Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

VAI TRÒ CỦA THIẾT CHẾ THÔN BẢN TRONG GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 74 trang )

VAI TRÒ CỦA THIẾT CHẾ THÔN BẢN TRONG
GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu trường hợp tại Điện Biên, Quảng Trị, Đăk Lăk và Trà Vinh

Phần 1. Giới Thiệu | 1



VAI TRÒ CỦA THIẾT CHẾ THÔN BẢN TRONG
GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu trường hợp tại Điện Biên, Quảng Trị, Đăk Lăk và Trà Vinh

xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

©AAV-OXFAM-071213/AMV

Tỉ lệ nghèo (%)

xã Xy (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

xã Cư Huê (huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk)

xã Thuận Hòa (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)

Hà Nội, tháng 3 năm 2013



MỤC LỤC


LỜI TỰA
LỜI CẢM ƠN
TỪ VIẾT TẮT
TÓM LƯỢC

III
V
VII
VIII

Phần 1. Giới thiệu

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Khái niệm “thiết chế thôn bản”

1.3. Mục tiêu và Phương pháp nghiên cứu

3
3
4
5

Phần 2. Hiện trạng các thiết chế thôn bản

2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hóa của các

cộng đồng DTTS

2.2. Hiện trạng các thiết chế thôn bản trong các


cộng đồng DTTS

11

Phần 3. Vai trò của các thiết chế thôn bản đối với giảm nghèo

3.1. Thúc đẩy Tiên phong và Lan tỏa

3.2. Thúc đẩy Liên kết và Hợp tác

3.3. Thúc đẩy Tiếng nói và Trách nhiệm giải trình

3.4. Thúc đẩy Tham gia và Trao quyền

3.5. Giữ gìn và Phát huy Bản sắc Văn hóa tộc người

3.6. An sinh dựa vào Cộng đồng

21
22
26
31
34
38
43

Phần 4. Kết luận và Khuyến nghị

4.1. Kết luận


4.2. Khuyến nghị

51
51
53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
GHI CHÚ

55
56

11
13



Mục Lục | I

I



LỜI TỰA

1

Cùng với các nỗ lực cải cách quản trị nhà nước ở cấp vĩ mô, cải cách quản trị ở cấp cơ sở
đóng vai trò rất quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo. Các thiết chế thôn bản là nền

tảng của quản trị ở cấp cơ sở. Các thiết chế thôn bản mạnh, bao gồm thiết chế chính thức
và phi chính thức, thiết chế mới và truyền thống, có thể giúp phát huy nội lực cộng đồng và
tăng hiệu quả các hỗ trợ từ bên ngoài, từ đó đóng góp cho việc cải thiện đời sống và giảm
nghèo.
Trong bối cảnh đó, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam, những tổ chức làm việc
lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam đã cùng với các đối tác địa phương
tiến hành một nghiên cứu về vai trò của các thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại các
cộng đồng dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ của dự án “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng
tham gia” do AAV và Oxfam tổ chức thực hiện từ năm 2007 đến năm 2013.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đóng góp một số khuyến nghị cho thảo
luận chính sách ở cấp quốc gia và cấp địa phương nhằm phát huy vai trò tích cực của các
thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng Quý vị sẽ tìm thấy những điều bổ ích và thú vị trong báo cáo “Vai trò của
thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt
Nam” này.
Thay mặt Oxfam

Andy Baker
Giám đốc

Thay mặt ActionAid Quốc tế tại Việt Nam

Hoàng Phương Thảo
Trưởng Đại diện

1

Nghiên cứu này có sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân. Các ý kiến, quan điểm, kết luận, và đề xuất trình bày trong nghiên
cứu này không nhất thiết là quan điểm chính sách của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Oxfam hay tổ chức và nhà nghiên cứu

nào có tài liệu được trích dẫn trong báo cáo này.

Lời Tựa | III

I



LỜI CẢM ƠN
Báo cáo “Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc
thiểu số điển hình ở Việt Nam” này là nỗ lực tập thể, và không thể hoàn thành nếu thiếu sự
đóng góp quan trọng của nhiều người.
Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của các tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam
(AAV) và Oxfam đã đóng góp những ý kiến quí báu trong suốt các bước thiết kế, triển khai
thực địa và viết báo cáo. Một số cán bộ của AAV và Oxfam đã trực tiếp tham gia các chuyến
thực địa, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về phương pháp và nội dung
nghiên cứu.
Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu này của UBND,
các Sở ban ngành liên quan ở cấp tỉnh và cấp huyện tại các tỉnh Điện Biên, Quảng Trị, Đăk
Lăk và Trà Vinh. Chúng tôi xin cảm ơn các cán bộ điều phối thuộc Trung tâm Phát triển Cộng
đồng (CCD) tỉnh Điện Biên, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát
triển AAV huyện Eakar (Trà Vinh) và huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đã phối hợp chặt chẽ, dành
nhiều thời gian và nỗ lực để hỗ trợ các chuyến thực địa. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các
cán bộ xã và thôn bản đã tích cực tham gia trong các chuyến thực địa.
Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới những người dân nam
và nữ tại các thôn bản đã dành thời gian chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm về vai trò của
các thiết chế thôn bản đối với cải thiện đời sống và giảm nghèo tại địa phương. Nếu không
có sự tham gia tích cực của họ, đợt nghiên cứu này đã không thể thực hiện được.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm2. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn.

Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless)
Hoàng Xuân Thành (trưởng nhóm), cùng với
Nguyễn Thị Hoa
Trương Tuấn Anh
Lưu Trọng Quang
Đinh Thị Giang

2

Các ý kiến đóng góp có thể gửi cho: anh Hoàng Xuân Thành, Trưởng nhóm tư vấn, Giám đốc Công ty Trường Xuân (Ageless):
(04) 39434478 (văn phòng), 091 334 0972 (di động), email: ; chị Trần Hồng Điệp, Cán bộ Chương trình Vận
động Chính sách và Truyền thông, Oxfam, (04) 39454448, email: ; chị Dương Minh Nguyệt, Cán bộ Điều
phối Chính sách, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, (04) 39439866, email:

Lời cảm ơn | V



TỪ VIẾT TẮT
AAV
ActionAid Quốc tế tại Việt Nam
ABCD
Cách tiếp cận phát triển cộng đồng dựa trên nội lực (tiềm năng, thế

mạnh) của cộng đồng
BQL
Ban Quản lý
CDF
Quỹ phát triển cộng đồng / Quỹ phát triển xã
Chương trình 135

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó

khăn (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ
tướng Chính phủ)
Chương trình 30a
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61

huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008

của Chính phủ), hiện nay là 62 huyện do chia tách địa giới hành chính
CIDA
Cơ quan phát triển quốc tế Canađa
CLB
Câu lạc bộ
CSHT
Cơ sở hạ tầng
CT-DA
Chương trình – Dự án
CTMTQG GN
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
CTV
Cộng tác viên
DCCS
Dân chủ cơ sở
DTTS
Dân tộc thiểu số
FFS
Lớp học hiện trường
GSCĐ
Giám sát cộng đồng

HĐND
Hội đồng nhân dân
HGĐ
Hộ gia đình
HND
Hội Nông dân
HPN
Hội Phụ nữ
HTX
Hợp tác xã
KCKhoảng cách
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KT-XH
Kinh tế - xã hội
LĐ-TBXH
Lao động, Thương binh và Xã hội
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
Nghị quyết 80
Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định

hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
NHCSXH
Ngân hàng Chính sách Xã hội
NMPRP
Dự án Giảm nghèo miền núi phía Bắc (do WB tài trợ)
PS-ARD
Chương trình Cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và


phát triển nông thôn (do SDC tài trợ)
SDC
Cơ quan Phát triển Thụy sĩ
TCTK
Tổng cục Thống kê
TH
Tiểu học (cấp 1)
THCS
Trung học cơ sở (cấp 2)
THPT
Trung học phổ thông (cấp 3)
TTND
Thanh tra nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
VHLSS
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
WB
Ngân hàng Thế giới
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
Từ viết tắt | VII

I


TÓM LƯỢC
Theo cách tiếp cận “điểm sáng”, nghiên cứu này tìm hiểu vai trò tích cực của các thiết chế

thôn bản đối với cải thiện đời sống và giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình.
Tại các địa bàn khảo sát, các thiết chế truyền thống/phi chính thức và thiết chế mới/chính
thức luôn cùng song hành. Dù đã suy yếu và biến đổi nhiều trong bối cảnh mới, các thiết chế
phi chính thức/truyền thống vẫn đóng vai trò tích cực quan trọng đối với cải thiện đời sống
và giảm nghèo trong các cộng đồng DTTS ở Việt Nam.
Các thiết chế thôn bản mạnh tại các cộng đồng DTTS có những vai trò chính sau đây: thúc
đẩy tiên phong và lan tỏa; thúc đẩy liên kết và hợp tác; thúc đẩy tiếng nói và trách nhiệm giải
trình; thúc đẩy tham gia và trao quyền; gìn giữ và phát huy bản sắc, văn hóa dân tộc; thúc
đẩy an sinh dựa vào cộng đồng. Với tất cả các vai trò nêu trên, các thiết chế thôn bản giúp
phát huy nội lực cộng đồng và tăng hiệu quả các hỗ trợ từ bên ngoài, từ đó giúp cải thiện
đời sống người dân và giảm nghèo.
Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu này nêu một số đề xuất phục vụ thảo luận chính sách
nhằm đẩy mạnh phát triển và giảm nghèo bền vững ở các cộng đồng DTTS tại Việt Nam,
như sau:
1. Xây dựng và củng cố các thiết chế thôn bản cần là một nhiệm vụ trọng tâm của chương
trình cải cách quản trị địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển và giảm nghèo bền vững
ở các cộng đồng DTTS trong thời gian tới. Phát triển các thiết chế thôn bản cần đồng
bộ với những cải cách về thể chế ở cấp xã trở lên, nhằm thực sự nâng cao tiếng nói của
người dân và nâng cao trách nhiệm giải trình với cộng đồng của các cấp chính quyền và
các cơ quan dịch vụ công.
2. Rà soát lại toàn bộ thiết chế chính thức và phi chính thức, truyền thống ở cấp thôn bản
tại các cộng đồng DTTS. Tinh giản các thiết chế chính thức hoạt động hình thức và kém
hiệu quả. Kết hợp linh hoạt giữa luật pháp và phong tục, tập quán trong việc xây dựng
hương ước, quy ước thôn bản nhằm phối hợp tốt hơn vai trò của các thiết chế chính thức
và các thiết chế phi chính thức, truyền thống đối với cải thiện đời sống và giảm nghèo.
Chú trọng chính sách hợp nhất các chức năng tự quản về xã hội, văn hóa và chức năng
điều hành, tổ chức các hoạt động kinh tế trong vị trí trưởng thôn bản. Nên thay hình thức
“bầu chọn” cố định một người có uy tín (như trong Quyết định 18/2011/QĐ-TTg) bằng
việc tôn vinh, khen thưởng, thăm hỏi những người có uy tín được cộng đồng bầu chọn
hàng năm.

3. Sửa đổi các qui định pháp lý (trong Luật Đất đai, Luật Dân sự và các văn bản pháp luật
có liên quan) nhằm thúc đẩy vai trò của các thiết chế thôn bản trong quản lý và sử dụng
các nguồn lực tự nhiên theo tập quán truyền thống của đồng bào DTTS, góp phần duy
trì không gian sinh tồn, bản sắc văn hóa và thực hành tâm linh lành mạnh của các cộng
đồng DTTS. Thực hiện các chương trình, dự án (trong đó có chương trình Nông thôn mới)
ở từng thôn bản cần có qui hoạch, lộ trình và biện pháp cụ thể trong việc đảm bảo diện
tích đất sản xuất tối thiểu, dành đất cho các lợi ích công cộng, giao rừng cho cộng đồng,
đảm bảo nguồn nước và duy trì bãi chăn thả gia súc chung.

VIII | Tóm lược


4. Áp dụng rộng rãi cách tiếp cận “phát triển cộng đồng dựa trên nội lực (tiềm năng, thế
mạnh) của cộng đồng” (cách tiếp cận “ABCD”) trong các chương trình phát triển và giảm
nghèo hướng đến các thôn bản DTTS, nhằm thúc đẩy người dân cùng nhau làm việc và
hỗ trợ lẫn nhau, kết nối các hoạt động địa phương với các hỗ trợ từ bên ngoài. Xây dựng
chính sách đổi mới đồng bộ về phát triển các thiết chế liên kết kinh tế có lợi cho đồng
bào DTTS nghèo, trong đó có thiết chế HTX kiểu mới, thiết chế liên kết giữa nông dân
với doanh nghiệp theo chuỗi ngành hàng, thiết chế doanh nghiệp có mục đích xã hội.
5. Thể chế hóa và triển khai trên diện rộng mô hình đầu tư chiều sâu theo phương thức trọn
gói cho cấp xã và thôn bản (mô hình quỹ phát triển xã/quỹ phát triển cộng đồng - CDF)
trong các chương trình phát triển và giảm nghèo ở vùng DTTS, gắn liền với các hỗ trợ
mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham
gia, năng lực quản lý tài chính và năng lực giám sát cộng đồng.
6. Tăng nguồn lực và đổi mới cơ cấu đầu tư trong công tác khuyến nông tại các cộng đồng
DTTS. Chú trọng xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ khuyến nông đủ năng lực và bám
sát cơ sở, triển khai rộng rãi các phương pháp khuyến nông “lớp học hiện trường - FFS” và
“từ nông dân đến nông dân”. Phân bổ kinh phí đủ lớn cho giai đoạn “sau mô hình” trong
thời gian ít nhất 2-3 năm khi thực hiện các “mô hình khuyến nông” và “mô hình sinh kế”
tại các cộng đồng DTTS, nhằm hỗ trợ việc duy trì và lan tỏa các thực hành tiến bộ, các tri

thức bản địa hiệu quả từ những người tiên phong đến người nghèo thông qua các thiết
chế thôn bản.
7. Xây dựng chính sách khuyến khích và nhân rộng các mô hình an sinh xã hội dựa vào
cộng đồng hiện có ở các thôn bản DTTS, trong đó chú trọng đến vai trò của các thiết chế
phi chính thức (quỹ thôn bản, quỹ cộng đồng, các liên kết gia đình mở rộng, dòng họ, các
tổ nhóm có chức năng cộng đồng, kinh tế, văn hóa và tâm linh…) trong việc tự an sinh và
phòng chống rủi ro. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS ở vùng miền
núi đặc biệt khó khăn khi đi làm ăn xa trong nước, di cư đến các khu vực đô thị và khu
công nghiệp (cách đặt vấn đề giống như chính sách hỗ trợ XKLĐ ra nước ngoài), trong
đó chú trọng vai trò tích cực của mạng lưới xã hội của đồng bào DTTS khi đi làm ăn xa.

Tóm lược | IX



Phần 1

GIỚI THIỆU

Phần 1. Giới Thiệu | 1



1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Công cuộc giảm nghèo tại các cộng đồng DTTSi ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, đời sống đồng bào DTTS còn rất nhiều khó khăn và
thách thức. Tỷ lệ nghèo trong đồng bào DTTS giảm chậm và còn ở mức cao. Nghèo tại Việt
Nam ngày càng tập trung ở đồng bào DTTS. Cụ thể, đồng bào DTTS chiếm dưới 15% tổng
dân số cả nước nhưng lại chiếm 47% trong tổng số người nghèo vào năm 2010 (theo chuẩn

nghèo chi tiêu mới do WB/TCTK đề xuất). Trên toàn quốc, có 66% đồng bào DTTS sống ở
mức dưới chuẩn nghèo vào năm 2010, trong khi đó chỉ có 13% đồng bào dân tộc đa số
(người Kinh) sống ở mức dưới chuẩn nghèo (WB 2012). Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã yêu
cầu các cơ quan quản lý khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các chính sách hiệu quả hơn nhằm
đẩy mạnh giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS.
Cùng với các nỗ lực cải cách quản trị nhà nước ở cấp vĩ mô, cải cách quản trị ở cấp cơ sở đóng
vai trò rất quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo. Các thiết chế thôn bản là nền tảng của
quản trị ở cấp cơ sở. Từ khi thực hiện Đổi mới, nhà nước Việt Nam đã ban hành các chính sách
khôi phục vai trò, kiện toàn qui chế tổ chức và hoạt động của thôn bản (từng bị coi nhẹ dưới
thời phát triển HTX và tập đoàn sản xuất)ii. Mặc dù không được coi là một cấp hành chính,
thôn bản hiện nay đã được trao một số chức năng tự quản, là nơi người dân thực hành một
số quyền dân chủ trực tiếp. Bên cạnh đó là các chính sách nâng cao năng lực cán bộ thôn
bản; hình thành và củng cố các chi hội đoàn thể; thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở; bảo tồn
và phát triển các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống; xây dựng các hương ước, quy ước
thôn bản; phát huy vai trò của già làng, người có uy tín, trưởng bản, dòng họ và cộng đồng
dân cư trong các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và gần đây là
phong trào xây dựng “nông thôn mới”.
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình khảo cứu của các nhà xã hội học, dân tộc học, văn
hóa học về các thiết chế thôn bản tại các vùng nông thôn Việt Namiii. Gần đây, đã có một
số nghiên cứu từ góc độ trải nghiệm (ý kiến và nhận thức) của người dân về quản trị địa
phươngiv. Tuy nhiên, còn thiếu các nghiên cứu, đánh giá về vai trò tích cực của thiết chế thôn
bản tại các vùng DTTS trong quá trình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và sáng
kiến cộng đồng hướng đến giảm nghèo. Đây là một nhu cầu bức thiết của các cơ quan quản
lý, đặc biệt là của Ủy ban Dân tộc trong quá trình xây dựng các chính sách thúc đẩy giảm
nghèo nhanh và bền vững ở các vùng DTTS trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2007-2013, Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) đã thực hiện Dự
án “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia”v tại một mạng lưới các điểm quan
trắc trên khắp cả nước. Kết quả của dự án theo dõi nghèo cho thấy cần có những nghiên cứu
chuyên sâu về cách thức giảm nghèo hiệu quả ở vùng DTTS (Oxfam và AAV, 2012a). Trên cơ
sở đó, trong năm 2012 Oxfam và AAV đã tiến hành một chuyên đề nghiên cứu về “mô hình

giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam”. Nghiên cứu “mô hình giảm
nghèo” khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng cùng với chiến
lược sinh kế đa dạng của hộ gia đình đã tạo nên các “điểm sáng” về giảm nghèo, đồng thời
cho rằng phát huy vai trò tích cực của các thiết chế thôn bản là một vấn đề chính sách quan
trọng trong giảm nghèo của đồng bào DTTS (Oxfam và AAV, 2013).

Phần 1. Giới Thiệu | 3


Để tiếp nối chuyên đề nghiên cứu “mô hình giảm nghèo” nêu trên, chuyên đề nghiên cứu
Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình
ở Việt Nam này được Oxfam và AAV tiến hành vào cuối năm 2012, nhằm phân tích kỹ hơn
một bước nữa trải nghiệm của người dân về các vai trò tích cực của thiết chế thôn bản, phục
vụ thảo luận chính sách đẩy mạnh giảm nghèo bền vững trong các cộng đồng DTTS.

1.2. Khái niệm “thiết chế thôn bản”
Nghiên cứu này tập trung vào các thiết chế thôn bản – có thể hiểu là các thiết chế xã hội ở
cấp cơ sở tại Việt Namvi. Thiết chế xã hội là một khái niệm cơ bản trong xã hội học, tuy nhiên
bản thân khái niệm “thiết chế xã hội” khá phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm thiết chế xã hội được thừa nhận rộng rãi (theo nhà
xã hội học J.Fichter): “Thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa.
Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu
hướng trở thành các chuẩn mực hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là
một tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một
nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội”vii. Thiết chế xã hội có hai chức năng cơ bản là điều hòa (tổ
chức) xã hội và kiểm soát (giám sát) xã hội. Thiết chế xã hội là yếu tố phối hợp và ổn định cho
toàn thể nền văn hóa, bao gồm cả những mong đợi của xã hội (Phạm Tất Dong và Lê Ngọc
Hùng, 2002).
Có nhiều cách phân loại thiết chế thôn bản, và luôn có sự đan xen giữa các cách phân loại.
Trong nghiên cứu này đề cập đến các cách phân loại sau đây.

Phân loại thiết chế thôn bản theo mức độ chính thức, gồm:
• Các thiết chế chính thức, gồm các chuẩn mực hành vi dựa trên qui định chính thức của
Nhà nước (các văn bản pháp luật hiện hành), gắn với hoạt động của trưởng thôn, chi bộ,
mặt trận, các đoàn thể quần chúng như chi hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu
chiến binh, ban giám sát đầu tư cộng đồng…
• Các thiết chế phi chính thức, gồm các chuẩn mực hành vi không được qui định chính
thức nhưng vẫn được thừa nhận trong cộng đồng, gắn với vai trò của già làng, người có
uy tín, thầy cúng, dòng họ … và các chuẩn mực khác gắn với các giá trị, dư luận, khuôn
mẫu (bao gồm cả khuôn mẫu giới) tại cộng đồng thôn bản.


Ngoài ra, còn có những thiết chế bán chính thức, dựa trên sự kết hợp giữa các qui định
chính thức và qui định phi chính thức trong cộng đồng, ví dụ như hương ước thôn bản.

Phân loại thiết chế thôn bản theo thời gian (tương đối), gồm:


Các thiết chế mới (mới hình thành gần đây). Các thiết chế chính thức đều thuộc loại thiết
chế mới. Một số thiết chế phi chính thức cũng thuộc loại thiết chế mới, ví dụ mối ràng
buộc giữa người dân và hàng quán, đại lý.



Các thiết chế truyền thống (có từ lâu đời), ví dụ vai trò của già làng, dòng họ hoặc chế
độ mẫu hệ/phụ hệ theo luật tục. Hầu hết thiết chế truyền thống thuộc loại thiết chế phi
chính thức, theo môi trường luật pháp hiện nay.

Phân loại thiết chế thôn bản theo chức năng, nhằm thực hiện các vai trò/đáp ứng các nhu
cầu khác nhau trong cộng đồng. Cách phân loại này rất đa dạng, ví dụ:



Các thiết chế kinh tế, gồm các chuẩn mực hành vi gắn với các hình thức ràng buộc và

4 | Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo


liên kết về kinh tế, ví dụ tập quán đổi công, hợp tác theo nhóm sở thích, nhóm tự quản
tại cộng đồng, HTX, quan hệ ràng buộc với hàng quán, đại lý, doanh nghiệp, các tổ chức
cộng đồng có mục đích quản lý, sử dụng chung tài nguyên thiên nhiên…


Các thiết chế văn hóa, giáo dục, gia đình, tâm linh/tín ngưỡng…

1.3. Mục tiêu và Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là “Tìm hiểu vai trò của các thiết chế thôn bản đối với giảm nghèo
trong 5 năm qua tại một số cộng đồng DTTS điển hình, nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất
cho thảo luận các chính sách về phát huy vai trò tích cực của các thiết chế thôn bản trong giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam”.
Các câu hỏi nghiên cứu chính:
1. Tại các thôn bản khảo sát đang tồn tại, vận hành những loại thiết chế chủ yếu nào? Đặc
điểm, mối tương tác với người dân nhất là người nghèo, xu hướng phát triển của các
thiết chế đó?
2. Vai trò của các thiết chế thôn bản trong giảm nghèo tại các điểm khảo sát?
3. Các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò tích cực của các
thiết chế thôn bản trong công cuộc giảm nghèo tại các điểm khảo sát?
4. Các đề xuất, khuyến nghị cho thảo luận chính sách giảm nghèo, cho thiết kế và thực hiện
các chương trình, dự án phát triển nhằm phát huy vai trò tích cực của các thiết chế thôn
bản trong giảm nghèo bền vững ở các vùng DTTS?
Cách tiếp cận. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận điểm sáng (“positive deviance”) trong
phân tích các vai trò của thiết chế thôn bản. Thay vì đặt câu hỏi “tại sao các thiết chế thôn bản

không phát huy được vai trò đối với giảm nghèo?”, nghiên cứu này đặt câu hỏi ngược lại “tại
sao một số thiết chế thôn bản, tại một số địa bàn nhất định, lại phát huy được vai trò đối với giảm
nghèo?”. Bản chất của cách tiếp cận “điểm sáng” là chú trọng tìm hiểu những thực hành tốt
và những yếu tố làm nên thành công, từ đó có thể gợi ý cho việc thiết kế và thực hiện hiệu
quả các chính sách, chương trình giảm nghèo. Cách tiếp cận “điểm sáng” giúp tăng sự tự tin
và tương tác xã hội của đối tượng nghiên cứu – với tư cách là các chủ thể tích cực, tự làm chủ
quá trình vươn lên của mình (Andrew Wells-Dang, 2012).
Khung phân tích vai trò của thiết chế thôn bản dựa trên sự tương tác giữa các tác nhân
hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo ở các thôn bản DTTS, trong
bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ hiện nay (Hình 1).

Phần 1. Giới Thiệu | 5


Hình 1. Khung phân tích vai trò của thiết chế thôn bản
Tiếng nói, nhận thức,
vốn xã hội

Chính sách, chương
trình, dự án

Tiếp cận, Minh bạch thông
tin

Chính quyền
Cơ quan dịch
vụ công

Hòa nhập, Tham gia


Giám sát
Trách nhiệm giải trình

Cơ chế, quá trình,
thủ tục, định mức

Người nghèo
Thiết chế thôn
bản

Phát triển
KT-XH
Giảm nghèo

Giá trị, khuôn mẫu, chuẩn
mực, hành vi, dư luận

Bối cảnh (chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ)

Các cơ quan chính quyền và cơ quan cung cấp dịch vụ công (vai trò “người cung ứng dịch
vụ”) là người tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo với các cơ
chế, quá trình, thủ tục, định mức cụ thể. Các cơ quan chính quyền và cung cấp dịch vụ công
luôn có tương tác hai chiều với người dân và các thiết chế thôn bản trong quá trình triển
khai các chính sách, chương trình, dự án.
Người dân, trong đó có người nghèo và người yếu thế (vai trò “người sử dụng” hay “khách
hàng”) là đối tượng hưởng lợi hoặc chịu tác động từ các chính sách, chương trình, dự án.
Người dân trải nghiệm về sự tiếp cận và minh bạch thông tin, hòa nhập và tham gia, giám
sát và đảm bảo trách nhiệm giải trình theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thiết
chế thôn bản. Các thiết chế thôn bản đóng vai trò điều hòa và kiểm soát, có thể giúp tăng
cường vốn xã hội của người nghèo và người yếu thế, có thể giúp thẩm thấu, thúc đẩy, phát

huy hiệu quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tốt hơn.
Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn có mục đích, gồm 6 thôn bản điển hình có đông đồng
bào DTTS tại 4 xã thuộc ba vùng Bắc (Điện Biên), Trung (Quảng Trị, Đăk Lăk) và Nam (Trà
Vinh) (Bảng 1). Đây là những địa bàn thuộc mạng lưới quan trắc của Dự án “Theo dõi nghèo
theo phương pháp cùng tham gia” do Oxfam và AAV tổ chức thực hiện.
Thời gian khảo sát thực địa từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2013, mỗi xã tiến hành khảo sát
trong vòng 3 ngày, trong đó có 1 ngày khảo sát ở cấp xã, 2 ngày ở cấp thôn bản.
Phương pháp tham gia được áp dụng tại thực địa với 3 nguyên tắc cơ bản: (i) Tôn trọng sự
đa dạng và khác biệt; (ii) Đề cao tiếng nói của người dân/người trong cuộc; và (iii) Coi người
dân là chủ thể sáng tạo, tích cực. Vai trò của các thiết chế thôn bản đối với giảm nghèo sẽ
được so sánh, đối chứng giữa các địa bàn khảo sát theo phương pháp “nghiên cứu trường
hợp điển hình” dựa trên thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với người dân và các bên liên quan,
và dựa trên quan sát, đánh giá khách quan của nhóm nghiên cứu.

6 | Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo


Các nguồn thông tin chính của nghiên cứu này là:


Thảo luận nhóm với cán bộ xã và thôn, người dân nam và nữ, sử dụng các công cụ trực
quan (liệt kê và xếp hạng, đường thời gian, phân tích tổ chức…)



Phỏng vấn sâu một số đại diện thiết chế tại xã và thôn (già làng, thầy cúng, HTX…).
Phỏng vấn sâu cả hộ khá và hộ nghèo trong các thôn bản để tìm hiểu vai trò của các thiết
chế trong đời sống của họ.




Quan sát và chụp ảnh tại cộng đồng DTTS liên quan đến chủ đề nghiên cứu.



Thông tin thứ cấp: tham khảo báo cáo phát triển KT-XH và các thông tin thống kê cơ bản
của xã và thôn khảo sát, các nghiên cứu liên quan về DTTS.

Tổng cộng, đã tiến hành 22 cuộc thảo luận nhóm tại cấp xã và thôn bản với sự tham gia của
134 người; thực hiện phỏng vấn sâu 76 người, trong đó có 57 nam và 19 nữ, hầu hết là đồng
bào DTTS.
Hạn chế của nghiên cứu chủ yếu liên quan đến qui mô và thời gian khảo sát. Khảo sát thực
địa được tiến hành trong vòng 2 tháng tại một số ít cộng đồng DTTS điển hình (6 thôn bản).
Các thiết chế thôn bản trong các nhóm DTTS rất phong phú và đa dạng, do vậy một cuộc
nghiên cứu trong thời gian ngắn không thể bao quát hết. Để khắc phục hạn chế về qui mô
và thời gian khảo sát, báo cáo này đã sử dụng thêm một số điển cứu trong các cộng đồng
DTTS khác thuộc mạng lưới quan trắc của dự án “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng
tham gia” và tham khảo các tài liệu thứ cấp có liên quanviii. Để tiếp tục làm rõ và khẳng định
các phát hiện của nghiên cứu này cần có thêm các các nghiên cứu thực chứng ở các cộng
đồng DTTS khác.

Phần 1. Giới Thiệu | 7


8 | Vai trò của thiết chế thôn bản trong giảm nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo cuối
2012 (%)

Thành phần dân tộc chủ

yếu
KC đến trung tâm xã (km)
KC đến đường ô tô gần
nhất (km)
KC đến trạm y tế gần nhất
(km)
KC đến trường TH gần
nhất (km)
KC đến trường THCS gần
nhất (km)
KC đến trường THPT gần
nhất (km)
KC đến chợ gần nhất (km)
Diện tích đất SX nông
nghiệp bình quân đầu
2
người (m )
Nguồn thu nhập chính của
thôn

Tổng số hộ

Thôn
Địa hình



Tỉnh
Huyện


0
0.5
0.5
7.5
24
9600

1

1

3

6

4
370

7.8

46.0

Sắn công nghiệp
Lúa nương

1
0

0.5
0


Lúa nước
Làm thuê gần
nhà

Vân Kiều (97%)

Vân Kiều (96%)

Thái (80%)
Kinh (2 0%)
3
0

67.6

Sắn công nghiệp
Lúa nương

22.5
N/A

6

0.5

0.5

1.5


34

50

76

Xy La
Núi thấp

Troan Ô
Núi thấp

Xy

Thanh Xương

Pá Đông
Núi thấp

Quảng Trị
Hướng Hóa

Điện Biên
Điện Biên

Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của các địa bàn khảo sát

Lúa nước
Ngô lai
Cà phê

Làm thuê gần nhà
7.1

2
870

2

0.5

0.5

0.5

0.5
0

Ê Đê (94%)

167

M’Hăng
Cao nguyên

Cư Huê

Đăk Lăk
Eakar

Lúa nước

Rau màu
Làm thuê gần nhà
và làm ăn xa
22.7

2.5
2280

3

1

0.2

2.5

Khmer (67%)
Kinh và Hoa (33%)
2.5
0

396

Sóc Chùa
Đồng bằng

273

Thủy Hòa
Đồng bằng


Nuôi tôm
Lúa nước
Làm thuê gần nhà
và làm ăn xa
27.4

1
712

2

0.5

0.5

1

Khmer (80%)
Kinh (20%)
1
0

Thuận Hòa

Trà Vinh
Cầu Ngang


Phần 2


HIỆN TRẠNG
CÁC THIẾT CHẾ THÔN BẢN

Phần 1. Giới Thiệu | 9



2. HIỆN TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ THÔN BẢN
2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hóa của các cộng đồng DTTS
Không gian sinh tồn của các cộng đồng DTTS được khảo sát đã biến đổi mạnh mẽ vào nửa
sau thế kỷ XX. Cả 6 thôn bản DTTS khảo sát đều đã thay đổi rất nhiều trong vài chục năm
qua. 4/6 thôn bản đã trải qua quá trình tái định cư. Buôn M’Hăng, xã Cư Huê (Đăk Lăk) hiện
nay là nơi tái định cư tập trung gần đường cái của đồng bào Ê Đê sau nhiều lần chuyển cư từ
những năm 1960 và sau năm 1975. Đồng bào Thái hiện sinh sống tại bản Pá Đông, xã Thanh
Xương (Điện Biên) ở khu vực rìa lòng chảo Điện Biên, vốn di chuyển từ bản cũ Noong Nhai ở
trung tâm lòng chảo Điện Biên lên từ những năm 1979-1980 trong phong trào “kinh tế mới”.
Đồng bào Vân Kiều ở hai thôn Troan Ô và Xy La, xã Xy (Quảng Trị) trước kia ở rải rác ven sông
Xê Pôn, mới chuyển về định cư tại chỗ ở hiện tại từ năm 1995. Hai ấp đồng bào Khmer tại xã
Thuận Hòa (Trà Vinh) tuy không tái định cư nhưng ấp Thủy Hòa được chia tách ra từ ấp cũ từ
năm 1996, còn ấp Sóc Chùa dân số tăng rất mạnh; cả hai ấp này đều có tỷ lệ người Kinh đến
lập nghiệp sinh sống khá cao.
Tập quán truyền thống về sở hữu và sử dụng đất ở, đất canh tác, đất rừng, rừng thiêng, nghĩa
địa… của các cộng đồng DTTS đã thay đổi cơ bản. Mai Thanh Sơn (2008) cho rằng, chính
sách mới về quản lý đất đai và việc sắp xếp lại lao động với quy mô lớn của Nhà nước nửa
sau thế kỷ 20 đã không chỉ khiến cho không gian sinh tồn của người dân các dân tộc thiểu
số bị thu hẹp mà còn đẩy họ ra khỏi môi trường tự nhiên quen thuộc. Hình thức sở hữu cộng
đồng và chế độ sử dụng tập thể đất đai theo luật tục bị bãi bỏ. Các thôn bản không còn là
chủ sở hữu của đất đai; phần lớn đất rừng, ngay cả những khu rừng thiêng cũng đã được
giao cho các hộ gia đình.

Do quá trình chuyển cư và xen cư, đời sống văn hóa và tinh thần của các cộng đồng DTTS bị
xáo trộn mạnh. Tính cộng đồng thôn làng truyền thống cũng bị suy giảm nhiều. Các thôn
bản DTTS cổ truyền thuần nhất về mặt tộc người, mỗi thôn bản thường chỉ có một dân tộc
sinh sống. Bên cạnh ý thức tộc người, trong các thôn bản cổ truyền luôn có các quan hệ đan
xen như quan hệ dòng họ/gia đình mở rộng, quan hệ hôn nhân. Quá trình cộng cư lâu dài
giúp nuôi dưỡng tính cộng đồng chặt chẽ giữa các thành viên trong thôn bản và giữa các
thôn bản với nhau. Tuy nhiên, làn sóng di cư đến của người Kinh, sự xen cư của nhiều tộc
người và người thuộc nhiều địa phương khác nhau trên cùng một đơn vị thôn bản mới đã
phá vỡ tính thuần nhất tộc người của nhiều thôn bản. Khi nhiều tộc người cùng chia sẻ một
không gian sống, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa là điểm tích cực có thể nhận thấy, nhưng
cũng tạo ra nguy cơ nảy sinh những xung đột về lợi ích kinh tế, văn hóa và xã hội, hoặc kỳ
thị giữa các tộc người.
Tín ngưỡng truyền thống của nhiều tộc người DTTS cũng đã bị tác động mạnh trong bối
cảnh mới. Những nỗi ám ảnh về thần linh, ma quỷ bị coi là mê tín dị đoan và đã suy giảm dần
trong đời sống cộng đồng. Một số tôn giáo mới xuất hiện tại các cộng đồng DTTS càng làm
cho đức tin truyền thống bị phai nhạt. Ví dụ như cộng đồng người Ê Đê tại buôn M’Hăng, xã
Cư Huê (Đăk Lăk), do chính sách vận động tuyên truyền của Nhà nước cộng với sự xâm nhập
của đạo Tin Lành, họ đã bỏ hầu hết các hình thức cúng, đặc biệt là nghi lễ cúng trời và cúng
bến nước – vốn là nghi lễ rất quan trọng của tộc người này.
Linh Nga Niê KDam (2007) cũng cho rằng, cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, làn sóng dân di cư
tự do phía bắc đổ vào Tây Nguyên tăng mạnh, sự xâm nhập của đạo Tin Lành, sự giao thoa
Phần 2. Hiện trạng các thiết chế thôn bản | 11


×