Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.89 KB, 97 trang )

1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
BHXH
BHYT
BHTN
KKTX
KPCĐ
NKC
PNK
PXK
XDCB
TK
TNCN
TSCĐ
TSCĐHH
TSCĐVH

1

Tên đầy đủ
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Kê khai thường xuyên
Kinh phí công đoàn
Nhật kí chung
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Xây dựng cơ bản
Tài khoản


Thu nhập cá nhân
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vô hình


2
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

2


3
CHƯƠNG 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- Kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
1.1.

1.2.
1.2.1.

-

-

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế
Đông Bắc- Hạ Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ Long

Tên Tiếng Anh: CORPORATIN GROUP ECONOMIC DONGBAC- HA
LONG JOINT STOCK COMPANY
Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
Địa chỉ : Tổ 3, khu 8, phường Hồng Hải,TP.Hạ Long,Quảng Ninh
Điện thoại : (033) 36254666
Tình trạng hiện tại : đang hoạt động
Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế : 5700387658
Ngày cấp : 2002
Người đại diện : Nguyễn Văn Trọng
Nơi thường trú : TP. Hạ Long, Quảng Ninh
Vốn điều lệ : 1.000.0000.000 VNĐ ( một tỷ Việt Nam đồng ).
Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn
kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ
Long
1.2.1.1. Chức năng của công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ
Long
Công ty kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau:
Bán than và các mặt hàng khai thác khác
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ
đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng
chuyên doanh
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Đại lý, môi giới, đấu giá
3


4

-

Mua bán ắc quy các loại
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Bán lẻ ô tô con
Vận tải hành khách đường thủy nội địa
Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa
hàng chuyên doanh
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...)
Buôn bán nhiên liệu rắn lỏng khí và các sản phẩm liên quan
Buôn bán máy móc, thiết bị phụ tùng máy khác
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh...
Mặt khác công ty cũng không ngừng nghiên cứu nắm bắt kịp thời các
nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường và tìm các thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu
đó. Chức năng này được thể hiện như sau:
- Phát hiện nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách
thoả thuận nhu cầu đó.
- Phải không ngừng nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và quan hệ
giữa doanh nghiệp với bên ngoài.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ
Long
Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
đã được khẳng định trong lĩnh vực thương mại.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh theo đúng ngành nghề được
ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh.

- Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu
chiến lược của công ty.
- Thực hiện chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời
sống vật chất tình thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
người lao động.
4


5
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của nhà
nước.
- Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi
trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh của đất nước và trật
tự an toàn xã hội.
- Mở sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách theo quy định của pháp lệnh thống
về kế toán chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế tài chính.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn
kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh tế Đông Bắc- Hạ Long là một đơn vị
hạch toán độc lập do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều diễn ra
một cách độc lập, tự chủ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Tất cả các hợp đồng mua bán, vận chuyển, bốc xếp trong khâu mua, bán
đều do công ty ký kết và chịu trách nhiệm thanh toán. Các đội, cảng căn cứ vào
nội dung của hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết để tổ chức quá trình thực
hiện hợp đồng. Nếu có vướng mắc các đội, cảng phải báo cáo để công ty giải
quyết, tuyệt đối các đội, cảng không được tự ý sửa đổi hợp đồng.
Giá bán một số mặt hàng như than hay giá cung cấp dịch vụ do công ty
quyết định. Các đội, cảng căn cứ vào bảng giá đã được duyệt để thực hiện cơ
cấu giá bán. Công ty kiểm tra, rà soát và căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng thời

điểm quyết định giá bán phù hợp.
Hàng tuần các đội, cảng phải nộp toàn bộ số tiền bán hàng hóa và tiền
cung cấp dịch vụ về Công ty hoặc cho Ngân hàng.
Hàng tháng các đội, cảng phải lập kế hoạch chi tiêu để ban giám đốc
duyệt.
Phòng kế hoạch công ty lập dự trù số tiền chi để các trạm có thể chủ động
hoạt động kinh doanh.
Theo định kỳ 3 ngày 1 lần, các đội và cảng phải chuyển toàn bộ chứng từ
phát sinh về phòng kế toán công ty. Các đội, cảng phải chịu trách nhiệm trước
công ty và các cơ quan Nhà nước về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó.
Cuối tháng khi quyết toán xong, Công ty sẽ giữ lại các khoản tiền thu cố
định sau:
5


6
Tiền mua than ở mỏ, tiền vận chuyển bốc dỡ than từ xà lan lên bãi, tiền
mua hàng hóa, dịch vụ, khấu hao cơ bản, thuế đất, thuế môn bài, thuế GTGT,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn...
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất- kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn kinh
tế Đông Bắc- Hạ Long
Công ty
Các nhà bán lẻ
Các đại lí tỉnh
Các cửa hàng bán lẻ tại Quảng Ninh
Xuất khẩu
Khách hàng

Hình 1.1 : Sơ đồ tiêu thụ hàng hóa của công ty
Tại các cửa hàng bán lẻ ở Quảng Ninh và các đại lí tỉnh, công ty giao

hàng tận nơi, thanh toán ngay với chỉ đại lí, chủ cửa hàng. Với các đơn xuất
khẩu, tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên để giao hàng và thanh toán.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ hàng hoá được thực hiện theo nhiều
phương thức khác nhau, theo đó hang hóa vận động đến tận tay người tiêu dùng.
Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần không
nhỏ vào việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ và doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty
tiêu thụ hàng hóa theo các phương thức:
- Phương thức bán buôn
6


7
Là phương thức bán buôn tiêu thụ hàng hóa mà khi kết thúc nghiệp vụ
tiêu thụ hàng hóa chưa khỏi lĩnh vực lưu thông. Bán buôn được hiểu là hình thức
bán hàng cho người mua trung gian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho các
nhà sản xuất. Lưu chuyển hàng hàng hóa bán buôn trong doanh nghiệp thương
mại có hai phương thức sau:
▪ Phương thức bán buôn qua kho:
Là phương thức tiêu thụ mà hàng hóa doanh nghiệp mua vào được nhập
kho, sau đó mới đưa hàng hóa này đem ra bán.
▪ Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng :
Là phương thức tiêu thụ mà trong đó hàng hóa của doanh nghiệp mua vào
không nhập kho mà chuyển ngay cho khách.
- Phương thức bán lẻ
Là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế, các
đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu thụ nội bộ.
- Phương thức bán hàng đại lý
Là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng cho bên
nhận đại lý để bán (bên đại lý).
1.3. Tổ chức bộ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty Cổ

phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tổ
chức

Phòng
kinh
doanh

Nhân viên
7

Phòng kế
toán


8

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty

8


9
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc:

+ Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty .
+ Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho
công ty.
+ Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty.
+ Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như
mong đợi của ban giám đốc về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản
phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.
+ Quản lý nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
+ Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày các
đề xuất cho ban giám đốc duyệt.
+ Hoạch định:
Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi,
mục tiêu dài hạn.
Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho
từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
+ Quản trị:
Giám sát và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp, chiến
lược,… với Ban điều hành, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp công ty và
các bộ phận.
Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.
+ Marketing:
Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu marketing dài và
ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh marketing cho sản phẩm, dịch vụ của Công
ty.
Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch marketing nhằm đẩy
mạnh thương hiệu của Công ty trên thị trường
Định kỳ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động marketing.
+ Kinh doanh:
Đinh hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho
Công ty.

9


10
Phối hợp với Ban điều hành để hoạch định, xây dựng tiêu chuẩn cho từng
kênh bán hàng.
Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình
hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công
tác kinh doanh
Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.
+Nhân sự
Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp
tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.
Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu
của Công ty.
+ Tài chính:
Xây dựng ngân sách, định mức chi phí.
Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định
mức chi phí.
+ Kiểm soát:
Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho Công ty.
Xây dựng bộ máy và tổ chức hệ thống kiểm soát đã được phê duyệt.
+ Là chủ tài khoản của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc chấp hành các quy định của công ty.
+ Thay mặt công ty để ký kết hợp đồng kinh tế và văn bản giao dịch theo
phương hướng và kế hoạch của công ty, đồng thời tổ chức thực hiện các văn bản
đó.
+ Tổ chức thu thập, xử lý thông tin giúp công ty trong việc xây dựng kế
hoạch hàng năm.
+ Đảm bảo an toàn trật tự và an toàn lao động trong toàn công ty cũng

như việc đưa cán bộ công nhân viên đi phục vụ bên ngoài....
- Phó giám đốc:
Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc, được giám đốc phân công phụ
trách trong các lĩnh vực kinh doanh. Khi giám đốc vắng mặt uỷ quyền cho phó
giám đốc điều hành công việc, trực tiếp ký các chứng từ, hoá đơn liên quan đến
các lĩnh vực được phân công sau khi giám đốc phê duyệt v.v.
10


11
+ Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
+ Triển khai các công việc bán hàng; chịu trách nhiệm chính về doanh
thu, doanh số bán hàng
+ Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát
triển kinh doanh trong khu vực
+ Báo cáo hoạt động kinh doanh tới Ban Tổng Giám đốc. Phát triển và
duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý
+ Thu thập, tổng hợp thông tin về đối thủ và sản phẩm cạnh tranh
- Ba phòng chức năng đó là:
+ Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc: Tổ chức
nhân sự, về quản lý cán bộ, công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ, y tế, các công
tác liên quan đến đảm bảo an ninh, quan hệ với địa phương, đoàn thể và các tổ
chức xã hội khác. Chăm lo đời sống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, tham
mưu cho ban giám đốc để xây dựng và ban hành cơ chế quản lý trong nội bộ
Công ty.
Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ
quy, quy chế công ty
Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh của

Công ty, tổ chức kinh doanh và cung ứng than cho toàn bộ mạng lưới của công
ty. Giúp ban giám đốc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác liên doanh liên kết
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về
công tác bán các sản phẩm & dịch vụ của Công ty; công tác nghiên cứu & phát
triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan
hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó
trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
+ Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ chỉ đạo lập chứng lập sổ
sách, tập hợp chứng từ và tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty.
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị
mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả
của công tác tham mưu;
11


12
Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước
trong quá trình thực hiện công việc;
Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng
theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty
giao;
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các
nhiệm vụ nêu trên.
1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty
Quan hệ chỉ đạo: Đây là mối quan hệ cơ bản nhất nhằm gắn yêu cầu chặt
chẽ giữa các bộ phận và cá nhân trong một thể thống nhất. Yêu cầu của mối
quan hệ này là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, đề cao kỷ luật và mở rộng dân
chủ trong bàn bạc.

Quan hệ phối hợp: Là mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty. Đó
là mối quan hệ cùng cấp, vì vậy các bộ phận trong công ty phải liên hệ hợp tác
với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo và điều hành của ban
giám đốc công ty.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn
kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
Từ bảng cân đối kế toán năm 2013-2014, lập bảng so sánh sau:

12


13
Bảng 1.1: So sánh bảng cân đối kế toán năm 2014/2013
Chỉ tiêu
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN
HẠN
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người
bán
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định

1. Tài sản cố định hữu
hình
CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán
2. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
3. Chi phí phải trả
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN

2014
312,665,440,591

2013

5,527,204,303

12,000,000,000

12,000,000,000

1,229,999,944
8,140,793,526

208,481,117,928
219,748,127,744
534,900,927,832
386,220,890,282
339,165,896,995

4,108,920,280
7,936,067,125
205,638,257,347
218,074,666,568
521,565,242,948
438,546,357,414
386,119,946,373
769,539,952,690

439,231,317,098
324,341,145,204
83,874,568,306
27,839,207,290

498,080,905,533
375,612,466,488
67,793,484,166
21,061,726,428

847,566,368,423

64,690,730,849

26.09


72,853,349,081

1318.07

0

100

-8,794,867,751
-2,878,920,336

-46.52
-70.07

204,726,401
2,842,860,581
1,673,461,176
13,335,684,884
-52,325,467,132

2.58
1.39
0.77
2.56
-11.93

-46,954,049,378
78,026,415,733


-12.16
10.14

-58,849,588,435
-51,271,321,284
16,081,084,140

-11.82
-13.65
23.72

6,777,480,862
32,728,420,170
136,786,004,168
136,786,004,168

32.18
103.51
50.37
50.37

70,000,000,000
78,026,775,733

77.78
10.14

18,905,439,171

847,566,368,423


64,345,717,509
408,335,051,325
408,335,051,325
160,000,000,000

%

247,974,709,742

78,380,553,384

10,110,571,420

2014/2013
+/-

31,617,297,339
271,549,047,157
271,549,047,157
90,000,000,000
769,539,592,690

Nhận xét:
Tổng tài sản năm 2014 tăng 78,026,775,733 đồng so với năm 2013 tương
ứng với tốc độ tăng 10.14%. Nguyên nhân gây nên sự biến động này là do sự
biến động của tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, trong đó:
Tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng 64,690,730,849 đồng so với năm 2013
tương ứng với tốc độ tăng 26.09% chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương
tiền tăng vọt 72,853,349,081 tương ứng với tốc độ tăng 1318.07%. Một yếu tố

13


14
nữa góp phần làm nên sự biến động của tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho. Hàng
tồn kho tăng 2,842,860,581 đồng tương ứng với 1.39%. Nhìn chung thì dấu hiệu
tăng lên của các khoản mục này là tốt cho doanh nghiệp, đáp ứng tốt cho nhu
cầu chi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại các yếu tố nêu trên đã gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn
hạn. Sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền là yếu tố chính làm cho
tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể, mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn của năm
2014 giảm -8,794,867,751 đồng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm
-46.52% cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến động tăng của tài sản
ngắn hạn.
Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự biến
động về tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Các khoản phải thu dài hạn năm
2014 tăng 970,403,050 đồng tương ứng với tốc độ tăng 144.92% la yếu tố giúp
tài sản dài hạn của doanh nghiệp biến động tăng. Tài sản cố định năm 2014 giảm
-46,954,049,378 đồng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm -12.16% làm
ảnh hưởng đến tài sản dài hạn của doanh nghiệp nhưng không đáng kể. Tài sản
của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cho nên cần phải được quản lí và theo dõi thường xuyên và chính xác
từng biến động của nó, để doanh nghiệp đưa ra những chính sách sử dụng phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Tổng nguồn vốn năm 2014 tăng 78,026,775,733 đồng so với năm 2013
tương ứng với tốc độ tăng 10.14%. Điều này cho thấy đây là một dấu hiệu tích
cực của doanh nghiệp, tuy nhiên để thấy việc gia tăng này tốt hay không chúng
ta phải lần lượt đi sâu vào phân tích sự biến động của từng nhân tố tác động đến
sự tăng lên của nguồn vốn.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn hơn

vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nợ phải trả năm 2014 giảm 58,849,588,435 đồng so
với năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm 11.82%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn
hạn gây ảnh hưởng lớn đến sự biến động này. Nợ ngắn hạn năm 2014 giảm
51,271,321,284 đồng tương ứng với tốc độ giảm 13.65%.
Năm 2014 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 136,786,004,168 đồng so với năm
2013 tương ứng với tốc độ tăng 50.37%. Điều này cho chúng ta tháy công ty

14


15
đang làm ăn hiệu quả và có nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm, sự biến
động tích cực này một phần lớn là do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu.
Bảng 1.2: So Sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ Long
(xem phụ lục 1)
Nhận xét:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy tổng doanh thu bán
hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong năm 2014 của doanh nghiệp tăng
19,317,220,332 đồng tương ứng với tốc độ tăng 5.97% . Các khoản giảm trừ của
doanh nghiệp bằng 0. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã có các chính sách thúc
đẩy tiêu thụ hàng hóa, giảm các khoản chi phí, tăng doanh thu.
Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 34,531,085,469 đồng so với năm 2013
tương ứng với tốc độ tăng 13.12%.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 giảm
15,213,865,137 đồng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm 25.12%. Điều
đó cho thấy doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách không phù hợp. Giá vốn
hàng bán tăng nhưng lợi nhuận gộp lại giảm. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa tạo ra
sự chênh lệch tốt giữa doanh thu và chi phí.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2014 tăng 243,080,271đồng tương

ứng với tốc độ tăng 19.8% có nghĩa là doanh nghiệp đã đưa ra các biện pháp
tăng doanh thu hiệu quả.
Chi phí tài chính năm 2014 giảm 21,758,054,642 đồng so với năm 2013
tương ứng với tốc độ giảm 80.46%. Trong đó, chi phí lãi vay năm 2014 giảm
2,888,220,455 đồng tương ứng với tốc độ giảm 33.38%. Chứng tỏ, doanh
nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí, hạn chế được các khoản vay, chi tài
chính.
Chi phí bán hàng phản ánh tổng chi phí bán hàng hoá, thành phẩm đã bán,
dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong năm 2014 giảm 13,018,471,823 đồng tương
ứng với tốc độ giảm 288.29%. Doanh nghiệp đã có những chính sách tốt và đưa
ra phương hướng tiết kiệm hiệu quả chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh trong năm 2014 tăng 16,491,287,488 đồng so với năm 2013 tương ứng
với tốc độ tăng 167.24%
15


16
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cho thấy kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 tăng 3,314,454,111đồng tương
ứng với tốc độ tăng 16.26%. Chứng tỏ doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa,
tăng doanh thu và giảm tối đa các chi phí.
Thu nhập khác phản ánh các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp năm
2014 giảm 64,915,948,399 đồng tương ứng với tốc độ giảm 97.23%. Các khoản
thu nhập khác của doanh nghiệp giảm mạnh do doanh nghiệp chú tâm vào ngành
kinh doanh chính là buôn bán than.
Cùng với sự giảm mạnh của thu nhập khác thì các khoản chi phí khác
cũng giảm theo. Chi phí khác năm 2014 giảm 1,643,048,069 đồng tương ứng
với tốc độ giảm 92.58%.
Lợi nhuận khác phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí

khác. Năm 2014 lợi nhuận khác giảm 3,272,900,330 đồng tương ứng với
65.59%. Doanh nghiệp nên có chính sách thúc đẩy ngành nghề khác để tăng
doanh thu.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán
thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ. Tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp năm 2014 tăng 41,553,781 đồng
tương ứng với tốc độ tăng 0.16%. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng rất ít.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phản ánh chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm 2014 giảm 3,635,199,726
đồng tương ứng với tốc độ giảm 42.42%. Do tổng lợi nhuận năm 2014 giảm so
với năm 2013 nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh tổng số lợi nhuận
thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí
thuế thu nhập doanhnghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Năm 2014 lợi nhuận
sau thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng 3,676,763,507 đồng tương ứng với tốc
độ tăng 21.89%.
Nhìn chung, qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty chúng ta có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng
đến việc tăng lợi nhuận như sau:
16


17
Doanh nghiệp

tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế
thị trường nên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung
- cầu hàng hoá dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp

để thu được lợi nhuận. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ
cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cung lớn.
Điều đó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc
biệt quan trọng là tăng tổng số lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng
định giá bán hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng
hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm
hàng hoá hay tổng số lợi nhuận thu được.
Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng
hoá tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh
nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có
thể mua với khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy
các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của
mình, nhất là cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng
hoá và dịch vụ, cải tiến phương thức bán ...
Để cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt tới lợi nhuận nhiều và
hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố
chi phí thấp nhất. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí hoạt động và giá thành sản
phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp công nghiệp là
chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Lợi nhuận cao còn do trình độ tổ chức sản xuất kinh sao cho tiết kiệm
được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
tiêu thụ.
Sau khi doanh nghiệp đã có sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết
định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết,
bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình
tái sản xuất mở rộng tiếp theo.
17



18
Lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi
thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu
thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả
năng lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất
lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm,
công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng.
Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là một nhân tố
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý
kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến
lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các
phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh
doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng,
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản lý. Đó
là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở
trên phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt
được lợi nhuận cao của mình. Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng khách
quan từ phía bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tế
vĩ mô của nhà nước.
Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của
nó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi
những chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ,
chính sách tỷ giá hối đoái ... )
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước doanh
nghiệp đã nghiên cứu kỹ các nhân tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi
tức là mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp,
hoặc khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp.

Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận ở phần
trên ta có thể đưa ra một số biện pháp chính nhằm tăng lợi nhuận trong doanh
nghiệp như sau :
Tăng sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu trong nước và quốc tế trên
cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
18


19
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay của thị trường rất đa dạng và
phong phú, dễ biến động. Trong điều kiện các nhân tố khác ổn định thì việc tăng
lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần
chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh
được tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách cân
đối nhịp nhàng và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất
lao động.
Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Nhu cầu
thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,
phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm tiêu thụ là
điều kiện để tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm có hàm lượng chất xám
cao cho ta khả năng nâng cao giá trị và giá trị sử dụng nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường. Nhưng để nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi bản
thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng.
Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao:
Mỗi doanh nghiệp thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau từ những
mặt hàng tiêu thụ khác nhau. Đối với những mặt hàng tiêu thụ có tỷ trọng lợi
nhuận lớn doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lượng tiêu thụ và chú trọng vào sản
xuất mặt hàng đó nhiều hơn. Trong điều kiện cơ chế thị trường đòi hỏi các

doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh theo kiểu tổng hợp do vậy mà cơ cấu
mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Có thể có mặt hàng không có lãi hay lãi
thấp, có mặt hàng có lãi cao vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên chú trọng
việc tăng mặt hàng thu được lợi nhuận cao.
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và các chi phí khác nhặm tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp:
Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành
là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên trong đó bao gồm các chi phí
chính như : Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thứ nữa là các chi
phí tiền lương, tiền công và cuối cùng là chi phí cố định ( thể hiện qua việc khấu
hao tài sản cố định hàng năm được tính vào giá thành ) do vậy để hạ giá thành
sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí trên :
19


20
- Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng : Cần phải cải tiến định
mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu,
vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo
quản và tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản
phẩm:
Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần
tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trình
độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích hợp bằng cách
áp dụng hình thức lương hưởng đúng mức.
Năng suất lao động tăng nhanh hơn chi phí về tiền lương bình quân sẽ cho
phép giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục chi phí và tiền
công trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong

giá thành sản phẩm.
- Biện pháp giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm : Giảm chi phí
cố định ở đây không có nghĩa là phải đầu tư những công nghệ rẻ tiền, cũ kỹ mà
phải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tăng lượng sản phẩm sản xuất ra.
Tốc độ tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản
phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm. Như vậy để
tăng lượng sản phẩm sản xuất, phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao
động.
Trên cơ sở tính toán được ảnh hưởng của các nhân tố trong giá thành sản
phẩm ta phải kết hợp các nhân tố để làm sao giảm được các chi phí ở mức tối ưu
( không nhất thiết là giảm càng nhiều càng tốt như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm ).
Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm giảm chi
phí tiêu thụ:
Để thấy được hiệu quả rõ rệt của hoạt động kinh doanh thì nhất thiết phải
làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào,
công tác sản xuất có hiệu quả đến mấy mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ
không có lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này cần có những biện pháp xúc
20


21
tiến bán hàng như quảng cao, khuyến mại ... các kênh tiêu thụ phân phối hợp lý,
làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng.

21


22
CHƯƠNG 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế

Đông Bắc- Hạ Long
2.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông
Bắc- Hạ Long
Bộ máy kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp. Chất lượng , trình độ của đội ngũ kế toán cũng
như một cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán hợp lý sẽ góp phần không nhỏ làm giảm
rủi ro kiểm soát, làm tăng độ tin cậy của những thông tin kế toán nói chung và
của báo cáo tài chính nói riêng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ Long có bộ máy kế
toán được tổ chức rất khoa học hợp lý với những trang thiết bị hiện đại. Toàn bộ
công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính với những phần mềm tiên tiến
nhất. Điều này đã giúp cho công tác kế toán trở lên đơn giản rất nhiều mà vẫn
đảm bảo độ chính xác cao.

Bộ phận kế toán hàng mua

Bộ phận kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Bộ phận kế toán hàng kho tồn
Bộ phận kế toán TSCG
Bộ phận kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán hàng bán
Nhân viên kế toán ở các cảng

22


23


Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
♦ Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán
▪ Kế toán trưởng : có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc từ việc
chứng từ, vào sổ sách, hạch toán... đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và
quyết toán tài chính. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tính
xác thực của các thông tin kế toán trong tất cả các báo cáo kế toán tài chính
được lập.
▪ Kế toán mua hàng : có nhiệm vụ quản lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh ở khâu mua hàng. Thu thập các chứng từ về mua hàng, vào các sổ
chi tiết hàng mua theo chủng loại, số lượng và giá.
▪ Kế toán bán hàng : có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh ở khâu bán hàng. Thu thập các hóa đơn bán hàng và các chứng từ khác
phục vụ việc bán hàng, phân loại chúng theo từng đơn vị bán, vào sổ chi tiết
hàng bán và sổ tổng hợp.
▪ Kế toán thanh toán : Theo dõi việc thanh toán với người bán và người
mua của cảng kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện chế độ cộng nợ các đơn vị
kinh doanh và chế biến. Thanh toán lương và bảo hiểm.
▪ Thủ quỹ : tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, lệnh chi vào sổ quỹ .
▪ Kế toán hàng tồn kho : căn cứ vào số liệu nhập, xuất, tồn của các trạm
để vào sổ tổng hợp nhập, xuất , tồn.
▪ Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu hao
TSCĐ.

23


24

-


▪ Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào sổ sách kế toán và các chứng từ vào bảng
tổng hợp cân đối kế toán và báo cáo kế toán.
▪ Kế toán ở các cảng: lập chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng bán, thu chi tiền mặt, vào sổ chi tiết.
2.1.1. Các chính sách kế toán chung
- Công ty chọn hình thức kế toán tập trung.
Niên độ kế toán từ 01/01/N đến 31/12/N
Đơn vị tiền tệ sử dụng:VNĐ phươnng pháp chuyển đổi các đồng tiền khác
theo tỷ giá thực tế.

-

Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá TSCĐ
+ Phương pháp tính khấu hao: áp dụng phương pháp đường thẳng.

-

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo giá trị hàng tồn kho thực tế.
+

Hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho:
• Nhập kho theo giá thực tế
• Xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn kinh tế Đông Bắc- Hạ Long áp dụng
chế độ chứng từ theo TT200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ

của bộ tài chính.

Công ty đã tổ chức lập, luân chuyển, kiểm tra, lưu trữ và

bảo quản chứng từ theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

24


25
Công ty áp dụng tất cả các mẫu biểu chứng từ kế toán do bộ tài chính
và nhà nước ban hành. Bao gồm các chứng từ bắt buộc như:
Chứng từ mua lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán
tiền lương, phiếu trả BHXH...
Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, bảng phân bỏ khấu hao, thẻ TSCĐ,...
Chứng từ mua hàng: Phiếu giao hàng, hóa đơn bán hàng, biên bản
kiểm tra chất lượng sản phẩm...
Chứng từ bán hàng: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn dịch vụ
phiếu mua hàng, hóa đơn cước vận chuyển,...
Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Sổ phụ ngân hàng, giấy báo
nợ, giấy báo có, phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, ...
Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê vật tư, thẻ kho,...
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Về cơ bản công ty áp dụng hầu hết các loại tài khoản kế toán. Một số
tài khoản mà công ty hay sử dụng là:
Tài khoản về lao động tiền lương: TK 334,641,642,338.
Tài khoản về doanh thu: TK511
Tài khoản về tiền( ngoại tệ): TK 111(1112), TK 112(1122),

Tài khoản về hàng hóa: TK156.
25


×