Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lý thuyết và bài tập môn sinh học lớp 9 (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.34 KB, 3 trang )

BÀI TẬP TỰ LUẬN VỀ GIẢM PHÂN SINH HỌC 9
Câu hỏi và bài tập:
1. Nêu những diễn biến cơ bản qua các kì của giảm phân?
- Lần phân bào I:
* Kì đầu:
+ Bộ NST hiện giờ ở dạng 2n kép
+ Các NST kép dần co ngắn lại
+ Các NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc với nhau và xảy ra hiện tượng trao
đổi chéo (các NST trao đổi đoạn bị đứt)
* Kì giữa:
+ Các NST kép co ngắn và xoắn cực đại
+ Các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng song song nhau ở mặt phẳng xích đạo
* Kì sau:
+ Các NST kép tương đồng phân li đều về 2 cực của tế bào bằng cách các NST kép
gắn tâm đọng vào thoi phân bào và trượt trên toi phân bào
* Kì cuối:
+ Tế bào hình thành vách ngăn chia làm 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n kép
- Lần phân bào II:
* Kì đầu:
+ Bộ NST ở dạng n kép
+ Vẫn ở trạng thái co xoắn
* Kì giữa:
+ NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo .
* Kì sau:
+ Các NST trong NST kép tách nhau ra ở tâm động
+ Tâm động gắn vào thôi vô sắc và các NST đơn trượt trên thoi vô sắc phân li đều (về
số lượng NST) về 2 cực của tế bào
* Kì cuối:


+ Hình thành vách ngăn (tùy là tinh trùng hay trứng mà vách ngăn đc tạo ở giữa hay


không ) và chia làm 4 giao tử có bộ NST đơn bội là n
2. Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân 1 là cơ chế tạo nên sự
khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo
thành qua giảm phân?
Có thể xem rõ hơn ở sgk sinh học 9 trang 31 ta thấy:
- Thử nhất là ở kì sau của GP1, thì ta thấy các cặp NST kép được xếp song song nhau
đều có 2 màu khác nhau (xanh ,đỏ) do chúng khác nhau từ nguồn gốc ngay từ đầu (vì
trong 1 cặp tương đồng thì 1 cái được lấy từ bố và 1 được lấy từ mẹ => sự khác nhau
về nguồn gốc của các cặp tương đồng )
- Thứ 2 là khi phân li thì ta thấy chúng được xếp so le với nhau (tính theo chiều thẳng
đứng) là cái trên đỏ thì dưới xanh hoặc trên xạnh thì dưới đỏ .Tức là những NST cùng
nguồn gốc đc xáo trộn chứ không đc phân li về cùng 1 phía.Vì vậy khi hoàn thành
xong GP1 thì 2 tế bào kia sẽ mang bộ NST đơn bội kép (n kéo) khác nhau về nguồn
gốc.
- Thứ 3 , 2 điều trên đã dẫn đến hệ quả là kết thúc hoàn toàn giảm phân thì các NST
cũng nguồn gốc đã bị xáo trộn khá là lung tung ( ) nên là các tế bào con đc tạo ra có sự
khác nhau về nguồn gốc NST
3. Nêu những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
- Giống:
+ Đều là các quá trình phân bào (tế bào phân chia)
+ Các NST có hiện tượng tự nhân đôi
+ NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực
+ Hình thái NST có sự thay đổi giữa các kì
+ Tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
+ Đều là sự phân bào có thoi phân bào
+ Có các kì tương tự nhau:KĐ- Khác:

NGUYÊN PHÂN


GIẢM PHÂN


• 1 lần phân bào

• 2 lần phân bào

• Không có sự tiếp hợp NST tương
đồng và trao đổi chéo ở kì đầu

• Có sự tiếp hợp NST tương đồng và
trao đổi chéo ở kì đầu

• Ở kì giữa các NST kép tập trung
thành 1 hàng trên mặt phẳng xích
đạo

• Các NST kép tương đồng tập trung
thành 2 hàng song song trên mpxd ở
kì giữa 1

• Ở kì sau, 2 cromatit chị em tách
nhau ở tâm động và phân li đều về 2
cực xd

• Không có sự tách nhau ở tâm
động,mà là sự phân li của các cặp
NST kép tương đồng ở kì sau 1

• 1 tế bào mẹ nguyên phân 1 lần cho

2 tế bào con

• 1 tế bào mẹ giẩm phân 1 làn cho 4 tế
bào con

• Tế bào con có bộ NST 2n giống
nhau và giống mẹ

• Tế bào con có bộ NST n khác nhau
về nguồn gốc

4. Ruồi giấm có 2n=8 .Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II .Tế
bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các TH sau:
a) 2
b) 4
c) 8
d) 16
Đáp án 8
Theo công thức:
Kđ 1: 2n kép ; 2nx2 cromatide
Kg 1: như trên
Ks 1: như trên
Kc 1: n kép ; nx2 cromatide
Kđ 2: như Kc 1
Kg 2: như Kc 1
Ks 2: nx2 đơn
Kc 2: n đơn




×