Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu sản suất chế tạo bào tử nấm kí sinh côn trùng từ chủng nấm lecanicillium lecaiil439 và đánh giá nhược điểm sinh học của chế phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.04 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
_____o0o_____

CHU HỒNG QUẢNG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BÀO TỬ NẤM KÍ
SINH CÔN TRÙNG TỪ CHỦNG NẤM LECANICILLIUM
LECANII L439 VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA CHẾ PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
_____o0o_____

CHU HỒNG QUẢNG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BÀO TỬ NẤM KÍ
SINH CÔN TRÙNG TỪ CHỦNG NẤM LECANICILLIUM
LECANII L439 VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
CHẾ PHẨM

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60420201



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN HẠNH

Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

1

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Rệp (Aphidoidae) là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây phổ biến nhất trên thế
giới, phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Chúng kí sinh trên
hơn 11000 loài cây thuộc 243 họ khác nhau, trong đó có nhiều cây trồng quan trọng
nhƣ các loại ngũ cốc, bông, khoai tây, cà chua, họ cải [48]. Chúng vừa hút cạn nguồn
dinh dƣỡng vừa làm cản trở quá trình hô hấp, quang hợp của cây, đồng thời truyền
virus gây bệnh từ cây bị bệnh sang cây khỏe mạnh trên đồng ruộng [72]. Theo thống
kê, rệp và côn trùng khác làm thiệt hại khoảng 15% sản lƣợng cây trồng trên thế giới
[31]. Biện pháp phòng trừ rệp hiện nay chủ yếu là dùng thuốc hóa học, thuốc có phổ
tác dụng rộng trên nhiều đối tƣợng và hiệu quả tác dụng nhanh. Tuy nhiên, thuốc hóa
học có độc tính rất cao, khó phân hủy trong điều kiện bình thƣờng, sẽ tích tụ lại trong
đất, nƣớc, không khí và các sản phẩm nông nghiệp, làm ô nhiễm môi trƣờng, ảnh
hƣởng xấu đến sức khỏe của con ngƣời và sinh vật có ích. Ngoài ra, tính độc cao của
thuốc trừ sâu hóa học có thể gây ra hiện tƣợng đột biến và kháng thuốc của rệp dẫn tới

nguy cơ bùng phát dịch rệp hại trên nhiều loại cây trồng.
Việc ứng dụng khống chế sinh học bằng các loài thiên địch và kí sinh trùng gây
bệnh dùng để thay thế một phần cho thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong trồng trọt có
ƣu điểm vƣợt trội nhƣ an toàn đối với con ngƣời và môi trƣờng sinh thái, góp phần
duy trì sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Nấm kí sinh côn trùng Lecanicillium ssp. là chi nấm có khả năng kí sinh tự
nhiên trên một số loài rệp và côn trùng. Từ những năm 1960, trên thế giới đã có nhiều
công trình nghiên cứu ứng dụng nấm Lecanicillium ssp. để diệt rệp hại cây trồng, một
vài sản phẩm đã đƣợc thƣơng mại hóa tuy nhiên kết quả đạt đƣợc còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc tăng cƣờng nghiên cứu và phát triển các chế phẩm diệt rệp từ
Lecanicillium ssp. là cần thiết.
Việc tối ƣu môi trƣờng lên men, sản xuất, bảo quản chế phẩm bào tử và thử
nghiệm độc lực của bào tử là những vấn đề cần đƣợc giải quyết trong nghiên cứu này.


2

Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>Vì những lí do trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm bào
tử nấm kí sinh côn trùng từ chủng nấm Lecanicillium lecanii L439 và đánh giá
đặc điểm sinh học của chế phẩm”, đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng các chất Chức
năng sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Sản xuất chế phẩm bào tử nấm diệt rệp hại cây trồng có
hiệu quả cao, an toàn, dễ sử dụng và có thể chuyển giao kĩ thuật cho hộ nông dân sản
xuất và sử dụng
Nội dung nghiên cứu:
1.

Tối ƣu môi trƣờng lên men


2.

Sản xuất bào tử, phối trộn với chất phụ gia tạo chế phẩm và bảo quản

3.

Thử nghiệm độc lực của chế phẩm trên rệp hại cây.

Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng


3

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về rệp hại cây trồng
1.1.1. Cấu tạo, phân loại rệp và đặc điểm sinh thái.
Rệp (Aphidoidae) là một họ lớn thuộc lớp côn trùng thuộc ngành chân khớp –
động vật không xƣơng sống, cơ thể chia thành ba phần (đầu, ngực, bụng), có ba cặp
chân phân đốt, mắt kép và có một cặp râu, cơ thể đƣợc bao bọc bởi bộ xƣơng ngoài
bằng chitin, chiều dài từ 1 – 10 mm (Hình 1.1). Rệp có một lớp biểu bì mềm, có cánh
(dạng màng) hoặc không cánh. Phần lớn thân rệp có màu xanh lá cây, đen, nâu, hồng
hoặc không màu. Rệp là nhóm côn trùng chích hút phổ biến nhất hiện nay, phân bố tập
trung nhất ở các vùng ôn đới [72], một số sống ở cả cận nhiệt đới và nhiệt đới với số

lƣợng khoảng 3700 loài rệp đã đƣợc biết trên thế giới [48].

Hình 1.1. Cấu tạo ngoài của rệp
(University of Birmingham, England) [105].
Rệp có thể sinh sản theo cả hình thức đơn tính và hữu tính. Vào mùa thu, khi có
sự thay đổi về cƣờng độ chiếu sáng, nhiệt độ, sự giảm sút về nguồn thức ăn hoặc chất
lƣợng thức ăn, rệp cái sinh ra cả rệp đực và rệp cái con. Đặc điểm di truyền của rệp
đực giống hệt rệp mẹ ngoại trừ việc ít hơn một nhiễm sắc thể giới tính. Rệp con hữu
tính có thể thiếu cánh, thậm trí thiếu vòi chích hút [72]. Khi trƣởng thành, rệp cái giao
Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng


4

Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>phối với rệp đực rồi đẻ trứng. Trứng sống sót qua mùa đông khắc nghiệt rồi nở ra rệp
cái có cánh hoặc không cánh (Hình 1.2). Các rệp cái sẽ sinh sản vô tính ra rệp cái
không cánh hoặc rệp cái có cánh (khi khan hiếm thức ăn) để bay đến cây kí chủ khác.
Tuy nhiên, trong môi trƣờng ấm áp nhƣ ở vùng nhiệt đới hoặc trong nhà kính, rệp có
thể sinh sản vô tính trong nhiều năm. Trong vòng đời, một rệp cái có thể sinh ra 31 đến
93 rệp con theo hình thức sinh sản này [12], [111], [115]. Đặc biệt, một số loài có khả
năng sinh sản lồng, khi rệp cái mẹ sinh ra rệp cái con thì rệp cái con cũng chuẩn bị
sinh ra thế hệ tiếp theo đã có sẵn trong cơ thể nó. Cách sinh sản này có thể ảnh hƣởng
đến kích thƣớc của rệp và tốc độ sinh sản tăng lên [54], [81].

Hình 1.2. Vòng đời của rệp
(BMC Developmental Biology) [99].
Trong điều kiện thuận lợi, vòng đời trung bình của một cá thể rệp khoảng 30

ngày. Rệp con sinh ra sẽ phát triển trong khoảng 4 đến 10 ngày để trƣởng thành và bắt
đầu sinh sản ra các thế hệ mới [68].
Phần lớn rệp có thân mềm nên chúng dễ dàng bị giết bởi nhiều kẻ thù tự nhiên
nhƣ bọ rùa, ong bắp cày kí sinh, ấu trùng muỗi kí sinh, nhện cua, vi khuẩn, virus, các
loài nấm kí sinh côn trùng nhƣ Neozygites fresenii, Entomophthorales, Beauveria
bassiana, Metarhizium anisopliae, Lecanicillium lecanii,…

Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng


5

Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>Rệp (Aphididae) có khoảng 4700 loài, chúng có thể kí sinh trên nhiều loại cây
trồng và cỏ dại khác nhau nhƣ các cây ngô, lúa mì, khoai tây, bông, ớt, hoa hồng, cam,
quýt,… thuộc các họ lúa, họ dƣa, họ cà, họ có múi,… gây thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ
mỗi năm cho ngành nông nghiệp trồng trọt [48]. Các loài rệp phá hoại cây trồng mạnh
nhƣ rệp đào Myzus persicae Sulzer, rệp bông Aphis gossypii Glover, rệp ngô Aphis
maydis, rệp đậu đũa Aphis craccivora Koch,… chúng thƣờng ẩn ở phần mặt dƣới của
lá, thân non và chích hút nhựa tại đó [106], vừa làm cạn nguồn dinh dƣỡng của cây
vừa tiết ra chất đƣờng mật không chỉ làm đóng khí khổng của lá mà còn góp phần tăng
sự phát triển của mốc đen, làm ngăn cản ánh sáng đến các mô quang hợp, ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới trao đổi chất và năng suất cây trồng. Ngoài ra, việc chích hút nhựa
cây của các loài rệp làm lây lan virus gây bệnh từ những cây bệnh sang các cây khỏe
mạnh [72].
Loài rệp ngô Aphis maydis là một loại sâu hại phổ biến trên toàn thế giới, chúng
kí sinh trên nhiều loại cây trồng nhƣ lúa miến (Sorghum), ngô và lúa mì,… với mật độ
cá thể cao sẽ làm giảm sản lƣợng hạt và lây truyền virus gây bệnh. Rệp có thể chích

hút nhựa, làm tổn thƣơng ở tất cả các bộ phận khác nhau của cây ngô nhƣng chúng phá
hoại mạnh nhất ở bộ phận bắp non và râu ngô gây ra các mức độ khô cháy khác nhau,
ảnh hƣởng tới quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt, dẫn tới giảm năng suất,
chất lƣợng hạt ngô [28].
1.1.2. Tình hình rệp hại cây trồng trên thế giới và Việt Nam
Tình hình rệp hại trên thế giới:
Rệp là một trong những loài côn trùng có tác hại nguy hiểm nhất trên thế giới.
Chúng không chỉ gây hại trực tiếp, hút cạn nguồn dinh dƣỡng mà còn là vật trung gian
truyền nhiều loại virus gây bệnh cho thực vật, đồng thời rất khó kiểm soát chúng bằng
một loại thuốc bảo vệ hóa học thực vật thông thƣờng bởi khả năng kháng thuốc rất
mạnh của rệp nên số lƣợng cá thể tăng nhanh [34].
Đậu tƣơng là loại hạt dầu đƣợc trồng nhiều nhất trên thế giới nhƣng năng suất
bị đe dọa nghiêm trọng bởi rệp đậu tƣơng (A. glycines). Sản lƣợng hạt bị thiệt hại ƣớc
tính khoảng 34%, theo tính toán của Catangui và cộng sự (2009), con số thiệt hại thậm
Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng


6

Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>chí lên đến 48 – 72%. Nguyên nhân do rệp chích hút có thể làm giảm 50% tốc độ
quang hợp của lá cây [29].
Đậu đũa (Vigna unguiculata) là loại cây đƣợc trồng nhiều ở châu Phi, ƣớc tính
sản lƣợng hàng năm ở khu vực này khoảng 3,36 triệu tấn. Không giống nhƣ ở cây
bông vải bị phá hoại chủ yếu bởi A. gossypii, đậu đũa bị phá hoại bởi nhiều loài rệp
nhƣ A. craccivora, A. leguminosae, A. labburni, A. fabae, Myzus persica và cả A.
gossypii. Ở những khu vực không có biện pháp bảo vệ, sản lƣợng thiệt hại có thể lên
đến 20 – 100% [83].

Rệp đào (Myzus persicae Sulzer) là một trong những loài rệp nguy hiểm nhất
với cây trồng. Chúng đƣơc biết đến từ năm 1776, cơ thể có hình quả lê dài 2 mm với
nhiều mầu sắc khác nhau. Rệp đào kí sinh trên hàng trăm loài cây thuộc 40 họ khác
nhau. Các cây này phân bố rộng khắp thế giới, nhiều cây phân bố ở những vùng khá
lạnh nhƣ Atiso, bắp cải, cà rốt, súp lơ, ngô, su hào, cải dầu, củ cải đƣờng, cà
chua,…[75] chúng hút nhựa làm cho chồi non cong queo, lá xoăn, làm rụng hoa quả
non gây ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Kennedy và cộng
sự (1962) đã liệt kê hơn 100 loại virus lây truyền qua loài rệp này. Một số bệnh gây
thiệt hại nghiêm trọng nhƣ virus khoai tây, cà chua, củ cải, súp lơ, dƣa hấu, dƣa
chuột,…[27]. Rệp đào truyền virus gây bệnh khảm có thể làm thiệt hại 60% năng suất
dƣa chuột [101]. Chúng cũng gây bệnh trầm trọng ở cải bắp ngay từ giai đoạn 3 – 4 lá,
chúng chích hút dịch cây, lá, bẹ lá, dẫn đến lá cây héo, thân ủ rũ rồi chết [114].
Rệp cải bắp (còn gọi là rệp cải hay rệp muội) (Brevicoryne brassicae) là một
trong những loài rệp gây thiệt hại lớn cho ngƣời trồng rau cải và sản xuất dầu hạt cải.
Tùy theo từng vùng địa lý và mùa vụ mà thời điểm rệp xuất hiện cũng nhƣ gia tăng
mật độ cá thể cao nhất có sự khác nhau. Rệp thƣờng chích hút nhựa trên lá, cụm hoa
và thân cây đồng thời gián tiếp truyền virus gây bệnh cho cây cải. Thiệt hại do rệp cải
bắp gây ra từ 35 – 75% năng suất rau cải và 6% hàm lƣợng dầu hạt cải [20].
Rệp ngô (Aphis maydis): Rệp ngô phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, kí sinh trên nhiều loài cây khác nhau thuộc họ lúa nhƣ đại mạch, lúa mì, lúa
miến (cao lƣơng – sorghum), ngô, các loại cỏ làm thức ăn gia súc,… đồng thời là vật
Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng


7

Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>trung gian truyền virus gây bệnh khảm lá mía, đốm lá ngô,... Trong điều kiện thuận

lợi, rệp ngô có vòng đời khoảng 15 ngày và có nhiều thế hệ liên tiếp trong một năm.
Rệp non và trƣởng thành hút nhựa ở nõn ngô, bẹ lá, phiến lá, bông cờ, lá bi, làm cho
cây ngô mất hết dinh dƣỡng, lá quăn giảm khả năng quang hợp, cây ngô trở nên gầy
yếu, bắp bé đi hoặc không hạt, chất lƣợng hạt rất kém. Thƣờng phát dịch ở những
ruộng khô hạn hoặc cằn cỗi vào thời kì ngô sắp trổ cờ, kết bắp [28], [110].
Theo thống kế trong những năm 1965 – 1970 về năng suất của ngô cho thấy
mức độ phá hoại của rệp ngô phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
của môi trƣờng. Ngô bị nhiễm rệp ở mức độ nhẹ (mật độ khoảng 400 cá thể rệp trên
chùm râu bắp ngô) sẽ khiến cho năng suất bình quân giảm tới 8,3% khi cây đang bị
thiếu nƣớc, nếu cây đủ nƣớc thì mức độ thiệt hại do rệp gây ra không đáng kể. Nếu
mức độ nhiễm rệp ở mức trung bình thì mức độ thiệt hại lên đến 34,8% trong điều kiện
cây trồng thiếu nƣớc và 11,8% trong điều kiện cây đủ nƣớc. Nếu mức độ nhiễm rệp
nặng (mật độ rệp lên đến hàng trăm cá thể trên hầu hết các chùm râu bắp ngô) sẽ làm
năng suất suy giảm nghiêm trọng, trung bình dao động từ 43,2 – 91,8% khi cây ngô
đang bị thiếu nƣớc và 58,9% khi cây ngô đủ nƣớc [39].
Lipaphis erysimi (rệp cải dầu) kí sinh trên một số loài cây nhƣng chủ yếu là các
loại cải và cải dầu, ngoài ra nó còn kí sinh trên cà rốt, cà chua và bí xanh. Ở phía đông
miền Trung Ấn Độ, L. erysimi cùng với M. persicae và Brevicoryne brassicae là ba
loại rệp nguy hiểm đối với cây cải dầu (Brassica juncea). Trong đó L. erysimi phá hoại
nhiều nhất, riêng nó gây thiệt hại 35,4 – 91,3% sản lƣợng [24]. Theo nghiên cứu của
Patel và cộng sự (2004), nếu không có biện pháp bảo vệ, L. erysimi có thể gây thiệt hại
80,6 – 97,6% [87]. Trong một nghiên cứu khác, Razaq và cộng sự (2011) cũng chỉ ra
rằng, M. persicae và Brevicoryne brassicae cũng gây thiệt hại 75,1 – 81,9% sản lƣợng
cải dầu ở Multan, Punjab, Pakistan [94].
Aphis craccivora (rệp đậu lăng) cũng là một loài rệp kí sinh trên nhiều loại cây
trồng khác nhau nhƣ đậu đũa, bông vải, táo, cà rốt, lúa mì, đậu lăng. Theo nghiên cứu
của Hossain và cộng sự (2006), A. craccivora gây thiệt hại tới 9% cho sản xuất đậu
lăng. Tuy nhiên, sản lƣợng đậu lăng đã tăng 0,91 – 9,89% khi áp dụng các biện pháp

Luận văn Thạc sĩ


Chu Hồng Quảng


8

Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>diệt rệp hoặc gieo trồng tránh rệp [50]. A. craccivora truyền virus gây bệnh rụng lá ở
đậu lăng, đậu răng ngựa, đậu gà [56], [80].
Diuraphis noxia (rệp lúa mì Nga) chuyên phá hoại lúa mì, lúa mạch đen, lúa
mạch trắng, yến mạch. Theo nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2010), năng suất lúa
mì có thể bị giảm 7,9 – 34,2% do D. noxia phá hoại [15].
Tình hình rệp hại cây trồng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu và thống kê của các nhà khoa học, nƣớc ta chịu
sự phá hoại của hơn 250 loài rệp khác nhau. Tại đồng bằng sông Cửu Long, cây sầu
riêng bị rệp sáp phá hoại. Một số cây ăn quả ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ
cận cũng bị ảnh hƣởng bởi nhiều loài rệp làm giảm năng suất và thiệt hại về kinh tế.
Cây cà phê tại một số vùng ở Tây Nguyên cũng đang gặp phải vấn nạn rệp sáp và rệp
bông. Tại tỉnh Đắc Lắc, rệp sáp kí sinh trên chùm hoa và quả non gây thiệt hại từ 8 –
25%. Tại tỉnh Đắc Nông, rệp đã tấn công gây hƣ hại trên 500 ha, trong đó gây thiệt hại
nặng cho hơn 200 ha [10].
Trong những năm gần đây, thống kê các loài gây hại cho cây trồng tại nƣớc ta,
rệp đào đang là mối đe dọa cho ngành nông nghiệp với sự gia tăng nhanh chóng về
diện tích và số lƣợng cây trồng bị hại. Chúng có thể gây hại trên 300 loại cây trồng
khác nhau, trong đó thƣờng thấy trên các cây nhƣ: các loại rau họ cải nhƣ cải trắng, cải
củ, cải xanh, cải bắp; một số cây ăn quả nhƣ đào, hồng, lê, mận. Trong điều kiện nƣớc
ta, rệp đào có thể xuất hiện và gây hại quanh năm, trong đó tập trung nhiều khi thời tiết
dịu mát, độ ẩm cao vào tháng 4 – 5 (vụ đông xuân) và tháng 9 – 10 (vụ thu đông). Rệp
ngô ở Việt Nam cũng rất phổ biến, chúng có ở khắp các vùng trồng ngô từ đồng bằng
đến miền núi, rệp thƣờng phát triển nhiều trong mùa xuân và mùa thu, lúc độ ẩm trong

không khí cao. Rệp thƣờng phá hại ở cây ngô từ giai đoạn 8 –10 lá cho tới khi ngô
chín hoàn toàn. Chỉ tính riêng ở 3 huyện Trà Ôn, Tam Bình và Vũng Liêm (Vĩnh
Phúc), diện tích ngô bị nhiễm rệp từ 2 – 7%, nhƣ vậy nếu tính trên cả nƣớc thì thiệt hại
gây bởi rệp ngô là rất lớn [110], [116].

Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng


9

Số hóa bởi trung tâm học liệu
1.2. Thuốc diệt côn trùng

/>
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu
* Thuốc trừ sâu hóa học
Thuốc trừ sâu hóa học, trừ bệnh và trừ cỏ dại là 3 loại thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc trừ sâu là một loại chất đƣợc sử dụng để chống côn trùng, chúng bao gồm các
thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu đƣợc sử
dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣng chủ yếu đƣợc dùng trong nông nghiệp. Việc sử dụng
thuốc trừ sâu đƣợc cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng sản lƣợng
nông nghiệp trong thế kỷ XX [103]. Gần nhƣ tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy
cơ làm thay đổi lớn các hệ sinh thái, nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con ngƣời và
các sinh vật khi chúng tích tụ lại trong chuỗi thức ăn.
Từ 2000 năm trƣớc công nguyên, con ngƣời đã biết sử dụng thuốc trừ sâu có
nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ cây trồng [74] nhƣng chỉ đến khi các hóa chất đƣợc tổng
hợp nhân tạo dễ dàng trong các nhà máy hóa chất, đặc biệt là sau khi Paul Hermann
Müller phát hiện ra khả năng diệt côn trùng mạnh mẽ của DDT vào năm 1939 thì

nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu, bệnh và cỏ dại đƣợc nghiên cứu và đƣa
vào sử dụng. Từ năm 1945 đến năm 1975, lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sản xuất
tại Mỹ đã tăng 40 lần, từ 15,9 nghìn tấn/năm lên 636,3 nghìn tấn/năm. Từ năm 1975
đến nay, mặc dù con ngƣời đã ý thức đƣợc mức độ nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật
có nguồn gốc hóa học nhƣng trƣớc sự phá hoại mạnh mẽ của côn trùng và các dịch hại
khác trong khi chƣa có biện pháp thay thế thực sự hiệu quả thì việc sản xuất và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học đã tăng rất nhanh cả về khối lƣợng và
giá trị thƣơng mại [21], [42], [57], [96].
Ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sản xuất và sử dụng lần đầu tiên ở
miền Bắc vào năm 1956 để tiêu diệt bọ gai và sâu cuốn lá hại lúa tại tỉnh Hƣng Yên.
Tại miền Nam, thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng bắt đầu từ năm 1962. Từ đó đến
nay, lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc tiêu thụ đều tăng mạnh qua các năm. Theo Lê
Kế Sơn (1993), lƣợng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu vào nƣớc ta trong những năm
1980 chỉ khoảng 20 – 24 nghìn tấn/năm nhƣng đến những năm 1990 con số đó tăng
Luận văn Thạc sĩ

Chu Hồng Quảng



×