Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

công tác giải quyết án hành chính khởi kiện về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.74 KB, 24 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi
đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cũng như vận dụng những kiến thức lý
luận đã học vào thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết qua quá trình học tập tại nhà
trường, giúp tôi bớt phần bỡ ngỡ khi tiếp cận với những công việc thực tiễn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sấu sắc nhất tới quý cơ quan và các anh chị
nhân viên tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã rất
nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ hoàn thành xuất sắc khóa thật tập của mình.
Tôi xin xin kính chúc quý cơ quan ngày càng đạt nhiều thành tích và phát triểng
vững mạnh.
Sinh viên


A. LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Về hình thức:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Về nội dung:
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...


………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...

B. NỘI DUNG

1.1 Cơ cấu tổ chức TAND tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1.1 Quá trình xây dựng phát triển của ngành TAND tỉnh Thừa Thiên
Huế


Kể từ ngày đầu độc lập, trải qua các thời kỳ cách mạng, ngành TAND không
ngừng lớn mạnh về mọi mặt hoàn thành xuất sắc sư mệnh lịch sử và đang nổ lực
phấn đấu cho công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới
đối với nước ta- kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày từ những
ngày đầu giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã khẩn trương xây dựng
bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống Tòa án nhằm trấn áp các thành phần tử
phản cách mạng bảo vệ chính quyền nhân dân mới thành lập.
Cùng với sự trưởng thành và phát triển của hệ thống Tòa án nhân dân cả
nước, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
ban hành Sắc lệnh số 13/SL ngày 21/4/1946 với tên gọi là Tòa án quân sự Thuận

Hóa (Tòa án đệ nhị cấp Thừa Thiên). Dưới Tòa án đệ nhị cấp Thừa Thiên có 7 Tòa
án sơ cấp của các huyện Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú
Vang, Phú Lộc và thành phố Huế. Hoạt động được một thời gian ngắn thì cuộc
kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào cuối tháng 12/1946, Toà án đệ nhị cấp Thừa
Thiên phải dời lên chiến khu. Hoạt động ở vùng tạm chiếm rất khó khăn, gian khổ,
để tránh bị địch phát hiện, các Tòa án phải di động và đổi nơi làm việc. Mặc dù
phải đi ban đêm, luồn lách qua hệ thống đồn bốt dày đặc của địch, nhưng các cán
bộ Toà án vẫn dũng cảm vượt qua để mở những phiên toà điển hình ngay trong
vùng căn cứ du kích, nhằm trấn áp bọn gián điệp, bọn phản động, bọn địa chủ, phú
nông chống chính sách thuế nông nghiệp, những phần tử xấu phá rối trật tự, trị an
Với đại thắng mùa xuân lịch sử năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đát nước thống nhất, Tòa án nhân
dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, trấn áp kịp thời những hành
vi ơhas hoại an ninh và trật tự an toàn vùng mới giải phóng, trứng trị nghiêm khắc


đối với các tội phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của nhân dân, xâm phạm trật
tự an toàn xã hội.
Cùng với sự trưởng thành và phát triển của hệ thống TAND cả nước Thừa
Thiên Huế sau ngày tái lập(01/7/1989) đến nay đã có những bước phát triển vững
chắc. Hệ thống Tòa án nhân dân được thành lập đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
gồm Tòa án nhân dân tỉnh và 9 Tòa án nhân dân huyện, thị , xã và thành phố Huế.
Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
đã có nhiều chuyển biến tích cực đắc biệt từ tháng 3 năm 2010 toàn án nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong ba đơn vị được chọn làm Tòa án thí điểm về cải
cách hành chính tư pháp. Kết quả bước đầu thực hiện thí điểm cải cách hành chính
tư pháp tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm thay đổi về nhận thức của
cán bộ , công chức ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Việc tiếp cận Tòa
án được thuận tiện; Các quy trình thủ tục đã được rút ngắn; Cơ sở vật chất, trang

thiết bị được đầu tư nâng cấp, tiếp nhận các công nghệ hiện đại như hệ thống mạng
nội bộ, hệ thống ghi âm phiên tòa; Tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân,
chất lượng xét xử ngày càng nâng cao rõ rệt.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp ngày
càng phức tạp, ít nhiều ảnh hưởng tới địa bàn các huyện chung với các xã nói
riêng. Vì vậy vai trò của tòa án ở đây là rất quan trọng và được chú trọng. Để thực
hiện tốt vai trò của mình, TAND Thừa Thiên Huế luôn bám sát vào công tác tổ
chức hoạt động của TAND. TAND Thừa Thiên Huế đã không ngừng phát huy
trách nhiệm của mình, luôn hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, góp phần tích
cực vào công tác bảo vệ quyền công dân, quyền con người, xây dựng nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
1.1.2 Cơ câu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Theo quy định của luật tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại địa
phương. Tòa án nhân dân tỉnh gồm có: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm Phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.
Hiện TAND đã thành lập được 05 Tòa chuyên trách riêng biệt gồm tòa
Hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, toa lao động, tòa hành chính. Bộ máy giúp việc
gồm: Văn phòng, phòng giám đốc kiểm tra, phòng tổ chức cán bộ. Tòa có 01
Chánh án, 02 Phó Chánh án, 04 chánh tòa, 03 phó tòa chuyên trách, 02 Trường
Phòng, 01 Chánh văn phòng với 48 cán bộ, công chức; trong đó có 12 thẩm phán,
14 thư ký, 10 thẩm tra viên, 1 chuyên viên, 1 kỹ thuật viên và 10 cán bộ khác, trình
độ chuyên môn, 39 cử nhân, 1 thạc sỹ luật, còn lại là trung cấp và tốt nghiệp
PTTH, PTCS; trình độ chính trị; 8 cử nhân cao cấp và 9 trung cấp, về tin học 1 cử
nhân tin học, còn lại hầu hết là ký thuật viên và được đào tạo theo chương trình
112 của Chính phủ hoặc đào tạo tin học cơ sở cơ bản; trình độ ngoại ngữ: 3 cử
nhân, còn lại phần lớn đã đạt trình độ A,B,C
Tháng 3/2010 TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dư được Tòa án nhân dân

tối cao giao nhiệm vụ xây dựng Tòa án thi điểm, cái cách hành chính tư pháp.
Chính quyết định này đã dân đến sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức TAND tỉnh, đề
phù hợp với định hướng chung của TAND toàn ngành Tòa án. Từ ngày 15/5/2011
Chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định thành lập Tổ hành chính tư
pháp trực thuộc Văn phòng Tòa án tỉnh, do Chánh án trực tiếp quản lý. Tổ hành
chính tư pháp TAND rút toàn bộ hoạt động hành chính tư pháp các tòa chuyên
trách: Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính về một đầu mối, thực hiện
công tác tiếp dân hằng ngày, tham mưu cho lãnh đạo giải quyết và xử lỹ các đơn
kiện, công văn hằng ngày,; nhận và thụ lý hồ sơ vụ án, đề xuất lãnh đạo phân công
Thẩm phán giải quyết vụ án. Sauk hi triển khai thực hiện có hiệu quả, mô hình tổ


hành chính được triển khai đến tất cả các TAND cấp huyện. Từ khi thành lập Tổ
hành chính tư pháp luôn có cán bộ trực tiếp, tiếp nhận đơn, giải quyết hoặc hướng
dẫn ngay yêu cầu của người dân, không phải tốn thời gian, công sức đi lại. Khắc
phục được những hạn chế khi giao cho Tòa chuyên trách tiếp dân. Bên cạnh đó,
việc giao cho Tổ hành chính tư pháp xử lý đơn tham mưu cho Chánh án cũng khắc
phục được tình trạng thụ lý sai, thu lý khi chưa đủ điều kiện, thụ lý tràn lan như
trước đây, hạn chế được lượng án tồn đọng của Tòa án
Sau một thời gian thực hiện, mô hình toàn án “ một cửa” đã mang lại những
thay đổi tích cực trong Nội bộ Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện thí
điểm, đặc biệt là tăng cường khả năng tiến cận công lý cho nhân dân, nâng cao chất
lượng phục vụ nhân dân. Thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án cũng được cải
thiện theo hướng công khai, đơn giải thuận tiện cho người dân để dễ dàng thực
hiện quyền khởi kiện của họ trước Tòa. Cải cách thủ tục hành chính đã giúp chi phí
tuân thủ của ngành Tòa án với mưc chi phi tuân thủ cho người dân giảm đi một
nữa ở TAND tỉnh Thừa Thiên Huế là 62% và 50%


Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


- Chức năng nhiệm vụ
Tại khoản 1, Điều 18 Lụât tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 quy định:
Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có thẩm quyền:
1- Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
2- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng;
3- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
4- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.


Theo Điều 30 Lụât tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 quy định các Toà chuyên
trách TAND tỉnh Thừa Thiên Huế có cơ cấu và thẩm quyền:
1 - Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tỉnh có Chánh tòa, Phó Chánh tòa,
Thẩm phán, Thư ký Tòa án.
2 - Tòa hình sự, Tòa dân sự và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng.
3- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp
luật tố tụng;
c) Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật.
4- Tòa lao động Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những

nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Sơ thẩm những vụ án lao động theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
pháp luật tố tụng;
c) Giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.


2.1 Việc áp dụng pháp luật trong phạm vi đề tài. Ưu điểm và những
vướng mắc trong công tác giải quyết án hành chính khởi kiện về quyết định hành
chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội của cả
nước, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, xu hướng đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng:
cũng như những quy hoạch trong lĩnh vực quản lý đất đai ngày một tăng. Theo đó
là việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương phải ban hành các quyết định
trong lĩnh vực trên. Chính vì vậy, sự không đồng ý của người dân trước việc ban
hành các quyết định hành chính đã dẫn đến số lượng án hành chính, trong đó chiếm
số lượng lớn án hành chính khởi kiện về quyết định hành chính trong lĩnh vực đất
đai tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây tăng nhanh.

Trong quá trình thực tập tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã tham dự các
phiên tòa xét xử cũng như nghiên cứu các hồ sơ, bản án các vụ án hành chính đã
xét xử tại tòa hành chính. Số lượng án hành chính không nhiều, chủ yếu là các vụ
trong năm 2013, trước đó số lượng án hành chính mà tòa thú lý còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, các vụ án hành chính đều rất phức tạp, việc giải quyết các khiếu kiện về
các quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai liên quan tới nhiều cơ quan Nhà
nước khác nhau. Vì vậy, trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng các Thẩm phán
phải xem xét cụ thẻ nhiều tình tiết khác nhau để có thể có một bản án khách quan.


Phạm vi nghiên của vấn đề xét xử vụ án hành chính khởi kiện quyết định
hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là các quy định về


thời hiệu, đối tượng, thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính được quy định tại
Luật tố tụng hành chính năm 2010.

Các vụ án hành chính mà Tòa hành chính TAND tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý
chủ yếu là khiếu kiện các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Trong đó, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm nhiều vụ khởi kiện quyết
định hành chính của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong việc xét luôn có những
ưu điểm và những hạn chế. Việc xét xử vụ án hành chính khởi kiện về quyết định
hành chính và hành vi hành chính có những ưu điểm sau đây:

2.1.1 Ưu điểm
Thứ nhất, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết các vụ án theo
thủ tục theo quy định của pháp luật, đúng tinh thần Luật tố tụng hành chính và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2012 và
2013, tỷ lệ thụ lý và giải quyết án hành chính tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đạt
tỷ lệ tương đối cao. Cụ thể được thể hiện qua số liệu sau đây:

Riêng năm 2013, số lượng án hành chính thụ lý của TAND tỉnh Thừa Thiên
Huế thụ lý là 17 vụ thì số vụ án hành chính khởi kiện về quyết định hành chính
trong lĩnh vực quản lý đất đai lên tới 10 vụ, chiếm tỷ lệ 58,8% tổng số vụ án hành
chính tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ hai, Tòa án nhân dân tỉnh có nhiều vụ hành chính khởi kiện quyết định
hành chính và hành vi hành chính trọng lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai phức



tạo thụ lý theo tinh thần Nghị quyết 56/NQ-QH và Luật tố tụng hành chính mới
phần lớn là các khởi kiện yêu cầu hủy quyết định hành chính của Chủ tịch UBND
hai cấp, liên quan đến giải tòa, đền bù, giải phóng mặt bằng… Quy trình giải quyết
vụ án hành chính ngắn gọn hơn quy trình giải quyết vụ án dân sự. Thời gian thụ lý
và giải quyết vụ án hành chính là 60 ngày, nếu vụ án phức tạp thì thời hạn trên có
thể gia hạn thêm nhưng không quá 90 ngày.

Thứ ba, khi giải quyết vụ án hành chính khởi kiện về quyết định hành chính
trọng lĩnh vực quản lý đất đai thì chính từ tính phức tạp của các khiếu kiện nên Tòa
án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất thận trọng khi xem xét tính khách quan,
tính hợp pháp của các quyết định hành chính vị khiếu kiện, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của người khởi kiện, vừa đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ
quan Nhà nước. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện tốt vấn đề khi khởi kiện thì
công dân hoặc tổ chức gửi đơn đến Tòa án phải kèm theo quyết định hoặc công
văn trả lời của người bị kiện là căn cứ để thụ lý và giải quyết.

Thứ tư, quá trình tố tụng tại Tòa diễn ra theo đúng quy định của pháp luật,
không bỏ qua hay thêm bớt một giai đoạn tố tụng nào tại phiên tòa xét xử, có thái
độ công minh nhằm đảm bảo địa vị pháp lý bình đẳng giữa người khởi kiện và
người bị kiện, làm cho nhân dân ngày càng có lòng tin vào Tòa án trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đồng thời bảo vệ pháp chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thay đổi quan
điểm của người dân về khởi kiện hành chính tức là “ dân kiện quan”. Công tác này
của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm tốt, biểu hiện là số án hành chính của tòa
thụ lý ngày càng tăng lên. Năm 2013 thụ ly 17 vụ, trong khi đó năm 2010 chỉ thụ


lý 1 vụ. Điều này chứng minh người dân ngày càng càng có niềm tin vào công tác
xét xử của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ năm, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm tốt công tác phối với Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh ngay từ giai đoạn thụ lý. Giai đoạn thụ lý, Thư ký TAND
tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo với Viện kiểm sát tỉnh Thừa Thiên Huế về việc vụ
án đó đã được thụ lý. Giai đoạn xác minh, thu thập chứng cứ, Thẩm phán mời kiểm
sát viên được phân công vụ án tham gia giám sát, thu thập chứng cứ cần thiết. Giai
đoạn chuẩn bị xét xử, Thư ký chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu hồ sơ và thông
báo lịch xét xử.
Thứ sáu, trong quá trình tranh luận tai phiên tòa, mối quan hệ giữa công dân,
chủ thể của quan hệ pháp luật với tư cách là người khởi kiện; cơ quan nhà nước
hay người thi hành công vụ với tư cách là người bị kiện. Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa với tư cách là trung gian điều hành phiên tòa, tạo điều kiện thuận lợi cho các
bên tranh luận trong việc tìm ra sự thật khách quan nhất, giữa người khởi kiện và
người bị kiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trọng việc cung cấp chứng cứ, tranh
luận và chất vấn, nêu lên vấn đề, để hỏi bên kia. Người bị kiện là cơ quan Nhà
nước phải cử được người đại diện để trình bày trước Tòa căn cứ để ban hành quyết
định hay thực hiện hành vi hành chính đó. Đồng thời tại phiên tòa thì người bị kiện
phải trả lời những câu hỏi của Tòa cũng như đối đáp câu hỏi của người khởi kiện
và luật sư của họ. TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm được điều này, tạo ra sự
bình đẳng về quyền chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, cấp trên cấp dưới như
trong quan hệ quản lý hành chính Nhà nước.
Thứ bảy, án hành chính khởi kiện về quyết định hành chính trong lĩnh vực
quản lý đất đai mà TAND tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý rất phức tạp và nhạy cảm,
lien quan tới quyết định hành chính của chính quyền địa phương các cấp. Vì vậy,
trong quá trình giải quyết án hành chính thì TAND đã rất chú trọng hoạt động tổ


chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện nhằm tìm ra hướng giải quyết
thông nhất.
2.1.2 Hạn chế vướng mắc
Thứ nhất, các án hành chính mà TAND tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý có thể

nói là không nhiều nhưng các án hành chính đặc biệt là các vụ án hành chính khởi
kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là một trong những loại án phức
tạp hiện nay, vì có lien quan đến ché đố trách nhiệm của các cấp lãnh đạo các cấp
chính quyền, thủ trưởng các cơ quan đơn vị. Đối với người khởi kiện do sự thiếu
hiêu biết về pháp luật còn hạn chế, cũng như là chưa tìm hiểu kỹ rõ ràng nên khi
lập hồ sơ khởi kiện không đầy đủ buộc tòa phải trả lạ hồ sơ bổ sung lien tục nhiều
lần. Chưa kể những người có hiểu biết có điều kiện về kinh tế cũng như quan hệ có
thể thuê các trung tâm tư vân pháp lý, hoặc nhờ người am hiểu pháp luật như Luật
sư. Bên cạnh nhưng luật sư có tâm và có tầm thì cũng không ít người đặt nặng lời
ích đồng tiền nền về đẩy người dân đủ đường, để gây tốn kém về tiền bạc cũng như
thời gian công sức. Đối với bị đơn ( ở đây là cơ quan nhà nước), sự phối hợp trong
công việc cung cấp hồ sơ cìn rất là hời hợt, làm qua loa cho có, có nhiều nơi thể
hiện tinh thần trách nhiệm không cao, dẫn đến nhiều vụ án hành chính kéo dài quá
so với thơi gian quy định của pháp luật. Một số có quan Nhà nước không làm tốt
công tác quản lý hồ sơ nên khi có xảy ra một việc khiếu kiện hành chính thì phải đi
sao lục hồ sơ nhiều nơi để có thể trả lời.
Thứ hai, những vụ án hành chính bị bỏ quên không biết áp dụng như thế nào
cho đúng và phù hợp với pháp luật khi luật tố tụng hanhg chính ra đời, khi nào áp
dụng thì áp dụng Nghị đinh hướng dẫn, khi nào là áp dụng luật tố tụng hành
chính, chính vì thế đã kéo theo sô vụ án hành chính chưa được giải quyết một các
thỏa đáng, vần còn tình trạng án hành chính bị tồn động.


Thứ ba, do Toà án được tổ chức theo cấp hành chính nên trong nhiều trường
hợp nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án đã rất ít nhiều không được bảo đảm.
Trên thực tế, khi xét xử các vụ án hành chính khởi kiện quyết định hành chính
trong lĩnh vực quản lý đất đai lien quan trực tiếp tới các quyết định của UBND các
chấp nên đã để xảy hiện thượng một số vụ án xét xử bị ảnh hưởng của cấp ủy chính
quyền địa phương thậm chí có trường hợp can thiệp sâu lọt vào hoạt động xét xử
của Tòa án, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, vị thế của Tòa án bị xâm hại, lòng tinh

của nhân dân đối với nên công lý xã hội bị suy giảm. Có lẽ một trong những
nguyên là mức độ phụ thuộc vào chính quyền địa phương về quan hệ hành chính,
hộ trỡ cơ sở vật chất và do một số cấp ủy địa phương còn chưa nhận thức đúng đăn
về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Tòa án có tổ chức Đảng phụ thuộc mình. Đặc
biệt trong lĩnh vực xét xử các tranh chấp hành chính về đất đai, thẩm phán cấp tỉnh
xét xử hành vi không cho thuê đất của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh điều là có khả
năng dân đên thiếu khách quan.
Thứ tư, một số trường hợp Tòa án hành chính vẫn còn vi phạm quy định luật
tố tụng hành chính. Cụ thể, tại khoản 2, và khoản 3 điều 107 quy định: Trong thời
hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhân được đơn khởi kiện, Chánh án toàn án phân
công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ
ngày được phân công Thẩm phán xem xét để tiến hành thụ lý vụ án: chuyển đơn
khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn cho người khơi kiện…Song
thực thế, một số trường hợp do có quá nhiều tính tiết phức tạp nên tòa vị phạm tố
tụng “om” đơn khơi kiện hàng tháng đến hàng năm mới thự lý vụ án, hoặc trả lại
đơn
Thứ năm tỷ lệ các bản án bị hủy, bị sửa vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong công
tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính. Theo số liệu tổng hợp của TAND tối
cáo thì Tòa án nhân dân các cấp đã thu lý 6177 vụ tang 3854 vụ ( bằng 166%) so


với cùng ký năm trước; đã giai quyết, xét xử được 4742 vụ ( đạt 77%), tang 2952.
Trong đó giải quyết, xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm 3834 vụ theo thủ tục phúc
thẩm 878 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 30 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết
định bị hủy là 3,5% bị sửa là 3,1%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ bản án, quyết
định bị hủy, sủa do nguyên nhân chủ quan giảm 1,6% TAND tỉnh Thừa Thiên Huế
vẫn nằm trong tình trạng nói trên, bản án sơ thẩm của TAND tỉnh đã bị xử kháng
cáo lên tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng bị sửa hoàn toàn bản án vẫn còn.
Năm 2012, có 1 vụ án bị sửa hoàn toàn án sơ thẩm. Năm 2013 số lượng án bản án
sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã có hiệu lực đã có hiêu lực vẫn bị người dân kháng

cáo, khiếu nại chiếm tỷ lệ cao.
Thứ sáu các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án có hiệu lực thi hành
nhưng chưa được thi hành trên thực tiễn, các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa
chấp hành nghiêm túc, chưa có chế tài nghiêm minh và biện pháp cưỡng chế từ
phía Tòa án.
Thứ bảy một trong những vấn đề vướng mắc hiện nay trong giải quyết vụ án
hành chính đó là nhân thức về pháp luật của người dân còn hạn chế. Nhiều người
dân khởi kiện tại Tòa hành chính nhưng không xác định được đối tượng giải quyết
của Toàn hành chính là gì. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp khơi kiện tai tòa
nhưng tòa án giải quyết đình chỉ giải quyết vụ án vì đối tượng khởi kiện không
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Ví dụ như khởi kiện về công văn trong
lĩnh vực quản lý đất đai…
Ngoài ra, còn một số khó khăn trong giải quyết vụ án như thủ tục rườm ra ,
phức tạp, nhiều khâu nhiều cửa khiến nhân dân khó khắn trong việc tiếp cận pháp
luật, ngại làm việc với cơ quan bảo vệ pháp luật; các bản án của TAND cấp huyện
khi đưa ra phúc thẩm bị hủy bỏ rất nhiều vì thiếu tính chính xác của pháp luật…
Trên đây, là những hạn chế và thiếu sót trong giải quyết án hành chính tại TAND


tỉnh Thừa Thiên Huế, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử và niềm tin của nhân dân
vào hoạt động khởi kiện tại Tòa.
3.1 Những kinh nghiệm học được trong thời gian thực tập
Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, bản thân tôi đã được trang
bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm hành trang cho cuộc sống và công
việc sau này.Qua quá trình thực tập tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đây chính là
thời điểm để vận dụng khối kiến thức lý luận và thực tiễn. Điều này đóng vai trò vô
cùng quan trọng với bản thân tôi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Học đi đôi
với hành”, thời gian thực tập giúp tôi đối mặt với những công việc cụ thể.Nhờ
những kiến thức đã được học ở trường mà tôi đã bới phần lúng túng, ngỡ ngàng khi
làm việc tại đây và trau dồi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, giải đáp được những

thắc mắc về thực tiễn đối với nhiều vấn đề.Bản thân tối có thể vận dụng những
kiến thức ấy khi ra trường làm việc.
Thứ nhất, khi thực tập tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế thì tôi được tham gia
rất nhiều phiên tòa xét xử các vụ án khác nhau như dân sự, hình sự, kinh tế, lao
động, hành chính.Nhờ vậy, sinh viên có thể củng cố lại các kiến thức được học ở
trường ở các chuyên nghành luật dân sư, hình sự, hành chính nhà nước, kinh tế,
nắm bắt được quá trình tố tụng diễn ra như thế nào trong thực tiễn, những công
việc và giai đoạn gì được tiến hành trước khi đưa vụ án ra xét xử, hiểu được trình
tự tiến hành vụ án sơ thẩm và vụ án phúc thẩm có gì giống nhau và khác nhau. Quá
trình thực tập ở đây giúp tôi năm bắt và củng cố kiến thức đã học ở nhà trường một
cách tổng hợp và khái quát nhất.
Thứ hai, ở TAND tỉnh nơi thụ lý hồ sơ tiếp nhận hồ sơ vụ án quyết định có
đưa vụ án xét xử hay không. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh trong việc đều được
học trong luật tố tụng hình sự , tố tụng dân sự, tố tụng hành chính… Tại đây, tôi
được nghiên cứu hồ sơ các vụ án nắm bắt được rõ ràng hơn các giai đoạn tố tụng


được học trước đó.Đồng thời, biết được toàn bộ quy trình xử lý một vụ án, một vụ
việc để ra bản án, quyết định cuối cùng; nắm bắt được những cách nào để xử lý,
cách áp dụng pháp luật một cách chính xác, bộ phận tiếp dân còn thực hiện hoạt
động xét xử hướng dẫn tư vấn pháp luật cho người dân. Đây chính là nơi tối tiếp
cận được những kiến thức thực tiễn.Ở trương chỉ được học lý thuyết những kiến
thức trong quá trình tố tụng nhưng khi đi thực tập được đọc hồ sơ, nghiên cứu hồ
sơ và năm bắt rõ ràng hơn quá trình tố tụng diễn ra như thế nào. Bên cạnh thời gian
thực tập tại Tòa phòng chuyên trách, thì thời gian thực tập tại phòng tiếp dân cũng
đã giúp tôi giải đáp nhiều thắc mắc trong quá trình học tập tại trường về vấn đê
như tiếp nhận đơn, giải thích cho họ biết phải thực hiện các thủ tục tố tụng và phải
làm gì để đảm bào quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình, giải thích và
tuyên truyền pháp luật. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả lời đơn cũng đã được học trên
sách vở, nay được vận dụng vào thực tiễn. Từ đây, đúc kết những kinh nghiệm cần

thiết cho bản thân mình.
Thứ ba, quá trình thực tập giúp tôi áp dụng pháp luật vào thục tiễn. Áp dụng
những kiến tức đã học ở môn dân sự, hình sự, hành chính… để đọc nghiên cứu hồ
sơ, các bản án đã được xét xử, thụ lý tại tòa để xác định sự thật của vụ việc. Khi
tham gia phiên tòa xét xử, thì vận dụng những kiễn thức chuyên nghành đã học xác
định vấn đề, nắm bắt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách chính xác và đầy đủ,
hiểu được các căn cứ pháp luật mà Hội đồng xét xử đưa ra pháp luật áp dụng để
giải quyết vụ việc, trành chấp đang xét xử tại Tòa. Trong quá trình xem xét các bản
án đã được xét xử thì có thể nhân định được bản án đó đã áp dụng đúng, đầy đủ
pháp luật lien quan chưa. Điều này không chỉ giúp tôi học hỏi them nhiều kiến
thức mới mà còn giúp củng cố những kiến thức đã được học ở trường, ngày càng
nâng cao vốn hiểu biết của bản thân.


Thứ tư, khi thực tập thì tôi được tiếp cận với những công việc thực tế của
một người thư ký Tòa án như ghi bút lục, soạn thảo các quyết định, thông kê hồ sơ,
tài liệu mà Tòa án cáp dưới gửi lên… Đây là những công việc thực tiễn đầu tiên
mà tôi được tiếp cận và học tập nên có rất nhiều hứng thú khi thực hiện chúng.
Việc ghi bút lục, kiểm tra, thông kê giúp nắm bắt được các tài liệu có trong hồ sơ
một vụ án, hiểu được ý nghĩ của công việc này trong quá trình lưu trữ, tìm kiếm tài
liệu khi cần thiết. Khi được giao soạn thảo bản án thì bản thân tôi đực rèn luyện về
những kiến thức về hình thức về nội dụng, cũng như cấu trúc của các văn bản nói
trên. Ban đầu tiếp cận với những công việc thực tiễn này thì bản thân tôi vẫn còn
rất bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nhờ sự chỉ bảo nhiêt tình của các anh chị thư ký tại
Tòa đã giúp tôi làm quen nhanh chóng với nhiều công việc thực tiễn.
Thứ năm qua quá trình thực tập tại Tòa tôi đã hiểu biết về cơ cấu tổ chức của
Tòa, so sánh đối chiếu với kiến thức đã được học trong luật tổ chức Toà án 2002,
và sắp tới đây là luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 sắp có hiệu lực, luật tố tụng
hành chính, Hiến pháp… tôi đã nắm bắt được sơ đồ Tòa án tỉnh, chức năng nhiệm
vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, nắm bắt được bộ máy làm việc như

thế nào trong hoạt động của Tòa án. Đồng thời hiểu rõ hơn nhiệm vụ xét xử, thẩm
quyền của Tòa chuyên trách; nắm bắt được bên cạnh những bộ máy làm việc như
trong quy định của luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì TAND tỉnh Thừa
Thiên Huế vẫn mang những nét đặc thù riêng của mình khi được lựa chọn xây
dựng mô cải cách tư pháp thì điểm. Vì vậy, trong tổ chức TAND tỉnh Thừa Thiên
Huế có thêm Tổ hành chính tư pháp, đây chính bộ phận tiếp dân, đây thể chính
sách một cửa nơi nhận và giải quyết các thủ tục hành chính diễn ra tại Tòa, giảm áp
lực cho các Tòa chuyên trách.
Thứ sáu, phương thức làm việc nghiêm túc, đúng tính chất nghiêm minh của
pháp luật trong phong thái làm việc của các cô chú, các anh chị tại Tòa án, cũng


như những vấn đề nội quy, giờ giấc, trang phục đã giúp tôi rèn luyện tác phong
nghiêm túc, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của một cán bộ công chức đi làm trên
thực tế. Qua thời gian thực tập tài TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy không phải là
quá dài nhưng tôi học hỏi rất nhiều điều ý nghĩa. Một mặt giúp tôi cũng cố về mặt
kiến thức được học ở nhà trường. Bên cạnh đó tôi đã tiếp cận được những công
việc thực tiễn tại Tòa án đồng thời học hỏi và rèn luyện tư cách, tác phong cho bản
thân mình ngày càng tốt hơn.
4.1 Những kiến nghị qua quá trình thực tập
Qua quá trình thực tập tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, tối có những kiến
nghị cụ thể sau đây cho việc cải cách hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Tòa án đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, của cơ quan,
tổ chức và của Nhà nước khi tham gia hoạt động xét xử tại Tòa án.
4.1.1 Kiến nghị chung đối với ngành Tòa án
a)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động TAND, nhằm


hạn chế tình trạng các văn bản pháp luật hiện nay còn nhiều chồng chéo, ảnh
hưởng tới hoạt động xét xử của Tòa án, cần sửa đổi. Luật TAND cần theo hướng
đặt tên từng điều tránh tình trạng thiếu khoa học về mặt kỷ thuật lập pháp cũng
như nhiều văn bản pháp luật khác khi mà tất cả điều không có tên gọi. Việc quy
địn chế độ Thẩm phán, chế độ Hội thẩm được quy định trong luật Tổ chức Tòa án
nhưng địa vị pháp lý của thẩm phán, hội thẩm cũng như tòa án quan sự lại được
điều chỉnh bằng pháp lệnh.
b)

Cần nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền. Tăng

cường tổ chức đào tạo, đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức,
đảm bảo cho họ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Duy trình và tăng


cường công tác tập huấn về chyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán. Thư ký và Hội
thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân hai cấp
c)

Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý kinh phí chi thường xuyên của các

TAND cấp huyện theo phân cấp của Chánh án TAND tối cao, đảm bảo đủ yếu tố
vật chất để tiến hành các hoạt động tố tụng của cơ quan, đơn vị mình.
d)

Tổ chức hoạt động xét xử tại Tòa án một cách khoa học, kịp thời, đẩy

nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, phấn đấu
vượt chỉ tiêu công tác do nghành Tòa án đề ra. Giải quyết án trong hạn luật định,
không để án tồn đọng; hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy

hoặc sửa nặng. Tập trung giải quyết nhanh càng giải quyết dứt điểm các vụ án hình
sự và tranh chấp dân sự nổi cộm đang gây bức xúc hiện nay. Tăng cường xét xử
lưu động để phát huy tác dụng phiên tòa và tuyên truyền giáo dục trong nhân dân.
e)

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu

thập cứng cứ, tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết các vụ án một cách chính xác
theo quy định của pháp luật.
g)

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa, trong tất cả các loại tranh

tụng Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Tòa án thực hiện chức năng
như một trọng tài có địa vị độc lập với các bên phân biệt để phân xử một các khách
quan, theo pháp luật. Trong tố tụng hình sự, chức năng xét xử của Tòa án độc lập
với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa, trong tố tụng dân sư, kinh tế, lao
động, Tòa án là người đứng ra phân xử giữa hai bên và bên bị kiện để đề ra phán
quyết về vụ việc, vụ án.
h)

Vấn đề công khai hóa bản án. Việc công khai hóa bản án của Tòa án,

góp phần nâng cao chất lượng xét xử. Các bản án được công khai làm cho dư luận
xã hội có đủ thông tin cần thiết để đánh giá sự công minh, tính chính xác và công


lý được đảm bảo như thế nào trong các phán quyết của Tòa án.Năng lực thẩm phán
cao hay thấp, giỏi hay yêu kém sẽ do dư luận xã hội đánh giá.
i)


Cần thay đổi thành phần hội động xét xử: Theo quy định của pháp

luật tố tụng, thành phần xét xử sơ thẩm một vụ án gồm một Thẩm phán và hai Hội
thẩm, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật hội đồng xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Qua thực tiễn cho thấy các
quy định của pháp luât như tên hoàn toàn không hợp lý. Bởi số lượng các Thẩm
phán có trình độ chuyên môn lại ít hơn số lượng Hội thẩm với các hoạt động xét xử
chỉ mang tính kiêm nhiệm, đa số có trình độ pháy không cao
k)

Thành lập Tòa Hôn nhân gia đình và tòa vị thành niên để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em tuổi vị thành niên phạm tội. Đây là
nhũng đối tượng yếu thế trong xã hội nên việc thành lập Tòa chuyên trách này vô
cùng cần thiết.
4.1.2 Kiến nghị cụ thể đối với Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
a)

Giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, không rườm rà, phức

tạp, nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Giảm thiểu mất thấp nhất các khâu khi thụ lý đơn,
quy trình trình thủ tục của Toàn án đối với đơn từ của nhân. Tăng cường công tác
tiếp dân của cán bộ Tòa án, những người có kiến thức pháp luật để giải thích pháp
luật, phục vụ nhân dân. Đây chính là hoạt động tạo niềm tin ở nhân dân vào ngành
Tòa án, khiến nhân dân không còn cảm giác lo sợ về trình tự, thủ tục khi đến với
Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
b)

Trong giải quyết vụ án hành chính nên tăng cường hoạt động của đối


giữa người khởi kiện và người bị kiện; giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình
thì tăng cường khâu hòa giải, thỏa thuận giữa các bên đương sự. Đây là khâu vô


cùng quan trọng bởi vì tạo điều kiện các bên thương lương vấn đề, giảm thiểu bớt
những tranh chấp tại Tòa.
c)

Thúc đẩy hoạt động tranh trụng tại tòa, thay vì xét xử hỏi như các toàn

vấn áp dụng muốn thực hiện được điều này Tòa chỉ đóng vai trò trung gian, tạo
điều kiện cho các bên tranh luận, đảm bảo cho sự bình đẳng giữa người khởi kiện
và người bị kiện trong quá trình tố tụng vụ án hành chính trong việc đưa ra chứng
cứ lập luận, tài liệu để chứng minh. Đây chính là căn cứ quan trọng trong việc tìm
ra sự thật của vụ án.
d)

Nâng cao trách nhiệm Thẩm phán đồng thời cải tạo bộ máy cán bộ

công chức trình độ và nhạy bén với công việc, giải quyết công việc một cách nhanh
chóng và hiệu quả, phấn đấu không để xảy ra hiện tượng giải quyết công việc trì
trệ, không để xảy ra hiện tượng sửa án, hủy án xảy ra. Tổ chức các buổi tập huấn
nhằm nâng cao chất lượng Thẩm phán, phấn đấu để nhiều Thư ký đang làm việc tại
TAND tỉnh Thừa Thiên Huế được đưa đi đào tạo nghiệp vụ Thẩm phán. Đồng
thời, tăng cường tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Mính, đường lối cách mạng Đảng
nhằm rèn luyền, bồi dưỡng đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức nghành TAND
tỉnh Thừa Thiên Huế.
e)


Tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, hoặc tuyên

truyền ý thức pháp luật, tăng cường tổ chức các buổi xét xử lưu động đến các cộng
đồng dân cư nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân, giúp người dân
hiểu rõ tính nghiêm minh của pháp nói chung và nghành Tòa án nói riêng. Điều
này giúp Tòa giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
f)

Tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, chuẩn bị các điều kiện

để nâng cao trình độ đội ngũ Thẩm phán và công chức cấp huyện Việc tăng thẩm
quyền cho Tòa án cấp huyện giúp giảm áp lực cho TAND cấp tỉnh trong việc xét
xử nhiều vụ án sơ thẩm hiện nay.


g)

Chuẩn bị các điều kiện và tiền để thành lập Tòa hôn nhân gia đình và

tòa vị thanh niên nhăm góp phần vệ tốt hơn quyền của phụ nữ và trẻ vị thành niên,
cũng như giảm áp lực cho tòa hình sự và tòa dân sự
h)

Cần nhân rộng mô hình tổ hành chính tư pháp tại TAND các chuyện

thay vì hiện nay chỉ áp dụng tại TAND tỉnh, thu các hoạt động hành chính như
nhận đơn, xử lý đơn, thông báo thụ lý về một mối nhắm giảm nhiều kinh phí cho
nhân dân khi đến Tòa án, làm cho các hoạt động hành chính tại Tòa được diễn ra
thống nhất.



C. TẬP HỢP BẢN ÁN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH KHỞI KIỆN
QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1

Bản án số 11/2013/HC-ST ngày 12/11/2013

2

Bản án số 06/2014/HC-PT ngày 25/3/2014

3

Bản án số 08/2014/HC-PT ngày 28/3/2014

4

Bản án số 09/2014/HC-PT ngày 12/5/2014

5

Bản án số 02/2014/HC-ST ngày 16/5/2014

6

Bản án số 10/2014/HC-PT ngày 10/9/2014

7


Bản án số 01/2015/HC-PT ngày 17/3/2015

8

Quyết định số 12/2013/QĐST-HC ngày 19/12/2013

9

Quyết định số 05/2014/QĐST-HC ngày 26/9/2014

10

Quyết định số 05/2014/QĐST-HC ngày 28/11/2014



×