Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lý thuyết và bài tập môn sinh học lớp 9 (39)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.12 KB, 2 trang )

LÝ THUYẾT VỀ GIẢM PHÂN SINH HỌC 9
1. Thụ tinh
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao từ cái (hay giừa một tinh
trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử (hình 11). Sự thụ tinh giữa các loại giao
tử đực và cái diễn ra với khả năng như nhau. Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp
2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân
lưỡng bội ở hợp từ có nguồn gốc từ bố và mẹ.
2. Sự phát sinh giao tử
Các tế bào con được tạo thành qua giảm phân sẽ phát triến thành các giao tử sự hình
thanh giao tử đực và giao tử cái có sự khác nhau. Sự hình thành giao tử ở đọng vật
khác với ở thực vật. Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng)
ở động vật được phác hoạ ờ hình 11.

Trong quá trình phát sinh giao tử đực, các tể bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiềuin
tạo ra nhiều tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào hình thành. Tế
bào này giảm phân, lần phân bào I tạo ra 2 tinh bào bậc 2, lần phân bào II tạo ra 4 tế
bào con, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng.


Trong quá trình phát sinh giao từ cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp
nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bậc 1.
Tế bào này giảm phân, lần phân bào I tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể
cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2, lần phân bào II
cũng tạo một tế bào khá lớn gọi là trứng. Sau này chỉ có trứng thụ tinh với tinh trùng.
3. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân
Khi bắt đầu phân bào các NST kép xoắn và co ngắn. Sau đó, diền ra sự tiếp hợp cập
đôi cùa các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau.
Tiếp theo, các NST kép trong cặp tương đổng lại tách rời nhau. Chúng tập trung và
xếp song song thành 2 hàng ở mặt phăng xích đạo của thoi phân bào.Tiếp đến, các
NST kép trong cặp NST orơng đổng phân li độc lập với nhau về hai cực tê bào.
Khi sự phân chia nhân kết thúc, các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo


thành. Hai nhân này đểu chứa bộ NST đơn bội kép (n NST kép), nghĩa Lả có sô lượng
NST bằng một nửa sô lượng NST của tế bào mẹ. Sự phân chia chất tế bào diễn ra hình
thành hai tế bào cọn đều chứa bộ n NST kép khác nhau về nguồn gốc.
Sau kì cuối I là kì trung gian tồn tại rất ngắn, trong thời điểm này không diễn ra sự
nhân đôi NST. Tiếp ngay sau đó là lần phân bào II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so
với lần phân bào I và có những diễn biến cơ bàn cúa NST như sau :
Khi bước vào phân bào II, các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội).
Tiếp theo, NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào. Mỗi NST kép gắn với một sợi của thoi phân bào.
Tiếp đến, sự phân chia ở tâm động đã tách hoàn toàn hai crômatit thành hai NST đơn
và mỗi chiếc đi về một cực của tê bào. Khi kết thúc sự phân chia nhân, các NST nằm
gọn trong các nhân mới được tạo thành. Mồi nhân đều chứa bộ n NST đon và khi sự
phân chia chất tê bào được hoàn thành thì 4 tế bào con được tạo thành.



×