Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dàn ý phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.23 KB, 2 trang )

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
ĐỀ 6: EM HÃY PHÂN TÍCH ĐỌAN THƠ SAU TRONG ĐỌAN
TRÍCH “ ĐẤT NƯỚC” CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
…………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.

GỢI Ý LÀM BÀI:
I/ Mở bài
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Đọan thơ sau đây là sự thể hiện sâu sắc những suy tư, nhận thức về đất nước của nhà
thơ trên cơ sở tư tưởng Đất nước của Nhân dân :
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
…………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.
II/ Thân bài
- Có thể nói, “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca - sự nhận thức về
nguồn gốc sâu xa của nhà thơ về đất nước về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của nhân dân.Để từ
đó, nhà thơ khẳng định : Nhân dân chính là người – là chủ thể .làm nên đất nước.
1/ Trước hết, câu thơ mở đầu đọan thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” chính
là sự thể hiện cảm hứng chủ đạo bao trùm lên tòan đọan trích và cả Chương V của bản
trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đây chính là lời kết, là sự khái quát từ những gì đã
được nhà thơ triển khai trên cả chiều dài của trang thơ và trong cả chiều sâu của dòng
cảm hứng trữ tình- chính luận.
- Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như ca dao, thần thoại.Như vậy cũng chính là
đã sáng tạo ra đất nước. Để khẳng định điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã lấy ý từ ba câu
ca dao có nội dung sâu sắc để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống
nhân dân :


“Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”


Biết quý công cầnm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
+ Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương của người Việt đã bắt nguồn từ thời xa xưa với
những lời dân ca ngọt ngào
“Yêu em từ thuở trong nôi,
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
+ Và đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn cả vật chất
ngàn vàng.Ở đây, ý thơ của nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao một thời đi
vào đời sống tâm hồn của dân tộc :
“ Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
+ Và đó còn là sự thể hiện của truyền thống kiên cường, bất khuất của trong quá trình đấu
tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.Vẻ đẹp của truyền thống anh hùng ấy cũng
được làm nên từ những câu ca dao từng ca ngợi tinh thần quật khởi của dân tộc :
“ Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy , gặp đâu đánh què”
à Từ đó có thể khẳng định: nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra đất nước bằng chính tinh
cách, lẽ sống tâm hồn mình. Có thể nói,
+ Tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được một cách sâu sắc Nhân dân là
người làm nên lịch sử, làm ra văn hóa đất nước bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu
thương .
+ Suy tư và nhận thức này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống
trong văn học Việt Nam.Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu …đã từng
nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử.Đến các nhà thơ, nhà văn trong
thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , nhận thức ấy đã được nâng lên thành một tư
tưởng có tầm cao mới.

III/ Kết bài
- Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng; ý thơ giàu chất chính luận, ngôn ngữ
thơ mộc mạc, cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian…từ những suy
tư cảm xúc của nhà thơ, đọan thơ đã khắc sâu cho chúng ta những nhận thức sâu sắc và
mới mẻ về đất nước nhân dân.
- Từ đó, đọan thơ bồi dưỡng thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào về con người Việt
Nam cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời đaị hôm nay.



×