BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CR, FE, CU
1.Cấu hình e của 24Cr là:
A. [Ar]3d5 4s1.
B. [Ar]3d1.
C. [Ar]3d3.
D. [Ar]3d2
2. Cấu hình e của 24Cr3+ là:
A. [Ar] 3d5.
B. [Ar] 3d1.
C. [Ar] 3d3.
D. [Ar] 3d2.
3. Các soxh dặc trưng của Cr là:
A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
4. Phát biểu nào không đúng?
A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì 4, nhóm VI B, có cấu hình electron là [Ar]
3d5 4s1.
B. Crom có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.
C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của
cả phân lớp 4s và 3d.
D. Trong hợp chất, crom có các mức oxh đặc trưng là +2, +3, +6.
Kim loại bị thụ động hóa với HNO3 đ, nguội và H2SO4 đ,nguội là:
A. Cu, Al, Fe, Cr.
B. Cu, Al, Fe.
C. Al, Fe, Cr.
D. Al, Mg, Fe.
5. PTHH nào sao đây không đúng?
A. Fe + S → FeS.
B. 2Cr + 6HCl
0
t
→
2CrCl3 + 3H2.
C. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
D. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
6. Câu nào đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
D. Phương pháp điều chế crom là điện phânCr2O3 nóng chảy.
7. Cặp kim loại có tính chất bền vững trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
A. Fe và Al.
B. Fe và Cr.
C. Al và Cr.
D. Mn và Cr.
8. Cặp chất nào sau đây phản ứng với cả 2 dung dịch HCl và KOH?
A. CrO, Al2O3
B. CrO, CrO3
C. Cr2O3, Al2O3
D. Al2O3, CrO3
[
]
9. Cho sơ đồ: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Y + NaBr + H2O. Chất Y là
A. Na2CrO4
B. Na2Cr2O4.
C. CrBr3
D. CrO3
10. Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Khi cân bằng phản
ứng trên, hệ số của NaCrO2 là:
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
11. Sục khí Cl2 vào dd CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là:
A. Na2Cr2O7, NaCl
B. NaClO3, Na2CrO4 , H2O
C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O
D. Na2CrO4 , NaCl, H2O
12. Hợp chất có tính lưỡng tính là:
A. NaOH
B. Ca(OH)2
C. Cr(OH)3
D. Ba(OH)2
13. Khi tham gia phản ứng oxh-khử thì muối Cr (III)
A. chỉ thể hiện tính oxh.
B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính oxh và tính khử.
D. không thể hiện tính oxh và tính khử.
14. Phản ứng nào sai ( không kể hệ số cân bằng)?
A. Zn + CrCl3
H
CrCl2
→
+
+ ZnCl2.
B. CrCl3 + NaOH + Br2 → Na2CrO4 + NaBr + H2O.
C. Cr(OH)3 + NaOH → Na2CrO4 + O2 .
D. Cr(OH)2 + O2 + H2O → Cr(OH)3 .
15. Trong các câu sau đây câu nào không đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Crom có những tính chất hóa học giống nhôm.
D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.
16. Hiện tượng nào đã được mô tả không đúng?
A. Thêm lượng dư NaOH vào dd K2Cr2O7 thì chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
C. Thêm từ từ dd NaOH vào dd CrCl 3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nâu tan lại được
trong dd NaOH dư.
D. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
17. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit axit?
A. CaO.
B. Na2O.
C. K2O.
D. CrO3.
18. Một oxt của nguyên tố R có các tính chất sau:
- Tính oxh rất mạnh.
- Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp H2RO4 và H2R2O7.
-Tan trong dd kiềm tạo ra anion
R O 42 − màu
vàng. Oxit đó là:
A. SO3.
B. CrO3.
C. Cr2O7.
D. Mn2O7.
19. Thêm từ từ vài giọt axit vào dd muối cromat ( CrO 42− ). Hiện tượng quan sát được là:
A. dd chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. dd muối không đổi màu.
C.dd chuyển từ màu vàng sang màu xanh.
D. dd chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Khi cho CrO3 tác dụng với nước dư sẽ dễ tạo thành:
A. axit đicromic.
B. không có phản ứng.
C. axit cromic.
D. cả axit cromic, axit đicromic.
Hợp chất nào của crom không thể hiện tính khử?
A. CrCl2.
B. K2Cr2O7.
C. Cr(OH)2.
D. NaCrO2.
Cho sơ đồ biến đổi sau: Na2Cr2O7 → Cr2O3 → Cr → CrCl2 → Cr(OH)2 → Cr(OH)3 →
K2CrO4 → K2Cr2O7 →Cr2(SO4)3. Tổng số phản ứng thuộc loại oxh-khử trong dãy biến
đổi trên là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Cho phản ứng: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3+ K2SO4 + H2O.
Nhận xét nào không đúng?
A. K2Cr2O7 là chất oxh.
B. FeSO4 là chất khử.
C. Tổng hệ số các chất sau khi cân bằng là 26.
D. Số phân tử H2SO4 làm môi trường là 13.
Hợp chất nào của crom phản ứng được với NaOH và HCl là:
A. CrO.
B. C2O3.
C. CrCl3.
D. K2Cr2O7.
Phát biểu nào không đúng về crom (VI) oxit.
A. Màu đỏ thẫm.
B. Có tính oxh mạnh.
C. Có tính khử.
D. Có tính axit.
Sơ đồ 2CrO42-
+
H
→
¬
OH −
Cr2O72- chứng tỏ
A. ion CrO42- tồn tại trong môi trường axit.
B. Ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường bazo.
C. Sự chuyển hóa qua lại giữa muối cromat và đicromat.
D. Dd từ màu da cam CrO42- chuyển sang dd màu vàng Cr2O72- .
Khi nung kali đicromat với lưu huỳnh thì tạo crom (III) oxit và một muối của kali có thể
tạo thành với muối của bari một chất kết tủa không tan trong các axit. Phương trình phản
ứng là:
A. K2Cr2O7 + S → Cr2O3 + K2SO4.
B. K2CrO4 + S → Cr2O3 + K2SO4.
C. K2Cr2O7 + S → Cr2O3 + K2SO3.
D. K2CrO4 + S → Cr2O3 + K2SO3.
[
]
Cho 1 ít tinh thể K2Cr2O7 vào 1 ống nghiệm, thêm khoảng 1 ml nước cất. Lắc ống
nghiệm cho tinh thể tan hết thu được dd X. Thêm vài giọt KOH vào dd X thu được dd Y.
Nhỏ vài giọt HCl vào dd Y thu được dd Z. Màu sắc của dd X, Y, Z lần lượt là:
A. vàng, da cam, nâu đỏ
B. da cam,vàng, da cam
C. da cam, nâu đỏ, vàng
D. nâu đỏ,da cam,vàng
Cho Pứ:
K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl làm môi trường là
A. 4
B. 6
C. 14
D. 8
Cấu hình e đúng là :
A. 26Fe: [Ar] 4s1 3d7.
B. 26Fe2+: [Ar] 4s2 3d4.
C. 26Fe2+ : [Ar] 3d44s2.
D. 26Fe3+ : [Ar] 3d5.
Cation M3+ có cấu hình e của phân lớp ngoài cùng là 3d5 . Cấu hình e của M là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d8
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1
[
]