Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.9 KB, 33 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Câu 1: Các khái niệm cơ bản về độc học môi trường.

a) Độc học
"Độc chất học là ngành học nghiên cứu về lượng và chất các tác động bất
lợi của các tác chất hóa học, vật lý, sinh học lên hệ thống sinh học của sinh vật
sống".

b) Độc học môi trường:
Độc học môi trường là một chuyên ngành khoa học của độc học, chuyên
nghiên cứu về các tác nhân độc tồn tại trong môi trường gây tác động nguy hại
đối với các sinh vật sống và con người

c) Độc chất
Độc chất là chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh
hóa, phá vỡ cân bằng sinh học và gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn
đến trạng thái bệnh lý của các cơ quan nội tạng, các hệ thống hoặc trên toàn cơ
thể.

• Độc chất có thể là:
+ Độc chất hóa học: tác nhân gây độc là những chất không có trong tự
nhiên, hoặc vốn có trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác
động có hại cho môi trường thiên nhiên, cho con người cũng như các sinh vật
khác
+ độc chất sinh học: : bao gồm những độc chất có nguồn gốc từ động vật,
thực vật, vi sinh vật có khả năng gây độc. Độc chất sinh học thường gọi là độc tố
+ độc chất vật lí: bao gồm các tác nhân vật lý như nhiệt, tác nhân phóng
xạ, sóng điện từ, tiếng ồn, tia tử ngoại

• Phơi nhiễm: là sự tiếp xúc của đối tượng đối với một tác nhân gây độc
• Chất không gây ung thư: là các chất có ngưỡng gây tác động mà dưới





d)

ngưỡng đó không gây những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe khi phơi
nhiễm
Chất gây ung thư: là các chất có xu hướng gây ung thư khi phơi nhiễm.
Bất kỳ liều lượng nào chất gây ung thư cũng có khả năng gây hại đến cơ
thể khi phơi nhiễm
Chất trung gian: là chất gây ung thư hoặc không gây ung thư tùy theo
điều kiện cụ thể
Tác nhân gây độc: Là bất kỳ một chất, nhóm chất, yếu tố nào gây nên
những hiệu ứng xấu cho sức khỏe hoặc gây chết.
Tính độc:

Tính độc của một chất là tác động có hại của chất đó với cơ thể sống.

e) Liều lượng độc


Liều lượng (dose) là một đại lượng biểu hiện độ lớn sự xuất hiện các tác
nhân hóa học, vật lý hay sinh học trong cơ thể.
Nồng độ là lượng chất trong một đơn vị thể tích, khối lượng của môi
trường
Liều lượng độc là một đơn vị biểu hiện độ lớn sự xuất hiện các tác nhân
gây độc. Đơn vị mg (ml) /kg thể trọng (m 2 bề mặt cơ thể) hay trong môi trường
nước: ppm, ppb.... môi trường không khí: g/m3 không khí....,

f) Độ độc cấp tính

Độ độc cấp tính là độ độc tính thường được xác định bằng nồng độ của một hóa
chất, một tác nhân gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong
thời gian ngộ độc ngắn, trong điều kiện có kiểm soát.
LD50 (median lethal dose): liều lượng gây chết 50% động vật thí
nghiệm, đơn vị mg/kg. Đơn vị này thường dùng trong thí nghiệm với động vật
sống trên cạn.
LC50 (median lethal concentration): nồng độ gây chết 50% động vật thí
nghiệm, đơn vị mg/l dung dịch hóa chất. Đơn vị này thường dùng trong thí
nghiệm với động vật sống dưới nước
ED (effective dose): liều lượng gây ảnh hưởng
EC (effective oncentration): nồng độ gây ảnh hưởng
LT (lethal time): thời gian gây chết động vật thí nghiệm
TU: toxicity units là đại lượng thể hiện lượng độc chất của mẫu thử với
sinh vật thí nghiệm
TU =
g) Độ độc mãn tính: là độ độc tính thường xác định bằng nồng độ của 1 hóa
chất, 1 tác nhân gây độc tác động lên 1 nhóm sinh vật thử nghiệm trong
thời gian ngộ độc dài và xuất hiện các biểu hiện suy giảm sức khỏe do
nhiễm độc
NOEC (No Observed Effect Concentration): Là nồng độ giới hạn của một chất hay
hợp chất mà với nồng độ đó người lao động trong suốt quá trình lao động, tiếp
xúc và ngay cả sau khi ngừng tiếp xúc vẫn không bị ảnh hưởng đến sức khỏe
NOEL (No Observed Effect Level):Liều lượng cao nhất của độc chất mà tại nồng
độ đó không quan sát thấy ảnh hưởng nhiễm độc đến cơ thể sinh vật thực
nghiệm( Mức cao nhất không gây ra ảnh hưởng)
LOEC Liều lượng thấp nhất của độc chất trong môi trường để có thể quan sát
thấy biểu hiện nhiễm độc
MATC (maximum-acceptable-toxicant-concentration): Nồng độ gây độc cực đại
có thể chấp nhận được.Nồng độ MATC nằm trong khoảng
NOEC(NOEL)



h) Độc độc bán cấp
Là tác dụng gây hại cơ thể động vật nếu hằng ngày hóa chất được đưa vào cơ thể
trong khoảng thời gian dưới 10% thời gian sống của động vật thí nghiệm.

i) Phản hồi
Là những phản hồi của một cơ quan hay 1 phần cơ quan đối với tác nhân kích
thích

j) Đáp ứng
Là phản ứng toàn bộ, một hay một vài bộ phận của cơ thể sống với chất gây kích
thích
Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc.

a) Dạng tồn tại của độc chất: Tính độc của một số độc chất phụ thuộc vào
hình thái hóa học của chúng.
b) Liều lượng và thời gian tiếp xúc

Tác động của độc chất càng lớn khi liều lượng càng cao và thời gian tiếp
xúc càng dài. Tùy theo liều lượng tiếp xúc và thời gian tiếp xúc mà xuất hiện
những triệu chứng bệnh lý và tác hại khác nhau. Tác hại gây ra khi tiếp xúc trong
thời gian ngắn thì có thể hồi phục được. Nhưng tiếp xúc với một thời gian dài sẽ
bị những tác hại có thể không hồi phục được.
Bản chất của chất độc
+ Bản chất hóa học

Hoạt tính hóa học

Tính chất lý hóa


Cấu trúc hóa học

Hoạt tính sinh vật học
+ Bản chất lý học:

• Nhiệt độ sôi xác định tính bay hơi và tốc
độ bay hơi. Các chất bay hơi cao tạo ra
nồng độ cao trong không khí


• Tính hòa tan: xác định tốc độ và cường độ
vận chuyển hóa chất qua màng tế bào, Các
chất tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần
kinh càng cao
• Khả năng hấp thụ
• Các tác nhân môi trường: Nhiệt độ, pH,
diện tích mặt thoáng, độ dẫn điện, yếu tố
khí tượng thủy văn... có thể làm tăng hoặc
giảm độc tính của chất độc.
c) Yếu tố sinh học
- Loài:
+ Phản ứng đối với 1 hóa chất mang tính đặc thù riêng về loài.
Vd: Methanol rất độc với con người và loài động vật linh trưởng có thể gây
mù, nhưng không gây mù với loài khác.
+ Cơ quan nội tạng mà độc chất tác động vào cũng khác nhau đối với loài
khác nhau.

-


Giới tính:
Tuổi tác
Tình trạng sức khỏe
Yếu tố gen di truyền

Câu 3: Phân loại các chất độc(3 kiểu phân loại thường dùng)

a) Phân loại theo nồng độ - liều lượng:
- Nồng độ nền: nồng độ của các nguyên tố sẵn có trong môi trường tự nhiên
-

trong sạch (không ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Nồng độ cho phép của chất độc: là chỉ tiêu về nồng độ dùng để khống chế
chất độc cho việc bảo vệ sức khỏe cho người và sinh vật

b) Phân loại theo bản chất:
Độc chất môi trường sơ cấp: Độc chất có sẵn trong môi trường và gây tác
động trực tiếp lên cơ thể sống.
Độc chất môi trường thứ cấp: Là độc chất phát sinh từ chất bắt đầu ít độc
hoặc không độc, sau khi qua phản ứng chuyển hóa của cơ thể sống trở thành chất
khác có tính độc cao hơn.
c) Phân loại theo độ độc (độc lực)


1) Nhóm chất độc cực mạnh: LD50 ≤ 1 mg/l
2) Nhóm chất độc mạnh: 1 ≤ LD50 ≤ 10 mg/l 2) Nhóm chất độc mạnh: 1 ≤ LD50
≤ 10 mg/l
3) Nhóm chất độc trung bình: 10 ≤ LD50 ≤ 100 mg/l
4) Nhóm chất độc yếu: LD50 > 100 mg/l
5) Nhóm chất độc cực yếu: TLm > 1000

Câu 4: Phân tích mối liên quan giữa sự thay đổi môi trường và ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.

- Định nghĩa về sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trường là sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của
các yếu tố môi trường xung quanh
4 cấp độ tiếp xúc môi trường:
1. Môi trường gia đình 1. Môi trường gia đình
2. Môi trường làm việc
3. Môi trường cộng đồng
4. Môi trường khu vực
-

Hình 1.1: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người


- Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến từng cá thể cũng rất khác nhau,
phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý

- Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí; môi trường xã hội: môi trường học tập, môi trường nông thôn
đều có sự ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Câu 5: Phân tích một ví dụ về hậu quả của ô nhiễm môi trường đến sức
khỏe cộng đồng trong những thập kỷ gần đây.
Dioxin
7/1996 có vụ nổ máy bay ở phía bắc Phi lăng. Máy bay này chở triclophenol. Hậu
quả kéo theo các phản ứng trung gian và tạo ra dioxin. Người dân ở đây đã di
chuyển sang vùng khác. Tại vùng bị Ô nhiễm, nguồn kinh phí khổng lồ đã phải chi
ra để xử lý đất. Biện pháp xử lý ở đây là đào hào cách ly với các vật liệu cát, đất
sét, vải nhựa. Trên lớp nhựa đổ bê tông, trên bê tông đổ đất và trồng cỏ.

Những năm 1940-1950, tập đoàn nhựa và hóa chất Hooker đã đổ hơn 23.000 tấn
chất thải hóa học từ các hoạt động chế tạo tại nhà máy xuống kênh đào Love. Sau
đó con kênh được lấp lại và xây dựng thành phố Niagara Falls. Trường học, sân
chơi và nhà cửa được xây dựng trên đất chôn hóa chất
Hóa chất thường được chôn xuống trong nhừng thùng kim loại cũ kỹ, gỉ. Đôi khi
chúng bị vỡ ra khi đổ và thậm chí các hóa chất độc được đổ trực tiếp ra kênh.
Người ta đánh giá khoảng 22.000 tấn các chất thải hóa học đã được chôn xuống
kênh. Khoảng 248 loại hóa chất đã được xác định trong các chất thải này. Năm
1968, Occidental Chemical (OxyChem) đã mua Công ty Hoá chất Hooker.
Vào giữa năm 1970, các váng ô nhiễm đã di chuyển tới bề mặt của kênh, tới một
số tầng hầm của các kênh và qua các cống thải đi vào các dòng suối. Các công
trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng lớn các độc chất hóa học đã di chuyển
lên bề mặt và trong các khu vực xung quanh gần trực tiếp với các vị trí đổ chất
thải. Nước thải đã được tháo ra theo các kênh dẫn ra sông Niagara, xấp xỉ 3 dặm


về phía trên so với các đường nưởc vào của nhà máy xử lý nước. Dioxin và các
chất ô nhiễm dẫn ra nhánh sông.
Vào năm 1977 đã phát hiện các độc chất hóa học thấm vào các ống dẫn nước, bề
mặt đất. 248 chất hóa học khác nhau đã tìm thấy, trong đó 30 loại rất độc đối với
bào thai hoặc khác đã di chuyển từ bãi chôn rác ở kênh tới các cống thải thai nhi,
18 1oại chất gây quái thai và khoảng trên 30 1oại bị nghi ngờ là chất gây ung
thư, tỷ lệ các vụ xẩy thai trong các gia đình cư trú gần kênh rất cao.
Các trẻ em ở khu vực này có các vấn đề bất thường về sức khỏe như phát ban,
bỏng hóa chất, các rối loạn sinh lý và thần kinh nghiêm trọng. Số lượng các ca
xẩy thai và dị tật bẩm sinh được ghi nhận cao hơn.
Một vụ kiện ước tính thiệt hại về sức khỏe gần 3 tỷ USD đã được đưa lên chính
quyền thành phố Niagara Falls. Cuối cùng, nhà nước đã phải mua và phá hủy
khoảng 100 ngôi nhà trong khu vực, sơ tán 500 ngôi nhà trong năm 1978; Đội
liên bang và nhà nước làm sạch làm sạch các bãi rác bị ô nhiễm và khu vực xung

quanh, toàn bộ chi phí cho đự án cải tạo kênh Love khoảng 250 triệu USD.
Rất nhiều cá nhân và chính quyền đã kiện hãng Hooker và công ty OxyChem và
năm 1894, nhà nước đã đồng ý để công ty này giải quyết các mẫu thuẫn bằng
cách cải tạo môi trường (xử lý ô nhiễm đất, tái định cư: gần 70% số nhà được
bán và di cư)
Câu 6: Phân tích đường đi của độc chất trong môi trường vào cơ thể sống.
Chất độc trong môi trường đi vào cơ thể con người qua 3 con đường chính:
+ qua da
+ qua hô hấp
+ qua tiêu hóa


Câu 7: Phân tích cơ chế hấp thụ chất độc vào cơ thể sống

- Các cách chất độc được hấp thụ vào cơ thể
+ Hấp thụ thụ động: là quá trình hấp thụ xảy ra do sự chênh lệch nồng độ của
độc chất bên trong và bên ngoài màng sinh học. Độc chất đi từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp).
* Hấp thụ nhờ các chất mang
Là cơ chế vận chuyển độc chất vào trong tế bào nhờ các chất mang của tế bào
(protein mang). Các chất liên kết với chất mang đi vào trong tế bào, ở đây các
chất độc được giải phóng và chất mang lại tiếp tục quá trình vận chuyển.
Hấp thụ chủ động: là cơ chế vận chuyển các chất bằng cách sử dụng năng lượng
của tế bào. Chính vì vậy độc chất có thể chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao.
Nội thấm bào
Bao gồm kiểu hấp thụ các tiểu phần dạng rắn theo cơ chế thực bào và hấp thụ
các tiểu phần ở dạng lỏng dưới dạng uống bào. Hệ thống vận chuyển này đc dùng
khi tiết các chất độc có trong máu ở các túi phổi và mạng lưới nội mô cũng như
hấp thụ 1 số độc chất qua thành ruột

c) Các con đường hấp thụ
Thường một chất độc hấp thụ qua màng theo 3 con đường sau:
Hấp thụ độc chất qua da
Hấp thụ độc chất qua đường hô hấp


Hấp thụ độc chất qua đường tiêu hóa
Câu 8: Phân tích cơ chế đào thải chất độc và tích tụ chất độc trong cơ thể
sống.
Phân bố chất độc trong trong gan và thận:
Gan và thận là 2 cơ quan lưu giữ chất độc chủ yếu trong cơ thể. Độc chất
đi vào gan, thận chủ yếu theo cơ chế hấp thụ chủ động bởi các protein có khả
năng cố định độc chất
Phân bố, tích tụ trong xương
Xương cũng là vùng lưu giữ các độc chất. Các chất cấu tạo nên xường các
cation: Ca, Ba, Sr, .. và một số anion FPhản ứng tích lũy độc chất trong xương làm phản ứng thay thế giữa độc
chất có mặt trong chất lỏng ở các khe xương và các thành phần của xương
Phân bố, Tích tụ trong mỡ
Các mô mỡ là nơi tích giữ mạnh các hợp chất hòa tan được trong chất béo
như các dung môi hữu cơ, các khí trơ, hợp chất hữu cơ clo, dioxin. Độc chất tích
tụ trong mỡ bằng cách hòa tan hoặc liên kết với các axit béo.
Độc chất tích tụ trong mỡ tồn lưu rất lâu và rất khó đào thải
Phân bố, tích tụ trong nhau thai:
Độc chất phân bô vào nhau thai chủ yến theo cơ chế khuyech tán thụ động,
các chất độc phân bố chủ yếu là các chất hữu cơ ưa mỡ, có khả năng hòa tan
trong lớp lipid khi đi qua hàng rào máu nhau thai
Phân bố, tích tụ trong não
Sự phân bố này thường được ngăn cản bởi hàng rào máu định vị ở các
thành mạch và xung quanh não. Độc chất càng dễ hòa tan trong chất béo càng dễ
hấp thụ vào não và ngược lại

Phân bố vào các cơ quan đặc hiệu khác
Các chất có ái lực với một số cơ quan thông thường khư trú ở các cơ quan
đặc hiệu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích tụ:
- khả năng tan trong mỡ, nước
- chuyển hóa của độc chất
- ái lực với một số cơ quan
- giống, loài, ..
- liều lượng, thời gian tiếp xúc


Câu 9: Nêu và phân tích các giai đoạn và phản ứng chính trong cơ
thể chuyển hóa chất độc trong cơ thể sống
Quá trình chuyển hóa và tác động của độc chất tại một số cơ quan bên
trong cơ thể

Sự trao đổi chất có thể chia thành 2 loại tuỳ theo các phản ứng enzym:
Các phản ứng của giai đoạn 1

- Oxy hóa:
Là dạng thông thường nhất của phản ứng chuyển hóa sinh học có vai trò
sát nhập oxi của không khí và các dẫn xuất của hợp chất. Rất nhiều độc
chất như hydrocacbon mạch thẳng, vòng, hydrocacbon có nhân thơm, hợp
chất của lưu huỳnh, hợp chất của nitơ, hợp chất của phospho,…bị oxy hóa
sau khi vào cơ thể.

-

Khử oxy:
ít gặp hơn quá trình oxy hóa. Các phản ứng thường gặp như andehit và

xeton thành ancol, clorat thành tricloetanol, các nitro (- NO 2) của cacbua
thơm được khử thành amin (- NH 2). Phản ứng này thường tạo ra các dẫn
xuất khó đào thải và có độc tính mạnh.

- Thủy phân:


Độc chất các este, amid, các hợp chất cao phân tử khi đi vào cơ thể sẽ bị
thủy phân thành các đơn phân tử. những enzyme tham gia phản ứng thủy
phân như esterase, amidase, glucosidase có nhiều trong máu, gan và phần
hòa tan của tế bào.
Các phản ứng của giai đoạn 2: Phản ứng liên hệ
Các phản ứng của giai đoạn 2 tham gia vào sự tổng hợp dẫn xuất của chất
lạ. Các phản ứng này được xem như phản4 ứng liên hợp. Nó đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình trao đổi chất loại bỏ độc tính.
Liên hợp với lưu huỳnh (S):
Liên hợp với nhóm methyl (- CH3)
Liên hợp với H2SO4
Liên hợp với glycin
Câu 10: Phân tích cơ chế đào thải chất độc trong cơ thể sống.
Quá trình đào thải và bài tiết
Đào thải các độc chất khỏi cơ thể có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau.
Các con đường đào thải

-

Qua thận và đường nước tiêu
Qua đường tiêu hóa
Qua đường hô hấp
Qua tuyến mồ hôi

Qua tuyến sữa và nhau thai
Qua nước bọt
Đào thải qua nước bỏ
Đào thải qua các đường khác

Về nguyên tắc, quá trình đào thải giống với quá trình hấp thụ, vận chuyển các
hóa chất đi qua các màng sinh học dựa vào sự chênh lệch về nồng độ hóa chất.
Hóa chất di chuyển từ điểm có nồng độ cao đến điểm có nồng độ thấp hơn.
Tốc độ đào thải
Sự đào thải phụ thuộc vào

- Tốc độ của sự khử hoạt tính sinh hóa
- Tốc đô bài tiết
Phần lớn, các độc chất với nồng độ thấp bị thải loại ra khỏi cơ thể với tốc độ phụ
thuộc vào nồng độ trong máu và khả năng chuyển hóa sang các hợp chất tan
được trong nước. Nếu độc chất tan được trong mỡ, đào thải trực tiếp rất khó
khăn, lúc này tốc độ đào thải coi như bằng không.


Tốc độ đào thải chất độc khỏi cơ thể phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa và bài tiết
chúng. Thông thường, trong cơ thể, các chất độc được chuyển hóa thành chất ít
độc hơn, có tính ưa mỡ kém hơn, tính hòa tan trong nước cao hơn, do đó dễ thấm
vào màng tế bào và dễ bị bài tiết.

Câu 11: Phân tích ý nghĩa của mối quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng
Liều lượng (dose) là một đại lượng biểu hiện độ lớn sự xuất hiện các tác
nhân hóa học, vật lý hay sinh học trong cơ thể.
Đáp ứng (response) là phản ứng của toàn bộ cơ thể hay của một hoặc
vài bộ phận của cơ thể sinh vật đối với chất kích thích (chất gây đáp ứng)


-

Ý nghĩa của mối quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng:
+ Chỉ có thể xác định một chất hóa học có nguy cơ gây tác động đến cơ thể sống
khi định lượng được mối liên hệ giữa liều lượng - đáp ứng
+ các đại lượng xác định được trên đường cong liều lượng – đáp ứng
+ ý nghĩa của hệ số góc (Ngưỡng gây độc càng nhỏ và hệ số góc của đường cong
càng lớn thì tính độc càng cao.
Mối quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng biểu diễn dưới dạng hàm số. Đáp ứng
là hàm của liều lượng.


- Đường cong biểu diễn giữa liều lượng và đáp ứng -> đường cong đáp

ứng.
Nhận xét:
-

Đáp ứng phụ thuộc vào liều lượng.
Ở mức liều lượng thấp, độc chất chưa gây ra đáp ứng. Tồn tại một
ngưỡng, điểm bắt đầu xuất hiện phản ứng.
Ngưỡng gây độc càng nhỏ và hệ số góc a/b của đường cong càng
lớn thì tính độc càng cao.

Câu 12: Các đại lượng đặc trưng của độ độc cấp tính và độ độc mãn
tính:tên, ý nghĩa, cách xác định(thí nghiệm hoặc cách ước tính)
Đại lượng để đánh giá độc tính cấp tính: LD, LC, ED, EC, LT
LD50 (median lethal dose): liều lượng gây chết 50% động vật thí
nghiệm, đơn vị mg/kg. Đơn vị này thường dùng trong thí nghiệm với động vật
sống trên cạn.

LC50 (median lethal concentration): nồng độ gây chết 50% động vật thí
nghiệm, đơn vị mg/l dung dịch hóa chất. Đơn vị này thường dùng trong thí
nghiệm với động vật sống dưới nước
ED (effective dose): liều lượng gây ảnh hưởng
Nếu ở giai đoạn cuối thí nghiệm không gây chết đôc vật thí nghiệm mà
nồng độ (liều lượng) thí nghiệm dẫn đến các tác động khác nhau đối với 50% vật
thí nghiệm thì gọi là liều ảnh hưởng 50% ED 50 (median effective dose) hay nồng
độ ảnh hường 50% EC50
LT (lethal time): thời gian gây chết động vật thí nghiệm


TU: toxicity units là đại lượng thể hiện lượng độc chất của mẫu thử với
sinh vật thí nghiệm
TU =
Phương pháp: Đo liều lượng hoặc nồng độ gây chết của 1chất độc lên
sinh vật thí nghiệm trong thời gian nhất định
Con đường phơi nhiễm:
- qua da: bôi 1 lượng chất độc xác định lên phần da đã cạo sạch lông, sau
đó quấn kín bằng vải
- qua đường tiêu hóa: cho ăn, uống qua miệng
- qua đường hô hấp: cho tiếp xúc với độc chất qua đường mũi hoặc tiếp
xúc toàn thân
- liều lượng tiếp xúc: giảm dần: thường 2000, 300, 50, 5 mg/kg thể trọng
qua đường tiêu hóa, da; cao nhất 5mg/l (5000mg/m3kk), sau đó giảm dần đối
với độc chất tiếp xúc qua đường hô hấp.
Đại lượng để đánh giá độ độc mãn tính: NOEC, LOEC, NOEL, LOEL, MATC
Đại lượng dùng đánh giá độ độc mãn tính: MATC là nồng độ gây độc cực
đại có thể chấp nhận được.
NOEC (NOEL) < MATC < LOEC (LOEL)
LOEL (LOEC): liều lượng (nồng độ) thấp nhất của độc chất trong môi trường để

có thể quan sát thấy biểu hiện nhiễm độc.
NOEL (NOEC): Liều lượng (nồng độ) cao nhất của độc chất mà tại đó không quan
sát thấy ảnh hưởng nhiễm độc đến cơ thể sinh vật.
NOAEL: chỉ sử dụng cho đáp ứng có hại của độc chất
Phương pháp xác định thông qua các thí nghiệm trường diễn
Câu 13: Dạng và nguồn độc chất trong môi trường đất.
a) Nhiễm độc do ô nhiễm tự nhiên
Nhiễm phèn: do nước phèn từ các “rốn” phèn (trung tâm phèn) theo dòng
nước mặt hoặc nước ngầm lan đến vị trí khác làm nhiễm phèn ở nơi này, làm pH
của môi trường đất giảm xuống. Kết quả, gây ngộ độc cho cây trồng, sinh vật
trong đất
Nhiễm mặn: nhiễm mặn gây ra do muối trong nước biển, nước triều hay
từ các mỏ muối. Chúng gây hại do tác động ion, cũng có thể gây hại bởi áp suất
thẩm thấu. Nồng độ muối cao trong dung dịch đất gây hạn sinh lý cho thực vật


Gley hóa: quá trình gley hóa trong môi trường đất là quá trình phân giải
chất hữu cơ trong điều kiện ngập nước, yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác bã sinh
vật, sản sinh ra nhiều chất độc dưới dạng CH 4, H2S, N2O, CO2 , FeS và các acid hữu
cơ khác… đó là những chất gây độc cho sinh thái môi trường.

b) Nhiễm độc do ô nhiễm nhân tạo
Ô nhiễm dầu: làm giảm hiệu quả của trạng thái đất đối với động vật và thực
vật.
Ô nhiễm kim loại nặng (từ nước thải hay bụi chứa nhiều kim loại nặng) gây
nhiễm Hg, Pb, Cu, Cd.
Ô nhiễm chất hữu cơ: gây ra bởi sự tích tụ xác bã hữu cơ do rác thải hữu cơ
khu dân cư, các bãi rác đô thị, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường
đất, tạo ra các khí độc: CH4, H2S, các acid hữu cơ và dư thừa vi sinh vật yếm khí, vi
khuẩn gây bệnh.

Ô nhiễm do chất phóng xạ: do các phản ứng neutron hóa tác dụng neutron
lên các protein, từ các vụ nổ bom nguyên tử và do tác dụng bức xạ vũ trụ, làm
sinh ra các chất phóng xạ. Khi các chất này xâm nhập vào môi trường đất, nó sẽ
xâm nhập vào các thực vật, động vật trong các chu trình sinh địa hóa hay qua
dây chuyền thực phẩm.
Ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường đất: vi trùng gây bệnh có mặt trong
đất nhiều hơn về chủng loại và số lượng có thể so với trong nước. Khả năng sinh
sôi nảy nở và lan truyền bệnh của chúng cũng cao như trong môi trường nước và
không khí.
Ô nhiễm hóa chất nông nghiệp: các chất hữu cơ, hữu vô cơ, hay cơ kim
thường có đặc tính bền vững trong môi trường đất, nên nó có các tác động gây
độc trực tiếp hoặc tiềm tàng và nguy hiểm đối với con người. Độc chất trong đất
có thể truyền trực tiếp vào sinh vật và người khi tiếp xúc và cũng có thể qua con
đường thực phẩm: Đất → cây → động vật ăn thực vật → con người.
Câu 14: Cơ chế, sự lan truyền độc chất trong môi trường đất và các yếu tố
ảnh hưởng.
Sự lan truyền chất độc trong môi trường đất


Keo đất:

Sự xâm nhập của các chất vào trong môi trường đất được thực hiện thông
qua hoạt tính của keo đất.
Keo đất được cấu tạo bới 4 lớp: lớp nhân, lớp ion định thế mang điện tích
âm, lớp điện tích trái dâu với lớp ion định thế và lớp ion có khả năng trao đổi
chất với môi trường bên ngoài.
Với cấu tạo như vật keo đất có khả năng hấp thụ trao đổi ion giữa bề mặt
của keo đất với dung dịch bao quanh nó.

• Qua thực vật: rễ chuyển vào sinh vật theo chuỗi thức ăn

• Hô hấp đất


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền của chất độc trong
môi trường đất
Bản chất của các chất độc đối với các loài sinh vật hay còn gọi là tính “kỵ
sinh vật” tính độc của các chất này được quyết định bởi cấu tạo và hoạt tính
của chúng. Ví dụ: Pb, Hg, CuSO4 thì luôn luôn độc đối với sinh vật. Những
chất không “kỵ sinh vật” thì tính độc biểu hiện thấp hơn.
Nồng độ và liều lượng của độc chất có tương quan thuận với tính độc.
Nồng độ và liều lượng càng cao thì càng độc.
Nhiệt độ: nhiệt độ đất càng cao thì tính độc càng mạnh (trừ phi chúng ở
điểm phân hủy của chất độc). Nhưng cũng có thể khi nhiệt độ đất quá cao sẽ
làm phân hủy độc chất.
Ngưỡng chịu độc: các loài sinh vật khác nhau có ngưỡng chịu độc khác
nhau. Tuổi tác: sinh vật non trẻ thì mẫn cảm với chất độc, ngưỡng chịu độc
thấp; sinh vật cao tuổi thì ngưỡng chịu độc cao, nhưng tuổi già chịu độc
kém. Giới tính cũng ảnh hưởng đến ngưỡng chịu độc. Giống cái và phái nữ
dễ mẫn cảm với chất độc hơn là giống đực và phái nam.
Những điều kiện khác của đất: chế độ nước, độ ẩm, độ chua trong đất có
ảnh hưởng đến sự cung cấp O2 để giải độc và phân bố lại nồng độ của hơi
độc.
Khả năng tự làm sạch của môi trường đất: Khả năng này rất lớn, nhưng
mỗi loại đất có khả năng khác nhau. Nhờ vậy mà các sinh vật trong đất ít bị
nhiễm độc hơn trong môi trường nước và môi trường không khí.

-

-


-

Câu 15: Dạng và nguồn độc chất trong môi trường nước.
a. Nguồn gốc phát sinh độc chất trong nước




Nguồn tự nhiên
-

Nước nhiễm mặn

-

Kim loại nặng trong các mạch nước ngầm

-

Do thiên tai

Nhiễm độc do nhân tạo
-

Nhiễm độc do sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp

-

Nhiễm độc do rò rỉ nước rác từ các hố chôn lấp


-

Nhiễm độ do quá trình khai khoáng kim loại, khai thác dầu mỏ, khai
thác than

-

Do các khí ô nhiễm có trong không khí đi vào môi trường nước

-

Do hiện tượng rửa trôi các chất ô nhiễm có trong đất

b. Các loại chất độc trong môi trường nước
- Chất hữu cơ dể bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxi


-

Các tác nhân gây bệnh
Chất dinh dưỡng thực vật
Các hóa chất tổng hợp – bền vững
Các chất vô cơ và khoáng chất
Các chất phóng xạ
c. Các dạng tồn tại của độc chất trong nước
Dạng hòa tan: các chất hòa tan trong môi trường nước dễ bị sinh vật hấp
thụ và dễ lan truyền trong môi trường nước.
Dạng bị hấp thụ bởi các phần vô sinh hoặc hữu sinh lơ lửng trong nước
hoặc lắng xuống đáy bùn. Các chất có trong trầm tích đáy có thể được hấp thụ
bởi một số sinh vật sống ở tầng đáy. Các hóa chất trở thành trầm tích đáy có thể

tái hoạt động khi có sự xáo trộng.
Tích tụ và chuyển hóa trong cơ thể sinh vật thủy sinh. Các chất tích tụ
trong cơ thể sinh vật có thể qua quá trình trao đổi chất thải ra ngoài môi trường
qua đường bài tiết hoặc được truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác qua chuỗi
thức ăn.
Câu 16: Cơ chế, sự lan truyền độc chất trong môi trường nước và các yếu
tố ảnh hưởng.
Một số cơ chế chủ yếu:
-

Khuyếch tán, đối lưu, lắng đọng, bay hơi, qua sinh vật

- Lắng đọng/ tạo trầm tích: có thể tái hoạt động khi bị xáo trộn
- Qua sinh vật:tích tụ qua chuỗi thức ăn và thải trở lại môi trường, phân hủy
-

xác động thực vật.
Đối lưu: Trong quá trình chảy độc chất không thay đổi nồng độ( nguyên
nhân là do dòng chảy hẹp)
Các chất độc lan truyền vào môi trường nước theo cơ chế khuyếch tán
thông thường.
Hấp phụ vào các hạt rắn, lơ lửng và lắng ở trầm tích đáy khi có sự xáo trộn
thì phân tán ngược trở lại trong nước hoặc tích tụ thành trầm tích đáy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền của độc chất trong môi trường
nước

-

Phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học của độc chất

Phụ thuộc vào tốc độ, lưu lượng dòng chảy
Phụ thuộc vào pH của môi trường
Phụ thuộc vào trầm tích của dòng sông hồ là nơi tiếp nhận chất độc
Phụ thuộc vào vi sinh vật có trong đất, các loại cá, động vật thủy sinh

Câu 17: Dạng và nguồn độc chất trong môi trường không khí.


a. Nguồn phát sinh độc chất trong môi trường không khí
- Ô nhiễm tự nhiên.
+ Do khí thoát ra từ hoạt động núi lửa, bụi do bão cát sa mạc, do sự phát
tán của phấn hoa.
+ Do quá trình phân hủy sinh học tự nhiên các chất hữu cơ của vi sinh vật,
tạo ra các khí như SO2, H2S, CO2, NOx, NH3, CH4, và các chất hữu cơ dễ bay hơi
có mùi hôi.

- Ô nhiễm nhân tạo.
+ Phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp: nhà máy hóa chất, nhà máy
luyện kim, nhà máy cơ khí, các xí nghiệp công nghiệp nhẹ…
+ Phát sinh từ quá trình khai thác như khai thác than khai thác và chế biến
dầu…
+ Phát sinh từ các hoạt động giao thông đường bộ đường thủy.
+ Do sự bốc hơi của chất độc trong nước và trong đất bị ô nhiễm.
+ Phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt.
b. Dạng tồn tại trong môi trường không khí
Dạng hạt: Các loại bụi lớn, khói, khói muội, sol khí, sương, mù
Dạng khí: + Chất khí vô cơ: NOx , SOx , COx, NH3, H2S…
+ Hơi dung môi hữu cơ, hơi axit, hơi kim loại, các hợp chất dễ
bay hơi: Dioxin,este,CH4…
+ Vi sinh vật gây bệnh, phấn hoa, bào tử nấm…

+ Khí quang hóa:O3, PAN,…
Câu 18: Cơ chế lan truyền độc chất trong môi trường khí và tác động của
độc chất trong không khí đến con người, môi trường.

a. Cơ chế lan truyền
- Độc chất có trong môi trường không khí lan truyền không biên giới và
-

theo diện phân bố rộng.
Hai cơ chế chính là khuyếch tán và đối lưu

+ Khuyếch tán: vận chuyển một chất bởi sự di động ngẫu nhiên từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho đến khi các chất phân tán đồng nhất
vào không khí.
+ Đối lưu:Đối lưu đồng nhất và đối lưu không đồng nhất.

- Quá trình lan truyền phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Các điều kiện khí tượng: hướng gió, tốc độ di chuyển của gió, độ ẩm,
nhiệt độ…
+ Điều kiện địa hình là đồi núi, thung lũng hay dốc..


+ phụ thuộc vào tính chất của nguồn thải đó là nguồn thải liên tục hay
gián đoạn, nguồn đường hay nguồn điểm, nhiệt độ của nguồn thấp hay cao và độ
cao của ống khói của nguồn khí thải
b. Tác động của độc chất trong không khí đến con người, môi trường.
- Ảnh hưởng của độc chất đến người và động vật.
Chất ô nhiễm có trong không khí chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua con
đường hô hấp. Các loại độc chất khác nhau có cơ chế tác dụng lên cơ thể sinh vật
và tác dụng gây bệnh khác nhau.

+ Tác động kích thích lên đường hô hấp trên:
+ Tác động gây ngạt:
+ Các chất tác động lên phổi
+ Các chất gây mê và gây tê
+ Các chất gây dị ứng
+ Các chất tác dụng lên thận
+ Các chất tác dụng lên hệ thống tạo máu
+ Các tác động khác
- Ảnh hưởng tới thực vật:
Hầu hết các chất ô nhiễm môi trường không khí đều có ảnh hưởng xấu đến

-

thực vật. Biểu hiện:
Tác động lên sự phát triển của cây như là kiềm hãm sự phát triển của cây, chồi
non không có khả năng nẩy chồi, hoặc kích thích phát triển làm lá phát triển quá

-

nhanh phiến lá bị quăn.
Bụi bám làm ảnh hưởng quá trình quang hợp của lá.
Vàng lá, hoa quả bị lép, hoa quả bị rụng và bị hết hại.
Câu 19: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo.
Đánh giá rủi ro môi trường (ERA)
Là một kỹ thuật nhằm đánh giá định tính, định lượng một cách có hệ
thống các tác động có hại thực tế hay tiềm tàng của các chất ô nhiễm lên sức
khỏe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh thái.
Là một công cụ được sử dụng để dự báo các mối nguy hại đến sức khỏe
con người và môi trường.



Bước 1: Nhận diện mối nguy hiểm.
Bước 2: Đánh giá độc tính
Bước 3: Đánh giá phơi nhiễm
Bước 4: Đặc tính của rủi ro
Câu 20: Trình bày về độc học của tác nhân điển hình: Kim loại (Pb, Hg, Cd);
POP (dioxin và PCBs); khí (CO, SO2, NOx); một số tác nhân sinh học: dạng,
nguồn (Dạng tồn tại; Nguồn gốc; đường xâm nhập vào cơ thể con người;
tính độc; triệu chứng, phòng ngừa, ví dụ về sự cố nhiễm độc do môi
trường điển hình).
Tên
độc
chất

Dạng tồn tại –
Nguồn gốc

Đường xâm
Triệu
nhập vào cơ thể - chứng –
Tính độc
Phòng
ngừa

Ví dụ về sự cố điển hình

Chì
(Pb)

Trong tự nhiên chì

có nhiều trong các
quặng chì như là
PbS, PbCO3, và
PbSO4.

- Hấp thụ:

Nhận xét chung: Chì là
chất gây ô nhiễm không
khí, đất, nước và nhất là
phân bố rộng rãi trong
nhiều khu vực, có ảnh

+ Nhiễm
độc cấp
+ Chì vô cơ: khó
tính:Táo
hấp thụ, 10%
lượng chì vô cơ ăn bón, nôn
mửa, đau
phải được hấp thụ,
bụng


Các hợp chất
tốc độ hấp thụ độc
thường gặp của chì: chất chì phụ thuộc
vào nồng độ của
- Muối chì PbSO4,
kim loại có trong

PbCO3, PbS,
đường ruột.
PbCrO3, PbCl2
thường ở dạng
+ Hơi, khói, bụi
bột, làm sơn và
chì: dễ thâm nhập
bột màu.
- Oxit chì: PbO: điện qua đường hô hấp
đi vào cơ thể.
cực trong pin,
acqui; Pb3O4 ở
+ Chì hữu cơ: dễ
dạng bột đỏ dùng
hấp thụ qua da,
làm chất màu pha
tiêu hóa và hô hấp.
sơn.
- Pb(OH)2: dạng bột - Đào thải và
trắng ít tan trong
tích tụ:
nước
+ Đào thải: chì
- Các hợp chất
chủ yếu được đào
metyl, etyl chì:
thải qua đường
được dùng làm
phân, thận; Ngoài
chất chống nổ

ra còn được đào
trong xăng.
thải qua đường
- Chì Stearat: dùng
trong công nghiệp hơi thở, mồ hôi,
chế biến chất dẻo
sữa mẹ.
- Chì chủ yếu phát
+ Tích tụ: trong
sinh do hoạt động
huyết tương,
khai khoáng và
trong các mô và
luyện kim, khói
phần lớn là thay
thải của các
thế Canxi tích tụ
phương tiện giao
thông sử dụng
trong xương.
xăng có pha chì,
- Chuyển hóa:
chất thải và nước
Chì cũng như kim
thải của một số
loại khác có khả
ngành công
năng tác dụng với
nghiệp có sử dụng
gốc SH của

chì.
protein gây biến
tính protein.
Chì tác dụng với
ALA ( axit delta
aminolevuni),
ngăn cản sự tạo

trên, trụy
tim
mạch,
trong
trường
hợp nặng
có thể
dẫn đến
tử vong.
+ Nhiễm
độc mãn
tính:
Biểu hiện
ban đầu
là mất
ngủ,
biếng ăn,
chân
răng có
viền đen,
nước bọt
có vị tanh

của kim
loại.Trườ
ng hợp
nhiễm
độc nặng
sẽ bị
thiếu
máu,
viêm não
ở trẻ em,
viêm
thận mãn
tính.Một
số trẻ em
bị dị tật
bẩm sinh
như bộ
não
chậm
phát
triển,
hỏng
thận do

hưởng ít hơn ở những khu
vực ít dân cư sinh sống. Chì
đi vào đất từ nhiều nguồn
và phản ánh sự phân bố sử
dụng phổ biến của chì. Sự
tồn tại lâu dài và khả năng

tích lũy của chì làm cho nó
trở thành một độc chất
nguy hiểm trong môi
trường, thêm vào đó là tác
động nặng nề của nó lên
con người. Nhận thức
được tầm quan trọng của
độc chất chì, một số quốc
gia đã quan tâm hạn chế
các nguồn phát thải ô
nhiễm chì, xử lý ô nhiễm
chì trong môi trường đất.
Đây cũng là một vấn đề
đặt ra cho nước ta, trong
hoàn cảnh chúng ta đang
thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước,
chúng ta cần phải quan
tâm hơn tới độc chất chì.
Nhiễm độc chì, Trung Quốc
Địa điểm: Thành phố Tế
Nguyên, tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc
Nguyên nhân: Do lò luyện
chì của Tập đoàn Dự
Quang đã gây nhiễm độc
chì về môi trường đất và
nước tại đây  người dân
sống quanh khu vực bị
phơi nhiễm  nhiễm độc



thành của
prophobilinogen
nguyên liệu tổng
hợp nên hồng cầu
từ ALA. Chính vì
vậy chỉ có trong
máu kìm hãm sự
tổ hợp máu, làm
chậm quá trình
tuần hoàn của
hồng cầu gây
bệnh thiếu máu.

mẹ tiếp
xúc với
chì khi
mang
thai.
Giải độc:
Sử dụng
EDTA tạo
phức bền
vững với
chì, ngăn
cản quá
trình ion
hóa tạo
ra Pb2+


chì.
Hậu quả: 1/3 trong tổng
số gần 3.000 em nhỏ sống
gần các lò luyện chì ở khu
vực trên có nồng độ chì
trong máu vượt quá nhiều
lần giới hạn cho phép.
Chính quyền địa phương
đã đình chỉ 32 trên tổng số
35 cơ sở sản xuất chì điện
phân và có thể sẽ tiếp tục
đình chỉ 3 dây chuyền sản
xuất còn lại vì lý do gây ô
nhiễm môi trường. Tất cả
trẻ em sống trong bán kính
1km quanh các cơ sở nấu
chì đã được sơ tán.

Thủ
y
ngân
(Hg)

Thủy ngân là kim
loại màu trắng bạc,
đông đặc ở -40oC,
sôi ở 357oC. Có
trong quặng
Cinabre với hàm

lượng vào khoảng
0,1 – 4%. Thủy
ngân được dùng
làm: sơn chống
thấm, chất xúc tác,
chất ăn mòn, thuốc
tẩy giun, thuốc, bột
màu, thuốc nổ,
thuốc BVTV. Thủy
ngân phát sinh ra
ngoài môi trường
chủ yếu do hoạt
động khai khoáng
quặng chủ yếu là
quặng Cu, Pb; nước
thải công ngiệp,

- Hấp thụ:

Nhiễm
Khả năng hấp thụ độc cấp
tính: ho,
phụ thuộc vào
khó thở,
dạng tồn tại của
thở gấp,
thủy ngân
sốt buồn
+ Hơi thủy ngân:
nôn, hôn

dễ hấp thụ qua da, mê, đau
tiêu hóa, hô hấp.
dạ dày và
co thắt ở
+ Metyl thủy
vùng
ngân: dễ hấp thụ
ngực.
qua da, tiêu hóa,
Trường
hô hấp
hợp nặng
+ Muối thủy ngân, sẽ dẫn
thủy ngân lỏng:
đến tử
Khó hấp thụ, thủy vong.
ngân hấp thụ qua Nhiễm
độc mãn
đường tiêu hóa
tính:
đào thải ngay ra
Vàng da
ngoài theo đường
do suy
phân.

Vào đầu những năm 1950,
nhiều người dân ở khu vực
Minamata- một khu vực
chuyên về đánh bắt thủy

sản ở phía nam Nhật Bản
bị mắc những chứng bệnh
lạ như run rấy chân tay,
bại liệt, mất trí nhớ, một số
trường hợp bị tử vong.
Khoảng trên 3000 người
đã có những khuyết tật
nào đó hay có triệu chứng
ngộ độc thủy ngân nặng nề
hoặc đã chết vì ngộ độc.
Thảm họa Minamata bắt
nguồn từ việc một nhà
máy hóa chất của tổng
công ty Chisso được xây
dựng ở Minamata, một
thành phố thuộc tỉnh
Kumamoto của Nhật Bản,


nước thải sinh hoạt,
nước rỉ rác, rác thải
công nghiệp.

- Tích tụ và đào
thải:
+ Tuyến bài tiết
chính của thủy
ngân là đường
phân thải, ngoài
ra còn được bài

tiết ra qua tuyến
mồ hôi, tuyến
nước bọt, tuyến
sữa và mẹ truyền
cho con qua nhau
thai.
+ Cơ quan tích tụ:
Thủy ngân vào cơ
thể cư trú nhiều
trong máu, trong
tế bào thần kinh
của não, trong
thận và trong các
mô mỡ.
- Chuyển hóa:
2 giai đoạn
+ Trong các mô
hợp chất của thủy
ngân bị oxy hóa
thành Hg2+
+ Hg2+ liên kết với
các protein của
máu và của các

Tác dụng với gốc
SH của protein
làm biến tính
protein gây mất
hoạt tính của các
enzyme và làm rối

loạn chức năng
của protein.

yếu chức
năng của
gan, rối
loạn tiêu
hóa do
suy yếu
hoạt tính
của men
tiêu hóa,
protein
niệu,
viêm lợi
do lượng
Hg thải
ra qua
tuyến
nước bọt
tích đọng
ở chân
răng, các
bệnh liên
quan đến
não và hệ
thần kinh
như đau
đầu, rối
loạn thần

kinh dẫn
đến nói
lắp rung
tay, mất
cảm giác,
nói lắp
bắp, co
giật,… và
có thể bị
teo vỏ
tiểu não.
Giải độc:
Sử dụng
BAL chất
này có ái
lực mạnh
với Hg2+ ,
tác dụng

vào năm 1908. Nhà máy
này lúc đầu chủ yếu sản
xuất phân bón sau đó là
các sản phẩm axetylen,
acetaldehyde, clorua vinyl,
… Các phản ứng hóa học
được sử dụng để sản xuất
acetaldehyde dùng sunfat
thủy ngân là chất xúc tác,
một phản ứng phụ của quá
trình xúc tác tạo ra một

hợp chất hữu cơ chứa thủy
ngân có tên là
methylmercury (metyl
thủy ngân). Hợp chất có
độc tính cao này đã được
thải vào vịnh Minamata từ
năm 1932 cho đến năm
1968, khi phương pháp
sản xuất này bị dừng lại.
Chuyện này không hề được
quan tâm trong nhiều
năm, sau khi chất thải
metyl thủy ngân theo nước
thải chảy xuống vịnh và
tích tụ trong hải sản ở vịnh
còn người dân ở đây đánh
bắt và sử dụng các loại hải
sản đó và bị nhiễm độc.
Đến tận năm 1968, chính
phủ Nhật Bản mới chính
thức thừa nhận bệnh
Minamata do công ty
Chisso gây ra. Tháng
6/1973, chiếu theo quyết
định của toàn án, những
người được xác nhận
nhiễm bệnh Minamata
nhận một khoản tiền bồi



với Hg2+
và giải
phóng
enzyme
ra khỏi
liên kết
với Hg2+

thường đồng thời với việc
Chisso phải trả them tiền
trợ cấp hàng năm, chi phí
thuốc men, chữa bệnh,
chăm sóc, mai tang… cho
các bệnh nhân của bệnh
này ở Minamata. Tính tới
ngày 30/4/1997, có tới
17.000 người ở hai tỉnh
Kumamoto và Kagoshima
được xác nhận mắc bệnh
Minamata.
Ô nhiễm thủy ngân ở vịnh
Minamata vượt quá nồng
độ 525ppm (so với tiêu
chuẩn quốc gia giới hạn
0,4ppm). Vì vậy người ta
đã phải nạo vét long vịnh
suốt 14 năm liền, tốn kém
tới 48,5 tỷ yên từ chi phí
của chính quyền tỉnh
Kumamoto. Thảm họa

Minamata là một ví dụ
thực tế kinh hoàng về sự
gây ô nhiễm của công
nghiệp gây ảnh hưởng
nặng nề đến sức khỏe
người dân.

Cadi
mi
(Cd)

Trong tự nhiên Cd
có lẫn trong quặng
kẽm. Cd được dùng
chủ yếu làm cực của
pin điện, là chất tạo
màu và tạo độ cứng
cho nhựa, men. Các
hợp chất thường
gặp của Cadimi:
CdO, CdS, CdCO3,

- Hấp thụ:

+ Triệu
chứng
Cadimi chủ yếu
được hấp thụ qua nhiễm
độc cấp
đường tiêu hóa.

tính:
Khả năng hấp thụ
Tiếp xúc
phụ thuộc vào
qua
hàm lượng Fe
đường
trong cơ thể. Thiếu tiêu hóa:
nước bọt
hụt sắt sẽ làm

Sự cố tại làng
Shuangqiao, Hồ Nam,
Trung Quốc
Tính đến năm 2009, tại
làng Shuangqiao, Hồ Nam,
Trung Quốc đã có 26 người
thiệt mạng và hàng trăm
người khác đổ bệnh do


Cd(OH)2
Nguồn gây ô
nhiễm chính:
Hoạt động của núi
lửa
Do hoạt động khai
thác mỏ kim loại và
luyện kim
Chất phế thải của

các ngành công
nghiệp chế biến và
sản xuất những sản
phẩm có sử dụng Cd
như nhựa, men, pin
điện.
Quá trình thiêu hủy
những vật bằng
nhựa, pin và quá
trình đốt cháy các
nhiên liệu hóa
thạch.
Sử dụng rộng rãi
phân photphat có
lẫn Cd dẫn đến gây
ô nhiễm Cd trên đất
nông nghiệp.
Bùn của cống rãnh
chứa nước thải sinh
hoạt và nước thải
công nghiệp.

tăng khả năng hấp
thụ Cd vào cơ thể.
Thực phẩm chứa
hàm lượng Cd lớn:
nấm(>10mg/kg),
loài nhuyễn thể
(<1mg/kg), trong
gan, thận của vật

nuôi (<0,5) và một
lượng nhỏ có
trong rau quả, cá,
củ.
- Tích tụ và đào
thải:
+ Đào thải: chủ
yếu được đào thải
qua phân và qua
thận.
+ Tích tụ: Khoảng
5% lượng Cd hấp
thụ vào cơ thể
được giữ lại và
chủ yếu tập trung
ở thận, gan, xương
và lượng rất nhỏ ở
mô mềm.Thời gian
bán hủy của
cadimi vào trong
cơ thể rất dài,
thường từ 7 – 30
năm.
- Chuyển hóa:
Do tính chất của
cadimi gần giống
với kẽm nên
Cadimi khi đi vào
cơ thể thay thế vị
trí kẽm trong các

otynin, protein
điều chỉnh quá

tiết ra
nhiều,
buồn nôn
và nôn
mửa liên
tục, chảy
máu,
choáng
váng và
ngất.
Tiếp xúc
qua
đường hô
hấp là
tức ngực
kèm theo
khó thở.
Sau giai
đoạn này
thì sẽ
chuyển
sang giai
đoạn
chán ăn,
buồn
nôn, mệt
mỏi, đau

đầu, đi
ngoài.
+ Triệu
chứng
nhiễm
độc mãn
tính:
nhuyễn
xương,
tràn khí,
suy thận,
suy gan,
protein
niệu.

phơi nhiễm Cd do sinh
sống gần một nhà máy sản
xuất hóa chất bỏ phế. Các
mẫu đất tại đây được xét
nghiệm có hàm lượng Cd
cao gấp 300 lần mức cho
phép. Trong số 3000 người
được tiến hành kiểm tra y
tế có 500 người bị tích tụ
Cd. Trong vòng 4 năm có
26 người thiệt mạng do Cd
trong đó 20 người bị ung
thư, trẻ em trong làng
chào đới có nhiều dị tật
bẩm sinh. Đây được coi là

“một trong 10 vụ ô nhiễm
lớn nhất”.


×