MỞ ĐẦU
Dân tộc và giải quyết mối quan hệ dân tộc, sắc tộc là một trong những vấn
đề chiến lược vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang vấn đề cơ bản lâu dài
và được đặt ra trong chương trình nghị sự của nhiều quốc gia ở tất cả các châu lục
với quy mô, tính chất và mức độ, hình thức khác nhau. Trong đó, lợi ích dân tộc
trở thành tiêu chí quan trọng nhất trong quan hệ dân tộc và là nguồn gốc nảy sinh
những mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, giữa các quốc gia, dân tộc. Cho nên,
Đảng ta đã chỉ rõ một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới hiện nay là: “Đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt” 1. Và dự báo “trong
một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh
cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt
động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày
càng tăng”2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định “Vấn đề dân
tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng
nước ta”3. Điều đó phản ánh mối quan hệ giữa các dân tộc, sắc tộc trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, nhanh
chóng và khó lường. Do vậy, việc nghiên cứu, hiểu rõ tình hình, thực trạng, nguyên
nhân, hậu quả của những mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới và ở
nước ta hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nhận thức đặc điểm xu
thế thời đại, xác định quan điểm chính sách dân tộc, đối ngoại nhằm thực hiện mục
tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
NỘI DUNG
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, H. 2001, tr. 5.
Sđd, tr. 66.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H. 2006, tr. 121.
2
1. “Bức tranh mầu xám” của tình hình xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế
giới hiện nay
Hiện nay, quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới là vấn đề nóng bỏng, là đặc
điểm lớn của thời đại, là vấn đề mang tính toàn cầu đe doạ nghiêm trọng nền độc lập
dân tộc, hoà bình, ổn định và an ninh thế giới. Điều đó xuất phát từ những cơ sở
khách quan của tình hình thế giới. Thế giới hiện nay có khoảng 210 quốc gia và
vùng lãnh thổ thì có đến trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ là đa dân tộc, sắc tộc,
với khoảng 10.000 tộc người, với hơn 3.000 ngôn ngữ khác nhau, chỉ có khoảng 10
quốc gia, vùng lãnh thổ là đơn tộc. Có những quốc gia - dân tộc có số lượng tộc
người lớn như: Liên Xô (cũ): 130 tộc người, Trung Quốc: 64 tộc người, Việt Nam:
54 tộc người, Lào: 40 tộc người… Do vậy, quan hệ dân tộc, sắc tộc mang tính phổ
quát, phong phú, phức tạp do chính đặc điểm tộc người trên thế giới quy định. Thế
giới đang chuẩn bị bước sang thập kỷ thứ hai trong thế kỷ XXI, nhưng chưa có ngày
nào im tiếng súng. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta đổ vỡ, thế giới diễn ra những quá
trình hợp tác - đấu tranh - xâm nhập vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức
tạp để dần dần thiết lập một trật tự thế giới mới - trật tự theo hướng đa cực.
Trong khi đó, thế giới còn bị chấn động thêm bởi hàng loạt cuộc xung đột
khu vực, xung đội nội bộ. Từ năm 1945 đến nay mặc dù không có cuộc chiến tranh
thế giới nào xảy ra, nhưng lại có hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ bằng vũ khí
thông thường và cả “vũ khí tinh khôn” - vũ khí công nghệ cao đã làm hàng triệu
người bị thiệt mạng. Dường như chiến tranh lạnh vẫn lấp ló đâu đó chưa chịu rời
hẳn thế giới này.
Các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau mỗi nơi
một vẻ, nhưng tựu lại, có thể chia thành 7 loại: Chiến tranh khu vực, các cuộc nổi
dậy, các hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh từ những mâu
thuẫn quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia dân tộc có chủ quyền, chiến tranh do
những tham vọng chính trị và các cuộc nội chiến. Các cuộc chiến tranh này đã thay
nhau ngự trị khắp nơi. Hầu hết các cuộc chiến tranh nói trên đều bắt đầu từ vấn đề
dân tộc hoặc có liên quan đến vấn đề dân tộc. Nhiều cuộc chiến tranh có nguy cơ
bị kéo dài trong khi nhiều nguy cơ xung đột mới đang đe dọa hàng triệu dân lành.
Có thể nêu một số điểm nóng tại các khu vực của thế giới trong giai đoạn gần đây.
Trong quá trình tộc người trong lịch sử luôn diễn ra theo hai xu hướng: hợp
nhất và phân ly, phân tách - là hai xu hướng khách quan. Tùy từng giai đoạn lịch
sử, với những điều kiện lịch sử, xã hội và tự nhiên nhất định mà xu hướng nào nổi
trội. Theo đó, trong hai thập kỷ trở lại đây, xu hướng phân tách đang trở thành một
trào lưu khá rộng khắp. Nhiều quốc gia bị xé lẻ, chia nhỏ, nhiều quốc mới được
hình thành: Liên Xô (cũ) bị chia tách ra làm 15 quốc gia độc lập có chủ quyền;
Nam Tư từ 6 nước cộng hòa, qua chiến tranh “huynh đệ tương tàn” gần một thập
kỷ, nay chỉ còn 2 nước cộng hòa Xecbia và Môngtênêgrô; trong đó Môngtênêgrô
và tỉnh Côsôvô của Xecbia đang tiếp tục đòi tách ra; Tiệp Khắc chia tách làm 2
nước là Séc và Slôvakia; Đông Timo tách ra khỏi Inđônêxia và chính thức trở
thành thành viên thứ 189 của Liên Hợp Quốc tháng 5/2002… đã chứng tỏ xu
hướng hợp nhất, hay tách ra của các quốc gia dân tộc là trào lưu khá mạnh mẽ.
Cùng với đó, thế giới cũng đang chứng kiến hiện tượng “phục hưng” tộc
người mạnh mẽ. Ý thức tộc người, dân tộc được thức tỉnh và đi đến đấu tranh đòi
các quyền dân tộc, đề cao độc lập tự chủ, tự quyết, tự cường, chống lại sự can thiệp
áp đặt từ bên ngoài. Đây là một xu thế trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia dân
tộc hiện nay. Như Đảng ta nhận định: “Các quốc gia độc lập ngày càng tăng
cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của
mình”4. Tuy nhiên, phong trào ly khai, đòi tự trị, “chủ quyền”, “độc lập” diễn ra ở
khắp các châu lục đã gây ra các cuộc xung đột đẫm máu rất thảm khốc, kéo dài dai
dẳng. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới
đang có chiều hướng gia tăng, trở nên hết sức nóng bỏng. Mâu thuẫn xung đột dân
tộc, sắc tộc diễn ra khắp thế giới không phụ thuộc vào khu vực địa lý, thể chế
4
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, H. 2001, tr. 65.
chính trị, hay trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó diễn ra ở cả những nước phát
triển hàng đầu thế giới như nhóm G8 đến những nước nghèo nàn, lạc hậu nhất ở
Châu Phi như: Ru-an-đa, Ru-đa-ni, Công gô, Xu đăng, Ê-ti-ô-pi-a, Mô dăm bích.
Hình thức của mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc diễn ra dưới nhiều
màu sắc khác nhau. Đó là sự xung đột về văn hóa ngôn ngữ giữa cộng đồng nói
tiếng Pháp và cộng đồng nói tiếng Anh ở bang Quê bếch (Canada) liên tục xảy ra
đấu tranh đòi tách bang này ra khỏi Canada mặc dù đã được trao quy chế tự trị. Có
khi mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc diễn ra dai dẳng, âm ỉ, lúc lại gay gắt
mang tính chủng tộc như cuộc xung đột lâu dài đẫm máu do chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi gây ra mà tàn dư của nó vẫn còn ảnh hưởng đến
ngày nay giữa những người da trắng với người da đen ở bản xứ. Có những xung
đột về đất đai, lãnh thổ như cuộc tranh chấp đất đai giữa các chủ trại da trắng và
đông đảo nông dân da đen ở Bôtsana hiện nay. Ngay ở nước Mỹ - nước thường
xuyên đi rao giảng “nhân quyền”, “bình đẳng”, “tự do” thì tình trạng mâu thuẫn và
xung đột chủng tộc vẫn còn khá phổ biến. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, ở các
công viên và những nơi vui chơi giải trí người ta bắt gặp những khẩu hiệu “cấm
chó và người da đen”; thì nay Chính phủ Mỹ vẫn đang dung túng cho Đảng 3K Đảng cực đoan phân biệt chủng tộc của người da trắng, có những hành vi ngược
đãi, miệt thị đối với người da đen, da đỏ và người Châu Á nhập cư. Ngoài ra, còn
có nhiều cuộc xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc mang màu sắc tôn giáo như xung
đột giữa tộc người theo đạo Thiên chúa và nhóm tộc người theo đạo Hồi ở
Philipin; giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo ở Ấn Độ và Pakixtan; giữa
những người theo đạo Xích và người theo Phật giáo ở Srilanka… Có nơi, xung đột,
mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc trở thành những cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt” như ở
Nam Tư; Trecsnha (Nga), ở Apganixtan. Có nơi lan rộng thành chiến tranh có tính
chất khu vực như ở Trung Đông giữa các nước Ả rập với người Ixaren; giữa hàng
chục nước ở vùng Hồ Lớn (Châu Phi). Nhiều cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đã và
đang bị các thế lực bên ngoài lợi dụng, can thiệp làm tăng thêm mâu thuẫn, xung
đột…
Những đặc điểm trên là những cơ sở cho chúng ta thấy quan hệ dân tộc, sắc
tộc trên thế giới là vấn đề rất nóng bỏng, phức tạp, nhức nhối của nhiều quốc gia,
khu vực. Mối quan hệ dân tộc, sắc tộc đã và đang bùng nổ thành các cuộc xung
đột, chiến tranh cục bộ, khu vực ở những quy mô, phạm vi, cường độ, tính chất,
mức độ khác nhau, tạo ra rất nhiều điểm nóng trên thế giới, làm cho tình hình an
ninh, hòa bình thế giới bất ổn định có tác động ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia,
dân tộc trên thế giới.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, muốn xóa bỏ một sự vật, hiện tượng thì
phải xóa bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Theo đó, muốn giải quyết triệt để tình trạng
xung đột dân tộc trên thế giới hiện nay phải tìm hiểu và triệt tiêu nguyên nhân sinh
ra nó.
2. Một số quan điểm về nguyên nhân xung đột dân tộc hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân của xung đột
dân tộc, trong đó có một số quan điểm không chính thống của các nhà tâm lý học
đáng chú ý là:
Mac Duyal thì cho rằng: sự xâm kích không phải là phản ứng có kích thích
mà là do ở trong cơ thể con người luôn có xung động có tính bản năng. Do vậy, nó
tạo nên đặc tính xâm kích của con người dẫn đến các cuộc xung đột giữa các dân
tộc là bản năng của con người.
Freud lại cho rằng: nguyên nhân chiến tranh trong lịch sử nhân loại là do
sự thù địch giữa các nhóm là tất yếu và luôn luôn tồn tại xung đột lợi ích giữa các
dân tộc. Xung đột này chỉ được giải quyết bằng con đường bạo lực. Quan điểm của
Freud mang tính cực đoan.
Lorens thì cho rằng: hành vi của con người trong chiến tranh hay trong
phạm tội là hậu quả của tính bạo lực bẩm sinh của con người. Nếu như ở động vật,
sự hung bạo nhằm bảo tồn nòi giống thì đối với con người, xâm kích nhằm bảo vệ
nhóm. Đây là quan điểm gần với quan điểm của Freud.
Adorno lại cho rằng: không phải ở một dân tộc nào đó có nhiều nhân cách độc
đoán hơn mà những cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, những cuộc đảo chính có thể
làm cho nhân cách độc đoán trở nên phổ biến hơn trong một khoảng thời gian nào đó,
ở một đất nước nhất định nào đó. Khi nói đến xung đột thì không phải của cá nhân
riêng lẻ nào cả mà của toàn thể dân tộc, cộng đồng.
Còn Serif lại cho rằng: Từ các quan điểm cho rằng xung đột dân tộc là sản phẩm
của những lợi ích đối lập nhau khi mà chỉ một trong các nhóm ấy trở thành người chiến
thắng và nó xâm hại đến lợi ích của nhóm còn lại, ông đưa ra giả thiết: Sự phụ thuộc lẫn
nhau về chức năng của 2 nhóm ở dạng cạnh tranh sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự
thù địch, thể hiện ở các định khuôn tiêu cực và cao hơn là sự xung đột dân tộc. Bởi thế
cần phải biến quan hệ thù địch giữa các dân tộc thành quan hệ hợp tác, ngăn ngừa một
cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài
Tiếng nói Việt Nam cũng đã tiếp cận một cách khái quát và tương đối toàn diện những
nguyên nhân các cuộc xung đột dân tộc trên các nội dung sau:
Một là, những nguyên nhân lịch sử. Đó là những mâu thuẫn tích tụ rất lâu
hàng thập kỷ trước đây, cũng có thể là những hận thù sâu xa từ xưa để lại. Bản
thân những mâu thuẫn này cũng có nhiều dạng; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tư
tưởng, lợi ích kinh tế, và cũng có thể là mâu thuẫn nảy sinh từ nguồn gốc của chủ
nghĩa dân tộc sôvanh…
Hai là, khi xu thế độc lập dân tộc được khẳng định, các dân tộc vừa tự
khẳng định, vừa hòa nhập với thế giới toàn cầu hóa, làm ý chí mỗi dân tộc được
củng cố mạnh mẽ hơn. Từ đó, những vấn đề dân tộc không được thực hiện và
không được chấp thuận thỏa đáng, dễ gây ra bùng nổ.
Ba là, vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc dập tắt các lò lửa xung đột
cũng có giới hạn; rất nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều chính khách của thế giới,
đặc biệt là Liên hợp quốc tích cực hoạt động nhưng hiệu quả không cao.
Bốn là, hầu như tất cả các xung đột sắc tộc đó đều chứa đựng các lợi ích
của cả nước trực tiếp tham gia và cả những nước đứng ngoài. Trong các cuộc
xũng đột, không ít những phần tử bên ngoài muốn “đục nước béo cò” để kiếm
chác. Nhiều khi các lực lượng đế quốc núp danh “việc thiện” để làm “điều ác”.
Năm là, chính chủ nghĩa đế quốc, những kẻ lái súng, trong không ít trường
hợp đã “đổ thêm dầu vào lửa”. Để bán được nhiều vũ khí, nhưng tên lái súng của
thế giới hiện đại không bao giờ muốn một thế giới thanh bình. Ngoài miệng thì
chúng rêu rao “hòa bình”, nhưng thực chất bên trong lại xúi bẩy, tiếp tay hoặc tìm
mọi cách gây mất ổn định để có cớ kiếm chác.
Sáu là, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã có
tác động rất lớn đến vấn đề dân tộc. Gần hai thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã, vấn đề
dân tộc ở các nước thuộc Liên Xô trước đây bùng lên tại nhiều nơi. Điều này
chứng tỏ rằng, chính phủ chủ nghĩa xã hội đã giải quyết rất thành công vấn đề dân
tộc. Rằng dưới thể chế xã hội chủ nghĩa, nếu thực hiện đúng nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc thì các dân tộc, các bộ tộc, các tôn giáo, các
màu da đều có thể sống chung hòa thuận bên nhau trong tòa nhà xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, ảnh hưởng của nhân tố dân
tộc, nhân tố tôn giáo trong môi trường quốc tế ngày càng tăng lên với trào lưu tư
tưởng và hoạt động của chủ nghĩa dân tộc sôi động ở một số khu vực. Các thế lực
ly khai, cực đoan tôn giáo và khủng bố cấu kết, lợi dụng nhau, càng làm cho vấn đề
dân tộc, mâu thuẫn dân tộc có cục diện ngày càng phức tạp. Trong những năm gần
đây, trên thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc cướp đi sinh mạng hàng
triệu người ở các quốc gia trên thế giới.
Những quan điểm trên chưa phản ánh đúng đắn, toàn diện nguyên nhân
khách quan và chủ quan dẫn đến các cuộc xung đột dân tộc đã xảy ra trong lịch sử,
nhất là trong lịch sử đương đại. Đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin và của Đảng ta, đồng thời kế thừa có phê phán những quan điểm
trên, chúng ta có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu của những cuộc xung đột sắc
tộc, đụng độ giữa các dân tộc, quốc gia như sau:
Một là, do sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Trong chế độ có áp bức bóc lột, giai cấp thống trị (chủ nô, phong kiến, tư
bản) áp bức, bóc lột nhân dân lao động của các dân tộc trong nước và đi xâm lược,
thống trị các nước, các dân tộc khác, thực hiện chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Các
dân tộc đi nô dịch tự cho mình thuộc dân tộc thượng đẳng, xem các dân tộc bị nô
dịch là hạ đẳng. Dân tộc thượng đẳng “có khả năng về trí tuệ, tinh thần, sự thông
minh, sáng tạo”,…, có quyền áp bức và thống trị các dân tộc khác; còn những dân
tộc hạ đẳng do trí tuệ kém phát triển, hèn yếu, dốt nát, phải phụ thuộc, chịu sự
thống trị và phải có sự “khai hóa văn minh” của những người thượng đẳng mới có
thể phát triển. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đặc biệt phát triển trong chủ nghĩa đế
quốc. Nó đã trở thành học thuyết phản khoa học, biện hộ cho sự thống trị và bóc
lột các nước thuộc địa và phụ thuộc. Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch trần tính chất
phản động của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đồng thời đã chỉ rõ sự khác biệt về
chủng tộc không đóng một vai trò quan trọng nào trong sự phát triển của các dân
tộc. Những nhà khoa học tiến bộ và chân chính, qua những tài liệu khoa học không
thể chối cãi, đặc biệt là đọc bản đồ gen người, đã chứng minh sự hoang đường và
không có căn cứ khoa học của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã thức tỉnh ý thức dân tộc của
nhiều dân tộc trên thế giới. Cuộc đấu tranh xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt
chủng tộc phi lý trên thế giới là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chân chính. Một
loạt các dân tộc không chịu khuất phục đã đứng lên giành độc lập. Sự trỗi dậy của
các dân tộc thuộc địa, chậm phát triển trong thế kỷ thứ XX đã dáng một đòn mạnh
vào chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Những thành lũy của chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc kiên cố nhất, như chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi, đã sụp đổ. Nhưng những hình
thức khác nhau của hình thức này còn tồn tại ở nhiều nơi và cuộc đấu tranh chống
lại sự can thiệp thô bạo của các nước lớn vào công việc nội bộ đang nổi lên như
một yêu cầu bảo vệ độc lập dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hai là, nguyên nhân từ chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc là dự trên sự khẳng định, tuyệt đối hóa tính biệt lập, đặc
thù của mỗi dân tộc,đề cao dân tộc mình, phủ nhận hoặc xem thường dân tộc khác.
Chủ nghĩa dân tộc biểu hiện dưới hai hình thức: chủ nghĩa sôvanh nước lớn của
dân tộc thống trị mà đặc điểm của nó là miệt thị các dân tộc khác và chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, bế quan tỏa cảng, ngờ vực dân tộc khác.
Chủ nghĩa dân tộc lớn, chủ nghĩa sôvanh không chỉ xuất hiện ở các dân tộc
đi thống trị, áp bức dân tộc khác, mà ngay ở một quốc gia, tư tưởng dân tộc lớn có
thể xuất hiện ở dân tộc (tộc người) đa số, có trình độ phát triển cao hơn, thường là
dân tộc nòng cốt, đại diện trong nước đó. Biểu hiện của nó là sự thiếu tôn trọng
hoặc đối xử thiếu bình đẳng với các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển thấp
hơn.
Tư tưởng dân tộc lớn trong một quốc gia đa dân tộc làm tổn thương đến
tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, vi phạm quyền bình đẳng dân tộc, làm nảy
sinh những mâu thuẫn, những xích mích giữa các dân tộc này với các dân tộc khác,
nhất là giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, là nguy cơ dẫn đến xung đột dân
tộc. Ở một thái cực khác, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi có xu hướng khép kín, đóng
cửa, biệt lập, dẫn đến sự bài xích một cách mù quáng, không muốn tiếp thu những
tinh hoa văn hóa, những mặt tích của dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi cũng
làm cản trở bước tiến của các dân tộc. Có nhiều dân tộc nhỏ yếu, dùng tư tưởng
hẹp hòi như một lá chắn, ngăn chặn ảnh hưởng từ dân tộc khác…
Ba là, vấn đề dân tộc chưa được giải quyết chưa đúng đắn
Trong một quốc gia đa dân tộc, nếu như mối quan hệ giữa các dân tộc, lợi
ích dân tộc không được giải quyết đúng đắn thì dễ phát sinh mâu thuẫn và có thể
dẫn đến xung đột kéo dài.
Trong xã hội có gia cấp đối kháng thì tất yếu có sự áp bức, bóc lột giữ các
dân tộc. Ph. Ăngghen viết, một dân tộc đi áp bức, bóc lột dân tộc khác thì dân tộc
đó không có tụ do, bởi vì một thiểu số bóc lột của dân tộc đó đang áp bức, bóc lột
đại đa số nhân dân lao động cùng thuộc dân tộc mình. Vấn đề dân tộc trong một
quốc gia chỉ có thể được giải quyết khi áp bức, bóc lột giai cấp bị xóa bỏ, xây dựng
một xã hội không có chế độ người bóc lột người.
Mặt khác, những sai lầm trong chính sách dân tộc, như không quán triệt
đầy đủ những nguyên tắc cơ bản về quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng; trong
thực hiện chính sách kinh tế, xã hội không quán triệt đầy đủ đến vấn đề dân tộc,
đến đặc điểm của mỗi dân tộc, dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm, cũng có thể
dẫn đến những xung đột dân tộc.
Chẳng hạn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, ở Liên Xô trước đây đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc, thúc đẩy sự xích
lại gần nhau của các dân tộc sống trên đất nước Liên bang Xôviết, mặc dù trong
nhũng giai đoạn và trong những chính sách cụ thể, cũng có nhưng sai lầm, khuyết
điểm nhất định. Nhưng từ khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô
sụp đổ, các chính sách phiêu lưu, mạo hiểm của các thế lực đen tối bên trong và bên
ngoài đã kích động, khuyến khích xu hướng ly tâm, ly khai, thổi bùng lên ngọn lửa
thù hằn dân tộc…đang là nguy cơ gây sự tan rã mới của các nước thuộc Liên Xô cũ.
Đó là kéo lùi sự tiến hóa của lịch sử, đi ngược lại chính sách đoàn kết dân tộc đúng
đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Bốn là, do sự can thiệp của các nước đế quốc vì lợi ích của chúng
Từ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản luôn luôn tìm cách can
thiệp vào các vấn đề dân tộc và các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới. Điều đó có
thể giải thích được tại sao Mỹ và phương Tây can thiệp thô bạo trong quan hệ với
Irắc, trong việc giải quyết cái gọi là “thanh lọc sắc tộc ở Côxôvô” thuộc Liên bang
Nam Tư cũ, nhưng lại làm ngơ trước thảm họa diệt chủng ở Campuchia, Ruanda,
hoặc tình trạng đàn áp, ngược đãi các dân tộc thiểu số ở nơi nay, nơi khác trên thế
giới. Thủ đoạn can thiệp quen thuộc của chủ nghĩa đế quốc vào các nước trong vấn
đề dân tộc hiện nay là kích động xu hướng ly tâm, ly khai, làm suy yếu các quốc
gia đa dân tộc có chủ quyền và tạo cớ để dễ bề can thiệp.
Như vậy, sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sự
giải quyết chưa thỏa đáng vấn đề dân tộc trong một quốc gia, sự can thiệp của các
nước đế quốc vào công việc nội bộ của các nước khác là nguyên nhân dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột giữa các dân tộc trên thế giới đang tăng lên. Sự thức tỉnh của ý
thức dân tộc và đấu tranh giành quyền bình đẳng, xây dựng quan hệ hợp tác, hữu
nghị giữa các dân tộc là nhằm thủ tiêu vĩnh viễn sự áp bức dân tộc trên thế giới.
Xét đến cùng, mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc bao giờ cũng xuất phát và
mang nội dung lợi ích giai cấp và dân tộc, bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, dân tộc sô vanh, dân tộc ly khai, dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc… Do
vậy, chỉ có đứng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân mới nhận thức
và giải quyết một cách đúng đắn vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, sắc tộc, mới
xóa bỏ tận gốc những mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
Như vậy, các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới xảy ra cố nhiên có nhiều
nguyên nhân, song những nguyên nhân được chỉ ra ở trên là những nguyên nhân cơ
bản nhất, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và thâm nhập vào nhau
làm cho các cuộc xung đột dân tộc trở nên gay go, phức tạp, diễn biến khó lường. Xét
trên một bình diện chung, những xung đột dân tộc nảy sinh là do mâu thuẫn về lợi ích.
Trong một quốc gia đa dân tộc, nhất là các quốc gia phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa, các dân tộc lớn thông qua đại biểu của mình, giữ vị trí thống trị trong cơ
cấu quyền lực, dẫn đến chi phối nhất định về phân phối của cải vật chất, ban hành các
quy chế pháp lý có lợi cho mình, làm các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi buộc họ phải
đứng lên đấu tranh đòi lại những quyền lợi. Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia, xung đột
giữa các dân tộc là do những vấn đề về lịch sử và âm mưu của chủ nghĩa đế quốc mới.
Với học thuyết “một quốc gia, một dân tộc”, chúng gây ra chia rẽ, xung đột, kích
động chủ nghĩa ly khai, mục đích tạo ra các cuộc chiến tranh giúp chúng được hưởng
lợi ích từ những xung đột, mâu thuẫn đó.
3. Một số biện pháp nhằm giải quyết có hiệu quả xung đột dân tộc trên
thế giới hiện nay
Dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong mỗi quốc gia và trên thế giới là
những vấn đề rất quan trọng và rất nhạy cảm. Chủ nghĩa tư bản với bản chất áp
bức, bóc lột và bất công không thể giải quyết triệt để vấn đề dân tộc và không thể
đưa các dân tộc đến một xã hội bình đẳng, hữu nghị và hợp tác. Dựa trên cơ sở tư
tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh
nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích
sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
V.I. Lênin đã khái quát lại thành “Cương lĩnh dân tộc” của Đảng cộng sản. Trong
tác phẩm Về quyền dân tộc tự quyết, Người nêu rõ: Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân
tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ
tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ
và quyền lợi ngang nhau; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có
quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp của mỗi nước và luật
pháp quốc tế.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,
văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa
các dân tộc trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sôvanh; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một
trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển
đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc
tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh
dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát
triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị
tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc (chứ
không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và cũng bao gồm quyền
tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ
sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có
thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.
Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ phù
hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên
quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản
động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước, giúp đỡ các thế lực phản động dân tộc chủ nghĩa (sôvanh, hẹp hòi) đàn
áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới,
chủ nghĩa tư bản.
Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương
lĩnh dân tộc của các đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào
công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp. Nó bảo đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng
lợi.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới; quy
định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết,
quyền bình đẳng dân tộc. Đồng thời, nó là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp
công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”.
Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết
các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên
hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh
thành một chỉnh thể. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế
tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn. Nội
dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân
tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
Cương lĩnh dân tộc của các Đảng cộng sản là một bộ phận trong cương lĩnh
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân
tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, con đường để giải quyết vấn đề dân tộc, hạn chế và đi tới xóa
bỏ được những hận thù, xung đột dân tộc và sắc tộc, trên thế giới chỉ có thể tìm
thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin, được Lênin nêu ra một cách rõ ràng là: các dân tộc
bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân
tộc lại.
4. Đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động của các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam
4.1. Vấn đề dân tộc trong mưu đồ hiểm độc của các thế lực thù địch
chống Việt Nam
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu cố hữu, và thuộc về bản chất
của các thế lực thù địch. Trong đó, vấn đề dân tộc là một trọng điểm “ưu tiên” lợi
dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Bởi vì, tuy trong lịch sử ở nước ta chưa
từng xảy ra mâu thuẫn và xung đột, nhưng Việt Nam là quốc gia đa dân tộc; còn
những vấn đề lịch sử để lại, những đặc điểm tâm lý và những khó khăn trong đời
sống vật chất, tinh thần của các dân tộc và những thiếu sót trong thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nhất để các
thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta. Đối với nước ta, mục tiêu của các
thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại là chia rẽ dân tộc, nhất là chia rẽ đồng bào
các dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh, kích động ly khai, tự trị, làm suy yếu, đi
đến thôn tính nền độc lập của nhân dân ta. Chia rẽ các dân tộc với Đảng, Nhà nước
và chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Chúng đưa ra luận điệu - công thức
“một dân tộc - một quốc gia” để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng li
khai dân tộc, phá hoại sự đoàn kết thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thời gian qua, chúng tiến hành nhiều hoạt động, như: nhen nhóm, khuấy động,
thổi bùng cái gọi là “quyền tự trị” của các dân tộc để yêu sách thành lập cái gọi là
“Nhà nước Đềga” của người Thượng ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khmer Krôm” ở
Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc, “Vương quốc Chăm pa” ở Nam
Trung Bộ. Chúng tạo sự đối lập giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số để kích
động đồng bào dân tộc chống chính quyền, mất lòng tin đối với Đảng, đối với Nhà
nước.
Để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch
đã và đang tiến hành nhiều phương thức, thủ đoạn. Trước đây, chúng thường hoạt
động bí mật, lén lút, ta khó phát hiện, nay chuyển sang phương thức mới, núp dưới
chiêu bài “dân tộc, dân chủ, nhân quyền”, vừa bí mật, vừa “công khai hóa, quốc
tế hóa”, kêu gọi bên ngoài can thiệp, gắn vấn đề dân tộc với tôn giáo, tăng cường
phát triển giả đạo Tin Lành ở các vùng dân tộc thiểu số để tập hợp quần chúng tín
đồ. Hoạt động ở từng dân tộc, từng vùng dân tộc có khác nhau, thay đổi tùy theo
tình hình, khả năng, nhưng nổi lên trong giai đoạn hiện nay là chúng triệt để lợi
dụng những điều kiện mới của thế giới, trong nước để đẩy mạnh các hoạt động
chống phá bằng “diễn biến hòa bình”, khi có thời cơ, điều kiện thì hoạt động bạo
loạn chính trị. ý đồ của chúng là kết hợp tổ chức lực lượng từ bên ngoài với tạo
dựng lực lượng ở bên trong, phối hợp cấu kết trực tiếp, chặt chẽ, thường xuyên.
Thực tiễn ở Tây Nguyên vừa qua cho thấy, sự chỉ đạo, hậu thuẫn trực tiếp của các đối
tượng bên ngoài là một yếu tố thúc đẩy bọn phản động trong nước hoạt động chống
phá.
Hiện nay, các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn xuyên tạc chủ nghĩa
Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp nhất là quan điểm, chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, đặc biệt là
những nội dung liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng ở miền núi, đến chính sách dân tộc; thổi phồng những thiếu sót của ta trong
quá trình thực hiện chính sách đó ở địa phương... nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo
của tổ chức đảng, chính quyền địa phương để chúng dễ bề nắm dân, khống chế
dân.
Lợi dụng những khó khăn về đời sống và một số khuyết điểm, thiếu sót
trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, các chính sách kinh tế - xã hội
của ta, các thế lực phản động tìm cách khơi các mâu thuẫn, xung đột trong quá khứ
nhằm kích động sự chống đối của người dân tộc thiểu số với người Kinh. Mặt
khác, chúng lợi dụng chính sách đổi mới và tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng,
Nhà nước ta để đẩy mạnh hoạt động, thông qua các hoạt động làm từ thiện, du lịch,
hợp tác... nhằm chuyển tiền, kinh sách, sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng phát tán, tuyên truyền đạo trái pháp luật; kết hợp thủ đoạn giúp đỡ vật chất,
thăm hỏi, động viên tinh thần, tài trợ cho con em những người theo đạo để lôi kéo
phát triển đạo, kích động chia rẽ dân tộc, xuyên tạc, vu cáo, đả kích chế độ ta...cụ
thể là:
Trong đời sống xã hội, dân tộc và tôn giáo là những vấn đề tự thân vốn đã
chứa đựng những phức tạp. Đặc biệt là vấn đề dân tộc trong bối cảnh những năm
gần đây, trên thế giới mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc ngày càng
tăng, trở thành nhân tố gây mất ổn định ở nhiều quốc gia. Sự từ bỏ các nguyên tắc
của chủ nghĩa Mác-Lênin, thực hiện đa nguyên, đa đảng, dân chủ một chiều ở một
số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng là điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi phục hồi và phát triển mà đỉnh cao là sự bùng nổ trào lưu ly khai, tự trị
và các cuộc xung đột vũ trang. Lợi dụng ngay điều đó, các thế lực thù địch quốc tế
đứng đầu là Mỹ đã triệt để lợi dụng và khai thác vấn đề dân tộc để thực hiện ý đồ
toàn cầu hoá chính trị của mình. Cụ thể khi chiến tranh lạnh kết thúc, những người
cầm đầu nhà trắng đưa ra hàng loạt các chiến lược và thực thi “Diễn biến hoà
bình”, thực hiện ý tưởng đóng vai trò đứng đầu thế giới, xây dựng một nền kinh tế
thị trường tư bản thuần khiết, xây dựng một định chế dân chủ kiểu Mỹ trên toàn
cầu, xoá bỏ các quốc gia cộng sản, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt Hoa Kỳ khoét
sâu góc độ nhân quyền trong vấn đề dân tộc, coi đây là một cửa đột phá quan trọng
để thực hiện mưu đồ của mình.
“Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXI” của Mỹ (tháng 1 năm
2000) đã xác định: “Xung đột sắc tộc… là thách thức lớn lao đối với các giá trị
về an ninh của Mỹ”. Đây là một “hình thức vi phạm nhân quyền” mà Mỹ có
thể “hành động quân sự tập thể” và dùng “áp lực đồng thời kinh tế - chính trị
kết hợp với ngoại giao” để chặn đứng ở bất cứ quốc gia nào. Đối với Việt
Nam, Mỹ xác định “cũng không làm ngơ” trước những “người miền núi anh
em” (dân tộc thiểu số) đã từng “giúp đỡ Mỹ” trong chiến tranh ở Việt Nam và
Đông Dương trước đây. Các “Báo cáo tình hình nhân quyền” hàng năm, mới
đây nhất là “Báo có tình hình nhân quyền năm 2010” do Bộ Ngoại giao Mỹ
công bố đã xuyên tạc, bóp méo sự thật về vấn đề dân tộc, tôn giáo của nhiều
quốc gia, trong đó trắng trợ vu cáo Việt Nam “không có nhân quyền”, “đối xử
không bình đẳng với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, vu cáo “Việt Nam đàn
áp dân tộc, tôn giáo”. Thâm độc hơn chính quyền Mỹ còn hỗ trợ cho các lực
lượng phản động người dân tộc thiểu số Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài
mà tập trung ở Mỹ, Pháp, Canađa để chống phá Nhà nước Việt Nam.
Chính quyền Mỹ thường xuyên đẩy mạnh hoạt động gây ảnh hưởng trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam ở Mỹ thông qua các hoạt động văn hoá,
xã hội, tôn giáo. Nước Mỹ là nơi tổ chức các cuộc gặp gỡ, lễ hội mang tính quốc tế
của người Mông. Tổng thống Mỹ thường xuyên gửi thư chúc mừng các lễ hội này.
Chính quyền Mỹ còn trực tiếp cử người điều hành “Trung tâm nghiên cứu Thái
học Mỹ” do Bạc Thị Siểng cầm đầu. Nhiều chương trình hội thảo, hội nghị quốc tế
liên quan đến các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức ở Mỹ và các nước khác
đều do Mỹ chi phối. Mặt khác Mỹ tích cực hỗ trợ hình thành các hội nhóm của
người dân tộc, hướng hoạt động cộng đồng dân tộc thiểu số lưu vong theo quỹ đạo
của Mỹ. Sử dụng các tổ chức này tác động, kích động gây mất ổn định trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện có khoảng 100 tổ chức
của người dân tộc thiểu số Việt Nam ở nước ngoài. Riêng ở Mỹ có 11 tổ chức của
người Mông, 5 tổ chức của người Thái, 1 tổ chức của người Dao, 3 tổ chức của
người Thượng Tây Nguyên. Đáng lưu ý là các tổ chức: “Trung tâm nghiên cứu văn
hoá Mông”; “Trung tâm nghiên cứu Thái học Mỹ”;“Nhóm hoạt động tôn giáo Tin
Lành khởi xướng vấn đề Vua Vàng Chứ trong người Mông” ở Át-lan-ta Mỹ: “Hội
người Thái tị nạn tại Pháp” do Đèo Nạng Tọi, con gái Đèo Văn Long cầm đầu…
Chính quyền Mỹ và một số thế lực ở Mỹ ngoài việc sử dụng đài VOA, đài “Châu
Á tự do” còn hỗ trợ ngân sách thành lập đài phát thanh, in ấn báo chí bằng tiếng
dân tộc cho các tổ chức này để chống phá Việt Nam về mặt tư tưởng. Các thế lực
thù địch tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh và in
ấn các văn hóa phẩm bằng chữ viết các dân tộc để phổ biến lan rộng các thông tin
phản động chống phá Đảng và Nhà nước. Hiện các thế lực thù địch tăng thời lượng
phát sóng cho các đài RFA, Manila, Đêga... để chống phá Cách mạng Việt Nam.
Chúng mở các chiến dịch tung tin thất thiệt về đời sống tâm linh ở các vùng đồng
bào dân tộc để tạo tâm lí không ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, như:
vượt biên trái phép, di dân tự do... Ví dụ sau cuộc bạo loạn lần thứ nhất tại Tây
Nguyên xảy ra tháng 2-2001, đã có hơn 1000 người vượt biên trái phép sang
Campuchia sống tại các trại tị nạn ở hai tỉnh Mônđônkiri và Rattanakiri. Sau đó
Mỹ và UNHCR đã tạo điều kiện cho 746 người sang định cư ở Mỹ. Một số trong
số đó đã có nhiều hoạt động chống phá Việt Nam, như: tổ chức biểu tình, gọi điện,
gửi thư về chỉ đạo, kích động đồng bào ở Tây Nguyên; lừa phỉnh, dụ dỗ một số
người tiếp tục vượt biên trái phép sang Campuchia để đi Mỹ với chiêu bài được
“hưởng cuộc sống sung sướng”...
Với thủ đoạn vừa chia rẽ lôi kéo, tập hợp lực lượng trong dân tộc thiểu số,
vừa âm mưu quốc tế hoá để can thiệp vào vấn đề dân tộc ở nước ta, chúng đã triệt
để lợi dụng những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại nhằm khởi dậy những mâu
thuẫn, hận thù dân tộc, kích động tư tưởng đòi tự trị đồng thời lợi dụng những
thiếu sót của Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc cùng những khó
khăn trong đời sống hiện tại của đồng bào dân tộc thiểu số để xuyên tạc, gây hoài
nghi, làm mất lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước. Bằng nhiều con đường
khác nhau các thế lực thù địch chống Việt Nam tìm mọi cách nâng đỡ, tung hô
những kẻ mang tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai; lôi kéo những người có ảnh
hưởng trong đồng bào dân tộc để nắm quần chúng, tạo dựng “ngọn cờ”. Trước đây
trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ lựa chọn trong tầng lớp trên, thì nay họ lại tập
trung vào số người có uy tín là trí thức do cách mạng đào tạo. Đó là nét mới đáng
lưu ý.
Nham hiểm hơn, các thế lực thù địch bằng phương thức tạo ra các xu
hướng và lực lượng đối lập từ bên trong, làm điểm tựa để hỗ trợ đẩy mạnh hoạt
động chống phá. Mặt khác chúng còn sử dụng khả năng quốc tế hoá vấn đề dân tộc
để chống phá Việt Nam ở mức độ khác nhau như vấn đề Fulro ở Tây Nguyên với
“Nhà nước Đề-ga”; vấn đề Khmer Nam Bộ, vấn đề người Mông. Từ đó cho thấy
trong vấn đề dân tộc, sự câu kết giữa bọn phản động trong nước và ngoài nước
ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, chặt chẽ và tinh vi hơn, thích ứng với tình hình
mới. Phân tích vấn đề “Nhà nước Đềga” ở Tây Nguyên ta càng thấy rõ điều đó.
Chính sách “chia để trị” nằm trong âm mưu thôn tính Việt Nam của thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ; ý đồ thành lập “Tây Nguyên tự trị” được chúng thực thi triệt để.
Ngày 20/9/1964 lực lượng quân sự Fulro ra đời để phục vụ cho mưu đồ này.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước, Fulro bị tan rã, một số quan chức cầm đầu chạy ra nước ngoài, số
tàn quân thì ẩn náu trong rừng. Ta đã tập trung giải quyết. Tháng 10/1992, số Fulro
còn lại trên đất Campuchia chính thức đầu hàng lực lượng gìn giữ hoà bình của
Liên hợp quốc - UnTac (tại tỉnh Monđônkiri - Campuchia) chấp nhận định cư tại
California - Mỹ. Số Fulro di tản này đã tụ tập thành nhiều hội nhóm khác nhau.
Sau này tập hợp lại để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề-ga” lưu vong ở Mỹ vào
cuối năm 1999 do Ksor Kok cầm đầu. Mục tiêu của cái gọi là “Nhà nước Đề-ga tự
trị” là đấu tranh đòi lại “đất nước Đề-ga” Tây Nguyên. Ksor Kok còn hoạch định
phương thức, thủ đoạn đấu tranh của “Nhà nước Đề-ga tự trị” là đấu tranh chính trị
bên ngoài để quốc tế thừa nhận giúp đỡ, kết hợp tuyên truyền tác động vào trong
nước, chuyển hoá từng bước thành đấu tranh vũ trang để công khai hoá, hợp pháp
hoá “Nhà nước Đề-ga” tại Tây Nguyên, kích động tụ tập đông người, tạo cớ gây
sức ép, gây bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng. Ksor Kok điên cuồng đề ra
phương châm khoét sâu hận thù dân tộc, từng bước đòi đất đai, đòi tự do tôn giáo,
tách Tin lành người Thượng ra khỏi Tin lành người Kinh, lập tổ chức Tin lành
người Đề-ga, tiến tới đòi dân tộc tự trị, thành lập “Nhà nước Đề-ga”. Mặt khác để
thực hiện mưu đồ đen tối của mình Ksor Kok còn tìm những tên cầm đầu Fulro cũ
có nợ máu với cách mạng giao giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chống
phá cách mạng của hắn như: Y Bhi KBuar, Ksor Bútt, Y Pưng B’Nơr…
Hiện nay, các nước phương Tây tiếp tục sử dụng các tổ chức phi chính phủ
(NGO) để thâm nhập sâu vào vùng tập trung các dân tộc thiểu số, kể cả những
vùng sâu, vùng xa, nơi mà khả năng hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với bà
con rất hạn chế, như: các tổ chức “Ủy ban Trung ương giáo phái Mennonite”
(MCC), Quaker, “Trung tâm thái học” của Mỹ, Oxfam của Canada, ICCO của Hà
Lan, FADO của Bỉ ở vùng đồng bào Thái ở Tây Bắc; tổ chức “Dịch vụ gia đình
giáo phái Lutheran (LFS), “Hội những người bạn cao nguyên” (FOCH) của Mỹ,
MHD và DED của CHLB Đức, Caritas của Úc, Helvitas của vùng đồng bào Tây
Nam Bộ…Hàng năm, từ những hoạt động của NGO, các nước phương Tây nhất
Mỹ, EU, UNHCR và một số nước phương Tây cử hàng chục đoàn đến các vùng
dân tộc với mục đích tìm hiểu tình hình, tạo cớ để đánh giá sai lệch về tình hình
dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời lồng ghép ý đồ chỉ đạo,
kích động gây rối. Sau các chuyến đi đều có báo cáo đánh giá rất tiêu cực về tình
hình cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Toàn bộ những âm mưu và thủ đoạn nham hiểm, vừa trắng trợn, vừa tinh vi
xảo quyệt đó đã, đang và sẽ làm cho tình hình dân tộc và công tác dân tộc ở nước
ta nói chung và cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động của các thế lực thù
địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam nói riêng ngày càng trở
nên khó khăn, phức tạp hơn.
4.2. Đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam
Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp và lâu dài, vì phải giải quyết tận gốc rễ của
một vấn đề rất nhạy cảm - vấn đề dân tộc; do đó, phải có một đường lối chiến lược và
một hệ thống chính sách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để giải
quyết hiệu quả vấn đề dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết tốt vấn đề này một mặt, trên cơ sở vận dụng đúng đắn
quan điểm của Lê-nin về quyền tự quyết của các dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của thế giới đương đại (như đã nêu ở trên); mặt khác, để đấu tranh làm thất bại
âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá
cách mạng Việt Nam hiện nay cần thực hiện tốt một số dung chủ yếu sau:
4.2.1. Xử lý mối quan hệ dân tộc từ góc độ lợi ích các dân tộc
Trước âm mưu thâm độc lợi dụng vấn đề dân tộc của chính quyền Mỹ và
các thế lực thù địch quốc tế, các quốc gia đều rất cảnh giác. Với nước ta, Đảng và
Nhà nước đã thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc của một quốc gia
có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Tạo sự bình đẳng, đoàn kết tương
trợ, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung đầu tư phát triển vùng miền núi, dân tộc,
tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tri thức người dân tộc, góp phần quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có thể
thấy quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã cơ bản được thực hiện trên mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Những thành tựu trong 20 năm
đổi mới ở vùng miền núi, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống đã khẳng định điều đó.
Hiện nay các tỉnh miền núi, dân tộc tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên
10%. Nông nghiệp và các cây công nghiệp thế mạnh phát triển mạnh. Có 60-70%
diện tích nông nghiệp được tưới tiêu. 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã,
đời sống của người dân được cải thiện.
Mạng lưới y tế có hầu hết ở các xã, 90% trẻ em được tiêm chủng phòng
bệnh. 90% địa bàn có đồng bào dân tộc được phủ sóng phát thanh và 70% số vùng
được phủ sóng truyền hình. Hệ thống chính sách giáo dục được hoàn thiện. Chế độ
cử tuyển ở bậc đại học, cao đẳng, trung học được thực hiện với hàng ngàn sinh
viên, học sinh. Hàng trăm trường dân tộc nội trú do ngân sách quốc gia cấp hoạt
động hiệu quả. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc
phòng an ninh được giữ vững. Thực tế đó khẳng định: Trong khi vấn đề dân tộc
ở nhiều nước trên thế giới diễn biến phức tạp đã và đang gặp nhiều khó khăn, thì
kết quả thực hiện công tác dân tộc cùng những đổi thay to lớn trong đời sống xã
hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam là một minh
chứng trước cộng đồng thế giới về sự đúng đắn trong đường lối, chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam ta.
Xử lý một cách đúng đắn mối quan hệ dân tộc trong một quốc gia đa dân
tộc để các dân tộc cùng đoàn kết, phát triển, chống lại âm mưu ly khai, tự trị là
vấn đề rất quan trọng, liên quan đến sự sống còn của chế độ. Điều này đòi hỏi
sự tham gia của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của
Đảng, quản lý của Nhà nước, cùng thực hiện một chính sách dân tộc nhất quán,
liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Nắm chắc và toàn diện các vấn đề trong nước, quốc tế để xử lý đúng đắn
mối quan hệ dân tộc, thực hiện bình đẳng, tăng cường đoàn kết, giúp đỡ nhau, có
chính sách hỗ trợ các dân tộc thiểu số khó khăn. Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi
ích giữa các dân tộc, chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được các dân tộc, duy trì
thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Cụ thể tập trung các lĩnh vực:
Về chính trị: Bảo đảm quyền làm chủ của các dân tộc, chú trọng đào tạo,
bồi dưỡng và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, để đội ngũ này ngày càng có
khả năng gánh vác nhiều hơn công việc của địa phương; tăng số lượng đại biểu của
các dân tộc thiểu số trong Quốc hội và Chính phủ. Trang bị nhân lực, vật lực giúp
mỗi dân tộc thiểu số dần dần tự quản lý được mọi công việc của mình, với sự hỗ
trợ của các dân tộc anh em. Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, xóa bỏ những
quy định mang tính bất bình đẳng, loại bỏ thành kiến giữa các dân tộc. Các dân tộc
được tự do bày tỏ nguyện vọng và mong muốn của mình.
Về kinh tế: Phát triển kinh tế, tập trung xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Khuyến khích đồng bào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức định canh, định cư;
phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp, trồng rừng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
tăng cường cho đồng bào tiếp cận với khoa học - kỹ thuật trong sản xuất.
Về văn hóa - xã hội: Có chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết
của các dân tộc thiểu số, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: các làn điệu
dân ca, lễ hội... Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của các dân
tộc thiểu số; xử lý thỏa đáng mâu thuẫn và vấn đề ảnh hưởng tới quan hệ dân tộc.
Làm tốt công tác định canh, định cư và thành thị hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu
số; bảo đảm quyền lợi chính đáng của các dân tộc theo pháp luật. Chú trọng công
tác giáo dục, phát triển loại trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm; xóa bỏ các
hủ tục lạc hậu. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, giữ vệ sinh môi trường...
4.2.2. Làm tốt công tác tuyên truyền, đấu tranh làm thất bại các luận điệu
xuyên tạc lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc ở
Việt Nam đã được qui định trong Hiến pháp. Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn
quốc, nhất là Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc đã xác định:
“Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng
thời cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng”. Do vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp, các ngành và
toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới. Xem
việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thường
xuyên và quan trọng của cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền, mặt trận, đoàn thể
từ Trung ương đến địa phương.
Thứ nhất, phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho
đồng bào dân tộc ít người nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng nước ta. Từ đó nêu cao tinh thần
cảnh giác cách mạng, “tự đề kháng” cho đồng bào để chống lại âm mưu “diễn biến
hòa bình” và ý đồ tác động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vào nội bộ ta của các
thế lực thù địch.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình;
tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở, tăng thời
lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc để phổ
biến tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào dân tộc ít người. Công tác thông tin đối
ngoại đa dạng, kịp thời để cộng đồng người Việt ở nước ngoài và nhân dân các nước
ủng hộ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ ba, tăng cường công tác quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên
địa bàn các dân tộc thiểu số sinh sống, kịp thời phát hiện và làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc của kẻ thù.
Thứ tư, kiên quyết xử lí theo luật pháp những tên cầm đầu và những kẻ ngoan
cố chống đối; đồng thời kiên trì thuyết phục, vận động những người nhẹ dạ, cả tin làm
theo kẻ xấu quay về với buôn, làng sống yên ổn và tuân theo pháp luật; đối xử bình
đẳng đối với những người có quá khứ lầm lỗi đã biết ăn năn, hối cải.