Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay và biện pháp ứng dụng chế phẩm sinh học cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.06 KB, 13 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay và biện pháp
ứng dụng chế phẩm sinh học cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng trong sản
xuất nông nghiệp

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời điểm hiện nay, xu thế hướng đến nền nông nghiệp bền vững đang là
mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt tại những nước đang phát triển, nơi mà
nền nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng như một ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới tác động
như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ việc ứng dụng những thành tựu kỹ
thuật tiên tiến vào trong nông nghiệp ngày càng được chú trọng và phát triển. Ở Việt
Nam, nông nghiệp luôn là ngành có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển nền nông nghiệp mạnh, bền vững
luôn được Đảng và Nhà nước ta đặt ở vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững không những hướng tới việc tạo ra các
sản phẩm lành, sạch, không gây ra ảnh hưởng có hại cho sức khỏe con người, mà còn
đảm bảo không ngừng tăng năng suất cây trồng, đất đai, năng suất lao động, góp phần
vào quá trình phát triển bền vững của thiên nhiên và xã hội.
Hiện nay, để tiến tới nền nông nghiệp bền vững, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
nước ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề lớn như: ô nhiễm môi trường, đất đai bị bạc
màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh, lạm dụng chất hóa học, chất kích
thích… những vần đề này làm cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững,
đời sống, kinh tế, xã hội của con người rơi vào tình trạng gặp nhiều biến động. Trong lĩnh
vực trồng trọt, năng suất và chất lượng của cây trồng luôn là mục tiêu quan trọng mà
người dân hướng tới. Do vậy, người dân thường áp dụng biện pháp phổ biến để bảo vệ
cây trồng trong đó có biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa
học. Việc gia tăng sử dụng thuốc BVTV hóa học và tình trạng lạm dụng thuốc đang là
một vấn đề lớn đem đến nhiều hệ lụy. Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá
học có tính độc cao nên mặt trái của thuốc là rất độc hại đối với sức khoẻ cộng đồng gây


tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của
nền nông nghiệp nước ta và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường
sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV
trong nông sản, thực phẩm quá giới hạn cho phép, đang là mối đe dọa đối với sức khoẻ
con người.
Trước tình hình đó, con người bắt đầu nhận ra những khuyết điểm trong việc bảo
vệ cây trồng và chú trọng vào mục đích của sản xuất nông nghiệp là tạo ra lương thực –
thực phẩm phục vụ sức khỏe, sự phát triển của con người chứ không phải sản xuất ra các
nông sản thiếu an toàn nhằm mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, để rồi phương
hại đến môi trường hay tài nguyên chung của mọi người, của tương lai. Sử dụng thuốc
BVTV để bảo vệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ sức


khoẻ cộng đồng và môi trường. Vì vậy, để khắc phục điều đó chúng ta cần phải nghiên
cứu để tìm ra các giải pháp sinh học thay thế thuốc BVTV hóa học nhằm hướng đến nông
nghiệp bền vững.
Thực tế hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học đang
rất được quan tâm và phát triển. Với những ưu điểm nổi bật trong việc bảo vệ cây trồng,
dễ sử dụng, có khả năng khống chế cùng lúc nhiều loại bệnh cho một loại cây trồng, mà
không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và các sinh vật có ích, nên có thể bảo
vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, cân bằng sinh thái trong môi trường. Chế
phẩm sinh học đang được xem là một giải pháp an toàn có thể thay thế và khắc phục các
nhược điểm thuốc BVTV hóa học. Việc nghiên cứu chế phẩm sinh học ở nước ta đã đạt
được một số thành quả nhất định. Do vậy, ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ bảo vệ
thực vật đang là một việc làm cần thiết là hướng đi đúng đắn của phát triển nông nghiệp
sinh thái bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật hiện nay và biện pháp ứng dụng chế phẩm sinh học cho việc phòng
trừ sâu bệnh hại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp” nhằm tìm hiểu các vấn đề do
lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp gây ra và giải pháp sinh học thay thế,

khắc phục nhược điểm của việc sử dụng thuốc BVTV hóa học .
II. NỘI DUNG

1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện
nay
1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học
được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột...hại cây trồng và nông sản (được
gọi chung là sinh vật gây hại cho cây trồng). Thuốc BVTV gồm nhiều nhóm khác
nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ
bệnh dùng để trừ bệnh cây...trừ một số trường hợp còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ
có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuốc nhóm đó.
Thuốc BVTV nhiều khi còn gọi là thuốc trừ hại (Pesticide) và khái niệm này bao
gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng hại cây, thuốc điều hòa
sinh trưởng cây trồng.
2. Những ưu điểm của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp
Trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
từ những năm 50 cho tới nay vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng, quyết định
trong việc hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất sản lượng nông sản.
Việc dùng thuốc BVTV nếu được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình kỹ thuật
thì sẽ đem lại một số lợi ích lớn trong sản xuất nông nghiệp như:


 Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện tích rộng
và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện pháp khác không thể thực
hiện.
 Là biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ năng suất cây
trồng, cải thiện chất lượng nông sản.



Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc, ít cực nhọc cho nông dân.

 Thuốc BVTV vừa dễ dùng vừa có thể áp dụng trên diện rộng, nhều vùng miền
khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và đôi khi thuốc BVTV là biện pháp phòng trừ là
duy nhất.
 Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của cây, tác
động đến quá trình sinh trưởng và phát triễn của cây. Những tác động tốt của thuốc đối
với cây trồng như: rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây sớm ra hoa, kết quả, tăng
năng suất, chất lượng nông sản, tăng sức chống chịu của cây trồng khi gặp những điều
kiện khó khăn, bất lợi.

Dễ dàng cho việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp ( thuốc làm rụng bông, khô
thân khoai tây..) được sử dụng trước khi thu hoạch bằng cơ giới.

Việc sử dụng thuốc BVTV hợp lý, tuân theo 4 đúng (đúng lúc, đúng liều, đúng
loại và đúng kỹ thuật) sẽ đẩy lùi dịch hại , diệt cỏ dại và tạo điều kiện cho cây trồng tân
dụng được những điều kiện phát triển tối ưu của kỹ thuật thâm canh, giúp cho cây trồng
phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao. Bên cạnh đó, còn đảm
bảo được sức khỏe của người lao động, không ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng,
hạn chế tối đa mức ảnh hưởng đến đời sống thực vật, sinh vật trong môi trường đất, nước,
không khí, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp.
Đến nay, thuốc BVTV đã đem lại những vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh
vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng con người vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm các
loại sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, thân thiện và bảo vệ
môi trường.
1.3. Mặt hạn chế của việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp hiện
nay
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ
nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại,

dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa nhiều.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây
trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc
BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985 khối lượng thuốc BVTV dùng
hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình


quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng
biến động từ 25- 38 ngàn tấn. Đặc biệt năm 2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là
71.345 tấn.
Thuốc BVTV đang là loại vật tư không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp
hiện nay và là yếu tố có nhiều tác động đến nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, việc lạm
dụng thuốc BVTV đang ngày càng gia tăng. Sử dụng thuốc trên diện rộng, dùng quá liều,
dùng đi dùng lại nhiều lần…đang là những vấn đề có tác động ngược lại đối với hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định
môi trường. Một số hạn chế của việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
có thể kể đến như:
 Sử dụng thuốc BVTV quá liều lượng, nồng độ cao làm tích luỹ dư lượng các
chất độc hại trong nông sản. Dư lượng chất độc hại này có thể làm ngộ độc ảnh hưởng
đến sức khỏe người sử dụng, giảm giá trị, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông
sản trên thị trường. Nông sản chứa dư lượng chất độc hại được xem là nông sản không
sạch, nông sản bị ô nhiễm.
 Đối với người lao động trong quá trình sản xuất, phải tiếp xúc trực tiếp và lâu
dài với thuốc BVTV, đặc biệt là những người phun thuốc. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến các vấn đề, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Tần suất các rủi ro về
sức khoẻ được đánh giá là có liên quan với mức độ và liều lượng sử dụng, loại thuốc sử
dụng và một số đặc điểm cá nhân của người sử dụng thuốc.
 Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, sẽ làm số lượng
cá thể của các loài có ích bị suy giảm trong khi các loài có hại tích luỹ nhiều thêm. Làm
tính kháng thuốc của sâu bệnh gia tăng, xuất hiện thêm loài dịch hại mới dẫn đến hiệu lực

phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn. Buộc người sử dụng phải tăng nồng độ,
liều lượng tăng thêm mức độ độc hại.
 Các tác động của việc phun thuốc có thể phá vỡ trạng thái cân bằng. Gây nên
những xáo trộn, biến động trong hệ sinh thái…Môi trường sinh thái bị ô nhiễm, đa dạng
sinh học bị suy giảm.
 Thuốc BVTV là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống và sản xuất của
con người. Môi trường sản xuất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, làm
giảm năng suất lao động, cản trở các quá trình sản xuất, tăng chi phí sản xuất.
 Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong nông
nghiệp - nông thôn, làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, sinh vật,
khí hậu.
Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV hiện nay đang gây nên những hậu quả đáng lo
ngại. Do vậy, cần phải sử dụng thuốc hợp lý, biết phối hợp với các biện pháp phòng trừ
khác trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp để đem lại nhiều lợi ích cho nông dân,
phục vụ nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, bền vững. Hiện nay, để sử dụng thuốc BVTV
được hiệu quả và an toàn, chúng ta cần phải hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”
nghĩa là: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.


Muốn thực hiện tốt được nguyên tắc trên, cần phải hiểu thấu đáo mối quan hệ qua
lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh, phải kết hợp hài hòa giữa biện pháp
hóa học với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp.
I.4.

Tác động của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp đối với con người,
sinh vật và môi trường
I.4.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người

Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của người sản xuất đang là
hồi chuông báo động đến với toàn thể cộng đồng xã hội. Phần lớn người trồng cây nông

nghiệp đều phải tiếp xúc với thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng, nông sản. Tuy nhiên hầu
hết các loại thuốc BVTV đều có độc tính cao. Do trình độ hiểu biết người dân trong quá
trình sử dụng thuốc còn thấp nên đã gây ra một số trường hợp nhiễm độc thuốc BVTV.
Một số nguyên nhân gây nhiễm độc cho người lao động là do người dân sử dụng thuốc
nằm trong danh mục cấm hoặc đã quá hạn sử dụng, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về
quy trình sử dụng, phun thuốc, bảo quản thuốc, liều lượng sử dụng thuốc vượt quá mức
cho phép, không đảm bảo thời gian cách ly… Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm
độc thuốc BVTV trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, kỹ thuật
phun thuốc chưa đúng, thời gian phun thuốc quá lâu, dụng cụ như máy bơm thuốc chưa
đảm bảo chất lượng, vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với thuốc chưa tốt…
Các mức nhiễm độc còn tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể,
độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.
Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc biểu hiện như: kích thích hệ thần kinh phó giao
cảm: co đồng tử, tăng tiết dịch, tăng co bóp ruột, co thắt phế quản (tím tái, phù phổi, liệt
hô hấp, hạ huyết áp). Kích thích các hạch thần kinh thực vật, hệ thần kinh trung ương: co
giật mi mắt, rót lưỡi, co cứng toàn thân; rối loạn vận động; chóng mặt, run, khó nói…
Giai đoạn cuối là hôn mê, liệt hô hấp dẫn đến tử vong. Nhiễm độc thuốc có thể biểu hiện
ở nhiều mức độ khác nhau như giảm sức sức khỏe, gây rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh,
tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan từ mức độ
nhẹ đến nặng thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Việc nhiễm độc hợp chất BVTV qua đường
tiêu hóa có thể xảy ra ngẫu nhiên khi người nông dân ăn, uống hay hút thuốc khi đang
phun thuốc BVTV hoặc sau khi phun thuốc một thời gian ngắn mà không rửa tay. Nhiễm
độc hợp chất BVTV qua đường hô hấp dễ xảy ra khi phun thuốc không có mặt nạ bảo vệ.
Đồng thời, thuốc BVTV có thể hấp thụ qua da và quần áo ẩm ướt trong khi phun thuốc,
trộn các loại thuốc BVTV bằng tay không hay đi chân trần trên những cánh đồng khi
đang phun thuốc.
Trong quá trình phun thuốc, một lượng thuốc đi vào trong thân cây, dính bám trên
lá, quả. Đặc biệt với tình trạng lạm dụng thuốc của người dân đã làm cho hàm lượng
thuốc tồn dư trong các loại nông sản tăng lên. Tích luỹ trong lương thực, thực phẩm gây
ô nhiễm nông sản tác động xấu đến sức khoẻ con người và nhiều loài vật nuôi. Tích luỹ

trong đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường thuốc BVTV đi vào cơ thể động vật
thuỷ sinh, vào nông sản, thực phẩm, cuối cùng vào cơ thể con người. Người sử dụng khi


ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc, nhiễm độc nhẹ, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm đang là mối đe
dọa đối với sức khoẻ con người. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của
nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới.
I.4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật
Trong tự nhiên có rất nhiều loại dịch hại khác nhau, nên phải dùng nhiều loại
thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây nhiều khó khăn cho người sử dụng,
nhất là với những người nông dân khi họ chưa có hiểu biết nhiều về các vấn đề phòng trừ
dịch hại. Nhiều người dân lựa chọn mua thuốc có giá thành rẻ để phun, khi pha chế các
loại thuốc BVTV không tuân theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm, pha chế thuốc sai
cách, do theo thói quen, quan niệm phun thuốc với liều lượng và nồng độ cao sẽ giúp
ngăn ngừa dịch hại, sâu bệnh chết nhanh hơn và sản phẩm thu hoạch cao nên nhiều người
dân đã tự ý tăng liều lượng gấp 2- 3 lần so với hướng dẫn. Tuy nhiên, các dạng thuốc
BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần được giữ lại trong
đất, nước gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là ảnh hưởng đến những sinh vật, thiên
địch, côn trùng có ích. Một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại sinh vật
thường có năng suất sinh học cao và tương đối ổn định. Trong một hệ luôn luôn có những
quan hệ cạnh tranh, ký sinh, đối kháng có tác dụng kìm hãm sự phát triển quá mức, sự
bùng nổ số lượng về một loài. Do vậy, tránh được những dịch bệnh lan tràn trên diện
rộng. Hệ sinh thái luôn có mắc xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau để tạo ra mối cân
bằng. Nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV hiện nay đang là một vấn đề gây ra nhiều
tác động lớn tới môi trường và hệ sinh thái. Hậu quả của thuốc BVTV có thể tác động ở
những mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp đã gây ra vấn đề khó kiểm soát như: tăng
khả năng kháng thuốc của sâu bệnh, xuất hiện các loài dịch hại mới, bùng phát dịch hại
trên diện rộng...làm cho hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn, tác động
gây xáo trộn cân bằng hệ sinh thái, làm giảm số lượng thiên địch, sinh vật có ích, giảm

tính đa dạng sinh học trong quần thể.
I.4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường
Việc dùng thuốc BVTV liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc ở các loài sâu bệnh. Vì
thế mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế bệnh nhờn
thuốc, tăng khả năng diệt trừ người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng
thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt
khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường tăng lên.
Các thuốc BVTV khi phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần
được giữ lại trong đất, nước. Thuốc có thể khuyếch tán bằng nhiều con đường khác nhau.
Một số loại thuốc BVTV có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ
trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc
cho môi trường đất, nước, không khí. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể
theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Việc
tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn,


lạm dụng thuốc BVTV đã dẫn đến hậu quả làm suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt
bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng
cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng
gây ngộ độc cho động vật sống dưới nước. Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do bị
rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử dụng, do việc tiêu hủy, xử lý các thiết bị,
dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi; do sử dụng thuốc quá liều và phun thuốc trong
khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngay những khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh
hoạt, nơi đông dân cư. Việc tẩy rửa các dụng cụ hóa chất cũng làm ảnh hưởng môi trường
đất làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, hệ sinh thái mất cân bằng dinh dưỡng, hệ vi sinh
vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao.

2. Biện pháp ứng dụng chế phẩm sinh học cho việc phòng trừ sâu bệnh hại trong

sản xuất nông nghiệp
2.1. Khái niệm chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học (CPSH) là tập hợp các loài vi sinh vật gồm: Vi khuẩn quang
hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi
trường.
CPSH là những sản phẩm bao gồm hỗn hợp nhiều chủng vi sinh vật có ích nhằm
mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây trồng vật nuôi.
CPSH là những sản phẩm an toàn với môi trường, con người, vật nuôi, cây trồng
không gây hại và tác dụng phụ xấu khi sử dụng.
2.2.

Nguồn gốc của các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất nông nghiệp

Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm
chính:


Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.




Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân
hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.



Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.

 Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh:

Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất
trong lĩnh vực cây trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong danh mục
các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, từ năm 2000 chỉ có 2 sản phẩm trừ sâu sinh
học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có 57 sản phẩm các lọai, đến 6 tháng
đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy phép đăng ký. Nâng tổng số có 479 sản
phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có 300 lọai thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm
thuốc trừ bệnh. Các sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch
hại , góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn
gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

* Một số sản phẩm tiêu biểu:
Nguồn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa
vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. Loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc
này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để
lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán
ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả
năng sinh sản.
Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT ( Bacciluss Thuringiensis var. )
thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối
với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn
phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày.\
Nguồn gốc nấm: Hoạt chất Abamectin, Emamectin: được phân lập từ quá trình lên
men nấmSteptomyces avermitilis. Diệt trừ được các loại sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ,
sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đặc trị
các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà
chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải…
Nấm Trichoderma: vừa có tác dụng đề kháng một số nấm bệnh gây hại trên bộ rễ
cây trồng như: bệnh vàng lá chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do nấm Phytophthora



palmirova gây ra. Hay bệnh vàng héo rũ hay còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm
bệnh gây ra: Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii.
Nấm xanh, nấm trắng: Hai chế phẩm Metarhizium anisopliae và
Beauveriabassiana là sản phẩm của Đề tài do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực
hiện: Ometar – Metarhizium anisopliae (nấm xanh), Biovip = Beauveria bassiana (nấm
trắng).
Nguồn gốc virus: Tiêu biểu là nhóm sản phẩm chiết xuất từ virus
Nucleopolyhedrosisvirus (NPV). Đây là loại virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm
và tiêu diệt sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) rất hiệu quả trên một số cây trồng như
bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho…
Nguồn gốc tuyến trùng: Trong các giải pháp sinh học, tuyến trùng EPN (viết tắt
tên tiếng Anh Entomopathogenic nematodes của nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh
cho côn trùng) được coi là tác nhân có nhiều triển vọng bởi có khả năng diệt sâu nhanh,
phổ diệt sâu rộng, an toàn cho người, động vật và không gây khả năng “kháng thuốc” ở
sâu hại.
Với sự ra đời của nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới sẽ góp
phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản
phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho con người và không gây ô nhiễm môi trường.
2.3.

Những ưu điểm của việc sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm
canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều thuốc BVTV hóa học với mục đích đảm bảo
năng suất và sản lượng cây trồng. Chính vì vậy, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV ngày
càng gia tăng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến con người, sinh vật, môi
trường. Trước thực tế đó, thuốc trừ sâu sinh học (chế phẩm sinh học) được nghiên cứu và
xem là một giải pháp an toàn có thể thay thế và khắc phục các nhược điểm thuốc trừ sâu
hóa học. Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm được chiết xuất từ nấm, vi khuẩn,

virus có ích, các loại thuốc thảo mộc nên rất an toàn với cây trồng và người sử dụng.
Thuốc BVTV sinh học chính là lựa chọn được khuyến khích để giải quyết vấn đề sâu
bệnh, nấm bệnh. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu
và đưa ra kết luận rằng sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh
cao, ít độc hại với con người và môi trường.
 Vai trò của thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông nghiệp có các ưu điểm sau:



Tạo ra các sản phẩm sạch cho người dùng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.
Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.




Không gây tính kháng thuốc với sâu hại, không làm mất đi quần thể thiên địch có
ích trong tự nhiên. Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng…)
trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.



Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất,
thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.



Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng
nông sản phẩm.




Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề
kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại
thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.



Không cần phun nhiều lần mà vẫn duy trì được hiệu quả.



Kích thích tăng trưởng và tăng năng suất cây trồng nhờ các hoạt chất sinh học và
vi sinh vật hữu ích.



Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh
học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Với ưu điểm nổi bật nhất là ít độc với con người và các sinh vật có ích nên có thể
bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít
gây tình trạng bùng phát dịch côn trùng. Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu sinh học có tốc độ
phân hủy nhanh trong tự nhiên nên các thuốc trừ sâu sinh học ít để lại dư lượng độc trên
nông sản và có thời gian cách ly ngắn nên rất thích hợp sự dụng cho các nông sản yêu cầu
có độ sạch cao như các loại rau. Các yếu tố sinh học trừ sâu như các vi sinh vật và thực
vật thường có sẵn và rất phổ biến, vì vậy nguồn khai thác đảm bảo. Đồng thời với các chế
phẩm được sản xuất theo quy mô công nghiệp, hiện nay người ta vẫn có thể dùng các
phương pháp để tự sản xuất làm thuốc trừ sâu sinh học, chi phí thấp hơn so với thuốc trừ
sâu hóa học, do vậy sẽ tiết kiệm hơn cho người dân mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Với

những lợi ích mang lại, thuốc trừ sâu sinh học giúp người nông dân vẫn đảm bảo được
năng suất và chất lượng cây trồng mà lại bảo vệ được sức khỏe của bản thân, của người
tiêu dùng và bảo vệ môi trường xung quanh.
2.4.

Lợi ích của việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông nghiệp
đối với con người, sinh vật và môi trường

Thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp là một biện pháp có hiệu quả và kinh
tế trong việc phòng trừ dịch bệnh, tuy nhiên, sử dụng biện pháp này thường để lại dư
lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Nhất là những năm gần đây, tình
trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do việc sử dụng bừa bãi


thuốc BVTV giúp đảm bảo năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp, đó như
một lời cảnh báo đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Việc sử dụng các hóa chất bảo
vệ thực vật có nguồn gốc hóa học đã làm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí),
làm mất cân bằng sinh học. Do vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với
việc tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học trong canh tác cây trồng đang
là xu hướng chung của toàn cầu.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, có 344
sản phẩm được đăng ký vào danh mục các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học,
trong đó có 221 sản phẩm thuốc trừ sâu và 66 sản phẩm thuốc trừ sinh vật gây hại như
ốc, chuột, mối… Số lượng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học được đăng ký gia tăng
rất nhanh, năm 2000 chỉ có 2 sản phẩm, hiện nay đã gấp hơn 150 lần. Thuốc BVTV
sinh học đang là giải pháp thay thế hữu hiệu để phòng trừ các loại bệnh ở cây trồng và
được người dân tin dùng. Không chỉ vậy, người sử dụng còn có thể tự pha chế thuốc
trừ sâu sinh học bằng các loại thảo mộc rất thân thiện với cuộc sống hàng ngày để
phòng trừ một số loại sâu bệnh rất hiệu quả. Nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
được chiết xuất từ thảo mộc, vi sinh vật…nên số lượng sâu hại giảm đi đáng kể, chi phí

phun thuốc sâu bệnh giảm 40% - 50%.

Các loại chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất thân thiện với
môi trường cũng như người sử dụng. Có khả năng bảo vệ môi trường và bảo vệ phẩm
chất nông sản ở mức độ an toàn lâu dài nhất cho người sử dụng. Ngoài ra, CPSH còn
đóng vai trò như một chất cải tại đất, chất điều tiết sinh trường. Chúng hoạt động cung
cấp cho đất các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển, cải tạo môi trường đất, tăng độ phì
nhiêu của đất, mặt khác, giúp gảm thiểu các mầm mống gây bệnh có nguồn gốc từ đất,
đảm bảo cân bằng sinh học, giúp đất ngày càng màu mỡ. Với ưu điểm nổi bật nhất là ít
độc với con người và các sinh vật có ích nên có thể bảo vệ được sự cân bằng sinh học
trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát dịch
côn trùng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi, bên
cạnh đó, còn tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên
của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi
độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Hơn thế nữa sử
dụng thuốc trừ sâu sinh học không làm ô nhiễm môi trường, phù hợp đối với những
vùng trồng rau an toàn, là cơ sở tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu
dùng, bảo vệ và không gây độc hại tới sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là yếu tố góp
phần làm tăng giá trị các loài nông sản trên thị trường trong nước và phục vụ cho xuất
khẩu.
2.5 Một vài lưu ý khi sử dụng và bảo quản chế phẩm sinh học trong sản xuất nông
nghiệp
 Lưu ý khi sử dụng các loại CPSH


 Lựa chọn CPSH tại các cơ sở uy tín, sử dụng CPSH có nhãn mác, đảm bảo chất
lượng, không sử dụng thuốc đã hết thời gian sử dụng.
 Khi sử dụng CPSH người dùng đọc kỹ thành phần CPSH có chứa các vi khuẩn có
lợi hay không, cần xem kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng (in ngoài bao bì) để tùy
trường hợp cụ thể sử dụng đúng cách, đúng liều hiệu quả sử dụng cao.

 Trong quá trình sử dụng CPSH khi đã pha loãng thì chỉ được sử dụng trong ngày.
 Khi pha các loại CPSH không nên dùng nước trên đồng ruộng, nước ao hồ...mà
nên sử dụng nước giếng sạch để đảm bảo tính năng của thuốc không bị ảnh hưởng.
 Khi pha CPSH không dùng các loại đồ dùng kim loại, thủy tinh để pha; mà nên
dùng đồ nhựa.
 Lựa chọn thời gian phun phù hợp để phát huy hết tính năng của thuốc.
 Lưu ý khi bảo quản CPSH
 Bảo quản các loại CPSH ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
 Không bảo quản trong các loại chai lọ kim loại, thủy tinh không đảm bảo tính an
toàn.


Các loại CPSH nên sử dụng trong vòng 3 tháng đến 2 năm tùy thuộc từng loại.
II.

KẾT LUẬN

Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ
nhiều năm trước đây. Sử dụng thuốc BVTV đã có những đóng góp tích cực cho phát triển
sản xuất nông nghiệp, đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng
lạm dụng các loại thuốc BVTV hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đang ở mức báo
động cả về số lượng và chủng loại. Do đó, đã gây ra nhiều vấn đề không chỉ tác động trực
tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn tác động tới môi trường, gây biến đổi
trong các hệ sinh thái sinh thái, ảnh hưởng sức khỏe con người.
Vì vậy, để tiến tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe cho con người, thì yêu cầu cần đặt ra cho ngành trồng trọt là phải thực hiện
nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn sinh học, an toàn môi trường và an toàn thực
phẩm. Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải áp dụng các thành tựu của khoa học- công
nghệ vào nông nghiệp nhằm tìm ra giải pháp sinh học thay thế thuốc BVTV hóa học.
Việc nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh trong sản xuất nông nghiệp

đã mở ra một hướng đi mới. Với những ưu điểm nổi bật trong việc bảo vệ cây trồng, đem
lại hiệu quả tốt, mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh vật có ích và
môi trường xung quanh nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Chế phẩm sinh học đang
được xem là một giải pháp an toàn có thể thay thế và khắc phục các nhược điểm thuốc
BVTV hóa học. Với sự ra đời của nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới sẽ góp


phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản
phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho con người và không gây ô nhiễm môi trường. Giúp
hoạt động sản xuất nông nghiệp thân thiện hơn với môi trường, con người và sinh vật.



×