm hợp tác xã.

-

Phương pháp chọn mẫu: Từ danh sách hộ tham gia sản xuất lạc và dựa vào tỉ lệ các
nhóm hộ của phường, chọn ngẫu nhiên 60 hộ để phỏng vấn.
Phương pháp xử lí số liệu: các dữ liệu định lượng được xử lí bằng phần mềm Excel.
Dữ liệu định tính được tổng hợp, phân tích và đánh giá.

Kết quả đạt được:
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài tại phường Hương Chữ tôi đã đạt được
những kết quả sau:

-

Cơ bản đánh giá được hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn phường.
Hiểu được những khó khăn cũng như nhu cầu của người dân trong việc đẩy mạnh sản
xuất lạc.
Đưa ra các giải pháp góp phần để phát triển sản xuất lạc trong thời gian tới
Thấy được rằng sản xuất lạc thực sự hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa
phương.
Huế, ngày … tháng … năm 2016
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S Đinh Thị Kim Oanh

Nguyễn Thị Thao

6


PHẦN 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, là cây có nhiều giá trị dinh dưỡng
cao và được người dân ở nước ta cũng như trên thế giới sản xuất để phục vụ cho nhu
cầu về thực phẩm cũng như sản xuất để thu lợi nhuận, cải thiện đời sống. Là một cây

thuộc họ đậu nên nó có khả năng bảo vệ đất và tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong số các
loại cây có dầu ngắn ngày, cây lạc đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích cũng như
sản lượng. Hơn nữa, trồng lạc mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần thúc đẩy kinh tế
hộ phát triển.
Việt Nam của chúng ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển các loại cây nông nghiệp cũng như cây cơng nghiệp ngắn ngày
và trong đó có cây lạc. Cùng với phát triển sản xuất lúa thì lạc là một loại cây được
người dân Việt Nam trồng từ bao đời nay. Sản phẩm lạc là một mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu khá lớn. Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn (65-120 triệu
USD). [4]
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, có các điều kiện thuận lợi để phát
triển cây lạc. Trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh thì cây lạc được
đặc biệt quan tâm và được xem là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực. Cây lạc được
trồng và phát triển trên nhiều huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với tổng diện
tích trồng lạc của tỉnh năm 2014 là 3487 ha thì sản lượng đạt được là 63120 tạ. Trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các huyện và thị xã đều trồng lạc với diện tích
lớn. Chỉ riêng 2 huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới trồng với diện tích nhỏ. Tuy
nhiên diện tích trồng lạc giảm dần từ 2010-2014. Nguyên nhân là do giá mua các đầu
vào thì cao mà đầu ra thì lại giảm. Nên một số vùng đã chuyển sang trồng các cây
trồng khác
Hương Chữ là một phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều
kiện tự nhiên tương đối ổn định và thuận lợi cho việc sản xuất lạc. Với tiềm năng đất
đai màu mỡ đã làm cho cây lạc trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cao cho
nông dân và thúc đẩy kinh tế phát triển. Với diện tích trồng lạc của phường năm 2015
là 140 ha thì năng suất đạt được là 35 tạ/ha và được trồng ở hai thôn Quê Chữ và La
Chữ. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất lạc ở đây cịn gặp nhiều vấn đề bất cập như chưa
mang tính sản xuất hàng hóa, sản xuất theo kinh nghiệm là chính, ít áp dụng và tìm tịi
các phương pháp sản xuất tiên tiến để phát triển về số lượng lẫn chất lượng để nâng
cao hiệu quả. Dẫn đến năng suất và sản lượng chưa cao. Đặc biệt, vấn đề ở đây là sự
biến động giá cả làm cho sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn hơn.

7


Xuất phát từ những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Tìm hiểu hiện trạng sản xuất lạc tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế
b. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của việc trồng lạc tại nông hộ phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
c. Xác định các thuận lợi, khó khăn trong việc trồng lạc của các nông hộ tại
phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

8


PHẦN 2:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lí luận về hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh
tế, là thước đo, cơ sở động lực của hoạt động sản xuất. Nó phản ánh trình độ khai thác
các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và các phương thức quản lý. Nâng cao chất
lượng của hoạt động kinh tế, tăng cường sử dụng các nguồn lực xã hội do nhu cầu vật
chất cuộc sống của con người ngày càng tăng. [3]
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối. Có nghĩa là yếu tố hiện vật và giá trị đều đóng vai trị rất
quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế.

Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu
hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác
các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong q trình sản xuất, nhằm thực
hiện các mục tiêu đã đặt ra. [2]
-

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế,
gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật nâng cao năng suất
lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu vầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là
đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. [1]
Hiệu quả kinh tế còn biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được
với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý
nghĩa ở một phạm vi rất hẹp.
Trong thực tế tùy theo mục đích tính tốn hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả cho
phù hợp như: mục tiêu sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội là chính,
thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm được sản xuất ra nhưng đối với doanh
nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công kết quả thu được cần phải quan tâm đến lợi
nhuận. Đối với các nông hộ kết quả mà nông hộ quan tâm là kết quả thu nhập.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho yếu tố đầu
vào như: đất, lao động, nguyên nhiên vật liệu tùy theo từng mục đích nghiên cứu mà
chi phí bỏ ra được tính tồn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí.
9


b. Phương pháp xác định hiêu quả kinh tế
Để xác định được hiệu quả kinh tế cần sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
như: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, năng suất, số lượng…

Việc xác định hiệu quả kinh tế tuân theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, tiêu chuẩn hiệu
quả được xác định ra trên cơ sở mục tiêu.
Phân tích hiệu quả của 1 phương án nào đó ln ln dựa trên các mục tiêu cần
đạt được. Phương án có hiệu quả nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện
các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất. [3], [5]
Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên
cứu chủ yếu được trình bày dưới một số dạng cơ bản sau đây:
Dạng thuận:

H=Q/C

(1)

Trong đó:
H: là hiệu quả
Q: là lượng kết quả đạt được
C: chi phí hoặc các yếu tố đầu vào
Cơng thức (1) nói lên: một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị hiệu quả
Dạng nghịch:

H=C/Q

(2)

Trong đó:
H: là hiệu quả
Q: là lượng kết quả đạt được
C: chi phí hoặc các yếu tố đầu vào
Cơng thức (2) nói lên: để đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu

đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau,
cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên được gọi là chỉ tiêu
toàn phần
Ngoài các chỉ tiêu toàn phần trên cịn có các chỉ tiêu cận biên như sau :
Dạng thuận:

Hb=Q/C

(3)

Trong đó: Hb là hiệu quả cận biên; Q là lượng tăng hoặc giảm thêm của hiệu
quả; C là lượng tăng hoặc giảm thêm của chi phí
10


Công thức (3) thể hiện: cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả.
Dạng nghịch:

Hb= C /Q

(4)

Trong đó: Hb là hiệu quả cận biên; Q là lượng tăng hoặc giảm thêm của hiệu
quả; C là lượng tăng hoặc giảm thêm của chi phí
Cơng thức (4) thể hiện: để tăng thêm một đơn vị kết quả sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế, bởi vì
ngun lí cận biên là phần lí thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại. Nó là cơ sở để

định giá các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu nhập. [3], [5]
c. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế giúp cho các doanh nghiệp và người sản xuất thấy
rõ kết quả đầu tư của mình. Việc đầu tư các chi phí đầu vào sẽ được so sánh với kết
quả thu được sau 1 chu kì sản xuất. Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệu quả của
hoạt động đầu tư và đó cũng là cơ sở để quyết định lượng cung ứng các yếu tố đầu vào
và giải quyết tốt đầu ra, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, sử dụng triệt để
nguồn nhân lực, vật lực của từng vùng trong nông nghiệp, giúp khai thác tốt tiềm năng
đất đai tạo nhiều sản phẩm cho xã hội.
Từ việc đánh giá hiệu quả kinh tế, doanh nghiệp cũng như người sản xuất sẽ thấy
được thế mạnh và điểm yếu của mình, biết được khâu nào đã làm tốt, khâu nào làm
chưa tốt và đâu là nguyên nhân của những kết quả đó. Trên cơ sở đó, đề ra những biện
pháp phù hợp khắc phục hạn chế, phát huy các thế mạnh.
Trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng sản xuất chính là cây con với những đặc
tính sinh học riêng. Vì vậy, đánh giá chính xác hiệu quả trong sản xuất là cơ sở để
người sản xuất lựa chọn cây trồng, vật ni phù hợp, có chế độ chăm sóc hợp lí, tạo
điều kiện để nâng cao đời sống của người dân, khai thác triệt để tiềm năng kinh tế xã
hội của vùng. Như vậy có thể nói, đánh giá hiệu quả kinh tế là việc làm cần thiết phải
tiến hành thường xun và có 1 vị trí hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp cũng như đối với hộ sản xuất. [3]
d. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh là 1 bộ phận của hiệu quả kinh tế xã
hội về mặt vật chất. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất
kinh doanh nói chung và sản xuất lạc nói riêng đều khơng thống nhất bởi hệ thống
hiệu quả kinh tế của cây lạc nên chỉ sử dụng 1 số chỉ tiêu sau:
*Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm chung của các nông hộ điều tra. Bao gồm:
11


trình độ văn hóa, tuổi, nghề nghiệp.

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của các hộ điều tra:
-

Quy mơ đất đai: tổng diện tích đất/ hộ, diện tích trồng lạc/hộ…
Quy mô về lao động: số nhân khẩu, số lao động, số lao động nông nghiệp…
Quy mô vốn đầu tư: giá trị tư liệu sản xuất/ hộ, vốn đầu tư/hộ…
*Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ:
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ:
Giá trị sản xuất (GO) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản
phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm…) và dịch vụ sản xuất ra trong một chu
kỳ sản xuất (thường là một năm).
GO được tính theo cơng thức sau:
GO = Pi*Qi
Trong đó: Qi là lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra; Pi là giá trị sản phẩm
loại i.
Tổng chi phí (TC) là giá trị thị trường của tất cả đầu vào mà nơng hộ sử dụng
trong một chu kì sản xuất. Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí sản xuất
kinh doanh được xác định trên cơ sở tính tốn và tổng hợp mục tiêu chi phí cụ thể, bao
gồm cả công lao động đã được sử dụng trong q trình sản xuất.
Chi phí trung gian (IC): cịn được gọi là chi phí sản xuất là một bộ phận cấu
thành của giá trị sản xuất. Là chi phí cho một mơ hình hoặc một đơn vị diện tích, trong
một khoảng thời gian; bao gồm: chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao
động, khấu hao đã được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA) là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết
quả của quá trình sản xuất và khấu hao tài sản cố định trong một thời kì nhất định
VA=GO-IC
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): chỉ số này phản
ánh 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là chỉ tiêu phản

ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đơn vị giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng thêm cho
một lao động
2.1.2. Tổng quan về cây lạc
a. Nguồn gốc của cây lạc
Lạc (tên khác: Đậu phộng, đậu phụng; danh pháp khoa học: Arachis hypogaea),
là một lồi cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là
lồi cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 30–50 cm. Lá mọc đối, kép hình lơng
chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Hoa dạng hoa đậu
12


điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát
triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường dấu
xuống đất để phát triển.
Hạt lạc là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit.
Cây lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ. Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng
vói sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc.
Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê (E.G.1877) tìm thấy lạc
trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu. Người ta đã phát hiện ở
đây nhiều ngơi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là những vại bằng đất
nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ tốt. Trong đó có nhiều
vại dựng quả lạc. Những mẫu vật về lạc phát hiện ở AnCơn có liên quan với văn hố
trước AnCơn được xác định vào khoảng 750-500 năm trước cơng ngun. Theo tài
liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây
khoảng 3800 năm. [6]
b. Vai trò của cây lạc
 Giá trị của cây lạc


* Giá trị thực phẩm: Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là
nguồn thức ăn giàu về dầu lipit và protein. Do có giá trị dinh dưỡng cao, từ lâu lạc đã
được loài người sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả
non luộc, quả già rang, nấu...) ép dầu để làm dầu ănvà khô dầu để chế biến nước chấm
và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có cơng nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế
biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát
lạc, sữa lạc, kẹo lạc...[8]
* Giá trị trong nông nghiệp
- Giá trị chăn nuôi
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân
lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc.[8]
- Giá trị trồng trọt
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các
nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công
nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc cịn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do
khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo
ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn
Rhizobium vigna. Rhizơbium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng
với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả.[8]
13


* Giá trị trong công nghiệp
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế
biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm
dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật...), ngồi ra khơ dầu lạc cịn được dùng làm thức
ăn cho người và chăn ni gia súc và gia cầm. Khô dầu lạc, đậu tương dùng chế biến
thành đạm gồm 3 nhóm (bột, bột mịn, thơ, đạm cơ đặc), khơ dầu lạc, đỗ tương có thể
chế biến thành hơn 300 sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành thực phẩm, trên
300 loại sản phẩm cơng nơng nghiệp.[8]

 Vai trị cải tạo đất và xen canh trong hệ thống canh tác đa canh

Giá trị cải tạo đất của lạc ngoài phần thân lá, trên rễ lạc cịn có vi khuẩn cộng
sinh có khả năng cố định đạm tự do thành dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy lượng đạm để lại trên 1 ha có thể đạt từ 70 - 110 kg/ha/vụ. Chính
nhờ khả năng cố định đạm mà lượng protein trong hạt, trong các bộ phận khác của cây
lạc cao hơn nhiều các cây trồng khác.
Lạc là một loài cây họ đậu, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng khơng thuộc
loại cao lắm, bên cạnh đó lạc có khả năng sử dụng được đạm do vi sinh vật cố định từ
khơng khí, nhờ vi sinh vật này sống cộng sinh trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.Cây lạc có
khả năng cố định được 72 - 124 kgN/ha, dưới tác động hóa học, sinh học N phân tử
được chuyển thành đạm vô cơ được cây trồng sử dụng.
Mặc khác người ta còn dùng thân, lá lạc làm phân bón để cải tạo đất bởi vì trong
đó có tỉ lệ một số chất dinh dưỡng cao.
So sánh với phân chuồng tính theo chất khơ thì tỉ lệ lân và kali trong thân lá lạc
xấp xỉ ngang phân chuồng, riêng đạm của thân lá lạc bằng 2 lần phân chuồng. Mỗi ha
lạc cho khối lượng trung bình từ 8-10 tấn có khi đến 15-20 tấn thân lá tươi. Hiện nay,
hầu hết các vùng trồng lạc đều sử dụng thân, lá lạc làm phân bón cho lúa, hoa màu.
Mỗi ha thân, lá lạc đủ bón cho 2 – 3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt.
Vì vậy người ta thường trồng lạc luân canh với cây khác, xen canh giữa các cây
như sắn, ngô để cải tạo đất, chống xói mịn và tăng độ phì nhiêu cho đất.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong 3 năm (2008-2010) được thể hiện ở
bảng 2.1 như sau:

14


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008 – 2010)

T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên nước
Ấn độ
Trung quốc
Nigêria
Xuđăng
Ăngola
Myanma
Inđônêsia
Camarun
Mỹ
Việt nam
Thế giới

Diện tích (triệu ha)
2008 2009 2010
6,85 5,47 4,93

4,62 4,40 3,55
2,30 2,64 2,64
0,95 0,95 1,15
0,18 0,29 0,30
0,65 0,84 0,87
0,63 0,62 0,62
0,30 0,30 0,30
0,60 0,44 0,51
0,25 0,25 0,23
24,59 23,91 24,01

Năng suất (tấn/ha) Sản lượng(triệu tấn)
2008 2009 2010 2008 2009 2010
1,071 1,007 1,144 7,33 5,51 5,64
3,102 3,35 3,454 14,34 14,76 15,71
1,695 1,126 1,000 3,90 2,97 2,64
0,750 0,996 0,662 0,71 0,94 0,76
0,333 0,383 0,388 0,60 0,11 0,12
1,538 1,622 1,548 1,00 1,36 1,34
1,216 1,249 1,256 0,77 0,78 0,78
0,533 1,523 1,533 0,16 0,46 0,46
3,828 3,835 3,712 2,33 1,67 1,89
2,085 2,107 2,100 0,53 0,53 0,49
1,553 1,529 1,523 38,20 36,57 36,57

(Nguồn: Luận án tiến sĩ nông nghiệp của tác giả Hồ Khắc Minh)
Diện tích trồng lạc năm 2010 trên thế giới đạt 24,01 triệu ha, có trên 112 nước
trồng lạc.
Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt
4.930.0006 ha, Trung Quốc đạt 3.550.000 ha, Ni-giê-ria đạt 2.640.000 ha. Diện tích

trồng lạc trên thế giới trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 biến động từ 23,91 triệu ha đến
24,59 triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ biến động từ 4,93 triệu ha đến 6,85 triệu ha, tiếp
đến là Trung Quốc biến động từ 3,55 triệu ha đến 4,62 triệu ha, Ni-giê-ria biến động từ
2,3 triệu ha đến 2,64 triệu ha. Xu hướng biến động theo hướng giảm là chủ yếu và có
những nước quy mơ giảm đến hàng triệu ha như Ấn Độ, Trung Quốc. Năng suất lạc
bình quân của thế giới là 1,523 - 1,539 tấn/ha. Năng suất lạc của các nước trên thế giới
chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm.
Trong khi các loại cây như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có
xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn
khác xa so với năng suất tiềm tàng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng
suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều
nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước
trên thế giới. [9]
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về
diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn chưa
được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm
15


tốn. Năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt 237.000
ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn.
Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản
lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha. Đến giai đoạn 1995 – 2000
năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha
cao nhất trong giai đoạn này
Theo FAOSTAT (2012) giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất lạc có bước
tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng

suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82
tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất
khẩu thu 30 - 50 triệu USD/năm.

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2009 – 2013)
Đơn vị
Diện tích(ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(tấn)

Năm
2009

2010

2011

2012

2013

245000

231400

223800

219200

216300


1.87

2.00

2.08

2.11

2.10

510900

487200

468700

468500

492600

(Tổng cục thống kê,2013) [11]
Qua bảng 1.2 cho thấy giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, diện tích lạc trên cả nước
trong giai đoạn từ 2009 – 2013 biến động trong khoảng 245 – 216,3 nghìn ha, cao nhất
là vào năm 2009 sau đó lại có xu hướng giảm ở các năm tiếp theo. Theo thống kê của
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009) ,hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn
của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung
bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đơng Nam bộ (29.575 ha).
Diện tích cịn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh
thành, chỉ có hai tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau. Trong đó 10 tỉnh có

diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325
ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk
(9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha).
Tuy nhiên, trong giai đoạn này sản lượng vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên. Sản
lượng lạc giữa các tỉnh thành trong cả nước có sự chênh lệch đáng kể. Sản lượng bình
quân giai đoạn 2009 – 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc là 6,2 nghìn tấn đạt thấp nhất và của
Nghệ An là 44,5 nghìn tấn đạt cao nhất. Các tỉnh có sản lượng lạc cao năm 2013 là
Nghệ An (44,5 nghìn tấn), Hà Tĩnh (40,8 nghìn tấn), Bình Định (30 nghìn tấn), Bắc
Giang (28,8 nghìn tấn), Thanh Hóa (27,6 nghìn tấn), Nam Định (25 nghìn tấn), Long
An (23,8 nghìn tấn), Tây Ninh (23,2 nghìn tấn), Trà Vinh (23,3 nghìn tấn) và Quảng
Nam (21,4 nghìn tấn). [11]
16


2.2.3. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Diện tích và sản lượng lạc của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2010-2014 được thể
hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế (2010 – 2014)
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2010

4033

8732


2011

3809

7360

2012

3705

8106

2013

3599

8195

2014

3487

6312

(Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế). [10]
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, có các điều kiện thuận lợi để phát
triển cây lạc. Trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh thì cây lạc được
đặc biệt quan tâm và được xem là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực của tỉnh. Tuy
nhiên trong những năm qua, theo thống kê cho thấy diện tích trồng lạc giảm dần từ

2010-2014. Nguyên nhân là do giá mua các đầu vào thì cao mà đầu ra thì lại giảm.
Nên một số vùng đã chuyển sang trồng các cây trồng khác.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các huyện, thị xã đều trồng lạc với diện
tích lớn. Chỉ riêng 2 huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới trồng với diện tích nhỏ.
Diện tích và sản lượng lạc của các huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế được
thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Diện tích, năng suất bình quân của các huyện, thị xã của tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn (2010 – 2014)
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện, thị xã

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Phong Điền
Hương Trà
Quảng Điền

Phú Vang
Phú Lộc
Hương Thủy
Thành phố Huế
Nam Đông
A Lưới

1284,4
994
540,6
399,4
267
116
113,2
6
2,2

2527,2
2285,4
1090,8
849,6
441,8
256,8
277,8
8,4
3,6

(Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) [10]
17



Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phong Điền
có diện tích trồng lạc lớn nhất: 1284,4 ha, tiếp đó là thị xã Hương Trà với 994 ha,
Quảng Điền: 540,6 ha, Phú Vang: 399,4 ha, Phú Lộc: 267 ha, Hương Thủy: 116 ha.
Vì diện tích khác nhau, nên năng suất giữa các huyện, thị xã cũng khác xa
nhau. Phong Điền có sản lượng lớn nhất: 2527,2 tấn, tiếp đó là thị xã Hương Trà:
2285,4 tấn, Quảng Điền: 1090,8 tấn, Phú Vang: 849,6 tấn, Phú Lộc: 441,8 tấn,
Hương Thủy: 256,8 tấn
Cịn hai huyện Nam Đơng và A Lưới có diện tích và sản lượng khơng đáng kể

18


PHẦN 3:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên gồm: Vị trí địa lý, địa hình đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ
thủy văn
- Điều kiện kinh tế - xã hội gồm: Tình hình dân số và lao động, tình hình sử dụng
đất đai, tình hình cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế.
-Thực trạng sản xuất các loại cây trồng tại phường Hương Chữ: diện tích, năng
suất của các loại cây trồng của phường giai đoạn 2013-2015
 Về thực trạng sản xuất lạc

-Cơ cấu giống lạc
-Diện tích, năng suất, sản lượng lạc giai đoạn 2013-2015
 Thực trạng sản xuất lạc tại các hộ điều tra


- Đặc điểm của các hộ khảo sát tại phường Hương Chữ
Tình hình nhân khẩu và lao động gồm: số nhân khẩu, trình độ văn hóa, số người
trong độ tuổi lao động.
Tình hình sử dụng đất gồm: đất nhà ở, đất trồng lạc và đất trồng lúa
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc năm 2015
Các chi phí sản xuất lạc bao gồm: giống, phân hóa học, vơi, thuốc bảo vệ thực
vật, cơng lao động, th máy…
Diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán và giá trị thu được của cây lạc
Hiệu quả kinh tế của cây lạc năm 2015 gồm: GO, IC, TC, VA, GO/IC, VA/IC,
VA/LĐ
- Các khó khăn trong sản xuất lạc của nơng hộ: tìm hiểu các thuận lợi cũng như
các khó khăn mà nơng hộ đang gặp phải trong sản xuất lạc
- Định hướng trong phát triển sản xuất lạc
- Giải pháp phát triển lạc
3.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Hương chữ là một địa phương thuần nông, và cây lạc là một cây trồng chủ lực và
19


là một trong những nguồn thu nhập chính của các hộ dân. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả
của việc sản xuất lạc thì phường Hương Chữ là nơi phù hợp để nghiên cứu và thu thập
thông tin.
Địa điểm nghiên cứu cụ thể được thực hiện tại thôn La Chữ và thôn Quê Chữ (tổ
1, tổ 2, tổ 3, tổ 4) mỗi tổ gồm 15 hộ dân. Vì cây lạc được trồng ở hai thơn này và
người dân có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động sản xuất lạc.
 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Dung lượng mẫu: 60 hộ

Tiêu chí chọn mẫu: Những hộ được chọn thuộc những hộ trực tiếp tham gia sản
xuất lạc trên địa bàn.
Cách chọn mẫu: Dựa vào danh sách trồng lạc của 2 thôn này. Chọn ra 60 hộ để
tiến hành thu thập thông tin theo quy trình xác suất thống kê ngẫu nhiên có hệ thống
(cách một hộ chọn một hộ). Để đánh giá một cách khách quan hơn, đảm bảo số liệu
không bị nghiêng lệch, chọn cơ cấu nhóm hộ điều tra gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
khá. Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khá của phường lần lượt là 4,69%; 7,14% và
88,17%. Dựa theo tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của phường để chọn ra tỉ lệ giữa các
nhóm điều tra. Lấy tỉ lệ hộ nghèo của phường nhân với dung lượng mẫu để lấy ra số
hộ nghèo. Làm tương với hộ cận nghèo và còn lại là hộ khá. Nên ta được hộ nghèo: 3
hộ, hộ cận nghèo: 4 hộ và hộ khá là 53 hộ.
 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp
+ Cấp phường (xã): Thu thập từ báo cáo kinh tế- xã hội của phường (xã) qua các
năm 2013, 2014, 2015. Các báo cáo về tình hình đất đai, đất sản xuất nơng nghiệp, vị
trí địa lý, địa hình, tài nguyên, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế- chính
trị…Các thống kê về tình hình sản xuất lạc của phường (xã), các dự án, các báo cáo
nghiên cứu có liên quan đến cây lạc
+ Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê
+ Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê Thừa Thiên Huế
+ Tài liệu từ internet, sách báo…
-Thu thập thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn hộ: dựa trên bảng hỏi để phỏng vấn trực tiếp 60 hộ dân trồng lạc
Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn vế diện tích, năng suất, sản lượng, các loại chi
phí cho sản xuất lạc, những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng lạc, giá lạc qua các
năm, định hướng phát triển trong thời gian tới…
20



+ Phỏng vấn sâu: cán bộ chủ tịch hội nông dân, trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã
Nội dung phỏng vấn: tình hình sản xuất cây trồng tại địa phương. Đặc biệt là chú
trọng phỏng vấn về tình hình sản xuất lạc. Các khó khăn, phương hướng phát triển của
địa phương, tình hình sâu bệnh. Đóng góp của của cây lạc cho sự phát triển kinh tế của
địa phương
+Thảo luận nhóm: gồm một người am hiểu là Bác trưởng thơn Quê Chữ cùng 6
người dân có kinh nghiệm. Nội dung thảo luận: Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất
lạc của nông hộ bằng phương pháp so sánh cặp đôi.
 Phương pháp xử lí thơng tin

- Phương pháp xử lí số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp thu thập được tổng hợp, đối chiếu, chọn lọc ra những thông
tin phù hợp, cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
-Phương pháp xử lí số liệu sơ cấp
Các thơng tin thu thập được như: loại hộ, số nhân khẩu, số lao động, diện tích,
năng suất, chi phí sản xuất, giá trị sản xuất… sẽ được nhập và xử lí số liệu bằng phần
mềm Excel.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ tham gia vào hoạt động trồng lạc tại phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Thu thập các thông tin và số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2013-2015
và số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn hộ dân, phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm năm 2015. Thời gian nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016 tại phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

21


PHẦN 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của phường Hương Chữ
a. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí
phía Nam của thị xã, cách trung tâm thị xã từ 8-9 km và tiếp giáp với thành phố Huế.
Nằm ở nút giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường tránh Tây Nam thành phố
Huế, có tuyến đường liên Hương Chữ, Hương An, nối đường Tây Nam và tỉnh lộ 12B.
+ Phía đơng giáp với phường Hương An, phường An Hịa (TP Huế)
+ Phía tây giáp với phường Hương Xuân
+ Phía nam giáp với phường Hương Hồ và xã Hương Bình
+ Phía bắc tiếp giáp với xã Hương Tồn
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1552,2 ha, tỷ lệ so với thị xã Hương
Trà là 3,04%.
Địa hình của phường là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo
thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân
núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và phường Hương Xuân, hình thành hai vùng sản
xuất lúa, cây cơng nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.
Tóm lại, phường Hương Chữ có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng có điều
kiện cho phát triển sản xuất nơng lâm ngư nghiệp trong đó có cây lạc cũng như giao
lưu văn hóa xã hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật và trong tương lai đây là cầu nối
giữa thị xã Hương Trà và thành phố Huế.
-

Địa hình, đất đai
Hương Chữ là một phường vùng đồng bằng và bán sơn địa thuộc thị xã Hương
Trà, được phân thành 7 thôn. Địa hình mang đặc thù của vùng Duyên hải miền Trung,
dốc và thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao,
độ cao bình quân 100 m và đồng bằng bằng phẳng (độ cao bình quân 2,5 m so với mặt
nước biển).

Do cấu trúc địa hình cho nên trên địa bàn phường có hai loại đất chính là đất phù
sa được bồi đắp hằng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng phù sa cổ và một số ít đất
đỏ vàng trên đá sét, loại đất chủ yếu là thịt trung bình, cát pha.

-

Khí hậu, thời tiết
Phường Hương Chữ cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế
đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là
25,30C, tháng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 6 nhiệt độ dao động khoảng 35-38,8 0C,
nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41,80C, thấp nhất là tháng 12 và tháng 12 và tháng 1
22


năm sau, nhiệt độ khoảng 12,40C-140C. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khơ nóng, lượng mưa phân bố khơng đều nên thường
hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt.
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tương đối cao khoảng từ 85-87%. Lượng
mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào
cuối tháng 2 hằng năm, vào những tháng này thường xảy ra bão lũ và lượng mưa bình
quân cả năm khá cao đật 3.056,0 mm. Lượng mưa tương đối cao sẽ có tác động giảm
được chi phí thủy lợi cho sản xuất. Tuy nhiên trong những tháng mùa mưa thường
chịu ảnh hưởng của những đợt biến đổi khí hậu phức tạp, khơng khí lạnh từ Bắc tràn
xuống. Mùa mưa thường kéo dài dai dẳng, khí hậu có sự chuyển biến đột ngột nằm
giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân nên bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung và
thường xuyên xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến
tình hình sản xuất lạc, lúa và các cây trồng khác cũng như đời sống kinh tế xã hội.
-


Chế độ thủy văn
Phường Hương Chữ là phường có điều kiện thủy văn và thủy lợi rất tốt. Tuy trên
địa bàn phường khơng có sơng lớn nhưng phường có chịu ảnh hưởng của sơng Hương,
sơng Bồ, có hồ chứa nước Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha lúa của HTX Phú An, đập đón
phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ. Ngồi ra, phường cịn
có các ao hồ chứa nước khá lớn như Bàu Sen, Bàu Tằm là nguồn cung cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp và ni trồng thủy sản, góp phần điều tiết khí hậu của vùng.
Hơn thế, phường cịn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm
dầu và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tơng hóa 30%.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của phường, tạo
được sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác.
b. Điều kiện kinh tế-xã hội
- Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là một trong những yếu tố quyết định đến q trình sản xuất.
Đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển. Lao động kết hợp với các
yếu tố vật chất khác như trang thiết bị, đất đai… để tạo ra của cải vật chất và là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển phồn vinh của xã hội. Đánh giá tình hình dân số và
lao động của địa phương sẽ giúp ta nắm rõ nguồn nhân lực đồng thời đó cũng là thị
trường tiêu thụ rộng lớn cho những của cải vật chất tạo ra.
Qua bảng số liệu 4.1 cho ta thấy tổng số hộ và tổng số nhân khẩu có sự tăng lên
qua các năm. Số nhân khẩu tăng lên chủ yếu do sinh đẻ và số hộ tăng do tách ra từ các
hộ lớn. So với năm 2013 thì trong năm 2014 số hộ đã tăng lên 97 hộ tương ứng với
4,17 % vì số khẩu tăng lên 100 khẩu tương ứng với 0,99%.

23


Bảng 4.1. Tình hình nhân khẩu và số lao động phường Hương Chữ từ năm 2013-2015
2013
Chỉ tiêu


ĐVT

2014

2015

So sánh
2014/2013

2015/2014

Số
lượng

Cơ cấu
(%)

Số
lượng

Cơ cấu
(%)

Số
lượng

Cơ cấu
(%)


+/_

%

+/_

%

Khẩu

9950

100

10015

100

10115

100

65

0,65

100

0,99


2. Tổng số hộ

Hộ

2256

100

2326

100

2423

100

70

3,1

97

4,17

+ Hộ NN

Hộ

1698


75,26

1734

74,55

1788

73,79

36

2,12

54

3,11

+ Hộ phi NN

Hộ

558

24,74

592

25,45


635

26,21

34

6,09

43

7,26

3.Tổng số lao động



6542

100

6676

100

6820

100

134


2,05

144

2,20

+ LĐ NN



4362

66,67

4450

66,65

4570

64,27

88

2,02

120

2,69


+ LĐ phi NN



2180

33,33

2226

33,34

2250

35,72

46

2,11

24

1,08

4. BQNK/hộ

NK/hộ

4,41


-

4,31

-

4,17

-

-0,14

-2,27

0,1

2,32

5. BQLĐ/hộ

LĐ/hộ

2,79

-

2,87

-


2,89

-

0,08

2,87

0,02

0,61

1. Tổng nhân khẩu

(Nguồn UBND phường Hương Chữ)

24


Với quỹ đất tự nhiên có hạn thì việc gia tăng dân số trở thành vấn đề đáng lo
ngại, đặc biệt việc giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề về an sinh xã hội như
giáo dục, y tế,… sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Về mặt lao động, ta thấy có sự tăng lên qua các năm. So với năm 2014 số lao
động cũng tăng lên đáng kể với 144 lao động tương ứng với 2,20%. Trong đó, lao
động nông nghiệp tăng 120 người tương ứng với tăng 2,69% và lao động phi nông
nghiệp tăng 24 lao động tương ứng với tăng 1,08% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên
nhân của tình trạng này là do sự chuyển đổi ngành nghề của một số thanh niên đã đến
độ tuổi lao động và xu hướng học nghề đang gia tăng. Sự tăng lên của lao động đã làm
cho bình quân số lao động / hộ cũng có xu hướng tăng qua các năm, so với năm 2014
số lao động bình quân trên hộ tăng 0,61%.

Nhìn chung cơ cấu lao động đang dần chuyển dịch theo hường tích cực, giải
quyết được tình trạng thiếu lao động nơng nghiệp lúc mùa vụ ở địa phương, góp phần
cải thiện thu nhập và đời sống cho nông hộ. Tuy nhiên do sự gia tăng dân số qua các
năm nên mật độ dân số cũng có xu hướng tăng. Lao động nơng nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
và sự hạn chế về diện tích đất đai là nhân tố cản trở đối với tích tụ và tập trung đất
nơng nghiệp. Do đó để nâng cao khả năng sản xuất của hộ, các biện pháp hạn chế gia
tăng dân số là cần thiết, đồng thời tập trung phát triển các ngành nghề khác để cải
thiện thu nhập cho hộ sản xuất cả trong và ngồi nơng nghiệp.
-

Tình hình sử dụng đất đai
Đối với sản xuất nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và
khơng thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động và có
tính chất giới hạn theo bề mặt khơng gian. Quy mơ và trình độ sử dụng nguồn lực này
có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Làm thế nào để khai thác
và sử dụng tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả là vấn đề khơng dễ đối với người dân sản
xuất. Nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý và sử dụng đất của phường
tương đối tốt, để thấy được rõ hơn tình hình đất đai ở địa phương ta xem xét bảng số
liệu sau:

25


×