Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỌC ĐOÁN ẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.97 KB, 27 trang )

ĐỌC ĐOÁN ẢNH
1.

Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của công tác đoán đọc và điều vẽ
ảnh, tầm quan trọng của đoán đọc và điều vẽ ảnh;

- Khái niệm: Đoán đọc điều vẽ ảnh là việc thu nhận thông tin của đối
tượng trên ảnh trên cơ sở khoa học của các quy tắc tạo hình quang học,
tạo hình hình học và quy luật phân bổ của các đối tượng.
Ảnh được đoán đọc điều vẽ là để chiết tách các thông tin về các đối tượng
hay các hiện tượng trên ảnh phục vụ cho một mục đích nhất định.
- Nhiệm vụ, ý nghĩa của đoán đọc điều vẽ ảnh:
Đoán đọc điều vẽ ảnh là một công đoạn quan trọng trong quá trình thành
lập cũng như hiện chỉnh các loại bản đồ. Đoán đọc và điều vẽ là hai công
việc không thể tách rời nhau với mục đích là thu nhập các thông tin tổng
hợp từ bề mặt trái đất qua các biểu hiện của ảnh và xác định đặc tính của
các đối tượng riêng biệt như sự phân bố không gian, chất lượng, số lượng,
động lực và cấu trúc của hiện tượng.
Việc đoán đọc điều vẽ ảnh được ứng dụng trong nhiều ngàng khoa học
khác nhau như quân sự, địa chất, địa lý, môi trường, khí tượng, thủy văn,
thủy lợi, lâm nghiệp và nhiều ngành khoa học khác.
Các dữ liệu đoán đọc từ ảnh hàng không và ảnh viễn thám, trong đó có
ảnh vệ tinh đa phổ và siêu phổ, được dùng trong nghiên cứu hiện trạng
đất sử dụng và đất phủ, nghiên cứu rừng, thực vật, khí hậu, dự báo thời
tiết, nghiên cứu nhiệt độ trên mặt đất và biển, nghiên cứu đặc điểm khí
quyển và tầng Ozon. Dữ liệu ảnh radar được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau như quân sự, đo vận tốc gió, đo độ cao bay và độ
cao song biển, cấu trúc địa chất, sụt lún đất, nghiên cứu bề mặt của các
hành tinh.

1




Chương 1: Các chuẩn của đoán đọc ảnh
1.

Cấu trúc logic của quá trình đoán đọc ảnh;

Đoán đọc điều vẽ ảnh là quá trình tách lọc thông tin cần thiết có từ dữ
liệu ảnh, đó là quá trình tổng hợp nâng cao các giai đoạn nhận thức từ
phát hiện  giải đoán  phân loại đối tượng.
Quá trình đoán đọc điều vẽ ảnh các đối tượng trên mặt đất thể hiện trên
ảnh là một quá trình logic. Để có được kết quả người đoán đọc điều vẽ
phải có sự hiểu biết tổng hợp từng giai đoạn. Trong quá trình đoán đọc
điều vẽ người làm công tác đoán đọc điều vẽ liên tục chuyển từ việc đoán
đọc điều vẽ đối tượng này sang đối tượng khác, từ việc giải đoán các đối
tượng đơn giản đến các đối tượng phức tạp và ngược lại, đồng thời phát
hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các đối tượng để việc giải đoán được cụ
thể chính xác.
Gồm 3 quá trình: phát hiện => giải đoán => phân loại.
Trong đó:
Phát hiện là sự nhận biết được từng đối tượng trên ảnh, đây là kết
quả làm việc của bộ lọc thị giác.
Sự nhận biết rõ rang hoặc khong rõ rang tùy thuộc vào mắt của mỗi người
cũng như máy móc, thiết bị sử dụng để nhìn đối tượng.
Giải đoán: là sự thu nhận hình ảnh của đối tượng một cách độc lập,
toàn vẹn, phân chia nó thành các phần có tính định tính và định lượng
đồng thời đồng thời đánh giá hình ảnh nhận được.
Phân loại: là sự phát hiện bản chất các dấu hiệu chung của các đối
tượng riêng biệt, đó là sự chuyển từ đặc điểm riêng đến đặc điểm chung
của đối tượng.

Khi phân loại có thể vẽ ký hiệu quy ước lên trên bản đồ của đối tượng đã
được giải đoán điều vẽ.
2


2.

Các chuẩn đoán đọc ảnh;

*Chuẩn đoán đọc trực tiếp:
Chuẩn đoán đọc trực tiếp là những đặc trưng của đối tượng trên ảnh mà
mắt người cảm nhận được bao gồm:
- Chuẩn hình dáng:
+ Bất kỳ một đối tượng nào trên mặt đất cũng đều có một hình dáng nhất
định. Hình dáng đặc trưng cho mỗi đối tượng khi nhìn từ trên cao xuống
và được thể hiện lên ảnh theo một quy luật về quan hệ phối cảnh.
+ Hình dáng của đối tượng trên ảnh xác định được sự tồn tại của đối
tượng và giải đoán các tính chất của đối tượng đó.
+ Hình dáng đối tượng được phân thành hình dáng xác định và hình dáng
không xác định. Các đối tượng có hình dáng được thể hiện rõ nét trên ảnh
thì việc đoán đọc điều vẽ có độ tin cậy cao. Những đối tượng khó xác
định, không tin cậy khi dùng chuẩn hình dáng đoán đọc điều vẽ phải dùng
thêm các chuẩn đoán đọc khác để đảm bảo độ chính xác các thông tin đối
tượng.
+ Hình dáng của đối tượng còn phân thành hình vệt, hình tuyến (VD:
phân biệt đường giao thông với hệ thống sông), hình phẳng (VD:Cánh
đồng) và hình khối(VD: ngọn núi).
- Chẩn kích thước:
+ Kích thước của đối tượng trên ảnh phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh. Dựa vào
chuẩn kích thước để biết được một số tính chất đặc trưng của các đối

tượng. Kích thước là một chuẩn giải đoán trực tiếp nhưng ít chắc chắn
hơn chuẩn hình dáng. Chuẩn kích thước thường dùng để đoán đọc điều vẽ
các đối tượng có cùng hình dáng.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới chuẩn kích thước:


Nếu biết tỷ lệ ảnh thì tính được kích thước của đối tượng trên ảnh:
L = l.M
3


( L: độ dài thực của đối tượng, l: độ dài trên ảnh của đối tượng, M: mẫu
số tỷ lệ)




Phương thức chụp ảnh
Địa hình khu vực điều vẽ
Độ chói của đối tượng

- Chuẩn nền màu ảnh:
+ Nền màu ảnh là độ đạm nhạt trên ảnh của đối tượng. Vì khả năng phản
xạ và hấp thụ của các đối tượng khác nhau nên nền màu ảnh của các đối
tượng cũng khác nhau. Mỗi đối tượng được thể hiện bằng một cấp độ
sáng nhất định tỷ lệ với cường độ phản xạ ánh sáng của nó.
+ Nền màu ảnh của đối tượng được chụp trên ảnh chủ yếu phụ thuộc vào:
Khả năng phản xạ của địa vật, vật càng trắng khả năng phản xạ tia
sáng càng lớn nên ảnh nhận được càng sáng (VD: ảnh nền đất sáng
hơn nền nhựa, sông xanh đẫm hơn sông đục )

• Cấu trúc của bề ngoài đối tượng, bề mặt của địa vật càng bóng, càng
phẳng thì ảnh của nó càng sáng (VD: Cánh đồng đã cày có màu sẫm
hơn cánh đồng sắp cày )
• Độ nhạy của nhũ ảnh trên các vật liệu tạo ảnh. Các loại phim ảnh
khác nhau sẽ có độ nhạy khác nhau cho nền ảnh khác nhau.
• Độ ẩm của đối tượng. Vật có độ ấm cao thì màu sẫm hơn vật độ ẩm
thấp.


- Chuẩn ảnh của bóng đối tượng:
+ Dựa vào bóng của địa vật để xác định tính chất của địa vật.
+ Bóng của đối tượng có hai loại:
Bóng bản thân là bóng nằm ngay tại chính bản thân của địa vật đó tức là
phía địa vật không được chiếu sáng.

4


Bóng đổ là bóng do địa vật hắt xuống mặt đất hay hắt xuống địa vật khác
làm cho một bộ phận nào đó bị che lấp. Do bóng đổ được tạo ra bằng tia
chiếu nghiêng nên giữa hình dạng của bóng đổ và hình dạng của địa vật
nhìn bên cạnh không hoàn toàn đồng nhất. Độ rộng của bóng phụ thuộc
vào chiều cao của đối tượng, chiều cao lớn bóng đổ rộng và dài hơn ,
ngoài ra nhờ vậy mà xác định được chiều cao của đối tượng.
+ Các yếu tố khác ảnh hưởng tới bóng đối tượng:



Địa hình: làm bóng dài ra hay ngắn đi do độ dốc
Độ tương phản giữa bóng và nền có thể lớn hơn độ tương phản giữa

đối tượng và nền : Ảnh của bóng địa vật có thể là chuẩn đoán đọc
điều vẽ duy nhất (cây đọc lập giữa đồng cỏ)

Chuẩn cấu trúc:
Cấu trúc là cách sắp xếp và tần số xuất hiện của mức độ thay đổi về sắc
thái trong những vùng cụ thể trên ảnh. Cấu trúc cho biết những tính chất
mới, sự phân bố, sự lặp lại, số lượng của các chi tiết nhận biết được.
Chuẩn cấu trúc là chuẩn phức tạp trên ảnh, nó liên kết với tất cả các
chuẩn trực tiếp vào trong nhóm đồng nhất hoặc không đồng nhất các thể
hiện chi tiết thực địa trên ảnh.

5


*Chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp:
Chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp là chuẩn được xây dựng trên cơ sở mối
quan hệ tương hỗ có tính chất này của các đối tượng hay một nhóm đối
tượng nào đó hay giữa các quy luật tự nhiên hay kết quả hoạt động xã hội
của con người.
- Chuẩn dấu vết hoạt động:
Dấu vết hoạt động của đối tượng là một chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp
quan trọng khi giả đoán các đối tượng như sông suối, đường, khu dân cư.
Ý nghĩa lớn nhất của nó là xác định các đặc tính của các mục tiêu nhân
tạo, các khu công nghiệp, giao thông. Ngoài ra dấu vết hoạt động của đối
tượng còn thường dùng để đoán đọc điều vẽ các đối tượng tự nhiên.(VD:
doi cát)
- Chuẩn tần xuất xuất hiện và đặc trưng phân bố”
Tần xuất xuất hiện và đặc trưng phân bố các đối tượng cùng loại trên ảnh
là chuẩn gián tiếp quan trọng.Chẳng hạn nhờ chuẩn này mà dễ dàng phát
hiện ra đồng cỏ theo các đòng cỏ ngoài đồng.

Chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp được sử dụng để chỉ ra tính chất của
các đối tượng không thể hiện trên ảnh, không xác dịnh được theo chuẩn
trực tiếp hoặc để khắc phục tính đa trị hay tính bất định của chuẩn trực
tiếp.
Chuẩn gián tiếp cũng là chuẩn quan trong, trong những trường hợp không
thể khảo sát ngoài thực địa thì chuẩn gián tiếp là phương tiện hữu hiệu để
đoán đọc điều vẽ ảnh.
-Chuẩn tương quan vị trí:
Vd: sông bị ngắt quãng bởi đường thì ở chỗ ngắt quãng đó sẽ có cầu
hoặc cống

6


Chuẩn đoán đọc tổng hợp:
- Chuẩn đoán đọc điều vẽ tổng hợp phản ánh cấu trúc của tập hợp lãnh
thổ tự nhiên là chuẩn ổn định hơn chuẩn trực tiếp của các yếu tố địa vật.
Các dấu hiệu điều vẽ giải đoán tổng hợp được dùng để giải đoán và điều
vẽ cảnh quan tổng hợp.
- Biểu hiện của chuẩn đoán đọc tổng hợp là “cấu trúc hình ảnh”. Cấu trúc
hình ảnh là kiểu sắp xếp các yếu tố của ảnh theo một trật tự, quy luật nhất
định phụ thuộc vào tính chất quang học, hình học của đối tượng thể hiện
dưới các trường ngẫu nhiên của độ đen thông qua các bậc nền ảnh khác
nhau.
Cấu trúc hình ảnh bao gồm: dạng chấm, dạng vệt, dạng cong, dạng hạt,
dạng đai giác dạng sao…

7



Chương 2: Cơ sở của đoán đọc ảnh
1. Tại sao cần phải nghiên cứu địa lý các chuẩn đoán đọc ảnh;
- Quần lãnh thổ tự nhiên là tập hợp các địa vật trong tự nhiên sắp xếp
theo một quy luật nhất định. Để sử dụng tốt các chuẩn đoán đọc điều vẽ
phải biết được tinh quy luật của quần thể này. Trên cơ sở các nguồn tài
liệu thu thập được như tài liệu bay chụp, tài liệu bản đồ, tài liệu khảo sát
ngoài trời, và các tài liệu khác như luận chứng kinh tế kỹ thuật, chỉ thị kỹ
thuật…người đoán đọc điều vẽ phải nghiên cứu 1 cách cẩn thận và tỷ mỉ
trước khi đoán đọc điều vẽ để có cái nhìn tổng quan về khu vực điều vẽ.
từ đó phân vùng khu vực nghiên cứu và xác dịnh những chuẩn đoán đọc
điều vẽ cần dùng cho từng khu vực.
Đơn vị cơ bản của quần thể lãnh thổ tự nhiên là cảnh quan địa lý. Cảnh
quan địa lý là khu vực có cùng điều kiện như: nguồn gốc phát sinh, lchj
sử phát triển, địa chất thủy văn, thổ nhưỡng dạng địa hình, khí hậu, thảm
thực vật.
- Trong quá trình tồn tại và phát triển con người không ngừng khai thác
tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu cuộc sống làm phá hủy quy luật tự
nhiên theo hướng tích cực và tiêu cực, điều này tác động đến khả năng
đoán đọc điều vẽ của con người.
- Việc thay đổi lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, một phần thủy văn hoàn
toàn không làm thay đổi địa hình, do vậy tính cấp báo của địa hình vẫn
được giữa nguyên. Địa hình trong phạm vi hẹp được thể hiện trên ảnh khá
rõ và được sử dụng khi đoán đọc điều vẽ các vận động tân kiến tạo và các
thành phần nham thạch vùng đồng bằng.

8


2. Chỉ báo cấu trúc bên trong cảnh quan là gì? Các chỉ báo được sử
dụng trong đoán đọc nhằm mục đích gì? Cách phân loại;

- Các chỉ báo cấu trúc bên trong cảnh quan là các dấu hiệu không quan
sát được trên ảnh như lớp phủ thực vật, hình dáng địa hình, hệ thống thủy
văn…
Các chỉ báo được sử dụng trong đoán đọc nhằm mục đích giúp cho việc
xác định đặc tính của các địa vật quan sát được trên ảnh trong khi đoán
đọc điều vẽ. Các địa vật khó quan sát hoặc không quan sát được trực tiếp
ở trên ảnh nhờ việc sử dụng các quy luật chỉ báo có thể dễ nhận biết hơn.
Quan hệ chỉ báo là quan hệ trừu tượng nhân tạo của thành phần bên ngoài
của cảnh quan.
- Cách phân loại:
+ Theo quan điểm chỉ báo được chia làm 2 loại : chỉ báo trực tiếp, chỉ báo
gián tiếp. Chỉ báo trực tiếp là chỉ báo có quan hệ trực tiếp với địa vật chỉ
báo, chỉ báo gián tiếp là chỉ báo có quan hệ gián tiếp với địa vật chỉ báo.
+ Theo dạng chỉ báo có thể chia ra làm hai loại là chỉ báo thành phần và
chỉ báo tổng hợp. Chỉ báo thành phần là chỉ báo đại diện cho một thành
phần của cảnh quan, chỏ báo tổng hợp là chỉ báo đại diện cho một tập
hợp của thành phần của cảnh quan có lưu ý đến quan hệ không gian giữa
chúng trên toàn lãnh thổ nghiên cứu.
+ Theo tính chất của địa vật có thể chia thành chỉ báo địa chất, chỉ báo
thạch học, chỉ báo halo,chỉ báo thủy văn. Chỉ báo địa chất đặc trưng cho
điều kiện địa chất. Chỉ báo thạch học đặc trưng cho thành phần thạch học
của địa tầng bề mặt. Chỉ báo halo đặc trưng cho thành phần thạch học của
địa tầng bề mặt. Chỉ báo thủy văn đặc trưng cho nước ngầm.

9


3. Ảnh mẫu và cách phân loại ảnh mẫu;
- Mẫu đoán đọc điều vẽ ảnh là một tập hợp các chuẩn dùng để đoán đọc
điều vẽ một đối tượng nhất định. Đó là hình ảnh điền hỉnh của khu vực

điều vẽ, được khảo sát và đoán đọc điều vẽ ngoài trời với một độ tin cậy
nhất định. Mẫu đoán đọc điều vẽ ảnh phản ảnh toàn bộ hình ảnh địa vật
trên ảnh trong điều kiện chụp ảnh xác định. Mẫu đoán đọc điều vẽ thường
được thành lập từ các cặp ảnh lập thể.
- Phân loại mẫu giải đoán ảnh:


Mẫu đoán đọc điều vẽ theo nội dung được chia làm hai loại: mẫu
chuyên đề và mẫu tổng hợp. Mẫu chuyên đề chỉ chứa đặc trưng của
một yếu tố cảnh quan. Mẫu tổng hợp ngoài những yếu tố cảnh quan
còn đi kèm với việc khảo sát tổng hợp các cảnh quan.

VD: Mẫu suy giải rừng là tập hợp mẫu giải đoán ảnh chuyên đề, mẫu suy
giải địa hình là mẫu giải đoán ảnh tổng hợp.
Mẫu đoán đọc theo nguyên tắc xây dựng được phân chia các loại:
ảnh mẫu hệ thống và ảnh mẫu khu vực. Ảnh mấu hệ thống mô tả
tính chất của các đối tượng riêng biệt phân bố theo một hệ thống
nhất định trong một lĩnh vực khoa học nào đó. Ảnh mẫu khu vực
mô tả tính chất của tập hợp các yếu tố theo cảnh quan, cảnh khu.
• Mẫu đoán đọc điều vẽ theo công dụng chia ra thành hai loại là ảnh
mẫu dùng chung và ảnh mẫu dùng riêng. Ảnh mẫu dùng chung
được thành lập dưới dạng anbom và có thể sử dụng trong mọi
trường hợp đoán đọc điều vẽ ảnh hay công tác đào tạo cán bộ kỹ
thuật đoán đọc điều vẽ. Còn ảnh mẫu dùng riêng được thành lập để
đoán đọc điều vẽ ảnh trên một khu vực cụ thể nào đó.


Nội dung hình thức trình bày ảnh mẫu phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
Các địa vật có thể vẽ bằng các ký hiệu quy ước hay bằng các chữ số kèm
theo các văn bản thuyết minh. Việc trình bày ảnh mẫu không được chelấp

hình ảnh của đại vật đã giải đoán gây khó khăn cho việc sử dụng sau này.
10


Chương 3: Công tác đoán đọc và điều vẽ ảnh hàng không khi thành
lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình
1. Đặc điểm, ưu nhược điểm của phương pháp điều vẽ ngoại nghiệp;
- Đặc điểm: Điều vẽ ngoài trời là phương pháp điều vẽ ngoại nghiệp với
việc hình ảnh của các đối tượng trên ảnh được so sánh, đối chiếu trực tiếp
với hình ảnh tương ứng của chúng ngoài thực địa kết hợp với việc điều
tra, xác định các đặc tính của chúng, dùng ký hiệu, ghi chú quy định để
biệu thị chúng lên ảnh, lên bình đồ ảnh hoặc là lên bẩn đồ gốc địa vật.
Việc tu chỉnh điều vẽ được thực hiện trong phòng. Trong quá trình điều
vẽ phải ghi chú, giải thích, điều vẽ những đối tượng mới xuất hiện mà
không có trên ảnh hoặc bỏ những đối tượng không còn tồn tại. Với những
khu vực có những đối tượng địa vật quan trọng mới xuất hiện những vùng
bị mây che phủ trên ảnh phải tiến hành đo bù trực tiếp ngoài thực địa theo
quy định.
Công tác: nội nghiệp => cầm ảnh ra ngoài thực địa => so sánh đối soát
hình ảnh ngoài thực địa với hình ảnh trên ảnh => sử dụng ký hiệu quy
ước để hiệu chỉnh lên ảnh điều vẽ.
Phương pháp này được áp dụng để thành lập bản đồ ở mọi tỷ lệ đặc biệt
là đối với việc thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, khu vực địa hình, địa vật phức
tạp, thay đổi.
- Ưu điểm: Độ chính xác của ảnh điều vẽ cao, cập nhật chính xác hiện
trạng ngoài thực địa.
- Nhược điểm: Chi phí nhiều về thời gian, công sức và tiền của và chỉ
thực hiện ở những vùng đến được và điều kiện thời tiết phù hợp.

11



2. Phương pháp điều vẽ ngoại nghiệp (kẻ đường khoanh diện tích
điều vẽ, các quy định chung khi điều vẽ, nguyên tắc chung khi điều vẽ
các đối tượng địa vật dạng tuyến và dạng vùng);
*Kẻ đường khoang diện tích:
- Trước khi tiến hành khoanh phạm vi điều vẽ trên từng ảnh phải kiểm
tra, xác định tổng thể phạm vi điều vẽ của cả khu vực trên ảnh.
- Dựa trên bản đồ tỷ lệ nhỏ đã khoanh phạm vi khu vực đo vẽ, các ảnh đã
được lựa chọn để điều vẽ tiến hành khoanh diện tích điều vẽ. Đường
khoanh diện tích điều vẽ phải thỏa mãn các nhu cầu sau:
+ Đường khoanh diện tích điều vẽ là đường gấp khúc khép kín xác định
phạm vi ranh giới điều vẽ, phải đảm bảo kín diện tích đo vẽ.
+ Đường khoanh diện tích điều vẽ thường là đường nối giữa các địa vật
rõ nét, không cắt qua vùng dân khi chưa có sự cho phép của chính quyền,
không trùng với địa vật hình tuyến.
- Khi kẻ đường khoanh diện tích điều vẽ cần chú ý:
+ Diện tích khoanh trên mỗi tờ ảnh là lớn nhất, kín diện tích điều vẽ.
+ Giữa hai tấm ảnh kề nhau những địa vật rõ rệt được chọn để nối đường
khoanh diện tích phải nằm trong độ phủ dọc và độ phủ ngang của ảnh
( nên nằm ở giữa các độ phủ), phải cách mép ảnh và các dấu đồng hồ, bọt
nước, ít nhất là 1cm
+ Đường khoang diện tích có thể đi qua các sông lớn nhưng cả hai ảnh
đều phải vẽ hoàn chỉnh hai đường mép nước của sông.
+ Những khu vực đồi núi, do ảnh hưởng của chênh cao địa hình đường
khoanh diện tích có thể là đường thẳng trên ảnh điều vẽ này nhưng trên
ảnh điều vẽ bên cạnh là đường cong. Vì vậy phải dùng kính lập thể để
khoanh diện tích điều vẽ.

12



+ Tránh trường hợp bỏ xót diện tích giữa hai tờ ảnh điều vẽ kề nhau hoặc
giữa hai đường bay kề nhau phải tiếp biên đường khoanh diện tích điều
vẽ của các tờ ảnh điều vẽ trong tuyến và giữa các tuyến với nhau.
+ Ngoài việc kiểm tra tiếp biên ranh giới điều vẽ của cả khu vực còn phải
so sánh kiểm tra diện tích điều vẽ trên ảnh với diện tích điều vẽ đã được
khống chế trên bản đồ tỷ lệ nhỏ đã đủ và phù hợp hay chưa.
+ Đường khoanh diện tích điều vẽ phải được kiểm tra cẩn thận và chính
xác trước khi bắt tay vào điều vẽ các yếu tố nội dung trên các tờ ảnh.
+ Biên tự do của khu đo vẽ bằng màu đỏ, phải điều vẽ cách khung tự do ít
nhất là 1cm. Vì vậy phải kẻ một đường thẳng song song với biên tự do
cách biên tự do ít nhất 1cm ở phía ngoài phạm vi khu vực điều vẽ phụ vụ
cho việc chuyển vẽ biên tự do.

13


*Các quy định chung khi điều vẽ:
- Vấn đề tổng hợp, lấy bỏ, xê dịch vị trí để biểu thị các đối tượng phải tuân theo
nguyên tắc:
+ Các đối tượng thứ yếu nhường chỗ cho các đối tượng chủ yếu.
+ Các đối tượng có yêu cầu biểu thị độ chính xác thấp hơn nhường chỗ cho cách đối
tượng có yêu cầu biểu thị độ chính xác cao hơn
+ Biểu thị không được trồng lên nhau, có sự dãn cách.
Trên ảnh điều vẽ phải biểu thị những yếu tố sau:
+ Điểm khống chế trắc địa
+ Các thiết bị phụ thuộc của hệ thống giao thông, thủy hệ
+ Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Các yếu tố thủy hệ

+ Đường giao thông
+ Dáng đất, chất đất
+ Thực vật
+ Ranh giới và tường rào
+ Địa danh và các ghi chú cần thiết khác
- Quy định về màu mực dùng cho công tác tu chỉnh ảnh điều vẽ:
+ Màu đỏ: Dùng để biểu thị các đối tượng là đường có vật liệu rải là bê tông, nhựa;
nhà, khối nhà có tính chất chịu lửa, tường bằng bê tong hay gạch; đường ranh giới
thực vật khi sử dụng bằng các ký hiệu đơn giản: ranh giới xác định là nét liền,
không xác định là nét đứt; các ghi chú mang tính chất thông báo. Ngoài ra còn cùng
để vẽ biên tự do, ghi chú “Biên tự do”
+ Màu đen: Dùng để biểu thị các đối tượng là đường gạch đá cấp phối, đường cấp
thấp hơn, đường đất; Nhà, khối nhà có tính chất kém chịu lửa; các ghi chú chính
thức; ký hiệu thực vật khi sử dụng ký hiệu chính thức; địa giới các cấp; các đối
tượng kinh tế văn hóa xã hội,…
+ Màu ve : Dùng để biểu thị đường bờ nước, thực vật khi sử dụng ký hiệu chính
thức,…
+ Màu lam nhạt: Dùng để kẻ đường khoanh diện tích điều vẽ, ghi các phần tiếp
giáp, ghi chú cho hệ thống thủy văn.
14


*Nguyên tắc chung khi điều vẽ các đối tượng dạng tuyến:
1. Khi

biểu thị các dòng chảy của sông tự nhiên cần phản ánh đúng sự uốn
lượn của chúng. Chỉ khái quát khi khúc uốn cong không vẽ được theo
tỷ lệ.
2. Khi đường bờ và đường mép nước cách nhau dưới 0,3mm thì biểu thị
một loại đường là đường bờ.

3. Các nhánh sông, suối 1 nét hay 2 nét đổ vào cửa sông phải nối liền tới
đường mép nước không dừng lại ở đường bở. Những khu vực biến đổi
phải đo bù hoặc điều vẽ tương quan cả đường mép nước và đường bờ.
4. Các dòng chảy ổn định dùng nét vẽ liên tục để biểu thị theo nguyên tắc
ô đậm dần từ 0,1mm đến 0,5mm tăng dần theo độ rộng của sông, suối.
Những đoạn sông suối không thay đổi thì giữa nguyên lực nét
5. Sông suối có nước theo mùa biểu thị nét đứt, có thể biểu thị ghi chú
tháng có nước
6. Các đặc điểm của sông hồ phải được ghi chú như tên, tốc độ nước
chảy, hướng dòng chảy, độ sâu, độ rộng, chất liệu đáy và ghi chú ở bến
đò, bến phà hoặc những chỗ thay đổi độ rộng đột ngột. Độ rộng phải
phù hợp với khoảng cách nước trên ảnh điều vẽ. Đối với các sông kênh
mương 2 nét, 1 nét đều do ghi chú độ rộng, độ sâu. Tốc độ dòng chảy
được biểu thị khi lớn hơn hoặc bằng 0,2m/s
7. Bờ mương đắp cao, xẻ sâu được biểu thị khi đủ điều kiện về tỷ cao, tỷ
sâu
8. Tuy thuộc vào độ rộng của sông, kênh, mươn,… và tỷ lệ bản đồ mà
biểu thị chúng theo quy định lực nét
9. Đường được biểu thị theo tỷ lệ hoặc vẽ theo ký hiệu đường có độ rộng
quy ước
10. Trên mỗi tờ ảnh điều vẽ và tại chỗ thay đổi chất liệu rải mặt phải vẽ
một nét gạch vuông góc với đường và ghi đầy đủ tính chất đường.
11. Đối với các khu vực có nhiều tuyến đường giao thông có thể lấy bỏ
sao cho phù hợp. Đối với vùng giao thông kém phát triển thì biểu thị
đầy đủ.
15


Biểu thị theo các loại đương như đường hiện đang sử dụng, đang
làm hoặc hỏng, có gia cố hay không có gia cố, đường đắp cao hay xẻ

sâu.
13. Khi đường ô tô chạy dọc theo bờ nước, sông, kênh 2 nét hoặc chạy
song song với đường sắt, không được vẽ đè lên nhau mà phải dịch
chuyển theo thứ tự ưu tiên để vẽ.
14. Khi đường sắt và đường ô tô giao nhau trên cùng một mặt phẳng, ký
hiệu đường sắt vẽ liên tục, đường ô tô dừng cách đường sắt 0,2mm
15. Khi biểu thi các tuyến dây điện phải kèm theo ghi chú điện áp và số
dây. Đường dây ngoài khu dân cư vẽ liên tục, nếu vướng các địa vật
khác có thể dừng lại, phải đảm bảo cho việc suy đoán hướng đi của
dây, đường dây điện không biểu thị trong khu dân cư.
16. Đường địa giới hành chính các cấp chuyển theo bản đồ địa giới
hành chính theo quy định. Nếu đường địa giới hành chính đi theo các
yếu tố hình tuyến hai nét biểu thị vào giữa địa vật của hình tuyến đó.
Nếu đường địa giới trùng với địa vật hình tuyến một nét thì biểu thị
đường địa giới đi so le hai bên địa vật.
17. Đường địa giới các cấp mới bị chia tách phải được các cấp hành
chính tương đương xác nhận trên mặt sau tờ ảnh điều vẽ
18. Đường địa giới hành chính các cấp được chia làm hai loại địa giới
xác định và địa giới chưa xác định. Khi đường địa giới trúng nhau biểu
thị đường địa giới cao hơn.
12.

*Nguyên tắc chung khi điều vẽ các đối tượng dạng vùng:
- Những đối tượng như ao, hồ, ranh giới thực vật,.. được điều vẽ dạng
vùng khép kín với lực nét là 0,1mm
- Khi điều vẽ ranh giới thực vật cần chú ý: Các loại thực vật khác nhau
phải có ranh giới riêng. Trong mọi trường hợp ranh giới thực vật là vùng
16



khép kín có thể dùng mương, đường giao thông,… để thay thế một đoạn
ranh giới nhưng không được dùng đường địa giới các cấp, đường dây
điện, dây thông tin để thay ranh giới thực vật. Có loại ranh giới thực vật
xác định và không xác định. Diện tích thực vật bất kỳ phải đạt >= 15mm 2
mới biểu thị trên ảnh điều vẽ.

3.Phương pháp đoán đọc và điều vẽ kết hợp;
Thường áp trong thực tế sản xuất và có ý ngĩa kết hợp việc điều vẽ trong
nhà với việc điều vẽ bổ xung ngoài thực địa. chỉ những vùng chưa được
nghiên cứu đầy đủ về mặt địa hình và các vùng có nhiều địa vật không

17


thể nhận biết được trên ảnh thì mới tiến hành điều vẽ hoàn toàn ngoài
trời.
Công tác chuẩn bị: chuẩn bị tư liệu ảnh, tài liệu liên quan, dụng cụ đo vẽ,
các quy định chung.
Trình tự đoán đọc điều vẽ:
Các quy định chung về công tác điều vẽ ảnh kết hợp tương tự như trong
điều vẽ ảnh nội nghiệp và ngoại nghiệp( khoanh diện tích điều vẽ,
thểhieenj nội dung điều vẽ, thứ tự ưu tiên biểu thị các yếu tố, mầu mực
điều vẽ.)
Các phương pháp điều vẽ ảnh kết hợp:
 Điều vẽ ngoài trời theo tuyến sau đó đoán đọc diều vẽ trong phòng,
trình tự thực hiện.
Nghiên cứu khu đo => lập thiết kế điều vẽ ngoại nghiệp=> điều vẽ
ngoại nghiệp=> điều vẽ nội nghiệp=> kiểm tra giao nộp kết quả.
Phương pháp này thương áp dụng cho khu vực điều vẽ có nhừng đặc
điểm :

Khu vực điều vẽ hoàn toàn mới chưa có hoặc không đầy đủ các tài liệu
liên quan.
Khu vực khó đoán đọc và điều vẽ như bị mâu che phủ, các đối tượng
có kích thước nhỏ và đọ tương phản bé, nhiều loại địa vật khác biệt….
Sau khi nghiên cứu các tài liệu văn bản, chỉ thị, quy định kỹ thuật của
khu đo tiến hành đoán đọc điều vẽ ngoài trời trên tuyến và những vùng
địa hình, địa vật đặc trừn đã chọn. Các phần còn lại của khu đo tiến
hành điều vẽ trong phòng trên cơ sở dựa vào những ảnh điều vẽ ngoài
thực địa.


Đoán đọc điều vẽ trong phòng sau đó đoán đọc điều vẽ ngoài trời bổ
xung, trình tự thực hiện
18


Nghiên cứu khu đo=> đoán đọc điều vẽ trong phòng => lập thiết kế
khảo sát ngoại nghiệp=> điều vẽ ngoại nghiệp và kiểm tra kết quả
đoán đọc trong phòng trước đó=> tu chỉnh và hoàn thiện ảnh điều
vẽ=> kiểm tra giao nộp kết quả.
Phương pháp này áp dụng cho khu vực điều vẽ có đầy đủ các tài lieu
tham khảo, ảnh mang tính thời sự, các đối tượng điều vẽ được thực
hiện rõ rang trên ảnh mức độ tin cậy cao đối với các đối tượng được
biểu thị.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu và chuẩn bị trang thiết bị máy móc,
dụng cụ cần thiết để tiến hành điều vẽ nội nghiệp. Giải đoán các yếu
tố cần biểu thị trên bản đồ theo hình ảnh chụp được trên ảnh điều vẽ,
xác định các đặc trưng về tính chất, số lượng của chúng dùng ký hiệu
và ghi chú biểu thị chúng lên ảnh, lên bình đồ ảnh, ảnh trực giao hoặc
lên bản đò gốc địa vật. Các yếu tố còn nghi vấn phải đánh dấu để điều

vẽ bổ xung ngoài thực địa.

4. Tiếp biên ảnh điều vẽ

19


Trong khu vực điều vẽ có nhiều ảnh điều vẽ do nhiều người điều vẽ và hoàn thành
trong những thời điểm khác nhau, vì vậy sau khi điều vẽ xong các tờ ảnh phải tiếp
biên.
Tiếp biên ảnh điều vẽ là việc làm trùng khớp, làm phù hợp giữa các đối tượng được
biểu thị trên ảnh điều vẽ.
Trình tự tiếp biên ảnh:
• Tiếp biên ảnh điều vẽ trên cùng một dải bay trong cùng một mảnh bản đồ.
• Tiếp biên ảnh điều vẽ trên các dải bay khác nhau trong cùng một mảnh
bản đồ.
• Tiếp biên ảnh điều vẽ thuộc các mảnh bản đồ khác nhau của cùng một khu
vực điều vẽ.

Tiếp biên ảnh điều vẽ của các mảnh bản đồ thuộc khu vực điều
vẽ với các ảnh điều vẽ của khu vực khác hoặc với bản đồ đã
thành lập trước đó.
• Để được thuận tiện và công việc tiếp biên không bị chồng chéo
có thể thống nhất quy định tiếp biên.


Cách tiếp biên ảnh điều vẽ
Kiểm tra tiếp biên lại đường quanh diện tích điều vẽ.
Tiếp biên vị trí các đường nét trên ảnh điều vẽ với các tờ xung
quanh.

• Tiếp biên lực nét, mầu sắc, tính chất của các đường nét.
• Tiếp biên tính chất, cách biểu thị ký hiệu và ghi chú các đối
tượng dọc theo biên của ảnh điều vẽ.
• Biên của các tờ ảnh điều vẽ phải tiếp khớp với nhau. Nếu sai
số biên =< 0.2 mm thì cho phép được dịch chuyển đối tượng
trên phần mép biên ảnh điều vẽ để làm trùng khớp. Nếu sai số
nằm trong khoảng 0.2 đến 0.3mm phải chia đôi khoảng sai để
tiến hành chỉnh sửa ở cả 2 tờ ảnh điều vẽ. Trường hợp vượt
hạn sai phải tìm nguyên nhân để xử lý, nếu cần thiết phải ra
ngoại nghiệp để xác minh và biểu thị cho chính xác.



Biên tự do của ảnh điều vẽ là thể hiện sự phân cách giới hạn về điều
vẽ trên phạm cả khu vực. Việc chuyển vẽ biên tự do nhằm mục đích lưu
giữ lại số liệu sử dụng khi cần thiết.
20


Phương pháp chuyển vẽ biên tự do:
• Ảnh dùng để chuyển vẽ biên tự do giống như ảnh điều vẽ có
vùng biên tự do. ảnh điều vẽ được chuyển vẽ biên tự do phải
hoạn thiện nội dung và đã được kiểm tra đạt chất lượng theo
yêu cầu.
• Dùng các dụng cụ như thước, kính lập thể, bút… chuyển biên
tự do trên tờ ảnh điều vẽ sang tờ ảnh sao biên một cách chủ
động chính xác. Lấy đường thể hiện vị trí biên tự do làm
chuẩn, kẻ hai đường biên giới hạn phạm vi khu vực điều vẽ,
đương vào phía trong phạm vi khu vực điều vẽ 2 cm đường ra
ngoài phạm vi khu vực điều vẽ ít nhất 1 cm.

• Chuyển toàn bộ những nội dung trên ảnh điều vẽ trong phạm
vi khu vực trên lên ảnh sao biên cẩn thận chính xác.
• Trong phạm vi khu vực ảnh sao biên có anh khống chế trắc địa
thì phải dùng ảnh khống chế để chuyển vẽ, đồng thời kiểm tra
điểm khống chế trên ảnh điều vẽ.
• Ảnh sao biên được tu chỉnh các yếu tố nội dung và hỉnh thức
giống nhau như ảnh điều vẽ.

Chương 4: Công tác giải đoán ảnh vệ tinh khi thành lập bản đồ địa
hình và bản đồ chuyên đề
1.

Anh (chị) sẽ đáp lại một ý kiến phản đối rằng "khi giải đoán
bằng phương pháp xử lý số kết quả giải đoán là đồng nhất vì
thế độ chính xác khi giải đoán bằng phương pháp xử lý số sẽ cao
hơn phương pháp giải đoán bằng mắt" như thế nào?
21


Việc đoán đọc điều vẽ ảnh bằng mắt có nhiều hạn chế vì nó phụ
thuộc vào kiến thức, trình độ kinh nghiệm và kỹ năng của từng người do
vậy kết quả nhận được không đồng nhất và ít khách quan, thời gian thực
hiện kéo dài, khả năng tự động hóa thấp.
Tuy nhiên đoán đọc điều vẽ ảnh bằng mắt có ưu thế trong việc kết
hơpk kinh nghiệm, kiến thức hỗ trợ từ thông tin liên quan và khả năng
khái quát, tổng hợp của con người được áp dụng triệt để. Vì vậy dù kỹ
thuật sử lý ảnh số ngày càng phát triển, được áp dụng rộng rãi sản xuất thì
phương pháp doán đọc điều vẽ bằng mắt vẫn không ngừng được củng cố
và áp dụng.


2.

Ảnh là nguồn tư liệu cơ bản cung cấp dữ liệu đầu vào trong quá
trình xử lý ảnh. Theo Anh (chị) ảnh vệ tinh được thể hiện dưới
mấy dạng? Sự khác biệt của các dạng được thể hiện ở những
điểm nào?

Ảnh vệ tinh được thể hiện dưới hai dạng là ảnh tương tự và ảnh số.
+ Ảnh tượng tự là ảnh chụp trên cơ sở của lớp cảm quang halogen bạc,
được chụp bằng phim ảnh sử dụng phổ phản xạ của ánh sáng trong dải
sóng nhìn thấy.
22


+ Ảnh số là một ma trận không gian của các đơn vị ảnh được xếp theo
dòng và cột theo một trận tự nhất định dưới dạng số.
Sự khác biệt
Dữ liệu ảnh

Ảnh số
Chứa đựng thông tin
gốc về một đối tượng tốt

Cách xử lý

Tự động và giải đoán
nhanh nhờ sự hỗ trợ của
máy tính và thư viện mã
định sẵn
Dữ liệu ảnh số có dải

phổ lớn và nhiều kênh

Dải phổ và kênh.

Ảnh tương tự.
Kém hơn so với ảnh số,
vì khi rửa phim ảnh có
sự mất thông tin.
Chậm hơn so với ảnh
số.
Dữ liệu chụp trên phim
ảnh dải phổ của máy
ảnh còn hẹp.
Thường bị méo hình lớn
do ảnh hưởng của độ
cong trái đất.

Độ phủ

Phủ một vùng rộng lớn

Phủ một vùng kém hơn so
với ảnh số.

Lưu trữ

Gọn nhẹ trên máy tính,
băng từ, không tốn
nhiều vật liệu cồng
kềnh.

Truyền tải nhanh trên
mạng Internet để có thể
cung cấp thông tin kịp
thời

Tốn nhiều thời gian công
sức và khá phức tạp.
Chịu nhiều ảnh hưởng của
thời tiết.
Tốn nhiều thời gian công
sức và khá phức tạp.
Dễ bị hư hỏng theo thời
gian.

Khả năng truyền tải

3. Khái niệm về viễn thám, phân loại viễn thám;
Viễn thám là một ngành khoa học có lịch sử phát triển lâu đời nghiên cứu
thông tin về một vật và một hiện tượng gián tiếp trên dữ liệu ảnh hàng
không, ảnh vệ tinh và ảnh radar
Viễn thám được định nghĩa như một khoa học công nghệ mà nhờ nó các
tính chất của đối tượng quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà
không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
*Phân loại viễn thám:
23




Phân loại theo nguồn năng lượng chia làm 2 loại:


+ Viễn thám sử dụng nguồn năng lượng chủ động là sử dụng bộ cảm
gắn trên thiết bị
+ Viễn thám sử dụng nguồn năng lượng bị động là sử dụng nguồn
năng lượng từ mặt trời


Phân loại theo dải sóng thu nhận chia làm 3 loại

+ Viễn thám trong giải sóng nhìn thấy và hồng ngoại: sử dụng nguồn
năng lượng mặt trời, mặt trời cung cấp bức xạ có bước song 500 mu.
Tư liệu viễn thám trong giải sóng nhìn thấy phụ thuộc chủ yếu vào sự
phản xạ từ bề mặt đối tượng và bề mặt trái đất. vì vậy các thông tin về
đối tượng có thể xác định từ các phổ phản xạ.
+ Viễn thám hồng ngoại nhiệt:có thể sử dụng nguồn năng lượng là bức
xạ nhiệt do nhiệt chính đối tượng sản sinh ra. Mỗi đối tượng trong
nhiết độ bình thường đều phát ra bức xạ có đỉnh là bước sóng 1000mu.
+ Viễn thám siêu cao tầng: thường sử dụng 2 kỹ thuật chủ động và bị
động.
• Phân loại theo quy đạo vệ tinh chia làm 2 loại:

+ Viễn thám quy đạo cực: Mặt phẳng của quy đạo và mặt phẳng của xích đạo
gần vuông góc với nhau
+ Viễn thám quy đạo tĩnh: Tọa quy của vệ tinh trùng với tọa độ quy của trái đất.

4.Đặc tính phản xạ phổ của thực vật, thổ nhưỡng và nước;
Đặc tính phản xạ phổ của thực vật:
Khả năng phản xạ của thực vật xanh là dấu hiệu đặc trưng thay đổi theo
độ dài bước sóng. Khả năng phản xạ phổ của mỗi loài thực vật là khác
nhau.

Ở vùng ánh sang nhìn thấy, cận hồng ngoại và hồng ngoại khả năng
phản xạ phổ khác biệt rõ rệt.
Ở vùng ánh sang nhìn thấy phần lớn năng lượng bị hấp thubowir
diệp lục có trong lá cây, một phần nhỏ thấm qua lá còn lại bị phản xạ nên
24


lá được mắt người cảm nhận có mầu xanh vì phần cực đại phản xạ phổ
bước sóng 0.54 um.
Ở vùng cận hồng ngoại cấu trúc lá ảnh hưởng lớn đến khả năng
phản xạ phổ, ở đây khẳnngphanr xạ phổ tăng lên rõ rệt.
Ở vùng hồng ngoại nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ
phổ của lá là hàm lượng nước, ở vùng này khi độ ẩm trong lá cao, năng
lượng hấp thu là cực đại, ảnh hưởng của cấu trúc tế bào lá ở vùng hồng
ngoại đối với khả năng phản xạ phổ không lớn bằng hàm lượng nước
trong lá.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất quang học của thực vật:
• Tuổi thực vật: thực vật ở độ tuổi trẻ, phản xạ phổ nhìn thấy giảm và
phổ hồng ngoại tăng. Khi thực vật ở giai đoạn già nguyên lý là ít
chất diệp lục thì sẽ hấp thụ năng lượng ít.
• Hàm lượng nước: đối với thực vật càng nhiều nước thì độ phản xạ
càng ít. ảnh hưởng của áp lực do thực vật chứa ít chất khoáng hoặc
do bị bệnh, đại đa số sẽ tăng độ phản xạ trên các sóng nhìn thấy và
giảm trên sóng hồng ngoại.
• Góc nhìn: đại đa số các kiểu thực vật có độ phản xạ phụ thuộc vào
góc nhìn. Sự khác nhau đối với một dải phổ cho trước phản xạ cũng
khác nhau trên các cây có tuổi khác nhau.
Đặc tính phản xạ phổ của thổ nhưỡng:
Khả năng phản xạ của thổ nhưỡng tăng theo độ dài bước sóng đặc biệt là
ở vùng cận hồng ngoại và hồng ngoại. ở đây chỉ có khả năng phản xạ và

hấp thụ mà không có thấu quang. Đặc tính phản xạ của đất phụ thuộc vào
thành phần hóa học vật lý của đất:
• Đất ẩm sẽ có phổ phản xạ thấp nên trên ảnh vệ tinh chúng sẽ có
màu tối.
• Đất chứa hàm lượng hữu cơ hoặc đất bị ôxy hóa cao sẽ có khả năng
phản xạ yếu.
• Độ phản xạ của đất phụ thuộc vào kích thước hạt, hạt càng nhỏ và
độ ghồ ghề thấp thì độ phản xạ càng cao.
25


×