Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

GÓP PHẦN NÂNG CAO NIỀM TIN CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH - SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 40 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

GÓP PHẦN NÂNG CAO NIỀM TIN CHÍNH TRỊ
CHO HỌC SINH - SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI
Hồ Công Huân
Phụ trách Bộ môn Lý luận chính trị
Đặt vấn đề
Napôlêông Bônapác đã từng nói: “Mất tiền bạc là không mất gì cả, mất uy tín là
mất một nửa còn mất niềm tin là mất tất cả.”
Nhà thơ Tố Hữu đã lần nữa khẳng định: “Vững niềm tin sẽ nắm chắc thành
công. Nếu để mất niềm tin là mất tất cả”.
Sống, học tập, làm việc, chiến đấu tất phải có niềm tin, tin vào bản thân, tin vào
bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí, tin vào gia đình, làng xóm, quê hương, mà quan trọng
nhất là tin vào mục tiêu và lý tưởng cách mạng của Đảng, tin vào chế độ xã hội chủ
nghĩa - một chế độ xã hội dân chủ và công bằng mà Đảng và Bác Hồ chúng ta đã sáng
suốt lựa chọn - Nghĩa là phải có niềm tin chính trị.
Vậy thế nào là niềm tin chính trị?
Niềm tin chính trị là trạng thái tâm lý thừa nhận sự đúng đắn đối với một đối
tƣợng, một lý tƣởng chính trị. Vì là trạng thái tâm lý nên niềm tin chính trị vừa có tính
cảm tính vừa có tính lý tính. Niềm tin chính trị có tính chủ quan, kinh nghiệm, và do đó,
có thể sai lầm. Để có niềm tin chính trị đúng đắn, chủ thể chính trị phải có niềm tin lý
tính, niềm tin khoa học. Niềm tin cảm tính dễ dẫn đến sai lầm, nhƣng có sức mạnh to
lớn, thí dụ nhƣ niềm tin tôn giáo. Niềm tin khoa học đƣợc xây dựng trên nền tảng khoa
học, là cơ sở cho hoạt động chính trị đúng hƣớng và có hiệu quả.
Tri thức chính trị, lý tƣởng chính trị là những yếu tố quy định niềm tin chính trị
bởi tri thức chính trị và lý tƣởng chính trị đúng cho ta niềm tin chính trị đúng.
Niềm tin chính trị đúng là niềm tin có mục đích phù hợp với sự tất yếu cuộc
sống, với nguyện vọng chân chính của con ngƣời. (Niềm tin chính trị của nhân dân ta là
niềm tin cộng sản chủ nghĩa.)
Niềm tin chính trị tạo nên sức mạnh chính trị to lớn vì đó là sức mạnh tự nguyện,


thuyết phục; nó tạo ra ý chí, lòng trung thành, đức hy sinh.
Cần thiết phải nâng cao niềm tin chính trị cho học sinh, sinh viên
Niềm tin chính trị là một phạm trù thuộc đời sống tinh thần - một nhân tố quan
trọng cấu thành văn hóa chính trị, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã
hội và tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của con ngƣời; nó là động lực thúc đẩy sự
1


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

phát triển và sự tiến bộ xã hội. Niềm tin tồn tại dƣới nhiều hình thức hoạt động của con
ngƣời, phản ánh hiện thực cuộc sống của con ngƣời. Không có niềm tin, con ngƣời sẽ
rơi vào trạng thái sống và hoạt động không có định hƣớng, bi quan, dao động, không
phát huy đƣợc khả năng chủ động sáng tạo của mình. Không có niềm tin chính trị sẽ
không có con ngƣời chính trị.
Ai cũng biết rằng: Thanh niên nói chung và học sinh sinh viên nói riêng là lực
lƣợng xung kích trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc hiện nay. Trong những năm đầu
bƣớc vào thời kỳ đổi mới đất nƣớc, Đảng ta đã nhận định: "Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế
giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng XHCN hay không
phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc rèn luyện, bồi dƣỡng thế hệ
thanh niên".
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, mở cửa, giao lƣu quốc tế, nhiều ảnh hƣởng cả
tích cực lẫn tiêu cực hàng ngày, hàng giờ tác động đến thanh niên - một lớp ngƣời rất
nhạy cảm với cái mới. Đại bộ phận đã năng động, sáng tạo tiếp nhận cái mới tích cực,
góp phần vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên tỏ ra dao
động, mất phƣơng hƣớng chiến đấu, xa rời lý tƣởng cao đẹp, suy giảm tình cảm cách
mạng do niềm tin chính trị của họ bị giảm sút.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn nhận thức đúng vai trò to
lớn của yếu tố niềm tin chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Công việc

thành hay bại một phần lớn là do nơi tƣ tƣởng”. Do đó, xây dựng thế hệ thanh niên Việt
Nam hiện nay hội tụ đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp truyền thống và hiện đại thì việc
cũng cố và nâng cao niềm tin chính trị là việc làm cần thiết và cấp bách - là việc làm có
ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn về mặt thực tiễn. Từ đó, tạo lập cho dân tộc, cho
đất nƣớc một niềm tin chính trị vững chắc.
Với những lý do đó, bản thân tác giả - vừa là ngƣời đảm nhận vai trò giảng dạy
các môn lý luận chính trị, vừa là ngƣời trực tiếp làm công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
mạnh dạn nêu ra hai giải pháp chủ yếu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình công tác,
với mong muốn sẽ góp phần củng cố và nâng cao niềm tin chính trị cho học sinh sinh
viên Trường Cao đẳng Thương mại nói riêng cũng như đối với thế hệ thanh niên nói
chung.
Một là, tăng cƣờng giáo dục có hiệu quả chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và đƣờng lối đổi mới của Đảng. Cụ thể:
- Giáo dục lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ phải gắn liền với quá trình chuyển
đổi giá trị xã hội trong bƣớc ngoặc của cuộc cách mạng.
Trong tiến trình xây dựng một xã hội mới dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân
chủ, văn minh, theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ xuất hiện những
giá trị mới thay thế cho những giá trị cũ; đồng thời tiếp thu những giá trị truyền thống
nhƣng phải đƣợc cải thiện, đƣợc nâng lên một tầm cao mới.
Quá trình định hƣớng giá trị cho lớp trẻ diễn ra trên cơ sở và chịu tác động của
quy luật nhu cầu mọi mặt của con ngƣời ngày càng tăng thích ứng với những tiến bộ xã
2


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

hội. Nắm bắt xu thế này để xác định rõ nội dung của công tác giáo dục lý tƣởng trong
giai đoạn cách mạng mới là một đòi hỏi bắt buộc trong việc nâng cao hiểu quả giáo dục.
- Đảng phải chăm lo, bồi dƣỡng lý tƣởng cộng sản cho thanh niên một cách
thƣờng xuyên và có hiệu quả.

Quan niệm về công tác giáo dục cần đƣợc đổi mới theo xu thế khích lệ, hƣớng
dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ để lớp trẻ tự nhận ra chân giá trị của cuộc sống. Thực tiễn đã chứng
minh rằng, mọi sự áp đặt, truy chụp, quy kết, khuôn sáo, khiên cƣỡng, cấm đoán, ép
buộc trong giáo dục đều không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, cần phải có sự kết
hợp hài hòa giữa giáo dục và tự giáo dục, hơn lúc nào hết, trong lúc này đang là phƣơng
châm chỉ đạo toàn bộ hoạt động tƣ tƣởng của chúng ta. Cái gốc của vấn đề chính là
phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trƣớc
hết các nhà giáo dục phải tự giáo dục lại mình để làm tấm gƣơng sáng cho thế hệ trẻ noi
theo (ý C.Mác) và luôn luôn nhớ lời căn dặn của Lênin rằng: “Thanh niên sớm muộn sẽ
đến với công nghiệp hóa, nhƣng bằng cách thức, con đƣờng khác với cha anh họ”. Vì
vậy, thái độ của các chủ thể giáo dục là hãy gần gũi với lớp trẻ, hiểu họ hơn, tin vào
tiềm năng sáng tạo của họ, dựa vào sức mạnh của họ, nguyện làm bệ phóng để đƣa họ
vào tƣơng lai. Để hiểu đƣợc cách thức, con đƣờng đến với lý tƣởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội của thanh niên, không có cách nào khác là phải đối thoại với họ (chứ
không chỉ độc thoại, răn dạy), cùng tham gia hoạt động với họ, thƣờng xuyên trƣng cầu
ý nguyện của họ, tạo điều kiện để nâng cao tri thức cho họ, cổ vũ những sáng kiến của
họ, tìm cách khơi dậy những tiềm năng sáng tạo của họ, kịp thời uốn nắn những hành vi
lệch chuẩn của họ trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống, nếp sống…Đó là những vấn
đề mang tính quy luật của sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác giáo dục lý tƣởng
cách mạng cho thế hệ trẻ nói riêng.
Hai là, xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên thực sự vững
mạnh, đi đôi với việc tạo ra môi trƣờng văn hóa lành mạnh để giáo dục đoàn viên thanh
niên nâng cao niềm tin chính trị.
- Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, cần hƣớng các hoạt động của Đoàn
vào việc bồi dƣỡng niềm say mê hứng thú học tập của sinh viên; xây dựng nề nếp học
tập và phong trào tự giác tranh thủ học tập ở mọi lúc, mọi nơi trong sinh viên; tổ chức
các hoạt động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, xây dựng phong trào thi đua tìm tòi
phƣơng pháp học mới; tập hợp và tổ chức sinh viên tham gia sinh hoạt khoa học, tiếp
cận với các thành tựu khoa học công nghệ mới để nâng cao hiểu biết, kích thích niềm
say mê, hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học của mỗi sinh viên.

- Có sự phối hợp với các tổ chức đoàn ở trong nhà trƣờng với các tổ chức đoàn ở
bên ngoài nhà trƣờng đối với việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ sinh viên học tập. Mặt
khác, phải phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn thanh niên với tƣ cách là
một tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của sinh viên với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về sinh viên. Đoàn thanh niên không thể là tổ chức có trách nhiệm chăm lo, giải quyết
mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên. Do vậy, cần phải có sự phân công
một cách hợp lý và có sự kết hợp chặt chẽ công tác, hoạt động giữa tổ chức đoàn với tổ
chức đảng, chính quyền trong việc giáo dục sinh viên.
3


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

- Chú trọng xây dựng môi trƣờng văn hóa học đƣờng, coi trọng công tác giáo dục
chính trị tƣ tƣởng trong trƣờng học, giáo dục bổn phận trách nhiệm và nghĩa vụ sinh
viên; duy trì nề nếp kỷ cƣơng trong nhà trƣờng, thực hiện đúng các quy chế; tạo ra đƣợc
một phong trào quần chúng cƣơng quyết phê phán, tích cực đấu tranh chống lại và loại
trừ những tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực, gian lận trong thi cử, trong lối sống, biết tự
trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hóa văn hóa của nhân loại.
- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị; các cuộc thi tìm hiểu
về văn hóa truyền thống dân tộc, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và đặc biệt là các
hoạt động phong trào nhằm tạo cho sinh viên có một sân chơi lành mạnh, bổ ích trong
học đƣờng.
Ở góc độ của bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho sinh viên có cách nhìn
nhận đúng đắn về niềm tin chính trị cũng nhƣ tiếp cận đƣợc một số giải pháp cơ bản để
trau dồi, rèn luyện bản thân, có đủ bản lĩnh chính trị, đủ tri thức, đủ năng lực thực tiễn
để lập thân, lập nghiệp, xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc giàu đẹp.

Tài liệu tham khảo
[1] PGS.TSKH Phan Xuân Sơn (chủ biên), Các chuyên đề bài giảng chính trị học, NXB

Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2010.
[2] GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính
trị truyền thống Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
[3] GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Con người chính trị Việt Nam truyền thống và
hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
[4] Nguyễn Quang Hùng, Niềm tin chính trị và ảnh hưởng của nó đối với công cuộc đổi
mới ở Việt Nam hiện nay.
[5] Trần Trọng Quế, Mấy suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin chính trị trong Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
[6] Lan Dung, Thanh niên luôn đặt niềm tin vào Đảng.



4


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Đừng để lối sống thực dụng ảnh hƣởng đến
QUAN HỆ THẦY - TRÒ
Trần Thị Tuyết
Gv. Bộ môn Lý luận chính trị
“Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Ông bà ta thường dạy: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn
con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Tuy nhiên, hiện nay khi xã hội có nhiều thay đổi thì chủ
nghĩa thực dụng, lối sống thực dụng ít nhiều ảnh hưởng đến truyền thống ấy, làm “tầm
thường hóa” quan hệ thầy - trò. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), dịp mà tình thầy trò được tôn vinh, Người viết mong rằng mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại mình, xem tình cảm
cao quý ấy có bị thực dụng hóa hay không?
Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta sử dụng từ “thực dụng”, nhƣng thực dụng là
gì thì có lẽ mỗi chúng ta chỉ hiểu một phần nào đó. Nếu hỏi: Thế nào là chủ nghĩa thực

dụng? Số lƣợng ngƣời trả lời đƣợc câu hỏi này chắc sẽ ít hơn.
Chủ nghĩa thực dụng là một trào lƣu triết học ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở Mỹ,
đƣợc xem là một “đặc sản” Mỹ do Charles Peirce khởi xƣớng (1839-1914), William Jame
(1842-1910), J. Dewey (1859-1952) kế thừa và phát triển. Triết học của họ coi tri thức là
công cụ để thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lí là cái “có ích”, cái có lợi, là sự thành công;
đề cao những gì có thể mang lại lợi ích thiết thực và trƣớc mắt, không quan tâm đến những
mặt khác.
Ngƣời viết bài này cho rằng không phải cái gì thực dụng cũng xấu. Trong trƣờng
học, nếu chúng ta coi trọng kết quả, hiệu quả của việc giảng dạy; đào tạo nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội; tích cực xây dựng nhà trƣờng… thì đó là thực dụng tích cực. Tuy nhiên,
thông thƣờng, nói đến thực dụng chúng ta thƣờng liên hệ đến tính tiêu cực của nó.
Chủ nghĩa thực dụng đƣợc “ủng hộ nhiệt tình” bởi giai cấp tƣ sản Mỹ đã tác động ít
nhiều đến lối sống của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nƣớc ta. Chủ nghĩa thực
dụng đã “theo chân” Đế quốc Mỹ, “đặt chân” đến Việt Nam, ảnh hƣởng phần nào đến lối
sống con ngƣời Việt Nam: một số ngƣời sống chỉ quan tâm lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích
tập thể; sùng bái đồng tiền, coi nhẹ giá trị tinh thần; chỉ quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt,
thích thú với việc hƣởng thụ. Chủ nghĩa thực dụng, lối sống thực dụng len lỏi đến mọi ngõ
ngách, mọi đối tƣợng, mọi quan hệ, trong đó có quan hệ thầy – trò, làm mai một đến truyền
thống “tôn sƣ trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ngƣời xƣa có câu: “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, mỗi cán bộ, giảng viên chúng ta
nên tự nhìn lại mình với tinh thần “tự phê” nghiêm túc, xem trong cách nghĩ, cách dạy,
cách quản lý của mình với học sinh, sinh viên có thực dụng hay không? Không ít trong
chúng ta (kể cả tác giả), việc giảng dạy còn rất thực dụng - dạy để đủ chuẩn trƣờng giao, để
có thanh toán thừa giờ, làm quản lý hoặc công tác chủ nhiệm vì một tí thành tích …. Nếu
học sinh sinh viên của chúng ta cũng suy nghĩ và hành xử tƣơng tự nhƣ vậy trong học tập
5


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)


và cuộc sống thì chúng ta sẽ nghĩ gì? Quan hệ thầy - trò đã ít nhiều bị ảnh hƣởng bởi lối
sống thực dụng nhƣ vậy. Vậy tình trò - thầy thì sao?
Đƣợc tiếp thu, hấp thụ truyền thống hiếu học, “tôn sƣ trọng đạo” của dân tộc nên đa
số học sinh, sinh viên thân yêu của chúng ta rất yêu quý, tôn trọng, quan tâm đến thầy cô
giáo. Nhiều học sinh, sinh viên hiểu, cảm thông và biết ơn thầy cô giáo vì sự tận tâm, tận
lực với nghề. Đối với không ít ngƣời học, tình cảm với thầy cô vẫn là tình cảm cao quý,
thiêng liêng. Không vui sao đƣợc khi chúng ta đến lớp đƣợc sự chào đón nhiệt thành của
học trò; học trò cố gắng học một phần vì thấy đƣợc sự tận tụy, vất vả của thầy cô giáo;
không tự hào sao đƣợc khi gặp những học sinh, sinh viên tự giới thiệu mình là thành viên
của Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại.
Tuy nhiên, hiện nay khi xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi; kinh tế thị trƣờng với
những ƣu điểm và khuyết tật của nó đã, đang ít nhiều ảnh hƣởng đến tình cảm, đạo đức, lối
sống con ngƣời. Buồn sao khi một bộ phận học sinh, sinh viên của trƣờng ta có tƣ tƣởng,
lối sống thực dụng. Đành rằng, việc coi trọng điểm số, kết quả học tập, rèn luyện là chính
đáng; nhƣng con đƣờng, cách thức đạt kết quả, điểm số đó mới là điều quan trọng hơn.
Nhiều học sinh, sinh viên khi đang học môn học nào đó thì rất lễ phép, “hết lòng” với
giảng viên; nhƣng môn học đó qua rồi thì lại rất “lạnh lùng” với giảng viên đã từng giảng
dạy họ; có lúc gặp giảng viên thì tìm cách “lơ” đi, sợ mất lời chào… Còn đâu “nhất tự vi
sƣ, bán tự vi sƣ”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”! Thời gian gần đây báo chí nói nhiều đến tình
trạng học trò dùng tiền, dùng tình để đổi điểm, mua điểm... Đó chính là biểu hiện của lối
sống thực dụng trong học đƣờng. Chúng ta phải làm gì khi lối sống thực dụng ảnh hƣởng
đến quan hệ thầy - trò?
Theo ngƣời viết, mỗi cán bộ, giảng viên phải đi đầu trong việc hạn chế ảnh hƣởng
của lối sống thực dụng trong học đƣờng. Chúng ta lên lớp không phải để đủ tiết, đủ chuẩn,
để hƣởng phần trăm đứng lớp mà để giúp truyền tải tri thức, giúp học sinh, sinh viên có
trình độ chuyên môn chuẩn bị cho tƣơng lai… Chúng ta nên định hƣớng cho học sinh, sinh
viên giá trị đích thực của việc học, của tình cảm thầy - trò, biết giữ đúng giới hạn cho phép
trong quan hệ với thầy cô giáo. Trong quá trình giảng dạy chúng ta phải giáo dục truyền
thống “tôn sƣ trọng đạo”, dẫn những câu chuyện liên quan đến tình cảm cao quý giữa thầy
và trò, hƣớng học sinh, sinh viên vun đắp tình cảm chân thành, trong sáng… Đặc biệt, thầy

và trò chúng ta phải thực hiện tốt “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức
Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động.
Với kinh nghiệm ít ỏi của một giảng viên trẻ, ngƣời viết chỉ xin đƣa ra một vài dẫn
chứng, một vài biểu hiện, một vài giải pháp nhằm hạn chế lối sống thực dụng trong học
đƣờng. Hi vọng bài viết này sẽ làm cho chúng ta tự nhìn lại mình, xem lại cách nghĩ, cách
làm, lối sống của mình có thực dụng quá hay không? Từ đó mỗi chúng ta sẽ có cách thức,
biện pháp để loại bỏ ý nghĩ thực dụng, hành động thực dụng, góp phần làm lành mạnh hoá
quan hệ thầy - trò, nâng tầm truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”; để mỗi mùa 20/11 là dịp vui
của thầy và trò - dịp để trò thể hiện lòng biết ơn, để tri ân thầy cô giáo; là ngày “hâm nóng”
nhiệt huyết yêu nghề, yêu học trò trong mỗi nhà giáo chúng ta. Chúc quý thầy, quý cô một
mùa 20/11 thật ý nghĩa, thật đáng nhớ.


6


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ THƢƠNG MẠI TẠI ĐÀ NẴNG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI
Ths. Trần Thị Hòa
Gv. Khoa Kế toán – Tài chính
1. Đặt vấn đề
Quản lý nhà nƣớc (QLNN) về thƣơng mại (TM) là quá trình thực hiện và phối hợp các
chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động TM trên thị trƣờng trong
sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử
dụng các công cụ và chính sách quản lý. Do vậy, để đánh giá công tác QLNN về TM cần phải
đánh giá trên hai góc độ: hệ thống quản lý (các cơ quan QLNN) và hệ thống bị quản lý (chủ
yếu là các doanh nghiệp thƣơng mại - DNTM). Tuy nhiên, trong phạm vi bài báo này, chúng

tôi chỉ nghiên cứu, đánh giá mức độ thực hiện nội dung QLNN nhìn từ góc độ các DNTM.
Mục tiêu của bài báo là: (1) Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung QLNN về TM tại
Đà Nẵng, nhìn từ góc độ các DNTM; (2) Trả lời câu hỏi: Liệu có sự khác biệt nào giữa các loại
hình doanh nghiệp (DN), quy mô vốn và quy mô lao động đối với các nội dung QLNN về TM
tại Đà Nẵng? (3) Chỉ ra những hạn chế của các cơ quan chức năng đối với công tác QLNN về
TM, dƣới góc nhìn của những đối tƣợng bị quản lý.
2. Đánh giá nội dung QLNN về TM tại Đà Nẵng – Nhìn từ góc độ DNTM
Để đánh giá mức độ thực hiện các nội dung QLNN về TM trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, chúng tôi dựa vào số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát tiển Kinh tế - Xã hội Đà
Nẵng tháng 7/2010 đối với 110 DNTM tại Đà Nẵng, bao gồm: 23 DN tƣ nhân, 67 công ty
trách nhiệm hữu hạn và 20 công ty cổ phần. Xét theo quy mô vốn kinh doanh, có 36 DN vốn
dƣới 1 tỷ đồng, 58 DN vốn từ 1 – dƣới 10 tỷ đồng, 8 DN vốn từ 10 – dƣới 50 tỷ đồng và 4 DN
vốn từ 50 tỷ đồng trở lên (4 DN khuyết số liệu). Theo số lƣợng lao động, có 68 DN dƣới 20
ngƣời, 38 DN từ 20 – dƣới 100 ngƣời và 3 DN từ 100 – dƣới 300 ngƣời (1 DN khuyết số liệu).
Các nội dung khảo sát gồm: công tác xây dựng hành lang pháp lý về TM; công tác định
hƣớng phát triển TM; công tác hỗ trợ, tạo điều kiện TM phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về TM; và công tác đào tạo, bồi
dƣỡng nguồn nhân lực ngành TM. Để thực hiện đánh giá, chúng tôi sử dụng các thủ tục
Frequencies để mô tả thống kê, với thang đo từ 1 đến 5 (1 = “Rất tốt”, 2 = “Tốt”, 3 = “Tạm
đƣợc”, 4 = “Hơi kém” và 5 = “Kém”).
Kết quả thống kê ở bảng 1 đã cho thấy công tác QLNN về TM tại Đà Nẵng trong thời
gian qua đƣợc thực hiện khá tốt. Các nội dung đƣợc đánh giá cao nhƣ: định hƣớng phát triển
TM (Mean = 2.26), xây dựng hành lang pháp lý về TM (Mean = 2.27). Các nội dung đƣợc
đánh giá khá cao nhƣ: thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật TM (Mean = 2.36); hỗ
trợ, tạo điều kiện TM phát triển (Mean = 2.40)*. Riêng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân
lực ngành TM đƣợc đánh giá ở mức độ thấp nhất, song vẫn tƣơng đối lạc quan (Mean = 2.7).
*

Tính toán của tác giả, dựa trên trung bình cộng của các nội dung hỗ trợ, tạo điều kiện thƣơng mại phát triển


7


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Bảng 1: Thống kê kết quả thực hiện nội dung QLNN về TM
Std.
N Min Max Mean Deviation
106
1
4
2.27
.544
106
1
4
2.26
.637

Nội dung
1. Xây dựng hành lang pháp lý về thƣơng mại
2. Định hƣớng phát triển thƣơng mại
3. Hỗ trợ, tạo điều kiện thƣơng mại phát triển
- Hạ tầng thương mại
106
1
4
2.25
.603
- Đăng ký kinh doanh thương mại

101
1
4
2.12
.571
- Xúc tiến thương mại
101
1
4
2.38
.630
- Cung cấp thông tin thị trường
105
1
5
2.59
.756
- Cân đối cung cầu hàng hóa
100
1
5
2.62
.678
- Bình ổn giá
99
1
5
2.61
.793
- Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật vềTM

101
1
4
2.47
.657
- Sự ổn định và thân thiện của thị trường địa phương
108
1
4
2.19
.690
4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật TM
107
1
4
2.36
.587
5. Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngànhTM
100
1
4
2.70
.704
Về công tác hỗ trợ, tạo điều kiện TM phát triển, các lĩnh vực nổi trội là: Đăng ký kinh
doanh TM (Mean = 2.12), sự ổn định và thân thiện của thị trƣờng địa phƣơng (Mean = 2.19),
khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng TM (Mean = 2.25). Các nội dung xúc tiến TM; phổ biến,
hƣớng dẫn, giáo dục pháp luật TM đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, công tác cung cấp thông
tin thị trƣờng, bình ổn giá và cân đối cung cầu hàng hóa đƣợc đánh giá ở mức độ thấp hơn.
Để đánh giá chi tiết hơn, chúng tôi đi sâu phân tích các nội dung cụ thể nhƣ sau:
2.1. Công tác xây dựng hành lang pháp lý về TM

Kết quả khảo sát thu đƣợc từ 106/110 DN chỉ ra rằng: có 3 DN đánh giá công tác xây
dựng hành lang pháp lý về TM tại Đà Nẵng là rất tốt (2,8%); 73 DN đánh giá tốt (68,9%); 28
DN đánh giá tạm đƣợc (26,4%); chỉ có 2 DN đánh giá hơi kém (1,9%); và không có DN nào
đánh giá kém. Nhƣ vậy, có đến 71,7% DN đánh giá công tác này là tốt và rất tốt. Nếu tính
thêm các DN đánh giá tạm đƣợc thì có đến 98,1% DN hài lòng với công tác này.

Bảng 2: Công tác xây dựng hành lang pháp lý về TM
Valid

Rất tốt

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
3
2.7
2.8
2.8

Tốt

73

66.4

68.9

71.7

Tạm đƣợc

28


25.5

26.4

98.1

Hơi kém

2

1.8

1.9

100.0

106
4
110

96.4
3.6
100.0

100.0

Total
Missing System
Total


8


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

2.2. Công tác định hƣớng phát triển TM
Có 9 DN đánh giá công tác định hƣớng phát triển TM là rất tốt (8,5%); 62 DN đánh giá
tốt (58,5%); 33 DN đánh giá tạm đƣợc (31,1%); chỉ có 2 DN đánh giá hơi kém (1,9%). Nhƣ
vậy, có đến 67% DN đánh giá công tác này là tốt và rất tốt. Nếu tính thêm các DN đánh giá
tạm đƣợc thì có đến 98,1% DN hài lòng với công tác này.

Bảng 3: Công tác định hƣớng cho sự phát triển TM
Frequency
Valid

Rất tốt

Percent Valid Percent Cumulative Percent
9
8.2
8.5
8.5

Tốt
Tạm đƣợc

62
33


56.4
30.0

58.5
31.1

67.0
98.1

Hơi kém

2

1.8

1.9

100.0

106
4
110

96.4
3.6
100.0

100.0

Total

Missing System
Total

2.3. Công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động TM phát triển
Kết quả chi tiết thể hiện ở bảng 4. Qua đó cho thấy các nội dung có tỷ lệ đánh giá tốt và
rất tốt cao là: đăng ký kinh doanh TM (81,2%); sự ổn định và thân thiện của thị trƣờng Đà
Nẵng (68,5%); mạng lƣới hạ tầng TM (67,9%). Các nội dung chƣa đƣợc đánh giá cao là cân
đối cung cầu hàng hóa, công tác bình ổn giá, cung cấp thông tin thị trƣờng, phổ biến, hƣớng
dẫn, giáo dục pháp luật.

Bảng 4: Công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động TM phát triển
Nội dung
1. Hạ tầng TM
2. Đăng ký kinh doanh TM
3. Xúc tiến TM
4. Cung cấp thông tin thị trƣờng

5. Cân đối cung cầu hàng hóa
6. Bình ổn giá
7. Phổ biến, hƣớng dẫn, giáo
dục pháp luật TM
8. Sự ổn định và thân thiện
của thị trƣờng Đà Nẵng

Mẫu
khảo
sát
hợp lệ

Rất tốt


Tốt

Tạm
đƣợc

Hơi kém

Kém

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)


SL

TL
(%)

106
101
101
105
100
99

8
9
5
6
4
7

7.5
8.9
5.0
5.7
4.0
7.1

64
73
56
41

36
36

60.4
72.3
55.4
39.0
36.0
36.4

33
17
37
49
55
46

31.1
16.8
36.6
46.7
55.0
46.5

1
2
3
8
4
9


0.9
2.0
3.0
7.6
4.0
9.1

1
1
1

1.0
1.0
1.0

101

3

3.0

54

53.5

38

37.6


6

5.9

-

-

108

1
5

13.9

59

54.6

32

29.6

2

1.9

-

-


2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật TM
Số liệu thống kê ở bảng 5 chỉ ra rằng; có 3,7% DN đánh giá rất tốt; 58,9% DN đánh giá
tốt; 35,5% DN đánh giá tạm đƣợc và chỉ có 1,9% đánh giá hơi kém. Nhƣ vậy, có 98,1% DN
đánh giá công tác này từ mức độ trung bình trở lên, trong đó 62,6% đánh giá tốt và rất tốt.

9


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Bảng 5: Công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật TM

Rất tốt
Tốt
Tạm đƣợc
Hơi kém
Total
Missing System
Total
Valid

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
4
3.6
3.7
3.7
63
57.3
58.9

62.6
38
34.5
35.5
98.1
2
1.8
1.9
100.0
107
97.3
100.0
3
2.7
110
100.0

2.5. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành TM
Từ bảng 6 cho thấy: có 3% DN đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực
ngành TM là rất tốt; 35% DN đánh giá tốt. Nhƣ vậy, chỉ có 38% DN đánh giá tốt và rất tốt.
Tuy nhiên, số lƣợng DN đánh giá công tác này ở mức trung bình là khá cao (51%) và có đến
11% đánh giá hơi kém về công tác này.

Bảng 6: Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành TM
Frequency
Valid

Missing
Total


Rất tốt

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

3

2.7

3.0

3.0

Tốt

35

31.8

35.0

38.0

Tạm đƣợc

51


46.4

51.0

89.0

Hơi kém

11

10.0

11.0

100.0

Total
System

100
10
110

90.9
9.1
100.0

100.0

Để phân tích sự khác biệt của các nhóm đối với công tác QLNN về TM, chúng tôi sử

dụng thủ tục Discriminant Analysis. Kết quả phân tích chỉ ra rằng:
- Không có sự khác biệt giữa các loại hình DNTM, quy mô vốn kinh doanh, quy mô số
lượng lao động đối với các công tác: xây dựng hành lang pháp lý về TM; định hƣớng phát
triển TM; thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật TM; và đào tạo, bồi dƣỡng nguồn
nhân lực ngành TM.
- Đối với công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho TM phát triển: Có sự khác biệt đáng kể
giữa các loại hình DNTM đối với nội dung sự ổn định và thân thiện của thị trường địa phương
(mức ý nghĩa 1%); giữa quy mô vốn các DNTM đối với nội dung cân đối cung cầu hàng hóa
(mức ý nghĩa 5%); và giữa quy mô số lượng lao động các DNTM đối với nội dung hạ tầng TM
(mức ý nghĩa 5%).
10


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Bảng 7: Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm
Wilks'
Lambda

F

df1

df2

Sig.

Sự ổn định và thân thiện của
thị trƣờng địa phƣơng


.876

5.734

2

81

.005 Loại hình DN

Cân đối cung cầu hàng hóa
Hạ tầng TM

.930
.927

5.222
3.205

1
2

69
81

.025 Quy mô vốn
.046 Quy mô số lƣợng lao động

Group


3. Kết luận
Từ góc độ đối tƣợng bị quản lý, nhận thấy rằng, công tác QLNN tại Đà Nẵng về TM
trong thời gian qua đƣợc thực hiện khá tốt trên phần lớn các nội dung.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: (1) Các cơ quan quản lý chức năng cần nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành TM và cung cấp thông tin thị
trƣờng, bình ổn giá và cân đối cung cầu hàng hóa tạo điều kiện cho TM phát triển. (2) Không
có sự khác biệt giữa các loại hình DN, quy mô vốn, quy mô số lượng lao động đối với các công
tác: xây dựng hành lang pháp lý về TM; định hƣớng phát triển TM; thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về TM và công tác đào tạo, bồi dƣỡng
nguồn nhân lực ngành TM. (3) Đối với công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển TM, có
sự khác biệt đáng kể giữa các loại hình DNTM đối với nhân tố sự ổn định và thân thiện của thị
trƣờng địa phƣơng; giữa quy mô vốn các DNTM đối với nhân tố cân đối cung cầu hàng hóa; và
giữa quy mô số lượng lao động các DNTM đối với nhân tố hạ tầng TM.
Để công tác QLNN về TM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đƣợc thực hiện tốt hơn nữa
trong thời gian tới, cần sự cố gắng, nỗ lực lớn hơn từ phía các cơ quan quản lý chức năng. Tuy
nhiên, để đánh giá chính xác hơn công tác QLNN về TM tại Đà Nẵng, cần khảo sát thêm các
đánh giá từ hệ thống quản lý nhƣ Sở Công thƣơng và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố.

Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Liệu, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Quốc Anh (2005), SPSS -Ứng dụng phân
tích dữ liệu trong quản trị kinh doanh và khoa học tự nhiên - xã hội, NXB Giao thông vận tải.
[2] Mai Văn Bƣu chủ biên (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.



11


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)


TRAO ĐỔI VỀ PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
ĐỂ TÍNH SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU TRONG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
Nguyễn Hữu Cúc
Gv. Khoa Kế toán - Tài chính

P

hân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính để
phân tích, đánh gía tình hình tài chính và hoạt động sản xuất - kinh doanh;
nhằm giúp cho nhà quản trị có cơ sở để hoạch định và kiểm soát hiệu quả
hơn tình hình tài chính và hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, thông thƣờng sử dụng kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính và đƣợc
tiến hành theo các bƣớc sau đây:
+ Bƣớc 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích theo yêu cầu
và lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin phân tích.
+ Bƣớc 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức
đã xác định.
+ Bƣớc 3: Đánh giá, giải thích ý nghĩa của chỉ tiêu vừa tính toán.
+ Bƣớc 4: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ số
+ Bƣớc 5: Rút ra kết luận và kiến nghị
+ Bƣớc 6: Viết báo cáo phân tích.
Trong các bƣớc trên, thì bƣớc 1 và 2 là quan trọng nhất, còn kết quả các bƣớc
còn lại sẽ phụ thuộc vào mức độ chính xác của bƣớc 1 và 2. Trong phạm vi bài viết này,
tôi muốn trao đổi về phƣơng pháp thu thập số liệu một cách chính xác để tính số vòng
quay khoản phải thu trong phân tích báo cáo tài chính nói riêng, phân tích tài chính
doanh nghiệp nói chung.
Hiện nay, rất nhiều tài liệu liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, khi đề cập

đến số vòng quay khoản phải thu đều sử dụng công thức
Số vòng quay =
Doanh thu thuần trong kỳ
khoản phải thu
Số dƣ bình quân khoản phải thu trong kỳ
hoặc =
Doanh thu bán chịu / Số dƣ bình quân khoản phải thu
Trên cơ sở xác định số vòng quay khoản phải thu sẽ xác định đƣợc kỳ thu tiền
bình quân trong kỳ.
Từ công thức trên ta thấy số vòng quay khoản phải thu biến động phụ thuộc vào
hai chỉ tiêu là doanh thu thuần (tử số) và số dƣ bình quân khoản phải thu (mẫu số). Chỉ
tiêu doanh thu thuần căn cứ vào số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, còn chỉ tiêu số
12


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

dƣ bình quân khoản phải thu căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán để lấy số liệu.
Tuy nhiên:
- Chỉ tiêu doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng gía trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp đã thu tiền hoặc sẽ thu tiền trong tương lai phát sinh trong kỳ, chƣa bao
gồm thuế GTGT, trong khi đó ngƣời mua phải trả theo gía thanh toán bao gồm cả thuế
GTGT.
- Chỉ tiêu số dƣ bình quân khoản phải thu là chỉ tiêu bao gồm nhiều khoản nhƣ:
phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác... bản chất các khoản phải thu này
là không giống nhau
Nhƣ vậy, việc xác định số liệu để lắp vào công thức trên cho kết quả sẽ phản ánh
đƣợc ý nghĩa gì? Trong khi đó, thực tế việc sử dụng số vòng quay khoản phải thu là để
xác định khả năng thu hồi khoản phải thu khách hàng và khả năng chuyển đổi thành
tiền từ khoản phải thu nhanh hay chậm, giúp cho nhà quản trị có biện pháp kiểm soát

thu hồi nợ, đề ra chính sách bán chịu hợp lý và đánh gía chính xác khả năng thanh toán
nợ của doanh nghiệp. Bởi vì, trong các doanh nghiệp khoản nợ phải thu khách hàng
luôn chiếm tỷ trọng lớn, vì nếu không thực hiện bán chịu cho khách hàng thì doanh
nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng, mất đi lợi nhuận. Nhưng nếu bán chịu hàng hóa quá
nhiều, không kiểm soát được và khả năng thu hồi chậm, thì chi phí cho khoản phải thu
sẽ tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi gia tăng. Vì vậy, nhà quản trị luôn
quan tâm đến kỳ thu tiền bình quân khoản phải thu của khách hàng. Mà chỉ tiêu này
được xác định chính xác hay không lại phụ thuộc vào chỉ tiêu số vòng quay khoản phải
thu khách hàng. Do vậy, theo tôi nên sử dụng rõ công thức là:
Số vòng quay khoản =
Tổng số tiền bán chịu cho khách hàng trong kỳ
phải thu khách hàng
Số dƣ khoản phải thu khách hàng bình quân trong kỳ
Về phương pháp thu thập số liệu như sau:
+ Tổng số tiền bán chịu cho khách hàng trong kỳ (tử số) căn cứ vào số phát sinh
trong kỳ bên Nợ của TK 131 “Phải thu khách hàng” trừ (-) tổng số tiền ngƣời mua ứng
trƣớc tiền mua hàng trong kỳ nhưng đã nhận được hàng (doanh nghiệp đã giao hàng).
Số liệu này căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh tài khoản, chi tiết tài
khoản phải thu khách hàng.
+ Số dƣ khoản phải thu khách hàng bình quân trong kỳ căn cứ vào khoản mục
chi tiết khoản phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán để lấy số liệu và sử dụng
phƣơng pháp bình quân cộng hoặc phƣơng pháp bình quân theo thứ tự thời gian để xác
định (phƣơng pháp bình quân theo thứ tự thời gian thì mức độ chính xác cao hơn
phƣơng pháp bình quân cộng).
Trên đây là những suy nghĩ cá nhân, mong muốn đƣợc trao đổi, học hỏi, thống
nhất nhau trong công tác giảng dạy ở nhà trƣờng của các giảng viên có quan tâm đến
công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.


13



BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

VẬN DỤNG HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN TRONG CÁC
ĐƠN VỊ KẾ TOÁN VÀ THỰC TRẠNG
Nguyễn Thị Bích Yên
Gv. Khoa Kế toán - Tài chính
Các hoạt động trong một đơn vị kế toán thường rất đa dạng, phong phú và phức tạp.
Với chức năng của mình, kế toán phải ghi chép, xử lý số liệu về các hoạt động xảy ra để phục
vụ các yêu cầu khác nhau của quản lý. Kế toán phải sử dụng nhiều loại sổ khác nhau về nội
dung, kết cấu cũng như về phương pháp và trình tự ghi chép. Tùy theo đặc điểm về quy mô, nội
dung hoạt động, trình độ quản lý... hệ thống sổ kế toán được hình thành sao cho phù hợp;
nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu cung cấp thông tin quản lý. Bài viết này nhằm trao đổi một số ý
kiến về vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ nhất, phải có sự kết hợp giữa sổ ghi theo trình tự thời gian và sổ ghi theo đối
tượng. Theo đó, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải đƣợc ghi theo thời gian để quản lý chặt
chẽ đƣợc chứng từ của nghiệp vụ đó, sau đó mới ghi theo đối tƣợng để quản lý những biến
động của đối tƣợng kế toán. Cách ghi nhƣ vậy sẽ thuận tiện cho việc xác minh hay kiểm tra số
liệu, đối chiếu chứngtừ của nghiệp vụ kinh tế đã ghi sổ.
Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp còn có thể đối chiếu số tổng cộng trên sổ ghi theo
trình tự thời gian với số tổng cộng trên các sổ ghi theo đối tƣợng để kiểm tra tính chính xác của
số liệu. Ví dụ nhƣ: Số tổng cộng trên sổ “Đăng ký Chứng từ - ghi sổ” phải bằng với tổng số
phát sinh trên Bảng cân đối tài khoản.
Nhƣ vậy, mặc dù việc xử lý số liệu phục vụ cho quản lý chỉ đƣợc thực hiện trên các sổ
ghi theo đối tƣợng, nhƣng cần thiết phải có cả sổ ghi theo trình tự thời gian để quản lý chứng
từ và liên kết hỗ trợ với các sổ ghi theo đối tƣợng, bảo đảm sự đối chiếu khách quan và quản lý
chặt chẽ đƣợc số liệu.
Thứ hai, phải có sự kết hợp giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tại sao vậy?
Xuất phát từ tài khoản. Tài khoản đƣợc thiết kế theo nhiều cấp; tài khoản cấp 1 là khái quát

theo đối tƣợng; tài khoản cấp 2, 3... là chi tiết hóa cho tài khoản cấp 1. Do vậy, bản thân sổ kế
toán cũng tƣơng ứng với tài khoản kế toán. Sổ kế toán ghi theo đối tƣợng cũng phải đƣợc tổ
chức theo nhiều mức độ phản ánh đối tƣợng kế toán. Sổ phản ánh đối tƣợng kế toán ở mức độ
khái quát (cấp 1) gọi là sổ kế toán tổng hợp. Ở mức độ chi tiết, cụ thể hóa một đối tƣợng tổng
hợp nào đó gọi là sổ kế toán chi tiết.
Trong hệ thống sổ kế toán đòi hỏi phải có cả hai loại sổ này để bảo đảm thông tin phục
vụ cho quản lý vừa ở giác độ bao quát các đối tƣợng, vừa có thể nắm đƣợc chi tiết từng đối
tƣợng kế toán cụ thể phục vụ các yêu cầu quản lý khác nhau. Hai loại sổ này có quan hệ rất
chặt chẽ với nhau. Sổ kế toán chi tiết thƣờng gắn liền với một đối tƣợng phản ánh trên sổ kế
toán tổng hợp, nhằm giải thích rõ số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Do vậy, giữa sổ kế toán chi
tiết và sổ kế toán tổng hợp cần có sự đối chiếu với nhau: Số liệu tổng cộng trên các sổ kế toán
14


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

chi tiết (thể hiện ở dòng cộng của Bảng tổng hợp chi tiết) phải đúng bằng số liệu trên sổ kế
toán tổng hợp tƣơng ứng của nó. Do việc ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp đều sử dụng từ
một nguồn số liệu ban đầu, nên mảng kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp phải tách ra, ghi song
song nhau để việc đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa hai mảng kế toán này đƣợc khách quan.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trong hệ thống sổ kế toán của mỗi đơn vị luôn đòi hỏi phải
theo dõi theo thời gian và theo đối tƣợng; theo dõi tổng hợp và chi tiết. Đây là cơ sở đƣợc vận
dụng để tổ chức các sổ, hình thành nên hình thức kế toán của đơn vị; dựa vào đây để xem xét
các hình thức kế toán hiện tại và sự vận dụng sổ kế toán trong các đơn vị kế toán.
Để thống nhất trong công tác kế toán, ở nƣớc ta hiện nay ngoài việc ban hành hệ thống
tài khoản kế toán thống nhất, Bộ Tài chính còn ban hành chế độ sổ kế toán với một số hình
thức sổ kế toán nhất định theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, gồm:
+ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
+ Hình thức kế toán Nhật ký chung
+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

+ Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính
Việc quy định và hƣớng dẫn thực hiện các hình thức sổ kế toán trên nhằm bảo đảm sự
quản lý thống nhất của Nhà nƣớc về kế toán, đồng thời cũng bảo đảm cho các đơn vị kế toán
có sự lựa chọn phù hợp với những đặc điểm riêng của mình.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Bản chất của hình thức này là sổ ghi theo trình tự thời gian và sổ ghi theo đối tƣợng
đƣợc kết hợp trong cùng một sổ (Nhật ký – Sổ Cái). Đây là sổ kế toán tổng hợp theo dõi
nghiệp vụ phát sinh vừa theo trình tự thời gian vừa theo đối tƣợng (các tài khoản cấp 1). Còn
hệ thống sổ chi tiết đƣợc tổ chức một cách riêng biệt, nhằm cung cấp số liệu, giải thích cụ thể
về các đối tƣợng tổng hợp phản ánh trên Nhật ký – Sổ Cái. Hình thức kế toán này đơn giản, dễ
ghi chép. Số liệu kế toán tập trung trên cùng một trang sổ của Nhật ký – Sổ Cái nên thuận tiện
trong việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu. Tuy nhiên, tất cả các tài khoản tổng hợp đều
đƣợc liệt kê trên một trang sổ nên khuôn khổ sổ cồng kềnh nếu đơn vị sử dụng nhiều tài khoản,
khó bảo quản trong niên độ và rất khó phân công lao động kế toán.
Hình thức kế toán này chỉ vận dụng thích hợp với những đơn vị kế toán có quy mô
nhỏ, các đối tƣợng cần theo dõi (tài khoản cấp 1) ít, khối lƣợng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
không nhiều và chỉ có ít ngƣời làm kế toán nhƣ: các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hợp tác xã, hộ
kinh doanh gia đình và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đối với các đơn vị có quy mô vừa và
lớn thì hình thức này không phù hợp.
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Bản chất của hình thức Nhật ký chung là tách biệt giữa việc ghi sổ theo thời gian và ghi
sổ theo đối tƣợng. Trƣớc hết là ghi theo trình tự thời gian vào sổ Nhật ký, sau đó là ghi theo
đối tƣợng vào sổ Cái. Còn hệ thống sổ chi tiết cũng đƣợc tổ chức một cách riêng biệt nhƣ hình
15


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

thức Nhật ký – Sổ Cái.Với hình thức kế toán này, kết cấu mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận

tiện cho việc phân công kế toán và kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ; đặc biệt là thuận tiện cho
việc tin học hóa công tác kế toán. Hình thức Nhật ký chung ra đời khi hình thức Nhật ký – Sổ
Cái không còn phù hợp với sự phát triển về quy mô của đơn vị và đặc biệt là áp dụng kế toán
máy; giúp giải phóng sự gò bó của hình thức Nhật ký – Sổ Cái, mở ra những điều kiện cần
thiết cho tổ chức sổ và phân công lao động kế toán. Nói chung, hình thức này phù hợp với mọi
loại hình và quy mô đơn vị kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Bản chất của hình thức kế toán này là khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trƣớc hết phải
đƣợc phân loại tổng hợp thành các Chứng từ - ghi sổ, sau đó mới thực hiện ghi vào các sổ tổng
hợp, cũng gồm sổ ghi theo trình tự thời gian (sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và sổ ghi theo đối
tƣợng (sổ Cái). Hệ thống sổ chi tiết cũng đƣợc tổ chức một cách riêng biệt nhƣ hình thức Nhật
ký – Sổ Cái và hình thức Nhật ký chung.
Với sự hình thành các chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán này làm giảm bớt công việc
ghi chép từ chứng từ vào các sổ tổng hợp (vì chứng từ - ghi sổ là chứng từ trung gian, kết hợp
các chứng từ gốc cùng loại), kết cấu mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân
công lao động kế toán và tin học hóa công tác kế toán. Tuy nhiên, việc ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào Sổ Cái còn trùng lắp (ghi hai lần) và công việc thƣờng hay bị dồn vào
cuối kỳ.
Hình thức này mở ra những điều kiện cần thiết cho tổ chức sổ và phân công lao động kế
toán bởi những ngƣời có kinh nghiệm. Và nó đƣợc vận dụng phù hợp trong việc áp dụng máy
vi tính vào công tác kế toán thích hợp với mọi loại hình, mọi quy mô.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Bản chất của hình thức này là tổ chức sổ kế toán sao cho khắc phục đƣợc ghi chép
trùng lắp (ghi ít nhất 2 lần vào 2 tài khoản đối ứng đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh),
trên cơ sở vận dụng các sổ kế toán theo kết cấu kiểu bàn cờ. Đồng thời, trong một số trƣờng
hợp cho phép, có sự kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ở mức độ nhất định. Sổ
kế toán tổng hợp đƣợc tổ chức thành các Nhật ký – chứng từ ghi bên Có của tài khoản và cuối
tháng tổng hợp ghi vào sổ Cái theo bên Nợ của tài khoản. Ở một số Nhật ký – chứng từ có sự
kết hợp nhất định với các sổ chi tiết. Còn lại các sổ chi tiết khác cũng đƣợc tổ chức một cách
riêng biệt nhƣ các hình thức kế toán trƣớc.

Hình thức kế toán này tạo thuận lợi cho việc phân công chuyên môn hóa, giảm đƣợc
khối lƣợng công việc ghi chép kế toán, khắc phục đƣợc việc ghi trùng lắp; việc kiểm tra, đối
chiếu đƣợc thƣờng xuyên, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và lập các báo cáo
kế toán đƣợc nhanh chóng. Tuy nhiên, số lƣợng và loại sổ nhiều, kết cấu phức tạp, đòi hỏi cán
bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao và hình thức này khó áp dụng khi chuyển sang kế
toán trên máy vi tính.
Hình thức này thích hợp với những đơn vị có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên kế toán
đông, trình độ nghiệp vụ tƣơng đối vững và chủ yếu làm kế toán bằng thủ công.
16


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo
một chƣơng trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc
của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán qui định trên đây.
Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ qui trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ
sổ kế toán và báo cáo tài chính theo qui định. Theo hình thức này, việc nhập dữ liệu vào máy là
quan trọng, còn việc in ra loại sổ theo hình thức nào là do kế toán chọn chứ không cứng nhắc.
Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng thành quyển vào lúc cuối
tháng, cuối năm và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Cần khẳng định một điều rằng, dù làm kế toán có sự trợ giúp của máy tính hay làm thủ
công, đều phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung. Đó là những chuẩn mực, quy ƣớc và
nguyên tắc mà các nhà kế toán phải tuân thủ khi ghi chép và tổng hợp các nghiệp vụ cũng nhƣ
khi lập các sổ kế toán, các báo cáo tài chính. Điểm khác biệt giữa hai hình thức kế toán ở đây
(thủ công và máy vi tính) chỉ là công cụ xử lý và hình thức lƣu giữ số liệu kế toán.
Qua thực tế, nhận thấy việc vận dụng các hình thức sổ kế toán ở các đơn vị nhƣ sau:
- Hình thức Nhật ký – Sổ Cái: Tình hình vận dụng có tính ổn định. Những đơn vị quy
mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản, có ít ngƣời làm kế toán vận dụng hình thức này trong công tác kế

toán một cách bình thƣờng.
- Hình thức Nhật ký chung: Hình thức này mới đƣợc quy định sử dụng ở nƣớc ta từ
đầu năm 1996; đến nay đã đƣợc vận dụng khá phổ biến ở các đơn vị có quy mô, đặc điểm khác
nhau và phù hợp trong việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
- Hình thức Chứng từ ghi sổ: Việc vận dụng trong thực tế vẫn đƣợc duy trì ổn định. Tuy
nhiên, có sự khác nhau giữa các đơn vị; thể hiện tập trung ở việc tổ chức chứng từ - ghi sổ, một
khâu trung gian giữa chứng từ gốc với các sổ kế toán tổng hợp. Ngoài ra, Sổ đăng ký chứng ghi sổ là sổ ghi theo trình tự thời gian rất cần thiết cho việc quản lý chứng từ và đối chiếu,
kiểm tra số liệu nhƣng đã bị nhiều đơn vị “bỏ quên” khi áp dụng hình thức kế toán này.
- Đối với hình thức Nhật ký chứng từ: Ngay từ đầu khi đƣợc quy định sử dụng, hình
thức sổ kế toán này có tính khoa học cao trong việc tổ chức kết cấu các sổ. Nhiều đơn vị kế
toán có quy mô lớn, đặc biệt là trong ngành thƣơng nghiệp đã rất tích cực vận dụng. Tuy nhiên
từ khi máy vi tính đƣợc áp dụng trong công tác kế toán thì hình thức sổ kế toán này ít đƣợc sử
dụng trong thực tế. Có nhiều đơn vị trƣớc đây hoặc vừa mới áp dụng hình thức này đã chuyển
sang hình thức kế toán khác, trong đó chủ yếu là hình thức Nhật ký chung hoặc Chứng từ-ghi
sổ. Hiện nay, hình thức Nhật ký chứng từ còn đƣợc sử dụng ở một ít đơn vị kế toán, nhƣng
không còn giữ đúng nhƣ quy định. Chỉ có một số sổ Nhật ký chứng từ, Bảng kê thông dụng và
kết cấu sổ Cái là giữ đúng nhƣ quy định, còn lại đều là cải biên theo nhiều hình thức sổ kế toán
khác nhau.
Tài liệu tham khảo
[1] Bài giảng lý thuyết kế toán; Đại học Đà Nẵng, Trƣờng Đại học Kinh tế, 2009.
[2] Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

17


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Đặc điểm cơ bản của ngành ảnh hƣởng đến
TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN

Huỳnh Văn Bình
Gv. Khoa Kế toán – Tài chính
Kinh doanh khách sạn(KDKS) thuộc lĩnh vực dịch vụ. Để phù hợp với chức năng và
nhiệm vụ kinh doanh, tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp khách sạn ngoài việc phải tuân
thủ chế độ kế toán của Bộ Tài chính ban hành (Kế toán tài chính) còn phải tổ chức một hệ
thống kế toán tương đối linh động, hoàn chỉnh để phục vụ cho việc ra các quyết định quản
lý; đó chính là Kế toán quản trị. Bài viết này nêu lên những đặc điểm cơ bản của ngành du
lịch (dịch vụ) ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp KDKS.
1. Khái quát hoạt động KDKS
KDKS thực chất là ngành cung cấp dịch vụ lƣu trú và một số dịch vụ bổ sung khác
cho khách trong một thời gian nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu lƣu trú trong quá trình đi
lại giao dịch làm ăn, tổ chức hội nghị, hội thảo hay lƣu trú để đi du lịch, thăm quan, giải trí,
nghỉ dƣỡng . . .
KDKS không chỉ có ở khu vực đô thị mà còn bao gồm cả các khu nghỉ mát, nghỉ
dƣỡng miền biển hoặc miền núi với nhiều cấp quy mô và kiến trúc khác nhau, đa dạng và
phong phú. Sản phẩm của ngành KDKS cũng không đơn thuần chỉ có dịch vụ lƣu trú mà
còn có nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích cần thiết khác đi kèm nhƣ: ăn uống, thông tin liên
lạc, phƣơng tiện đi lại, tổ chức hội nghị, hội thảo, và các dịch vụ vui chơi giải trí khác.
Dƣới tác động của hội nhập và cạnh tranh, các doanh nghiệp KDKS thƣờng xuyên đa dạng
hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn.
2. Đặc điểm riêng của KDKS và các dịch vụ đi kèm
2.1. Phụ thuộc theo thời gian và mùa vụ
Đối với hoạt động KDKS mức độ ảnh hƣởng của mùa vụ rất rõ nét; ngay cả trong
một ngày mức độ tập trung các hoạt động cũng thay đổi khác nhau; phần lớn khách làm thủ
tục vào khách sạn khoản từ 10 giờ đến 15 giờ và ra khách sạn tập trung từ 5 giờ đến 9 giờ
30 phút. Đối với hoạt động nhà hàng thì mức độ hoạt động tập trung vào các giờ ăn sáng,
ăn trƣa và ăn tối. Còn lại những giờ khác thì hoạt động tƣơng đối nhàn rỗi. Ngoài ra,
KDKS còn thay đổi mức độ hoạt động theo các ngày trong tuần, các tháng trong năm; bận
rộn nhất tập trung vào những ngày cuối tuần và cao điểm nhất là những tháng của mùa du
lịch (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Mặt khác, mức độ tập trung ngành KDKS còn biến

động theo các loại hình kinh doanh; chẳng hạn các khách sạn ở trung tâm thành phố phục
vụ cho các thƣơng nhân thì khách tập trung vào những ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6,
ngƣợc lại những khu nghỉ mát thì khách lại tập trung vào những ngày nghỉ cuối tuần
2.2. Thời gian và quãng đường tiêu thụ sản phẩm
18


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Sản phẩm KDKS có thời gian và quãng đƣờng tiêu thụ rất ngắn. Trong hoạt động
nhà hàng từ giai đoạn mua thực phẩm, chế biến, cung cấp thức ăn, cuối cùng thu tiền của
khách là một quá trình diễn ra rất ngắn trong vòng một buổi hay một ngày và trên cùng một
địa điểm. Ngƣợc lại, đối với ngành công nghiệp chẳng hạn nhƣ sản xuất ô tô từ giai đoạn
chế tạo, lắp ráp đến khi tiêu thụ phải diễn ra vài tháng và quãng đƣờng tiêu thụ có khi hàng
ngàn cây số. Tóm lại, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong KDKS diễn ra cùng
một địa điểm và trong khoản thời gian rất ngắn. Hoạt động KDKS chỉ có lƣợng hàng hoá
tồn kho rất thấp chiếm khoảng 5% trong tổng tài sản; ngƣợc lại, trong các ngành công
nghiệp khác tỷ lệ này thông thƣờng là 30%.
2.3. Sử dụng lao động nhiều và cường độ lao động tập trung cao
Một đặc điểm quan trọng khác nhau cơ bản giữa ngành KDKS và các ngành sản
xuất công nghiệp khác là vấn đề sử dụng sức lao động. Trong sản xuất công nghiệp, do sử
dụng chuyên sâu các máy móc thiết bị hiện đại nên làm giảm nhu cầu sử dụng lao động;
ngƣợc lại, ngành KDKS thì mức độ sử dụng lao động rất tập trung cao cả về số lƣợng lẫn
cƣờng độ, chi phí tiền lƣơng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí của khách sạn. Trong
những giờ, ngày hay tháng cao điểm mức độ tập trung lao động cả về số lƣợng lẫn cƣờng
độ lao động càng đòi hỏi phải phân bố thích hợp để đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu
phục vụ với chất lƣợng cao. Thông thƣờng, tổng chi phí tiền lƣơng chiếm khoảng 20%
trong tổng doanh thu của khách sạn. Nhƣ vậy, kiểm soát chi phí tiền lƣơng một cách hợp lý
trong điều kiện vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu và mong muốn chất lƣợng cao của khách hàng
là nhân tố quyết định sự thành công trong ngành KDKS

2.4. Tỷ trọng giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản rất cao
Trong KDKS, tài sản cố định có giá trị cao và chiếm tỷ trọng rất lớn. Phòng ngủ,
nhà hàng và các tiện ích giải trí khác cùng các trang thiết bị là những tài sản cố định đƣợc
phân bổ khấu hao trong nhiều kỳ kinh doanh. Chi phí khấu hao đƣợc phân bổ là chi phí cố
định bất kể khách sạn cung cấp nhiều hay ít dịch vụ trong kỳ kinh doanh đó. Nghĩa là một
phòng của khách sạn không bán đƣợc trong ngày thì coi nhƣ bị mất đi, không thể dự trữ tồn
kho và doanh nghiệp coi nhƣ bị lỗ chi phí cố định phân bổ cho phòng trong ngày đó.
Thông thƣờng, tổng giá trị của tài sản cố định trong ngành KDKS chiếm từ 55% đến 85%
tổng tài sản. Ngƣợc lại, trong các ngành công nghiệp khác thì tỷ lệ này vào khoảng 30%
đến 45%.
3. Đặc điểm của hoạt động KDKS ảnh hƣởng đến kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp
Một là: Quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp có thể lặp đi lặp lại qua một
tiến trình chuẩn và đƣợc máy móc hoá. Nhƣng KDKS thì không thể, bởi vì quá trình cung
cấp thức ăn, thức uống, nơi ăn ở của khách liên quan đến đối tƣợng thực khách, du khách
cụ thể. Ví dụ: Đối với bộ phận tiếp nhận khách, có nhiều đối tƣợng đa dạng: đàn ông, phụ
nữ, già, trẻ, từ nhiều nền văn hoá khác nhau, có khách đi theo tour, có khách tự do, có
khách theo đoàn dự hội nghị v.v. Chính vì sự đa dạng này mà đòi hỏi phải có nhiều loại
dịch vụ khác nhau, tạo ra tính không ổn định trong môi trƣờng công việc. Vì vậy, ảnh
hƣởng đến việc đƣa ra quyết định về đặt phòng đến tỷ lệ định giá phòng.
Hai là: Do dịch vụ khách sạn mang tính cá nhân và theo đơn đặt hàng nên việc cung
cấp cũng rất khác nhau; nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong chất lƣợng dịch vụ. Nhà
19


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

quản lý phải trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng. Có lúc quyết định
phải đƣợc đƣa ra trong tức khắc, đòi hỏi nhà quản lý phải có những thông tin rất kịp thời từ
nhiều bộ phận khác nhau, trong đó bộ phận kế toán đóng vai trò khá quan trọng. Suy cho

cùng mọi quyết định kinh doanh đều liên quan đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, đó
là lợi nhuận.
Ba là: Sản phẩm và dịch vụ trong khách sạn mang tính không ổn định, nó phụ thuộc
vào nhu cầu tăng hay giảm của lƣợng khách từng ngày, từng thời điểm. Ví dụ: Việc đặt
phòng trong khách sạn theo từng ngày tuỳ thuộc vào mùa. Có ngày thì phòng và bàn đƣợc
đặt quá nhiều, có ngày không có khách đặt. Trong sản xuất hàng hoá, bán không hết sản
phẩm có thể đƣợc lƣu kho nên ít rủi ro. Nếu khách sạn rơi vào thời điểm khách quá đông,
nhu cầu về phòng nghỉ lớn, thức ăn, uống quá lớn buộc các nhà quản lý phải xoay chuyển
tình thế cho phù hợp, chứ không thể hành động theo kế hoạch đã định.
Chính vì vậy, việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán nói chung, tổ chức hệ thống
thông tin của kế toán quản trị nói riêng phải đảm bảo đƣợc 2 cấp độ trong quản lý: Quản lý
chung và quản lý bộ phận. Dù kế toán quản trị tại các doanh nghiệp KDKS có vận dụng, tổ
chức đầy đủ thì 2 nhóm quản lý trên vẫn đƣa ra các quyết định độc lập.
4. Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp KDKS của một số nƣớc trên thế giới
Ngành KDKS trên thế giới đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Cho đến nay,
ngành KDKS đã trở thành một ngành kinh doanh công nghiệp hiện đại với đầy đủ các sản
phẩm và dịch vụ tiện nghi nhằm thoả mãn mọi nhu cầu lƣu trú, giao lƣu thƣơng mại, ăn
uống, nghỉ ngơi và giải trí của khách hàng theo tiêu chuẩn và phong cách sống, hƣởng thụ
hiện đại.
Ngày nay, KDKS đã phát triển không những về tiêu chuẩn, tính chất hiện đại, sản
phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng mà còn tăng trƣởng vƣợt bậc về quy mô doanh thu cũng
nhƣ tổng tài sản của doanh nghiệp; thậm chí phạm vi kinh doanh đã vƣợt ra ngoài lảnh thổ
quốc gia, đã hình thành các tập đoàn KDKS đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới nhƣ: Hilton,
Marriott, Sheraton . . .với hàng tỷ USD doanh thu hàng năm và hàng trăm tỷ USD giá trị tài
sản đầu tƣ khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ trong năm 2009 (tính đến 31/12/2009),
ƣớc tính đã có khoảng 126.468 doanh nghiệp KDKS với các quy mô và tính chất khác
nhau, cung cấp hơn 4,7 tỷ phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế và tạo ra hơn 127 tỷ USD doanh
thu chiếm tỷ lệ hơn 5% GDP hàng năm của Hoa Kỳ.
Ngành KDKS trên thế giới đã sớm áp dụng kế toán quản trị nhƣ là một công cụ hữu
hiệu cho quản lý. Cơ sở kế toán quản trị trong tất cả các doanh nghiệp khách sạn này là sự

áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất (Uniform System of Accounts) do hiệp hội khách
sạn Hoa Kỳ ban hành. Hệ thống tài khoản thống nhất này thiết lập hệ thống phân loại các
tài khoản chi tiết để hƣớng dẫn hạch toán chi tiết: Tài sản, vốn và nợ cũng nhƣ doanh thu,
chi phí của doanh nghiệp khách sạn; Đồng thời hƣớng dẫn lập các báo cáo tài chính và các
báo cáo kế toán quản trị theo một tiêu chuẩn thống nhất, đảm bảo các báo cáo này tuân thủ
nguyên tắc kế toán chung đƣợc chấp nhập và thoả mãn tính so sánh đồng nhất các chỉ tiêu
kinh tế và tài chính trong nội bộ ngành. Nhƣ vậy, tất cả các doanh nghiệp KDKS toàn cầu
sẽ tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị đồng nhất theo hệ thống tài khoản thống
nhất này nhƣ một tiêu chuẩn quốc tế.
20


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Phiên bản đầu tiên của hệ thống tài khoản thống nhất đƣợc ban hành năm 1926 do
Hiệp hội Khách sạn thành phố New York Hoa Kỳ soạn lập. Đến nay, hệ thống tài khoản
này đã trải qua 09 lần hiệu chỉnh và sửa đổi theo hƣớng ngày càng hoàn thiện tổ chức kế
toán quản trị, tăng cƣờng kiểm soát chi phí, . . . Sự điều chỉnh mới nhất vào năm 1998 là
nhằm hoàn thiện chức năng của kế toán quản trị nhƣ: hoàn thiện lập dự toán và kiểm soát
kế hoạch kinh doanh tổng thể, nâng cao vai trò phân tích mô hình CVP để ra quyết định.
Ở Úc ngành công nghiệp khách sạn mang tính cạnh tranh rất cao với các chuỗi tập
đoàn khách sạn nội địa và quốc tế lớn nhƣ: Hilton, ITT Sheraton, Marriott, Southern
Pacific, Accor Asia Pacific. Nhiều tập đoàn mới xuất hiện trong KDKS dẫn đến mỗi khách
sạn có chiến lƣợc cạnh tranh về giá cả nhƣ chiết khấu và gói du lịch trọn gói. Hơn thế nữa,
nhiều khách sạn còn đƣa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ nhƣ: Khách hàng tích luỹ điểm
thƣởng, điểm sử dụng fax, voice mail, máy tính v.v.
Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà lảnh đạo, điều hành thị trƣờng phải không ngừng
đổi mới sản phẩm và dịch vụ của mình. Vì vậy kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng và
đƣợc tổ chức, áp dụng khá đầy đủ trong các khách sạn và hệ thống khách sạn.
Nhƣ vậy, tổ chức kế toán quản trị theo hệ thống tài khoản thống nhất đã là công cụ

quản lý hiện đại áp dụng phổ biến, rộng rãi nhƣ một thông lệ quốc tế trong ngành KDKS
trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện nay tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhƣ: Sheraton (TP. Hồ Chí Minh), Sofitel Plaza
(Hà Nội), Furama (Đà Nẵng), Victoria (Hội An). . . mặc dù do những nhà đầu tƣ từ các
quốc gia khác nhau nhƣng đều áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo tiêu chuẩn quốc
tế. Do vậy, công cụ kế toán quản trị phát huy tác dụng rất hữu hiệu trong các khách sạn
này.
Tài liệu tham khảo
[1] PGS.TS. Trƣơng Bá Thanh (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giáo dục.
[2] />[3] Ths.Ngô Thị Hoài Nam, Bài giảng kế toán khách sạn nhà hàng, Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại
[4] Một số website khác



21


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT RỦI RO
TỪ MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ
Ths. Bùi Thị Lệ
Gv. Khoa Kế toán - Tài chính

N

ghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát rủi ro từ các thị trường chứng khoán (TTCK)
quốc tế sẽ giúp chúng ta phát hiện những nguy cơ rủi ro mà TTCK trong nước
có thể sẽ bộc lộ. Nhờ đó, có những biện pháp kiểm soát dự phòng rủi ro từ sớm, tránh tổn
thất cho các nhà đầu tư cũng như cho nền kinh tế đất nước.

1. Trường hợp thị trường chứng khoán Thái lan
Ngày 18/12/2006, Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan (BOT) công bố những biện pháp
mạnh nhằm ngăn chặn đà tăng giá của đồng Baht lên mức quá nóng (tăng 14% so với USD
kể từ đầu năm 2006), hàng loạt những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu cơ quy mô lớn cổ phiếu ở
TTCK Thái Lan bị sốc nặng. Theo quyết định của BOT, tất cả các khoản đầu tƣ gián tiếp
nƣớc ngoài vƣợt ngƣỡng 20.000 USD sẽ phải đƣợc giữ ở Thái Lan ít nhất là 1 năm mới đƣợc
chuyển ra nƣớc ngoài và 30% trong số đó phải gửi vào Ngân hàng Nhà nƣớc Thái Lan với lãi
suất 0%.
Tuy nhiên, quyết định của BOT là một tai họa cho TTCK. Những phút đầu tiên của
phiên giao dịch ngày 19/12/2006 tại sàn chứng khoán Bangkok, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
hoảng loạn, ồ ạt bán tháo cổ phiếu trị giá khoảng 600 triệu USD để rút tiền ra khỏi TTCK
Thái Lan. Cơn lốc bán tháo cổ phiếu đã buộc sàn giao dịch phải đình chỉ ngay khi giá tất cả
các cổ phiếu giảm trung bình gần 15%.
Bài học kinh nghiệm: Chính sách kiểm soát đầu tƣ gián tiếp của nƣớc ngoài vào
TTCK phải đƣợc đặt ra ngay từ đầu và chính sách đó không đƣợc thay đổi quá đột ngột.
2. Trường hợp thị trường chứng khoán Hồng Kông
Tháng 10/1997, Dollar Hồng Kông bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn đƣợc neo
vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hồng Kông lại cao hơn
ở Mỹ. Đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công, bán mạnh Dollar Hồng Kông. Từ ngày
20/10/1997 đến 23/10/1997, chỉ số Hang Seng đã giảm 23%.
Nhờ có dự trữ ngoại tệ lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó, tƣơng đƣơng 700% lƣợng
cung tiền M1 hay 45% lƣợng cung tiền M3, cơ quan Tiền tệ Hồng Kông đã chi hơn 1 tỷ USD
để bảo vệ đồng tiền của mình. Ngày 15/8/1998, Hồng Kông nâng lãi suất cho vay qua đêm từ
8% lên 23% và ngay sau đó đã nâng vọt lên mức 500%.
Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần
của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Chính quyền đã mua vào khoảng
120 tỷ Dollar Hồng Kông (tƣơng đƣơng 15 tỷ Dollar Mỹ) các loại chứng khoán. Các hoạt
động đầu cơ nhằm vào Dollar Hồng Kông và TTCK của nƣớc này đã ngừng lại vào tháng
9/1998.
Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng khoán này và thu lời khoảng

30 tỷ Dollar Hồng Kông (khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ).
22


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

Bài học kinh nghiệm:
- Rủi ro trên thị trƣờng tiền tệ có ảnh hƣởng rất mạnh đến rủi ro trên TTCK
- Quản lý tốt thị trƣờng tiền tệ và cứu thị trƣờng tiền tệ thành công sẽ giảm thiểu rủi
ro trên TTCK.
3. Trường hợp thị trường chứng khoán Mỹ
Do khủng hoảng tín dụng dƣới chuẩn cuối năm 2007, TTCK Mỹ phải đối mặt với
những rắc rối loang nhanh không thể kiểm soát. Giới đầu tƣ hoang mang lo sợ, bán tháo cổ
phiếu làm cho TTCK sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, vào những ngày đầu tháng 3/2008, TTCK
Mỹ đã bắt đầu có những tín hiệu đáng mừng nhờ một chuỗi cố gắng từ Chính phủ và Cục dự
trữ liên bang Mỹ:
- Bơm tiền vào thị trƣờng nhằm cung cấp đủ tiền mặt cho các ngân hàng đang gặp khó
khăn về vốn.
- Duy trì tình trạng đồng đô la mất giá nhằm kích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu,
giảm thâm hụt cán cân thƣơng mại Mỹ.
- Hoàn trả thuế cho các hộ gia đình nhằm, cải thiện đời sống ngƣời dân, tạo việc làm
và hồi phục kinh tế.
- Đồng loạt giảm lãi suất tại các ngân hàng thƣơng mại có tác dụng kích cầu đối với
ngƣời dân và các doanh nghiệp.
- Các nhân vật uy tín công bố hàng loạt các thông tin và dự đoán tốt lành nhằm trấn an
tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tƣ.
Bài học kinh nghiệm:
- Rủi ro trên các loại thị trƣờng tài chính lan truyền rất nhanh và có thể khuếch đại rất
mạnh, chính phủ cần có các công cụ kiểm soát chặt chẽ thị trƣờng tài chính.
- Khi có khủng hoảng tài chính xảy ra cần có sự đối phó mạnh và hiệu quả, phối hợp

cả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và công tác trấn an tâm lý thị trƣờng.
- Jonathan Sard (Tập đoàn quản lý Sard Wealth) cho rằng:“Mọi ngƣời thật sự cần coi
tiền mặt nhƣ là một lớp tài sản khi đầu tƣ. Tiền mặt sẵn có sẽ giúp bạn có thể đối phó khi thị
trƣờng đi xuống".
4. Trường hợp thị trường chứng khoán Đài Loan
Báo cáo về TTCK Đài Loan mới đƣợc công bố cho biết, từ năm 1982 đến nay đã có
259 trong số 1.200 doanh nghiệp tại đây bị gỡ bỏ niêm yết khỏi 2 sàn giao dịch. Những lý do
chính khiến các doanh nghiệp rời khỏi sàn niêm yết là:
- Chu kỳ kinh tế khiến doanh nghiệp bất lực trong việc tìm kiến lợi nhuận: Trong quá
trình phát triển đi lên của nền kinh tế, những doanh nghiệp thuộc các ngành sử dụng nhiều
lao động giản đơn phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nếu không có phƣơng án chuyển đổi
phù hợp.
- Lãnh đạo doanh nghiệp giảm lƣợng nắm giữ cổ phần: Khi qui mô kinh doanh trở
nên lớn hơn thông qua phát hành tăng vốn cổ phần, việc chia tách quyền sở hữu và quản lý sẽ
gây nên các nguy cơ theo đuổi những phƣơng án kinh doanh nhiều rủi ro.
- Sự gian lận của lãnh đạo doanh nghiệp: Khi tình hình tài chính gặp khó khăn thì gian
lận có thể xảy ra. Một khi đã gian lận thì họ có thể tạo ra nhiều điều dối trá khác để che giấu
nó. Một số doanh nghiệp có xu hƣớng đánh bóng thông tin tài chính để giữ giá cổ phiếu ở
mức cao, tạo thuận lợi cho họ trong các quan hệ tài chính.
23


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

- Đầu tƣ vào ngành nghề không cốt lõi: Doanh nghiệp không có ngành nghề nòng cốt,
khi nền kinh tế trở nên xấu đi, sẽ rất khó để tồn tại.
- Không cẩn trọng khi mở rộng năng lực sản xuất: Mở rộng năng lực sản xuất mà
không tính toán kỹ qui mô thị trƣờng và khả năng cạnh tranh, vay mƣợn quá đà nhằm mở
rộng hoạt động có thể đặt doanh nghiệp vào nguy cơ mất khả năng kiểm soát.
Bài học kinh nghiệm:

- Cần thu thập thông tin về doanh nghiệp từ nhiều nguồn, đặc biệt cần có các báo cáo
có kiểm toán của các công ty kiểm toán có uy tín.
- Cần phân tích kỹ các báo cáo tài chính, phân tích chu kỳ kinh doanh ngành, phân
tích các dự án đầu tƣ của công ty.
5. Trường hợp thị trường chứng khoán Nhật Bản
Livedoor là một công ty kinh doanh cổng thông tin trên Internet. Sau khi ra đời
(1997), Livedoor đã nhiều lần chia nhỏ cổ phiếu của mình để thu hút sự ƣa thích của đông
đảo các nhà đầu tƣ nhỏ. Livedoor mua cổ phiếu của chính mình thông qua các công ty thành
viên trƣớc mỗi đợt chia nhỏ cổ phiếu hoặc các thƣơng vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A). Sau
khi kết thúc thƣơng vụ M&A hoặc sau khi Công ty có thông báo chia nhỏ cổ phiếu, các cổ
phiếu này đã đƣợc bán ra thu về những khoản lợi kếch sù.
Khi ông Chủ tịch hội đồng quản trị bị bắt vì các tội danh giao dịch nội gián và công
bố sai thông tin tài chính vào đầu năm 2006, nhiều nhà đầu tƣ hoảng loạn, tìm cách bán tháo
cổ phiếu Livedoor mà họ đang nắm giữ. Tổng giá trị cổ phiếu Livedoor trên thị trƣờng đã sụt
giảm nghiêm trọng từ 7 tỷ Đôla xuống chỉ còn dƣới 1 tỷ Đôla.
Hàng loạt nhà đầu tƣ tìm cách bán tống cổ phiếu, không chỉ riêng của Livedoor mà
của cả các công ty khác. Với số lƣợng khổng lồ cổ phiếu Livedoor, hệ quả của nhiều lần chia
nhỏ, đã làm tê liệt Sàn giao dịch Chứng khoán Tokyo, buộc sàn này phải tuyên bố ngừng
giao dịch.
Bài học kinh nghiệm:
- Bảo đảm hiệu lực của hệ thống giám sát các chuẩn mực kế toán.
- Hệ thống thiết bị kỹ thuật của sàn giao dịch phải tƣơng thích với yêu cầu của thị
trƣờng.
Tóm lại, rủi ro trên TTCK nói chung là rất nhiều, đa dạng và có thể rất nghiêm trọng
nếu không được chú ý đúng mức và có các giải pháp quản lý chủ động. Trên đây là một số
bài học kiểm soát rủi ro đắt giá mà các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư trên
TTCK Việt Nam cần phải biết rõ; cần có các biện pháp kiểm soát dự phòng rủi ro thích đáng
cho từng trường hợp cụ thể.

Tài liệu tham khảo

[1] Hải Bằng, Thị trƣờng chứng khoán: Những dự báo và bài học từ Thái Lan />[2] Khủng hoảng tài chính châu Á 1997
< />C3%A2u_%C3%81_1997>
[3] Thien Di, Những bài học từ thị trƣờng chứng khoán quốc tế; www.saga.vn
[4] GS. Junichi Mori, Bài học Livedoor với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam; www.saga.vn
[5] Những bài học đắt giá từ thị trƣờng chứng khoán Đài Loan; www.atpvietnam.com
< />
24


BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010)

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
MỨC HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ
TRONG ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN
Sv. Lê Đình Huy - Lớp TC1.2

P

hân tích kỹ thuật (PTKT) xuất hiện trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt
Nam khá muộn nếu so sánh với các nước trong khu vực, nhưng lại nhanh chóng
được các nhà đầu tư (NĐT) ưa chuộng. Trong những năm gần đây số lượng NĐT sử dụng các
công cụ kỹ thuật như biểu đồ, số liệu, thuật toán… để phân tích và dự báo diễn biến của VN
Index hay HNX Index đã tăng lên đáng kể, nhất là những NĐT trẻ tuổi. Sự nổi lên của PTKT
đã đem lại nhiều điều tích cực cho TTCK Việt Nam.

.
Việc nghiên cứu về mức hỗ trợ và kháng cự là một trong những vấn đề khá quan trọng
đối với PTKT. Nó cho phép ngƣời nghiên cứu có thêm những cơ sở mới trong việc chọn các
loại cổ phiếu thích hợp nhất để mua hay bán, trong dự đoán các biến động tiềm năng của thị
trƣờng, chỉ ra những thời điểm mà thị trƣờng biến động nhiều nhất gây khó khăn cho NĐT khi

đƣa ra quyết định mua hay bán chứng khoán.
1. Mức hỗ trợ (Support level)
Mức hỗ trợ (đáy) là mức giá mà tại đó cầu về cổ phiếu đƣợc xem là đủ mạnh để giữ giá
chứng khoán không bị giảm sâu hơn nữa. Khi mà mức giá tiến gần đến mức hỗ trợ (mức giá
đáy) thì chứng khoán có giá rất rẽ, ngƣời đầu tƣ tăng ý định muốn mua chứng khoán và ngƣời
bán giảm ý định muốn bán chứng khoán.

Hình 1. Đồ thị phân tích kỹ thuật (minh họa mức hỗ trợ)
Mức hỗ trợ thƣờng không kéo dài hay cố định. Khi giá giảm sâu hơn mức hỗ trợ (thủng
đáy) tín hiệu phát ra báo rằng trên thị trƣờng nhóm NĐT con gấu (bears) đã thắng nhóm NĐT
con bò tót (bulls); chỉ ra rằng NĐT "cung chứng khoán" ra thị trƣờng nhiều hơn, dẫn tới cung
lớn hơn cầu, làm cho giá thị trƣờng tiếp tục giảm sâu thêm. Khi thủng đáy thị trƣờng hình
25


×