Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chủ đề tháng 10 thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.23 KB, 6 trang )

Chủ đề: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN
Hoạt động:

GẮN KẾT BẠN BÈ.
I. Mục tiêu hoạt động:
1. Về tri thức:
-

Giúp học sinh hiểu rõ hơn về tình bạn, có quan niệm đúng đắn trong
quan hệ tình bạn.
Hiểu rõ về tình bạn khác giới.
Nhận thức về vai trò của tình bạn.

2. Về kỹ năng:
-

-

Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè, cũng như biết
cách phòng tránh những điều bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình
bạn, tình bạn khác giới.
Biết cách thể hiện được tình cảm bạn bè trong sáng và cách ứng xử đúng
mực trong quan hệ bạn bè.

3. Về thái độ:
-

Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trước những biểu hiện không lành mạnh
trong các quan hệ về tình bạn.
Nâng cao tình đoàn kết trong tập thể lớp.



II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:

-

Giáo viên gợi ý cho các tổ (nhóm) trong lớp thảo luận, nghiên cứu
những vấn đề về tình bạn dựa trên các nội dung sau:
Tìm hiểu về tình bạn và tình bạn khác giới.
Các cách thể hiện tình cảm bạn bè trong sáng.

2. Hình thức hoạt động:


Hoạt động 1: thi tài năng ( hát, đóng kịch, hài,... liên quan đến chủ đề
tình bạn).
- Hoạt động 2: thi hiểu biết (trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề tình
bạn).
-Hoạt động 3: thi kỹ năng ( giải quyết vấn đề, tình huống).
-

III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Giáo viên:
-

Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một số tình huống có vấn đề phù hợp
với nội dung hoạt động để học sinh giải quyết như:

Gói câu hỏi trắc nghiệm
1.


2.

3.

4.

5.

Tình bạn là gì?
A. Là tình cảm gắn bó giữa 2 người trên cơ sở hợp về tính tình, sở
thích, lí tưởng sống.
B. Là tình cảm khắn khít, gắn bó không muốn rời xa nhau giữa 2
người.
C. Là tình cảm gắn bó giữa 2 người hoặc nhiều người trên cơ sở
hợp về tính tình, sở thích, lí tưởng sống.
D. Loại tình cảm trong sáng không vụ lợi.
Đặc điểm cơ bản cuả tình bạn?
A. Bình đẳng, tôn trọng nhau.
B. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc nhau.
C. Có sự quyến luyến nhau sâu sắc.
D. Cả A và B.
Không có tình bạn trong sáng giữa người khác giới?
A. Đúng.
B. Sai.
Tình bạn có ở đâu?
A. Giữa trẻ con với nhau.
B. Trong thiếu niên, thanh niên.
C. Giữa những người già với nhau.
D. Ở tất cả mọi người, tất cả lứa tuổi.

Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh?


Bao che khuyết điểm cho bạn.
B. Thường xuyên tụ tập ăn chơi.
C. Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
D. Tất cả điều sai.
6. Biểu hiện của tình bạn chân chính?
A. Làm hết mình cho bạn vui.
B. Luôn luôn có mặt bên cạnh bạn.
C. Vô tư, cao thượng, vì bạn quên mình, không cần báo đáp.
D. Cùng bạn vượt qua khó khăn, chia sẽ buồn vui cùng bạn.
7. Một tình bạn tốt là?
A. Là cùng nhau gánh vác, chia sẽ trong việc vươn tới ước mơ,
hoài bão, lí tưởng.
B. Bao che khuyết điểm cho nhau.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
8. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể đến từ 1 phía?
A. Đúng.
B. Sai.
9. Ý nghĩa của tình bạn trong sáng?
A. Cảm thấy ấm áp,tự tin, yêu cuộc sống hơn và tự hoàn thiện
bản thân sống tốt hơn.
B. Làm ta vui hơn, trẻ trung hơn.
C. Làm cho mỗi người trở nên yêu đời hơn, hi vọng vào cuộc sống
này nhiều hơn.
D. Tất cả đều sai.
10. Tên cậu bé 5 năm cổng bạn đến trường?
A. Chôm.

B. Hôm.
C. Gôm.
D. Bôn.
A.

Câu hỏi tình huống


Tình huống 1:Hương và Lan chơi thân với nhau, Lan nói một số bí mật
của Hương cho bạn khác nghe. Theo bạn Lan có phải là người bạn tốt
của Hương không. Nếu bạn là Hương bạn sẽ làm thế nào?
Tình huống 2: Trung và Quang là bạn thân của nhau, trên đường đi học
về Trung bị một đám du côn chặn đánh. Hôm sau, Trung đến rủ Quang
tìm chúng trả thù. Nếu bạn là Quang bạn có giúp Trung hay không? Vì
sao?
Tình huống 3: Hôm sau có bài kiểm tra 1 tiết môn sử, Hùng ham chơi
không lo học bài và nói với Ái (bạn của hùng) là mai mình sẽ xem tài
liệu. Nếu bạn là Ái bạn sẽ làm gì?
Tình huống 4: Nếu có bạn trai đến nhà chơi mà bố mẹ không cho gặp.
Em sẽ làm thế nào?
-

Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có
liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới.
Hội ý với cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi và thống nhất với kế
họach.
Đưa ra những yêu cầu về mục tiêu họat động .
Nêu nhiệm vụ cho mỗi tổ chuẩn bị...
Gợi ý về cách tổ chức họat động cho BTC cuộc thi.
Kiểm tra, giám sát công việc của BTC.


2. Học sinh:
-

-

Cán bộ lớp phổ biến nội dung cần chuẩn bị, kế họach tổ chức.
Tham khảo các tài liệu do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, liên quan
đến chủ đề hoạt động, kiến thức cần thiết và tiến hành trả lời các câu
hỏi mà giáo viên chủ nhiệm đã cung cấp.
Sáng tác tiểu phẩm(chọn bài hát..), chọn người dự thi.
Suy nghĩ cách tiến hành, dàn dựng chương trình.
Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ phù hợp.
Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).


IV. Thiết kế hoạt động.
1. Phần mở đầu:
-

Tuyên bố lý do tổ chức hoạt động.
Giới thiệu đại biểu, giáo viên chủ nhiệm (kiêm cố vấn chuyên môn).
Giới thiệu thành phần ban giám khảo và thư ký.
Giới thiệu các đội thi, nêu thể lệ và các phần thi, phần thưởng.

2. Hoạt động 1: Phần thi tài năng.
-

Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự dự thi.

Các đội thi thực hiện phần thi tài năng mà mình đã chuẩn bị.(mỗi phần
thi không quá 20 phút). Phần thi này do bán giám khảo nhận xét, đánh
giá và cho điểm (điểm cao nhất không quá 50 điểm).

3. Hoạt động 2: Phần thi hiểu biết.
-

-

Gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh chủ đề tình bạn. Sau khi
người dẫn chương trình đọc câu hỏi các đội thi bấm chuông nhanh
giành quyền trả lời, đội nào bấm chuông trước khi người dẫn chương
trình đọc xong câu hỏi sẽ mất lượt và giành quyền trả lời cho các đội
còn lại. Đội đầu tiên trả lời sai các đội còn lại có quyền nhấn chuông
giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm trả lời sai
không bị trừ điểm.
Kết thúc phần thi người dẫn chương trình tổng kết và đọc điểm cho
từng đội.

4. Hoạt động 3: Giao lưu văn nghệ.
5. Hoạt động 4: Phần thi kỹ năng.
Gồm 4 tình huống do ban tổ chức đưa ra. Mỗi đội sẽ bốc thăm và xử lý
tình huống đội mình bốc được (không quá 15 phút).
- Các nhóm thảo luận và cử người trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Người dẫn chương trình thống nhất các ý kiến ( nếu còn thắc mắc hoặc
chưa thống nhất được thì mời cố vấn giải đáp).
-



Ban giám khảo đánh giá, cho điểm.
- Người dẫn chương trình thông báo điểm của từng đội.
-

6. Hoạt động cuối cùng.
Thư ký tổng kết điểm, thông báo kết quả.
- Giáo viên chủ nhiệm trao giải cho các đội thi.
Người dẫn chương trình tổng kết cuộc thi.
-

V. Kết thúc chương trình.
GVCN tổng kết hoạt động, nhận xét, đánh giá các điểm mạnh yếu,
mức độ hiểu biết của từng đội thi cũng như cả lớp.



×