Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG NHẬT TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 54 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG NHẬT
TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Hà Nội - 2016


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

DƯƠNG THỊ HẢI YẾN

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG NHẬT
TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Chuyên ngành

: Công nghệ thông tin

Mã ngành

: D480201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S VŨ VĂN HUÂN

Hà Nội - 2016



3
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em và dưới sự hướng
dẫn của Thạc sĩ Vũ Văn Huân. Nội dung nghiên cứu trong đề tài chưa được công bố
dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Dương Thị Hải Yến


4
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa công nghệ thông tin Trường đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Vũ Văn Huân em đã thực
hiện đề tài “ Xây dựng ứng dụng học tiếng Nhật trên hệ điều hành android”.
Để hoàn thành được đồ án này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và rèn
luyện tại Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn – Thạc sĩ Vũ Văn Huân đã
rất tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện đồ án này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Tuy nhiên, bản thân em còn bị hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân không thấy được. Vậy em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Dương Thị Hải Yến

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG


5
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ERD

Ý nghĩa
Là viết tắt của Entity Relationship Diagram: mô hình thực thể liên
kết: mô tả tập hợp các dữ liệu dùng trong hệ thống bằng cách gom

BFD

cụm chúng xung quanh các thực thể trong thế giới thực.
Là viết tắt của Bussiness Function Diagram: mô hình luồng thông

DFD
JLPT

tin nghiệp vụ, sơ đồ phân rã chức năng.

Data Flow Diagram là mô hình tiến trình nghiệp vụ.
Japanese-Language Proficiency Test là kì thi thử tiếng Nhật do Sở
Giao dịch Quỹ Nhật Bản và Nhật Bản Giáo dục và Dịch vụ tổ chức

N5

từ năm 1984.
Là mức độ cơ bản nhất, thấp nhất trong trình độ tiếng Nhật, mức

Romaji
API

độ nâng cao dần từ N5 đến N1.
Là phiên âm chữ la-tinh của chữ Nhật Bản.
Application Programming Interface là giao diện lập trình ứng

TTS

dụng.
Text To Speech là một API do google cung cấp hỗ trợ lập trình ứng
dụng chuyển đổi dạng văn bản thành giọng nói.


6
MỞ ĐẦU
Ngày nay nhiều bạn trẻ mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định
nhất là trong môi trường làm việc của công ty nước ngoài phong cách làm việc
chuyên nghiệp, cạnh tranh, mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt…Để làm việc được
trong các công ty nước ngoài các bạn buộc phải có trình độ ngoại ngữ, giao tiếp,
trao đổi công việc bằng tiếng nước ngoài, vì thế các công nhân, học sinh giành thời

gian học ngoại ngữ ngày một nhiều gồm các thứ tiếng như: tiếng Nhật, Hàn, Trung,
Anh, Pháp, Nga, Arap, Thái…
Vậy tại sao lại chọn học tiếng Nhật? Nhu cầu tìm một công việc tốt tại các
công ty Nhật với mức lương cao, hiện nay tuổi thọ dân số Nhật ngày càng cao, tỉ lệ
lao động ngày càng ít nên nhu cầu cần nguồn nhân lực làm việc cao nên hàng năm
các công ty Nhật tuyển một lượng lớn lao động trong đó nguồn lao động Việt Nam
chiếm một phần lớn. Ngoài ra các công ty Nhật sang làm việc tại Việt Nam ngày
càng nhiều vì thế nguồn lao động trong nước cũng rất cần, hàng năm các công ty
Nhật tuyển một lượng lớn lao động trong đó chỉ có 1 lượng nhỏ nhân công biết
tiếng Nhật…
Đặc biệt với thị trường công nghệ thông tin nước ta, Nhật Bản đang là khách
hàng lớn nhất.
Thêm nữa, với mỗi người hiện nay đều có từ một đến nhiều thiết bị di động
trong tay, họ muốn cập nhật thông tin, lướt web, học tập, làm việc,…vào mọi lúc,
mọi nơi. Đặc biệt với hệ điều hành android chiếm hơn 40% các thiết bị di động, với
giao diện dễ nhìn, thân thiện với nhiều người dùng.
Chính vì vậy, với đồ án này, em sẽ “Xây dựng ứng dụng học tiếng Nhật
trên hệ điều hành android”.

CHƯƠNG 1 - PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT


7
1. 1.Bảng chữ cái tiếng Nhật
1.1.1.Bảng chữ Hiragana
Hiragana (chữ mềm) được phát triển từ những chữ Hán được dùng để biểu
diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ 5. Khi mới
được tạo ra, Hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người cảm thấy
tiếng Trung Quốc vẫn là ngôn ngữ của những người có học. Trước đây, hiragana chỉ
phổ biến ở nữ giới Nhật Bản dùng, những người không có được địa vị xã hội và học

vấn như đàn ông. Nam giới bắt đầu sử dụng hiragana với những tác phẩm, văn bản
không chính thức như thư cá nhân, còn dùng chữ katakana và kanji cho các văn bản
chính thức. Gần đây, hiragana được dùng chung với chữ katakana. Katakana được
chuyển sang dùng cho các từ mượn gần đây (từ thế kỷ thứ 19), các tên chuyển ngữ,
tên con vật, trong điện tín và để nhấn mạnh.

Hình 1.1 Bảng chữ Hiragana (Bảng chữ mềm)
1.1.2.Bảng chữ Katakana
Katakana (chữ cứng) phiên âm các từ mượn từ nước ngoài, được tạo thành từ
các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc, là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết
tiếng Nhật. Katakana được phát triển vào thời kỳ Heian (một kỷ nguyên trong lịch


8
sử Nhật Bản, 794-1192) từ các thành phần chữ Trung Quốc, để biểu diễn cách phát
âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ 5.

Hình 1.2 Bảng chữ Katakana (Bảng chữ cứng)
1.1.3.Chữ Kanji (mức độ N5)
Kanji là những chữ dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc
các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Chưa có con số cụ thể là có
bao nhiêu chữ Kanji trong tiếng Nhật, nhưng hiện tại bộ Kanji đã lên hơn 5000 từ.
Các học sinh tiểu ở Nhật được dạy và cố gắng nắm được 1006 ký tự Kanji trước khi
kết thúc lớp sáu. Và để đọc được tốt sách báo tiếng Nhật thì phải nắm được 1945 ký
tự Kanji. Các học sinh Nhật thường nắm bắt được danh sách các ký tự này trước khi
kết thúc lớp chín. Phương pháp học tiếng Nhật
Đa phần các bạn học ngoại ngữ đều thường cố gắng đạt đến sự hoàn hảo
ngay từ khi bắt đầu, học thuộc 100% từ mới, phát âm chuẩn 100%, nhớ 100% ngữ
pháp… Nhưng không cần thiết phải học như vậy khi mới bắt đầu. Học chính xác
100% sẽ tốn rất nhiều thời gian. Thay vì dành 10h thời gian học thuộc một bài

100% thì dành 10h để học hai bài, mỗi bài thuộc 80% sẽ tốt hơn. Đây là phương
pháp học theo chiều rộng.


9
Phương pháp học thứ hai đó là học tổng hợp các giáo trình. Có thể bạn sẽ
cảm thấy hơi nhiều và nản khi nghĩ đến việc mình phải học cùng một lúc tới 34 quyển sách. Nhưng thực tế đó lại là cách thức học tập hiệu quả, vì:
Mặc dù có nhiều sách khác nhau, nhưng tất cả thuộc cùng 1 hệ thống và
chung một khối lượng kiến thức. Từ vựng, ngữ pháp… của các sách là gần như
giống nhau. Ví dụ bạn học từ mới và ngữ pháp của bài 1, thì bạn có thể đọc được và
làm được bài tập bài 1 của tất cả các sách.
Vì cùng chung một khối lượng kiến thức (từ vựng, ngữ pháp), nên việc làm
nhiều loại bài tập khác nhau sẽ giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn. Bạn chỉ cần
học qua từ vựng và ngữ pháp, sau đó làm hết các bài tập thực hành là sẽ thấy mình
nhớ rất kỹ.
Việc học tổng hợp giúp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được vận dụng tốt
hơn và được bổ trợ lẫn nhau. Chúng ta phải hiểu rằng, ngoại ngữ là một sự tổng hợp
của nhiều kỹ năng, học ngoại ngữ mà chỉ đọc được từ mới nhưng không thể nghe,
không thể nói… thì chẳng khác nào người câm điếc.
Nguyên tắc học từ mới hiệu quả là nghe, nhắc lại & viết.
Mở file đọc từ mới lên và nghe, song song với việc xem chú giải của sách
Giải thích từ mới.
Thường thường phần từ vựng của mỗi quyển sách được chia thành 2 cột. Sau
khi nghe file xong, bạn gấp đôi quyển sách lại, sau đó nhìn phần Tiếng Việt nói
nghĩa tiếng Nhật và là ngược lại.
Sau khi nhớ được cách đọc và ý nghĩa, bạn gấp sách lại, nhớ lại những từ đã
học, viết ra vở hoặc giấy nháp. Đánh dấu những từ chưa nhớ lại và học lại.
Tuyệt đối không học theo cách thủ công là viết đi viết lại, vừa mất thời gian
vừa không hiệu quả. Nếu cứ viết đi viết lại thì chỉ nhớ được mặt chữ, khi nghe sẽ
không hiểu và khi giao tiếp sẽ không sử dụng được.

Học chỉ bằng cách viết cũng không kích thích não bộ trong việc sử dụng
nhiều vùng trí não để ghi nhớ.
Còn học ngữ pháp, học thuộc mẫu câu thì nên:


10
Đọc mẫu câu, phân tích các thành phần của các bộ phận trong câu : Chủ ngữ,
trợ từ, bổ ngữ, vị ngữ.
Áp dụng các từ đã học và các từ mới vừa học, ghép vào mẫu câu để thành
câu có nghĩa.
Viết một đoạn văn bằng tiếng Việt có nội dung gần gũi, từ ngữ thường được
sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, liên quan đến các mẫu câu đã học và có thể sử
dụng được nhiều mẫu câu mới đang học. Dịch đoạn văn đó sang tiếng Nhật.
Chú ý nên sử dụng một số từ mới cho việc viết – dịch đoạn văn để mở rộng
vốn từ mới và dễ nhớ hơn.
Cuối cùng là đọc lại đoạn văn vừa viết. Sau đó gấp hết sách vở, tập nói đoạn
văn vừa viết một cách trơn tru.
Với trình độ sơ cấp thì chưa cần thuộc nhiều các công thức câu, chủ yếu chỉ
cần học thuộc mẫu câu để có thể sử dụng luôn.
Tài liệu học tiếng Nhật thì dùng giáo trình Minna no nihongo, giáo trình
thường được sử dụng giảng dạy trong các trường đại học, các trung tâm tiếng Nhật
ở các nước trên Thế giới.
1.2.Các ứng dụng đã phát triển trước

1.2.1.Trang từ điển Mazii
Mazii là từ điển tiếng Nhật dành cho người Việt Nam. Cho phép mọi người
tra cứu từ điển Nhật Việt, Việt Nhật, từ điển Hán tự và tra cứu ngữ pháp tiếng Nhật
một cách chính xác.

Hình 1.3 Giao diện trang từ điển Mazii.



11
Hiện nay kho dữ liệu của Mazii khoảng :


Từ điển Nhật - Việt: 250.000 từ



Từ điển Việt - Nhật: 100.000 từ



Từ điển Kanji: 11.000 từ



Từ điển ngữ pháp: 600 mẫu



Từ điển mẫu câu: 75.000 mẫu
Mazii giúp người dùng tra cứu: từ vựng, Hán tự, câu, ngữ pháp theo từng
mức độ, từng mức độ (từ N5 đến N1).
Với mỗi từ, Mazii sẽ cung cấp nghĩa, cách viết và các ví dụ, các ngữ cảnh
dùng từ đó. Nghĩa của từ bao gồm các bộ, bộ thành phần, số nét, JLPT, nghĩa và
giản nghĩa từ đó.
Ngoài ra Mazii còn có chuyên mục Báo, chuyên mục này cập nhật báo mới
theo nhà đài NHK của Nhật Bản.

Mới đây, Mazii phát triển thêm phần chat. Group chat trên Skype của Mazzi,
người dùng chỉ cần cung cấp một tài khoản skype là có thể tham gia group chat để
kết bạn và luyện tập tiếng Nhật.
Tuy nhiên, vì Mazii là từ điển Nhật-Việt, Việt-Nhật, nên đáp ứng người dùng
ở mức đã biết, đã học về tiếng Nhật. Chính vì vậy, Mazii không đưa ra các bảng chữ
cái cơ bản Hiragana, Katakana cũng như cách viết các chữ cái này.
Hệ thống hỗ trợ học tiếng Nhật trực tuyến sẽ cung cấp cho người dùng 2
bảng chữ cái này và cách viết, cách đọc, các ví dụ đi kèm để người dùng có thể
thuộc được các bảng chữ này.
1.2.2.Trang học tiếng Nhật của đài NHK Nhật Bản
NHK là nhà đài phát thanh - truyền hình công cộng duy nhất tại Nhật
Bản.NHK World là đài quốc tế của NHK, có dịch vụ phát thanh, truyền hình quốc tế
và internet.


12

Hình 1.4 Giao diện trang Cùng nhau học tiếng Nhật World NHK
Các dịch vụ bao gồm: “NHK WORLD TV” (Chương trình truyền hình quốc
tế), “NHK WORLD PREMIUM” (Phân phối chương trình), “NHK WORLD
RADIO JAPAN” (Đài phát thanh Nhật Bản), “NHK WORLD INTERNET
SERVICE”.
NHK world intetnet service là trang web bằng 18 ngôn ngữ này cung cấp tin
tức thời sự, các chương trình và bài học tiếng Nhật. Trang web này cũng cung cấp
hàng loạt dịch vụ như tin video, tin phát thanh, tin bằng chữ (text), tin qua điện
thoại di động và bài học tiếng Nhật (các dịch vụ có sự khác biệt, tùy theo từng ngôn
ngữ). Dịch vụ học tiếng Nhật, học bằng tiếng Việt, cung cấp các bài học theo tuần,
cung cấp các bảng chữ cái Hiragana, Katakana có kèm cách phát âm và cung cấp
các tài liệu tải về miễn phí cho người dùng.
Bảng chữ cái Nhật Bản gồm 3 bảng đó là Hiragana, Katakana và Kanji. Tuy

nhiên, NHK chưa hệ thống, chưa cung cấp cho người học các bài học theo tài liệu
chuẩn Minna No Nihongo, chưa đưa ra các bài tập luyện tập cho người dùng. Hệ
thống hỗ trợ học tiếng Nhật trực tuyến sẽ xây dựng hai vấn đề này.
1.2.3.Ứng dụng di động Jdict
Jdict là ứng dụng từ điển.


13
-

Khả năng nhận biết và tra kanji, hiển thị cả âm hán việt và cách viết.
Giao diện ưu nhìn và dễ nắm bắt
Đánh từ tiếng việt cần tra hay tiếng nhật cần tra mà không phải chuyển đổi
Tích hợp thêm chức năng tra Nhật-Anh
Chức năng “Favorite” và “History” để lưu những thứ cần ghi nhớ khi tra từ

Hình 1.5 Giao diện chức năng của ứng dụng Jdict
1.2.4.Ứng dụng di động Kotoba-chan
Kotoba-chan là ứng dụng học từ vựng rất đồ sộ. Biên soạn lại một cách đầy
đủ cá từ vựng theo trình độ của JLPT đủ cấp độ từ N5-N1. Các ví dụ được giải thích
bằng tiếng anh và có ví dụ minh họa dễ hiểu.
Có tính năng theo dõi quá trình học từ vựng của bạn trên ứng dụng, để biết
bạn học được bao nhiêu từ, nắm được bao nhiêu phần trăm.


14

Hình 1.6 Giao diện ứng dụng Kotoba-chan
1.2.5.Ứng dụng di động Japanese listening practice
Japanese listening practice là ứng dụng luyện nghe tiếng Nhật. Ứng dụng

chia làm 50 bài từ sơ cấp đến nâng cao, cung cấp các bản tin hàng ngày bằng tiếng
Nhật và cho phép tải các bài nghe để nghe khi đường truyền internet không tốt.


15

Hình 1.7 Giao diện ứng dụng Japanese listening practice
1.3.Kết luận chương
Hầu hết các ứng dụng đều được xây dựng chuyên sâu về một mảng: tra từ,
ngữ pháp, chữ cái hoặc đề thi...hỗ trợ mọi đối tượng từ sơ cấp đến nâng cao.
Hệ thống hỗ trợ học tiếng Nhật trực tuyến xây dựng hướng tới người dùng
mới bắt đầu học. Cung cấp cho người dùng từ bảng chữ cái, đến các bài học cơ bản
theo giáo trình chuẩn Minna No Nihongo và các bài kiểm tra kiến thức cơ bản. Đặc
biệt, hệ thống sẽ cung cấp cho người dùng từ điển Nhật-Việt, Việt-Nhật với gần
3000 từ, người dùng còn có thể thêm từ vào từ điển cá nhân nếu từ điển hệ thống
chưa có từ đó.


16
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC
TIẾNG NHẬT TRỰC TUYẾN
2.1.Khảo sát hệ thống
2.1.1.Nhiệm vụ cơ bản
Xây dựng một hệ thống hỗ trợ học tiếng Nhật trực tuyến tiện dụng, dễ dàng
sử dụng trên cả website và trên smartphone android. Hệ thống sẽ cung cấp các kiến
thức cơ bản nhất gồm từ vựng, ngữ pháp và các bài kiểm tra nhỏ dành cho người
mới bắt đầu học tiếng Nhật. Hệ thống giúp người học có thêm phương pháp học
trực tuyến và trực quan, ngoài phương pháp học truyền thống trên sách vở.
2.1.2.Quy trình học tiếng Nhật
Bước đầu tiên, người học phải học thuộc bảng chữ cái. Tiếng Nhật có 2 bảng

chữ cái: hiragana và katakana hay còn gọi là chữ mềm và chữ cứng. Nó cũng được
chia thành nguyên âm và phụ âm. Ngoài ra, nó còn có các âm ghép.
Để bắt đầu học được các bài cơ bản của tiếng Nhật người học buộc phải nhớ
rõ mặt chữ, cách đọc, các viết. Hệ thống sẽ chia bảng chữ thành các bài học nhỏ,
mỗi bài sẽ phân loại: hàng あ、か、さ、た、な、ま、。。。 Trong mỗi bài sẽ
hướng dẫn người dùng cách viết thứ tự các nét, cách đọc, và một số từ mới đơn giản
đi kèm sử dụng các chữ vừa học. Giúp cho người dùng dựa vào đó vừa nhớ chữ vừa
gia tăng vốn từ mà không bị nhàm chán.
Sau khi học thuộc xong bảng chữ cứng và chữ mềm, ta bắt đầu học các bài
cơ bản. Các bài học này được xây dựng dựa vào giáo trình Minano Nihongo – giáo
trình dạy tiếng Nhật chuẩn quốc tế. Gồm có 50 bài cơ bản. Trong mỗi một bài sẽ có
phần hai là ngữ pháp và từ mới. Trước khi học ngữ pháp mới, chúng ta nên học
thuộc các từ vựng trước. Để sau khi học cấu trúc câu có thể áp dụng các từ đã biết
để dễ hiểu và nhanh nhớ hơn.
Đối với mỗi mức độ (N5, N4, N3, N2, N1) thì sẽ giới hạn số lượng chữ Kanji
cần nhớ. Đối với mức độ cơ bản, dành cho người mới học là N5 người dùng chỉ cần
nhớ khoảng 80-100 từ Kanji. Các từ Kanji được cung cấp sẽ hướng dẫn cách đọc,
phiên âm, nghĩa Hán, nghĩa Việt.


17
Hệ thống cung cấp các bài tập, bài kiểm tra nhỏ cho người dùng làm bài tập
để tự đánh giá mức độ hiểu, nhớ bài.
Đặc biệt hệ thống đưa ra mục tra cứu từ điển, hỗ trợ người dùng khi gặp từ
mới, sử dụng tra ngữ nghĩa, cách đọc, một số văn cảnh sử dụng. Và trong trường
hợp từ mà chưa có trong bộ từ điển, người dùng có thể tự thêm từ vào từ điển cá
nhân của mình.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức của hệ thống
Hệ thống xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng Nhật gồm có 2 nhóm người
dùng. Đó là:

- Nhóm các thao tác người học:







Hiển thị dữ liệu của các bài học, từ,bài kiểm tra, thông tin tham khảo....
Cho phép người dùng thêm từ vào từ điển cá nhân.
Hiển thị từ điển cá nhân (nếu có).
Cho phép người dùng tiến hành làm bài kiểm tra.
Hiển thị kết quả kiểm tra(nếu có).
- Nhóm Quản trị hệ thống:

 Lưu trữ, quản lý , cập nhật các bài học, từ, bài kiểm tra, thông tin tham khảo...
 Lưu trữ thông tin người học, người cập nhật dữ liệu.
 Cấp quyền sử dụng cho người học, người cập nhật dữ liệu.
2.1.4.Quy trình xử lý
Ứng dụng hệ thống hỗ trợ học tiếng Nhật trực tuyến cung cấp cho người
quản trị các chức năng thiết yếu để quản lí sự hoạt động của hệ thống, cung cấp cho
người dùng các thông tin cần thiết, các chức năng để học tiếng Nhật từ mức cơ bản
nhất.
Đối với nhóm người quản trị hệ thống, hệ thống cho phép xem, sửa, xóa các
thông tin bài học, các từ và các bài kiểm tra của hệ thống. Khi có các bài học mới,
các từ mới, người quản trị có thể cập nhật thêm vào cơ sở dữ liệu để làm giàu dữ
liệu hệ thống. Khi người học gửi yêu cầu đăng kí tài khoản thì người quản trị cấp
quyền cho người học.
Đối với người học, hệ thống cho phép người học xem các bài học chữ cái,
bài học ngữ pháp, tra cứu từ hay làm các bài kiểm tra khi mà không cần đăng kí,

đăng nhập tài khoản. Người học có thể thêm từ mà trong kho từ điển của hệ thống
không có để tạo thành từ điển cá nhân của mình. Từ điển cá nhân này của người


18
dùng nào thì người đó quản lí nên người học phải đăng kí và đăng nhập tài khoản cá
nhân trong hệ thống.
Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp các phương pháp học tiếng Nhật mang lại
hiệu quả, quy trình học tiếng Nhật và một số đường dẫn tham khảo học tiếng Nhật
khác.
2.2.Mô hình hóa hệ thống

Hình 2.1 Biểu đồ ca sử dụng


19
2.3.Sơ đồ phân rã chức năng
2.3.1.Sơ đồ usecase nhóm chức năng

Hình 2.2 Biểu đồ usecase chính
Bảng 2.1 Bảng nhóm chức năng

- Cập nhật bài học chữ cái

Hệ thống hỗ

- Cập nhật bài học Minna

trợ học tiếng


- Cập nhật từ
- Cập nhật bài kiểm tra

Nhóm quản trị hệ Nhật
tuyến
thống

- Quản lí người cập nhật dữ liệu
- Quản lí người học
- Đăng kí tài khoản
- Đăng nhập tài khoản
- Làm bài kiểm tra
- Thêm từ vào từ điển cá nhân
- Chọn bài học chữ cái
- Chọn bài học Minna

Nhóm người học

trực


20
- Tra cứu từ
2.3.2.Sơ đồ usecase phân tích thiết kế hệ thống
- Usecase “Nhóm quản trị hệ thống”

Hình 2.3 Usecase “Nhóm quản trị hệ thống”
- Usecase “Nhóm các thao tác người học”



21

Hình 2.4 Usecase “Nhóm các thao tác người dùng”
2.4.Phân tích dữ liệu nghiệp vụ
2.4.1.ER mô hình mở rộng
a.Xác định thực thể, kiểu liên kết
- CHỮ CÁI (mã chữ cái, chữ cái, ảnh viết chữ cái, phát âm chữ cái, loại chữ
cái, phiên âm chữ cái)
- MẪU CÂU (mã mẫu câu, tên mẫu câu, cấu trúc mẫu câu, cách sử dụng
mẫu câu)
- TỪ (mã từ, từ, ảnh minh họa, ảnh viết từ, phát âm từ, phiên âm romaji,
nghĩa từ, ngữ cảnh sử dụng, từ hán, loại từ)
- KIỂM TRA (mã câu hỏi, đáp án a, đáp án b, đáp án c, đáp án d, đáp án
đúng)
- LOẠI TỪ (mã loại từ, tên loại từ)
- BÀI HỌC CHỮ CÁI (mã bài chữ cái, tên bài học, mô tả, chữ cái, ảnh viết
chữ, phát âm chữ, phiên âm chữ cái, từ)
- BÀI MINNA (mã bài minna, tên bài minna, từ, từ hán, ảnh từ, nghĩa từ, tên
mẫu câu, cấu trúc mẫu câu, cách sử dụng, câu hỏi)
- NGƯỜI DÙNG (mã người dùng, tên người dùng, tài khoản, mật khẩu, tên quyền)


22
b.Sơ đồ lớp lĩnh vực của hệ thống

Hình 2.5 Sơ đồ lớp lĩnh vực
- Các thuộc tính đa trị được đánh dấu (*).
2.4.2.Chuẩn hóa dữ liệu
a.Chuyển đổi ER mở rộng về ER kinh điển
- Xử lý thuộc tính đa trị bằng cách tạo ra thực thể phụ phụ thuộc vào thực thể

chính.
- Xác định khóa chính cho thực thể.


23

Hình 2.6 Mô hình ER kinh điển


24
b.Chuyển đổi ER kinh điển về ER hạn chế
- Xử lí kí hiệu đồ họa, tên liên kết.
- Khử liên kết 1-1.
- Khử liên kết 1-n, chuyển mã bên 1 sang bên n.
- Xác định khóa chính, khóa ngoại cho tất cả các thực thể.
- Khóa chính: in đậm, gạch chân, ví dụ: Mã câu hỏi.
- Khóa ngoại: in nghiêng, in đậm, ví dụ: Mã câu hỏi.
- Vừa khóa chính, vừa khóa ngoại: in nghiêng, gạch chân, ví dụ: Mã câu hỏi.

Hình 2.7 Mô hình ER hạn chế


25
c.Chuyển đổi ER hạn chế về mô hình quan hệ
- Ở mô hình ER hạn chế phần trên, bỏ những thuộc tính trùng lặp, những
thuộc tính có thể triết xuất ra được và chuẩn hóa tên để thu được mô hình quan hệ.

Hình 2.8 Mô hình quan hệ.



×