Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN HÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẠT CHUẨN ISOIEC 17025: 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.78 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN HÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM
ĐẠT CHUẨN ISO/IEC 17025: 2005

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Cơ quan công tác
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Viện Môi trường nông nghiệp
: ThS. Trịnh Thị Thắm
: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
: Lưu Thị Hằng
: ĐH2KM2

Hà Nội, Tháng 4 năm 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN HÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM
ĐẠT CHUẨN ISO/IEC 17025: 2005



Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Cơ quan công tác

: Viện Môi trường nông nghiệp
: ThS. Trịnh Thị Thắm
: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Trịnh thị Thắm

Hà Nội, Tháng 4 năm 2016
2

Lưu Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại Viện Môi trường nông nghiệp, được sự
giúp đỡ tận tình cửa các thầy cô và ban bè đồng nghiệp em đã hoàn thành báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
Hoàn thành báo cáo này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn quý Thầy, Cô
trong khoa Môi Trường, Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn

là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viên Môi trường nông nghiệp đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Viện Môi trường nông nghiệp. Đồng cảm
ơn thầy Th.S Đinh Tiến Dũng và các anh chị trong Trung tâm phân tích và chuyển
giao công nghệ môi trường đã tận tình hướng dẫn , góp ý giúp em có thể thực hiện báo
cáo một cách tốt nhất.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Viện Môi Trường Nông
Nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Do hạn chế về thời gian thực tập và kiến thức, cũng như kinh nghiệm còn hạn
chế, bài báo cáo thưc tập tốt nghiệp này của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà nội và trong Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường- Viện Môi
Trường Nông Nghiệp để để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề thực tập:
Hiện nay các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học đều có các
phòng thí nghiệm (PTN) nói chung và phòng thí nghiệm môi trường nói riêng,

các nhân viên làm việc trong các PTN này thườn xuyên phải tiếp xúc với các
hóa chất. Trong quá trình làm việc sức khỏe, tính mạng của họ luôn bị đe dọa
bởi các mối nguy hiểm bắt nguồn từ nhiều hóa chất khác nhau, đặc biệt khi gặp
sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn. Vì vậy việc kiểm soát quản lý các hoạt động trong
PTN cần phải tiến hành chặt chẽ và cần phải được quản lý theo thiêu chuẩn quốc
tế. Đó là tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005.
TCVN ISO/IEC 17025: 2005 bao gồm các yêu cầu phòng thí nghiệm phải
đáp ứng, nếu muốn chứng minh rằng PTN đang áp dụng một hệ thống chất
lượng đảm bảo PTN có năng lực kỹ thuật và có thể cung cấp kết quả có giá trị
về mặt kĩ thuật.
Mọi phòng thí nghiệm đếu có thể áp dụng tiêu chuẩn bởi tính toàn cầu của
tiêu chuẩn mang lại. Nếu các tổ chức công nhận của các nước cùng nhau thương
lượng, thì việc chấp nhận kêt quả thử nghiệm và hiệu chuẩn giữa các quốc gia sẽ
cùng có lợi cho các bên.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 giúp công tác quản lý
phòng thí nghiệm tốt hơn, cũng như đảm bảo an toàn cho các nhân viên làm
trong PTN. Và quan trong hơn hết việc sử dụng tiêu chuẩn này sẽ tạo điều kiện
hợp tác giữa các PTN và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ việc trao đổi thông tin,
kinh nghiệm và công bố kêt quả phân tích phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Do
đó, việc công bố các kết quả nghiên cứu sẽ có tính khoa học hơn.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
 Đối tượng thực hiện: Phòng phân tích môi trường
 Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thu thập tài liệu: : thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến
-

thực hiện và vận hành ISO/IEC 17025:2005
Phương pháp thực nghiệm: Quan sát, tìm hiểu quá trình xây dựng của một phòng thí
nghiệm mới thành lập. Thực hiện hiệu chuẩn phương pháp


- Phương pháp xử lí số liệu.
5


3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
 Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+

Cơ bản nắm được thông tin về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005: Yêu cầu chung về
năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

+ Xác định được các bước và các yêu cầu để một phòng thí nghiệm được công nhận đạt

chuẩn theo ISO/IEC 17025:2005.
+ Áp dụng cụ thể vào một phòng thí nghiệm mới thành lập

- Về kỹ năng:
+ Rèn luyện được các kỹ năng chuyên môn cần thiết: tìm, đọc tài liệu, nghiên cứu khoa

học, làm việc thực tế.
+ Rèn luyện kỹ năng đánh giá, thiết lập các thủ tục để có thể đưa một phòng thí nghiệm,

hiệu chuẩn được ISO/IEC 17025:2005 công nhận.
+ Sinh viên thể hiện được kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm.

 Nội dung:
- Tìm hiểu về tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005
- Thí nghiệm hiệu chuẩn, thẩm định độ không đảm bảo đo của 1 chỉ tiêu cụ thể


6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I.

Giới thiệu về Viện Môi trường Nông nghiệp.
Viện Môi trường Nông nghiệp được thành lập ngày 10 tháng 4 năm 2008 theo
Quyết định số 1084/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện
Môi trường Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập được nhà nước đầu tư
kinh phí và hoạt động theo các quy định hiện hành.
Tên cơ quan Tiếng Việt: Viện Môi trường Nông nghiệp.
Tên cơ quan Tiếng Anh: Institute for Agricultural Environment (IAE).
Địa chỉ: Phố Sa Đôi, phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

II.

Chức năng:

1. Viện Môi trường Nông nghiệp là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn, dịch vụ về lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông
thôn theo quy định của pháp luật.

2. Viện Môi trường Nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Viện) có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động
theo quy định của pháp luật.

3. Trụ sở chính của Viện đặt tại Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
III.


Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ thuộc lĩnh vực môi trường trong nông nghiệp, nông thôn, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường
nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí trong nông nghiệp và nông
thôn;

b) Bảo tồn, khai thác, sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, đa
dạng sinh học, sinh vật chỉ thị, sinh vật xử lý môi trường; sinh vật ngoại lai và sinh vật
biến đổi gen trong nông nghiệp;
c) Ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa, mặn hoá, phèn hoá, nhiệt hóa;
d) Độc học và sinh học môi trường của các tác nhân gây ô nhiễm;
e) Sử dụng tác nhân sinh học (vi sinh vật, thực vật, động vật), hóa học và hóa lý trong xử
lý môi trường theo quy định của pháp luật;
7


f)

Quy trình, công nghệ sản xuất nông sản an toàn, rào cản kỹ thuật môi trường về

thương mại nông sản, thực phẩm;
g) Tác động của các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp đến môi trường nông
nghiệp, nông thôn; của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đa dạng sinh học
trong nông nghiệp;
h) Công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong nông

nghiệp;
i) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường và mô hình hoá, dự báo, cảnh báo môi
trường nông nghiệp, nông thôn.
3. Nghiên cứu kinh tế môi trường và luận cứ khoa học phục vụ đề xuất chính sách trong
lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn.
4. Thực hiện quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nông nghiệp, nông thôn; tham
gia cung ứng các dịch vụ công phục vụ chương trình giám sát quốc gia về chất lượng,
an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
5. Thực hiện dịch vụ tư vấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về môi trường nông nghiệp
nông thôn theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tư vấn khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường,
đánh giá tác động môi trường của cây trồng biến đổi gen;
b) Đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược;
c) Phân tích, kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu độc học môi trường, dư lượng các loại vật
tư sản xuất, nông sản bao gồm: tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất, nước, không
khí; độc học môi trường của thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh
trưởng, thức ăn gia súc và nông sản; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kim
loại nặng, vi sinh vật, các chất kháng sinh và các chỉ tiêu khác có liên quan đến môi
trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản;
d) Cung cấp cơ sở dữ liệu và liên kết cấp chứng chỉ chất lượng môi trường nông nghiệp,
nông thôn, chất lượng nông sản và thực phẩm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và
theo quy định của pháp luật.
6. Liên doanh, liên kết trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong
lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường nông
nghiệp, nông thôn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, chuy n môn của Viện theo quy
định của pháp luật.
8. Quản lý kinh phí, tài sản, cán bộ, công chức, viện chức và các nguồn lực khác được

giao theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và
cấp có thẩm quyền giao.
8


BAN GIÁM ĐỐC
Các hội đồng
Phòng KH và HTQT

Bộ
môn
Sinh
học
Môi
trường

IV.

Bộ
môn
Hóa
MT

Bộ
môn
An
toàn
và Đa
dạng

sinh
học

Bộ
môn
Môi
trường
Nông
thôn

Phòng TCHC

Bộ
môn

hình
hóa

CSDL

TT.
Phân
tích và
Chuyển
giao
công
nghệ
môi
trường


Phòng TCKT

TT. NC

Quan
trắc
MTNN
MT và
TN

Trạm
Quan
trắc và
PTMT
NN
Miềm
Bắc

Trạm
Quan
trắc và
PTMT
NN
miền
Nam

Bộ máy tổ chức
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Viện

1. Lãnh đạo viện

− Viện trưởng: PGS. TS. Mai Văn Trịnh
− Phó Viện trưởng: PGS. TS Phạm Quang Hà
− Phó Viện trưởng: Ths. Trần Văn Thể
2. Hội dồng khoa học Viện
3. Các phòng quản lý (03 đơn vị)
- Phòng Tổ chức, Hành chính.
- Phòng Khoa học và HTQT.
- Phòng Tài chính, Kế toán.
4. Các Bộ môn nghiên cứu (05 Bộ môn).
• Bộ môn Hóa môi trường
Là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Môi trường nông nghiệp có chức năng
nghiên cứu cơ bản có định hướng về cơ sở hoá học, hoá lý phục vụ phát triển các biện
pháp xử lý ô nhiễm; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi
trường trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông
thôn bằng các biện pháp hoá học, hoá lý phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
9


• Bộ môn Môi trường Nông thôn
Là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Môi trường nông nghiệp có chức năng
nghiên cứu, đánh giá các nguồn ô nhiễm môi trường; đễ xuất giải pháp xử lý ô nhiễm
và quản lý bền vững môi trường nông thôn.

• Bộ môn An toàn và Đa dạng sinh học
Là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Môi trường nông nghiệp có chức năng
điều tra, đánh giá tác động môi trường do các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp,
thuỷ lợi, thuỷ sản và sinh hoạt nông thôn gây ra tới an toàn và đa dạng sinh học;
nghiên cứu chất lượng nông sản thực phẩm, rào cản kỹ thuật về môi trường và xây
dựng các tiêu chuẩn, qui chuẩn về sản xuẩt sạch, an toàn.


• Bộ môn Mô hình hóa và Cơ sở dữ liệu môi trường

Là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Môi trường nông nghiệp có chức năng
quan trắc, đánh giá ô nhiễm môi trường; nghiên cứu phương pháp mô hình hoá ô
nhiễm và tác động môi trường, cảnh báo ô nhiễm và đề xuất các biện pháp quản lý bền
vững môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông
thôn.
• Bộ môn Sinh học môi trường
Là đơn vị nghi n cứu trực thuộc Viện Môi trường nông nghiệp có chức năng
nghiên cứu cơ bản có định hướng về cơ sở sinh học phục vụ phát triển các biện pháp
xử lý ô nhiễm; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường
trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông thôn
bằng các biện pháp sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

5. Các Trung tâm (2 Trung tâm)
a) Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường.
 Chức năng:

Là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Môi trường nông
nghiệp có chức năng sau:
-

Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phân tích chất lượng môi trường nông
nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước;

-

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng tại Kho bạc
Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
10



 Nhiệm vụ:

Thực hiện chức năng được giao, nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm gồm:
-

Xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng, nâng cấp và hoạt động của phòng thí nghiệm, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và dịch vụ phân tích môi trường;

-

Tiếp thu, lựa chọn và cập nhật các phương pháp phân tích chất lượng về môi trường và
nông sản ở trong và ngoài nước để đáp ứng nhiệm vụ phân tích của Viện và Ngành;

-

Nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm trong cách lĩnh vực môi
trường nông nghiệp, nông thôn;

-

Thực hiện dịch vụ, tư vấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về môi trường nông nghiệp
nông thôn theo quy định của pháp luật gồm:



Tư vấn khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường;




Đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược;



Phân tích, kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu độc học môi trường, dư lượng các loại vật
tư sản xuất, nông sản;



Cung cấp cơ sở dữ liệu và liên kết cấp chứng chỉ chất lượng môi trường nông nghiệp
nông thôn, chất lượng nông sản và thực phẩm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và
theo quy định của pháp luật.

-

Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về phạm vi, lĩnh vực
được giao theo quy định của pháp luật;

-

Sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, vật liệu xử lý ô nhiễm thân thiện với
môi trường, các mặt hàng trong phạm vi, lĩnh vực được giao theo quy định của pháp
luật;

-

Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp
luật.


 Nguồn nhân lực:

11


-

Đến nay, Trung tâm có 35 cán bộ viên chức, trong đó có 12 Thạc sỹ, 23 đại học bao
gồm 2 cán bộ có chuyên ngành cây trồng, 7 môi trường, 3 kế toán, 2 hóa học, 3 bảo vệ
thực vật, 2 sinh học, 1 vi sinh vật, 1 khoa học đất ....

-

Lãnh đạo Trung tâm:
Giám đốc : ThS. Trần Quốc Việt

12


Phó giám đốc: 1. ThS. Đỗ Phương Chi
2. ThS. Đinh Tiến Dũng
 Các đề tài, dự án đã thực hiện
-

Xử lý thí điểm triệt để một số vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng thuốc BVTV (đề tài cấp
bộ, 2011-2013);

-

Nghiên cứu quy trình phân tích dư lượng một số thuốc trừ cỏ có trong đất, nước và cây

trồng (đề tài cấp cơ sở, 2011-2013);

-

Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm hóa chất đến hiện tượng tôm nuôi nước lợ chết
hàng loạt tại đồng bằng sông Cửu Long (đề tài cấp nhà nước, 2013-2014).

 Đáp ứng các dịch vụ phân tích chất lượng môi trường, vật tư nông nghiệp và nông sản

Phòng Thí nghiệm của Trung tâm đạt tiêu chuẩn ViLas621; ISO 17025:2005 và
được Bộ chỉ định thực hiện phân tích chất lượng môi trường, chất lượng nông sản, vật
tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đến nay, năng lực Phòng Thí nghiệm của
Trung tâm có thể đáp ứng dịch vụ phân tích được trên 400 chỉ tiêu chất lượng môi
trường và nông sàn gồm:


65 chỉ tiêu phân tích chất lượng nước;



13 chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí;



20 chỉ tiêu phân tích chất lượng đất;



50 chỉ tiêu phân tích chất lượng phân bón;




20 chỉ tiêu phân tích chất thải nguy hại, chất thải rắn và bùn thải;



199 chỉ tiêu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;



20 chỉ tiêu vi sinh vật.

b) Trung tâm Nghiên cứu và Quan trắc môi trường nông nghiệp Miền Trung và Tây
Nguyên
Là tổ chức sự nghiệp khoa học trực thuộc, có con dấu và tài khoản riêng, có
chức năng quan trắc, đánh giá tác động và đáp ứng các dịch vụ xử lý ô nhiễm môi
13


trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông thôn tại địa
bàn vùng Tây nguyên và các tỉnh miền Trung; Trạm có tư cách pháp nhân, có con dấu
và được mở tài khoản riêng.

14


6. Các Trạm (2 Trạm).
a) Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp Miền Bắc
Là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Môi trường nông
nghiệp, có chức năng quan trắc, đánh giá tác động và đáp ứng các dịch vụ xử lý ô

nhiễm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông
thôn tại các tỉnh phía Bắc; Trạm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài
khoản riêng.

b) Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp miền Nam
Là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Môi trường nông
nghiệp, có chức năng quan trắc, đánh giá tác động và đáp ứng các dịch vụ xử lý ô
nhiễm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông
thôn tại địa bàn vùng Đông và Tây Nam bộ; Trạm có tư cách pháp nhân, có con dấu và
được mở tài khoản riêng.

V.

Nguồn nhân lực.
Đến nay, nguồn nhân lực của Viện bao gồm 143 cán bộ viên chức gồm 97 viên
chức biên chế và 46 viên chức hợp đồng, trong đó có 2 PGS, 12 Tiến sỹ, 49 thạc sỹ, 69
kỹ sư và 16 kỹ thuât viên. Hầu hết các TS, Th.S. được đào tạo cơ bản ở nước ngoài.
Các cán bộ công nhân viên chức của Viện được đào tạo nhiều chuyên ngành
khác nhau, trong đó chủ yếu là khoa học môi trường, thổ nhưỡng nông hóa, trồng trọt,
bảo vệ thực vật, nông nghiệp, sinh học. Viện đang mở rộng đào tạo và nâng cao
nghiệp vụ các chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của Viện, đặc biệt là lĩnh vực
môi trường.

VI.

Cơ sở vật chất

1. Diện tích đất đai.
- Tổng diện tích


: 30.000 m

- Trụ sở cơ quan

: 4.500 m2

- Nhà lưới

: 240 m2

- Ruộng thí nghiệm

: 23.260 m2

- Diện tích ao, hồ, mương máng: 2.000 m2
- Nhà ở cán bộ, CNV : 0 m2

15


2. Thiết bị phục vụ nghiên cứu:
Viện Môi trường Nông nghiệp là được Nhà nước trang bị các thiết bị nghiên
cứu rất hiện đại và đồng bộ. Các thiết bị của Phòng Thí nghiệm của Viện trị giá trên 32
tỷ đồng, nhiều thiết bị hiện đại chỉ có Viện Môi trường Nông nghiệp và rất ít cơ quan
khác.
Với trang thiết bị hiện đại, phòng thí nghiệm Trung tâm có đủ khả năng phân
tích trên 100 chỉ tiêu về chất lượng môi trường và nông sản.

VII.


Triển khai nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Viện tổ chức hoạt động của Hội đồng Khoa học, các nhóm nghiên cứu chuyên
sâu và các Hội đồng khác.
Ngoài ra, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án chuyển đổi
sang cơ chế hoat động tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Quyết định số 2781/QĐ-BNNKHCN ngày 02 tháng 10 năm 2009.
Sau 7 năm thành lập đi vào hoạt động, Viện đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
khoa học, công nghệ chủ yếu sau:
-

20 nhiệm vụ cấp Nhà nước (gồm 2 đề tài nghiên cứu cơ bản; 5 đề tài thuộc Chương
trình KHCN cấp Nhà nước; 3 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 8 nhiệm vụ thuộc Chương
trình nông thôn miền núi, 2 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước);

-

46 nhiệm vụ cấp Bộ, trong đó có 23 nhiệm vụ môi trường;

-

14 nhiệm vụ cấp cơ sở;

-

19 nhiệm vụ hợp tác quốc tế;

-

17 nhiệm vụ hợp tác với địa phương;

-


168 hợp đồng dịch vụ và 25 nhiệm vụ phối hợp.
Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của Viện chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực sau:

-

Quan trắc thường xuyên chất lượng môi trường đất và xây dựng cơ sở dữ liệu, cảnh
báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn;

16


-

Phát triển chế phẩm sinh học phục vụ xử lý và tận dụng phế thải trong nông nghiệp sản
xuất phân bón hữu cơ và xử lý chất thải đồng ruộng;

-

Phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, hồ ao, chất thải lỏng các
khu vực chế biến nông sản (bún, dong riềng…);

-

Phát triển công nghệ và đề xuất giải pháp xã hội hóa công tác thu gom, xử lý bao bì
thuốc bảo vệ thực vật;

-


Phát triển công nghệ và đề xuất giải pháp xã hội hóa công tác thu gom, xử lý bao bì
thuốc bảo vệ thực vật;

-

Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp;

-

Nghiên cứu các giải pháp KH&CN và tổ chức quản lý phục vụ sản xuất nông sản an
toàn;

-

Phát triển công nghệ xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm Asen, nước thải ô nhiễm kim loại
nặng;

-

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó trong nông
nghiệp;

-

Nghiên cứu cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;
Trong những năm qua, Viện đã chuyển giao 2 giống mới, 5 chế phẩm vi sinh
vật và 21 quy trình khoa học công nghệ liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường nông
nghiệp, nông thôn cho 29 tỉnh thành trên phạm vi cả nước và cấp 30 chứng chỉ sản
phẩm nông sản an toàn theo VietGAP cho 8 tỉnh.
Viện đã xây dựng và tổ chức hoạt động Phòng Thí nghiệm trung tâm đạt tiêu

chuẩn ViLas621; ISO17025:2005 và được Bộ chỉ định thực hiện phân tích chất lượng
môi trường, chất lượng nông sản, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đến
nay, năng lực Phòng Thí nghiệm trung tâm của Viện có thể đáp ứng dịch vụ phân tích
được gần 400 chỉ tiêu chất lượng môi trường và nông sàn gồm:

-

65 chỉ tiêu phân tích chất lượng nước;

-

13 chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí;

-

20 chỉ tiêu phân tích chất lượng đất;
17


-

50 chỉ tiêu phân tích chất lượng phân bón;

-

20 chỉ tiêu phân tích chất thải nguy hại, chất thải rắn và bùn thải;

-

199 chỉ tiêu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;


-

20 chỉ tiêu vi sinh vật.
Với thành tựu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện đã
được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
trao tặng các phần thường cao quý:

-

Tập thể lao động xuất sắc từ 2008-2014:

-

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010.

-

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011.

-

Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2012.

-

Huân chương lao động hạng 3 năm 2013.

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
I.


Tổng quan về ISO/IEC 17025

1. Sơ lược về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005
Iso/iec 17025 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt
cho phong thử nghiệm và hiệu chuẩn, do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế International
Organization for Standardization (thường gọi tắt là ISO) phát triển và ban hành.
TCVN ISO/IEC 17025 tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các phòng thử
nghiệm với các tổ chức khác nhằm hỗ trợ quá trình trao đỏi thong thin, kinh nghiệm,
sự hòa hợp của các tiêu chuẩn và mục tiêu đã định. Tiêu chuản này phản ánh xu hướng
chung trong một lĩnh vực hợp nhất tạo nên bộ mặt lớn cho pháp luật, thương mại, kinh
tế và kĩ thuật quốc tế.
Tiêu chuẩn này hợp nhất với những yêu cấu của TCVN 9001 và bao gồm
những kinh nghiệm mở rộng trong nhiều năm thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
phòng thí nghiệm. tiêu chuẩn không chỉ quy định về các yêu cầu hệ thống chất lượng
mà còn năng lực kĩ thuật và khả năng đưa ra kết quả hợp lệ mang tính kỹ thuật của hệ
thống.
18


Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 chỉ ra rằng nếu các phòng thí nghiệm hay
phòng hiệu chuẩn tuân thủ theo TCVN ISO/IEC 17025, nó cũng vận hành phù hợp với
TCVN ISO 9001. Tuy nhiên, việc tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 tự nó không chúng
minh được năng lực của phòng thí nghiệm để tạo ra nhũng kết quả và dữ liệu hợp lệ
mang tính kỹ thuật.

2. Đối tượng áp dụng:
- Phòng/cơ sở thử nghiệm và hiệu chuẩn;
- Cơ quan quản lý dùng để đánh giá năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn;
- Tổ chức công nhận dùng để đánh giá, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm và

hiệu chuẩn.

3. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định về các yêu cầu chung về năng lực thực hiện các phép
thử và/ hoặc hiệu chuẩn bao gồm cả việc lấy mẫu tiêu chuẩn này đề cập đến việc thử
nghiệm và hiệu chuẩn được thực hiện bằng phương pháp tiêu chuẩn, không tiêu chuẩn
và phương pháp đo do PTN tự xây dựng.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm
và/ hoặc hiệu chuẩn. các tổ chức này bao gồm, ví dụ như PTN bên thứ nhất, bên thứ
hai, bên thứ ba và các PTN mà việc thử nghiêm và/ hoặc hiệu chuẩn một phần của
hoạt động giám định và chứng nhận sản phẩm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các PTN không phụ thuộc vào số lượng nhân
viên hay phạm vi hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn. Khi một PTN không thực
hiện một hoặc nhiều hoạt động được quy định trong tiêu chuẩn này, như lấy mẫu và
thiết kế/phát triển các phương pháp mới, thì các yêu cầu thuộc các điều đó không cần
áp dụng
Các chú thích được đưa ra để làm rõ nội dung, các ví dụ và hướng dẫn. Chú
thích này không phải là các yêu cầu và không tạo thành một phần của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này sử dụng cho các PTN trong việc xây dựng hệ thống quản lý về
hoạt động kỹ thuật, hành chính và chất lượng. Khách hàng của PTN, cơ quan có thẩm
quyền và các cơ quan công nhận cũng có thể sử dụng tiêu chuẩn này để xác nhận hoặc
thừa nhận năng lực của các PTN. Tiêu chuẩn quốc tề này không được sử dụng là
chuẩn mực để chứng nhận PTN.

4. Ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005
- Các chương trình công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 trên thế giới
giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn với các tổ
19



-

chức khác nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin, tăng cường kinh nghiệm, và
tăng cường sự hoà hợp của các phương pháp thử và mục tiêu đã định.
Việc ra đời tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2005 là một trong những trường hợp phản ánh
xu hướng hợp nhất các yêu cầu chung cho một lĩnh vực mà cụ thể là lĩnh vực thử
nghiệm/hiệu chuẩn để tạo nên một bộ mặt mới cho luật pháp, thương mại, kinh tế và
kỹ thuật quốc tế.

II.

Tổng quan các bước xây dựng Phòng thử nghiệm theo ISO 17025:2005
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo cần thấu
hiểu ý nghĩa của ISO 17025 trong việc áp dụng đối với PTN, định hướng các hoạt
động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo dự án ISO 17025. Việc áp dụng ISO 17025 là một dự
án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 17025 tại PTN, bao gồm đại diện lãnh đạo
và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 17025. Cần bổ nhiệm Đại diện
lãnh đạo về kỹ thuật để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO
17025 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động kỹ thuật của PTN
Bước 3: Đánh giá thực trạng của PTN so với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cần rà
soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và
mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong PTN. Việc đánh giá này làm cơ sở để
xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực
hiện chi tiết.
Bước 4:Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống ISO 17025 . Hệ thống tài liệu
phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu
điều hành của PTN bao gồm:

- Sổ tay ISO 17025

- Các qui trình và thủ tục liên quan
- Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
Bước 5:Áp dụng hệ thống ISO 17025 theo các bước:

- Phổ biến để mọi nhân viên trong PTN nhận thức đúng, đủ về ISO17025.
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng
- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể.
Bước 6:Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:

- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành
các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

20


- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức Chứng

-

nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 17025 đều có giá trị như
nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.
Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của hệ
thống ISO 17025 cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức Chứng
nhận thực hiện.
Bước 7:Đánh giá do tổ chức Công nhận (Bureau of Accreditation) tiến hành để
đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 17025 và cấp chứng
chỉ công nhận năng lực của PTN.
Bước 8:Duy trì hệ thống ISO 17025 sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các
vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, PTN cần tiếp tục duy trì và cải
tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ

thống, nâng cao hiệu quả quản lý của PTN nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 17025 để cải
tiến liên tục hệ thống của mình.

21


III.

Yêu cầu của PTN được công nhận tuân thủ ISO/IEC 17025:2005.

-

Một phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn muốn được công nhận thì Phòng thí nghiệm (PTN)
đó phải phù hợp với chuẩn mực của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và các yêu cầu
riêng biệt dành cho từng lĩnh vực thử nghiệm mà PTN đó đăng ký được công nhận.

-

Phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005

-

Lãnh đạo của Doanh nghiệp có PTN, lãnh đạo của PTN và nhân viên PTN phải hiểu rõ
từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

-

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 là một tiêu chuẩn quốc tế được ban hành để cho tất
cả các PTN trên thế giới áp dụng, tuy nhiên ở mỗi lĩnh vực thử nghiệm/hiệu chuẩn
khác nhau (ví dụ lĩnh vực điện-điện tử, hóa, sinh …) đều có những yêu cầu đặc thù

cho lĩnh vực đó, vì vậy Lãnh đạo của Doanh nghiệp có PTN, lãnh đạo của PTN và
nhân viên PTN phải nắm vững từng yêu cầu riêng biệt do BoA ban hành cho lĩnh vực
của PTN đăng ký phù hợp ISO/IEC 17025:2005.

-

Sau khi đã thấu hiểu từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, các nhà quản
lí PTN cần xây dựng cho đơn vị mình những chính sách phù hợp:

-

Nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư trang thiết bị hiện đại và phù hợp với các phép thử mà
phòng thí nghiệm dự kiến tiến hành thử nghiệm;

-

Tổ chức nhân sự theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005

-

PTN phải xây dựng các quy trình, áp dụng các quy trình phù hợp với tất cả các yêu cầu
của ISO/IEC 17025:2005

-

Đào tạo xây dựng đội ngũ nhân viên nắm vững phương pháp (thử nghiệm/hiệu chuẩn),
thao tác thành thạo, biết tích luỹ kinh nghiệm và vươn lên nắm bắt, sử dụng các phép
thử tiên tiến.

-


Tiến hành lựa chọn, áp dụng các tiêu chuẩn (về phương pháp thử nghiệm/hiệu chuẩn)
cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và lĩnh vực thử nghiệm, việc lựa chọn này liên
quan trực tiếp tới khách hàng, công nhận vì vậy ban lãnh đạo phòng thử nghiệm cần
phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề này.

-

Việc áp dụng ISO/IEC 17025:2005 đối với một phòng thí nghiệm chưa từng tiếp cận
tiêu chuẩn này thật sự là một thách thức và đòi hỏi sự đầu tư, có khi sự đầu tư này lên
đến hàng tỷ đồng, tuy nhiên sau khi phòng thí nghiệm đã đạt được chuẩn ISO/IEC
17025:2005, phòng thí nghiệm đã ghi tên mình vào bản đồ thế giới các phòng thí
nghiệm có uy tín và mở ra rất nhiều cơ hội phát triển, vì vậy số tiền đầu tư để được

22


công nhận ISO/IEC 17025:2005 theo nhận định của International TSC Co,. Ltd là một
sự đầu tư đúng đắn.

IV.

Các vấn đề cần quan tâm khi vận hành hệ thống ISO/IEC:17025:2005

-

Khó khăn lớn nhất đó là việc lãnh đạo quản lý trực tiếp phải tìm hiểu và thực sự am
hiểu về hệ thống, có như vậy mới tôn trọng hệ thống và chịu sự phục tùng của hệ
thống


-

Khó khăn thứ hai trong quá trình vận hành là toàn bộ nhân viên phải am hiểu và thực
hiện nghiêm túc các quy định của hệ thống, việc thực hiện theo ISO sẽ có một số khó
chịu ban đầu như nhiều thủ tục, cái gì cũng phải có bằng chứng, giấy tờ ký tá nhiều,…
tuy nhiên nó lại rất tiện lợi trong việc truy cứu trách nhiệm, đánh giá quyền lợi của cán
bộ công nhân viên

-

Ngoài ra còn một số khó khăn nữa đối với các phòng thử nghiệm đó là việc lưu trữ hồ
sơ sẽ rất lớn nếu như không có cách quản lý khoa học, điều này tạo cảm giác khó chịu
và thường có xu hướng không muốn tuân thủ theo ISO/IEC:17025:2005

V.

Nội dung công việc được phân công “ Đánh giá độ không đảm bảo đo của phương
pháp xác định chất lượng nước– Xác định Cr (VI)-Phương pháp đo phổ dùng 1,5Diphenylcacbazit.”.
1. Phương pháp xác định chất lượng nước – Xác định Cr (VI)-Phương pháp đo phổ

1.1.
-

dùng 1,5-Diphenylcacbazit.”.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo phổ để xác định crom (VI) trong nước.
Phương pháp này áp dụng để xác định crom (VI) hoà tan trong nước ở khoảng nồng độ

1.2.
-


0,05mg/l đến 3 mg/l. Khoảng này có thể được mở rộng nếu pha loãng mẫu.
Tiêu chuẩn , tài liệu trích dẫn:
ISO 5667-1:1980 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình

-

lấy mẫu.
TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991)Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kĩ thuật

-

lấy mẫu.
TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3:1991) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo
quản mẫu.

- TCVN 6658:2000 - Chất lượng nước – Xác định Cr (VI)-Phương pháp đo phổ dùng
1.3.

1,5-Diphenylcacbazit.
Nguyên tắc:
Sau khi mẫu được xử lý trước (để ổn định trạng thái oxy hoá crom (VI) và crom
(III) nếu chúng có mặt) thì crom (VI) phản ứng với 1,5- diphenylcacbazid để tạo nên

23


mầu tím đỏ của phức crom- 1,5- diphenylcacbazon. Đo độ hấp thụ của phức này nằm
trong khoảng 540 nm đến 550 nm, bước sóng chính xác cần ghi trong báo cáo kết quả.


1.4.

Thiết bị , dụng cụ, hóa chất :
a. Hóa chất
Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh
khiết tương đương. Có thể dùng các hoá chất có nồng độ được bảo đảm mua ở ngoài
thị trường.

-

Dung dịch đệm phosphat, pH = 9,0 ± 0,2.
Hoà tan 456 g kalihydro phosphat ngậm ba phân tử nước (K2HPO4.3 H2O)
trong 1000ml nước. Kiểm tra pH, nếu cần thì điều chỉnh.

- Dung dịch natri hydroxit
Hoà tan 20 g natri hydroxit (NaOH) trong 100 ml nước.

- Axit phosphoric dung dịch A
Hoà tan 10 ml axit phosphoric (H3PO4 , ủ =1,71 g/ml) vào 100 ml nước.

-

axit phosphoric dung dịch B
Hoà tan 700 ml axit phosphoric (H3PO4 , ủ =1,71 g/ml) trong 1000 ml nước.

- Dung dịch nhôm sunfat
Hoà tan 247 g nhôm sunfat [Al2 (SO4) 3. 18H2O] trong 1000 ml nước.

- Dung dịch sunfit
Hoà tan 11,8 g natri sunfit (Na2SO3 ) trong 100 ml nước. Dung dịch bền

khoảng một tuần lễ.

- Giấy thử sunfit
- Dung dịch 1,5-diphenylcacbazid
Hoà tan 1 g 1,5-diphenylcacbazid (C13H14N4O) trong 100 ml propanon
(axeton) C3H6O và axit hoá bằng một giọt axit axetic kết tinh.
Bảo quản trong bình mầu nâu trong tủ lạnh, ở nhiệt độ 4 0C, dung dịch này bền
hai tuần lễ. Khi dung dịch đổi mầu thì loại bỏ

- Dung dịch natri hypoclorit
Pha loãng 70 ml dung dịch natri hypoclorit (NaOCl, có khoảng 150 g Cl2 tự do
trên lít) đến 1000 ml bằng nước.
24


Bảo quản trong bình thuỷ tinh mầu nâu trong tủ lạnh ở 4 0C, dung dịch bền
khoảng một tuần lễ

- Giấy thử tinh bột kali iodua.
- Dung dịch gốc crom (VI)
Cảnh báo: Kali cromat có thể gây ung thư.
Hoà tan 2,829 g kali cromat (K2Cr2O7 ) trong bình định mức 1000 ml bằng
nước và thêm nước đến vạch. Dung dịch này rất bền. 1 ml dung dịch này chứa 1 mg
Cr.

- Dung dịch tiêu chuẩn crom (VI)
Lấy 5 ml dung dịch gốc crom (VI) vào bình định mức 1000 ml và thêm nước
đến vạch. Dung dịch được pha ngay khi dùng. 1 ml dung dịch này chứa 5mg Cr.
- Natri clorua, NaCl
b. Thiết bị

Các thiết bị thông thuờng trong phòng thí nghiệm và:

1.5.

Máy đo quang hoặc máy đo phổ, có cuvet trong khoảng 10 mm đến 50 mm
Thiết bị lọc màng, trang bị màng lọc có cỡ lỗ từ 0,4 àm đến 0,45 àm
Máy đo pH
Thiết bị kiểm soát tốc độ khí
Lấy mẫu và xử lý mẫu:
Xử lý mẫu ngay sau khi lấy. Nên phân tích mẫu ngay.

 Khi mẫu không có chất oxy hoá hoặc chất khử.
Lấy 1000 ml mẫu vào bình thuỷ tinh, thêm 10 ml dung dịch đệm phosphat và
trộn đều. Đo pH bằng máy đo pH, pH phải nằm trong khoảng 7,5 đến 8,0
Nếu pH nằm ngoài khoảng đó thì điều chỉnh bằng dung dịch natri hydroxit hoặc
axit phosphoric dung dịch A.
Thêm 1 ml dung dịch nhôm sunfat và trộn đều. Kiểm tra pH, pH phải nằm trong
khoảng 7,0 đến 7,2. Nếu pH nằm ngoài khoảng đó thì điều chỉnh bằng axit phosphoric
dung dịch A.
Để cho kết tủa lắng độ 2 h. Gạn phần trong ở phía trên và lọc lấy 200 ml qua
màng lọc. lưu ý bỏ 50ml nước qua lọc đầu tiên.

 Khi mẫu có chất ôxy hoá hoặc chất khử
Lấy 1000 ml mẫu vào bình thuỷ tinh, thêm 10 ml dung dịch đệm phosphate và
trộn đều. Đo pH bằng máy đo pH, pH phải nằm trong khoảng 7,5 đến 8,0
25


×