Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN CƠ SỞ SINH THÁI CẢM QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.94 KB, 22 trang )

Câu 1. Nêu các định nghĩa về sinh thái cảnh quan.
* Khái niệm ban đầu của Carl Troll
- Sinh thái cảnh quan nghiêm cứu quan hệ hệ thống phức tạp
giữa các quần xã sinh vật với những điều kiện môi trường của
chúng và các mối quan hệ này được thể hiện trong một cấu
trúc cảnh quan đặc thù hoặc một hệ thống phân loại không
gian tự nhiên có thứ bậc.
- Điều kiện môi trường bao gốm những điều kiện vô sinh và
thứ sinh
==> Cho đánh giá cáo cách tiếp cận chức năng của các nhà
sinh thái học theo cách tiếp cận thẳng đứng và cách tiếp cận
theo cấu trúc của các nhà nghiên cứu học theo cách tiếp cận
ngang. Tạo cơ sơ nhìn nhận
* Các định nghĩa
- Các định nghĩa chú trọng đến đặc trưng sinh thái của cảnh
quan
Luận điểm 1: Sinh thái cảnh quan là khoa học tổng hợp và liên
nghành nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc cảnh quan và các
quá trình sinh thái trong phạm vi cảnh quan.
==> Định nghĩa tiêu biểu:
+ Forman và Godvon, 1986 : Sinh thái cảnh quan nghiên cứu
quan hệ không gian giữa các hợp phần cảnh quan hoặc các hệ
sinh thái dòng năng lượng dinh dưỡng khoáng và dòng sinh
vật, động lực sinh thái của cảnh quan theo thời gian.
11


+ Wien, 1995: Sinh thái cảnh quan nghiên cứu ảnh hưởng của
cấu trúc cảnh quan tới các quá trình sinh thái.
==> Đặc trưng:
+ Sinh thái cảnh quan chú trọng đến phân tích ảnh hưởng của sự


phân hóa cấu trúc không gian đặc trưng bởi số lượng và quy mô
các thành phần trong cảnh quan.
+ Sinh thái cảnh quan có phương vị không gian nghiên cứu rộng
- Các định nghĩa chú trọng đến đặc trưng nhân văn của cảnh
quan.
+ Nghiên cứu sinh thái cảnh quan là khoa học tổng hợp và liên
ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và cảnh quan.
Công nhận vai trò con người trong cảnh quan.
+ Định nghĩa tiêu biểu : ZeV Navelr
Sinh thái cảnh quan là một chuyên ngành trẻ của sinh thái học
hiện đại nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với các cảnh
quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa.
- Định nghĩa của các nhà khoa học Nga và Việt Nam
+ Luận điểm : Sinh thái cảnh quan là một hướng mới của địa lý
tổng hợp và cảnh quan học.
+ Định nghĩa Phạm Hoàng Hải:
Sinh thái cảnh quan là một hướng nghiên cứu mới của cảnh
quan ứng dụng trong đó đã có sự chú trọng đặc biệt đến các khía
cạnh các đặc trưng sinh thái của các địa tổng thể. Đối tượng
nghiên cứu là các đơn vị cảnh quan sinh thái cụ thể, có nguyên
tắc, có phương pháp nghiên cứu riêng và đặc biệt có quy tắc
phân biệt các đối tượng đó theo không gian lãnh thổ.
- Định nghĩa tích hợp
Sinh thái cảnh quan là một khoa học nghiên cứu các đặc điểm
và ảnh hưởng của cấu trúc cảnh quan tới sinh vật và con người,
các chức năng cảnh quan và các quá trinhg hệ sinh thái trong
cảnh quan.
22



Câu 2. Nêu các đặc trưng bất đồng nhất không gian của
cảnh quan.
- Tính bất đồng nhất là một khái niệm biểu thị sự khác nhau
giữa các bộ phận của một cảnh quan với nhau, được định
nghĩa là “tính chất của một cảnh quan có các yếu tố khác nhau
về hình dạnh, kích thước hoặc bản chất”. Tính chất này cũng
phản ánh sự kết hợp giữa độ đa dạng với đặc điểm sắp xếp
không gian của các yếu tố cảnh quan.
- Tính bất đồng nhất của cảnh quan được thể hiện ở các hợp
phần riêng rẽ hoặc tổng thể. Một cảnh quan với không gian bất
đồng nhất có sự đan xen giữa các kiểu quần tụ của nhiều loài
động vật và thực vật khác nhau : bất đồng nhất sinh học.
+ Cấu trúc địa hình: bất đồng nhất trong nền tảng rắn
+ Cấu trúc thổ nhưỡng : bất đồng nhất trong nền thảng dinh
dưỡng
+ Chế độ nhiệt - ẩm, chế độ gió,… : bất đồng nhất trong nền
tảng nhiệt - ẩm của cảnh quan
- Một quần thể phản ánh không gian bất đồng nhất thông qua
đặc điểm phân bố không đồng đều của các cá thể trong quần
thể.
- Các đặc trưng về tính bất đồng nhất cảnh quan:
+ Tính chất bất đồng nhất của cảnh quan phụ thuộc vào bản
chat của các yếu tố và tỷ lệ nghiên cứu.
+ Tính bất đồng nhất là một nhân tố tổ chức của cảnh quan
+ Tính bất đồng nhất được xét theo trục không – thời gian

33


Câu 3.Cấu trúc cảnh quan là gì ? Nêu các loại cấu trúc

cảnh quan.
- Định nghĩa tổng quát: “Cấu trúc cảnh quan là đặc điểm sắp
xếp trong không gian, mối liên hệ giữa các hợp phần và nhịp
điệu biến đổi theo thời gian trong nội tại cảnh quan và giữa
các cảnh quan, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu
trúc thời gian”
- Các loại cấu trúc cảnh quan:
+ Cấu trúc đứng: Thể hiện đặc điểm kết hợp giữa các hợp
phần cảnh quan, thông qua mối liên hệ và tác động tương hỗ
giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt. Cấu trúc đứng được
thể hiện từ dưới lên trên bao gồm tập hợp một cách có quy luật
các hợp phần của 5 quyển trong môi trường địa lý, bao gồm:
địa chất – địa hình – thủy văn – khí hậu – sinh vật – thổ
nhưỡng.
+ Cấu trúc ngang: là đặc điểm kết hợp các yếu tố cảnh quan,
thể hiện quy luật sắp xếp và mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh
quan trong không gian địa lí.
+ Cấu trúc thời gian: thể hiện những nét quan trọng nhất của
nhịp điệu theo mùa, biến đổi trạng thái của cảnh quan. Phân
tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích động lực và nhịp
điệu cảnh quan.
44


Câu 4. Yếu tố cấu trúc cảnh quan là gì? Nêu các yếu tố cấu
trúc cảnh quan cơ bản trong mô hình PCM? Cho VD?
- Yếu tố cấu trúc được định nghĩa là “mỗi đơn vị đồng nhất
tương đối, hoặc các yếu tố không gian được chấp nhận ở quy
mô hoặc tỷ lệ nghiên cứu cảnh quan”. Yếu tố cấu trúc cảnh
quan là các đơn vị hình thái mang tính chất phân kiểu, phân bố

lặp lại trong cảnh quan.
- Các yếu tố cấu trúc cảnh quan cơ bản trong mô hình PCM
Mô hình PCM là một mô hình phổ biến phân tích định lượng
các yếu tố cấu trúc cảnh quan và thể hiện các yếu tố này trên
bản đồ.Trong mô hình này, 3 yếu tố cảnh quan được phân
biệt : mảnh, hành lang và thể nền là 3 yếu tố cấu trúc cơ bản.
Ngoài ra còn thể khảm được xem là yếu tố cấu trúc tích hợp
của cảnh quan.Thể nền là yếu tố chủ đạo, bao phủ tất cá các
yếu tố cảnh quan khác. Trong thể nền có các mảnh rời rạc.
Tập hợp các mảnh tạo thành một thể khảm và tập hợp các
hành lang tạo thành một mạng lưới.
+ Mảnh rời rạc được định nghĩa là: “một yếu tố cảnh quan có
hình thái không hẹp, tương đối đồng nhất và khác biệt với
xung quanh”
+ Hành lang được định nghĩa là “một kiểu mảnh rời rạc đặc
biệt có cấu trúc dạng tuyến”
+ Thể nền được định nghĩa là “nền của cảnh quan, đặc trưng
bởi bề mặt mở rộng, kết nối cao, tương đối đồng nhất, là yếu
tố điều khiển chủ đạo động lực của cảnh quan”
+ Thể khảm được định nghĩa là “một yếu tố cảnh quan tích
hợp, được hình thành bởi tổ hợp của các mảnh, hành lang và
thể nền”. Thể khảm được xác định trong trường hợp cùng một
bề mặt trong cảnh quan, các yếu tố mảnh, hành lang và thể nền
55


có diện tích quá nhỏ hoặc phân bố đan xen tạo ra một phức hệ
không thể xác định rõ ràng được ranh giới giữa các yếu tố này
ở tỷ lệ bản đồ nghiên cứu hoặc quy mô không gian trên thực
địa.

- Ví dụ :

Câu 5. Nêu khái niệm và đăc điểm tính đa chức năng của
cảnh quan.
- Tính đa chức năng được định nghĩa là “tiềm năng và khả
năng thực tế cung cấp nhiều hàng hóa vật chất và phi vật chất
nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội hoặc đáp ứng các yêu cầu xã
hội”
- Đặc điểm của tính đa chức năng:
+ Các hệ thống sông hoạt động bởi các quá trình hóa học, vật
lý và sinh học.
+ Tính đa chức năng của đất đai tạo ra khả năng cung cấp cho
nhiều mục đích và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tại cùng một
thời điểm.
+ Tính đa chức năng được mô tả dưới dạng tích hợp không
gian tương thích của các chức năng, đặc biệt ở những khu vực
các hoạt động này dẫn tới những tương tác có lợi đối với các
mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội.

66


+ Ảnh hưởng tổng hợp trong cảnh quan phức tạp hơn tổng hợp
của các hợp phần. Do đó khu vực xảy ra tương tác chức năng
dương, thì cảnh quan bảo đảm được xu thế bền vững hơn.
+ Theo quan điểm coi cảnh quan là một hệ thống tích hợp,
cảnh quan được nhìn nhận theo tính đa chức năng, khả năng
cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
+ Tính đa chức năng của cảnh quan liên kết chặt chẽ với các
tham số phục vụ “tái kết nối” của các hệ thống sinh thái – xã

hội, do đó đặc tính tích hợp và kết nối của chúng có thể tái
phục hồi.
+ Tái kết nối tự nhiên đòi hỏi cả tái kết nối theo cả cấu trúc
ngang và cấu trúc đứng của các quá trình sinh thái, thủy văn
và khí hậu.
Câu 6. Nêu các kiểu tương tác đa chức năng trong cảnh
quan. Lấy VD? Ý nghĩa ?
- Tương tác đa chức năng là “ảnh hưởng của một chức năng
cảnh quan tới chức năng cảnh quan khác”. Những tương tác
như vậy luôn ảnh hưởng tới khả năng cung cấp hàng hóa và
dịch vụ của cảnh quan.
- Tương tác đa chức năng cảnh quan được chia thành 3 kiểu:
+ Tương tác xung đột: Sự kết hợp của các chức năng sẽ làm
giảm khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho xã hội của
một cảnh quan. (VD: sử dụng nhà ở và cung cấp nơi sống cho
sinh vật là các chức năng cảnh quan xung đột, trong đó sự có
mặt của chức năng cư trú có xu thế làm giảm hoặc loại trừ
chức năng nơi sống của sinh vật).
+ Tương tác bổ trợ: Sự kêt hợp các chức năng cảnh quan làm
cải thiện một chức năng cảnh quan. Trong trường hợp này,
một chức năng cảnh quan cung cấp trực tiếp các điều kiện
77


thích hợp cho một chức năng cảnh quan khác và tạo ra hiệu
ứng hỗ trợ. (VD: Một khu vực có chức năng tự nhiện và chức
năng du lịch thì các chức năng này sẽ hỗ trợ nhau)
+Tương tác tương thích: Các chức năng cảnh quan cùng tồn
tại mà không làm giảm hoặc cải thiện một chức năng khác.
(VD: một khu vực có chức năng cung cấp gỗ và chức năng

cung cấp nơi ở cho các loài cá)
- Tương tác đa chức năng trong cảnh quan tạo ra các điểm
lạnh và điểm nóng trong cảnh quan:
+ Tương tác âm trong quan hệ xung đột tạo ra các điểm lạnh
về chức năng trong cảnh quan. Một điểm lạnh trong cảnh quan
có thể có nhiều chức năng, trong đó có những chức năng xung
đột với nhau. Hiện tượng này thường xảy ra giữa các chức
năng cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho con người và chức
năng nơi sống của sinh vật. (VD: Hình thái rừng ngập mặn tạo
ra các điểm lạnh trong đó có chức năng nuôi thủy sản với chức
năng tạo nơi ở cho chim đậu)
+ Tương tác dương trong quan hệ hỗ trợ tạo ra các điểm nóng
về chức năng trong cảnh quan. Một điểm nóng có các chức
năng cảnh quan bổ trợ cho nhau (VD: trong một khu vực rừng
có chức năng cung cấp nơi ở cho sinh vật và chức năng tạo ra
oxi)

88


Câu 7. Nêu khái niệm, đặc điểm và phân loại nhịp điệu
cảnh quan.
- Nhịp điệu cảnh quan được định nghĩa là “hiện tượng thay đổi
trạng thái cảnh quan mà không trùng với thay đổi cấu trúc
cảnh quan”
- Nhịp điệu cảnh quan có các đặc điểm sau:
+ Nhịp điệu cảnh quan thể hiện cấu trúc thời gian của cảnh
quan
+ Các quá trình hệ sinh thái và quá trình địa lí tự nhiên trong
cảnh quan đều có tính nhịp điệu.

+ Tính nhịp điệu là một mặt không thể tách rời với sự phát
triển của cảnh quan.
- Các loại nhịp điệu cảnh quan:
+ Nhịp điệu nhày đêm: Nhiều hiện tượng thay đổi trong cảnh
quan gây ra do thay đổi của ngày và đêm, bao gồm biến trình
nhiệt, ẩm ngày đêm, quá trình quang hợp,… Động vật đã từ
lâu cũng được phân chưa thành 2 nhóm loài đặc biệt: Nhóm
hoạt động trong ánh sáng của ban ngày, nhóm hoạt động trong
bóng tối của ban đêm (dơi, chim cú, muỗi)
+ Nhịp điệu trong phạm vi thế kỷ
+ Nhịp điệu ngoài phạm vi thể kỷ
Khoảng dài 1800-1900 năm. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha tách biệt
nhau: Pha tiến, pha lùi, pha chuyển tiếp giữa pha tiến và pha
lùi.
+ Các chu kỳ địa chất:
Trong lịch sử trái đất tất cả đều phát triển theo chu ký : sự tích
tụ các lớp trầm tích, sự tạo thành nếp uốn, sự xuất hiện các
biến vị đứt gãy, hoạt động của các núi lửa, động đất,…
+ Nhịp điệu mùa:
99








Nhịp điệu mùa là những thay đổi lặp lại một cách có quy luật
ở vỏ cảnh quan và có liên quan với sự thay đổi thời gian của

năm.
Những biểu hiện của nhịp điệu mùa:
Sự thay đổi trạng thái của cảnh quan trong năm
Mỗi đới cảnh quan đặc trưng một chế độ mùa riêng
Sự tiến triển hàng năm của các yếu tố khí hậu, các hiện tượng
thủy văn, quá trình hình thành đất và các quá trình địa mạo ở
các miền cực.
Sự di cư của chim, sự ngủ đông hay ngủ hè của một số động
vật, sự thay đổi trạng thái của thực vật…
Câu 8.Nêu các đặc điểm của quan hệ sinh vật trong cảnh
quan
- Nghiên cứu quan hệ sinh vật trong cảnh quan là một nội
dung quan trọng để phân biệt đối tượng nghiên cứu của sinh
thái cảnh quan, sinh thái học và cảnh quan học.
+ Đối tượng của sinh thái học : nghiên cứu mối quan hệ sing
vật đến môi trường mới trong một phạm vi sinh thái
+ Đối tượng của cảnh quan học: nghiên cứu các hợp phần của
cảnh quan
+ Đối tượng của sinh thái cảnh quan: lấy sinh vật làm trung
tâm, chỉ lấy hợp phần cảnh quan có ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh vật nghiên cứu
- Tương tác sinh vật – cảnh quan sẽ khác nhau phụ thuộc vào
cấp độ tổ chức của sinh vật và cảnh quan trong hệ thống phân
loại
Cấp độ tổ chức của cảnh quan gồm : cá thể, quần thể, quần xã
Các yếu tố cảnh quan sẽ được lựa chọn để xem xét tương ứng
với 3 cấp phương vị như sau:
10



+ Cấp cá thể loài: quan hệ sinh thái chủ yếu là quan hệ giữa
các cá thể loài và môi trường. Các yếu tố cảnh quan đóng vai
trò là môi trường của sinh vật, thỏa mãn đa chức năng : chức
năng cung cấp nơi ở, cung cấp tài nguyên, hóa giải.
+ Cấp quần thể sinh vật: 2 cặp quan hệ là quan hệ với môt
trường sống ( tồn tại của sinh vật với môi trường) và quan hệ
hữu sinh cùng loài ( bản chất là quan hệ thức ăn – nơi ở )
+ Cấp quần xã : cặp quan hệ là tương tác giữa quần xã sinh
vật và môi trường, tương tác hữu sinh khác loài và sự phát
triển của quần xã sinh vật theo thời gian.
==> Tập trung nghiên cứu khái niệm về thời gian liên quan tới
cấu trúc chức năng và biến đổi cảnh quan
- Tác động của cảnh quan tới sinh vật:
Cảnh quan với những đặc tính là quan hệ trực tiếp với sinh vật
ở khía cạnh là một không gian cung cấp tài nguyên và nới
sống. Ảnh hưởng tới đặc trưng sống của sinh vật như sau:
+ Sự tuyệt chủng
+ Sự di chuyển của các dòng sinh vật trong cảnh quan và sự
phân tán
+ Kích thước và sự phân bố của các quần thể
+ Các mối quan hệ trong quần thể và hữu sinh trong quần xã
- Tác động của sinh vật đến cảnh quan:
Làm hình thành và biến đổi cấu trúc và chức năng của cảnh
quan và được thể hiện rõ nhất trong 2 vấn đề:
+ Sự suy thoái cảnh quan: do các xáo động hữu sinh
+ Sự phát triển của cảnh quan do diễn biến sinh thái nội sinh

11



Câu 9.Nêu các kiểu phân chia ổ sống? Lấy VD?
Các kiểu phân chia ổ sống:
- Phân chia tài nguyên:
Hai loài phân chia một nguồn tài nguyên dựa trên sự thay đổi
về hình thái hoặc hành vi. Có 3 loại phân chia sử dụng tài
nguyên:
+ Phân chia thời gian: Là phân chia tài nguyên khi hai loài hạn
chế cạnh tranh trực tiếp bằng cách sử dụng cùng một nguồn tài
nguyên nhưng ở các thời điểm khác nhau.Sự phân chia nay
chủ yếu là thời điểm trong ngày.Một số ít trường hợp phân
chia thời gian dài hơn (mùa,..)
VD: hai loài chuột gai ở Châu Phi và miền tây nam Châu Á
cùng ăn một nhóm côn trùng như nhau, nhưng một loài kiếm
ăn vào ban đêm, còn loài kia kiếm ăn vào ban ngày.
+ Phân chia không gian: Phân chia tài nguyên theo thời gian
xảy ra khi hai loài cạnh tranh sử dụng cùng một tài nguyên
bằng cách cư trú trong các khu vực hoặc các nơi sống khác
nhau nhưng vẫn trong phạm vi chứa nguồn tài nguyên đó.
VD: Các loài cá kiếm ăn trong các tầng khác nhau trong cùng
một hồ nước
+ Phân chia hình thái: Phân chia hình thái xảy ra khi hai loài
cạnh tranh có hình thái khác nhau cho phép chúng sử dụng
cùng một tài nguyên nhưng theo các phương thức khác nhau.
VD: Các loài ong nghệ Bombus phân bố ở Bắc Mỹ và lục địa
Âu – Á có chiều dài vòi khác nhau phù hợp với chiều dài tràng
hoa của các loài thực vật thức ăn của chúng và do đó chúng có
thể phân chia nguồn tài nguyên và cùng chung sống.
- Phân chia có điều kiện:

12



Phân chia có điều kiện xảy ra trong trường hợp hai loài cạnh
tranh khác nhau về khả năng sử dụng một tài nguyên nhưng
phụ thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau. Một loài có ưu
thế cạnh tranh trong môi trường nay nhưng loài kia cũng có ưu
thế cạnh tranh trong môi trường khác. Do đó, trong một môi
trường thay đổi, mỗi loài sẽ có những cơ hội khác nhau để trở
thành loài có ưu thế cạnh tranh và có thể cùng chung sống.
Hình thức phân chia ổ trống dựa trên các điều kiện môi trường
thường khó phân biệt với hình thức phân chia tài nguyên, và
phân chia ổ sống có điều kiện thường bao gồm một hoặc một
số kiểu phân chia tài nguyên.
VD: Loài rắn biển và rắn lục. Nếu ở khu vực ven biển thì loài
rắn biển sẽ có ưu thế tốt hơn và ngược lại nếu ở khu vực trên
cây thì loài rắn lục sẽ có ưu thế hơn.
- Sử dụng hai nguồn tài nguyên:
Nếu loài cạnh tranh cùng một nguồn tài nguyên thì loài chiến
thắng cuối cùng sẽ là loài tiêu thụ tài nguyên thấp nhất, do đó
khả năng tồn tại với lượng tài nguyên ít nhất. Nếu điều này chỉ
xảy ra với một loài thì sẽ không cho phép hai loài chung sống.
Tuy nhiên nếu hai loài phụ thuộc vào hai nguồn tài nguyên
theo cách khác, thì sự trung sống sẽ xảy ra khi mỗi loài chỉ
chấp nhận nguồn tài nguyên thấp hơn so với sinh vật cạnh
tranh với nó.
VD: Khi sư tử săn được mồi là một con hưu thì sư tử là loài ăn
đầu tiên và ăn nhiều nhất, sau đó la tới linh cẩu và cuối cùng là
kền kền thì kền kền là loài tiêu thụ thức ăn thấp nhất.
- Một số trường hợp ngoại lệ, cùng chung sống trong điều kiện
không phân chia ổ sống:


13


Trên thực tế, một số loài cạnh tranh có thể chúng sống trên
cùng một nguồn tài nguyên nhưng không xảy ra hiện tượng
cạnh tranh loại trừ mặc dù không có sự phân chia ổ sống.Sự
cùng chung sống có thể do đặc điểm kết hợp của các nguồn
thức ăn và nơi sống không hạn chế, hoặc tỷ lệ vật ăn thịt và
vật ký sinh cao.
VD: Một nhóm loài bọ cánh cứng cùng tiêu thụ các loài thức
ăn như nhau và cư trú trong cùng nơi sống.
Câu 10. Nếu đặc trưng kích thước và mật độ quần thể.
*Kích thước quần thể:
- Kích thước quần thể là “tổng số cá thể, khối lượng hoặc năng
lượng trong quần thể phù hợp với nguồn sống và không gian
mà quần thể đó chiếm cứ”
- Công thức tính :
Nt = No + (B – D) + (I – E)
Trong đó: Nt, No: Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t
và to
B: Mức sinh sản
D: Mức tử vong
I: Mức nhập cư
E: Mức di cư
- Các đặc điểm của kích thước quần thể:
+ Kích thước quần thể được tính bằng tổng số cá thể, khối
lượng hoặc năng lượng. Trong đa số trường hợp, tổng số cá
thể chỉ là số đại diện kích thước một quần thể.
+ Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường tạo thành quần thể có

kích thước lớn. Ngược lại, loài có kích thước cơ thể lớn
thường sống trong quần thể có kích thước nhỏ. Nguyên nhân

14


do giới hạn nguồn dinh dưỡng của môi trường và đặc tính
thích nghi của từng loài.
+ Kích thước của quần thể có hai cực trị:
Kích thước quần thể tối thiểu: là mức đảm bảo đủ khoảng cách
cho các cá thể có khả năng duy trì và phát triển số lượng, để
thực hiện các mối quan hệ nội bộ giữa các cá thể với nhau,
cũng như duy trì vai trò của quần thể trong tự nhiên. Dưới
mức này, quần thể sẽ bị suy thoái và diệt vong.
Kích thước quần thể tối đa: là số lượng của quần thể có thể đạt
được tương ứng với các điều kiện môi trường. Mức tối đa của
kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện sống của môi
trường và các yếu tố sinh thái khác. Thực tế không gian và
nguồn sống của môi trường có hạn và luôn bị chia sẻ cho
những loài khác, nên kích thước quần thể chỉ có thể phát triển
tới một giới hạn tối đa cân bằng với điều kiện môi trường
Kích thước tối thiểu mang tính đặc trưng cho loài. Kích thước
tối đa tương ứng với sức tải của môi trường, không cố định,
phụ thuộc vào đặc điểm khai thác của quần thể.
*Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là “tổng số lượng, khối lượng hay năng
lượng của cá thể trong quần thể trên một đơn vị diện tích hay
thể tích mà quần thể đó sinh sống”. Đây cũng là một đặc trưng
cấu trúc chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong
vùng phân bố của quần thể.

Công thức xác định: Dt = Nt/a
Trong đó: Dt là mật độ quần thể ở thời điểm t
Nt là kích thước quần thể ở thời điểm t
a là diện tích hay thể tích mà quần thể sinh sống

15


Tùy thao đối tượng sinh vật, mật độ quần thể được xác định
theo các phương pháp khác nhau:
- Quần thể vi sinh vật: đếm số lượng khuẩn lạc trong một thể
tích môi trường nuôi cây xác định
- Quần thể thực vật nổi, động vật nổi: Đếm số lượng cá thể
trong một thể tích nước xác định
- Quần thể thực vật, động vật đáy: đây là nhóm sinh vật không
di chuyển hoặc di chuyển ít, tính mật độ bằng đo đạc trong ô
tiêu chuẩn.
- Quần thể động vật lớn: quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng
phương pháp đếm tổ, dấu chân, số con bị mắc bẫy…
- Quần thể thủy hải sản: đánh dấu cá thể, bắt lại, từ đó tìm ra
kích thước của quần thể, suy ra mật độ theo công thức
Câu 11. Nêu đặc trưng về sức sinh sản và tử vong, cấu trúc
giới tính và cấu trúc sinh sản; thành phần nhóm tuổi và
tháp tuổi; đặc điểm phân bố cá thể của quần thể.
* Sức sinh sản và tử vong, cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh
sản
- Sức sinh sản là “khả năng gia tăng về mặt số lượng của quần
thể”. Sức sinh sản của quần thể dựa vào sức sinh sản của cá
thể, bao gồm: Số lượng trứng hay con trong một lần sinh, khả
năng chăm sóc trứng hay con của cá thể loài đó, số lứa đẻ

trong một năm, tuổi thành thục sinh dục, mật độ quần thể.
- Sức tử vong là “mức giảm số lượng cá thể của quần thể”. Sự
tự vong phụ thuộc vào giới tính, nhóm tuổi và điều kiện sống.
- Cấu trúc giới tính là “tỷ lệ số cá thể đực/cái của quần thể”.
Cấu trúc giới tính trong thiên nhiên và trong tổng số các cá thể
mới sinh thường là 1:1. Tuy nhiên tỷ lệ này luôn thay đổi phụ

16


thuộc vào đặc tính của loài, tập tính sinh sản, điều kiện môi
trường, sức sống của các cá thể đực/cái.
- Cấu trúc sinh sản là “tỷ lệ đực/cái trong đàn sinh sản”. Tỷ lệ
này phụ thuộc vào tập tính sinh sản của từng loài, nhằm nâng
cao khả năng thụ tinh cho trứng hay sức sống của thế hệ con.
*Thành phần nhóm tuổi và tháp tuổi
Thành phần nhóm tuổi là “tỷ lệ số cá thể thuộc 3 nhóm tuổi
trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản trong một quần thể”.
Đặc trưng này phụ thuộc vào: tuổi thọ trung bình của loài,
vùng phân bố, điều kiện sống, khả năng sống sót của từng
nhóm tuổi. Trong tự nhiên không phải tất cả các loài đều có 3
nhóm tuổi. Khoảng thời gian giữa các nhóm trước sinh sản,
sinh sản và sau sinh sản cũng không bằng nhau.
Khi xếp chồng lần lượt hình biểu thị các nhóm tuổi trước sinh
sản, sinh sản và sau sinh sản lên nhau ta được tháp tuổi của
quần thể. Có 3 dạng tháp như sau:
- Tháp phát triển: Đáy rộng, đỉnh nhọn dần chứng tỏ số con
non nhiều, số cá thể già ít, tỷ lệ sinh nhiều, tử ít. Dạng tháp
này đặc trưng cho quần thể đang phát triển
- Tháp ổn định: Đáy rộng vừa phải, canh tháp gần như thẳng

đứng chứng tỏ tỷ lệ sinh/tử xấp xỉ nhau. Dạng tháp này đặc
trưng cho quần thể ổn định
- Tháp suy thoái: Đáy hẹp, đỉnh rộng chứng tỏ tỷ lệ tử nhiều,
sinh ít, nhiều các thể già, ít con non, Dạng đáy tháp này đặc
trưng cho quần thể suy thoái.

17


Quần thể trẻ đang phát triển
Quần thể suy thoái

Quần thể ổn đinh

*Đặc điểm phân bố cá thể
- Đặc điểm phân bố cá thể là “sự chiếm cứ không gian của các
cá thể trong sinh cảnh, phụ thuộc vào điều kiện môi trường và
Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi sinh sản
Nhóm tuổi sau sinh sản

tập tính của loài”
- Có 3 dạng phân bố của cá thể:
+ Dạng phân bố đều: trong điều kiện môi trường đồng nhất,
các cá thể có tính lãnh thổ cao. Dạng phân bố này hiếm gặp
trong tự nhiên.
+ Dạng phân bố theo nhóm: trong điều kiện môt trường không
đồng nhất, các cá thể có xu hướng tụ lại với nhau. Dạng phân
18



bố này là dạng phân bố đặc trưng trong cảnh quan có đặc điểm
phân hóa không gian bất đồng nhất.
+ Dạng phân bố ngẫu nhiên: là dạng trung gian của hai dạng
trên, trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không
có tính lãnh thổ cao cũng không có xu hướng tụ lại. Dạng

Phân bố đều

Phân bố ngẫu nhiên

Phân bố theo nhóm

phân bố này cũng ít gặp trong tự nhiên.
Câu 12.Khái niệm và đặc điểm của chu trình sinh địa hóa
trong cảnh quan.
*Khái niệm sinh địa hóa trong cảnh quan
- Chu trình sinh địa hóa là vòng tuần hoàn vật chất trong tự
nhiên với sự tham gia của 3 thành phần: sinh vật, môi trường
địa lý, các nguyên tố hóa học như N, O, P, Na, Ca, S. Vòng
tuần hoàn vật chất là tổng hợp vòng tuần hoàn từng nguyên tố.
- Các nhân tố hóa học trong chu trình sinh lí hóa là những
nguyên tố cần thiết cho sự sống: C, H, O, N, P, S. Chiếm 95%
khối lượng cơ thể sống và đóng vai trò quan trọng đối với sinh
quyển và các sinh quyển khác.
VD: Sự kết hợp H + O 
H2O trong khí quyển
N + O  NO/NO2 trong khí quyển
- Sự di chuyển của các nguyên tố hóa học trong cảnh quan liên
quan chặt chẽ với nhau qua 2 quá trình:

+ Quá trình tổng quan chất hữu cơ
19


+ Quá trình phân hủy chất hữu cơ
Trong hai quá trình thì quá trình này là điều kiện của quá trình
kia. Toàn bộ quá trình này tạo thành 1 vòng tuần hoàn vật chất
trong tự nhiên gọi là chu trình sinh địa hóa. Do có quá trình
này các hợp chất khoáng và các hợp chất hữu cơ được tổng
hợp và phân hủy trở lại trạng thái ban đầu.
*Đặc điểm của chu trình sinh địa hóa:
- Chu trình sinh địa hóa là chu trình vận động các chất vô cơ
trong hệ sinh thái theo con đường từ môi trường chuyển vào
cơ thể sinh vật và từ cơ thể sinh vật lại chuyển trở lại môi
trường.
- Điểm khác nhau cơ bản là chu trình vận động các chất vô cơ
được bản toàn chứ không bị mất đi, một phần dưới dạng năng
lượng và không được sử dụng lại, tức là 100%. Trong khi đó,
dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng thì không được bảo
toàn, vì hiệu suất sinh thái thấp.
- Chu trình sinh địa hóa là cơ chế cơ bản duy trì cân bằng
trong sinh quyển.
- Sự chuyển động của các chu trình không phải luôn luôn cân
bằng, trong đó các điểm tập trung, tại đó các chất hữu cơ tạp
thời không chuyển động, nó được coi là các “bể chứa”.VD:
trầm tích than đá là một dạng bể chứa cacbon trong một thời
kỳ địa chất dài.
- Phân hóa theo cấu trúc không gian bất đồng nhất của cảnh
quan


20


Câu 13. Vẽ sơ đồ biểu diễn chu trình sinh địa hóa và dòng
năng lượng trong hệ sinh thái? Nêu đặc điểm của dòng
năng lượng trong hệ sinh thái?
- Sơ đồ biểu diễn chu trình sinh địa hóa và dòng năng lượng

Ánh sáng mặt trời

trong hệ sinh thái:
- Đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
+ Dòng năng lượng không phải là một chu trình mà là một
dòng có hướng từ mặt trời vào sinh quyển
+ Dòng năng lượng từ mặt trời vào sinh quyển thông qua quá
trình quang hợp của thực vật xanh và các vi sinh vật quang
tổng hợp chuyển năng lượng bức xạ mặt trời thành hóa năng
trong các hợp chất hữu cơ, trong các hệ sinh thái.
+ Thông qua việc tiêu thụ thức ăn, dòng năng lượng chuyển từ
bậc năng lượng này thành bậc năng lượng khác
+ Có thể tăng dòng năng lượng trong cảnh quan bằng cách
tăng khả năng hấp thụ ánh sáng của thực vật
VD: Kéo dài mùa sinh trưởng bằng bón phân hay tưới tiêu,
tăng độ che phủ
+ Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái qua các bậc dinh dưỡng
của chuỗi thức ăn một phần được sinh vật sử dụng cho hô hấp
còn phần lớn biến đổi thành nhiệt thoát ra ngoài do vậy năng
21



lượng giảm dần từ bậc dinh dưỡng này sang bậc dinh dưỡng
cao hơn.
+ Dòng năng lượng mạnh hay yếu phụ thuộc vào năng lượng
ánh sáng mặt trời do sinh vật cung cấp tiếp nhận, phụ thuộc
vào từng hệ sinh thái và khả năng chuyển hóa năng lượng ở
mỗi bậc dinh dưỡng.

22



×