Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.31 KB, 17 trang )

Câu 1: Hệ thống thông tin địa lý là gì? Để một hệ thống
thông tin địa lý hoạt động cần có các thành tố cấu thành
nào? Trình bày nội dung từng thành tố đó?
Trả lời:
*Khái niệm:
-Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là 1 hệ thống thông tin có
khả năng xây dựng, cập nhật , lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân
tích , hiển thị và xuất ra các dữ liệu mà liên quan tới vị trí địa
lý nhằm hỗ trợ ra quyết định trong trong các công tác quy
hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
-Theo ESRI : GIS là một tổ chức tổng thể bao gồm các
thành phần: phần cứng , phần mền, dữ liệu , phương pháp, con
người, được thiết kế nhằm mục đích tiếp nhận, lưu trữ, cập
nhập, điều khiển, truy vấn, phân tíchvà hiển thị các dạng
thông tin liên quan đến vị trí địa lý.
*Để 1 hệ thống thông tin địa lý hoạt động cần có các thành
tố cấu thành là:
-Phần cứng: là hệ thống máy tính và thiết bị ngoại vi cho
cài đặt và vận hành phần mềm GIS.
bao gồm :
+ Máy tính: Máy tính được sử dụng cho các hệ thống GIS
nên cân nhắc 1 số tiêu chí về độ xử lý, khả năng lưu trữ dữ
liệu và chất lượng hệ thống.
+ Bàn số hóa: Gồm bảng hặc bàn viết mà bản đồ được trải
rộng ra và chuột số hóa.
1

1


+bộ xử lý trung tâm


+ Thiết bị quét ảnh: Chuyển các thông tin trên bản đồ giấy
tự động sang máy tính dưới dạng cấu trúc Raster.
+ các phương tiện lưu trữ dữ liệu: USB, DVD, CD ROM…
+ thiết bị đầu ra: Máy vẽ, máy in, máy photo…
-Phần mềm: Là tập hợp các câu lệnh,bchỉ thị nhằm điều
khiển phần cứng của máy tính thực hiện 1 nhiệm vụ xác định.
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết
để lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý.
Phần mền GIS có chức năng :
+Nhập và kiểm tra dữ liệu.
+ Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu.
+ Xuất dữ liệu.
+ Biến đổi dữ liệu.
+ Tương tác với người dùng.
Thành phần phần mềm GIS bao gồm: Hệ điều hành
Microsoft windows, Linux…
Các phần mềm ứng dụng: Arcgis, mapinfor, VLIS…
-Số liệu: Số liệu được sử dụng trong GIS k chỉ là số liệu địa
lý riêng lẻ mà còn phải được thiết kế trong 1 CSDL.
+Cơ sở dữ liệu bản đồ : những mô tả hình ảnh bản đồ được
số hóa theo 1 khuôn dạng nhất định mà máy tính hiểu được .
+Số liệu thuộc tính : được trình bày dưới dạng các ký hiệu
hoặc số hoặc kí hiệu để mô tả các thuộc tính của các thông tin
thuộc về địa lý.
-Chuyên viên: Đây là một trong những hợp phần quan trọng
của GIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ
thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử lý các số
liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ
2


2


-

-

GIS để sử dụng, có các kiến thức về các số liệu đang được sử
dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện.
-Chính sách và quản lý: Là hợp phần rất quan trọng để đảm
bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự
thành công của việc phát triển công nghệ GIS.Hệ thống GIS
cần được điều hành bởi 1 bộ phận quản lý, bộ phận này phải
được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS 1 cách có
hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin.
=> Trong 5 hợp phần của GIS, hợp phần chính sách và quản
lý đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động
của hệ thống. Đây là yếu tố quyết đínhự thành công của việc
phát triển công nghệ GIS.
Câu 2: Sử dụng GIS đem lại những lợi ích gì?
Dữ liệu địa không gian được lưu trữ tốt hơn trong 1 dạng thức
chuẩn .
Xem xét và cập nhập dữ liệu dễ dàng hơn nhiều so với dữ liêu
truyền thống.
Tìm kiếm , phân tích và trình bày dữ liệu dễ dàng và thuận
tiện.
Các sản phẩm với giá trị được tăng cao sẽ được tạo ra.
Dữ liệu có thể được chia sẻ và trao đổi giữa những người sử
dụng hệ GIS.
Hiệu quả sử dụng và khai thác hệ GIS sẽ được nâng cao nhiều

lần.
Tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc cho người sử dụng.
Hỗ trợ ra các quyết địnhquản lý ở các cấp khác nhau (cơ sở
sản xuất, các địa phương, các ngành, các cơ quan quản lý nhà
nước).
Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh
vực khoa học về nghiên cứu và ứng dụng hệ thông thôngtin
địa lý.
3

3


Câu 3: Tại sao nói bản đồ như là mô hình toán học, mô
hình thực tiễn, mô hình quy ước? Giải thích?
-Bản đồ địa lý là sự biểu thị thu nhỏ qui ước của bề mặt trái
đất lên mặt phẳng , xây dựng trên cơ sở toán học với sự trợ
giúp và sử dụng các ký hiệu qui ước để phản ánh sự phân bố,
trạng thái và mối quan hệ tương quan của các hiên tượng thiên
nhiên và xã hội được lựa chọn và khái quát hóa để phù hợp
với mục đích sử dụng của bản đồ và đặc trưng cho khu vực
nghiên cứu.
-Bản đồ như mô hình toán học:
Việc chuyển từ mặt E lên mặt phẳng được thực hiện nhờ phép
chiếu bản đồ . các phếp chiếu biểu hiện quan hệ tọa độ các
điểm trên mặt đất và tọa độ các điểm đó trên mặt phẳng bằng
các phương pháp toán học , trong trương hợp này , các phần
tử nội dung bản đồ giữ đũng vị trí địa lý , nhưng sẽ có sai số
về hình dạng hoặc diên tích . nếu dùng các phép chiếu khác
nhau và tuân theo các điều kiện toán học nhất định đặt ra cho

sự biểu thị đó.
-Mô hình thực tiễn: Các yếu tố nội dung của bản đồ : thủy hệ,
địa hình bề mặt, dân cư, đường giao thông , ranh giới hành
chính-chính trị, lớp phủ thổ nhưỡng- thực vật, các đối tượng
kinh tế xã hội. các yếu tố này được thể hiện ở bản đồ địa lý
chung và một số bản đồ chuyên đề.
Trên các bản đồ chuyên đề các yếu tố địa lý chung được
thể hiện với các mức độ khác nhau phụ thuộc vào giá trị của
chúng trong việc nêu bật các yếu tố chính của bản đồ chuyên
đề
-Mô hình qui ước: Các ký hiệu thể hiện vị trí , hình dạng kích
thước của đối tượng trong thực tế.
4

4


3 loại ký hiệu: ký hiệu theo tỷ lệ -vùng
Ký hiêu theo tỷ lệ -đường
Ký hiệu phi tỷ lệ điểm
Việc sử dụng hệ thống ký hiệu quy ước cho phép chung ta:
+biểu thị toàn bộ bề mặt trái đất hoặc những khu vực lớn
trong 1 bản đồ giúp chúng ta nắm bắt những điểm quan trọng
không thể hiện với tỷ lệ nhỏ
+thể hiện bề mặt lồi lõm của trái đất lên mặt phẳng
+phản ánh các tính chất bên trong của sự vật hiên tượng
+thể hiện sự phân bố , các quan hệ của sự vật hiên tượng một
cách trực quan
+nêu bật các tính chất căn bản , các tính chất chung.
Câu 4: Cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu không gian? Cơ

sở dữ liệu phi không gian?
-Cơ sở dữ liệu là tập hợp các thông tin được thu thập theo
mục đích sử dụng nào đó được lưu trữ trong máy tính theo
quy tắc nhất định. Đó là tập hợp dữ liệu mà có thể điều khiển
và lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu và dữ liệu có thể chia sẻ
giữa các úng dụng khác nhau.
-Cơ sở dữ liệu không gian: Là tập hợp dữ liệu thể hiện
chính xác vị trí không gian thực của đối tượng và quan hệ
giữa các đối tượng qua mô tả hình học , mô tả bản đồ , mô tả
topology. Các dữ liệu không gian thể hiện các đối tượng bản
đồ qua 3 yếu tố hình học cơ bản là điểm , đường, vùng.
-Cơ sở dữ liệu phi không gian:là tập hợp những mô tả đặc
tính , số lượng , mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị
trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian liên quan đến
vị trí địa lý hoặc các đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ
với chúng thông qua một cơ chế thống nhất chung.
5

5


Câu 5: Trình bày đặc điểm của các đối tượng địa lý tự
nhiên được thể hiện trong GIS?
-Nhóm đối tượng dạng điểm: Là tập hợp các đối tượng địa
lý có kích thước nhỏ, khó mô tả thành các đối tượng dạng
đường hay vùng.Mỗi đối tượng điểm thường được lưu bởi 1
cặp tọa độ x,y để xác định vị trí của đối tượng. Mô tả 1 cách
chính xác hơn, đối tượng điểm là đối tượng địa lý không có
chiều dài và diện tích ở 1 tỷ lệ bản đồ nhất định.Tuy nhiên ta
cần lưu ý rằng 1 đối tượng gọi là đối tượng điểm của bản đồ

tỷ lệ nhỏ có thể lại là đối tượng vùng của bản đồ tỷ lệ lớn.
-Nhóm đối tượng dạng đường: Là tập các đối tượng địa lý
có kích thước hẹp và dạng tuyến, khó thể hiện ở dạng vùng để
tính diện tích. Mỗi đối tượng dạng đường được lưu tối thiểu
hai cặp tọa độ x,y hay chuỗi các cặp tọa độ x,y.Các đoạn
đường thường được mô tả rõ ràng thông qua tập các thuộc
tính của chúng. Các đoạn đường có đặc điểm hình học khác
nhau như đoạn thẳng hay cung.
-Nhóm đối tượng dạng vùng: Gồm tập các đối tượng địa lý
đặc trưng cho 1 vùng nhất định như thửa đất, kiểu sử dụng
đất, đơn vị mô tả tính chấtlý hóa, sinh học đất, đơn vị hành
chính. Mỗi đố tượng vùng bao quanh bởi 1 đường biên ở 1 tỷ
lệ bản đồ nhất định. Cụ thể, mỗi vùng được định nghĩa bởi 1
đường biên khép kín, gồm tập các tọa độ x,y theo 1 tuần tự
nhất định, điểm đầu và điểm cuối là trùng nhau.
Ngoài 3 nhóm đối tượng thực thể địa lý tự nhiên cơ bản nói
trên, một số nhóm đối tượng trừu tượng có thể được bổ sung
thêm vào trong quá trình xây dựng mô hình dữ liệu địa lý. Các
thực thể trừu tượng thường là các thuộc tính của các đối tượng
địa lý cơ bản. VD: thực thể độ phì đất hay giá đất là 2 thuộc
tính của đối tượng thửa đất, đối tượng dạng vùng. Hai thuộc
tính này ta có thể lưu và thể hiện dưới dạng bản đồ.
6

6


Câu 6: Trình bày khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm của
mô hình dữ liệu Vector?
-Khái niệm: Cấu trúc dữ liệu vecto là sự thể hiện chính xác

các đối tượng trong thế giới thực lên bản đồ số bằng giá trị
liên tục của các cặp tọa độ .
-Xác định chính xác mối quan hệ không gian .
-Được thể hiện chính xác tỷ lệ theo giá trị thực.
-Các thực thể của vector:
+điểm:được biểu diễn bằng 1 cặp tọa độ duy nhất P=(x,y)
+ đường: được biểu diễn bằng danh sách các cặp tọa độ nối
tiếp nhau , L=(x1,y1)(x2,y2)……
+vùng hay đa giác : được biểu diễn bằng danh sách các cặp
tọa độ nối tiếp nhau và khép kín P=L1,L2,L3…..
=>Sử dụng các điểm rời rạc , các đường các vùng tương ứng
với các đối tượng địa lý thông qua tên hoặc mã số quy định.
*Ưu điểm:
+Tiết kiệm bộ nhớ.
+Dễ biểu diễn quan hệ không gian.
+Thích hợp với phân tích mạng.
+Dễ tạo đồ họa đẹp và chính xác.
+Độ chính xác cao.
*Nhược điểm:
+Cấu trúc phức tạp.
+Khó chồng ghép.
+Khó biểu diễn không gian liên tục.

7

7


Câu 7: Trình bày khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm của
mô hình dữ liệu Raster?

*Khái niệm:
Là hệ thống biểu diễn ảnh gồm các ô nhỏ , đồng nhất bên
trong sắp xếp thành lưới.
*Đặc điểm:
+Không gian được chia thành các ô
+Các đối tượng được xác định bằng vị trí dòng và cột.
+ô hay pixel là đơn vị cơ sở trong mô hình dữ liệu raster
+độ phân giải không gian được quyết định bởi kích thước ô
-Thực thể
+vị trí của mỗi pixel được xác định bằng số dòng và cột.
+ giá trị được gán vào pixel tượng trưng cho một thuộc tính
vùng và mã.
+cấu trúc dữ liệu Raster là hệ thống biểu diễn ảnh gồm các ô
nhỏ , đồng nhất bên trong sắp xếp thành lưới.
*Ưu điểm:
+Cấu trúc đơn giản đồng nhất.
+Dễ chồng ghép bản đồ với dữ liệu viễn thám.
+Dễ phân tích không gian, đặc biệt là không gian liên tục.
+Dễ mô hình hóa.
*Nhược điểm:
+Cần nhiều bộ nhớ
+Khi giảm độ phân giải để giảm khối lượng dữ liệu sẽ ảnh
hưởng đến độ chính xác.
+Khó biểu diễn mối quan hệ không gian
+Không thích hợp với phân tích mạng
+Đồ họa không đẹp.
8

8



CÂU 8: Mô hình cơ sở dữ liệu dạng cây là gì? Mô hình cơ
sở dữ liệu dạng quan hệ là gì?
-Mô hình cơ sở dữ liệu dạng cây: Là mô hình dữ liệu được
biểu diễn dưới dạng cây và các đỉnh của cây là các bản ghi.
+Trong mỗi một cây chỉ chứa một và chỉ một xuất hiện của
bản ghi gốc, gọi là bản ghi đỉnh, và dưới nó là tập các xuất
hiện của các bản ghi phụ thuộc
+Các bản ghi liên kết với nhau theo mối quan hệ cha-con.
-Mô hình dữ liệu quan hệ: Là mô hình bao gồm 1 hệ thống
các kí hiệu để mô tả dữ liệu dưới dạng bảng (các hàng, các cột
) như quan hệ bộ , thuộc tính, khóa chính, khóa ngoại…..
trong mô hình bao gồm một tập hợp các phép toán tập hợp ,
các phép toán quan hệ , các ràng buộc toàn vẹn quan hệ.



Câu 9: Các công nghệ thu thập trực tiếp dữ liệu không
gian cho GIS? Trình bày đặc điểm từng công nghệ?
*Các công nghệ thu thập trực tiếp dữ liệu không gian cho
GIS:
+Viễn thám.
+Định vị vệ tinh GPS.
+Đo đạc.
+Chuyển đổi dữ liệu.
Công nghệ viễn thám: Viễn thám là một công nghệ hiện đại
được sử dụng để thu thập dữ liệu từ xa về các đối tượng, hiện
tượng hay quá trình xảy ra trên bề mặt trái đất mà không hề có
sự tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, hiện tượng hay quá
trình đó.

9

9




Bao gồm: +Viễn thám bị động: Sử dụng ánh sáng mặt trời làm
nguồn bức xạ điện từ do đó nó phụ thuộc vào điều kiện thời
tiết và thời điểm trong ngày.
+Viễn thám chủ động: Hoạt động trong mọi điều
kiện thời tiết kể cả ngày lẫn đêm do chủ động được nguồn
năng lượng điện từ bằng việc sử dụng các bộ cảm biến chủ
động như radar, lazer.
-Dữ liệu viễn thám rất đa dạng, là sản phẩm của nhiều loại
viễn thám khác nhau và là nguồn dữ liệu lớn, quý báu để xây
dựng CSDL GIS. Tuy nhiên, căn cứ vào khuôn dạng dữ liệu,
ta có thể phân tất cả các dữ liệu viễn thám thành 2 loại:
+Dữ liệu tương tự: Là dữ liệu dưới dạng bản cứng,gồm các
bản in trên giấy, phim, các âm bản đen trắng hay màu ở tỷ lệ
khác nhau. Dữ liệu tương tự có thể đọc và giải đoán bằng mắt
thường.
+Dữ liệu số: Là dữ liệu dưới dạng bản mềm được lưu trữ
trong các môi trường tương thích như băng, đĩa từ, đĩa quang.
Dữ liệu dạng này không thể đọc và giải đoán bằng mắt thường
mà cần đến phần cứng, phần mềm chuyên dụng hợp thành
một hệ thống xử lý ảnh số.
Công nghệ đo đạc: Công tác đo đạc được tiến hành trên mặt
đất nhằm xác định trực tiếp tọa độ của các điểm trên bề mặt
trái đất bằng cách đo khoảng cách và góc,hướng của chúng so

với các điểm đã biết (các điểm mốc) bằng các dụng cụ như
thước, địa bàn và máy kinh vĩ. Hệ quy chiếu có thể là hệ quy
chiếu địa phương, khu vực, quốc gia hay quốc tế.
Thiết bị đo đạc bao gồm các thiết bị quang cơ, điện tử và
quang điện tử. Thiết bị đo đạc tự động như máy kinh vĩ toàn
trạm cho phép xử lystuwj động các dữ liệu đo đạc. Dữ liệu đo
10

10






đạc có thể đưa vào GIS thông qua việc nhập từ bàn phím hay
trực tiếp từ file máy tính.
Hệ thống định vị toàn cầu: là 1 công nghệ dựa trên nền các vệ
tinh cung cấp thông tin về vị trí chính xác trong mọi điều kiện
thời tiết, mọi thời điểm trong ngày và mọi điều kiện địa hình.
Công nghệ GPS trợ giúp xác định vị trí và đường đi của các
thuyền, máy bay, các phương tiện đường bộ lớn và nhỏ. Và
các thiết bị GPS nhỏ và nhẹ ngày được phát triển để có thể dễ
dàng mang theo và sử dụng.
-GPS có 3 thành phần chính :
+Đoạn không gian: Bao gồm 24 vệ tinh được phân bố trên
6 mặt phẳng quỹ đạo khác nhau bay xung quanh trái đất ở độ
cao so với mặt nước biển khoảng 20000km.
+Đoạn điều khiển: Có nhiệm vụ theo dõi đường bay, giao
tiếp, thu dữ liệu, phân tích và điều khiển. Bộ phận này được

sử dụng để quan sát, duy trì và quản lý các vệ tinh GPS cũng
như cả hệ thống.
+ Đoạn sử dụng: Bộ phận này bao gồm các cá nhân riêng
lẻ hay nhóm người cùng với 1 haynhiều thiết bị thu GPS.
Thiết bị thu GPS là 1 thiết bị có khả năng ghi lại dữ liệu được
truyền về từ vệ tinh.
Chuyển đổi dữ liệu: Một GIS mạnh cho phép nhập dữ
lieeujtuwf nhiều nguồn và ở các khuôn dạng khác nhau. Mỗi
GIS có 1 tổ chức dữ liệu đặc trưng và việc truyền dữ liệu từ
GIS này sang GIS khác cần đến 1 giao diện thích hợp. Nếu dữ
liệu của ta đã có khuôn dạng số, ta có thể không cần số hóa từ
bản đồ phác thảo, dữ liệu có thể lấy từ các cơ quan của chính
phủ hoặc của các công ty thương mại. Việc chuyển đổi khuôn
11

11




dạng dữ liệu áp dụng đối với cả dữ liệu không gian và dữ liệu
phi không gian.
Thời gian để chuyển đổi khuôn dangjddoois với những dữ liệu
sẵn có để tạo ra các lớp có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Quá trình xử lý và thời lượng cần thiết phụ thuộc vào số lượng
và chất lượng của dữ liệu được chuyển đổi và khả năng tương
thích với các khuôn dạng khác như thế nào.
Câu 10: Các công nghệ thu thập gián tiếp dữ liệu không
gian cho GIS? Trình bày đặc điểm từng công nghệ?
*Các công nghệ thu thập gián tiếp từ dữ liệu không gian:

Số hóa: Là quá trình chuyển các dữ liệu tương tự sang dạng số
bằng thủ công, tự động hay bán tự động. Song trong thực tế
người ta hay gọi số hóa thay cho số hóa thủ công và phân biệt
nó với việc quét dữ liệu.
Số hóa là 1 công nghệ được sử dụng rộng rãi để sản xuất
dữ liệu số từ dữ liệu tương tự. Các đối tượng điểm, đường,
vùng hình thành nên bản đồ được chuyển thành các tọa độ x,y.
Một điểm được thể hiện bằng 1 cặp tọa độ, 1 đường được thể
hiện bằng 1 chuỗi các cặp tọa độ và khi được kết nối, 1 hoặc
nhiều đường với điểm nhãn thửa bên trong đường biên sẽ xác
định được 1 vùng. Do vậy số hóa được xem như là 1 quá trình
nhập các điểm, đường vùng.
Để đảm bảo số hóa bản đồ 1 cách có hiệu quả và chính
xác, quy tŕnh số hóa phải đảm bảo được thực hiện theo các
bước sau:
+Chọn dùng bản đồ gốc tốt.
+Xác định các thủ tục cần thiết như quy ước đặt tên chuẩn,
các kế hoạch, các thay đổi hay các thủ tục chuẩn khác.
+Chuẩn bị bản đồ.
12

12




+Tiến hành số hóa bản đồ.
Quét bản đồ: là một phương pháp số hóa tự động dường như
không cần đến sự can thiệp của các thao tác viên, qua đó dữ
liệu tương tự được chuyển sang dạng dữ liệu số bằng thiết bị

quét.Đó là phương pháp nhanh nhất để thu thập dữ liệu về
hàng loạt các đối tượng như khi số hóa các ảnh hay các bản đồ
sạch (bản đồ không có văn bản và các đường thừa).
Công nghệ quét dùng các thiết bị laser hay tương tự để chuyển
dữ liệu tương tự sang dạng số. Các máy quét khác nhau ở
hãng sản xuất,, kích cỡ, kiểu dáng, độ phân giải, màu hay đen
trắng.
Kết quả quét là các file dữ liệu Raster trong đó mỗi pixel
mang 1 giá trị khác nhau. Chất lượng quét phụ thuộc vào đcx
của máy quét, tỷ lệ với số điểm trên 1 inch.
Quá trình quét bao gồm các bước như chuẩn bị, quét và biên
tập dữ liệu. Công tác chuẩn bị kéo theo việc chuẩn bị phần
cứng như máy tính, máy quét, phần mềm và dữ liệu cần quét.
Câu 11: Phân tích dữ liệu địa lý là gì? Phép đo đạc là gì?
Phân tích vùng đệm là gì? Cho ví dụ ?
-Phân tích dữ liệu địa lý là quá trình nghiên cứu và tìm ra
quy luật phân bố theo không gian của hiện tượng và quá trình
diễn ra trên bề mặt trái đất.
=> Mục tiêu cuối cùng của phân tích dữ liệu là cung cấp
thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin địa lý như các
cơ quản lý , người dân và doanh nghiệp.
-Phép đo đạc : nội dung đo đạc chủ yếu là xác định vị trí,
chiều dài, diện tích.
13

13


-Phân tích vùng đệm: Vùng đệm là 1 vùng có kích thước
nhỏ hơn hoặc bằng 1 khoảng cách được xác định trước từ 1

hay nhiều đối tượng. Vùng đệm có thể được xác định cho đối
tượng điểm, đường hay vùng và cho DL Raster hay vecto.
Vùng đệm thường là các vùng bên ngoài đối tượng với một
khoảng cách giới hạn cho trước.
VD: những người lập kế hoạch trong các tình trạng khẩn
cấp muốn có được thông tin về khu dân cư hay ngôi trường
nào nằm trong vòng bán kính 1.5km. so với nơi có khả năng
xảy ra động đất.
Câu 12: Phép truy vấn, lựa chọn là gì? Hãy đưa ra kết quả
của các phép toán sau:
A
B
C
D

- (A xor B) and (C or D)
- (A or B) and (C xor D)
- (A and B) and (C or D)
- (A not B) and (C xor D)
- (A xor C) and (B or D)
- (A or D) and (C or D)
- (D xor B) and (C or A)
- (C not B) and (A xor D)
- (A not C) and (B not D)
Trả lời:
Phép truy vấn lựa chọn:
+nhận biết các thực thể thỏa mãn một vài điều kiện hoặc tiêu
chí.
14


14


+lấy ra đặc trưng dữ liệu mà không cần thay đổi dữ liệu hiện
có tùy theo yếu tố đặc biệt đưa vào bởi các toán tử điều khiển.
Câu 14: Nêu khái niệm và mục đích của chuẩn dữ liệu địa
lý. Ở Việt Nam có các chuẩn dữ liệu địa lý gì?
*Khái niệm: là sự áp dụng bộ tiêu chuẩn và thỏa thuận
chung của các cá nhân , tổ chức, hiệp hội, hay thậm chí cả
quốc gia trong quá trình thu thập và xây dựng dữ liệu , phân
tích dữ liệu và chia sẻ dữ liệu.
*Mục đích của chuẩn dữ liệu địa lý
+chuẩn hóa dữ liệu địa lý mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt
như giảm chi phí thu nhập và xử lý số liệu, sự chuẩn hóa dữ
liệu địa lý thúc đẩy sự trao đổi thông tin giữa các nhóm sử
dụng thông tin được thuân lợi và hiệu quả ở khía cạnh kinh tế,
góp phần chi phí cho xây dựng cơ sở dữ liệu và biên tập dữ
liệu.
+chuẩn hóa giảm thiểu được sự sai số và mất mát dữ liệu.
nếu dữ liệu xây dựng theo các định dạng và cấu trúc khác
nhau , dữ liệu chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác sẽ gây
ra hiện tượng mất dữ liệu.
+tạo điều kiện cho chia rẽ dữ liệu cho các nhóm người sử
dụng các phần mềm của GIS
+chuẩn hóa tạo thuận lợi cho công tác đào tạo và sử dụng
các hệ GIS.
+nâng cao chất lượng quản lý dữ liệu và giảm sai số dữ
liệu.
-Ở Việt Nam có các chuẩn dữ liệu địa lý:
+chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý.

+chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian.
+chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian.
+chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý.
+chuẩn hệ quy chiếu tọa độ.
+chuẩn siêu dữ liệu địa lý.
+chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý.
15

15


+chuẩn trình bày dữ liệu địa lý.
+chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.
Câu 15: Khái niệm bản đồ chuyên đề? Nội dung của bản
đồ chuyên đề?
*Khái niệm: Bản đồ chuyên đề là bản đồ mà nội dung chính
của nó được quyết định bởi 1 đề tài cụ thể cần phản ánh.
*Nội dung của bản đồ chuyên đề:
+Yếu tố cơ sở toán học :lưới chiếu , tỉ lệ bản đồ , bố cục bản
đồ….
+Yếu tố cơ sở địa lý: là nội dung về địa lý nhằm kết nối các
nội dung chuyên môn và lấy đó làm cơ sơ để định hướng khi
sử dụng bản đồ chuyên đề.
+Nội dung chuyên môn : là nội dung đi sâu phân tích đề tài
bản đồ.
Câu 16 :Khái niệm phương pháp nền đồ giải? Khái niệm
phương pháp biểu đồ?
-Phương pháp nền đồ giải: là phương pháp biểu thị các giá
trị số lượng tương đối cường độ trung bình của một hiện
tượng nào đó trong từng đơn vị phân chia lãnh thổ bằng cách

tô màu hoặc gạch nét với cường độ phù hợp. các bản đồ với
phương pháp nền đồ giải được thành lập theo số liệu thống kê,
ví dụ mât độ dân số, diện tích gieo trồng trên đơn vị diện tích.
-Phương pháp biểu đồ: là phương pháp biểu thị các giá trị số
lượng tuyệt đối của các sự vật hiện tượng trong từng đơn vị
phân chia lãnh thổ thông qua các hình vẽ biểu đồ trong từng
đơn vị phân chia đó. Có các dạng biểu đồ sau: vuông, tròn ,
biểu đồ cột. Tài liệu để thành lập bản đồ là số liệu thống kê.

16

16


Phương pháp biểu đồ biểu thị được độ lớn, cấu trúc và trạng
thái của hiện tượng.

17

17



×