Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ XUÂN NỘN, HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.75 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
XUÂN NỘN, HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên

: Ngô Thị Tâm

Lớp

: LDH4QM

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Tạ Thị Yến
Cơ quan công tác

: Trường ĐH Tài Nguyên
và Môi Trường Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2015
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
XUÂN NỘN, HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Tạ Thị Yến

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Tâm

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2015

2


MỤC LỤC
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá

trình này đang bộc lộ nhiều vấn đề nghiêm trọng và gây mất cân bằng sinh thái. Các
hiện tượng biến đổi khí hậu gia tăng một cách rõ rệt cũng làm ảnh hưởng đến môi
trường sống và môi trường sản xuất bị tác động. Trong khi Việt Nam là một nước
nông nghiệp với hơn 70% dân số đang sống ở nông thôn. Do đó việc xây dựng môi
trường nông nghiệp nông thôn vẫn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định
đối với việc ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, nhiều chương trình mang tính chất rộng khắp trên cả
nước như: các chương trình khuyến nông hay chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo...tuy nhiên còn mang tính chất giải quyết vấn đề riêng rẽ, thiếu quy
hoạch, môi trường sống không được cải thiện. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn
mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hội nghị lần
thứ bảy, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản VN khoá 10 đã ban hành Nghị quyết 26
– NQ/ TW về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với mục tiêu xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn
được tăng cường.
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà
Nội. Là một vùng trọng điểm nằm trong vùng đô thị lõi mở rộng trong quy hoạch
tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, nằm trong
vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch và là đầu mối giao
thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Và xã Xuân Nộn đã
được chọn là điểm đầu tiên xây dựng mô hình thí điểm nông thôn mới trong 23 xã
trên địa bàn huyện theo Quyết định số 1719/QĐ – UBND ngày 15/4/2010 của
UBND thành phố Hà Nội.
Trong bộ tiêu chí về xây dựng NTM, tiêu chí MT là tiêu chí thứ 17 và được
đánh giá là tiêu chí hoàn thành khó nhất. Tiêu chí MT có sự liên hệ của nhiều vấn
đề, để hoàn thành tiêu chí này là rất khó nhưng làm thế nào để giữ được tiêu chí này


4


thì càng khó hơn. Xã Xuân Nộn được công nhận NTM vào cuối năm 2014. Để nâng
cao hiệu quả của chương trình mang tính lâu dài và bền vững nên tôi chọn đề
tài:“Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường theo chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường ở xã Xuân Nộn.
- Đề xuất biện pháp duy trì và nâng cao việc thực hiện tiêu chí môi trường cho xã
Xuân Nộn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu thông tin về xã Xuân Nộn: điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội.
- Tìm hiểu thông tin về kế hoạch xây dựng 19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của

-

xã Xuân Nộn.
Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường của xã Xuân Nộn.
Đề xuất biện pháp duy trì và nâng cao việc thực hiện tiêu chí môi trường của xã

Xuân Nộn.
4. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nông thôn mới
4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam
- Những kết quả đã đạt được:
+ Trong gần 5 năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính
quyền cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực

hiện Chương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất vui mừng và trân
trọng; tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được
đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên. Nông nghiệp, giữ được mức tăng trưởng
ổn định, phát triển tương đối toàn diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng
vật nuôi được nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều
tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng
khoa học, công nghệ.
+ Theo báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; số
tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu
chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê
duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có
hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo
chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư
nông thôn năm 2013 tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn
đến hết 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn.

5


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 10/2015, cả nước đã có 10
huyện và 1.132 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 12,7% tổng số xã trên cả nước.
Dự kiến, đến cuối năm 2015, có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn, chiếm 16,8%.

- Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, việc thực hiện Chương trình
trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế:
+ Tiến độ triển khai nhìn chung còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức
của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của
Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số
nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính sách, không phù hợp, chậm

được bổ sung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân rộng mô hình chưa được
thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo ở một số địa phương còn
chưa đủ mạnh;
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương thức tổ chức mô hình
sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ tăng trưởng của nông
nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển theo
hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh
mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa
được coi trọng. Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống
của nông dân còn khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được
giải quyết có hiệu quả, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng
y tế, văn hóa, giáo dục ở nhiều nơi còn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các
vùng miền núi còn lạc hậu, chậm được cải thiện.
+ Nguồn lực Trung ương và huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình còn
thấp nhiều so với yêu cầu thực tế.

4.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Anh
- Để thúc đẩy chương trình xây dựng NTM phát triển mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng
điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, trong gần 5 năm
qua, huyện Đông Anh đã phát động nhiều phong trào thi đua trong đó phải kể đến
phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng NTM". Cùng với đó là các nội dung thi
đua chuyên đề đang được triển khai tích cực và nhận được sự đồng thuận, nhiệt
tình tham gia của nhân dân trong huyện như: "Vệ sinh môi trường nông thôn",
"Phát triển đường giao thông nông thôn"... nhằm phát huy hết tiềm năng và thế
mạnh của huyện. Nhờ đó, các dự án phát triển quy hoạch lại làng nghề, huy động
vốn cho xây dựng cơ bản, giao thông nông thôn nhanh chóng được hoàn thiện.

6



- Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng rau an toàn tại các xã: Vân Nội,

-

Tiên Dương, Nguyên Khê, Cổ Loa, Nam Hồng với diện tích 787ha; Vùng hoa, cây
cảnh tại các xã Uy Nỗ, Tiên Dương, Tàm Xá... với diện tích 527ha; vùng sản xuất
lúa nếp cái hoa vàng tại các xã Dục Tú, Thuỵ Lâm, Liên Hà, Xuân Nộn, Việt Hùng
với diện tích trên 628ha. Chăn nuôi được tập trung ở xa khu dân cư đã giải quyết
việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại chỗ. Huyện có 3 mô hình chăn
nuôi đạt tiêu chuẩn VietGab, được thành phố đánh giá là một trong những huyện
đứng đầu trong công tác phát triển chăn nuôi.
Kinh tế phát triển đã kéo theo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ sở hạ tầng nông

-

thôn, nhiều công trình đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, đời sống nhân dân. Huyện
đã có 100% hệ thống đường giao thông, thủy lợi được kiên cố hóa. Tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện còn 1,24%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 31 triệu
đồng/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 95%.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, huyện cũng tăng cường đầu tư xây dựng

-

cơ sở vật chất, phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. Huyện đã hoàn thành phổ cập
giáo dục các cấp mầm non, tiểu học, THCS, tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học THPT
đạt 98,6%. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, chăm lo. Đời sống văn
hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao... Với 6 xã được công
nhận đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2015, đến nay huyện Đông Anh đã có 18/23 xã đạt

chuẩn NTM (bằng 78%) và cơ bản đủ điều kiện phấn đấu trở thành huyện NTM
trong năm 2015.
Trong thời gian tới, ngoài tập trung nguồn lực hoàn thành 5 xã chưa đạt chuẩn

NTM vào năm 2016, huyện sẽ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo quy hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng
chuyển đổi nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn,
trong đó, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, chú trọng hỗ trợ người dân thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Xuân Nộn.
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Tp Hà Nội.

7


6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, kế hoạch xây dựng NTM của xã Xuân Nộn qua các kênh thông tin như các
văn bản báo cáo, thống kê của UBND xã và cán bộ quản lý xã Xuân Nộn.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: thiết kế 50 phiếu điều tra dành cho đối tượng người

-

dân trên địa bàn 7 thôn của xã Xuân Nộn
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: thiết kế 10 phiếu dành cho nhà quản lý trong
đó: 7 phiếu dành cho cán bộ của 7 thôn, 3 phiếu còn lại dành cho phó chủ tịch xã,
cán bộ môi trường và cán bộ thủy lợi xã Xuân Nộn.

- Phương pháp điều tra thực địa: quan sát trực tiếp các hoạt động về môi trường của

người dân trên địa bàn xã Xuân Nộn và chụp ảnh tại hiện trường.
- Phương pháp xử lý số liệu: tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
7. Dự kiến kết quả và sản phẩm
- Kết quả tình hình thực hiện chuẩn tiêu chí môi trường.
- Bảng, hình ảnh so sánh tình hình thực hiện với bản kế hoạch xây dựng.
- Báo cáo tổng kết.
8. Kế hoạch thực hiện
STT

1

2

3

Thời gian

Nội dung thực hiện

Tuần 1 – 2 (từ
ngày 9/12/2015
đến ngày
19/12/2015)

- Thu thập số liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội Xuân Nộn

Tuần 3 – 4 (từ
ngày 14/12/2015

đến ngày
26/12/2015)

Tuần 5 – 6 (từ
ngày 28/12/2015
đến ngày

- Các chỉ tiêu đạt nông
thôn mới của Xã Xuân
Nộn

Dự kiến kết quả
- Các số liệu,
thông tin về điều
kiện tự nhiên,
kinh tế xã Xuân
Nộn

- Phòng địa
chính xã
Xuân Nộn

- Các số liệu về
chỉ tiêu NTM

- Thu thập thông tin về
tiêu chí môi trường ở 3
thôn: thôn Đường Yên,
thôn Lương Quy, khu
Chợ Kim.


- Các số liệu,
thông tin về

- Thu thập thông tin về
tiêu chí môi trường ở 4
thôn còn lại : thôn
Xuân Nộn, thôn Đình

- Các số liệu,
thông tin về chỉ
tiêu MT

8

Địa điểm
thực hiện

chỉ tiêu MT
- Phiếu trả lời câu
hỏi

Thôn Đường
Yên, thôn
Lương Quy,
khu Chợ
Kim.
Thôn Xuân
Nộn, thôn
Đình Trung,

thôn Đường


9/1/2016)

4

5

Tuần 7 (từ ngày
11/1/2016 đến
ngày 17/1/2016)
Tuần cuối
(19/1/2016 đến
ngày 21/1/2016)

Trung, thôn Đường
Nhạn, thôn Kim Tiên.

- Phiếu trả lời câu
hỏi

Nhạn, thôn
Kim Tiên.

- Khảo sát thực địa môi
trường trên địa bàn của
xã Xuân Nộn dựa trên
tiêu chí về MT.


- Hình ảnh

- Địa bàn xã
Xuân Nộn

- Phỏng vấn trực tiếp
Tổng hợp tài liệu và
viết nội dung
Hoàn thiện bài khóa
luận

9

- Kết quả phiếu
điều tra

- Cán bộ xã
Xuân Nộn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020.
2. Nghị quyết số 26- NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. />4. />ong-anh-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-hieu-qua-sanxuatnongnghiep.html;jsessionid=GuHWWt3cZSZOM3+pTNj23qMm.app2

10



PHỤ LỤC
Phụ lục A: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA - NHÀ QUẢN LÝ
PHẦN I: THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG NHÀ QUẢN LÝ ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1.
2.
3.
4.
A.
B.
5.
A.
B.
6.

Họ và tên: …………………………Giới tính:…………
Tuổi:………
Thôn: ………………………
Trình độ chuyên môn:
Trung cấp
C. Đại học
Cao đẳng
D. Trên đại học
Ước tính thu nhập hàng tháng:
1 – 2 triệu
C. 5 – 7 triệu
3 – 5 triệu
D. Trên 7 triệu

Đơn vị công tác………………….......................Chức vụ:…………….
PHẦN II: THÔNG TIN VỀ CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG
NÔNG THÔN MỚI

1. Chức vụ của Ông (bà) có mức độ ảnh hưởng đến tiêu chí môi trường là:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………
2. Từ khi xã được công nhận NTM, mức độ quan tâm đến môi trường còn
được chú trọng như trước:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………
3. Theo Ông (bà) để giữ được tiêu chí về môi trường thì cần những yếu tố:
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………
Những khó khăn gặp phải:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


4.


5.

6.
A.
B.
C.
D.
E.
7.

8.

……………………………………………………………………………………
……………
Hướng giải pháp:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………
Ông (bà) cho biết chính quyền địa bàn xã đã đưa ra những chính sách về
môi trường để xã giữ vững tiêu chí môi trường:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
…………
Theo Ông (bà) có cần tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu giữa các nhà quản
lý và người dân:
……………………………………………………………………………………
….
Mức độ tổ chức:
…………………………………………………………………….
Trong 5 yêu cầu về tiêu chí môi trường theo Ông (bà) tiêu chí nào quan
trọng nhất và khó giữ nhất:
Tỷ lệ sử dụng nước sạch
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
Các hoạt động VSMT, không có hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo quy hoạch
Các chất thải được thu gom và xử lý theo quy định
Tầm quan trọng của người dân đối với việc giữ tiêu chí môi trường đã đạt:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……….
Theo Ông (bà) ý thức của người dân hiện nay về các yêu cầu trong tiêu chí
môi trường hiện nay:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
…............
9. Tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của người dân:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông (bà)
……………..,Ngày….tháng…
năm……
Điều tra viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người trả lời phiếu PV
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục B: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA – HỘ DÂN
PHẦN I: THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN


1.
2.
3.
4.

Họ và tên: …………………………Giới tính:…………
Tuổi:………
Thôn: ………………………
Trình độ học vấn:
A. Dưới tiểu học
C. Trung học cơ sở
B. Tiểu học

D. Trung học phổ thông
5. Trình độ chuyên môn:
C. Trung cấp
C. Đại học
D. Cao đẳng
D. Trên đại học
6. Nghề nghiệp:
A. Nông nghiệp
C. Cán bộ
B. Học sinh – sinh viên
D. Công nhân viên
E. Khác:…………
7. Ước tính thu nhập hàng tháng:
C. 1 – 2 triệu
C. 5 – 7 triệu
D. 3 – 5 triệu
D. Trên 7 triệu
PHẦN II: THÔNG TIN VỀ NHẬN THỨC CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG NÔNG THÔN MỚI

1. Ông (bà) có biết về chương trình xây dựng NTM của chính phủ không?
A. Có
B. Không
Nếu có thì qua phương tiện thông tin nào?
A. Báo chí
C. Đài phát thanh
B. Ti vi
D. Internet
E. Khác:………
Và mức độ biết như thế nào?

A. Không rõ
C. Rõ
B. Bình thường
D. Rất rõ
Tầm quan trọng của chương trình:
A. Không quan trọng
C. Quan trọng
B. Bình thường
D. Rất quan trọng
Có cần thiết giữ vững đạt chuẩn về tiêu chí MT:
A. Không cần thiết
C. Cần thiết
B. Bình thường
D. Rất cần thiết
Theo Ông (bà) ai sẽ là người thực hiện việc giữ vững tiêu chí MT đã đạt được:

B. Cán bộ môi trường xã
C. Ban chính quyền địa phương

C. Người dân
D. Chính quyền địa phương và người dân
Vấn đề Ông (bà) cho thấy quan trọng nhất là:
A. Tỷ lệ sử dụng nước sạch
B. Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
C. Các hoạt động VSMT, không có hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường


D. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo quy hoạch
E. Các chất thải được thu gom và xử lý theo quy định
2. Nguồn nước gia đình Ông (bà) đang sử dụng trong sinh hoạt là

A. Nước từ giếng đào
C. Nước mưa
B. Nước từ giếng khoan có bể lọc D. Nước sạch của nhà máy nước
E. Khác:………………………
3. Hoạt động sản xuất chính của gia đình Ông (bà) là:
A. Nông nghiệp
C. Sản xuất – kinh doanh
B. Chăn nuôi
D. Khác:…………
Chất thải phát sinh của hoạt động sản xuất được xử lý :

A. Thải trực tiếp ra MT
C. Chôn lấp
B. Đốt
D. Khác…………..
4. Ông (bà) có tham gia vào các hoạt động VSMT: vệ sinh đường làng, ngõ
xóm, nạo vét kênh mương…
A. Có

B. Không

Mức độ hoạt động:
A. Thường xuyên
C. Ít
B. Thỉnh thoảng
D. Rất ít
5. Lượng phát sinh rác thải hàng ngày ước tính khoảng :……kg
6. Hình thức thu gom rác của gia đình Ông (bà) là:
Thu gom rác bằng vật dụng:
A. Túi nilon

B. Thùng

C. Bao tải
D. Khác:…………

Sau khi thu gom để rác ở đâu:
A. Điểm tập kết
C. Cạnh đường
B. Bờ sông, kênh mương
D. Khác:…………
Nhận xét của Ông (bà) về công tác thu gom rác hiện nay tại thôn mình:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
7. Ông (bà) thấy môi trường địa bàn thôn mình có bị ô nhiễm không? (Nếu ô
nhiễm thì ở mức độ nào?)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
…………………………………………
8. Ông (bà) có những mong muốn gì về công tác môi trường hiện nay tại thôn
mình:
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………
9. Gia đình Ông (bà) đã cải tạo và sử dụng công trình vệ sinh hợp lý chưa?
Trả lời:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……….
……………..,Ngày….tháng…
năm……
Điều tra viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người trả lời phiếu PV
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông (bà)!



×