Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI KIỂM TRA VIỄN THÁM GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.96 KB, 14 trang )

Họ và tên

: Vũ Văn Chỉnh

Lớp

: L03

MSV

: 1453062326

BÀI KIỂM TRA VIỄN THÁM - GIS
Câu 1: Viễn thám là gì? Phân loại ảnh viễn thám? Nguyên lý cơ bản
của viễn thám là gì? Đường cong phản xạ phổ là gi? Ứng dụng?
- Viễn thám là môn khoa học và công nghệ mà nhờ nó các tính chất của
vật thể quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà không cần tiếp xúc
trực tiếp với chúng
* Phân loại ảnh viễn thám:
a, Phân loại theo bước sóng sử dụng:
- Vùng viễn thám nhìn thấy và hồng ngoại nhiệt
- Vùng viễn thám hồng ngoại nhiệt
- Vùng viễn thám siêu cao tần
b, Phân loại theo độ cao bay chụp:
- Viễn thám hàng không: Sử dụng các vật mang bay ở độ cao dưới 100km
- Viễn thám vệ tinh: Sử dụng các vật mang bay ở độ cao từ 500km đến
36.000 km
*Nguyên lý cơ bản của viễn thám:
- Năng lượng điện từ:
+ Thành phần bức xạ điện từ: Bước sóng, hướng truyền phát, biên độ dao
động, mặt phẳng phân cực.


+ Phân loại bức xạ điện từ: Cực tím (100 Â – 0.4 µ m), ánh sáng nhìn thấy
( 0.4-0.7 µ m), hồng ngoại ( 0.7 µ m – 1mm), sóng vi ba ( 1 – 10 dm)
+ Năng lượng bức xạ là năng lượng được mang trong bức xạ điện từ
+ Dòng bức xạ: là năng lượng bức xạ từ 1 bề mặt trong 1 đơn vị thời gian
+ Cường độ bức xạ: là năng lượng bức xạ từ một nguồn phát theo hướng
xuyên tâm trên một đơn vị góc khối và thời gian.
+ Sự chiếu xạ: năng lượng của tia bức xạ chiếu tới bề mặt trong 1 đơn vị
thời gian.
+ Tán xạ bức xạ: năng lượng bức xạ từ 1 bề mặt trong 1 đơn vị thời gian.
+ Sự bức xạ: Cường độ bức xạ từ 1 mặt phẳng quy chiếu với 1 góc khối
theo hướng xuyên tâm và trong 1 đơn vị thời gian.
- Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên.
- Các yếu tố ảnh hưởng khả năng ảnh hưởng phản xạ phổ của đối tượng tự
nhiên.
1


* Đường cong phản xạ phổ là đồ thị thể hiện hàm tương quan giữa năng
lượng phản xạ theo bước sóng .
* Ứng dụng:
- Trong lĩnh vực khảo cổ học: Xác định mật độ phân bố di tích, di vật
khảo cổ, xác định quá trình hình thành và phá hủy của di tích.
- Trong lĩnh vực quản lý biến đổi môi trường: Sử dụng để giám sát, bảo
vệ môi trường và phòng chống thiên tai. VD: Vùng ô nhiễm nước….
- Trong lĩnh vực điều tra đất: Xác định và phân loại các vùng thổ nhưỡng,
đánh giá mức độ thoái hóa đất, tác hại xói mòn, quá trình muối hóa.
- Trong lĩnh vực địa chất: lập bản đồ phân bố khoáng sản, lập bản đồ địa
mạo…
- Trong lĩnh vực nông - lâm nghiêp: Phân loại cây trồng, quản lý và đánh
giá năng suất thu hoạch, thành lập bản đồ thích nghi đất cho từng cây trồng,

thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sử dụng khá tốt chỉ số NDVI trong việc
giám sát lớp phủ rừng.
Câu 2: Đặc trưng phản xạ phổ đất nước, thực vật? Cách tính NDVI?
* Đặc tính phản xạ phổ của thực vật :
- Ánh sáng nhìn thấy (0,4 ~ 0,7 µ m):
+ Điểm cực tiểu được xác định bởi các sắc tố trong lá thực vật.
+ Chất diệp lục hấp thụ mạnh năng lượng trong dải sóng 0,45 ~ 1,3 µ m
(kênh hấp thụ diệp lục)
- Hồng ngoại gần (0,7 – 1,3 µ m):
+ Độ phản xạ rất cao (50%)
+ Năng lượng còn lại truyền qua (bị hấp thụ rất ít)
+ Phụ thuộc cấu trúc lá
+ Ứng dụng để xác định các laoì cây khác nhau
* Đặc tính phản xạ phổ của đất:
- Các nhân tố ảnh hưởng phản xạ của đất:
+ Độ ẩm
+ Kết cấu đất (tỷ lệ, cát, sét,...)
+ Cấu trúc bề mặt
2


+ Hàm lượng oxit sắt (giảm sự phản xạ)
+ Hàm lượng chất hữu cơ ( giảm sự phản xạ)
- Đất khô có kết cấu hạt thô sẽ phản xạ mạnh hơn kết cấu hạt mịn (ngược
lại nếu có sự xuất hiện của nước)
- Đá: Mức độ phản xạ phụ thuộc vào thành phần khoáng và sự phong hóa
bề mặt.
* Đặc tính phản xạ phổ của nước:
- Hầu hết năng lượng của các tia bức xạ bị nước hấp thụ hoặc truyền qua.
- Ánh sáng nhìn thấy (0,4 ~ 0,7 µ m):

+ Chỉ ít năng lượng được phản xạ trong dải sóng này.
+ Nghiên cứu chất lượng nước.
+ Phân biệt nước nông và sâu, nước trong và đục.
- Hồng ngoại gần NIR (0,7 – 1,3 µ m):
+ Hoàn toàn bị hấp thụ.
+ Sử dụng để xác định khu vực có nước.
* Đặc tính phản xạ phổ của nước:
- Sự bức tạp của bức xạ phổ từ nước.
+ Hấp thụ bởi khíquyển.
+ Sự phản xạ bề mặt.
+ Sự phản xạ bởi nước và các vật thể phù du.
+ Sự phản xạ từ lớp đáy.
* Chỉ số thực vật NDVI
- Chỉ số NDVI là chỉ số thực vật được sử dụng phổ biến nhất.
NDVI =

NIR − Re d
NIR + Re d

NDVI có giá trị từ 0-1
NDVI = 0.1  đất trống
NDVI = 0,9  rừng giàu
3


Câu 3: Méo hình học là gì? Các phương pháp hiệu chỉnh ảnh viễn
thám? Các phương pháp tăng cường chất lượng ảnh viễn thám?
* Méo hình học:
- Méo hình học: Là sự sai lệch về vị trí, tỷ lệ giữa tọa độ ảnh thực so với tọa
độ lý thuyết.

* Các phương pháp hiệu chỉnh ảnh viễn thám:
- Phục hồi ảnh:
+ Hầu hết các ảnh khi chụp đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiễu làm suy
giảm chất lượng ảnh.
+ Có 2 loại ảnh hưởng do nhiễu ảnh gây ra: Ảnh bị sọc viền, mất dữ liệu
theo dải.
+ Ảnh bị sọc viền: Là những lỗi xảy ra khi bộ cảm hoặc quá trình ghi dữ
liệu bị lỗi hệ thống sẽ dịch chuyển các pixel giữa các hàng.
+ Mất dữ liệu: Là những lỗi xảy ra khi bộ cảm hoặc quá trình lưu dữ liệu bị
lỗi và mất thông tin của 1 dòng pixel dữ liệu.
- Hiệu chỉnh bức xạ:
+ Hiệu chỉnh bức xạ: Là quá trình chuyển đổi giá trị số (DN) thành giá trị
phản xạ (reflectance) qua các công thức và hằng số cụ thể.
REF i = RAD i

πxSunDist
EAI i x cos( SolarSenith)

RAD i = DN i * A i
Trong đó:

REF i là giá trị phản xạ của kênh phổ thứ i
RAD i là giá trị radiance của kênh phổ thứ i
A i là hệ số chuyển đổi bức xạ của kênh phổ thứ i
Sundist là khoảng cách trái đất – mặt trời (đơn vị thiên văn)
SolarZenith là góc thiên đỉnh mặt trời (= 900-độ cao mặt trời)

- Hiệu chỉnh khí quyển: Mục tiêu của hiệu chỉnh khí quyển là nhằm thu
được bức xạ phổ của bề mặt trái đất (chứa đựng những thông tin các đối tượng


4


trên mặt đất) từ ảnh viễn thám bằng cách loại bỏ hiệu ứng do khí quyển gây ra
(sự tán xạ và hấp thụ).
- Hiệu chỉnh hình học:
- Nguyên nhân:
+ Đặc tính của bộ cảm (hệ thống ống kính)
+ Đặc điểm địa hình (khu vực chụp ảnh, độ cong trái đất)
+ Sự di chuyển của vật mang (thay đổi độ cao bay chụp, vị trí)
+ Sự di chuyển của đối tượng chụp ảnh (sự quay của trái đất, các vật thể di
chuyển khác)
- Sự di chuyển của vật mang:
+ Thay đổi về độ cao
+ Thay đổi vị trí
- Sự di chuyển của đối tượng chụp ảnh:
+ Sự quay của trái đất
+ Sự di chuyển của các đối tượng trên bề mặt
* Các phương pháp tăng cường chất lượng ảnh:
- Biến đổi cấp độ xám: Là kỹ thuật biến đổi giá trị cấp độ xám thực tế của
ảnh về khoảng cấp độ xám mà thiết bị có khả năng hiển thị được.
- Biến đổi histogram: Histogram là biểu đồ biểu thị sự phân bố các giá trị
cấp độ xám khác nhau.
- Tổ hợp màu: Tổ hợp màu thật (RGB = Red, Green, Blue), tổ hợp màu giả
( RGB = NIR, Red, Green)
- Lọc ảnh: Là kỹ thuật nhằm làm nổi bật hoặc giảm mức độ chói một thuộc
tính nào đó của ảnh dựa trên yếu tố kết cấu (texture).
Câu 4: Cấu trúc ảnh số? Ảnh vệ tinh? 4 độ phân giải trong viễn thám?
Kỹ thuật và phương pháp đoán đọc ảnh vệ tinh.
* Ảnh số là sự thể hiện về mặt số hóa ( thường bằng hệ nhị phân) của một

bức ảnh 2 chiều, thông thường được lưu trữ dạng Raster

5


- Phương pháp đoán đọc bằng mắt: Người đoán đọc sử dụng các yếu tố
đoán đọc (màu sắc, kết cấu, kích thước, hình dạng...) để khoanh vẽ, bóc tách các
đối tượng trên ảnh.
- Phương pháp phân loại ảnh số trên máy: có sự kết hợp nhiều kênh phổ
cùng một lúc, áp dụng các thuật toán xác suất thống kê để nhận biết và phân loại
các đối tượng trên ảnh.
* Ảnh vệ tinh: là những bức ảnh được chụp bởi các bộ cảm mang trên các
vật mang là vệ tinh. Ảnh vệ tinh cũng được phân loại dựa vào loại bộ cảm, độ
phân giải hoặc bước sóng sử dụng chụp ảnh.
* 4 độ phân giải trong viễn thám:
- Độ phân giải xạ: Số lượng các cấp độ khác nhau của dữ liệu được ghi lại (
số bít)
- Độ phân giải không gian: vùng nhỏ nhất có thể được phân biệt bởi bộ
phận cảm ứng ( kích thước ô lưới, điểm ảnh)
- Độ phân giải phổ: Những bước sóng khác nhau được ghi lại bởi sensor
( số band)
- Độ phân giải thời gian: Khoảng thời gian giữa 2 lần thu nhận dữ liệu
* Kỹ thuật đoán đọc ảnh vệ tinh:
- Phân loại ảnh
- Theo dõi biến động
- Trích xuất đặc tính vật lý của vật thể
- Trích xuất các chỉ số
- Xác định các tính chất đặc biệt

* Phương pháp đoán đọc ảnh

Kỹ thuật
Đoán đọc ảnh bằng mắt

Ưu điểm

Nhược điểm

- Khai thác được kiến - Tốn kém thời gian
thức chuyên ngành và - Kết quả không đồng
6


kinh nghiệm của đoán nhất
đọc viên
- Không dễ áp dụng kiến
- Xử lý tốt ảnh có độ thức chuyên ngành
phức tạp cao
- Năng suất cao, thời - Khó kết hợp với kiến
gian xử lý ngắn
thức chuyên ngành
Kỹ thuật xử lý ảnh qua
máy tính

- Quy trình xử lý được - Các thông tin phức tạp
chuẩn hóa
khó trích xuất
- Trích xuất được các
thông tin tự nhiên

Câu 5: Sự khác biệt cơ bản giữa phân loại có kiểm định và phân loại

không kiểm định? Ưu, nhược điểm của một số thuật toán phân loại ảnh
viễn thám? Cách tính chỉ số Kappa.
- Phân loại ảnh có kiểm định: kỹ thuật phân loại sử dụng các vùng mẫu để
thu thập thông tin các đối tượng từ đó phân loại các pixel có cùng đặc điểm về
nhóm đối tượng nào đó. Người giải đoán ảnh đã biết trước các đối tượng cần
phải phân loại trên ảnh, có bao nhiêu đối tượng ở khu vực nghiên cứu, phạm vi
phân bố,...
- Phân loại ảnh không kiểm định: kỹ thuật phân loại chỉ sử dụng các giá trị
phổ từ ảnh. Số lượng lớp đối tượng do người dùng định trước
* Ưu, nhược điểm của các thuật toán trong viễn thám
- Thuật toán khoảng cách gần nhất
+ Ưu điểm:

- Đơn giản, tính toán nhanh, độ chính xác khá cao
- Tất cả các pixel trong không gian phổ 2 chiều được phân loại

- Cho phép xác định ranh giới giữa các đối tượng => không bị
trùng lặp
+ Nhược điểm:
- Giả thiết sự thay đổi phổ ảnh đều theo các hướng thực tế không
phải như vậy
7


- Độ chính xác thấp ở những vùng có nhiều đối tượng phân bố phức
tạp.
- Thuật toán xác suất cực đại:
+ Ưu điểm:

- Cho độ chính xác cao => được sử dụng rộng rãi


+ Nhược điểm: - Tính toán chậm
- Yêu cầu các vùng mẫu phải được lựa chọn chính xác =>
phụ thuộc vào kỹ năng của người đoán đọc
- Giả thuyết phân bố phổ ảnh các vùng mẫu là phân bố
chuẩn, thực tế không phải lúc nào cũng đúng => sai số
- Thuật toán phân loại ISODATA
+ Ưu điểm: - Đây là thuật toán thống kê phi tham số nên dữ liệu đầu vào
không yêu cầu có phân bố chuẩn
- Đạt độ chính xác khá cao trong việc xác định các nhóm
thực tế nếu số lần lặp đủ lớn.
- Các thông tin của nhóm dễ dàng kết hợp và vận dụng song
song với thông tin phổ
+ Nhược điểm: - Tốc độ xử lý chậm
* Chỉ số Kappa: là thước đo chỉ mức độ phù hợp giữa dữ liệu đối chứng và
kết quả phân loại.
po − pc

K = 1 − pc
Trong đó:

po – pc : Số pixel phân loại đúng hoặc sai
1 – pc : Tổng số pixel được phân loại
K > 0,8 mức độ chấp nhận cao
K = 0,4 ~ 0,8 mức độ chấp nhận trung bình
K < 0,4 mức độ chấp nhận kém

Câu 6: Gis là gì? Cấu trúc dữ liệu trong gis? Thế nào là dữ liệu không
gian? Dữ liệu phi không gian


8


- Gis là một hệ thống thông tin có khả năng nhập, truy tìm, xử lý, phân tích
và xuất các dữ liệu tham chiếu địa lý hoặc dữ liệu địa không gian để phục vụ
cho quá trình ra quyết định trong công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên
nhiên và môi trường
* Cấu trúc dữ liệu trong gis
- Mô hình dữ liệu Vector
+ Mọi đối tượng không gian đều được thể hiện thông qua các phần tử cơ
bản là điểm, đường và vùng
+ Đối với việc phân tích không gian trong gis, đặc tính của một đối tượng
trong không gian được xác định bởi tọa độ, hình dạng và kích thước trong một
hệ thống tọa độ thống nhất và các đặc tính địa hình học của chúng
+ Đặc tính địa hình học là các mối quan hệ hoặc các mối liên kết giữa các
thực thể trong không gian.
+ Kiểu đối tượng dạng điểm:
- Điểm được xác định bởi cặp giá trị tọa độ (x,y)
- Các đối tượng đơn, thông tin địa lý chỉ gồm cơ sở vị trí, sẽ được phản
ánh là đối tượng điểm. Vd: ngôi nhà, ô tiêu chuẩn,...
- Tọa độ đơn
- Không cần thể hiện chiều dài và diện tích.
+ Kiểu đối tượng dạng đường:
- Được xác định như một tập hợp dãy các điểm
- Tất cả đối tượng địa lý có dạng tuyến tính được phản ánh bằng đối
tượng đường. Vd: đường giao thông,...
- Một dãy các cặp tọa độ
- Một đường được bắt đầu và kết thúc bởi nút (node)
- Các đường cắt nhau tại nút
+ Kiểu đối tượng dạng vùng:

- Được xác định bởi ranh giới các đường thẳng

9


- Các đối tượng địa lý có diện tích và đóng kín bởi cá đường, cung được
gọi là đối tượng vùng. Vd: đất, khoảnh rừng,...
- Được mô tả bằng tập các đường và điểm nhãn
- Một hoặc nhiều đường định nghĩa đường bao của vùng.
- Mô hình dữ liệu Raster
+ Phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới các ô vuông hay
điểm ảnh (pixel)
+ Các pixel được xếp liên tiếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
+ Mỗi pixel chứa một giá trị thuộc tính
+ Tập ma trận các pixel và giá trị thuộc tính tương ứng tạo thành 1 lớp
( layer)
+ Có thể có thể nhiều lớp trong CSDL
+ Độ phân giải của dữ liệu Raster phụ thuộc vào kích thước điểm ảnh. Kích
thước càng nhỏ độ phân giải càng lớn.
* Dữ liệu không gian: được thể hiện bởi 2 mô hình là mô hình dữ liệư dạng
vector và mô hình dữ liệu dạng rastor
* Dữ liệu phi không gian: những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện
tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định
- Các loại dữ liệu thuộc tính:
+ Đặc tính của đối tượng: màu sắc, chất liệu,...
+ Số liệu tham khảo địa lý: sự kiện, hiện tượng
+ Chỉ số địa lý: tên, địa chỉ, phương hướng
+ Quan hệ giữa các đối tượng trong không gian
- Các thông tin mô tả
+ Có thể nằm tại 1 vị trí xác định trên bản đồ

+ Có thể chạy dọc theo đường
+ Có kích thước, màu sắc, kiểu chữ khác nhau
+ Có thể tạo độc lập với các đối tượng địa lý khác.
10


Câu 7: Raster hóa là gì? Vecter hóa là gì? So sánh ưu, nhược điểm cấu
trúc dữ liệu raster và vecter ?
- Raster hóa là tiến trình chia đường hay vùng thành các ô vuông (pixel)
- Vecter hóa là tiến trình tập hợp các pixel để tạo thành đường hay vùng
- Tiến trình vecter hóa yêu cầu bức ảnh raster đầu vào phải rõ ràng, không
có nhiễu hay không rõ ràng
Mô hình Vecter

Mô hình Raster

- Biểu diễn chính xác các đối - Cấu trúc đơn giản
tượng địa lý
- Dễ dàng chồng xếp và mô
- Dữ liệu nhỏ, gọn
hình hóa

Ưu điểm

- Các quan hệ tôp được thể hiện - Thích hợp cho việc thiết lập
đầy đủ
mô hình 3D
- Khả năng sửa chữa, bổ sung, - Dễ thực hiện nhiều phép toán
chuyển đổi nhanh gọn.
phân tích dữ liệu

- Chi phí thấp cho việc thu
thập thông tin đầu vào và khả
năng tự động thực hiện
- Cấu trúc dữ liệu phức tạp

- Dung lượng lư trữ lớn, độ
- Khó khăn khi chồng xếp bản chính xác thấp
đồ
- Khó khăn với các bài toán
Nhược điểm
phân tích mạng lưới
- Cập nhật thông tin khó khăn
- Thu nhập thông tin đầu vào - Thực thi và chuyển đổi dữ
liệu chậm.
tốn kém

Câu 8: Bản đồ số là gì? Có thay đổi được tỉ lệ bản đồ số không?
Phương pháp tạo bản đồ số?
- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ được lưu trên thiết
bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
11


- Có thể thay đổi được tỷ lệ bản đồ số
* Phương pháp tạo bản đồ số.
- Thu thập dữ liệu: + Dữ liệu không gian
+ Dữ liệu thuộc tính
- Thiết kế bản đồ số với dữ liệu đầu vào là số liệu đo đạc ngoại nghiệp:
+ Số liệu đo đạc ngoại nghiệp
+ Chuẩn bị số liệu

+ Nhập số liệu vào phần mềm Gis
+ Biên tập các đối tượng không gian
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
+ Thiết kế bản đồ chuyên đề
+ Chồng xếp các lớp thông tin và thiết kế, biên tập trang in
+ Xác định tỷ lệ bản đồ và in ấn
- Thiết kế bản đồ số từ bản đồ truyền thống:
+ Quét bản đồ
+ Định vị bản đồ về một hệ quy chiếu
+ Tách lớp thông tin và số hóa từng lớp thông tin riêng biệt
+ Xây dựng CSDL thuộc tính cho các lớp thông tin không
gian
+ Thiết kế bản đồ chuyên đề
+ Chồng xếp các lớp thông tin và thiết kế, biên tập trang in
+ Xác định tỷ lệ bản đồ và in ấn

Câu 9: Phân tích không gian là gì? Trình bày 3 đến 5 ví dụ về phân
tích không gian?
- Phân tích không gian là sự ứng dụng kỹ thuật GIS nhằm trả lời các câu
hỏi về thế giới thực như là trạng thái hiện tại của một khu vực hay một thực thể,

12


sự thay đổi của hiện trạng cũng như xu thế thay đổi và sự đánh giá về mức độ và
khả năng xảy ra thông qua các kỹ thuật chồng xếp, mô hình hóa hoặc dự đoán.
- Khả năng Truy vấn:
+ Truy vấn: Là quá trình thu thập dữ liệu thuộc tính mà không làm thay đổi
các dữ liệu thuộc tính mà không làm thay đổi các dữ liệu hiện có theo những
điều kiện đặc biệt do người sử dụng đề ra.

+ Các điều kiện đặc biệt bao gồm 3 yếu tố:
 Select: tên thuộc tính
 From: bảng dữ liệu
 Where: điều kiện cụ thể
- Khả năng phân cấp:
+ Phân cấp: Là quá trình chỉ ra một nhóm thuộc tính về một cấp nhóm
nào đó. Một lớp bản đồ mới sẽ được tạo ra mang giá trị hoặc mã hóa mới mà nó
được tạo thành dựa vào bản đồ gốc.
+ Việc phân cấp có thể được thực hiện trên một hay nhiều tờ bản đồ khác
nhau.
+ Các trường hợp thường gặp:
 Khái quát hóa
 Xếp hạng
 Tái chọn lọc
- Khả năng Tái cấu trúc lớp phủ:
+ Tái cấu trúc lớp phủ: Là một hoạt động đường biên nhằm tạo ra một lớp
phủ mới dựa trên những lựa chọn từ người sử dụng.
+ Các hoạt động này bao gồm 6 kiểu:
 Clip
 Erase
 Update
 Split
 Append
 Join
Câu 10: Nêu 10 ví dụ về ứng dụng của Gis trong thực tiễn quản lý tài
nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý tài nguyên rừng nói riêng?
- Lựa chọn vùng đất thích hợp cho canh tác nông, lâm nghiệp
- Xây dựng bản đồ vùng lũ lụt
- Thiết kế ô mẫu điều tra
- Mô hình giả lập vùng ngập lụt

- Mô hình giả lập vùng lở đất
13


- Mô hình giả lập vùng thiệt hại do cháy rừng
- Thống kê diện tích đất đai tài nguyên rừng
- Hiện trạng sử dụng đất
- Hiện trạng môi trường

14



×