Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ ƯƠNG KINH TẾ VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.53 KB, 13 trang )

1. Tỷ lệ thất nghiệp được xác định bằng % số người thất nghiệp so với tổng số người trong
lực lượng lao động
2. Xét một nền kinh tế đóng, Trạng thái lạm phát sẽ đi kèm với suy thoái sẽ xảy ra nếu,tổng
cung giảm, AD không đổi……………………………?
3. Giả sử phương trình đường tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn : AD = 600 + 0,75Y. Nếu
sản lượng thực tế là 2000 thì hiện tượng ngoài dự kiến nào sẽ xảy ra?
 Thiếu hụt ngoài dự kiến 100
4. Để so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa 2 năm khác nhau, người ta dùng chỉ tiêu
GDP thực tế
5. Nếu GDP của Việt Nam lớn hơn GNP thì
6. Dịch chuyển đường cầu tiền là do : Thu nhập quốc dân ???
7. Thu nhập quốc dân tăng dẫn đến cầu tiền tăng => Đường cán cân ngân sách dịch chuyển
sang phải
8. Lãi suất cân bằng trên thị trường phụ thuộc vào: mức cung tiền danh nghĩa
9. Xét một nền kinh tế đóng,có các số liệu sau: C= 100+ 0,75Yd, I= 100, G=215,
T=20+0,2Y. Do đó, thu nhập khả dụng là => Yd= 780
Thu nhập cân bằng của nền kinh tế là: => Yo = 1000
10. Giả sử tỷ lệ dự trữ thực tế: ra = 0,1 và tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi s=
0,4. Để tăng mức cung tiên danh nghĩa thêm 2800 tỷ đồng bằng cách phát hành tiền thì
NHTW cần tăng lượng tiền cơ sở thêm là : denta H = 1000
11. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau:
Lp=kY-hi với Y = 600 tỷ, k= 0,2, h= 5. Mức cung tiền thực tế là MS/P = 70 tỷ. lãi suất
cân bằng sẽ là => i= 10%
12. Trong phương trình đường phillips gp= -3(u- u*)giá thị 3(ép si lon) phản ánh : để giảm
thất nghiệp 1% thì lạm phát sẽ phải tăng lên bao nhiêu
13. Giả sử trong nền kinh tế mở có MPC = 0,8 ; t= 0,1vaf MPM = 0,22. Nếu đầu tư tăng
thêm 100 thì xuất khẩu ròng => Giảm 44
14. Giả sử nền kinh tế mở có MPC = 0,8, t= 0,1 và MPM = 0,22. Nếu xuất khẩu tăng thêm
100 thì sản lượng cân bằng => Tăng 200
15. Trong hàm tiêu dùng, phần chi cho tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập cho biết =>
Độ dốc của đường tiết kiệm


16. Khi cầu tiền rất nhạy cảm với lãi suất………………………………….
17. Hoạt động thị trường mở là việc mua bán trái phiếu kho bạc nhà nước, mua trái phiếu ở
thị trường mở, đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự trữ của
NHTM, dẫn đến tăng khả năng cho vay làm mức cung tiền tăng gấp bội so với số tiền
mua tín phiếu của NHTW. Để có kết quả ngược lại, NHTW sẽ bán trái phiếu chính phủ
18. Cho C = 100 + 0,75 YD, I = 90,X =150, T= 40 + 0,2 Y, IM = 50 + 0,1 Y. Khi G = I thì sản
lượng cân bằng là => Y = 1000
19. Đường phillips ngắn hạn mô ta tả sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát
20. Giả sử có số liệu như sau về nền kinh tế : Hạm tiêu dùng C= 0,25 + 0,75 YD, hàm đầu tư
I= 15-6i, chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ G=10, xuất khẩu X = 5, hàm
nhập khẩu IM = 5+0.2 Y. Hỏi phương trình đường IS là : 88.89-10.67i


21. Xét một nền kinh tế đóng có số liệu sau : C= 100 + 0.75Yd,T = 20+0.2 Y, vậy số nhân chi
tiêu của nền kinh tế là => 2.5
22. Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Nếu MPS = 0,25 thì số nhân thuế
là => -3
23. Giả sử có số liệu sau : Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng,Tỷ lệ tiền mặt trong lưu
thông so với tiền gửi là 0,5 . Lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM là => D=
2000
24. Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện dưới mức sản lượng tiềm năng (Y
25. Khi thu nhập bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu thì đường tiêu dùng sẽ trùng với đường
45 độ và đường tiết kiệm trùng với trục hoành
26. Chỉ tiêu nào có giá trị nhỏ nhất trong các chỉ tiêu dưới đây => Thu nhập khả dung
27. Giá trị sản lượng một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian đc gọi là giá trị gia
tăng
28. Trong mô hình ADAS khi có tác động do các yếu tố ngoài mức giá chung làm giảm tổng
cung thì trong ngắn hạn mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là : lạm phát tăng, thất
nghiệp tăng


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1. Kinh tế học vĩ mô – một phân ngành của kinh tế học nghiên cứu sự vận động và những
mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc
dân
2. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, l phát thất
nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu
nhập giữa các thành viên trong xã hội
3. Công cụ của kinh tế vĩ mô: Là các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng để tác động
vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế đạt được các mục tiêu mong muốn. Các chính
sách kinh tế vĩ mô cơ bản:
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách thu nhập
- Chính sách kinh tế đối ngoại
4. Hệ thống kinh tế vĩ mô bao gồm: đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô
- Đầu vào bao gồm:
+ Tiền tệ,chi tiêu và Thuế, các nguồn lực khác => Tổng cầu
+ Lao động, vốn, Tài nguyên và kỹ thuật => Tổng cung
- Hộp đen kinh tế vĩ mô diễn ra tác động qua lại giữa tổng cầu và tổng cung
- Đầu ra bao gồm: Sản lượng (GDP thực), công ăn việc làm, giá cả, xuất – nhập khẩu
5. TỔNG CẦU(AD) là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà các tác nhân
trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá chung cho trước (giả định
các nhân tố khác là không đổi)


-

Các yếu tố tác động đến tổng cầu: Mức giá chung, thu nhập quốc dân, kỳ vọng, các
chính sách kinh tế vĩ mô và các nhân tố khác (thị hiếu, tập quán tiêu dùng, lãi suất…)

- Đường tổng cầu là đường biểu thị mối quan hệ giữa tổng cầu và mức giá chung khi
các biến số khác không đổi. Khi mức giá chung tăng thì tổng cầu giảm, đường tổng
cầu là đường dốc xuống
- Sự trượt dọc trên đường tổng cầu là sự di chuyển dọc theo đường tổng cầu, do sự thay
đổi của mức giá chung
- Dịch chuyển đường tổng cầu là sự dịch chuyển vị trí của đường tổng cầu do sự thay
đổi của các yếu tố ngoài mức giá chung có tác động đến tổng cầu
Ví dụ: Chi tiêu chính phủ (G), Thuế (T), Xuất khẩu (X), Nhập khẩu (IM)
6. TỔNG CUNG (AS) bao gồm tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp
sẽ sản xuất và bán ra tại mỗi mức giá chung cho trước
- Các nhân tố tác động đến tổng cung: Mức giá chung(giá cả), giá cả của các yếu tố đầu
vào (chi phí) , Trình độ công nghệ sản xuất, sự thay đổi nguồn lực, các nhân tố khác
(chính sách, thời tiết…)…
- Đường tổng cung: là đường thể hiện mối quan hệ giữa lượng tổng cung về hàng hóa,
dịch vụ và mức giá chung
- Phân biệt ngắn hạn và dài hạn:
+ Ngắn hạn: Giá các yếu tố đầu vào chưa kịp thay đổi cùng với sự thay đổi của giá cả
đầu ra
+ Dài hạn :Giá cả yếu tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ tyris mức thay đổi của giá cả đầu
ra
- Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng
- Đường tổng cung ngắn hạn là đường dốc lên thể hiện mối quan hệ thuận giữa mức giá
chung và sản lượng cung ứng
- Trượt dọc trên đường tổng cung là do sự thay đổi của mức giá chung
- Dịch chuyển đường tổng cung là do sự thay đổi của các yếu tố : mức sản lượng tiềm
năng, lạm phát dự kiến, chí phí đầu vào, lương, các cú sốc cung …
7. Cân bằng ngắn hạn: Trạng thái cân bằng ngắn hạn được xác định tạo giao điểm giữa
đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu. Mức sản lượng cân bằng ngắn hạn có thể
nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức sản lượng tiềm năng
8. Cân bằng dài hạn là trạng thái đạt được khi sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm

năng. Trạng thái cân bằng dài hạn được xác định tại giao điểm giữa đường tổng cung
ngắn hạn, tổng cung dài hạn và tổng cầu
+Tăng tổng cầu làm tăng giá và sản lượng cân bằng
+Giảm tổng cung làm tăng giá nhưng sản lượng cân bằng giảm
9. Chu kỳ kinh tế là sự dao động của GNP thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản
lượng tiềm năng
10. Thiếu hụt sản lượng là độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế. Và =
SLTN - SLTT
11. Định luật Okun: Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì GDP thực giảm 2%
12. Lạm phát phản ánh sự tăng lên của mức giá chung


13. Chính sách tài khóa: Nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền
kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khóa có 2 công
cụ chủ yếu là chi tiêu của Chính phủ và Thuế.
14. Chính sách tiền tệ : chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức
sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tiền tệ có 2 công cụ chủ yếu là lượng
cung về tiền và lãi suất. Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến GNP thực tế về
mặt ngắn hạn, song, do tác động đến đầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng lớn đến GNP tiềm
năng về mặt dài hạn
15. Chính sách thu nhập: bao gồm hàng loạt các biện pháp (công cụ) mà chính phủ sử dụng
nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát
- Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các loại công cụ có tính chất cứng rắn
như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc
pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả vs tiền lương… đến những công cụ mềm dẻo
hơn như việc hướng dẫn, khuyễn khích bằng thuế thu nhập
16. Chính sách kinh tế đối ngoại: nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân
thanh toán ở mức chấp nhận được
- Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, cac squy
định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính tiền tệ

khác, tác động vào hoạt động xuất khẩu
17. Đường cong Phillips cho rằng, trong thời kỳ ngắn, lạm phát càng cao, thất nghiệp càng
giảm
CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng giá trị (tính thao giá thị trường) của tất cả
các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ cua rmootj quốc
gia trong một thơì kì nhất định
2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà một
quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
- GNP tính theo giá hiện hành gọi là GNP danh nghĩa (GNPn)
- GNP tính theo giá cố định gọi là GNP thực tế (GNPr)
- Cầu nối giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả:
D =( GNPn / GNPr)x100
- GNP danh nghĩa thường tăng nhanh hơn GNP thực tế do lạm phát
- GNP thực tế tăng lên là do:
+ Số lượng nguồn lực (tư bản, lao động, tài nguyên) trong nền kinh tế đã tăng lên
+ hiệu quả sử dụng những nguồn lực đó tăng lên
- Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế gọi là tỷ lệ tăng trưởng, nói cách khác,khi
nói tăng trưởng kinh tế đã hàm ý tăng tổng sản phẩm thực tế (GNP thực tế)
3. Thay đổi của GDPn có thể do giá cả hoặc sản lượng thay đổi, còn GDP thực chỉ do sản
lượng thay đổi.Vì vậy, GDP thực được dùng để tính toán tỷ lệ tăng trưởng quốc gia
4. Ý nghĩa của GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô: GDP là thước đo đánh giá thành quả hoạt
động của nền kinh tế, đo lường quy mô của nền kinh tế, làm căn cứ xây dựng các chiến


lược phát triển kinh tế; tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. GDP bình quân
đầu người để đánh giá mức sống của dân cư; và để xác định sự thay đổi của mức giá
chung
5. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người cho biết mức độ hưởng thụ phúc lợi kinh tế trung bình
của một thành viên trong nền kinh tế

6. GDP (GNP) không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi kinh tế của một quốc gia
7. HẠN CHẾ CỦA CHỈ TIÊU GDP/GNP:
- Vấn đề tính trùng: Phương pháp tính GDP/GNP tính trùng nhiều sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ
- Vấn đề bỏ sót: Phương pháp tính GDp/GNP bỏ sót nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch
vụ
- Mức độ thỏa mãn ngoài phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác (sự nghỉ ngơi, không khí trong lành…)
CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Tổng cầu là tổng các nhu cầu chi tiêu dự kiến của hộ gia đình, doanh nghiệp để mua
hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tương ứng với mỗi mức thu nhập quốc dân:
AD=C+I
2. Cầu tiêu dùng C phụ thuộc vào: Thu nhập quốc dân (Y), của cải/ tài sản, tập quán tâm
lý tiêu dùng, các chính sách kinh tế vĩ mô (T,i)
3. MPC: Cho biết lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng một đơn vị
4. Đồ thị hàm tiêu dùng là đường dốc lên cho biết khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng
5. Độ dốc của đường tiêu dùng = MPC
6. Tiêu dùng tự định tăng sẽ làm dịch chuyển đường tiêu dùng song song lên trên và
ngược lại
7. MPS – xu hướng tiết kiệm cận biên. MPS cho biết khi thu nhập khả dụng tăng một
đơn vị thì hộ gia đình sẽ tăng tiết kiệm là bao nhiêu
8. CẦU ĐẦU TƯ là chi tiêu dự kiến của các doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ trong
nền kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư:
- Tỷ lệ lãi suất i tăng => đầu tư I giảm
- Môi trường kinh doanh thuận lợi : I tăng
- Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới tạo ra: cầu sản phẩm tăng => I tăng
- Kỳ vọng tăng => đầu tư tăng
- Các yếu tố đầu vào (chi phí) tăng => đầu tư giảm
10. Hàm cầu đầu tư là hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa mức đầu tư dự kiến và tỷ lệ lãi

suất khi các yếu tố khác không đổi
11. Đồ thị hàm tổng cầu: là đường dốc lên cho biết khi thu nhập tăng thì tổng cầu tăng.
Độ dốc =MPC
12. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu dự kiến của
các tác nhân trong nền kinh tế: TỔNG CẦU = SẢN LƯỢNG ; TỔNG CHI TIÊU DỰ
KIẾN = TỔNG SẢN LƯỢNG


13. Số nhân chit iêu cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có sự thay đổi 1 đơn vị
trong mức chi tiêu tự định
14. Trong nền kinh tế đóng, tổng cầu là tổng các nhu cầu chi tiêu dự kiến của hộ gia
đình, doanh nghiệp và chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tương
ứng với mỗi mức thu nhập AD = C+I+G
15. XUẤT KHẨU thể hiện nhu cầu của người nước ngoài về hàng hóa và dịch vụ của
quốc gia
16. Xuất khẩu phụ thuộc vào:
- Thu nhập thực tế của nước ngoài
- Giá cả tương quan của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia với nước ngoài
- Tỷ giá hồi đoái
17. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA là việc chính phủ sử dụng thuế và chi tiêu công G để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế
- Mục tiêu:
+ Ngắn hạn: Tăng trưởng sản lượng, ổn định giá, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng
cán cân thanh toán
+ Dài hạn: điều chính cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn
- Công cụ : Chi tiêu chính phủ và thuế
- Cơ chế tác động: tác động tới tổng cầu của nền kinh tế (thông qua chi tiêu công và
thuế) từ đó tác động đến mức sản lượng cân bằng, giá cả việc làm
- Khi nền kinh tế suy thoái thất nghiệp cao:
+ Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng, giảm thất nghiệp:

+ Dùng CSTK lỏng: tăng chi tiêu chính phủ G, giảm thuế T
- CSTK mở rộng làm tăng tổng cầu => sản lượng cân bằng tăng, giảm thất nghiệp,
nhưng giá cả tăng lên
- Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao:
+ Mục tiêu: kiềm chế tăng trưởng nóng, giảm lạm phát
+ Công cụ: Sử dụng CSTK chặt, giảm chi tiêu chính phủ G và tăng thuế
CSTK thắt chặt làm giảm tổng cầu => sản lượng cân bằng giảm, giảm lạm phát
- Hạn chế của CSTK trong thực tế:
+ khó tính toán được một cách chính xác liều lượng của chính sách
+ độ trễ của chính sách
+ tính không hiệu quả
+ tháo lui đầu tư
+vấn đề ngân sách
- Chính sách tài khóa và tháo lui đầu tư: tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm đầu tư
tư nhân
+ Cơ chế tháo lui đầu tư: CSTK lỏng (tăng G, giảm T) => Y tăng => cầu tiền (Lp)
tăng => lãi suất tăng => I đầu tư giảm (hiện tượng tháo lui đầu tư)
Chính phủ tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến bóp nghẹt đầu tư
và giảm sản lượng
- Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách:
+ Cán cân ngân sách là sự cân đối giữa thu và chi ngân sách: B= T-G
+ trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thu ngân sách giảm,chi ngân sách tăng => thâm hụt
ngân sách tăng


-

-

Các loại thâm hụt ngân sách

+thâm hụt ngân sách thực thế: Đó là thâm hụt khi số lượng chi thực tế vượt số lượng
thu thực tế trong một thời kỳ nhất định
+ thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế
hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
+ thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động của chu kỳ kinh doanh
 Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan
của chính sách tài khóa như định ra thuế suất phúc lợi, bảo hiểm… Vì vậy, để
đánh giá kết quả của CSTK phải sử dụng thâm hụt cơ cấu
Vì vậy, khi nền kinh tế suy thoái:
+ Nếu mục tiêu là cân bằng ngân sách: Giảm G, tăng T
+ Nếu mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng: Tăng G, giảm T
Các biện pháp giảm thâm hụt NS
+ Cân đối lại các khoản thu – chi
+ Vay nợ nước ngoài
+ Vay nợ trong nước
+ Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+ Vay ngân hàng (in tiền)

CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Tiền là một thứ gì đó được chấp nhận chung dùng làm phương tiện trao đổi trong nền
kinh tế
2. Tiền là những tài sản tài chính được xã hội chấp nhận chung dùng làm phương tiện thanh
toán cho các hàng hóa và dịch vụ
3. Các chức năng của tiền
- Làm phương tiện thanh toán: Tiền là phương tiện trung gian để thực hiện các hoạt
động giao dịch hàng hóa và dịch vụ.
- Làm phương tiện dự trữ: Tiền là một hình thức để chuyển sức mua từ hiện tại sang
tương lai
- Làm phương tiện hạch toán: Tiền là thước đo được mọi người chấp nhận để đo lường
giá trị hàng hóa và dịch vụ

4. Phân loại tiền tệ:
- Theo hình thái biểu hiện của tiền:
+ Hóa tệ (tiền hàng hóa) : Một loại hàng hóa nào đó được xã hội chấp nhận chung
dùng làm phương tiện thanh toán
+ Tín tệ (tiền pháp định) : Giấy hoặc kim loại do ngân hàng trung ương phát hành ra
và được quy định là tiền. Ví dụ : tiền đồng (VN), đo la (mỹ)
+ Bút tệ: (tiền ngân hàng) : Tiền được tạo ra bởi ngân hàng TM và được ghi chép
trong số sách kế toán của các ngân hàng TM
5. Theo tính lỏng của tiền, được chia ra:
- Tiền mặt (Mo): Là tổng số tiền mặt đang lưu hành trong dân chúng
- Tiền giao dịch (M1): Bao gồm tổng lượng tiền mặt lưu hành trong dân chúng (Mo)
và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng thương mại (D)
- Tiền rộng (M2): Bao gồm tiền giao dịch (M1) và các khoản tiền gửi kỳ hạn (D1)


- Tiền tài chính: Bao gồm tiền rộng (M2) và các giấy tờ có giá khác
6. Cung tiền là khối lượng tiền sẵn sàng cho việc thực hiện các giao dịch trong nền kinh tế
(M1)
- Cung tiền danh nghĩa: MS
- Cung tiền thực: thể hiện sức mua của tiền (MS/P)
- Sự ưa thích tiền mặt (s): tính bằng tỷ lệ giữa tiền mặt (Mo) và tiền gửi không kỳ hạn
tại NHTM (D) : s = Mo/D
7. Cầu tiền là lượng tiền cần để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế. Là lượng tiền
mà mọi người muốn nắm giữ dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tại
các ngân hàng thương mại nhăm phục vụ cho nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế
8. Các nhân tố tác động đến cầu tiền:
- Lãi suất (i): i tăng, cầu tiền giảm; i giảm cầu tiền tăng
- Thu nhập quốc dân Y: tỷ lệ thuận
- Nhân tố khác: cầu về cổ phiếu, trái phiếu…
9. Hàm cầu tiền: Lp= kY – hi

- Lp : mức cầu tiền thực tế
- Y thu nhập quốc dân
- Lãi suất
- k: hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập
- h:hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất
• Đồ thị: Khi cố định mức thu nhập, cầu tiền là một hàm của lãi suất, đồ thị hàm cầu tiền là
đường dốc xuống. Độ dốc của đường cầu tiền = -1/h
- Cầu tiền nhạy cảm với lãi suất => đường cầu tiền thoải
- Cầu tiền kém nhạy cảm với lãi suất => đường cầu tiền dốc hơn
• Sự trượt dọc của đường cầu tiền là do lãi suất i thay đổi
• Sự dịch chuyển // của đường cầu tiền sang trái (Y giảm) hoặc sang phải (Y tăng) là
do thu nhập Y thay đổi
10. Sự thay đổi lãi suất cân bằng
- Giảm cung tiền => lãi suất tăng
- Thu nhập tăng => lãi suất tăng
11. Chính sách tiền tệ: là hệ thống các giải pháp và công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về
tiền tệ do NHTW khởi thảo và thực thi
-mục tiêu:
+ Tăng trưởng kinh tế
+ ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát
+ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
+ cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
• Các biện pháp làm tăng cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ mở rộng
• Các biện pháp làm giảm cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ thắt chặt
12. Công cụ điều tiết mức cung tiền:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Lãi suất chiết khấu
- Hoạt động trên thị trường mở
- Công cụ khác (kiểm soát lãi suất trần, quy định trực tiếp mức lãi suất)



13. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb) là quy định của NHTW đối với các NHTM về tỷ lệ dự trữ tối
thiểu trên mỗi khoản tiền gửi của khách hàng.
Khi tăng rb thì MS (cung tiền danh nghĩa) thay đổi :
 NHTM phải dự trữ nhiều hơn
 Số tiền cho vay ít hơn
 Khả năng tạo tiền gửi giảm
 Mức cung tiền giảm
14. Lãi suất triết khấu: mức lãi suất NHTW quy định khi cho NHTM vay tiền.
Khi tăng lãi suất triết khấu =>các NHTM phải trả chi phí vay từ NHTW cao hơn =>
NHTM tăng dự trữ => số tiền cho vay ít hơn => khả năng tạo tiền gửi của NHTM giảm
(số nhân tiền giảm) => mức cung tiền giảm
15. Hoạt động trên thị trường mở: là hoạt động của NHTW trong việc mua bán chứng khoán
chính phủ nhằm điều tiết mức cung tiền và lãi suất thông qua thay đổi lượng tiền cơ sở
• Khi NHTW bán trái phiếu kho bạc: Tiền cơ sở giảm => cung tiền giảm
• Khi nh mua trái phiếu kho bạc: tiền cơ sở tăng => cung tiền tăng
16. Cơ chế tác động của CSTT: Trong ngắn hạn. CSTT chủ yếu tác động đến AD thông qua
ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Từ đó tác động
đến sản lượng, giá cả và việc làm của nền kinh tế
Nền kinh tế suy thoái , tỷ lệ thất nghiệp cao, NHTW có thể hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp thông
qua chính sách tiền tệ lỏng
- Cơ chế tác động: Cung tiền tăng
 Tỷ lệ lãi suất giảm
 Tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu tăng
 AD tăng
 Y tăng, u giảm
Nền kinh tế tăng trưởng nóng, GDP thực tế vượt quá sản lượng tiềm năng, nh có thể thực
hiện mục tiêu giảm lạm phát thông qua chính sách tiền tệ chặt
-


Cơ chế tác động”
 Cung tiền giảm
 Lãi suất tăng
 Tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu giảm
 AD giảm
 Y giảm, P giảm

CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH IS – LM VÀ SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ.
1. Đường IS biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất i và thu nhập Y để thị trường hàng hóa cân
bằng
Giảm i => I tăng, AD tăng, tY tăng
Đường IS cho biết thu nhập cân bằng thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi
Đường IS dốc xuống thể hiện khi i tăng thì Y giảm
2. Sự trượt dọc đường IS do sự thay đổi của lãi suất


3. Sự dịch chuyển đường IS do các yếu tố ngoài lãi suất:
- Tăng G, giảm T (CSTK lỏng) => IS sang phải
- Giảm G, tăng T (CSTK chặt) => IS sang trái
4. Đường LM biểu thị mối hệ giữa lãi suất i và thu nhập Y để thị trường tiền tệ cân bằng
Lp=MS/P
Những điểm nằm trên đường LM là những điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ
Đường LM cho biết sự thay đổi của thu nhập tác động đến lãi suất cân bằng
Những điểm nằm ngoài đường LM: thị trường tiền tệ không cân bằng
Những điểm nằm phía trên (bên trái) LM : dư cung tiền tệ
Những điểm nằm phía dưới (bên phải) LM: Dư cầu tiền tệ
5. Độ dốc của đường LM (= k/h) phụ thuộc vào:
- Độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập (k)
- Độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h)

6. Sự dịch chuyển của đường LM :
Cung tiền MS tăng (CSTT lỏng) => LM dịch chuyển xuống dưới
Cung tiền MS giảm (CSTT chặt) => LM dịch chuyển lên trên
7. Giao của đường IS và LM là điểm cân bằng chung trên thị trường tiền tệ và hàng hóa,
tại đó tồn tại duy nhất lãi suất và thu nhập cân bằng chung
8. Khi sử dụng chính sách TK lỏng thì sản lượng tăng, lãi suất tăng
Trường hợp đặc biệt:
• Khi LM nằm ngang thì CSTK lỏng => i không đổi,Y tăng
• Khi LM thẳng đứng thì CSTK lỏng => I tăng, Y không đổi
• Khi IS nằm ngang thì CSTK lỏng => i, Y không đổi
• Khi IS thẳng đứng thì CSTK lỏng => i,Y cùng tăng
 Khi đường LM càng thoải (cầu tiền càng kém nhạy cảm với thu nhập, nhạy
cảm với lãi suất) => CSTK càng hiệu quả
 Khi IS càng thoải (đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất) => CSTK càng kém
hiệu quả
9. Khi sử dụng chính sách tiền tệ lỏng làm cho lãi suất giảm, sản lượng tăng
Trường hợp đặc biệt:
• Khi LM nằm ngang thì CSTT lỏng => i giảm,Y tăng
• Khi LM thẳng đứng thì CSTT lỏng =>i , Y không đổi
• Khi IS nằm ngang thì CSTT lỏng => i không đổi, Y tăng
• Khi IS thẳng đứng thì CSTT lỏng => i giảm,Y ko đổi
 Khi đường LM càng thoải (cầu tiền kém nhạy cảm với thu nhập,rất nhạy
cảm với lãi suất) => CSTT càng hiệu quả
 Khi IS càng thoải (đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất): => CSTT càng hiệu
quả
10. Chính sách tiền tệ chặt => i tăng, Y giảm
11. Kết hợp CSTK lỏng và CSTT lỏng: làm dịch chuyển đồng thời đường IS và LM sang
phải (tại đó,lãi suất không đổi, sản lượng cân bằng cao hơn) => Tổng cầu và sản lượng
tăng mạnh
12. Kết hợp CSTK chặt và CSTT chặt: làm dịch chuyển đồng thời đường IS và LM sang

trái (tại đó,lãi suất không đổi, sản lượng cân bằng thấp hơn) => Tổng cầu giảm mạnh là
kiểm soát lạm phát


13. Kết hợp CSTK lỏng và CSTT chặt: Y không đổi, i tăng => ổn định sản lượng, thay đổi
cơ cấu đầu tư: tăng đầu tư công, giảm tiêu dùng và đầu tư tư nhân
14. Kết hợp CSTK chặt và CSTT lỏng: Y không đổi, i giảm => ổn định sản lượng, thay đổi
cơ cấu đầu tư, giảm đầu tư công, tăng tiêu dùng và đầu tư tư nhân
CHƯƠNG 6: LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP
1. Lạm phát là sự tăng liên tục của mức giá chung theo thời gian
2. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong mức giá chung
3. Các loại lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát ở dưới mức 10% / năm. Lạm phát này không gây ra
những tác động đáng kể vào nền kinh tế
- Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2-3 con số một
năm. Lạm phát này gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng
- Siêu lạm phát: xảy ra khi giá cả tăng lên đột biến với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi
mã. Nó gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc với nền kinh tế
4. Nguyên nhân của lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát xảy ra do sự tăng nhanh của tổng cầu khi vượt mức
sản lượng tiềm năng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua
một lượng cung hạn chế về hàng hóa dịch vụ trong điều kiện thị trường lao động đã
đạt cân bằng
- Lạm phát do chi phí đẩy: Xảy ra do giá cả của các yếu tố đầu vào tăng.
+ Đầu vào cơ bản: tiền công, tiền lương, nguyên nhiên vật liệu (điện, xăng dầu)
+ Chi phí khác: thuế gián thu
+ Giá cả sản phẩm trung gian
Lạm phát chi phí đẩy còn gọi là “lạm phát đình trệ”, xảy ran gay cả khi Y5. Lạm phát và lãi suất:
- Lãi suất danh nghĩa (i) : mức lãi suất phản ánh % tăng lên của một lượng tiền tệ trong

một khoảng thời gian nhất định
- Lãi suất thực tế (r): mức lãi suất phản ánh % tăng lên của sức mua của một lượng tiền
tệ trong một khoảng thời gian nhất định
6. Tác động của lạm phát
Lạm phát gây ra các phi phí không cần thiết đối với nền kinh tế: Chi phí mòn giầy và chi
phí thực đơn
- Lạm phát cao + giá cả tăng không đều giữa các nhóm hàng hóa, dịch vụ; tăng giá cả
và tiền lương không xảy ra đồng thời, sẽ dẫn đến:
+ Phân phối lại thu nhập ngẫu nhiên => giảm động lực phát triển kinh tế
+Biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm => giảm hiệu quả kinh tế
+Mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội
7. Giải pháp giảm lạm phát
- từ phía cầu: sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt, CSTT chặt, các biện pháp kiểm
soát trực tiếp (kiểm soát giá, lãi suất)
- Từ phía cung: sử dụng chính sách làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực sản
xuất


8. Thất nghiệp: những người trong lực lượng LĐXH không có việc làm và đang tích cực
tìm kiếm việc làm
9. Lực lương lao động xã hội là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động,có nhu cầu lao động (và những người ngoài độ tuổi nhưng
thực tế có tham gia lao động
- Thất nghiệp tự nhiên là thất nghiệp tự nguyện. thất nghiệp tự nguyện chỉ là tự nhiên
khi ở trạng thái cân bằng
10. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được toàn dụng về nhân công: N=
N*
11. Nguyên nhân của thất nghiệp:
- Người lao động cần có thời gian để tìm được việc làm phù hợp với họ
+ Do sự thay đổi nhu cầu làm việc của người lao động

+ Do sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp
+ Luôn có những người mới tham gia hoặc tái nhập vào lực lượng lao động
- Sự vượt quá của cung so với cầu lao động
+ Do tiền lương cứng nhắc (luật tiền lương tối thiểu, tác động của các tổ chức công
đoàn, lý thuyết tiền lương hiệu quả)
+ Do cơ cấu kinh tế thay đổi
+ Do tính chu kỳ của nền kinh tế
12. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp:
- Trong ngắn hạn: Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch. Có thể đánh
đổi tỷ lệ lạm phát cao hơn để lấy tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
- Thất nghiệp thực tế > thất nghiệp tự nhiên => lạm phát âm, suy thoái, tổng cầu về bên
trái
- Thất nghiệp thực tế < tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên => lạm phát bằng 0
- Độ lớn của độ dốc đường Phillips phản ánh sự phản ứng của tiền lương
CHƯƠNG 7: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ VĨ MÔ MỞ
1. Cán cân thanh toán quốc tế là bản kế toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hóa
và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và chính phủ một
nước với các nước còn lại trên thế giới
2. Cán cân thanh toán (BOP) là tổng tài khoản vãng lai và tài khoản tư bản
3. Tỷ giá hối đoái là mức giá tại đó một đơn vị tiền tệ của nước này có thể đổi lấy tiền của
một nước khác
E là 20000 VNĐ/ USD; e = USD/VND= 0.00005
4. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi (mua – bán) tiền tệ của quốc
gia
Đồng tiền định giá là ngoại tệ, đồng tiền yết giá là ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái là giá của nội tệ theo ngoại tệ
5. Cầu nôi tệ trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền tệ mà mọi người muốn mua và có
khả năng mua tương ứng với mỗi mức giá của nội tệ (e) trên thị trường ngoại hối
Khi các yếu tố khác không đổi, giá của một đơn vị nột tệ, lượng cầu về nội tệ trên thị
trường ngoại hối giảm

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nội tệ:


- Tỷ giá hối đoái (e)
- Thu nhập của nước ngoài
- Tương quan giá của hàng hóa trong nước và nước ngoài
- Mức chênh lệch về lãi suất
- Giá trị kỳ vọng của tỷ giá hối đoái
7. Cung nội tệ là khối lượng nội tệ mà mọi người muốn và có khả năng chuyển đổi thành
ngoại tệ tương ứng với mỗi mức giá của nội tệ (e) trên thị trường ngoại hối
Khi các yếu tố khác không đổi, giá của một đơn vị tiền tệ cao hơn, lượng cung về tiền tệ
trên thị trường ngoại hối tăng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nội tệ giống với cầu nội tệ nhưng phụ thuộc vào thu nhập
quốc dân chứ ko phải thu nhập nước ngoài.

BÀI MẪU:
29.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×