Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

nghiên cứu khoa học về đời sống gia đình có nữ đơn thân là chủ hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.04 KB, 119 trang )

1

1
1


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
PHÂN HIỆU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

ĐỜI SỐNG CỦA GIA ĐÌNH CÓ NƯ
ĐƠN THÂN LÀ CHỦ HỘ
GVHD

: PGS TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN

SVTH

: PHẠM VÕ XUÂN DIỆU
TRẦN KHẢI HOÀN

MSSV : 11090005 - 12090004
LỚP

: 14XH01 – 15XH01


THÁNG 8 NĂM 2014

2
2


3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

3
3



4

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu cảm ơn trường Đại Học Bình Dương đã tạo điều kiện
và cơ hội để nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Cám ơn Phòng
nghiên cứu khoa học trường Đại Học Bình Dương cùng các quý thầy cô các phòng
ban đã giúp đỡ trong thời gian qua.
Cảm ơn Ban quản lý dự án “ Dự án Thủy Lợi Phước Hòa” đã cho nhóm có cơ hội
tham gia nghiên cứu, quan sát thực tế và học hỏi kinh nghiệm.
Cám ơn các cơ quan tại địa bàn nghiên cứu huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã hô
trợ cho nhóm nghiên cứu. Đồng thời cảm ơn bà con, cô bác tại huyện Đức Hòa đã
cung cấp thông tin cho đề tài nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Xã hội học. Cảm ơn cô
Nguyễn Thị Lệ Thủy _ trợ lý khoa Xã hội học (tại thời điểm nghiên cứu) đã hết
lòng chỉ bảo, điều phối cho nhóm. Đặc biệt, cảm ơn cô Trần Thị Kim Xuyến đã tận
tâm hướng dẫn, góp ý trong suốt quá trình tham gia và hoàn thành đề tài.
Trân trọng!

4
4


5

Contents

MỤC LỤC

5
5



6

PHẦN 1: DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài:

Mặc dù đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế – xã hội, ở Việt Nam vẫn
còn một bộ phận những hộ nghèo. Đã có nhiều các chính sách kinh tế, chính sách
xã hội, các cuộc nghiên cứu khoa học đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa giàu
và nghèo. Cũng vì lý do đó mà con người môi ngày nổ lực học tập và làm việc để
cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách thì vẫn có những yếu
tố, điều kiện làm họ không thể vượt qua nghèo khó. Họ bắt đầu nghiên cứu, tìm tòi
sáng tạo, cố gắng lý giải và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển. Nghèo
là chủ đề quen thuộc của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành nghiên cứu như kinh
tế học, xã hội học,… Khi nghiên cứu về hộ nghèo, các cuộc nghiên cứu thường tập
trung phản ánh tình hình chung về nghèo của địa phương mà chưa quan tâm tới
đặc thù các trường hợp hộ có chủ hộ là nữ đơn thân. Những nữ chủ hộ này có điều
kiện kinh tế khó khăn, lực lượng lao động và trình độ chuyên môn phục vụ cho lao
động có nhiều hạn chế, phải thay nam giới làm trụ cột gia đình, phải thích nghi trở
thành lao động chính, phải gánh vác, chóng chọi, giải quyết những khó khăn, chịu
nhiều áp lực nhưng chưa được quan tâm chăm sóc, hô trợ đúng mực. Không chỉ có
áp lực trong công việc, nữ chủ hộ còn phải chịu áp lực từ các định kiến xã hội,
những quan niệm “không thành văn”, khiến họ bị hạn chế cơ hội trong lao động
sản xuất, hoạt động xã hội. Có nhiều sự khác biệt trong đời sống gia đình có nam
hoặc nữ làm chủ hộ, sự khác biệt đó chưa được quan tâm sâu sắc, nghiên cứu sâu
sắc nhằm đưa ra những biện pháp và áp dụng đúng trong từng hoàn cảnh gia đình
cụ thể. Các hoạt động sinh kế, các kế hoạch trong lao động sản xuất, nhu cầu, chăm

sóc gia đình con cái, đều do chủ hộ chi phối, điều tiết. Mức sống dân cư hay các
báo cáo hàng năm không trình bày rõ các nhóm nghèo đặc thù, có thể nhận thấy
các nghiên cứu của phi chính phủ có một số cái chỉ ra được như “dự án Thủy Lợi
Phước Hòa” và bản thân nhóm nghiên cứu cũng có tham gia vào đề tài. Nhìn thấy
được thực trạng nên mong muốn có một cuộc nghiên cứu khác về đời sống của
6
6


7

những gia đình có đặc thù riêng. Nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động sống, các
điều kiện sống, các hoạt động sinh kế, hoạt động sinh hoạt trong gia đình,…Vì vậy
đó là lý do nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Đời sống của gia đình có nữ đơn thân là
chủ hộ”.
2.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là đời sống của gia đình có nữ đơn thân là chủ
hộ
3.

Khách thể nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu là gia đình có phụ nữ đơn thân là chủ hộ
4.
-

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Thời gian: 6 tháng
Nội dung: nghiên cứu tập trung vào hoạt động sinh kế của gia đình có nữ
đơn thân là chủ hộ trong các lĩnh vực lao động sản xuất, thu chi, sức khỏe,

5.
-

-

6.

7.
-

giáo dục.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: tìm hiểu sâu hơn về đời sống của nữ đơn thân là chủ hộ gia
đình.
Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu điều kiện sống, cách thức sinh sống, thuận lợi, khó khăn trong
đời sống của các nữ chủ hộ.
• Nhu cầu sinh kế của họ
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu sẵn có liên quan tới đề tài.
- Làm rõ vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu.
- Nêu lên được tình trạng gia đình của nữ chủ hộ trong lao động sản
xuất, sinh hoạt hàng ngày,…
- Tiến hành đi phỏng vấn sâu
- Hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

- Đưa ra được giải pháp, kiến nghị để giúp đỡ nữ chủ hộ.
Ý nghĩa:
Về mặt lý luận: đề tài áp dụng những lý thuyết của xã hội học, đòi hỏi tư duy
và lập luận chặt chẽ. Góp phần mở rộng lý thuyết và là tài liệu tham khảo
cho sinh viên hoặc những người quan tâm tới vấn đề nghiên cứu.
7
7


8
-

Về mặt thực tiễn: là nguồn tham khảo cho ban quản lý, các cá nhân có trách
nhiệm chăm lo đời sống nữ chủ hộ đơn thân. Góp phần cải thiện đời sống

8.
-

cho họ.
Khó khăn và thuận lợi:
Khó khăn:
Quá trình xử lý dữ liệu gặp trở ngại do các môn học chưa hoàn thành kịp
thời gian. Nhóm nghiên cứu chưa đủ kinh nghiệm để xử lý triệt để các dữ

-

liệu.
Thuận lợi:
Được sự góp ý của các thầy cô trong khoa Xã hội học, được sự cho phép của
trường cũng như sự hô trợ hết mình của các thầy cô phòng Nghiên cứu khoa

học.
Được sử dụng một phần dữ liệu của dự án “Thủy lợi Phước Hòa”, bản thân
nhóm cùng tham gia thực hiện, đã tiếp xúc thực tế, trực tiếp và quan sát
được đời sống của nữ chủ hộ.

8
8


9

PHẦN 2: NỘI DUNG
1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Đời sống là một đề tài được nhiều nghiên cứu khoa học chọn lựa, đời sống của
người dân nghèo càng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Đối với
chủ đề đời sống của nữ chủ hộ cũng đã có nhiều nghiên cứu trước đó như “ Vị
thế của phụ nữ trong một số vấn đề của gia đình” (tạp chí khoa học số 4 năm
2002 trong tạp chí Xã hội học) của Nguyễn Linh Khiếu, “Phân tích vai trò giới
và ảnh hưởng của nó tới sự ra quyết định” của Trương Phúc Hưng (trong tạp
chí xã hội học). Trong đó tác giả chỉ ra mối liên kết của sự đóng góp và quyền
quyết định trong sản xuất kinh doanh của người phụ nữ. Người phụ nữ có vai
trò làm chính trong sản xuất kinh doanh nhưng người chồng vẫn là người quyết
định chính những công việc này. Quyền quyết định của người phụ nữ càng
giảm từ thành phố xuống đồng bằng và đến các tỉnh trung du miền núi. Đối với
quyền quyết định các khoản chi tiêu quan trọng trong gia đình thì tác giả đã tìm
thấy sự ngang bằng của cả vợ và chồng, nghĩa là cả hai cùng quyết định chiếm
tỉ lệ cao nhất trong mua sắm nhà cửa, xây sửa nhà cửa, đóng tiền học cho con,

hiếu hỷ tiệc tùng,…Tác giả còn đề cập tới quyền quyết định số con của vợ và
chồng, theo khảo sát thì cao nhất thuộc về hai vợ chồng. Trình độ học vấn đóng
vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới việc quyết định số con. Đề tài ngắn gọn
và giúp ta hình dung phần nào mối liên hệ và quyền lực của vợ chồng trong gia
đình, nhưng nó vẫn còn trong phạm vi mag nhiều nhà nghiên cứu chọn, chưa có
sự mới mẻ.
Hay “Ảnh hưởng của học vấn đến sự tham gia và quyền quyết định của phụ nữ
nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong thiết chế gia đình” của Trần Thị Kim (tạp chí
khoa học trong tạp chí xã hội học số 1, 2003). Bài nghiên cứu chỉ yếu tố học
vấn có những ảnh hưởng lớn trong việc ra quyết định của phụ nữ, chỉ ra một số
yếu tố khác của thiết chế xã hội đã gây những ảnh hưởng nhất định. Trong đó,
bài viết có đề cập tới các dạng hoạt động sinh kế của phụ nữ và những kết quả
9
9


10

đạt được từ quyết định của họ. Bài viết chưa có sự nghiên cứu sâu các yếu tố
ảnh hưởng khác, chưa chỉ rõ các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống được
quyết định đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?, chỉ tập trung nói về yếu tố
học vấn trong khi vẫn có nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng lớn trong đời sống gia
đình cần được quan tâm và nghiên cứu.
Có những nghiên cứu khác như “Phân công lao động nội trợ trong gia đình”
(tạp chí khoa học số 4 năm 2000 trong tạp chí xã hội học) của Vũ Tuấn Huy và
Deborah S.Carr. Tác giả đã có những nghiên cứu sâu hơn về sự phân công
“ngầm” về vai trò của vợ và chồng trong gia đình, người vợ luôn nắm giữ các
công việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ và những công việc trong nhà. Trong kết
luận tác giả chỉ ra sự khác biệt của phụ nữ Việt Nam so với nước khác, dù
người phụ nữ đã có những thay đổi theo xu hướng hiện đại, cũng ra ngoài làm

kinh tế, kiếm tiền nhưng vẫn không san sẻ bớt công việc gia đình. Ngược lại,
học gánh thêm khối việc và mong chờ sự phân công lao động lại từ người
chồng.
Hay “Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều” là
luận án tiến sĩ của Lê Thị Kim Lan (tạp chí khoa học Xã hội học). Tương tự
như hai nghiên cứu trên, tác giả đã chỉ ra sự nổi bật của vai trò người phụ nữ
trong gia đình, cũng phát hiện những vấn đề về sự đóng góp và quyền quyết
định của người vợ so với người chồng có sự khác biệt. Nhưng điểm khác biệt là
địa bàn nghiên cứu của tác giả thuộc về nơi ở của nhóm dân tộc ít người.
Trong “Bản tin lãnh đạo/phần 2” của trang tin Xúc tiến thương mại, Bộ NN VA
PTNT SỐ 04-2012 có đè cập tới nôi khó khăn của người phụ nữ đúng ra làm trụ
cột, phải chịu nhiều thiệt thòi và áp lực từ gia đình, lao động sản xuất. Nhưng là
một dạng báo cáo nên chưa chi tiết và sâu hơn.
Tất cả các bài viết trên đều có điểm chung là trình bày những áp lực và định
kiến xã hội lên những người phụ nữ đóng vai trò trụ cột trong gia đình, dù họ
còn chồng hay đơn thân đều có những khắc khe của xã hội tác động. Khi chính
10
10


11

bản thân đang còn phải chịu đựng những khó khăn trong sinh kế, lao động sản
xuất để nuôi gia đình, họ còn chịu sự dèm pha từ chính người chồng và người
thân trong gia đình. Chịu những định khuôn, định kiến xã hội áp đặt, khiến họ
mất đi nhiều cơ hội và gánh chịu những rủi ro trong hôn nhân, như phải đối mặt
với sự rạn nứt mối quan hệ vợ chồng, thậm chí là ly hôn.
2.
-


Cách tiếp cận:
Cách tiếp cận lối sống là cách tiếp cận chủ yếu, dựa và các đặc điểm của văn

-

hóa nông nghiệp, cách làm việc và sinh hoạt truyền thống của nông hộ.
Cách tiếp cận lối sống giúp nhóm nghiên cứu dễ hình dung và mô tả đối
tượng nghiên cứu, tiếp cận nhanh chóng và quan sát tỉ mỉ hơn. Bởi thông
qua cách sống, con người dễ dàng bộc lộ bản thân về quan niệm sống, quan
niệm trong lao động sản xuất, quản lý gia đình, nuôi dạy con cái. Ngoài ra,
họ còn thể hiện hoàn cảnh hiện đang sinh sống, những thuận lợi khó khăn họ

3.
-

trải qua và rút làm kinh nghiệm trong sinh hoạt gia đình, trong làm việc.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu sẵn có thông qua tư liệu ở

-

địa phương, trên sách, trong các tạp chí khoa học, của tổng cục thống kê,…
Phân tích thông tin từ biên bản phỏng vấn sâu (sáu cuộc phỏng vấn sâu của

-

nữ chủ hộ)
Sử dụng công cụ bảng hỏi bổ sung (dữ liệu của “dự án Thủy lợi Phước

-


Hòa”) gồm 480 bảng hỏi.
Sử dụng phương pháp quan sát: thông qua những ghi chép, quan sát được
trong quá trình tham gia “dự án Thủy lợi Phước Hòa”, huyện Đức Hòa, tỉnh

4.

Long An.
Chọn mẫu phỏng vấn sâu: trong đề tài sử dụng mẫu chỉ tiêu.
Lý thuyết áp dụng:



Lý thuyết sinh kế:

Thuyết sinh kế: được đề cập đến trong các tác phẩm nghiên cứu của R. Champer
những năm 1980, sau đó được đề cập nhiều hơn bởi F. Ellis, Barrett và Reardon,
Morion, Dorward…Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về sinh kế. Sinh kế bao hàm
nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của môi cá nhân hay hộ gia đình.
11
11


12

Có thể nói các hoạt động sinh kế là do các thành viên trong gia đình hay chính
nông hộ tự quyết định.
Theo F. Ellis thì sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất,
con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp
cận đến các tài sản và hoạt động đó. Các nông hộ tự nhận thấy tiềm lực tài chính

và các nguồn lực mình ( bao gồm đất đai, mối quan hệ họ hàng bạn bè, kinh
nghiệm, nhân lực…) có để tìm phương thức sinh kế phù hợp, nuôi sống bản thân
và gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Dựa vào hoàn cảnh thực tế, lý thuyết sinh kế có đủ khả năng chỉ ra các nguồn lực
và điều kiện của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là các hộ gia đình có nữ đơn thân là
chủ hộ. Các đặc điểm về nguồn lực và vốn của họ sẽ được mô tả và làm rõ như là
một nét riêng biệt nổi trội. Khung sinh kế bền vững là một cách phân tích toàn diện
về phát triển và giảm nghèo. Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu được việc con
người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo, hay tránh bị rơi
vào đói nghèo như thế nào, vì nó không chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu
nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các
nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành
sinh kế. Khi được điều chỉnh và ứng dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với các
bối cảnh văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và tộc người của môi nghiên cứu cụ thể,
khung phân tích này sẽ là một cách tiếp cận hữu ích và lý thú cho các nghiên cứu
và can thiệp chính sách trong lĩnh vực phát triển và giảm nghèo
5.
6.
-

Câu hỏi nghiên cứu:
Bối cảnh kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu là như thế nào?
Các nguồn vốn sinh kế của nữ chủ hộ
Các chính sách ở địa phương hô trợ được thực hiện như thế nào?
Nội dung nghiên cứu:
Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về nghèo
Bối cảnh sống của các hộ phụ nữ đơn thân về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội,…trên địa bàn nghiên cứu.

12

12


13
-

Cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống, cách sử dụng các nguồn vốn
của chiến lược sinh kế trong đời sống.

-

Tình trạng sức khỏe, giáo dục trong gia đình .

13
13


14

7.

Sơ đồ khung phân tích

Bối cảnh kinh tế xã hội
Đời sống

Tự nhiên

(các lĩnh vực)
Xã hội


Vốn sinh
kế

Tài chính

Chiến lược sinh kế
của nữ chủ hộ

Phương
tiện vật
chất

Lao động sản xuất
Thu nhập
Chi tiêu

Con người

Sức khỏe
Vay nợ
Các chính sách hô trợ
cho nữ chủ hộ

Giáo dục

(Tham khảo từ “Khung sinh kế bền vững” của Báo cáo Thủy Lợi Phước Hòa của
PGS TS TRần Thị Kim Xuyến)

14

14


15

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.
1.

Khát quát
Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu trong đề tài này bao gồm 6 mẫu phỏng vấn sâu cho nghiên cứu
định tính, sử dụng 84 mẫu trong 480 mẫu trong dự án “Thủy lợi Phước Hòa” cho
nghiên cứu định lượng.
Đối tượng phỏng vấn sâu và mẫu nghiên cứu bằng bảng hỏi chủ yếu là nữ đơn thân
làm chủ hộ. Nữ chủ hộ đơn thân trong nghiên cứu này bao gồm chủ hộ là phụ nữ
đơn thân, góa chồng, chồng mất sức lao động (bệnh tật, đau ốm), phụ nữ đã ly hôn
hoặc ly thân; là người có quyền quyết định về mọi mặt trong lao động sản xuất, các
hoạt động của sinh hoạt đời sống gia đình. Qui mô hộ gia đình rất nhỏ, thậm chí
một hộ chỉ có một người, vừa là chủ hộ, vừa là thành viên, vừa là lực lượng lao
động chính trong gia đình. Đây là gia đình đơn thân, một dạng gia đình khuyết đặc
biệt, đặc điểm chủ hộ cũng là đặc điểm của chính gia đình đó.
Trong đó, số người ở độ tuổi lao động từ 18 đến 35 chiếm khoảng 6%, từ 35 đến
55 tuổi chiếm khoảng 42,9%. Số người quá tuổi lao động từ 55 đến 70 chiếm
khoảng 40,5%, trên 70 chiếm khoảng 7%.
2.

Các khái niệm có liên quan


Đời sống: Tình trạng tồn tại của sinh vật: Đời sống của cây cỏ; Đời sống của súc
vật; Đời sống của con người 2. Sự hoạt động của người ta trong từng lĩnh vực: Đời
sống vật chất; Đời sống tinh thần; Đời sống văn hoá; Đời sống nghệ thuật 3.
Phương tiện để sống: Phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân (HCM) 4.
Lối sống của cá nhân hay tập thể: Đời sống xa hoa; Đời sống cần kiệm; Đời sống
chan hoà; Đời sống cũng cần thơ ca (Phạm Văn Đồng) (trích từ Từ điển Tiếng Việt
điện tử).

15
15


16

Hộ gia đình: Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa khái niệm hộ gia đình
là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên trong một gia đình có tài sản
chung, cùng có quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt và cùng có trách nhiệm dân sự
đối với khối tài sản đó. Như vậy, hộ gia đình nhất thiết phải có mối quan hệ về
huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ về nuôi dưỡng (quan hệ về cha mẹ nuôi
và con nuôi) (trích báo Thanh Niên).
Hộ gia đình là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều
106 Bộ luật dân sự thì “hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng
góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này”.
Chủ thể hộ gia đình: người chính thức thay mặt cho một hộ (trích Từ Điển trực
tuyến />Khái niệm “chủ hộ” ở Việt Nam thường được hiểu là những người đứng tên trong
sổ hộ khẩu của gia đình, cũng là người có “uy tín và quyền lực” nhất trong gia
đình. Trong một thời gian rất dài, danh hiệu “chủ hộ” đa số là nam giới hoặc là
người cao tuổi nhất trong gia đình (mà những người cao tuổi này, đa số cũng là

nam giới)” (theo báo điện tử Megafun thuộc quản lý của Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam).
Nghiên cứu của viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 người được
hỏi cho rằng “chủ hộ là người ra các quyết định quan trọng trong hộ gia đình”.
Phương án thứ hai có tỷ lệ trả lời chiếm tới 46% là “chủ hộ là người đăng ký là chủ
hộ trong sổ hộ tịch”.
Ngoài hai ý kiến chiếm tỷ lệ cao nổi trội trên, còn có những quan điểm về chủ hộ
khác: “Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong giao dịch với người ngoài”
chiếm 31% ý kiến, “Chủ hộ là nam giới lớn tuổi nhất” với 27% ý kiến. Điều này,
theo nhóm nghiên cứu, chứng tỏ “tinh thần trọng xỉ (đề cao người cao tuổi) và
trọng nam” của truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn còn đóng vai trò quan trọng
với người Việt (Trích Báo Mới).
16
16


17
-

Có các đặc điểm sau:

Các thành viên của hộ gia đình phải có quan hệ gia đình với nhau.
Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng của chủ thể hộ gia đình để phân biệt với các
chủ thể khác được quy định trong Bộ luật dân sự. Cần lưu ý là ngoài hộ gia đình,
Bộ luật dân sự còn quy định về tổ hợp tác và pháp nhân. Cũng là những người
“cùng đóng góp tài sản, công sức”, nhưng thiếu yếu tố gia đình, nhóm người này
không thể trở thành chủ thể hộ gia đình mà có thể là “Tổ hợp tác”, hoặc “Pháp
nhân”.
Nữ chủ hộ: Có ý kiến cho rằng, số nữ chủ hộ tăng lên mang ý nghĩa “tích cực”.
Khi xã hội đổi thay, phát triển, cùng với sự trợ giúp của hệ thống luật pháp kéo

theo sự thay đổi nhận thức về bình đẳng giới. Vai trò, cơ hội của phụ nữ trong gia
đình đã được bảo vệ, nâng lên. Có một bộ phận phụ nữ được khẳng định mình, có
sự tự chủ về kinh tế, có quyền trong việc ra các quyết định chính trong gia đình
cũng như có quyền ngang bằng với nam giới trong việc được hoán đổi, được ghi
tên là chủ hộ (theo báo điện tử Megafun thuộc quản lý của Tập đoàn Bưu chính
viễn thông Việt Nam).
Vậy, gia đình là gì? Do không được Bộ luật dân sự quy định, nên khái niệm gia
đình sẽ được tìm kiếm trong những luật liên quan đến gia đình, mà một trong
những luật đầu tiên phải được nghĩ đến là Luật hôn nhân và gia đình. Theo quy
định tại Điều 8 khoản 10 Luật hôn nhân và gia đình thì “Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định” của
Luật hôn nhân và gia đình.(trích tạp chí khoa học của TS. Lê Thu Hà)
Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản
phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực
hiện. Có hai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động cá biệt
là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí
nghiệp, cơ sở....Ví dụ sản xuất ra cái bàn thì cần người cưa, người bào, người
17
17


18

đục...Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của
người sản xuất. Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó
sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặc mua bán trên thị trường nên
chưa được gọi là hàng hóa. Thứ hai, Phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa
từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe
máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện...môi chi tiết phải qua từng công ty

chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy. Các
sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó
được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này
sản phẩm đó được gọi là hàng hóa.
Các từ viết tắt
BBGB PVS: biên bản gỡ băng phỏng vấn sâu
CNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóa
II.
1.
-

Bối cảnh kinh tế xã hội và các chính sách cho phụ nữ đơn thân
Bối cảnh kinh tế xã hội:
Trong nước:

Việt Nam có diện tích 331 212 km2 với dân số hơn 90 triệu người. Nước ta hiện
nay đang trong quá trình CNH – HĐH, là nước đang phát triển so với khu vực và
thế giới. Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ
kinh tế - thương mại - đầu tư với trên 224 quốc gia vàvùng lãnh thổ, là thành
viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp
ngữ, Phong trào không liên kết và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác ... Kể từ
năm 2000 Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thế giới và theo Citigroup, mức tăng trưởng cao này sẽ còn tiếp tục phát triển.
Theo BBC (BBC là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, trên
đài phát thanh và trên Internet), năm 2004, Việt Nam đứng thứ 11 trong các nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại
18
18



19

trong một số năm sau, năm 2013 tăng trưởng 5,42%, xếp thứ 6 trong 11 nước khu
vực Đông Nam Á. Việc đổi mới kinh tế thành công đã dẫn đường cho Việt Nam
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như tỷ lệ lạm phát cao, bất
bình đẳng về thu nhập cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém và tình trạng bất bình
đẳng giới tính còn nhiều (theo Bách khoa toàn thư mở).
-

Tại địa bàn nghiên cứu:

Đức Hòa là một huyện thuộc tỉnh Long An. Huyện có vị trí khá thuận lợi khi nằm
liền kề Thành phố Hồ Chí Minh, từ trung tâm huyện đến trung tâm Thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 30 km gần hơn rất nhiều so với đến trung tâm tỉnh Long An,
Đức Hòa là thị xã trong tương lai với Trung tâm là Hậu Nghĩa, Hòa Khánh, Đức
Hòa.
Tính đến năm 2012 huyện Đức Hoà có 227.563 người, gồm dân tộc kinh là chính,
trong đó nữ 116.660 người chiếm khoảng 51.2% dân số toàn huyện. Số người
trong độ tuổi lao động là 80.258 người, chiếm khoảng 45% dân số. Là vùng đất
tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1- 2m, cao nhất là khu vực Lộc Giang
+8m, thấp nhất là kênh Xáng Lớn + 0,6 m, độ cao dốc thoai thoải theo hướng
Đông Bắc đến Tây Nam.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.169 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm
80,42%, đất lâm nghiệp chiếm 2,68%, đất ở 3,03%, đất chuyên dùng 7,88%, đất
chưa sử dụng 10,59%.
Huyện Đức Hoà chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mưa nhiều, với lượng mưa
trung bình hàng năm là 1.805 mmm, nhiệt độ trung bình là 27,7 0 C. Nguồn nước
cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào

nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng.

19
19


20

Khí hậu của huyện Đức Hoà có những thuận lợi cơ bản so với nhiều địa phương
khác, độ chiếu sáng, độ ẩm cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, ít bị
ảnh hưởng của thiên tại. Nguồn nước ngầm chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt của
nhân dân, đặc biệt là dân cư các khu vực đô thị.
Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Đức Hoà có nhiều điều kiện cho phát triển
công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng,
thuận tiện cho việc san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn huyện Đức Hòa có 4 khu công nghiệp
(KCN) bao gồm:


KCN Đức Hòa 1-Hạnh Phúc.



KCN Đức Hòa II (Xuyên Á).



KCN Đức Hòa III.




KCN dân cư dịch vụ Tân Đức và nhiều cụm công nghiệp.

Hầu hết các khu, cụm công nghiệp của huyện đều tập trung ở vùng trọng điểm bao
gồm 11 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng 18.000 ha. Là địa bàn tiếp giáp với
TP. HCM, điều kiện đất đai rất thuận lợi cho phát triển trang trại và trong tương lai
có thể hội tụ đủ điều kiện là thành phố vệ tinh cho thành phố Hồ Chí Minh.
2.
-

Các chính sách hỗ trợ
Trong nước: có nhiều chính sách hô trợ do nhà nước ban hành nhằm nâng
cao đời sống cho người dân, trong đó các chính sách hô trợ chủ hộ là nữ khá
nhiều. Tùy điền kiện và khả năng của từng địa phương mà các chính sách có
tính thích hợp và kết quả khác nhau. Bao gồm chính sách xóa đói giảm
nghèo, khuyến nông khuyến ngư, xây dựng nhà ở, vay vốn sản xuất tiêu

-

dùng, vay vốn xây nhà vệ sinh và hô trợ cấp nước sạch,…
Tại địa bàn nghiên cứu: các chính sách hô trợ được nữ chủ hộ tiếp cận và
tham gia không nhiều, do bị hạn chế trong triển khai thực hiện chính sách
20
20


21

hay các điều kiện kèm theo không phù hợp với đối tượng. Những chính sách



người đân đã tiếp cận được bao gồm:
Vay vốn hộ nghèo tại địa phương thông qua các chương trình như Quỹ Séc,





vay vốn cấp nước sạch, vay vốn xây nhà vệ sinh, vay vốn học đường,…
Trợ cấp cho người nghèo, người cao tuổi: tiền, gạo, dầu ăn, nước tương,…
Hô trợ sách vở cho trẻ em nghèo, phát thuốc miễn phí
Cấp thẻ bảo hiểm y tế, tiêm phòng miễn phí.

Trong đó các chương trình vay vốn được đẩy mạnh theo nhu cầu của người dân,
các trợ cấp từ thiện xã hội được coi là phổ biến và là sự trong chờ của nhiều đối
tượng gặp khó khăn về đời sống.
Nguồn vốn sinh kế của nữ chủ hộ
Vốn tự nhiên:
III.

1.

Nguồn vốn tự nhiên được nông hộ xem trọng nhất trong các điều kiện để sinh sống
và tạo ra thu nhập cho gia đình. Theo kết quả nghiên cứu trong tổng số 84 mẫu
định lượng có 77 hộ có đất chiếm khoảng 91,66%. Đang trong tình trạng canh tác
là 65 hộ chiếm khoảng 77,38%, số còn lại bỏ hoang hoặc cho thuê. Tuy nhiên diện
tích đất không lớn, có đến 69% dưới 10 công (sào), còn lại không quá 20 công
(sào). Điều kiện canh tác thực tế của các hộ còn khó khăn về vốn, nước tưới và kỹ
thuật. Riêng các mẫu định tính chỉ có 1 hộ có đất canh tác nhưng không nhiều: “
ruộng thui hả , thì 40 cao , là 4 công” (Trích BBGB PVS số 4).

2.

Phương tiện vật chất:

Theo kết quả quan sát của nhóm nghiên cứu tại thực địa, nhà ở không phải là vấn
đề đáng lo ngại nhưng có sự chênh lệch về hình thức, điều này phụ thuộc vào thu
nhập gia đình và kinh tế hộ.
Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu, tắm giặt, ăn uống là từ giếng kể cả mùa
khô và mùa mưa (khoảng 95% đến 97%).
Lưới điện quốc gia cung cấp đầy đủ cho thắp sáng và phục vụ sản xuất: bơm nước
tưới vào ruộng, nước sinh hoạt…
21
21


22

Theo kết quả nghiên cứu, nhà vệ sinh dưới hình thức tự hoại và bán tự hoại chiếm
khoảng 88,1%, khoảng 4,8% vẫn còn bắt trên sông, ao, kênh mương. Tuy nhiên
người dân vẫn chưa có thói quen đi vệ sinh trong nhà.
Nước sinh hoạt vẫn được thải ra sông, kênh mương và không qua xử lý.
Đồ dùng trong gia đình đáp ứng được cho sinh hoạt và sản xuất nhưng chưa đầy đủ
tiện nghi, chưa trang bị đủ các máy móc phương tiện kỹ thuật phục vụ cho trồng
trọt như: máy cày, máy gặt. Đa số chỉ có máy bơm nước vừa phục vụ tưới tiêu vừa
bơm nước sinh hoạt.
3.

Vốn con người

Đối với gia đình có nữ đơn thân là chủ hộ, vốn con người bị hạn chế bởi số lượng

và chất lượng. Qui mô hộ gia đình nhỏ, thậm chí là 1 người vừa là chủ hộ vừa là
thành viên, đồng thời cũng là lao động chính trong gia đình. Trung bình 1 hộ có
khoảng từ 3 đến 4 người, nam giới chiếm 38,1%, nữ giới chiếm khoảng 61,9%.
Học vấn không cao chỉ từ THCS trở xuống, một số không đi học và thậm chí
không biết chữ (những người già).
Đối với vấn đề sức khỏe, có 5/6 hộ phỏng vấn sâu có ít nhất 1 người bị bệnh kinh
niên trong gia đình, có khoảng 38,1% bị bệnh kinh niên trong tổng số 84 mẫu
nghiên cứu. Bảo hiểm y tế được chú trọng, được cấp miễn phí cho một số đối
tượng như người nghèo, người già; ngoài ra còn được cấp thuốc miễn phí hàng
tháng tại cơ sở y tế.
4.

Vốn tài chính:

Thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, ngoài ra còn
có các nguồn thu khác như từ lương, tiền trợ cấp. Nhưng những nguồn vốn này có
giới hạn, chỉ có khoảng 70% lực lượng lao động tạo ra thu nhập, còn lại là 30%
không tạo ra thu nhập (bao gồm người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người đau ốm bệnh
tật, người mất sức lao động,…)
22
22


23

Chi tiêu bình quân đầu người/tháng trong khoảng 12 tháng: 1 triệu 1 trăm nghìn
(theo Báo cáo Dựu án Thủy Lợi Phước Hòa của PSG TS Trần Thị Kim Xuyến).
5.

Vốn xã hội


Đối với các nữ chủ hộ, vốn xã hội được coi là thế mạnh khi các nguồn vốn khác bị
hạn hẹp. Các mối quan hệ gia đình trở nên chặt chẽ hơn so với các mối quan hệ
bên ngoài như hàng xóm, bạn bè, chính quyền địa phương.
Theo kết quả nghiên cứu, khi gặp khó khăn gia đình nhờ vào anh em chiếm khoảng
38,1%, con cái chiếm khoảng 15,5%, các mối quan hệ khác chiếm dưới 10%.
Tại địa phương có các hoạt động Đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn
thanh niên, Hội Người cao tuổi,…Hội phụ nữ được các nữ chủ hộ tiếp cận và tham
gia nhiều, chủ yếu để vay vốn sản xuất, vay vốn cho con đi học.
IV.
1.

Chiến lược sinh kế
Việc làm:

Các chiến lược sinh kế được đề ra dựa trên các nguồn lực có sẵn bao gồm vốn tự
nhiên, vốn con người, vốn tài chính. Các nhóm nghề nghiệp tạo thu nhập vẫ dựa
vào nông nghiệp là chính.
Bảng1. Nhóm nghề nghiệp
Phần trăm

Phần trăm

Nhóm nghề của chủ hộ

Nhóm nghề của chủ hộ
(%)

Nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi)

Lâm nghiệp (trồng/chăm
sóc/bảo vệ/khai thác rừng)
Buôn bán, dịch vụ

(%)

48.8

Tiểu thủ công nghiệp

2.4

1.2

Làm mướn

11.9

10.7

Nghề khác

2.4

23
23


24


Cán bộ, công nhân viên chức

1.2

Công nhân

4.8

Về hưu/già yếu không
làm việc
không nghề nghiệp

13.1
3.6

Tổng: 100.0%
(Nguồn: xử lý lại dữ liệu của dự án Thủy Lợi Phước Hòa)
Theo kết quả nghiên cứu, trong số 84 chủ hộ nữ đơn thân, nhóm nghề “nông
nghiệp (trồng trọt chăn nuôi)” có tỉ lệ phần trăm cao nhất chiếm khoảng 48,8%,
thấp nhất là nhóm nghề “lâm nghiệp (trồng/chăm sóc/bảo vệ/khai thác rừng)” và
nhóm “cán bộ, công nhân viên chức” chiếm 1,2%. Có nhiều hộ chọn một số nghề
khác để sinh sống nhưng không đáng kể.
2.

Nhu cầu sinh kế:

Theo kết quả nghiên cứu, các hộ phỏng vấn sâu có những kế hoạch khá giống nhau
trong định hướng sinh kế của gia đình, tâp trung phát triển nông nghiệp, chủ yếu
chăn nuôi gia súc, gia cầm (bò, gà vịt) hoặc tiếp tục phát triển công việc đang làm
như làm thuê mướn, buôn bán nhỏ,…Chẳng hạn ý kiến của chủ hộ phỏng vấn sâu

sau: “Giờ muốn nuôi bò”, “ Thì tới đây cũng đi làm mướn vậy thôi, không có
ruộng cũng làm mướn ăn, ai giờ mướn, như nhà người ta có lúa mướn xạ lúa, làm
ruộng người ta mướn mình nhổ cỏ, hay dặm lúa, thì tới lúa lên., lúa mùa lên rồi
người ta trỉa đậu, trồng bắp thì người ta kêu mình đi làm mướn, làm mướn hàng
ngày” (trích BBGB PVS số 1). Hay của nữ chủ hộ khác: “ Như hồi xưa thui cũng
không làm gì khác hơn được hết , kiếm nuôi bò kiếm thêm chút đỉnh vậy thôi”
(trích BBGB PVS số 4)
Đa số các chủ hộ đều muốn được cấp vốn, vay vốn là cách có thêm tiền nhưng đều
ngại phải trả lại. Với hoàn cảnh hiện tại, chi tiêu cho ăn uống, sinh hoạt và tiền
khám chữa bệnh hiếm hoi khiến người dân sợ các khoản nợ, đa số không có nhiều
đất canh tác hiệu quả nên việc phát triển nông nghiệp không mang lại nhiều khoản
dư trong chi tiêu.
24
24


25

Bảng 2. Nhu cầu sinh kế
Nhu cầu

Tỷ lệ (%)

Vay vốn sản xuất

27.1

Hô trợ một khoảng tiền xây dựng, cải thiệnn nhà ở

7.9


Tập huấn khuyến nông

7.3

Hô trợ chi phí học hành của con cái

11.9

Hô trợ học nghề chuyển đổi việc làm

2.8

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người bị bệnh kinh niên, người già, trẻ em
trên 6 tuổi

24.3

Hô trợ chi phí cấp nước hợp vệ sinh

4.0

Hô trợ chi phí làm nhà miền Trung

2.3

Hô trợ mang thiết bị hô trợ sản xuất

11.3


Hô trợ lắp điện lưới

1.1

Tổng
(Nguồn: xử lý lại dữ liệu của dự án Thủy Lợi Phước Hòa)

100.0

Theo kết quả nghiên cứu, nhu cầu được vay vốn có tỷ lệ cao nhất, khoảng 27,1%,
đây là nhu cầu cấp thiết và quan trọng đối với môi hộ gia đình. Xếp thứ hai là nhu
cầu được cấp thẻ bảo hiểm y tế người bị bệnh kinh niên, người già, trẻ em trên 6
tuổi chiếm khoảng 24,3%.
V.
1.

Đời sống và các hoạt động
Lao động sản xuất và phân công lao động trong gia đình:

Nghề nghiệp chủ yếu của các mẫu nghiên cứu là nông nghiệp, gia đình có đất đai
canh tác hoặc không có đất canh tác thì làm nông nghiệp vẫn là lựa chọn của nhiều
hộ gia đình. Người dân tự trồng trọt, chăn nuôi trên đất của mình hoặc trên đất
thuê, ngay cả đi làm thuê làm mướn cho các hoạt động khác của sản xuất nông
nghiệp như làm ruộng, làm lúa, nhổ cỏ, nhổ đậu, tỉa bắp, chăn nuôi gà vịt,… Có 4
trong 6 chủ hộ phỏng vấn sâu làm mướn để sinh sống, còn lại 1 trong 6 chủ hộ
phỏng vấn sâu đi bán vé số, 1 chủ hộ buôn bán nhỏ lẻ. Công việc làm mướn của họ
xoay quanh trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chỉ có 1 nữ chủ hộ (BBGB PVS số
25
25



×