BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM FLO, BROM, IOT
BROM
Câu 1: Cho phương trình hoá học:
Br2 + 5Cl2 + 6H2O -> 2HBrO3 + 10HCl
Vai trò các chất tham gia phản ứng là:
A. Brom là chất oxi hoá, clo là chất khử
B. Brom là chất bị oxi hoá, clo là chất bị khử
C. Clo là chất bị oxi hoá, brom là chất bị khử
D. clo là chất oxi hoá, brom là chất bị khử
Câu 2: Phản ứng nào sau đây chứng minh: brom có tính oxi hoá mạnh hơn iot?
A. Br2 + H2O -> HBr + HBrO
B. Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2
C. Br2 + 2NaOH -> NaBr + NaBrO + H2O
D. Br2 + 5Cl2 + 6H2O -> 2HBrO3 + 10HCl
Câu 3: Những thí nghiệm sau cho biết:
2HBr + H2SO4 đặc -> Br2 + SO2 + 2H2O
HCl + H2SO4 đặc -> không phản ứng
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. HBr khử được H2SO4
B. HBr có tính khử mạnh hơn HCl
C. HCl có tính khử mạnh hơn HBr
D. H2SO4 oxi hoá được HBr nhưng không oxi hoá được HCl
Câu 4: Bản chất liên kết của các phân tử halogen X2 là:
A. liên kết ion
B. liên kết cộng hoá trị không cực
C. liên kết cộng hoá trị có cực
D. liên kết cho – nhận
Câu 5: Không thể điều chế HBr bằng phản ứng nào?
A. Br2 + HCl B. Br2 + H2 C. PBr5 + H2O ® D. Br2 + H2S ®
Câu 6: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl người
ta có thể:
A. nung nóng hỗn hợp
B. cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với dung dịch Cl2 dư sau đó cô cạn dung dịch
C. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc
D. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3
Đáp án:
1B
2B
3C
4B
5A
6B
IOT
Câu 1: Trong các nhận xét về flo, clo, brom, iot
a) trong các phản ứng hoá học, clo luôn là chất oxi hoá
b) tính phi kim của các halogen tăng dần từ I ® Br ® Cl ® F
c) tính phi kim của flo lớn hơn tính phi kim của oxi
d) tính phi kim của clo kém tính phi kim của flo nhưng lớn hơn của oxi.
Các nhận xét luôn đúng:
A. a, b, c B. b, c C. b, c, d D. a, b, d
Câu 2: hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
A. tất cả các muối AgX ( X là halogen) đều không tan
B. Tất cả hiđro halogenua đều tồn tại thể khí, ở điều kiện thường
C. tất cả hiđro halogenua khi tan vào nước đều tạo thành dung dịch axit
D. các halogen ( từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại
Câu 3: Phản ứng nào không xảy ra?
A. FeCl2 + Br2 B. HI + FeCl3
C. FeS + HCl D. I2 + FeCl3
Câu 4: Có một cốc dung dịch không màu KI. Thêm vào cốc vài giọt hồ tinh bột, sau đó
thêm một ít nước clo. Hiện tượng quan sát được là:
A. dung dịch có màu vàng nhạt B. dung dịch vẫn không màu
C. dung dịch có màu nâu D. dung dịch có màu xanh
Câu 5: Ion nào có tính khử mạnh nhất trong số các ion sau?
A. F– B. Br– C. Cl– D. I–
Câu 6: Cho phương trình hoá học:
2HI + 2FeCl3 -> 2FeCl2 + I2 + 2HCl
Cho biết:
A. HI là chất oxi hoá B. FeCl3 là chất khử
C. HI là chất khử D. HI vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá
ĐÁP ÁN:
1C
2A
3D
4D
5D
6C