Câu 1: Phân tích nguồn gốc giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam theo
TTHCM? Liên hệ thực tế.
Bất cứ một TT nào cũng phải có nguồn gốc, cơ sở hình thành, đó chính là tuân theo qui
luật hình thành TT từ ít đến nhiều, từ hình thức đến nội dung, bản chất. Vì vậy, TTHCM cũng ko
nằm ngoài qui luật đó.
Tư tưởng HCM được hình thành từ 4 nguồn gốc, trong đó nguồn gốc giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là một trong những nguồn gốc KQ, là cơ sở lý luận hình thành nên
TTHCM. Để phân tích nguồn gốc này, trước hết chúng ta cần hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là gì.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm
2011) Đảng ta tiếp tục khái quát lại kn TTHCM như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài
sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
*Nguồn gốc giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam theo TTHCM: được thể
hiện qua các giá trị căn bản sau:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực tự cường để dựng nước và giữ nước được
hun đúc qua hàng ngàn năm
+ Dân tộc và nhà nước ở nước ta hình thành sớm và không phải chỉ duy nhất là từ sự phân
hóa giai cấp sâu sắc, mà căn bản là do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống lại xâm lăng và yêu cầu
sản xuất trước môi trường thiên nhiên nghiệt ngã mà tổ chức lại thành dân tộc, nhà nước : Tinh
thần yêu nước, ý chí kiên cường trong đấu tranh đã được hình thành rất sớm trong lịch sử dân tộc,
nó được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ trở thành truyền thống tốt đẹp, thiêng liêng nhất của
dân tộc ta. Truyền thống trên chính là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đất nước
của người VN nói chung và của HCM nói riêng. Bởi chính từ lòng yêu nước đã thôi thúc Bác ra
đi tìm đường cứu nước và ý chí kiên cường đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ để
đạt được mục đích của mình. Bác Hồ kính yêu đã viết: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
+ Trải qua hàng ngàn năm hun đúc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị tinh thần cao
nhất của dân tộc ta, nhưng có đặc điểm sâu sắc là nó mang trong mình một giá trị kép: yêu nước –
thương dân, thương dân – yêu nước:
nước HCM đã phát triển CN yêu nước trong thời đại mới. CN yêu
nước VN đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc. Thời phong
kiến yêu nước cô đọng trong tư tưởng trung quân ái quốc, bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm.
Kế thừa truyền thống của dân tộc, Bác đã thể hiện lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn bằng
con đường hành động đi tìm đường cứu nước. Với Bác yêu nước gắn liền với thương dân. Bác
nói: “lòng yêu thương nhân dân và nhân loại của tôi ko bao giờ thay đổi”. Người tâm niệm: “tôi
chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người đã
nêu ra chuẩn mực “Trung với nước hiếu với dân”.
1
+ Vấn đề dân tộc, vì thế, gắn liền với vấn đề con người trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống con người Việt Nam:
Nam HCM đã phát triển nội dung mới của CN yêu nước trên cơ sở quan
điểm giai cấp. Yêu nước được mở ra vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, người cùng
khổ, g/c công nhân và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới. Trên cơ sở g/c HCM đã nêu ra nội
dung mới: Ngày nay yêu nước phải gắn liền với yêu CNXH vì có tiến lên CNXH thì nhân dân
mới được ấm no thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
- Tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ xuất hiện, được nuôi dưỡng trong quá
trình dựng nước, giữ nước:
+ Những giá trị này được biểu hiện trong kinh tế như trong chế độ ruộng đất công điền; về
xã hội là vấn đề dân chủ và tự chủ trong tổ chức làng xã, xây dựng hương ước; trong văn hóa là
sự tôn vinh các giá trị anh hùng, thờ phụng những người có công dựng nước, giữ nước, xây dựng
làng xã, nghề nghiệp và trọng người hiền tài. Những giá trị tốt đẹp trên làm cho mối quan hệ Cá
nhân – Gia đình – Làng – Nước trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển.
Nước mất dựa vào Làng để khôi phục Nước. Từ liên kết Gia đình để giữ Làng, liên kết Làng để
giữ Nước. Các mối quan hệ đó có cơ sở kinh tế và theo đó là văn hóa, chính trị, đặc biệt là thể
hiện trong chính sách của nhà nước, trong hương ước và tổ chức của làng, xã. Con người cá nhân
trong lịch sử Việt Nam quan hệ chặt chẽ với cộng đồng làng xã và dân tộc: Từ xa xưa dân tộc ta
đã biết đoàn kết với nhau để chống lại thiên tai hạn hán, đoàn kết để chống lại các thế lực ngoại
xâm. Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Đoàn kết được nâng lên ở một
tầm cao mới được thể hiện qua 4 chữ đồng (đồng lòng, đồng sức, đồng minh, đồng tình). Người
thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được
Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn
biển một nhà. Đoàn kết bắt nguồn tự cội nguồn (“bọc trăm trứng”) đi đến “đồng bào”, tỏa rộng ra
cộng đồng “Nhà - Làng - Nước”, hình thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn
kết từ trong mỗi gia đình dòng họ, lan ra làng - xã và phát triển đến đoàn kết dân tộc. Đó chính là
sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con người và cả dân tộc Việt Nam trong lịch sử
hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt,
người đã nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước. Xoay quanh
hạt nhân của đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh đã nói đến thuần phong mỹ
tục, không có cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp. Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”,
“đói cho sạch rách cho thơm”. Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…,
thì dù giàu cũng không hưởng được. Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực,
thân ái, sẵn lòng giúp đỡ…Nhiều lần, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thuần
phong mỹ tục, tức là phát triển một trong những giá trị truyền thống. Mặt khác, khi trân trọng giữ
gìn thuần phong mỹ tục, Hồ Chí Minh luôn gắn với việc phê phán, bài trừ đồi phong, bại tục.
Người đã nói đến việc “khôi phục vốn cũ” với một tinh thần trân trọng các giá trị của người xưa
để lại như: tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân…Song, Người yêu cầu xóa
bỏ cái xấu (tính lười biếng, tham lam…), sửa đổi các phiền phức (cúng bái, cưới hỏi quá xa xỉ…).
- Dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu
+ Dân tộc Việt Nam luôn rộng mở đón nhận những giá trị văn minh của nhân loại để bảo
tồn dân tộc và phát triển đất nước. Thu nhận cái hay để tồn tại, phát triển là tư duy mở, mềm dẻo
của con người Việt Nam. Một dân tộc sau hàng ngàn năm là nô lệ, bị cưỡng bức đồng hóa về thể
2
chất và tinh thần – giết đàn ông, đốt sách, nô dịch, đồng hóa về văn hóa, phong tục, tập quán,
nhưng vẫn không khuất phục, kiên nhẫn chịu đựng và nuôi dưỡng ý thức độc lập dân tộc để rồi lại
đứng lên giành lấy độc lập, xây dựng một quốc gia là sự thật lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sức
mạnh ấy là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp: Với truyền thống hiếu học nhân dân ta đã
tiếp thu những nền văn hóa khác nhau rồi từ từ biến thành nét văn hóa của dân tộc. HCM đã kế
thừa được truyền thống này trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Từ rất sớm,
con người và dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên và thường trực chống chọi với điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt (nắng hạn đan xen với bão lụt, “nóng như thiêu như đốt” đan xen với “rét cắt
da cắt thịt”) để khai hoang mở cõi; vừa sản xuất với “hai sương một nắng” lại vừa phải chiến đấu
chống giặc ngoại xâm với những đội quân to lớn và tàn bạo; vừa phải “tự lập tự cường” vừa phải
thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để tồn tại
và phát triển đi lên. Chính thực tiễn khắc nghiệt và phức tạp ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên
đức tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có tinh thần
hiếu học, cầu thị. Trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, người Việt Nam biết chọn lọc, tiếp thu, cải
biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình.
- Tinh thần lạc quan, yêu đời: Dân tộc việt nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan
yêu đời, thể hiện qua việc chống chọi với thiên tai, lũ lụt, hạn hán, nghèo khó nhưng vẫn hiện lên
tinh thần lạc quan ấy. Điều này giúp nhân dân ta tin vào sức mạnh của bản thân, tự tin vào sự tất
thắng của chân lý, chính nghĩa dù trước mắt còn nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua. Chủ tịch
Hồ Chí Minh chính là hiện thân của tinh thần lạc quan yêu đời đó. Mặc dù đất nước còn gặp
nhiều khó khăn, còn nghèo nàn. Bản thân người vừa phải lao động làm thuê để kiếm sống, vẫn
không ngừng học tập để nâng cao trình độ kiến thức, nghiên cứu các văn kiện của các Đảng Cộng
sản ở Quốc tế Cộng sản để tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Dù khó khăn muôn
trùng nhưng Người vẫn rất lạc quan. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng HCM, Bác
luôn tin vào sức mạnh của dân tộc, sự thắng lợi của cách mạng VN cho dù con đường này còn
nhiều chông gai. Trong thư gửi đồng bào Nam bộ (tháng 9-1945) khi đất nước còn đang bị chia
cắt làm 2 miền, Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và
những dân tộc yêu chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta. Chúng ta
nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi
vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa”. Như vậy, sự kiên định, vững vàng lạc quan trước
những khó khăn thử thách luôn được thể hiện trong tư tưởng của Người.
- Sức mạnh của văn hóa truyền thống đó với những giá trị căn bản trên đây duy trì và tồn
tại trong cơ sở kinh tế, hiện thân vào văn hóa và tổ chức xã hội của làng xã đã vượt qua hàng
ngàn năm nô lệ của thời kỳ Bắc thuộc để bảo tồn được dân tộc với một nền văn hóa riêng và đã
thành công trong xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X, cũng như bảo vệ được nền độc lập của
mình trước các cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc ở những thế kỷ sau đó.
- Chính chủ nghĩa yêu nước – nhân văn việt nam là cội nguồn, là giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp, là điểm xuất phát, là động lực lên đường cứu nước và là bộ lộc các học thuyết để
HCM lựa chọn, tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa Mác –
LêNin. Người nói: Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi theo LêNin và Quốc tế thứ ba.
3
Tóm lại: TT HCM có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa mác Lênin thông qua hoạt động trí
tuệ và thực tiễn của người.
người
*Liên hệ thực tế:
- Thành tựu:
+ CN yêu nước, ý chí bất khuất, tự lực tự cường thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng, Ngô quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã thấm sâu
vào tâm hồn của mỗi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính,… làm cho
mọi người thấu hiểu được cảnh “nước mất, nhà tan”. Vì vậy, “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Quyền độc lập, tự chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam được khẳng định trong bài thơ “Thần”
(Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất) của Lý Thường Kiệt:
“ Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo” (Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai) không chỉ khẳng
định nền độc lập dân tộc, mà còn khẳng định truyền thống văn hiến Việt nam đã hun đúc ý chí tự
lập tự cường dân tộc và bản lĩnh Việt Nam:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc - Nam cũng khác…”.
+ Tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ
như: Là lành đùm lá rách, chị ngã em nâng, nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước
phải thương nhau cùng, bầu ời thương lấy bí cùng – tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,
một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, một cây làm chẳng nên non – ba cây chụm lại nên hòn núi cao, ăn
quả nhớ kẻ trồng cây…
+ Dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo được thể hiện sinh động trên nhiều lĩnh vực:
Về kinh tế, lao động sản xuất: Ngày xưa như đắp đê ngăn lũ, làm thủy lợi tạo thành vùng
châu thổ sông Hồng trù phú ở Bắc Bộ; khai hoang, bờ cõi, khẳng định chủ quyền ở phía nam.
Ngày nay, trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, với trí thông minh sáng tạo, chỉ sau 25
năm đổi mới, nhân dân ra đã tạo ra một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
hai vựa lúa lớn nhất cả nước (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), đưa nước ta
trở thành cường quốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.
Về lĩnh vực quân sự: nhất là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, con
người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam đã thể hiện trí thông minh và sáng tạo rực rỡ để làm nên
những chiến thắng oanh liệt của dân tộc bằng đường lối “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh”,
4
“lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” và “toàn dân kháng chiến, toàn diện
kháng chiến” dựa trên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.
Về VH, nghệ thuật: đây là lĩnh vực đòi hỏi trí thông minh và sức sáng tạo phong phú
nhất: “Truyện cổ dân gian và truyền thuyết là những hình ảnh của lịch sử trong quá trình được
sáng tạo bởi óc tưởng tượng và trí nhớ của nhân dân theo một phong cách nửa huyền thoại, nửa
lịch sử, những tác phẩm kể chuyện dân gian này phản ánh cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, cuộc sống gia đình và xã hội cũng như quan hệ tình yêu…”.
Kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca “thể hiện tuyệt vời sự thông minh, dí dỏm và
trí sáng tạo của nhân dân ta trong đời sống, lao động và quan hệ,…Ví dụ, “nước, phân, cần,
giống” là một thành ngữ quen thuộc liên quan tới lĩnh vực lao động nông nghiệp, sử dụng có bốn
chữ mà không có từ nào thừa, từ nào thiếu…”; và “Dân ca mang nhiều tính nhân văn và tính nhân
văn đó chính là chắt lọc tinh hoa từ tư tưởng, tình cảm và cả triết học về con người với vũ trụ, Tổ
quốc, xã hội, loài người và cả sự tự nhìn nhận và đánh giá của chính mình”.
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời: Hồ Chí minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó. Thể
hiện trong con người của Bác: tác phong, nhân cách, thơ văn như: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay
chèo. Sáng ra bờ suối tối vào hang, cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng, bàn đá chông chênh dịch sử
Đảng, cuộc đời cách mạng thật là sang. Ngày xưa: Thua keo này, ta bày keo khác; ngày nay công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tinh thần lạc quan cách mạng của con người và dân tộc Việt
Nam đã trở thành sức mạnh, được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể là,
chúng ta không chỉ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn đưa nền kinh tế phát triển
nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hơn 7,2%/năm; đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 58% vào
năm 1993 xuống 14% năm 2011; đời sống của các tầng lớp nhân dân đều được cải thiện tốt hơn;
chế độ chính trị - xã hội luôn ổn định; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên thị
trường quốc tế.
- Hạn chế: Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản
lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ,
trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng
lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những
giá trị đạo đức đích thực. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác
đang phát triển tràn lan. Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả,
quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống... Chẳng hạn, lối sống tình nghĩa, đậm chất nhân
văn kiểu “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”…vốn là một
trong những giá trị đạo đức truyền thống của nền văn hóa làng xã Việt Nam đã từng tồn tại hàng
ngàn năm nay đang bị mai một, mờ nhạt dần. Sự thâm nhập tràn lan các loại hàng hoá đa dạng đã
tác động mạnh và làm thay đổi tâm lý, nhân cách và lối sống của không ít người trong xã hội. Nó
vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, vừa kích thích tâm lý tiêu dùng trong mọi tầng lớp
xã hội, tạo điều kiện để hình thành lối sống hưởng thụ, xã hội tiêu dùng. Chính điều này đã làm
cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên có tâm lý coi trọng các
giá trị vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần và dẫn đến sự hình thành lối sống hưởng thụ, thực
dụng, xa hoa lãng phí, xa lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất truyền thống quý
báu của con người Việt Nam. Sự xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức, lối sống thực dụng lấy
đồng tiền làm mục đích của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đang đe doạ, thậm chí
làm xói mòn những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.
5
- Giải pháp:
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các giá trị truyền thống của
con người Việt Nam cho các thế hệ trẻ.
+ Thường xuyên quan tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ
xói mòn các giá trị truyền thống của con người Việt Nam; tăng cường giáo dục pháp luật.
+ Tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm đổi mới và nâng cao các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cụ thể là nhiệm vụ xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
*CN Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận quan trọng nhất, vì:
- Giúp cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của HCM nâng lên tầm cao mới
trong quá trình lãnh đạo CMVN.
- Nhờ có Chủ nghĩa Mác – LêNin mà chủ tịch HCM đã tìm được con đường, biện pháp,
cách thức và lực lượng giải phóng dân tộc.
- Là một hệ thống mang tính tiên phong hướng dẫn các cuộc cách mạng trong thời đại mới
dành chiến thắng. Khi tiếp cận CN MLN thì HCM đã nhận ra chân lý ấy, do đó Người đã tin và
theo CN Mác Lênin. Từ đó quan niệm của HCM về cách mạng đều dựa trên cơ sở CN Mác Lênin
. CN Mác Lênin có ảnh hưởng trực tiếp về sự hình thành tư tưởng HCM.
6
Câu 2: Phân tích các điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở
Việt Nam? Liên hệ thực tế?
Tư tưởng nổi bật mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là:
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tư tưởng đó vừa đáp ứng được khát vọng độc lập của dân
tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân; vừa là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc XHCN.
*Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần
vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta giành thắng lợi”.
*Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Nhưng để
hiện thực hóa tính tất yếu này, theo Hồ Chí Minh cần phải có những điều kiện cơ bản sau đây:
- Phải xác lập, củng cố, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng:
+ Theo HCM: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh”.
Để giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCS với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, HCM
luôn chú ý và đòi hỏi Đảng phải đưa ra được đường lối đúng, thường xuyên hoàn chỉnh đường lối
của mình, phải xây dựng đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch vững
mạnh: Việc Hồ Chí Minh thành lập Đảng và Đảng thông qua Cương lĩnh đầu tiên về cách mạng
Việt Nam vào năm 1930, lần đầu tiên đã xác lập vai trò lãnh đạo của một đảng mác xít-lênin nít
trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để giữ vững
và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách mạng nhân dân ta đã đấu tranh
anh dũng, trải qua biết bao gian khổ hy sinh, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, Đảng
ta đã lãnh đạo nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới: cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa
xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì cách mạng Việt Nam không thể vận động
theo cách mạng vô sản và chắc chắn sự nghiệp độc lập dân tộc sẽ đi theo vết xe đổ của các phong
trào cứu nước trước đó. Một khi Đảng Cộng sản đánh mất vai trò lãnh đạo thì chế độ xã hội chủ
nghĩa sẽ sụp đổ, cách mạng bị phản bội và hoàn toàn chệch hướng. Thực tiễn ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã chứng tỏ điều đó.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, với tư cách là điều kiện cơ bản bảo đảm để độc lập dân tộc tiến
lên chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau
đây:
Hoạch định cương lĩnh, đường lối, chủ trương để đưa sự nghiệp của dân tộc phát triển
đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lãnh đạo xã hội, trước hết là lãnh đạo nhà nước thực hiện thắng lợi cương lĩnh độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bằng cách thông qua tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên
của mình.
7
Thông qua công tác kiểm tra, kể cả kiểm tra trong nội bộ Đảng và lãnh đạo công tác
kiểm tra trong các tổ chức của hệ thống chính trị để lãnh đạo toàn dân giành độc lập dân tộc đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam mang tính
khách quan. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Đảng phải trong sạch, vững mạnh và thường
xuyên chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh vượt qua
những thử thách gay gắt nhất, phải thực hiện xây dựng Đảng về mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ
chức, trong đó công tác cán bộ bao giờ cũng là vấn đề cốt tử.
+ Đảng lãnh đạo giành lấy chính quyền về tay nhân dân, đưa đảng thành đảng cầm quyền,
xây dựng đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, đi liền với lãnh đạo xây dựng nhà nước cách
mạng thật sự của dân, do dân và vì dân để tổ chức quản lý toàn dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chiến lược là XD thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc VNXHCN:
VNXHCN Đảng tiếp tục
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được
chính quyền, lực lượng Nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước đó để tiếp tục
hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Vai trò chức năng cốt lõi nhất, quan
trọng nhất của Đảng cầm quyền là Đảng lãnh đạo chính quyền. Đảng cầm quyền để bảo đảm giữ
vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của chính quyền Nhà nước. Nhà nước do Đảng
lãnh đạo phải mang tính chất nhân dân, là công bộc, là đầy tớ của dân, chăm lo cho dân mọi mặt.
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối chủ trương được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp
luật, chính sách, bằng quy hoạch bố trí sử dụng cán bộ, bằng kiểm tra giám sát việc thực hiện
đường lối của Đảng đối với chính quyền. Một chức năng khác rất quan trọng của Đảng cầm
quyền là Đảng lãnh đạo mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. HCM đã chỉ ra rằng yếu tố làm
cho Đảng nắm và giữ vững quyền lãnh đạo là “chính sách đúng đắn” và “năng lực lãnh đạo” của
Đảng. Đảng vạch ra đường lối chủ trương và lãnh đạo, thuyết phục các tổ chức chính trị - xã hội
tham gia hoạt động trong các phong trào CM.
- Xây dựng khối liên minh công nông trí thức vững chắc làm nền tảng XD khối ĐĐK
dân tộc:
+ Thực chất quan điểm này là XD được lực lượng cách mang lớn nhất, rộng nhất, mạnh
nhất cho suốt quá trình thực hiện ĐLDT gắn liền với CNXH: Trong cơ cấu xã hội của thời kỳ quá
độ còn tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp, trong đó nông dân còn chiếm đa số, tầng lớp trí thức có xu
hướng ngày càng phát triển. Mỗi giai cấp tầng lớp còn có những đặc điểm, vị trí kinh tế - xã hội,
vai trò khác nhau. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo tiên phong của mình, giai cấp công nhân mà
đứng đầu là ĐCS phải tổ chức tập hợp được mọi lực lượng xã hội, trong đó chủ yếu là nông dân,
trí thức. Muốn phát huy được sức mạnh đó cần phải liên minh các giai cấp tầng trong xã hội lại
với nhau là giai cấp công – nông –trí thức.
+ Liên minh công nông trí thức là gốc, là nền tảng của cách mạng VN theo TTHCM. Quan
điểm này của Người có quá trình hình thành và phát triển: Khi lãnh đạo đấu tranh giành độc lập
dân tộc, Người khẳng định, liên minh đoàn kết công nông là gốc của cách mạng. Khi thực hành
cách mạng XHCN, Người lại chỉ rõ, có liên minh công – nông còn phải đoàn kết với lao động trí
óc để tạo ra nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc:
tộc Quan niệm của Hồ Chí Minh về lực lượng
cách mạng Việt Nam trong quá trình thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội là hết sức sáng tạo. Người xác định: công - nông là gốc, là chủ lực của cách mạng,
các giai tầng, cá nhân yêu nước là bầu bạn của cách mạng. Khi đất nước bước vào xây dựng chủ
8
nghĩa xã hội, Người đòi hỏi công nông trí thức đoàn kết lại. Tất cả được tập hợp trong Mặt trận
dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh cho rằng trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như cách mạng
xã hội chủ nghĩa đều cần đến và không thể thiếu được Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận được
xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hạt nhân cốt lõi là liên minh công - nông và trí thức để
đoàn kết toàn dân thành một khối. Hạt nhân và toàn dân là mối quan hệ biện chứng được Hồ Chí
Minh quan tâm đúng mức cả hai, không coi nhẹ hoặc thiên lệch bên nào. Mặt trận đó được đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thường xuyên gắn bó cách mạng VN với CMTG: Là một bộ phận của CMTG, CMVN
phải biết tranh thủ sức mạnh của CMTG, biết tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ về mọi
mặt của các lực lượng CM trên TG làm tăng sức mạnh của mình để vượt qua khó khăn, chiến
thắng kẻ thù, đưa cách mạng đến thành công. HCM căn dặn: ba điều kiện đảm bảo cho ĐLDT
gắn liền với CNXH như trên, “Đó là 3 bài học lớn mà mỗi Cán bộ và đảng viên ta cần ghi sâu vào
lòng và phát huy thêm mãi”: Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn có
những chủ trương, đường lối và biện pháp phù hợp để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực
lượng cách mạng, hoà bình dân chủ trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tháng Tám
1945, trong những năm chống Pháp, chống Mỹ, trong thời kỳ hoà bình, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc đều không tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. Ba nhân tố nêu trên gắn bó chặt chẽ với nhau
tạo nên sức mạnh tổng hợp quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Như vậy: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Tính tất
yếu đó chỉ được hiện thực hoá khi gắn liền với những điều kiện bảo đảm, trong đó yếu tố quan
trọng nhất là xác lập và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Liên hệ thực tế:
- Thành tựu: Sau gần 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định là
“nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH – ngọn cờ vinh vang mà Chủ tịch HCM đã trao lại
cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện
CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ
quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”. (Kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và CNXH về chính trị, văn hóa, lối sống và đạo đức XH. Về CNXH, kiên định mục
tiêu lý tưởng của Đảng, xây dựng một nhà nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn
minh và bảo vệ vững chắc tổ quốc VNXHCN.)
Hiện nay, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trở thành điều kiện tiên
quyết, là nhiệm vụ then chốt của cách mạng Việt Nam. Do đó, trong công tác xây dựng Đảng,
phải coi trọng xây dựng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; đổi mới phương thức lãnh đạo,...; trong
đó, hai mặt cơ bản nhất là: bảo đảm sự đúng đắn của đường lối chính trị và tránh quan liêu xa rời
quần chúng.
Trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN, cần đặc biệt quan tâm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm cho lực lượng vũ trang ba thứ quân luôn có giác ngộ chính trị
cao, có tinh thần yêu nước nồng nàn, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thực sự là lực
lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Hạn chế: Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; nguy cơ tiềm
ẩn chiến tranh vẫn còn do những vấn đề xung đột và bất đồng trong tranh chấp ở biển đông . Điều
9
đó, tác động nhiều chiều đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đáng chú ý
là, các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá trên tất cả các lĩnh vực, hòng xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. Về VHXH, thông tin mạng internet
bùng nổ bên cạnh mặt tích cực, cũng có nhiều tiêu cực xâm nhập vào đất nước. Những yếu tố bên
trong, bên ngoài đang tồn tại đan xen, vừa tạo cơ hội, vừa làm phát sinh thách thức mới. Trong
nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là mầm mống
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không thể xem thường. Vì thế, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta phải kiên định mục tiêu ĐLDT gắn với CNXH, thường xuyên nêu cao cảnh
giác, chủ động ứng phó có hiệu quả với mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Giải pháp: Để bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn
mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.
+ Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế.
+ Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng
Mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
10
Câu 3: Phân tích nguyên tắc Đại đoàn kết dân tộc theo TTHCM? Liên hệ thực tế?
Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, song chiến lược đại
đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên
tắc nhất định. Trong đó nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản thể hiện tư
tưởng nổi bật của người; c ó g i á t r ị , trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc
ta và của toàn nhân loại.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
sự thành công của cách mạng. Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến
thắng kẻ thù và xây dựng xã hội mới. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng
rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối. Đoàn kết dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc
tế sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu TTĐĐK HCM là gì?
*KN: Tư tưởng ĐĐK HCM là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung,
nguyên tắc phương pháp tập họp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất
sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đáu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và
CNXH.
* Theo HCM, nguyên tắc ĐĐK dân tộc có 4 nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi
ích quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội: Hồ Chí Minh đã tìm ra
mẫu số chung để đoàn kết toàn dân tộc, đó là độc lập, tự do. Người khẳng định: Tất cả các dân
tộc trên TG đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do. Dân tộc Việt
Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập. Người cho rằng, nước được độc lập mà dân không có
tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng không có nghĩa gì. Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự
do” là chìa khóa vạn năng, điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược ĐĐK HCM:
HCM Trong mỗi quốc gia
dân tộc bao giờ cũng tồn tại những tầng lớp, giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có
lợi ích khác nhau nhưng tất cả các lợi ích khác nhau đó đều có một điểm chung là lợi ích dân tộc.
Quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào dân tộc đó
có được độc lập tự do, có đoàn kết hay không và việc nhận thức, giải quyết đúng đắn các quan hệ
lợi ích đó như thế nào. Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng và
phát huy những yếu tố tương đồng, thu hẹp đến mức thấp nhất những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn
và Người bao giờ cũng tìm ra những yếu tố của đoàn kết dân tộc thay cho sự đào sâu tách biệt,
thực hiện sự quy tụ thay cho việc loại trừ những yếu tố khác nhau về lợi ích. Theo Hồ Chí Minh,
lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự
do. Lợi ích tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch
của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là nguyên tắc bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh để Người
tìm ra những phương pháp để thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
mình.
- Thứ hai, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân : Nguyên tắc này
vừa là sự kế thừa tư duy chính trị truyền thống của dân tộc “dân là gốc của nước” vừa là quán
triệt quan điểm của chủ nghĩa mác lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Hồ Chí Minh
cho rằng: dân là gốc rể, là nền tảng của đại đoàn kết. Dân là chủ thể của đại đoàn kết. Dân là
nguồn sức mạnh vô tận, vô địch của khối đại đoàn kết. Dân là chổ dựa vững chắc của đảng cộng
11
sản và hệ thống chính trị:
trị Đây là nguyên tắc xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta
được Người kế thừa và nâng lên một bước trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Tin vào dân, dựa vào
dân và lấy dân làm gốc có nghĩa là phải tin tưởng vững chắc vào sức mạnh to lớn và năng lực
sáng tạo của nhân dân, phải đánh giá đúng vai trò của lực lượng nhân dân. Người viết: “Có lực
lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng
không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà
những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Yêu dân, tin dân, dựa vào dân là
nguyên tắc tối cao xuyên suốt trong tư duy và hoạt động thực tiễn của HCM. Nguyên tắc này đã
được Người khái quát một cách sâu sắc: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trên thế
giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân …”. Trong XH không có tốt đẹp, vẻ
vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.
- Thứ ba. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt
chẽ:
+ Đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết trên lập trường vô sản, theo ngọn
cờ chủ nghĩa Mác – Lênnin, đó là một tập hợp có tổ chức, thông qua sự lãnh đạo của ĐCS, nền
tảng là khối liên minh công – nông – trí thức: Theo Hồ Chí Minh, có đoàn kết mới tạo nên sức
mạnh của cách mạng. Muốn đoàn kết thì trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận
động, tổ chức dân chúng; ngoài thì liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi
nơi. Như vậy, để đoàn kết và lãnh đạo cách mạng, điều kiện tiên quyết là phải có một Đảng cách
mạng với tính cách là Bộ tham mưu, là hạt nhân để tập hợp quần chúng trong nước và tổ chức,
giữ mối liên hệ với bè bạn ở ngoài nước. Đảng cách mạng muốn thống nhất về chính trị và tư
tưởng, đảm bảo được vai trò đó, thì phải giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, phải được vũ
trang bằng chủ nghĩa chân chính, khoa học và cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin: ”Để làm
trọn trách nhiệm người lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên
minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Có như
thế mới phát triển và củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối
cùng”.
+ HCM nêu rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết
là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho
thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Đoàn kết rộng
rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt
tươi: Đại đoàn kết một cách tự giác là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định
hướng, tổ chức và có lãnh đạo. Đây là sự khác biệt mang tính nguyên tắc của tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc với tư tưởng đoàn kết, tập hợp lực lượng của các nhà yêu
nước Việt Nam tiền bối và một số lãnh tụ cách mạng trong khu vực và trên thế giới. Đi vào quần
chúng, thức tỉnh quần chúng, đoàn kết quần chúng vào cuộc đấu tranh tự giải phóng mình là mục
tiêu nhất quán của Hồ Chí Minh.
Thứ tư, đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê
bình và phê bình:
+ Xuất phát từ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của con người việt nam, HCM chủ
trương tập hợp mọi lực lượng dân tộc trong khối đại đoàn kết. Đồng thời, Người cho rằng, trong
đoàn kết có đấu tranh, đấu tranh để củng cố đoàn kết. “Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết,
12
vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập
trường thân ái, vì nước, vì dân”: Giữa các bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những
điểm tương đồng còn có những điểm khác nhau cần phải giải quyết theo con đường đối thoại, bàn
bạc để đi đến sự nhất trí; bên cạnh những nhân tố tích cực vẫn có những tiêu cực cần phải khắc
phục. Để giải quyết vấn đề này, một mặt Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn
dị”; mặt khác, Người nêu rõ: Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết
và căn dặn mọi người phải ngăn ngừa tình trạng đoàn kết xuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình
và tự phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục những mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết.
+ Do đó, trong đoàn kết phải thực hiện tự phê bình và phê bình, để khắc phục, sửa chữa
khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, củng cố nội bộ, củng cố tổ chức, tăng cường đoàn kết. Tự
phê bình và phê bình phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, phải có lý, có tình, phê bình việc chứ
không phê bình người: Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển, Đảng ta và Mặt trận dân
tộc thống nhất luôn đấu tranh chống khuynh hướng hẹp hòi, một chiều, chống coi nhẹ việc tranh
thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh huớng đoàn kết mà
không có đấu tranh đúng mức trong khối đại đoàn kết dân tộc. “Chúng ta làm cách mạng nhằm
mục đích cải tạo thế giới, cải tạo xã hội. Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải
tự cải tạo bản thân chúng ta”.
*Liên hệ thực tiễn:
- Thành tựu
+ Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với 54 dân tộc anh em và 6 tôn giáo chính
thống. Ở mỗi dân tộc, mõi tôn giáo đều lưu giữ trong mình những nét đặc trưng riêng nên việc
đoàn kết thống nhất là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đoàn kết dân tộc và những việc làm
cụ thể bảo đảm nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc như: để thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân
tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội thì hàng năm nhà nước điều có chính sách
tăng lương tối thiểu vùng, gần đây nhất vào đầu năm 2015 nhà nước có chính sách tiền lương
tăng thêm đối với cán bộ, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số
lương từ 2,34 trở xuống. Xây dựng nông thôn mới, đời sống nd được nâng lên; xây dựng điện
đường trường trạm; xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
+ Nhà nước luôn tin vào dân và phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân nên trong quá trình
sửa đổi hiến pháp, nhà nước luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân; Nhà nước luôn quan
tâm đến quyền lợi của những người có công trong công cuộc giải phóng đất nước như: phong
tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng nhà tình nghĩa.
+ Nhà nước hướng dẫn người dân thực hiện đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có
lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ điển hình là: mô hình “đèn trước ngõ, mõ trong nhà”; xây
dựng Cổng rào an ninh trật tự để giữ bình yên cho thôn xóm, giảm thiểu tội phạm hoặc việc quy
hoạch xây dựng Cánh đồng mẫu lớn nhằm tăng năng suất thu hoạch và giảm chi phí đầu tư.
+ Từ khi Nghị quyết TW4 được ban hành, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở đã
tiến hành tổ chức thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần của Nghị quyết.
Chúng ta cũng nhận thấy, đây là việc không hề đơn giản, dễ dàng; trái lại, vô cùng khó khăn phức
tạp, thậm chí có thể nói là một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ diễn ra ngay trong mỗi con người,
mỗi tổ chức. Nó đòi hỏi toàn đảng phải có nỗ lực cao, mỗi cá nhân và tập thể phải quyết tâm rất
13
lớn, phấn đấu bền bỉ, kiên trì với những biện pháp thật kiên quyết và tích cực. Nếu thực hiện tự
phê bình và phê bình đúng theo tinh thần Nghị quyết TW4 thì sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
sẽ được nâng cao.
- Tồn tại:
Bên cạnh những mặt đã làm được vẫn còn tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng đến đại đoàn
kết dân tộc như: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc hay mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân
dân đang đứng trước những thách thức mới. Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ
phận nhân dân chưa vững chắc; tâm trạng của nhân dân có những diễn biến phức tạp, lo lắng về
sự phân hoá giàu nghèo, về việc làm và đời sống. Nhân dân bất bình trước những bất công xã hội,
trước tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí, v.v…Tuy nhiên, hiện nay trong khi sự nghiệp đổi mới
đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh toàn dân thì việc tập hợp nhân dân vào mặt trận và các
đoàn thể, các tổ chức xã hội còn hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân và ở một số vùng có
đông đồng bào theo đạo, đồng bào thiểu số… Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối
đại đoàn kết của nhân dân ta, luôn kích động cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, kích động vấn đề
dân tộc, tôn giáo hòng li gián, chia rẽ nội bộ đảng, nhà nước và nhân dân ta. Quá trình triển khai
các chính sách của Đảng về vấn đề đại đoàn kết dân tộc thì ở một số chỗ, một số nơi thực hiện
chưa đúng, chưa giải thích cho người dân hiểu rõ dẫn đến việc người dân không tự nguyện thực
hiện nên việc cưỡng chế vẫn còn thường xuyên xảy ra; trình độ cán bộ cơ sở còn hạn chế dẫn đến
việc hướng dẫn cho nhân dân thực hiện việc đoàn kết chưa đúng, chưa phù hợp. Do trình độ của
người dân còn thấp, ý thức tự giác chưa cao nên việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc chưa thật sự
tốt. Nghị quyết Trung ương 4 về thực hiện tự phê bình và phê bình đã phản ánh một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.
- Giải pháp:
Trong điều kiện nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay thì việc quan trọng là:
+ Phải khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc.
+ Trong chính sách đoàn kết phải chú ý phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người,
mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều
có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.
+ Khắc phục những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt là tâm lý chạy theo đồng tiền,
cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân tương ái
của dân tộc.
+ Giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa đồng bằng và miền núi, giữa
nông thôn và thành thị, củng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc.
+ Chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
+ Tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại trừ
những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để gây rối.
+ Đào tạo cán bộ đủ đức đủ tài bố trí vào các vị trí then chốt của nhà nước.
+ Nâng cao trình độ dân trí, ý thức tự giác của người dân.
14
Câu 4: Phân tích quan niệm của HCM về nhà nước pháp quyền? Liên hệ thực tế?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và
những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm,
nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên Xô...,
đồng thời, sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước
kiểu mới vào điều kiện nước ta. Mặc dù Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp
quyền, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài viết, bài
phát biểu của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn trong toàn bộ cuộc
đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và
hệ thống pháp luật của nước Việt Nam mới, phấn đấu để Nhà nước ta thực sự trở thành Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
*Kn Nhà nước: là hệ thống tổ chức chính trị đặc biệt, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý, đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội.
*Kn nhà nước pháp quyền theo TTHCM: Là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được
nhân dân tổ chức nên thông qua tuyển cử, được xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của
Hiến Pháp.
*Phân tích quan niệm của HCM về nhà nước pháp quyền:
Để nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là phải xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của Nhà nước ta đem lại hiệu quả xã
hội thực sư.
Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không
cấm, đồng thời có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
Người chỉ rõ, Nhà nước phải tìm cách hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm
chủ của người dân và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải hết lòng phục vụ nhân dân với tinh thần
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta
phải hết sức tránh”(5). Thực chất đây là cách “trưng cầu ý dân”, một hình thức dân chủ trực tiếp của nhà
nước pháp quyền hiện đại đã được Hồ Chí Minh nhận thức và đề ra khá sớm ở nước ta.
Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp pháp và họp hiến , được nhân
dân tổ chức nên thông qua tuyển cử, được xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của Hiên
pháp.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi người được tôn trọng, dân chủ được mở rộng,
người dân sống và làm việc theo luật định. Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải thể hiện được
việc điều hành và quản lý xã hội bằng luật. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ vị trí,
vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Trong Bản sách của nhân dân An Nam,
Người đã nêu ra 4 điều liên quan đến pháp quyền. Tư tưởng pháp quyền này đã xuyên suốt tổ
chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ. Luật phải chi phối mọi hoạt
động, mọi tổ chức, mọi người dân. Trong Việt Nam yêu cầu ca, Người đã nhấn mạnh: “Bảy xin
Hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Mọi quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực
của đời sống đều chịu sự chi phối của pháp luật. Pháp luật là cơ sở đảm bảo thực hiện các quyền
tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.
15
Pháp quyền là phương tiện, còn hiệu quả quản lý xã hội làm cho đất nước ngày càng tăng
trưởng, ổn định chính trị, kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng cao mới là mục đích của Người.
Hồ Chí Minh nói rằng, có độc lập mà dân vẫn không có cơm ăn, áo mặc thì độc lập, tự do cũng
không có ý nghĩa gì. Nhà nước pháp quyền mà các chỉ số phát triển về kinh tế, dân sinh không
phát triển thì pháp quyền chỉ là hình thức.
Pháp luật của Việt Nam hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người dân lao động, bảo
vệ lợi ích tập thể, lợi ích của Nhà nước. Pháp luật của Việt Nam thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ
quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Những điều dẫn giải trên đây thể hiện tư
tưởng Hồ Chí Minh xem pháp luật là một phương tiện quan trọng để xây dựng và củng cố Nhà
nước. Có luật pháp tốt tạo điều kiện cho Nhà nước điều hành và quản lý x ã hội tốt, thực hiện và
mở rộng được dân chủ trong nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, luật pháp của ta phải dựa hẳn vào lực lượng nhân dân, lực lượng lao
động làm nền tảng để xây dựng Nhà nước, xây dựng xã hội. Đó là nội dung quyết định bản chất
luật pháp của Nhà nước ta và luật pháp của chúng ta dựa vào đó để xây dựng. Từ việc xây dựng
các thể chế dân chủ cộng hòa, xây dụng quân đội, bộ máy kinh tế trên cơ sở của chế độ sở hữu
toàn dân, đến các thiết chế văn hóa đều phải tuân thủ các chỉ định của luật pháp.
Luật pháp của chế độ dân chủ cộng hòa khác xa luật pháp cùa chế độ xã hội phong kiến
cũng như tư bản. Nó không phải là vũ khí của giai cấp công nhân dùng để thống trị xã hội, dùng
để trừng trị các giai cấp khác, nó cũng không phục vụ lợi ích cho riêng một tầng lóp người nào,
mà nó phục vụ lợi ích của toàn dân.
Luật pháp là cần thiết, là quan trọng cho m ỗi quốc gia. Khi không có luật thì dễ đẩy xã hội
đến chỗ hỗn loạn, vô chính phủ. Khi luật được ban hành, Nhà nước phải tổ chức triển khai phổ
biến cho toàn dân học tập để cuối cùng làm cho mọi người dân hiểu, thực hiện. Đây là nhiệm vụ
không kém phần khó khăn nhằm đưa luật pháp vào cuộc sống. Hồ Chí Minh là người gương mẫu
nhất cùng với Chính phủ và các cơ quan của Nhà nước chấp hành nghiêm các luật pháp ban hành.
Người không cho phép bất cứ một ai dù cá nhân hay tố chức nhà nước đứng ngoài luật pháp.
Trong quá trình thực thi pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan,
công bằng, bình đẳng. Luật pháp cho mọi người cùng thực hiện, luật pháp không chỉ bênh vực
các tổ chức Nhà nước mà còn bênh vực quyền lợi của người lao động.
Nổi bật trong ý tưởng trị nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kết hợp nhuần nhuyễn
giữa “Pháp trị” và “Đức trị”. Người nhận rõ: “Luật pháp phải dựa vào đạo đức”. Thế nên, bên
cạnh giáo dục ý thức pháp luật, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nâng cao giác ngộ lý tưởng cách
mạng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kết hợp chặt chẽ cả đạo đức và pháp luật để
“trị nước”.
Tư tưởng “Pháp trị” và “Đức trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh không hề loại trừ nhau mà
thống nhất thành chỉnh thể thường xuyên bổ sung, hỗ trợ nhau. Hồ Chí Minh dùng “Đức” để cảm
hóa, ngăn cản những thói hư tật xấu. Người thưởng, phạt rõ ràng, ai có công phải được khen
thưởng, ai có tội phải bị pháp luật trừng trị. Có như thế mới mở rộng được dân chủ, pháp luật mới
nghiêm, mọi người đều bình đắng như nhau, mới ngăn chặn được cái xấu, cái ác, khuyến khích,
nâng đỡ cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗi con người để xây dựng một xã hội trong sạch và an
bình.
16
*Liên hệ thực tế:
- Thành tựu: Việc XD NNPQ XHCN được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hđ được nâng
lên. Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hđ. Hệ
thống PL được bổ sung. Hđ giám sát đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, quan trọng nhất của
đất nước. Việc thảo luận, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - XH, dự toán ngân sách NN, các
dự án, công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn. Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội có nhiều cải tiến nội dung, phương pháp công
tác; đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mối theo
hướng tổ chức các bộ QL đa ngành, đa lĩnh vực. QL, điều hành của Chính phủ, các bộ năng động,
tập trung nhiều hơn vào QL vĩ mô và giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Cải cách hành
chính tiếp tục được chú trọng, đã rà soát, bước đầu tổng hợp thành bộ thủ tục hành chính thống
nhất và công bố công khai. Việc thực hiện thí điểm đổi mới về tổ chức bộ máy chính quyền địa
phương (không tổ chức HĐND quận, huyện, phường) được tập trung chỉ đạo để rút kinh nghiệm.
Tổ chức và hđ của các cơ quan tư pháp có một số đổi mới. Việc tăng thẩm quyền cho toà
án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đề cao vai trò của luật sư trong tố
tụng được thực hiện bước đầu có kết quả. Việc thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn,
hạn chế được tình trạng điều tra, truy tố, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Chất lượng hđ điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên.
Việc thực hiện NQ TW 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí được chỉ đạo tích cực, đạt một số kết quả. Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra
xét xử. Trên một số lĩnh vực, lãng phí, tham nhũng từng bước được kiềm chế.
- Hạn chế: XD NNPQ XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và QL đất nước.
Năng lực XD thể chế, QL, điều hành, tổ chức thực thi PL còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ
quan còn chưa hợp lý, biên chế CBCC tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa
đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn
gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả QL của NN trên một
số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ cương XH không
nghiêm. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử
trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị huỷ, bị cải sửa còn nhiều.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham
nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, gây bức xúc XH.
- Giải pháp:
1. Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của ND
- Trong lĩnh vực xd NN, quyền dân chủ và làm chủ của nd được thực hiện bằng phương
thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Ở cơ sở, dân chủ và quyền làm chủ của nd còn phải
được thực hiện bằng các hđ tự quản trong cộng đồng với những thoả thuận tự nguyện ko trái với
PL hiện hành và được toàn thể công đồng thông qua.
17
- Trong QL xh, quyền dân chủ và làm chủ của nd được thể hiện ở những nội dung và
phương thức sau:
• Phương thức tự nguyện, dựa vào những thể chế đã được ban hành, kết hợp với NN
đồng thời NN dựa vào dân để cùng nhau huy động và phối hợp các nguồn lưc nhằm giải
quyết các vấn đề trong đời sống xh, gắn với lợi ích nhu cầu nhất là ở cơ sở. Đây là cơ chế ‘
NN và ND cùng làm’ đã thể hiện sinh động và có hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
• Thông qua các tổ chức, thiết chế phi NN nhằm giải quyết các vấn đề xh phát sinh
trong đời sống cộng đồng.
• Bằng sự kết hợp, phối hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện
phát triển KT-văn hoá, giữ gìn ANTT, …
2. Đẩy mạnh XD hoàn thiện HTPL và tổ chức thực hiện PL
- Về xd và hoàn thiện hệ thống PL: cần XD chiến lược, chương trình, kế hoạch XD PL cho
cả GĐ 2005-2020 và từng khoá QH, từng kỳ họp QH. Đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, tăng
cường năng lực XD dự thảo luật của CP, đổi mới và nâng cao chất lượng hđ lập pháp của QH.
- Đẩy mạnh các hđ tổ chức thực hiện PL, trước tiên là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo
dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện PL; mở rộng các hđ dịch vụ và tư vấn pháp lý trong xh. Đổi
mới tổ chức hđ của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng
luật định.
3. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hđ của Quốc hội
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các chức năng của QH; Phát huy
vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực, bản lĩnh và nghiệp vụ hđ đại biểu của Đại biểu QH; Tiếp
tục kiện toàn các cơ quan của QH; Tăng cường mối quan hệ giữa QH với ND; Bảo đảm các đk
thuận lợi cho hđ của QH.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế của nền hành chính. Cải cách thủ tục HC. Cải cách tổ
chức bộ máy HC NN. XD và nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC,VC. Cải cách tài chính công.
Hiện đại hoá hành chính
5. Đẩy mạnh cải cách tư pháp
Tiếp tục sửa đổi bổ sung, hoàn thiện HTPL, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hđ tư pháp;
Đổi mới tổ chức hđ của các cơ quan tư pháp; Chấn chỉnh các tổ chức và các hđ bổ trợ tư pháp;
Đẩy mạnh công tác xd đội ngũ CB tư pháp đáp ứng về số lượng và chất lượng theo yêu cầu XD
NNPQ XHCN.
6. XD đội ngũ CB CC, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu XD NNPQ XHCN của
ND, do ND, vì ND
XD và thực hiện tốt chiến lược và quy hoạch CB. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,
CC. Đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng CB, CC bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan và
khoa học. Đổi mới chế độ, chính sách đối với CB, CC bảo đảm thu nhập, đãi ngộ thoả đáng, kích
thích được tính tích cực phấn đấy của CB, CC. Tăng cường công tác QL, kiểm tra, giám sát CB,
CC
18
7. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực
khác trong bộ máy NN
Đánh giá đúng thực trạng tình hình và kết quả đấu tranh chống các căn bệnh nêu trên;
Nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu
cực khác trong bộ máy NN. Xác định đúng đắn quan điểm và thái độ trong đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác; Triển khai đồng bộ các giải pháp thích hợp
trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và tiêu cực khác trong bộ máy NN;
8. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với NN trong đk XD NNPQ XHCN
của ND, do ND, vì ND.
- Thứ 1, thực hiện tốt NQ HN lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa XI về một số vđề cấp bách về
xd Đảng hiện nay, nhất là các giải pháp về chỉnh đốn, đổi mới Đảng, xd Đảng xứng đáng là đội
tiên phong của GCCN, thực sự trong sạch, vững mạnh; đủ năng lực trí tuệ và uy tín làm trọn
trọng trách của ll lđạo NN và xh.
- Thứ 2, một số giải pháp về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
NN.(sgk 68-70)./.
19
Câu 5: Phân tích TTHCM về công tác cán bộ? Liên hệ thực tế?
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu chung của công tác cán
bộ là: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành
mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ
luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể gắn bó với nhân dân dám nghĩ dám
làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ có tính kế thừa và phát triển, có số
lượng và cơ cấu hợp lý”. Phương sách cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng đó là kế thừa,
phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ.
*Quan niệm của HCM về công tác cán bộ:
Cán bộ và công tác cán bộ gắn liền với nhau, khổng thể tách rời. Trên cơ sở những quan
niệm đúng đắn về cán bộ thì mới có thể làm tốt công tác cán bộ. Thực hiện tốt công tác cán bộ là
một biện pháp tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển. VD: về điều động cán bộ,
nếu chúng ta biết rõ cán bộ nào phát huy tốt mặt lĩnh vực công tác nào để bố trí cho phù hợp thì
sẽ phát huy hiệu quả mặt công tác cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh hơn.
Công tác cán bộ thể hiện sự hiểu biết và đánh giá đúng cán bộ; lựa chọn cán bộ; huấn
luyện cán bộ; biết dùng cán bộ; kết hợp các loại cán bộ, chính sách cán bộ; trọng dụng người có
đức có tài,…VD: bổ nhiệm, điều động cán bộ phù hợp thì sẽ động viên cán bộ hăng hái trong
công việc, qua đó chất lượng công việc và tinh thần trách nhiệm cao hơn.
*Nội dung Công tác cán bộ theo TTHCM:
Hiểu và đánh giá đúng cán bộ
Đây là quan điểm xuất phát và khó trong công tác cán bộ. Vì không hiểu và đánh giá đúng
cán bộ thì không thể làm tốt công tác cán bộ. Theo quan điểm HCM, muốn biết cán bộ trước hết
phải biết mình, mà biết mình không phải là dễ. “Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì
vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu
không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu”.
Hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải khách quan, khoa học. Bởi vì, “trong thế giới, cái gì
cũng biến hóa. Tư tưởng của người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên
chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa”. Giải thích rõ điều này, HCM cho răng một người cán bộ
trước khi có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm,
nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không
phải luôn giống nhau.
HCM cũng chỉ rõ, xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem xét tính
chất của họ. Không chỉ xem 1 việc, 1 lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ.
Cách xem xét này giúp ta tránh được sự lầm lẫn giữa cán bộ tốt và cán bộ xấu, tránh được loại
người cơ hội, bằng cách này cách khác, chui vào hàng ngũ của Đảng.
Trong việc xem xét cán bộ, người ta thường phạm những chứng bệnh sau đây: tự cao tự
đại; ưa người ta nịnh mình do lòng yêu ghét của mình mà đối với người; đem một cái khuôn khổ
nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Theo HCM: phạm một trong bốn
bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái
20
mình trông. Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải
sửa chữa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng
đúng.
Hiểu biết cán bộ một cách toàn diện giúp ta phân biệt được cán bộ làm được việc và cán
bộ tốt. HCM chỉ rõ: Ai mà hay khoe khoang công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt
thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình,
những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu vào việc,
không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham
việc dễ, trách việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh
thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là
cán bộ tốt.
Việc xem xét, đánh giá cán bộ phải làm thường xuyên. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần xem
xét lại nhân tài, một mặt tìm hấy những nhân tài mới, một mặt khác, những người hủ hóa cũng lòi
ra.
Liên hệ thực tế:
+ Thành tựu: Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã cụ thể hóa tiểu chuẩn đối với từng loại cán bộ,
một số nơi đã xây dựng được tiêu chuẩn chức danh cán bộ cho ngành, địa phương, để làm cơ sở
đánh giá cán bộ. Việc đánh giá đúng cán bộ đã được thực hiện theo quy trình, quy chế, công khai
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản
lý đội ngũ cán bộ. Một số nơi có cơ chế để nhân dân tham gia nhận xét, đánh giá cán bộ; từng
bước khắc phục tình trạng nể nang. Công tác rà soát đánh giá đội ngủ cán bộ trong một đơn vị thì
phát hiện có những người làm tốt công việc, làm được việc và không được việc. Qua việc việc
đánh giá đúng cán bộ, chúng ta sẽ có định hướng để sắp xếp cán bộ phù hợp hơn, hiệu quả công
tác cũng như kết hợp thực hiện công cuộc cách mạng dễ đạt hiệu quả hơn.
+ Hạn chế: Đánh giá cán bộ là khâu tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó và yếu
nhất, khó nhất là đánh giá cái “tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của cán bộ. Đánh giá cán bộ
vẫn còn hình thức, chưa phản ánh được thực chất cán bộ. Đánh giá cán bộ chưa lấy hiệu quả làm
thước đo. Đánh giá cán bộ còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ, thiếu tính chiến đấu, thiếu
tinh thần xây dựng. Lệch lạc, thiếu công tâm, khách quan trong đánh giá cán bộ. Thiếu biện pháp
để nắm tư tưởng, lập trường, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, uy tín cá nhân, QHXH.
+Phương hướng: Cấp ủy các cấp, đứng đầu là người lãnh đạo, cần quán triệt, nâng cao
nhận thức hơn nữa về vị trí, tầm quan trọng và nguyên tắc đảng trong đánh giá cán bộ, có chính
sách sử dụng cán bộ đúng. Thường xuyên quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực trong đánh giá
cán bộ. Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ ở từng
cương vị, chức trách. Khi đánh giá, xem xét cán bộ cần bảo đảm tính toàn diện cả về trình độ đào
tạo với năng lực thực tiễn.
Khéo dùng cán bộ
Đây là yêu cầu đặt đúng người đúng việc. Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Đã làm
việc, dù người tài giỏi, cũng khó tránh khỏi khuyết điểm. Ta phải dùng chỗ hay và giúp người sửa
chữa chổ dở, khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ. HCM nói “dụng nhân như
dụng mộc”. Người thợ khéo thì gỗ, to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Người phê
21
bình: thường chúng ta không biết tùy tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ
mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì
hai người đều thành công.
HCM chỉ ra những căn bệnh lúc dùng cán bộ: Ham dùng người bà con, anh em quen biết,
bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, ghét
người chính trực; ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình
không hợp với mình.
Theo HCM, “mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được
việc. Chớ vi bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ
có tài năng hơn mình”.
Quan điểm của HCM về dùng cán bộ đúng là:
- Phải có độ lượng vĩ đại, không có thành kiến với cán bộ.
- Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa.
- Phải có tính chịu khó dạy bảo để nâng đỡ những cán bộ kém.
- Phải sáng suốt để khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt.
- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật để cán bộ gần gũi mình.
Mục đích khéo dùng cán bộ là để cán bộ làm được việc, để thực hành tốt chính sách của
Đảng và Chính phủ. Muốn vậy phải làm tốt những việc sau đây:
- Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Nếu cán bộ không nói năng, không đề
ra ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu.
- Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc. “Phải đào tạo một mớ cán bộ phụ
trách, có gan làm việc, ham làm việc. Có thế Đảng mới thành công. Nếu đào tạo một mớ cán bộ
nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho
Đảng”.
- Không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới. Nếu ý kiến của cấp
dưới đúng, ta phải nghe theo. Nếu không đúng, ta dùng thái độ thân thiết, giải thích cho họ hiểu,
không nên phùng mang, trợn mắt, quở trách, diễu cợt họ.
Khéo dùng cán bộ còn liên quan đến việc “phải có gan cất nhắc cán bộ”. Cất nhắc cán bộ
phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Nếu vì lòng yêu ghét,
thân thích, nể nang là có tội với Đảng, với đồng bào. Trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ
ràng về công tác, sinh hoạt, cách viết, cách nói, việc làm, cách đối xử với ta và với mọi người
không phải trong một lúc mà phải xem cả công việc từ trước tới nay. Phải biết cả ưu điểm và
khuyết điểm của họ. Phải xét ý kiến của nhiều người khác. HCM chỉ rõ rằng: cất nhắc cán bộ
không nên làm như “giã gạo”. Một cán bộ bị nhắc lên nhắc xuống ba lần là hỏng cả đời. Người
lãnh đạo cần phải tôn trọng lòng tự tin, tự trọng của các đồng chí mình.
Liên hệ thực tế
+ Thành tựu: Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc theo hướng công khai, minh
bạch trong đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh,
22
thiếu khách quan khi xem xét, quyết định công tác cán bộ. Phân công đúng chuyên ngành đào tạo
cũng như trình độ lý luận của mình
+ Hạn chế: Việc bố trí, sử dụng cán bộ có nơi chưa thực hiện theo quy hoạch cán bộ. Một
số trường hợp bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chưa đúng người, đúng việc, còn có biểu hiện
cục bộ, nặng về thứ tự, thâm niên. Một số cán bộ mới vào cấp ủy đã vi phạm, bị xử lý kỷ luật.
Một số mới được bổ nhiệm, đề bạc đã bộc lộ yếu kém cả về phẩm chất và năng lực. Có người
mắc khuyết điểm nhưng vẫn được phong tặng các danh hiệu. Cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào
tạo và trọng dụng người có đức, có tài chậm được nghiên cứu xây dựng và ban hành; chưa thu hút
được nhiều cán bộ có chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Việc
quản lý cán bộ chưa chắc, chưa sâu; việc kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan đến cán bộ bị
xem nhẹ. Việc phân định trách nhiệm tập thể và cá nhân trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ chưa
được phân định rõ ràng. Thiếu nhất quán trong giải quyết mối QH giữa tiêu chuẩn và cơ cấu trong
bổ nhiệm.
Tránh trường hợp được đào tạo lý luận về một mặt nhưng vận dụng vào thực tiễn thì phân
công bố trí người khác. Như ngày nay: phân công cán bộ không đúng đúng chuyên ngành đào tạo
ở nhà trường cũng như đào tạo luật như: đào tạo chuyên ngành kinh tế thì đưa làm luật hoặc đào
tạo luật thì đưa về kinh tế… Những căn bệnh lúc dùng cán bộ: ham dùng bà con, anh em quen
biết….Như vậy, công tác cán bộ sẽ đánh giá không được khách quan; đôi khi sẽ thiên vị, một
chiều.
+ Phương hướng: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì trong việc
bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ. Dân chủ, công khai, minh bạch trong bố trí, sử
dụng cán bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, gắn đào tạo với sử dụng. Kịp thời bổ sung,
hoàn thiện quy chế về việc bố trí, sử dụng cán bộ.
Huấn luyện cán bộ
Theo HCM, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Vì cách mạng là một nghề.
Làm nghề gì cũng phải học, làm nghề gì phải thông thạo nghề đó.
HCM phê bình khuyết điểm trong công tác huấn luyện cán bộ còn “hữu danh vô thực, làm
chỉ cốt nhiều mà không thiết thực chu đáo”. Những khuyết điểm cụ thể như huấn luyện cho cán
bộ trong các cơ quan hành chính mà không đụng đến công việc hành chính. Dạy chính trị thì
mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được. Lý luận và thực tế không ăn khớp với
nhau, dạy theo cách học thuộc lòng. Còn có khuyết điểm là tham làm nhiều mà làm không chu
đáo, không biết “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Cụ thể là lớp quá đông, mở lớp lung tung.
HCM đã nêu lên những vấn đề căn bản trong công tác huấn luyện. Huấn luyện thì phải
huấn và luyện. “Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch nhứng vết xấu xa trong đầu óc”.
Thứ nhất, phải thiết thực chu đáo trong việc huấn luyện. Phải trả lời được những câu
hỏi sau:
- Huấn luyện ai? Bao gồm huấn luyện cán bộ, huấn luyện hội việc của Đoàn thể, huấn
luyện, huấn luyện các ngành chuyên môn của chính quyền, huấn luyện nhân dân.
- Ai huấn luyện? không phải ai cũng huấn luyện được. Người huấn luyện phải thạo nghề
nghiệp, phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Người huấn luyện phải
học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình.
23
- Huấn luyện gì? Huấn luyện lý luận, công tác, văn hóa, chuyên môn (nghề nghiệp), chính
trị gồm thời sự và chính sách.
- Huấn luyện thế nào? Cốt thiết thực chu đáo hơn tham nhiều. Huấn luyện từ dưới lên trên,
tức là phải lấy người ở cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lại cấp dưới để họ huấn luyện cho cấp dưới
nữa. Phải gắn lý luận với công tác thực tế. Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu. Huấn luyện phải
chú trọng việc cải tạo tư tưởng.
- Tài liệu huấn luyện. Bao gồm tài liệu của chủ nghĩa Mác – Lênin; kinh nghiệm thành
công cũng như kinh nghiệm thất bại do những người đi học mang đến; những chỉ thị, nghị quyết,
luật, lệnh của Đoàn thể và Chính phủ.
Thứ hai: phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học
HCM chỉ rõ: học tập ở trường của đoàn thể phải biết tự động học tập. Phải hiểu “Học để
làm gì?”: Học để tu dưỡng tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin tưởng, học
để hành.
Tháng 9-1949, đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, HCM ghi ở trang đầu
quyển sổ vàng của Trường:
Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Học ở đâu? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân là
một thiếu sót rất lớn.
Liên hệ thực tế
+ Thành tựu: Bộ chính trị, Ban bí thư đã có nhiều quyết định, chỉ thị nhằm đẩy mạnh công
tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Các cấp ủy địa phương đã tập trung chỉ đạo xây dựng trường
chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Hình thức đào tạo, huấn luyện cán
bộ đã được cải tiến, đa dạng hơn. Nội dụng huấn luyện từng bước đổi mới. Đội ngủ cán bộ làm
công tác huấn luyện được quan tâm, kiện toàn. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị dạy học
được đầu tư tốt hơn.
+ Hạn chế: Việc quán triệt ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo, huấn luyện ở
các cấp, các ngành chưa thật sự sâu sắc, việc tổ chức thực hiện chưa đạt yêu cầu. Hình thức huấn
luyện chậm đổi mới; thời gian học tập còn dài, nặng về trang bị những bài học lý luận, thiếu thực
tiễn; chưa chú trọng cập nhập kiến thức mới, khả năng thực hành, xử lý tình huống còn yếu.
Nhiều người đi học nặng về bằng cấp, nhẹ về kiến thức; học chỉ để “chuẩn hóa cán bộ” mà không
thiết thực phục vụ cho công việc đang làm, dẫn đến mâu thuẩn giữa bằng cấp với trình độ, năng
lực thực tế.
+ Phương hướng: Huấn luyện cán bộ cũng phải có nội dung, kế hoạch phù hợp với từng
loại cán bộ trong những lĩnh vực cụ thể. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý
thực tiễn đối với từng chức danh; tăng lượng kiến thức về tư duy và tầm nhìn chiến lược, nhận
thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề nảy sinh. Việc tập trung bồi dưỡng cho
đội ngũ cán bộ những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, về khoa học xã hội,
24
nhân văn và những kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao là điều kiện quan
trọng mang tính quyết định đến khả năng phân tích, luận giải những vấn đề từ những chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó vận dung sáng tạo vào thực tiễn của đơn vị, của
lĩnh vực mà cá nhân đang được phân công phụ trách. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với việc
xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách. Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào
cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng
cán bộ.
*Tóm lại: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là kết tinh
truyền thống dùng người của ông cha ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương
sách” dùng người - bí quyết thành công của sự nghiệp Cách mạng. Đó là tư tưởng vĩ đại đầy tính
nhân văn và khoa học. Ngày nay, những tư tưởng đó đã trở thành những bài học, những nguyên
tắc trong công tác cán bộ của Đảng. Nhờ đó mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được
hiền tài, đã thu hút được các nhân sỹ yêu nước, đã thu hút được tất cả các lực lượng đoàn kết
xung quanh Đảng, đưa đến thành công của cách mạng Tháng Tám vĩ đại, thắng lợi Điện Biên
chấn động địa cầu, đại thắng Mùa xuân 1975 hào hùng và cả nước vững bước đi lên CNXH.
25