Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.17 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
I. Lý thuyết
1. Phân tích khái niệm, nguyên tắc QLMT môi trường. Liên hệ thực tế việc áp dụng
các nguyên tắc ở Việt Nam?
a.Khái niệm QLMT:
QLMT là 1 hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt
động của con ng dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹnăng điều phối thông tin đối
với các vấn đề môi trườg có liên quan đến con ng, xuất phát từ quan điểm định lượg,
hướg tới phát triển bền vững và use hợp lý tài nguyên.
b.Các nguyên tắc quản lý:
Nguyên tắc 1: hướng công tác qlý TNMT tới sự ptbv ktxh đất bc, giữu cân bằng giữa
phát triển ktế và bvmt.
 Nguyên tắc bày quyết định mục tiêu của công tác QLMT, đó là ptbv ktế xh và
bvmt. Giữa mt và phát triển ktxh có mối quan hệ tương hỗ, phát triển ktxh tạo ra
tiềm lực để bvmt, còn bvmt tạo ra tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công
cuộc ptktxh.
 Để công tác qlý hướng tới sự ptbv thì xã hội đó phải thực hiện đúng theo nguyên
tắc ptbv đc nêu. Mỗi quốc gia dân tộc phải cụ thể hoá các nguyên tắc ptbv trong
các chiến lược, chính sách của mình.
Nguyên tắc 2: kết hợp các mục tiêu quôc tế, quốc gia, cùng lãnh thổ, cộng đồng dân cư
trong QLMT
 Môi trường ko có ranh giới ko gian, do vậy, ô nhiễm hay suy thoái môi trường ở
quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia vùng lãnh thổ
khác.
 Để thực hiện đc nguyên tắc này, các quốc gia cần tích cực tham gia và tuân thủ
các công ước, hiệp định quốc tế về mt, đồng thời ban hành các văn bản quốc gia
về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định về môi trường.
 Việc kết hợp các mục tiêu này đc thực hiện thông qua các quy định về luật pháp,
các chương trình hành động,đề tài hợp tác quốc tế.
VD: VN tham gia các công ước Ramsar, Cites, nghị định thư Kyoto, luật biển quốc tế


năm 1982.
Nguyên tắc 3: QLMT xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần đc thực hiện bằng
nhiều biện pháp, công cụ tổng hợp thích hợp.
 Môi trường là 1 hệ thống nhất v=bao gồm nhiều phần tử, các phần tử này có thể
thống nhất or đối lập với nhau. Vì vậy khi giải quuyết các vấn đề môi trường phải
xem xét các vấn đề đó trong mối quan hệ với ác vấn đề còn lại có liên quan.
 Có nhiều công cụ khác nhau trong công tác QLMT (luật pháp, kinh tế...), mỗi
công cụ có những ưu nhược điểm khác nhau. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý
là phải biết kêt hợp các công cụ trong công tác QLMT để đạt đc hiệu quả lớn
nhất.
VD: công cụ luật pháp: luật môi trường 2014, tiêu chuẩn môi trường,...
Công cụ kinh tế: thuế/phí MT, cota ô nhiễm, ký quỹ hoàn trả...
Trong hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản, các nhà quản lý cần phải áp dụng
các quy định của nhà nước về khai thác khoáng sản đối với các đối tượng khai thác đồng
thời có những biện pháp phạt, cưỡng chế đối với các hoạt động khai thác trái phép. Bên
cạnh đó, cần phải tuyên truyền cho mọi người cùng nhau ra sức bảo vệ và tiết kiệm tài
nguyên khoáng sản.
Nguyên tắc 4: phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần đc ưu tiên hơn viẹc
phải xử lý, hồi phục MT nếu để xảy ra ô nhiễm.
1


 Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý nếu để xày ra ô nhiễm. Hơn
nữa, hậu quả xảy ra đối với môi trường là khó khắc phục , thậm chí là ko thể
khắc phục.
 Để nguyên tắc này đc hiệu quả, các nhà quản lý cần lường trước đc những rủi
ro mà con ng và thiên nhiên có thể gây ra cho MT trong các dự án, chiến
lược và trong các lĩnh vực khác, đồng thời đưa ra các giải pháp để giảm
thiểu, oại trừ rủi ro.
VD: luật môi trường VN 2014 quy định, doanh nghiệp trước khi triển khai dự án

phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để phân tích, dự báo các tác động đến
MT, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ, phòng tránh tác động khi triển khai dự án đó.
Nguyên tắc 5: người gây ô nhiễm phải trả tiền
 Từ quan điểm coi môi trường như một loại hàng hoá đặc biệt, người có hành
vi khai thác sử dụng các yếu tố của môi trườg phải có nghĩa vụ trả tiền.
 Nguyên tắc này là cơ sở để xác định các quy định về thuế, phí, lệ phí MT và
các quy định xử phạt hành chinh đối với các vi phạm về QLMT.
VD: phí rác thải, phí nước thải, thuế cacbon....
2. Trình bày hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam? Phân
tích thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT ở Việt Nam
 Hệ thống tổ chức quản lý
- Các cơ quan có thẩm quyền chung: chính phủ, UBND cấp tỉnh, huyện, xã.
- Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ TNMT, Cơ quan QLMT ở các Bộ khác,
các Sở TNMT, Chi cục BVMT, Phòng TNMT.
- Hệ thống quản lý:
Chính
phủ
UBND tỉnh

UBND huyện

UBND xã

Phòng TNMT cấp
huyện

Bộ
TNMT
Sở TNMT


Tổng cục MT

Chi cục
BVMT

TC địa chất và
K/S
TC QL đất đai

Các Bộ khác

Cục khí tượng Thủy văn và
BĐKH
Cục QLTN
nước
Cơ quan QLMT các
bộ

TC biển và hải đảo

Giải thích sơ đồ:
 Chính phủ thống nhất cả nước về lĩnh vực tn&mt.
 Bộ TMNT chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện chứcnăng QLNN về BVMT.
 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TNMT thực hiện việc BVMT trong ngành và
các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp.
 UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW thực hiện chức năng QLNN về BVMT tại địa phương
 Sở TNMT chịu trách nhiệm trước UBND tinhe, Tp trực thuộc TW trong việc BVMT
ở địa phương.
2



3. Phân tích nội dung quản lý nhà nước về môi trường
Điều 139 – Luật BVMT 2014
1.Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2.Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế
hoạch về bảo vệ môi trường.
3.Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường,
dự báo diễn biến môi trường.
4.Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường.
5.Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản
lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
6.Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
7.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách
nhiệm quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi
trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
8.Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
9.Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
10.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các
hoạt động bảo vệ môi trường.
11.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Khái niệm, phân loại công cụ quản lý môi trường
 Khái niệm:
Công cụ QLMT là tổng hợp các biện pháp, hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế,

kỹ thuật, xã hội nhằm BVMT và PTBV kinh tế, xã hội.
 Phân loại công cụ quản lý môi trường
Phân loại theo chức năng
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp, chính sách nhà nước mà nhờ đó nhà nước có
thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh ra chất ô
nhiễm.
- Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường trong
kinh tế, sinh hoạt...), công cụ kinh tế có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế, xã hội của
cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác động
trực tiếp tới hoạt động sản xuất, mà dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô
nhiễm, giáo dục con nguời trong xã hội (GIS, mô hình hóa, thông tin môi trường, giáo
dục môi trường)

3


Phân loại theo bản chất
- Công cụ luật pháp – chính sách: bao gồm các văn bản luật quốc tế, luật quốc gia, các
văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh
tế, các địa phương.
- Công cụ kinh tế: là công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Công cụ kinh tế rất đa dạng như: thuế MT, nhãn sinh thái, phí MT, cota ô nhiễm...
Các công cụ này chỉ hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
- Công cụ kỹ thuật quản lý: gồm các công cụ đánh giá MT, monitoring MT, kiểm toán
MT, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng... Công cụ kỹ thuật quản lý có
thể thực hiện thành coongtrong bất kỳ một nền kinh tế phát triển như thế nào.
- Công cụ phụ trợ: bao gồm GIS, mô hình hóa MT, giáo dục và truyền thông về MT
5. Trình bày vai trò của các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường ở Việt Nam.
Lấy VD cụ thể

- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội theo mục
tiêu, định hướng cụ thể.
Hệ thống pháp luật đã bảo vệ môi trường bằng việc thể chế hóa các chính sách, kế hoạch
của Đảng, nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường và quy định các phương tiện, biện
pháp, nhân lực,.. để đảm bảo thực hiện chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế pháp luật về
môi trường đã trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường. Đặc biệt, thời gian
qua pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện,
góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực môi trường. Như vạy ta có
tể đánh giá vai trò của các công cụ pháp lý trong việc bảo vệ môi trường ở Vệt Nam như
sau:
- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến môi trường
Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi trường, đảm
bảo các hành vi vủa con người không xâm hại tới môi tường, hạn chế những tác hại, ngăn
chặn suy thoái ô nhiễm môi trường.
Ví dụ. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường như: Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn TNTN
khác; khai thác, kinh doah, tiêu thụ, sử dụng các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm
thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; thải chất thải chưa
được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình
thức...
- Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của
pháp luật để bảo vệ môi trường
Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các tổ chức, cá nhân
phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố của
môi trường.
Ví dụ: khoản 1, Điều 8, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định rõ: phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 2.500.000 đồng đới với các hành vi không thực hiện tất cả các nội dung cam
kết bảo vệ môi trường đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền han cụ thể của các cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Pháp luật có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho tổ chức, cơ quan bảo vệ
môi trường. Cụ thể là nhờ có pháp luật, nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về bảo vệ môi trường với các nội dung như: kiểm soát ô nhiễm, suy thoái
4


sự cố môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giá tác động môi trường và đánh giá
môi trường chiến lược, kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy thoái đất..
Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan này thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, đảm bảo hoàn thành tốt các công tác quản
lý Nhà nước đối với môi trường.
6. Phân biệt tiêu chuẩn MT, Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; Trình bày hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở Việt Nam và phân tích ý nghĩa của việc áp dụng
quy chuẩn kỹ thuật trong QLMT
 Phân biệt TCMT và QCKTMT:
Đặc điểm phân biệt

TCMT

Nội dung

TCMT quy định đặc QCKTMT quy định
tính kĩ thuật và yêu cầu mức giới hạn của đặc
quản lý.
tính kĩ thuật và yêu cầu
quản lý, giới hạn phạm
vi liên quan đến an
toàn, sức khỏe con

người và môi trường.

Mục đích

TCMT được dùng để
phân loại đánh giá
nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của
đối tượng (Sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá
trình, môi trường, các
đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế-xã
hội).

Quy chuẩn kỹ thuật quy
định mức giới hạn kỹ
thuật mà đối tượng phải
tuân thủ để đảm bảo an
toàn, sức khoẻ, môi
trường, quyền lợi người
tiêu dùng, an ninh và lợi
ích quốc gia.

Hiệu lực

Tiêu chuẩn MT công
bố để tự nguyện áp
dụng.
TCMT do 1 tổ chức

công bố

Quy chuẩn kỹ thuật MT
ban hành để bắt buộc áp
dụng.
QCKTMT do cơ quan
Nhà nước có thẩm
quyền ban hành

Ban hành

QCKTMT

 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở Việt Nam:
 Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, QCMT được chia thành:
 Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng MT xung quanh: Là quy định giá trị giới hạn cho phép
của các thông số MT, phù hợp với mục đích sử dụng thành phần MT.
Gồm:
• Đất phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác.
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
QCVN 03 : 2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
QCVN 15: 2008/BTNMT
• Nước mặt và nước dưới đất phục vụ mục đích cung cấp nước uống, sinh hoạt, nông
nghiệp, nuôi trồng ts, tưới tiêu và mục đích khác.
5


VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT

• Nước biển ven bờ phục vụ mục đích nuôi trồng ts, vui chơi, giải trí và mục đích khác.
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10:
2008/BTNMT
• Không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn.
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:
2009/BTNMT
• Âm thanh, as, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26: 2010/BTNMT
 Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải: là quy định cụ thể giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm
của chất thải, bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.
Gồm:
• Nước thải CN, dv, chăn nuôi, nuôi trồng ts, sh và hoạt động khác
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may QCVN 13:
2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008/BTNMT
• Khí thải công nghiệp, thiết bị dùng để xử lý, tiêu hủy chất thải sh, công nghiệp, y tế
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng QCVN
23: 2009/BTNMT
• Khí thải từ phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dùng
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30:
2010/BTNMT
• Chất thải nguy hại
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07:
2009/BTNMT
• Tiếng ồn, độ rung đ/v phương tiện giao thông, cssx, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng.
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27: 2010/BTNMT
 Căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành QCMT:
 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTVN).
VD: ở trên.
 Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP)

VD: QCTĐHN 04:2014/BTNMT QCKT về nước thải công nghiệp dệt may trên địa bàn
thủ đô Hà Nội(28/07/2015)
QCTĐHN 03:2014/BTNMT về khí thải Công nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn
thủ đô Hà Nội(28/07/2015)
Ý nghĩa của việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật trong QLMT:
 QCKTMT có vai trò rất quan trọng trong QLMT: Nó là công cụ phục vụ quản lý Nhà
nước, đảm bảo lợi ích cho MT và lợi ích của cộng đồng.
 QCKTMT là cơ sở để đánh giá chất lượng MT xung quanh và kiểm soát ÔNMT do các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người gây ra.
 QCKTMT dùng làm căn cứ để quản lý MT, là căn cứ để xử lý những vi phạm về
ONMT,...
6


7. Trình bày khái niệm và mục đích của công cụ kinh tế trong QLMT, liệt kê các
công cụ kinh tế đang áp dụng ở Việt Nam và phân tích khó khăn khi áp dụng công
cụ kinh tế ở Việt Nam
- Khái niệm: Công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi
phí và lơi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, nhằm
mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường.
- Mục đích:
+ Tác động trực tiếp tới thu nhập người sản xuất hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực tới
MT.
+ Tác động trực tiếp tới các nhà sx dưới dạng thuế MT, lệ phí xả thải hoặc gián tiếp
thông qua người tiêu thụ dưới dạng phí sử dụng.

Hạn chế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và
năng lượng.
- Các công cụ kinh tế đang áp dụng ở Việt Nam:

+ Thuế (thuế TN, thuế MT), phí và lệ phí;
+ Công cụ tạo thị trường: Cô-ta ô nhiễm, cơ chế phát triển sạch (CDM);
+ Các định chế tài chính và tín dụng MT: Ký quỹ và hoàn trả, Quỹ MT, trợ cấp MT;
+ Nhãn sinh thái;
+ Bồi thường thiệt hại về MT.
- Khó khăn khi áp dụng công cụ kinh tế ở VN:
+ Quản lý môi trường là một lĩnh vực mới xuất hiện trong những năm đổi mới trở lại đây.
Vì vậy khi áp dungj các công cụ kinh tế vào thực tiễn còn bộ lộ nhiều thiết sót, không đáp
ứng đc đáp ứng đòi hỏi. Chúng ta chưa có tính chiến lược có tình dài hạn, kế hoạch giải
quyết cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Nghĩa là công tác quản lý môi trường
chưa trở thành một công tác có tính kế hoạch hóa, đây là một khó khăn cơ bản cho việc
áp dụng các công ục kinh tế vào quản lý và BVMT ở nước ta
+ Sự thiếu vắng thị trường, thiếu sự cạnh tranh hoàn hảo: do môi trường cạnh tranh phức
tạp, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được thì hiếu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là
nước ngoài nên giá sản phẩm thường không đạt như mong muốn. Do đó để đảm bảo đc
lợi ích kinh tế cũng như duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải
tìm mọi cách để giảm chi phí trong đó có chi phí cho việc BVMT, và như vậy việc áp
dụng, thực hiện các công cụ kinh tế rất khó đạt được hiệu quả.
+ Thiếu quyền sở hữu đói với tài nguyên môi trường. Hầu hết các văn bản pháp quy đều
chưa xác lập một cách rõ ràng về quyền sở hữu và quyền sử dụng lâu dài và ổn định các
nguồn tài nguyên đất, rừng và đất rừng và các loại tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ
một cách có hiệu quả các nguồn này.
+ Những bất cập trong hệ thống kế toán quốc gia: chưa có sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và
chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường vốn, điều kiện hoạt động của doang nghiệp, đặc biệt
là nguồn tài chính để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp con fhanj chế, vì vậy mà việc
chủ động BVMT khó được thực hiện thậm chú không được thực hiện.
+ Do mức thu nhập còn thấp nên việc đánh thuế, phí (áp dụng các công cụ kte) đới với
hành vi gây ô nhiễm môi trường không cao, thậm chí không thỏa đáng, đủ ý nghĩa đối
với các đối tượng chịu thuế, từ đó ý thức BVMT không cao dẫ đến việc áp dụng các công
cụ kinh tế không đạt hiều quả cáo.

+ Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ chính trị đã chỉ rõ: Các cấp Uỷ, Đảng và chính quyền chưa
được nhận thức đầy đủ quan điểm về phát triển bền vững, chưa xác định rõ tầm quan
7


trọng của vấn đề BVMT trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, chưa quan tâm đúng
mực đến việc chỉ đạo, điều hành trong công tác BVMT. Đây là môt số điều vô cùng khó
khăn khi áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
8. Khái niệm, phân loại, mục đích của thuế môi trường; Việt Nam có loại thuế môi
trường nào? Trình bày ý nghĩa của loại thuế đó trong bảo vệ môi trường
* Khái niệm: là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh
hưởng đến môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
* Phân loại: 2 loại thuế môi trường
- Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ
chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu
thuế và nộp thuế là 1.
+Đặc điểm:
• Thuế này có tính công bằng hơn thuế dán thu, vì phần đóng góp về thuế thường
phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp.
• Thuế trực thu có nhược điểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của
dối tượng, vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.
• Thuế trực thu do người có thu nhập phải trả 1 cách trực tiếp và có ý thức cho nhà
nước, nên họ cảm nhận ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những
phản ứng từ chối hoặc chốn thuế.
• Việc quản lý thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao hơn so với thuế dán thu.
- Thuế dán thu: là loại thuế được cộng vào giá, là 1 bộ phận cấu thành của giá cả hàng
hoá.
Thuế dán thu là hình thức thuế dán tiếp qua 1 đơn vị trung gian (thường là các doanh
nghiệp) để đánh vào người tiêu dung.
Thuế dán thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là 1. Chẳng hạn,

Chính phủ đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này và
chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dung
cuối cùng.
+Đặc điểm:
• Thuế này dễ thu hơn thuế trực thu vì tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu
thuế (người tiêu dùng) với cơ quan thu thuế.
• Thuế này dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không
cảm nhận được đủ gánh nặng của thuế này.
* Mục đích:
- Tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Bù đắp chi phí mà xã hội phải chi trả cho việc gây ra ô nhiễm môi trường và sự cố môi
trường.
* Ở Việt Nam có thuế BVMT 2010
* Ý nghĩa:
- Thuế môi trường làm thay đổi thói quen của người tiêu dung theo hướng có lợi cho môi
trường
+ Thuế môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa.
Từ đó, có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dung theo hướng
bảo vệ môi trường.
Đối với người tiêu dung ( muốn mua với giá thấp hơn) và nhà sản xuất ( bán được nhiều
sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn) thì thuế môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích,
điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn.
Với mục đích như vậy sẽ góp phần tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm thiểu ô
nhiễm, suy thoái môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm.
8


-Thuế môi trường thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công nghệ
+ Nếu đánh thuế môi trường mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc nghiện
cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con

người.
Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới.
+Rõ rang thuế môi trường có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có
hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm tự nhiên.
Thuế môi trường có tác động làm thay đổi các quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu
dung. Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến
trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp.
9. Khái niệm Cota ô nhiễm, lợi ích và hạn chế của Cota ô nhiễm
Côta ô nhiễm là 1 loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó
nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp được thải các chất gây ô nhiễm vào
mt ( mỗi 1 giấy phép được xả thải 1 mức quy định và thời gian xả thải)
Lợi ích
• Có thể tối thiểu hóa chi phí do gây ô nhiễm


Thông qua công cụ có thể bảo vệ môi trường

Hạn chế
• Việc xác định khả năng đồng hóa của môi trường để xác định chính xác giá của
côta ô nhiễm đòi hỏi nhiều kinh phí và kinh nghiệm chuyên môn cao


Chỉ áp dụng đối với nước thải và khí thải



Các yếu tố về kinh tếxã hội, môi trường luôn luôn biến đổi nên giá của cô ta cũng
biến đổi




Hoạt động mua và bán cô ta chỉ diễn ra trong nề kinh tế thị trường với hệ thống
các văn bản pháp luật chặt chẽ và hiệu lực cao từ cơ quan quản lí nhà nước

10. Khái niệm, mục đích của Cơ chế phát triển sạch (CDM); Vì sao Việt Nam lại
thực hiện dự án CDM; Lấy một số ví dụ về dự án CDM trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, giao thông, năng lượng
- Khái niệm: CDM là một cơ chế tài chính kỹ thuật nhằm cắt giảm các KNK: CO2, CH4,
N2O, CFC (HFC), PFCs, SF6 được đề xuất trên cơ sở Nghị định thư Kyoto.
- Mục đích: Thông qua việc đầu tư các dự án CDM tại các nước đang phát triển thì doanh
nghiệp ở các nước CNH sẽ nhận được các chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận
(CER) và sẽ được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các DN của các nước CNH.
Như vậy, thay vì thực hiện giảm phát thải các KNK ngay tại đất nước mình với chi phí
xử lý, chi phí đầu tư, chi phí đổi mới cao hơn và hiệu quả thường không cao thì các DN
sẽ thực hiện giảm phát thải tại các nước đang phát triển chưa bị ÔNMT với chi phí đầu tư
thấp hơn.
 Lợi ích: Các nước phát triển: giảm chi phí xử lý, đầu tư, đổi mới CN
Các nước đang phát triển: được đầu tư, vốn ngay tại đất nước mình
- Việt Nam thực hiện dự án CDM vì: thông qua dự án này sẽ đem lại nguồn ưu đãi về tài
chính để VN xây dựng một nền kinh tế ít carbon. Ở Việt Nam hiện có 11 dự án CDM đã
được đăng ký, dự kiến đem lại lượng tín chỉ trung bình hằng năm chừng 1.016 triệu CER,
9


chiếm khoảng 0,3% số lượng tín chỉ CER toàn cầu. Với mức giá hiện tại 19,5 USD/CER.
Mỗi năm Việt Nam có thể thu được chừng hơn 19 triệu USD.
Các dự án CDM đang được tiến hành như: thu hồi khí metan (CH4) từ các bãi chôn lấp
rác thải sinh hoạt tại các thành phố lớn; thu hồi khí CH4 và CO2 từ hoạt động khai thác
than và dầu khí...
- Ví dụ:

+ Nông nghiệp: thu hồi khí metan từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, từ hoạt động
khai thác than, dầu khí...
+ Lâm nghiệp: Trông mới và tái trồng rừng thương mại, trồng cây ở cấp cộng đồng/xã...
+ Giao thông: đưa vào sử dụng giao thông công cộng, tàu điện ngầm, đường sắt hạng
nhẹ...
+ Năng lượng: sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; sử dụng năng lượng tái tạo (gió,
năng lượng mặt trời, thủy triều...)
11. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của công cụ DMC, DTM trong QLMT? So sánh
sự khác nhau giữa DMC và DTM
Khái niệm:
Đánh giá tác động môi trường(DTM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó
(khoản 23, điều 3, luật BVMT VN 2014)
Đánh giá môi trường chiến lược(ĐMC) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác
động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững (khoản 22, điều 3, luật
BVMT VN 2014)
Ý nghĩa:
o ĐTM có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét và quyết định các dự án

đầu tư.
Có thể coi việc ĐTM là công cụ quản lý môi trường, hỗ trợ cho việc thực hiện các
dự án theo hướng bảo đảm hiệu quả kinh tế, khuyến khích công tác quy hoạch tốt
hơn, tránh được những sai lầm mà sau này phải khắc phục rất tốn kém; làm cho
việc sử dụng tài nguyên thận trọng hơn, hợp lý hơn, hạn chế được suy thoái và ô
nhiễm môi trường, góp phần thiết thực vào việc phát triển bền vững.
o ĐMC có ý nghĩa hết sức quan trọng là bảo đảm rằng các khía cạnh về môi
trường có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất cho từng khâu, từng bước
và cho toàn bộ quá trình ra quyết định, góp phần đáng kể làm cho quyết

định đó có tính khả thi và bền vững trong thực tế triển khai
So sánh sự khác nhau giữa DMC và DTM:
DTM
đối tượng

Đc áp dụng với 1 dựán cụ
thể

DMC
Đc áp dụng cho:
+ phát triển KTXH cấp quốc gia
+ phát triển ngành, lĩnh vực trên qui mô cả
nc
10


+ phát triển KTXH cấp tỉnh, cấp vùng
+ qui hoạch sd đất, bảo vệ về phát triển rừng,
khai thác và sd các nguồn tài nguyên khác
trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
+ qui hoạch phát triển vùng kte trọngđiểm
+qui hoạch tổng hợp lưu vực sông qui
môliên tỉnh.
mục tiêu

Nhận dạng ,dự báo, phân
tíchđánh giá tác động MT
của dựán

Nhận dạng, dự báo vàđánh giá các tác động

tổng hợp về các hậu quả MT của việc thực
hiện qui/kế hoạch

qui trình
thực hiện

Đc thực hiện sau khi có
phương án đầu tưđã đề xuất

Đc thực hiện song song vs quá trình hoạch
định các CQK

dữ liệu

định lượng nhiều hơn

định tính nhiều hơn

sản phẩm
chủ yếu

Đưa ra các biện pháp giảm
Đưa ra các đề xuất có tínhđịnh hướng phát
thiểu ÔNMT, CN giảm thiểu triển, điều chỉnh qui hoạchđịnh CQK và lồng
nguồn thải
ghép các mục tiêu MT vào quá trình CQK.

12. Liệt kê các công cụ kỹ thuật đang được áp dụng ở Việt Nam. Phân tích ý nghĩa
của công cụ LCA trong quản lý môi trường? Lựa chọn một sản phẩm cụ thể và
phân tích tác động đến môi trường trong vòng đời của sản phẩm đó

 Các công cụ kỹ thuật đang được áp dụng ở Việt Nam là:
-

Quan trắc môi trường

-

Đánh giá môi trường: đánh giá hiện trạng môi trường, ĐTM, ĐMC

-

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)

-

Sản xuất sạch hơn

-

Kiểm toán chất thải
 Ý nghĩa của công cụ LCA trong quản lý môi trường là:
Như ta biết, đánh giá vòng đời (LCA) là 1 quá trình đánh giá tác động lên môi trường liên
quan đến một sản phẩm, một quá trình hay một hoạt động bằng cách xác định hoặc lượng
hóa năng lượng, nguyên liệu sử dụng và các chất thải ra môi trường.
Vì thế LCA có ý nghĩa:

-

Cung cấp thông tin về toàn bộ vòng đời của một sản phẩm. Từ kiến thức nền tảng này,
các nguồn lực cho cải tiến sẽ được tập trung vào nơi mà gánh nặng môi trường lớn hơn.


-

So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế.

-

Giảm lượng chất thải và kiểm soát rủi ro

-

Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu, giảm chi phí vận hành

-

Xúc tiến việc cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm

-

Giám sát hiệu quả môi trường

-

Tuân thủ được các quy định về môi trường

-

Nhận ra được các cơ hội giảm thiểu chất thải
11



-

Giảm thiểu các rủi ro về môi trường, tác động môi trường
 Lựa chọn một sản phẩm cụ thể và phân tích tác động đến môi trường trong vòng đời
của sản phẩm: sản xuất đường mía
Mía giống  cây mía  thu hoạch vận chuyển rửa ép lấy nước mía  lắng lọc
nước mía sunfit hóa nấu đường sấy đường thành phẩm đường  hợp chất hữu
cơ CHO
Tác động đến môi trường:
• Nước:
+Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất lớn, với đặc trưng nước thải là giá
trị BOD cao
+ Phần lớn chất rắn lơ lửng là chất vô cơ.
Trong đó chủ yếu là từ giai đoạn nước rửa mía cây cònnước làm nguội, rửa than
và nước thải từ các quy trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể. Chỉ có một
phần than hoạt tính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát tạo
thành các sợi nhỏ lơ lửng trong nước.
Nhưng trong điều kiện các thiết bị lạc hậu, bị rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn
huyền phù trong nước thải có thể tăng cao.
+ Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường
hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3 hoặc nước xả rửa cột resin...
• Khí thải:
+ Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí của quá trình sản xuất đường không lớn.
Khí thải phát sinh chủ yếu từ lò hơi dùng bã mía làm nhiên liệu, từ quá trình xử lý nước
mía bằng CO2 và SO2 của công đoạn bảo xung.
+ Khói của lò đốt bã mía và than. Đây là nguồn ô nhiễm chính mà bất kỳ nhà máy sản
xuất công nghiệp nào cũng cần lưu ý để xử lý. Khi đốt lò tạo ra CO2, tro và khí than.
Trong mía không có các kim loại nặng và chất độc hại, chủ yếu là lượng khí than thải vào
không khí.

+ Hơi của lò đốt lưu huỳnh khi gặp sự cố có thể thoát 1 phần ra ngoài. Khí SO2 rất độc
cho người, hấp thụ hơi nước tạo thành axit H2SO4 gây ăn mòn các bề mặt kim loại.
+ Sự tỏa hơi của nước mía có chứa một lượng đường nhỏ phát tán vào không khí và bụi
đường ở các công đoạn sàng, đóng bao
• Chất thải rắn
+ Rỉ đường: sản phẩm phụ của sản xuất đường
+ Bã mía: chiếm 26,8% - 32% lượng mía ép
+ Các nhà máy đưởng sử dụng bã mía làm nhiên liệu đốt lò hơi và chạy máy phát điện.
Bã mía còn được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất giấy, ván ép ...
+ Bùn lọc: là cặn thải của công đoạn làm trong nước mía thô.
+Tro lò hơi: chiếm 1,2% lượng bùn mía. Thành phần chính của tro là SiO2, ngoài ra còn
có Fe2O3, Al2O3, K2O, Na2O, P2O5, CaO, MnO ...
• Ô nhiễm mùi
Mỗi ngày hàng trăm tấn bã thải được thải ra ngoài. Đây là nguồn chất thải dễ lên men,
hôi thối và dễ bị khuếch tán theo gió, trôi theo mưa nên việc không thu gom chế biến sẽ
gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh…
II. Bài tập tính phí nước thải và cô ta ô nhiễm

Bài 1.Một doanh nghiệp nằm trong mục có phát sinh mức thải chứa kim loại nặng
do BTNMT quy định. Lưu lượng thải TB trong năm 2013 của doanh nghiệp là 80
/ngày đêm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp có lượng nước thải mỗi
tháng như sau:
12


Tháng
Lượng
nước thải
(


Tháng 1
(31 ngày)
300

Tháng 2
(28 ngày)
750

Tháng 3
(31 ngày)
1200

Tháng 4
(30 ngày)
850

Tháng 5
(31 ngày)
700

Tháng 6
(30 ngày)
1000

Tính phí BVMT đối với mức thải mà doanh nghiệp nộp trong quý 1 và quý 2 của
năm 2013, Biết hàm lượng TSS=50mg/l; Giá trị COD =80mg/l. Mức thu đối với
TSS=1200đ/kg; mức thu với COD= 1000đ/kg
Bài giải:
Do lưu lượng trung bình trong năm: 80 /ngày đêm > 30 /ngày đêm
 Phí BVMT trong năm tính bằng công thức : f=

Ta có công thức:
(đồng)= Tổng lượng nước thải(

+

(f=1.500.000đ)

) x |Hàm lượng COD trong nước

thải(mg/l) x Mức thu đối với COD(đ/kg) + Hàm lượng TSS trong nước
thải(mg/l) x Mức thu đối với TSS(đ/kg)| x
*Quý 1: (Tháng 1+2+3)
Áp dụng công thức ta có:
= (300+750+1200)x [(80x1000)+ (50x1200)]x

= 315000(đ)

Mà lượng nước thải trung bình trong Quý 1 là:
= 25 (


=

/ngày đêm)< 30

/ngày đêm => k=2

+ 315000= 1065000(đ)

*Quý 2: (Tháng 4+5+6)

Áp dụng công thức ta có:
= (850+700+1000)x [(80x1000)+ (50x1200)]x

= 357000(đ)

Mà lượng nước thải trung bình trong Quý 2 là:
= 28,02 (


=

/ngày đêm)< 30

/ngày đêm => k=2

+ 357000= 1107000(đ)

Vậy phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mà doanh nghiệp A nộp trong quý 1
là:1065000(đồng),quý 2 là 1107000(đồng).
Bài 2.Một nhà máy A nằm trong danh mục có phát sinh nước thải chứa kim loại
nặng do BTNMT quy định. Lượng nước thải TB trong 4 quý năm 2013 như sau:
Quý

1

2

3
13


4


Số lượng trong 90
91
93
91
quý
Lượng nước 50
120
150
25
thải trung bình
( /ngày
đêm)
Tính phí BVMT doanh nghiệp phải nộp trong Quý 1 và trong năm 2013. Biết hàm
lượng TSS trong nước thải là 60mg/l; giá trị COD của nước thải là 100mg/l. Mức
thu đối với TSS là 1200đ/kg; mức thu đối với COD là 1000đ/kg.
Bài giải:
Lưu lượng thải trung bình của doanh nghiệp năm 2013 là:
(90.50+91.120+93.150+91.25)/(90+91+93+91)=86,69(m3)
Vì doanh nghiệp A nằm trong danh mục nước thải có chứa kim loại nặng.
Và lưu lượng nước thải trung bình của doanh nghiệp là 86,69m3>30m3/ngày đêm
thì ta có phí BVMT doanh nghiệp phải nộp quý là: f=
Ta có công thức:
(đồng)= Tổng lượng nước thải(

+

(f=1.500.000đ)


) x |Hàm lượng COD trong nước

thải(mg/l) x Mức thu đối với COD(đ/kg) + Hàm lượng TSS trong nước
thải(mg/l) x Mức thu đối với TSS(đ/kg)| x
*Qu ý 1:
Do lượng nước thải trung bình= 50( /ngày đêm) => k=6
= (50x90)x [(100x1000)+ (60x1200)]x
=

+ 774000= 3024000(đ)

*Quý 2:
Do lượng nước thải trung bình= 120(

/ngày đêm) => k=9

= (120x91)x [(100x1000)+ (60x1200)]x
=

= 1878240(đ)

+ 1878240= 5252340(đ)

*Quý 3:
Do lượng nước thải trung bình= 150(

/ngày đêm) => k=12

= (150x93)x [(100x1000)+ (60x1200)]x

=

= 774000(đ)

= 2399400(đ)

+ 2399400= 6899400(đ)

*Quý 4:
Do lượng nước thải trung bình= 25(

/ngày đêm) => k=2

= (25x91)x [(100x1000)+ (60x1200)]x

14

= 391300(đ)


=

+391300 = 1141300 (đ)

Số chi phí của cả năm 2013 nộp là:
=
+ +
+
=3024000+5252340+6899400+1141300=16317040 (đ)
Bài 3.Một nhà máy C nằm trong danh mục có phát sinh nước thải chứa kim loại

nặng do BTNMT quy định. Nước thải trung bình trong năm 2013 của nhà máy là
100 /ngày đêm. Vậy trong năm 2013, trung bình mỗi tháng nhà máy phải nộp
phí BVMT đối với nước thải là bao nhiêu? Biết hàm lượng TSS trong nước thải là
80mg/l; giá trị COD trong nước thải là 120mg/l. Mức thu đối với TSS là 1200đ/kg;
mức thu đối với COD là 1000đ/kg.
Bài làm:
Vì lượng nước thải TB năm là 100 /ngày đêm > 30 /ngày đêm
Nên ta có: ADCT: F= f+
Mà:

(đồng)= Tổng lượng nước thải(

) x |Hàm lượng COD trong nước

thải(mg/l) x Mức thu đối với COD(đ/kg) + Hàm lượng TSS trong nước
thải(mg/l) x Mức thu đối với TSS(đ/kg)| x
= (100x365)x[(120x1000)+(80x1200)]x


= 7884000 (đ)

= 1500000 + 7884000= 9384000(đ)

Vậy phí TB mỗi tháng là:
=

=

= 782000(đ)


Bài 4.Có 2 nhà máy 1 và 2 đều đổ nước thải có giá trị BOD cao vào 1 hồ nước.
Nhà máy cân nhắc và quyết định phát hành 10 cota, mỗi cota cho phép thải vào hồ
giá trị BOD tương ứng 10 tấn/năm với giá 1 triệu đồng/ năm/1cota và dự kiến phân
đều cho 2 nhà máy.Lượng thải, chi phí bình quân để xử lý BOD của mỗi nhà máy
như sau:
Lượng thải (tấn)
Chi phí xử lý (triệu/ tấn)
Nhà máy 1
80
0,11
Nhà máy2
80
0,15
Phân tích thong qua thị trường cota để đạt tối thiểu hóa chi phí gây ô nhiễm.
Bài làm:
Ta có mỗi cô ta cho phép thải vào hồ giá trị BOD tương ứng 10 tấn/ năm với giá 1
triệu đồng/ 1 cô ta
Chi phí xử lý nhà máy 1 là 0,11(triệu/tấn)=1,1(triệu/10 tấn)
Chi phí xử lý nhà máy 1 là 0,11(triệu/tấn)=1,5(triệu/10 tấn)
TH1:Khi có sự phân bổ đều coota,chi phí gây ô nhiễm của mỗi nhà máy là:
*Nhà máy 1
Chi phí xử lý 30 tấn còn lại=1,1x3=3,3 triệu
Chi phí gây ô nhiễm là:5+3,3=8,3 triệu đồng
15


*Nhà máy 2
Chi phí xử lý 30 tấn còn lại=1,5x3=4,5 triệu
- Chi phí gây ô nhiễm là:5+3,5=9,5 triệu đồng
*Tổng chi phí xử lý của hai nhà máy là:8,3+9,5=17,8 triệu đồng

TH2:Khi có sự chuyển nhượng côta
*Khi chuyển 1 côta từ nhà máy1 sang nhà máy 2
-Khi đó chi phí gây ô nhiễm của:
Nhà máy 1 là:4+1,1.4=8,4 triệu đồng

16



×