Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN DỰ BÁO THỜI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.26 KB, 25 trang )

Câu 1: Các công cụ dự báo thời tiết
Trong phân tích và dự báo thời tiết, người ta sử dụng những công cụ chủ yếu sau:
Bản đồ synop bề mặt và các mực trên cao;
Bản đồ phân tích, dự báo và một số sản phẩm của mô hình số;
Giản đồ cao không;
Ảnh mây vệ tinh và số liệu radar
1.Bản đồ synop
1.1 . Bản đồ synop bề mặt
Bản đồ synop bề mặt thường được xây dựng cho hai kì quan trắc chính trong ngày là
7 giờ và 19 giờ.
Đối với bản đồ synop bề mặt, người ta phân tích các đường đẳng áp, đường đẳng
biến áp, đường đẳng nhiệt, đường front, đường hội tụ, đặc điểm và sự phân bố của
các hiện tượng khí tượng đặc biệt như: mưa, sương mù, dông, bão, vùng mây Cb,
vùng mây Ns,,...
Trình tự phân tích:
Nhìn tổng thể bản đồ để xác định nơi nào nhiều mây/ít mây, nơi nào có mưa,
dông, sương mù, gió mạnh, nơi nào có nhiệt độ cao nhất/thấp nhất. Cuối cùng cần
quan sát hướng gió và trị số khí áp để phát hiện những trung tâm xoáy thuận/xoáy
nghịch
Làm nổi bật bản đồ để có thể nhận ra được những đặc trưng của các khối
không khí và front, sự phân bố của thủy hiện tượng và những hiện tượng khí tượng
đặc biệt khác.
Phân tích đường đẳng biến áp bằng những đường đứt quãng màu đen
Phân tích front cần kết hợp với phân tích các khối không khí do front ngăn
cách
Phân tích các đường đẳng áp với các giá trị khí áp chẵn
Kiểm tra lại vị trí của front là một công việc bắt buộc khi đã phân tích xong
các đường đẳng áp
Để hoàn thiện toàn bộ bản đồ để có được một bản đồ hoàn chỉnh, chính xác sau khi
đã thực hiện xong 6 bước nói trên, ta phải:
- Vẽ lần cuối tất cả các đường đẳng áp bằng bút chì đen rõ nét, đảm bảo cho các


đường được trơn tru, đều nét và quan trọng là phải xác định chính xác thêm vị trí
của chúng;
- Trị số các đường đẳng áp ở hai đầu mỗi đường đẳng áp phải được ghi chính xác,
đúng quy định, đường đẳng áp đóng kín chỉ ghi một trị số;
- Vẽ tất cả các đường front lạnh màu xanh bằng bút chì màu xanh, front nóng bằng bút
chì mùa đỏ, front cố tù bằng bút chì màu tím (hoặc hai đường xanh và đỏ song song
nhau, màu đỏ ở về phía không khí nóng);
- Tô màu vùng mưa và sương mù;
- Trên bản đồ dùng để dự báo cho ngày hôm sau, nên vẽ đường đi của tất cả các trung


tâm khí áp chính;
- Kiểm tra để khẳng định các trung tâm áp cao và áp thấp, các trung tâm nóng và
trung tâm lạnh cũng như các trung tâm biến áp đã được kí hiệu đầy đủ;
- Kiểm tra để khẳng định xem ngày, giờ của bản đồ và tên người phân tích bản đồ đã
được ghi đủ và chính xác chưa? Nếu dự báo viên đã nghiên cứu và nắm vững quá
trình diễn biến của các hệ thống thời tiết trong thời gian qua thì việc phân tích bản
đồ hiện tại chắc chắn sẽ dễ dàng và chính xác hơn nhiều.
Sử dụng bản đồ synop bề mặt, hay còn gọi là bản đồ thời tiết, ta có thể nắm được
diễn biến thời tiết trong thời gian qua trên cả một phạm vi rộng lớn cũng như những
hệ thống thời tiết và hình thế thời tiết bề mặt tại từng khu vực để giải thích cho diễn
biến thời tiết đã qua và hiện tại; đồng thời đó cũng là cơ sở để ta nhận định được sự
tiến triển của các hệ thống thời tiết và hình thế thời tiết trong thời gian tới và hệ quả
thời tiết của chúng sẽ xảy ra tại khu vực mà chúng ta cần quan tâm dự báo.
1.2 . Bản đồ synop trên cao
Bản đồ synop trên cao thường được xây dựng cho hai kì quan trắc chính trong ngày
là 7 giờ và 19 giờ, hai kì quan trắc có số liệu thám không.
Phân tích bản đồ synop trên cao nhằm làm nổi bật hình thế của trường nhiệt, trường
áp của các mặt đẳng áp: 850, 700, 500, 300, 200mb,...
Sử dụng bản đồ synop trên cao ta cũng có thể xác định được những hình thế thời tiết

của mỗi mực cũng như nắm được sự phát triển theo chiều thẳng đứng của các hệ
thống thời tiết và hình thế thời tiết để xác định sự chiếm lĩnh không gian của chúng
nhằm giải thích cho diễn biến thời tiết đã qua và hiện tại; đồng thời đó cũng là cơ sở
để ta nhận định được sự tiến triển của các hệ thống thời tiết và hình thế thời tiết
trong thời gian tới và hệ quả thời tiết của chúng sẽ xảy ra tại khu vực mà chúng ta
cần quan tâm dự báo
2. Bản đồ sản phẩm của mô hình số
Bản đồ sản phẩm của mô hình số gồm các bản đồ phân tích và bản đồ dự báo trường
và các yếu tố khí tượng có thời hạn dự báo đến 5 ngày, thậm chí đến 15 ngày. Các
sản phẩm của mô hình số rất đa dạng về yếu tố phân tích và dự báo mà những yếu tố
này ta không thể có được với bộ bản đồ synop, vì vậy chúng ta có thể hiển thị những
trường ta cần quan tâm trên những bản đồ theo ý muốn một cách phong phú
Đối với bản đồ dự báo trường áp, trường mà qua đó ta có được sự tiến triển của các
hệ thống thời tiết và hình thế thời tiết thường được đánh giá cao về độ chính xác sẽ
giúp cho dự báo viên rất nhiều
3. Giản đồ cao không
Giản đồ nhiệt động, hay còn gọi là giản đồ thiên khí, giản đồ Ema, là một giản đồ có
rất nhiều công dụng trong dự báo thời tiết, đặc biệt là đối với dự báo điểm.
Sử dụng giản đồ nhiệt động ta có thể có được độ bất ổn định của khí quyển, xác định
được các lớp khí quyển nghịch nhiệt, tiềm năng của gió đứt, trữ lượng ẩm của khí


a)

-

b)

c)


d)

quyển cũng như bình lưu nhiệt của từng lớp khí quyển để dự báo sự thay đổi của
tầng kết nhiệt trong tương lai.
4. Ảnh mây vệ tinh và radar
Ảnh mây vệ tinh thu được từ các vệ tinh khí tượng, còn ảnh radar thu được từ những
radar thời tiết được chuyển về các trung tâm dự báo là những công cụ rất tốt giúp
cho việc phân tích hệ thống thời tiết.
Cho ta biết được phạm vi, quy mô hệ thống thời tiết đang quan tâm, xác định vị trí
các đường front, các dải hội tụ, vị trí trung tâm khí áp được dễ dàng và chính xác
hơn. Ngoài ra người dự báo cũng nhận biết được cường độ của hệ thống thời tiết
đang tiến triển.
Câu 2. Trình bày những phương pháp dự báo thời tiết hiện nay
Gồm 3 phương pháp:
Phương pháp synop
Phương pháp thống kê
Phương pháp dự báo số trị
Câu 3. Hãy trình bày 4 nguyên tắc cơ bản trong phân tích synop
Khi phân tích, không những phải chú ý từng yếu tố khí tượng riêng biệt ở từng
trạm, mà còn phải chú ý đến cả sự kết hợp của tất cả các yếu tố tại mỗi trạm cũng
như giữa các trạm trong một vùng. Vì vậy, cần phải thực hiện ba phép đối chiếu sau:
Từng yếu tố khí tượng tại cùng một thời điểm của nhiều trạm trong một vùng;
Các yếu tố khí tượng với nhau tại một trạm;
Cá c yế u tố khí tượng củ a từ ng trạ m tại nhữ ng hạ n quan trắ c khá c nhau.
Tất cả ba phép đối chiếu đó giúp ta nhận ra được một cách chính xác hơn sự liên hệ
chặt chẽ của các hiện tượng thời tiết diễn ra theo không gian và thời gian, hoặc nhận
ra được sai sót của quan trắc.
Tất cả những kết luận rút ra khi phân tí ch đều phải có cơ sở vật lí. Ví dụ, theo
phân tích synop ta thấy, từ hạn quan trắc trước tới hạn sau, front di chuyển đượ c
một quãng đường dài. Trong khi đó, gió giữa hai hạn quan trắc đó trên bản đồ bề

mặt và trên cao đều không mạnh. Vì vậy, ta có thể kết luận, hoặ c là front phân
tích trên các bản đồ trước là sai, hoặc là front trên bản đồ sau không phải là front
phân tích được trên bản đồ trước, mà lại là mộ t front khá c. Đó là mộ t lập luận
trên cơ sở có sự thống nhất giữa chuyển động của front với tố c độ gió. Ngoài ra,
khi phân tích còn phải xác định được lịch sử của các quá trình khí quyển.
Việc phân tích synop phải xác định được cấu trú c không gian của các quá trình
khí quyển, phải khảo sát kết hợp tấ t cả cá c nguồn số liệu (bản đồ synop giản đồ,
ảnh kĩ thuật,...) để dựng lên được bức tranh về quá trình khí quyển trong không
gian.
Khi khảo sát các tài liệu khác nhau, cần phải liên hệ chặt chẽ chúng với nhau. Ví
dụ, khi phân tích bản đồ bề mặt phải chú ý đến các đặc điểm của trường nhiệt-áp


trên cao. Khi không có ngay các bản đồ ở cùng hạn quan trắc thì có thể dùng các bản
đồ trước đó để xem xét.
Câu 4. Những nguyên tắc trong phân tích và dự báo front lạnh ở Việt Nam
Phân tích front là xác định được vị trí của front, loại front và những đặc điểm của
chúng. Ngoài ra, cũng phải xác định được front nào tồn tại trước đây bây giờ đã tan
không cần theo dõi nữa. Xác định loại front tức là xác định xem front là nóng, lạnh
hay cố tù, front phụ hay front trên cao. Để phân biệt front nóng với front lạnh ta phải
xét đến vị trí tương đối giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, hướng di
chuyển của front, cấu trúc front, đặc điểm thời tiết trong vùng front.
Trước khi phân tích front cần phải nghiên cứu tất cả các tài liệu về vị trí, loại và
những đặc trưng của front từ kì quan trắc trước. Ngoài ra, vì front phát triển theo
phương thẳng đứng nên khi phân tích front cần phải tham khảo số liệu cao không
trực tiếp và gián tiếp.
Câu 5. Trình bày những nguyên tắc dự báo gió tầng thấp
Việc dự báo gió được bắt đầu bằng việc dự báo trường khí áp.Ma sát bề mặt càng
lớn thì góc lệch giữa gió với đường đẳng áp càng lớn, tốc độ gió càng lớn thì góc
này càng nhỏ.

Để dự báo gió tại một điểm nào đó, sau khi đã xác định được sự di chuyển và tiến
triển của các cơ cấu khí áp, ta cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Nếu nửa bên phải của xoáy thuận hay xoáy nghịch đi qua thì gió ở đó sẽ đổi hướng
theo chiều thuận chiều kim đồng hồ; nếu nửa bên trái của xoáy đi qua thì gió ở đó sẽ
đổi hướng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ;
- Khi rãnh hay sống khí áp đi từ trái sang phải thì ở đó gió sẽ đổi hướng theo chiều
ngược chiều kim đồng hồ; còn nếu đi từ phải sang trái thì ở đó gió sẽ đổi hướng theo
chiều thuận chiều kim đồng hồ;
- Khi front đi qua, tương ứng với rãnh thấp đi từ trái sang phải nên gió đổi hướng
theo chiều ngược chiều kim đồng hồ;
- Khi áp thấp sâu xuống và áp cao mạnh lên, gradient khí áp giữa hai vùng tăng lên
làm cho gió mạnh lên; còn khi áp thấp đầy lên và áp cao yếu đi, gradient khí áp giữa
hai vùng giảm xuống làm cho gió yếu đi;
- Trong xoáy nghịch gió rất yếu và càng ra phía ngoài càng mạnh; nhưng trong xoáy
thuận, gió mạnh có thể xảy ra ở bất kì vùng nào, tùy theo đặc điểm của trường biến
áp có tác dụng làm cho đường đẳng áp dày sít hơn hay không.
- Diễn biến hàng ngày của gió có liên quan với sự biến thiên hàng ngày của sự xáo
trộn theo chiều thẳng đứng, sự xáo trộn này có tác dụng làm san bằng động lượng
theo độ cao và do đó làm giảm sự biến thiên theo độ cao của gió. Nhờ vậy, ở mặt đất
ban ngày gió mạnh lên và quay một chút về bên phải, còn ban đêm gió lại yếu đi và
lại quay về bên trái. Nói chung, gió quay hướng không lớn, còn tốc độ gió mạnh hơn
vào ban ngày và yếu hơn vào ban đêm.


- Diễn biến hàng ngày của gió thể hiện chủ yếu là trong các lớp 500m gần mặt đất,
nhưng trong từng trường hợp cụ thể có thể đạt tới độ cao khoảng 1 - 2km. Ngay từ
độ cao 100-150m, diễn biến hàng ngày của gió đã trái ngược với diễn biến ở bề mặt,
ban ngày gió yếu đi và quay một chút về bên trái, còn ban đêm gió mạnh lên và quay
một chút về bên phải.
- Sự xáo trộn theo chiều thẳng đứng có thể xảy ra do kết quả của đối lưu động lực

hay nhiệt lực. Đối lưu động lực càng lớn nếu tốc độ gió, xác định bằng gradient khí
áp, càng lớn. Đối lưu này không có sự diễn biến hàng ngày rõ rệt. Vì vậy, ảnh hưởng
chính tới diễn biến hàng ngày của gió là do đối lưu nhiệt lực.
Như vậy, đối với sự biến thiên hàng ngày của gió, tức là sự mạnh lên vào ban ngày
của gió, xảy ra trong những điều kiện sau:
- Trong các khối không khí có tầng kết bất ổn định;
- Trong mùa nóng;
- Khi mây không nhiều;
- Khi gradient khí áp nhỏ.
Khi gradient khí áp lớn, vai trò của đối lưu động lực có tác dụng xáo trộn lớp không
khí mấy trăm mét bên dưới lớn đến nỗi nó triệt tiêu cả tác dụng của đối lưu nhiệt
lực, khi đó sẽ có gió mạnh mà không thấy sự diễn biến hàng ngày rõ rệt.
Tuy nhiên, ngoài những điều kiện vừa phân tích trên, khi dự báo, cần phải tính đến
đặc điểm địa hình, tức là xét đến điều kiện địa phương riêng cho mỗi khu vực. Ví
dụ, trong thung lũng nằm giữa hai dãy núi, hướng gió chiếm ưu thế trùng với hướng
thung lũng nên lệch nhiều với hướng chung gây ra bởi trường khí áp chung. Các đặc
điểm địa hình cũng có thể gây ra những sự sai lệch rõ rệt về tốc độ gió. Xét đến đặc
điểm địa hình thì phải xét đối với một địa phương cụ thể qua việc nghiên cứu cụ thể
tình hình của khu vực đó.
Trong dự báo gió, cần lưu ý dự báo gió giật. Gió giật ở gần mặt đất có liên quan với
tốc độ gió, gió càng mạnh thì đối lưu động lực càng mạnh, đối lưu này phá vỡ
chuyển động có trật tự của không khí. Đối lưu nhiệt lực phát triển mạnh cũng làm
cho gió mạnh lên, đồng thời cũng làm tăng tính chất giật của gió. Cường độ của gió
giật có thể khác nhau và thông thường, gió càng mạnh thì gió giật càng mạnh. Trong
từng trường hợp cụ thể, tốc độ gió giật có thể gấp nhiều lần gió nền. Trong đa số
trường hợp, gió giật có tốc độ lớn gấp rưỡi tốc độ gió nền. Gió giật thường hay xuất
hiện trong bão, trong áp thấp nhiệt đới, trước front nên nhiều khi thấy có gió giật là
có thể nhận biết được front qua trạm.

-


Câu 6. Những nguyên tắc dự báo giáng thủy
Dự báo mưa thường
Mưa thường là mưa thường rơi từ các đám Ns, As nên thường xảy ra trên một vùng
rộng lớn. Mưa thường có thể xảy ra trong front hay trong khối không khí. Những
điều kiện xuất hiện mưa thường là độ ẩm không khí cao và không khí bị lạnh đi trên


-



một phạm vi không gian rộng lớn. Loại mưa này không có sự diễn biến hàng ngày rõ
rệt. Nguồn cung cấp ẩm cho không khí để duy trì mưa thường là bình lưu ẩm và sự
bốc hơi của nước mưa vào không khí.
Bình lưu nóng cũng tạo điều kiện thuận lợi để duy trì mưa. Bởi vì khối không khí
nóng khi đi qua một khu vực tương đối lạnh hơn sẽ làm không khí lạnh đi, tạo điều
kiện lợi cho hơi nước ngưng kết.
Trong front, mưa thường hay xuất hiện ở vùng front nóng, front lạnh loại 1 và front
cố tù nóng. Những vùng mưa thường trong front được thể hiện rõ trên bản đồ synop
bề mặt, ở gần các front khí quyển. Những vùng này được quan sát thấy liên tục từ
lúc front xuất hiện lúc biến đi. Vì vậy, việc dự báo những vùng mưa thường trong
front trên bản đồ synop gắn liền với việc dự báo sự di chuyển và tiến triển của các
cơ cấu khí áp và front.
Mưa bên trong khối không khí chủ yếu là mưa phùn hay nói chung là mưa nhỏ.
Chúng đặc trưng cho khối không khí ổn định đang bị lạnh đi bên trên mặt đệm lạnh
và thường xảy ra về mùa đông. Khả năng xảy ra mưa nhỏ không những chỉ do bình
lưu nóng mà còn do những dòng thăng có trật tự trong các xoáy nghịch đang tan rã.
Dự báo mưa rào và dông
Mưa rào và dông xuất hiện khi có mây đối lưu phát triển mạnh. Vì vậy, việc dự báo

mưa rào gắn liền với việc xác định khả năng hình thành tầng kết nhiết bất ổn định
cần thiết để mây đối lưu hình thành. Mưa rào, cũng như mưa thường, có thể là mưa
trong khối không khí hoặc trên front. Trong cả hai trường hợp này, vai trò của tầng
kết nhiệt và độ ẩm không khí có tính quyết định.
Khả năng xuất hiện mưa rào phụ thuộc khá rõ rệt vào thời gian trong ngày. Mưa
đối lưu hay xảy ra nhất từ 15-18 giờ, tức là sau khi nhiệt độ đạt cực đại.
Mưa đối lưu xuất hiện ở một nơi nào đó bên trong khối không khí bất ổn định hay ở
gần front thường có tính quán tính. Chúng thường xảy ra trong mấy ngày liền,
chuyển dịch tương ứng với đặc điểm di chuyển của các khối không khí và front.
Mưa đối lưu sẽ kết thúc khi lượng hơi nước trong khối không khí giảm đáng kể hoặc
khi gradient nhiệt độ thẳng đứng trong khối không khí giảm đi.
Câu 7. Hoạt động của áp cao Siberia và ảnh hưởng của nó đến thời tiết Việt Nam
Vào mùa đông, BBC vùng áp cao lạnh nhất không phải ở cực mà là vùng
Siberia nên hình thành áp cao Siberia
Hoạt động :
Tháng 1:
+ Mực 1000mb, trung tâm áp cao Siberia ở vào khoảng 45 0N; 920E được thể hiện
bằng đường đẳng cao 280mtv khép kín (khí áp mực biển xấp xỉ 1035mb). Gió từ áp
cao này chủ yếu thổi về phía đông và đông nam rồi đổ vào áp thấp Aleut và rãnh thấp
xích đạo lúc này đang nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, hoàn lưu đông bắc bao trùm lên
lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần của Tây TBD.








+ Đến mực 850mb, trung tâm của áp cao nghiêng mạnh về phía nam và ở vào khoảng

340N; 900E, hoàn lưu của nó thổi về phía đông rồi đổ vào áp thấp Aleut, đổ về phía tây
nam rồi hội tụ vào rãnh thấp xích đạo. Dòng không khí này tạo thành gió mùa đông bắc
qua phần phía bắc Biển Đông và giữa lãnh thổ Việt Nam.
+ Đến mực 700mb, trên khu vực áp cao Siberia tầng thấp, ở khoảng kinh tuyến
830E, chỉ còn phân tích được một sống áp cao, và lên đến các mực cao hơn, không
còn dấu hiệu của áp cao này nữa
Tháng 2
+Mực 1000mb, Trung tâm áp cao Siberia dịch chuyển về phía tây so với tháng trước
và ở vào khoảng 450N; 910E, cường độ của nó đã suy yếu đi một cách đáng kể; được
thể hiện bởi đường đẳng cao 240mtv khép (khí áp mực biển xấp xỉ 1030mb).gió từ
áp cao này chủ yếu vẫn thổi về phía đông và đông nam rồi đổ vào áp thấp Aleut và
rãnh thấp xích đạo lúc này đang nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, hoàn lưu đông bắc vẫn
bao trùm lên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần của Tây TBD
+ Đến mực 850mb, trung tâm của áp cao nghiêng mạnh về phía nam và ở vào
khoảng 320N; 830E, hoàn lưu của nó cũng thổi về phía đông, phần lớn đổ vào áp
thấp Aleut và phần còn lại tràn về phía nam tạo thành gió mùa đông bắc qua phần
phía bắc Biển Đông và giữa lãnh thổ Việt Nam; còn phần phía bắc của lãnh thổ, gió
có hướng đông nam; trong khi đó, ở nam Biển Đông và phần phía nam của lãnh thổ,
gió cũng có hướng đông đông bắc nhưng là tín phong từ áp cao TBD.
+ Đến mực 700mb, trên khu vực áp cao Siberia tầng thấp, ở khoảng kinh tuyến
830E, chỉ còn phân tích được một sống áp cao, và lên đến các mực cao hơn, không
còn dấu hiệu của áp cao này nữa.
Tháng 3
+ Mực 1000mb, trung tâm áp cao Siberia tiếp tục dịch chuyển về phía tây tây bắc và ở
vào khoảng 470N; 890E, cường độ của nó cũng tiếp tục bị suy yếu, được thể hiện
bằng đường đẳng cao 200mtv khép kín ( khí áp1025mb). Gió từ áp cao này chủ yếu
thổi về phía đông nam rồi đổ vào áp thấp Aleut, một phần nhỏ đổ vào rãnh thấp xích
đạo lúc này đang ở bán cầu Nam và còn lại vòng qua áp cao Hoa Đông. Vì vậy, miền
Bắc Việt Nam gió có hướng đông đông nam; chỉ ở miền Nam và Biển Đông mới có
hướng đông bắc.

+ Đến mực 850mb, áp cao nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng 45 0N; 840E.
Hoàn lưu của nó thổi về phía đông, giữa áp cao TBD và áp thấp Aleut.
Đến mực 700mb, chỉ còn phân tích được một sống áp cao ở vào khoảng
0
80 E
Tháng 4
+ Mực 1000mb,trung tâm áp cao Siberia tiếp tục dịch chuyển về phía tây tây bắc và
ở vào khoảng 500N; 700E, cường độ của nó cũng tiếp tục bị suy yếu, được thể hiện
bằng đường đẳng cao 160mtv khép kín (nghĩa là khí áp mực biển xấp xỉ 1020mb).










Gió từ áp cao này chủ yếu thổi về phía đông nhưng không tới áp thấp Aleut mà chỉ
tới một trung tâm áp thấp đang tồn tại vào khoảng 500N; 1300E.
+ Đến mực 850mb, chỉ còn phân tích được một sống khí áp chứ không còn đường
đẳng cao khép kín nào nữa.Đến mực 700mb, không còn phân tích được dấu tích của
áp cao nữa.
Tháng 5
+ Mực 1000mb, trung tâm áp cao lạnh lục địa tiếp tục dịch chuyển về phía tây và ở
vào khoảng 500N; 520E, cường độ của nó cũng tiếp tục suy yếu, được thể hiện bằng
đường đẳng cao 120mtv khép kín (nghĩa là khí áp mực biển xấp xỉ 1015mb). Gió từ
áp cao chủ yếu thổi về phía đông tới trung tâm áp thấp đang tồn tại vào khoảng
500N; 1250E, thổi về phía nam để đổ vào áp thấp Nam Á. Lúc này, hầu hết lãnh thổ

và lãnh hải Việt Nam chịu sự khống chế của tín phong bán cầu Nam, riêng phần
đông bắc Biển Đông vẫn chịu sự khống chế của tín phong bán cầu Bắc.
+ Đến mực 925mb, áp cao nghiêng về phía đông nam và ở vào khoảng 48 0N; 550E.
Gió từ áp cao cũng chủ yếu thổi về phía đông tới trung tâm áp thấp đang tồn tại vào
khoảng 500N; 1250E và thổi về phía nam để đổ vào áp thấp Nam Á.
+ Đến mực 850mb, áp cao tiếp tục nghiêng về phía đông nam 45 0N; 580E. Hoàn lưu
của nó chủ yếu thổi vào áp thấp Nam Á.
Đến mực 700mb, không còn phân tích được dấu tích của áp cao nữa
Tháng 6
+ Trên mực 1000mb, trung tâm áp cao lạnh lục địa tiếp tục dịch chuyển về phía tây,
ở phía tây kinh tuyến 400E, vẫn với đường đẳng cao 120mtv khép kín ( khia áp
1015mb) nhưng kéo dài ra đến tận Đại Tây Dương, áp cao này không còn gọi là áp
cao lạnh lục địa nữa.Gió từ áp cao chủ yếu thổi về phía đông nam để hội tụ vào
trung tâm áp thấp Nam Á.
+ Đến mực 925mb, hoàn lưu của nó cũng không sai khác gì đáng kể so với mực
1000mb.Đến mực 850mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía đông và ở vào khoảng
450N; 500E và hoàn lưu của nó cũng chủ yếu đổ vào áp thấp Nam Á.
Tháng 7
+ giống tháng 6 nhưng độ cao 100mđtv ( khí áp là 1010mb)
Tháng 8
+ giống tháng 6
Tháng 9
+ Trên mực 1000mb, trung tâm áp cao lạnh lục địa dịch chuyển mạnh sang phía
đông và ở vào khoảng 480N; 580E, cường độ của nó mạnh lên một cách rõ rệt, được
thể hiện bằng đường đẳng cao 140mtv khép kín (nghĩa là khí áp mực biển xấp xỉ
1018mb).Gió từ áp cao này chủ yếu thổi về phía nam rồi đổ vào áp thấp nam Á.
+ Đến mực 925mb, hình thế của áp cao cũng như hoàn lưu của nó ít thay đổi so với
mực 1000mb.



+ Đến mực 850mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía nam và ở vào khoảng 44 0N;
580E và hoàn lưu của nó, về cơ bản, cũng giống như hoàn lưu các mực dưới đó,
nghĩa là cũng đổ vào áp thấp nam Á là chính.
+ Đến mực 700mb, không còn phân tích được áp cao lạnh lục địa nữa


Tháng 10
+ Trên mực 1000mb, trung tâm áp cao lạnh lục địa tiếp tục dịch chuyển về phía
đông và ở vào khoảng 480N; 870E, cường độ của nó tiếp tục mạnh lên, được thể hiện
bằng đường đẳng cao 200mtv khép kín.Gió từ áp cao này chủ yếu thổi về phía đông
rồi hội tụ vào áp thấp Aleut và thổi lên phía bắc để hội tụ vào rãnh thấp cận cực. Cả
Việt Nam chịu sự khống chế của hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa Đông thổi tới.
+ Đến mực 925mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía nam và ở vào khoảng 40 0N;
850E. Gió từ áp cao này cũng chủ yếu thổi về phía đông rồi hội tụ vào áp thấp Aleut
và thổi lên phía bắc để hội tụ vào rãnh thấp cận cực.
+ Đến mực 850mb, trung tâm áp cao tiếp tục nghiêng về phía nam và ở vào khoảng
330N; 830E. Gió từ áp cao này chủ yếu thổi về phía đông rồi hội tụ vào áp thấp Aleut
và thổi xuống phía nam để hội tụ vào rãnh xích đạo trên bắc Ấn Độ Dương.Đến mực
700mb, không còn phân tích được áp cao lạnh lục địa nữa.



Tháng 11
+ Trên mực 1000mb, trung tâm áp cao tiếp tục dịch sang phía đông và ở vào khoảng
450N; 910E, cường độ của áp cao cũng tiếp tục mạnh lên, được thể hiện bằng đường
đẳng cao 240mtv khép kín (nghĩa là khí áp mực biển xấp xỉ 1030mb). Gió từ áp cao
này chủ yếu thổi về phía đông rồi hội tụ vào áp thấp Aleut và thổi về phía nam, tràn
qua lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam rồi hội tụ vào rãnh thấp xích đạo đang nằm gần
xích đạo
+ Trên mực 925mb, trung tâm áp cao Siberia nghiêng mạnh về phía nam và ở vào

khoảng 340N; 910E. Gió từ áp cao này cũng thổi về phía đông rồi hội tụ vào áp thấp
Aleut và thổi về phía nam, tràn qua lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam rồi hội tụ vào rãnh
thấp xích đạo đang nằm gần xích đạo.
+ Trên mực 850mb, trung tâm áp Siberia vẫn ở vào khoảng 34 0N; 910E. Gió từ áp
cao thổi về phía đông rồi hội tụ vao áp thấp Aleut, thổi về phía tây nam rồi hội tụ
vào rãnh thấp xích đạo, thổi về phía đông nam, theo hoàn lưu của áp cao Hoa Đông,
thổi qua lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam rồi cũng hội tụ vào rãnh thấp xích đạo.Đến
mực 700mb, không còn phân tích được áp cao Siberia nữa.
Tháng 12
+ Trên mực 1000mb, trung tâm áp cao Siberia ở vào khoảng 46 0N; 920E được thể
hiện bằng đường đẳng cao 280mtv khép kín (nghĩa là khí áp mực biển xấp xỉ
1035mb). Gió từ áp cao này chủ yếu thổi về phía đông và đông nam rồi đổ vào áp




-

-



thấp Aleut và rãnh thấp xích đạo lúc này đang nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, hoàn lưu
đông bắc bao trùm lên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần của Tây TBD.
+ Trên mực 925mb, trung tâm áp cao Siberia nghiêng mạnh về phía nam và ở vào
khoảng 340N; 910E. Gió từ áp cao này cũng thổi về phía đông rồi hội tụ vào áp thấp
Aleut và thổi về phía nam, tràn qua lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam rồi hội tụ vào rãnh
thấp xích đạo đang nằm gần xích đạo.
+ Trên mực 850mb, trung tâm áp Siberia vẫn ở vào khoảng 34 0N; 910E. Gió từ áp
cao thổi về phía đông rồi hội tụ vao áp thấp Aleut, thổi về phía tây nam rồi hội tụ

vào rãnh thấp xích đạo, thổi về phía đông nam, theo hoàn lưu của áp cao Hoa Đông,
thổi qua lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam rồi cũng hội tụ vào rãnh thấp xích đạo.Đến
mực 700mb, không còn phân tích được áp cao Siberia nữa.
Ảnh hưởng của áp cao Siberia tới thời tiết Việt nam:
Gây ra những đợt xâm nhập lạnh xuống việt nam:
+ vào đầu mùa đông, áp cao này phát triển mạnh thường kèm theo front lạnh,không
khí lạnh di chuyển trên lục địa ít bị biến tính, nó xâm nhập trực tiếp xuống nươc ta.
Khi đó miền bắc nằm sâu trong lưỡi cao lạnh khô, thời tiết : ita mây, khô hanh. ở bắc
bộ, vùng núi phía bắc thường gây ra sương mù,rét đậm, rét hại…
+ cuối đông, khi áp cao Siberia suy yếu đi, không khí lạnh bị biến tính qua biển bị
nóng và ẩm lên. Thời tiết miền bắc lúc này tròi đầy mây có mưa nhỏ mưa phùn ( ấm
và ẩm hơn).
+ các đợt không khí lạnh tăng cường: khi mà miền bắc việt nam đang chịu không khí
lạnh thì lại có những đợt lạnh khác tràn về làm cho nhiệt độ tiếp tục giảm xuống.

Câu 8. Hoạt động của áp cao Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó đến thời tiết
Việt Nam
Áp cao TBD là 1 áp cao cận nhiệt đới có trung tâm hoạt động trên khu vực
TBD ( ACCNĐ Bắc TBD)
Hoạt động :
Ở tầng thấp, lưỡi phía tây của áp cao TBD thường chịu ảnh hưởng của mặt đệm nên
dễ biến động, khi mạnh nó có thể lấn vào tới nam lục địa Trung Quốc và Biển Đông
hoặc lãnh thổ Việt Nam, còn khi yếu nó bị mờ đi và thường được thay thể bởi lưỡi
cao lạnh lục địa hay áp thấp. Ở tầng giữa và tầng cao, áp cao TBD luôn hiện diện và
liên kết với các trung tâm áp cao khác ở phía tây tạo thành một đới áp cao rộng lớn,
Tháng 1:
+ Trên mực 1000mb, áp thấp Aleut khống chế phần lớn vùng Bắc TBD nên áp cao
TBD thu hẹp, co về phía đông, có vị trí ở vào khoảng 310N, 1300W, được thể hiện
bởi đường đẳng cao 160mtv (khí áp mực nước biển xấp xỉ 1020mb); đặc biệt, đường







đẳng cao này không khép kín trên đại dương mà phát triển về phía đông để bao trùm
cả áp cao trên lục địa Bắc Mỹ.
+ Đến mực 700mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây nam tới khoảng 21 0N;
1360W. Trung tâm áp cao phụ đã nhập với nhau và kết hợp với trung tâm áp cao Bắc
Ấn Độ Dương tạo thành một đới áp cao chạy dài từ đông TBD sang tận Ấn Độ
Dương, trục của nó đi qua Việt Nam ở khoảng 15 0N. Trên mực 500mb, áp cao TBD
chỉ tồn tại một trung tâm ở vào khoảng 160N; 1470E, lưỡi lấn về phía tây và kết hợp
với áp cao trên Bắc Ấn Độ Dương tạo thành một đới áp cao liên tục và có trục đi qua
Việt Nam khoảng 130N. Từ mực 500mb trở lên, áp cao nghiêng về phía đông nam
nên đến mực 200mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 12 0N; 1620E; nhưng từ mực
200mnb trở lên, áp cao lại nghiêng về phía bắc đông bắc, nên đến mực 100mb, trung
tâm của nó ở vào khoảng 150N; 1630E.
Tháng 2:
+ trên mực 1000mb, vị trí và cường độ của áp cao TBD tuy vẫn ít thay đổi so với
tháng trước, nghĩa là trung tâm của nó vẫn ở vào khoảng 310N, 1300W được thể hiện
bởi đường đẳng cao 160mtv khép kín( khí áp 1020mb), hoàn lưu của nó đã tách biệt
với áp cao trên lục địa Bắc Mỹ.
+ Trên mực 850mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây tây nam nên ở vào khoảng
270N; 1370W và kết hợp với áp cao phụ phía tây tạo thành một đới áp cao chạy dài
qua cả TBD. Đến mực 700mb, trung tâm của áp cao này nghiêng về phía tây nam tới
khoảng 180N; 1350W và cùng với trung tâm áp cao phụ giữa TBD tạo thành một đới
áp cao chạy dài từ đông TBD sang tận Ấn Độ Dương, có trục qua Việt Nam ở vĩ
tuyến khoảng 150N. Trên mực 500mb, trung tâm áp cao ở vào khoảng 16 0N; 1320E,
lưỡi lấn về phía tây và kết hợp với áp cao trên Bắc Ấn Độ Dương tạo thành một đới
áp cao liên tục và có trục đi qua Việt Nam khoảng 13 0N. Từ mực 500mb trở lên, áp

cao nghiêng dần về phía đông đông nam nên đến mực 200mb, trung tâm của nó ở
vào khoảng 110N; 1650E; nhưng từ mực 200mnb trở lên, áp cao lại nghiêng về phía
bắc, nên đến mực 100mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 140N; 1650E.
Tháng 3:
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao dịch chuyển về phía tây tây bắc tới khoảng
320N; 1430W; đồng thời cường độ của nó cũng tăng lên với giá trị khí áp khá cao,
lớn hơn 1022mb được thể hiện bởi đường đẳng cao 180mtv khép kín.
+ Trên mực 850mb, áp cao Hoa Đông tháng trước đã gần như hòa nhập với áp cao
TBD nên chỉ còn một trung tâm áp cao ở vào khoảng 29 0N; 1440W nhưng nó cũng
chạy dài qua cả TBD và hoàn lưu của nó bao trùm lên cả phần phía bắc của lãnh thổ
Việt Nam. Đến mực 700mb, trung tâm áp cao này nghiêng về phía tây nam, tới
khoảng 240N; 1500W và kết hợp với trung tâm áp cao phụ giữa TBD và trung tâm
Tây TBD tạo thành một đới áp cao chạy dài từ đông TBD sang tận Bắc Ấn Độ
Dương, có trục qua Việt Nam ở vĩ tuyến khoảng 16 0N. Trên mực 500mb, trung tâm
áp cao ở vào khoảng 150N; 1300E, lưỡi lấn về phía tây và kết hợp với áp cao trên


Bắc Ấn Độ Dương tạo thành một đới áp cao liên tục và có trục đi qua Việt Nam
khoảng 140N. Từ mực 500mb trở lên, áp cao nghiêng về phía đông đông nam nên
đến mực 200mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 10 0N; 1600E; nhưng từ mực
200mnb trở lên, áp cao lại nghiêng về phía tây tây bắc, nên đến mực 100mb, trung
tâm của nó ở vào khoảng 130N; 1570E.




Tháng 4:
+ trên mực 1000mb, trung tâm của áp cao tiếp tục dịch chuyển về phía tây tây bắc và
ở vào khoảng 330N; 1460W với cường độ đã mạnh lên một cách rõ rệt, phạm vi mở
rộng về phía tây, trị số khí áp trung tâm lên trên 1025mb được thể hiện bằng đẳng

cao 200mtv khép kín; đặc biệt là hoàn lưu của nó đã bao trùm cả Biển Đông và bán
đảo Đông Dương.
+Trên mực 850mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây nam nên có vị trí vào
khoảng 300N; 1490W và cũng chạy dài suốt cả TBD, hoàn lưu của nó bao trùm lên
cả phần phía bắc của lãnh thổ Việt Nam. Đến mực 700mb, trung tâm áp cao nghiêng
hẳn sang phía tây, tới khoảng 25 0N; 1680E, có trục qua Việt Nam ở vĩ tuyến khoảng
170N. Trên mực 500mb, trung tâm áp cao nghiêng mạnh về phía tây tây nam và ở
vào khoảng 170N; 1250E, lưỡi lấn về phía tây và kết hợp với áp cao trên Bắc Ấn Độ
Dương tạo thành một đới áp cao liên tục và có trục đi qua Việt Nam khoảng 15 0N.
Từ mực 500mb trở lên, áp cao nghiêng dần về phía tây tây nam nên đến mực
250mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 13 0N; 1170E; nhưng từ mực 250mnb trở lên,
áp cao lại nghiêng về phía đông đông nam, nên đến mực 200mb, trung tâm của nó ở
vào khoảng 110N; 1400E; từ mực 200mb trở lên, áp cao lại nghiêng về phía tây bắc
và đến mực 100mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 130N; 1030E.
Tháng 5:
+ trên mực 1000mb, trung tâm của áp cao có vị trí và cường độ ít thay đổi so với tháng
4 (tức là vẫn ở vào khoảng 330N; 1460W) nhưng hoàn lưu của nó không còn bao trùm
cả vùng Biển Đông và bán đảo Đông Dương như tháng 4 nữa mà chỉ thổi tới phần phía
bắc của Biển Đông và nam lục địa Trung Quốc do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa tây
nam đã từ bán cầu Nam đi lên.
+ Trên mực 850mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây nam nên ở vào khoảng 31 0N;
1470W, nhưng lưỡi của nó lại rút về phía đông nên hoàn lưu của áp cao không còn
khống chế Việt Nam và Biển Đông như tháng trước nữa. Đến mực 700mb, trung tâm
áp cao dịch chuyển hẳn sang phía tây tây nam, tới khoảng 260N; 1680E, hoàn lưu của
nó không còn khống chế lãnh thổ Việt Nam. Trên mực 500mb, trung tâm áp cao
nghiêng về phía tây tây nam và ở vào khoảng 220N; 1550E, lưỡi áp cao lấn về phía tây
đến bán đảo Đông Dương và có trục đi qua Việt Nam khoảng 16 0N. Từ mực 500mb trở
lên, áp cao nghiêng về phía tây tây nam nên đến mực 200mb, trung tâm của nó ở vào
khoảng 170N; 1020E; nhưng từ mực 200mnb trở lên, áp cao lại nghiêng về phía tây tây
bắc, cho nên đến mực 100mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 210N; 950E.









Tháng 6
+ trên mực 1000mb, trung tâm của áp cao dịch chuyển lên phía tây bắc, tới khoảng
350N; 1450W với giá trị khí áp ít thay đổi, nhưng phạm vi của nó mở rộng theo
phương kinh tuyến, hoàn lưu của nó không tới Biển Đông nữa mà chỉ tới Tây Bắc
TBD rồi thổi vào áp thấp Trung Hoa do gió mùa tây nam mạnh hơn tháng trước
đang khống chế khu vực Biển Đông, thậm chí cả phần phía tây của TBD.
+ Trên mực 850mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng
320N; 1500W, lưỡi của nó rút ra phía đông nên không ảnh hưởng đến lãnh thổ và
lãnh hải Việt Nam. Đến mực 700mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây một ít và
ở vào khoảng 320N; 1520W, hoàn lưu của nó chỉ thổi tới tây TBD. Trên mực 500mb,
trung tâm áp cao nghiêng mạnh về phía tây tây nam và vào khoảng 25 0N; 1520E,
lưỡi của nó rút về phía đông nên hoàn lưu của nó chỉ thổi tới Biển Đông chứ không
tới lãnh thổ Việt Nam nữa. Từ mực 500mb trở lên, trung tâm áp cao tiếp tục nghiêng
về phía tây tây nam nên đến mực 250mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 23 0N;
980E; nhưng từ mực 250mnb trở lên, áp cao lại nghiêng về phía tây tây bắc, nên đến
mực 100mb, trung tâm của nó ở vào khoảng 280N; 880E.
Tháng 7:
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao dịch chuyển về phía tây bắc tới khoảng 37 0N;
1500W và mạnh lên một cách đáng kể với giá trị khí áp cao nhất, lớn hơn 1030mb
được thể hiện bởi đường đẳng cao 250mđtv khép kín. Trên mực 850mb, trung tâm
áp cao nghiêng về phía tây tây nam nên ở vào khoảng 36 0N; 1550W và lưỡi của nó
tiếp tục rút ra phía đông. Đến mực 700mb, trung tâm áp cao nghiêng về phía tây tây

nam và ở vào khoảng 340N; 1640W, lưỡi của nó tiếp tục rút lui về phía đông. Trên
mực 500mb, trung tâm áp cao nghiêng về tây tây nam và ở vào khoảng 31 0N; 1720E,
lưỡi của nó tiếp tục rút về phía đông nên hoàn lưu của nó chỉ thổi tới Biển Đông.
Trên mực 400mb, áp cao nghiêng về phía tây tây nam nên có tâm ở vào khoảng
260N; 1320E; đồng thời kết hợp với các trung tâm cao trên bắc Ấn Độ, châu Phi và
Đông TBD (ở vào khoảng 15 0N; 1500W) tạo thành một đới áp cao chạy dài từ Đông
TBD đến châu Phi. Trên mực 300mb vẫn tồn tại bốn trung tâm áp cao đó, nhưng đến
mực 250mb, trung tâm áp cao Tây TBD biến mất, chỉ còn lại trung tâm Đông TBD
(ở vào khoảng 100N; 1700W), trung tâm bắc Ấn Độ và trung tâm châu Phi. Đến mực
200mb thì trung tâm Đông TBD cũng biến mất, chỉ còn hai trung tâm trên trên Ấn
Độ và châu Phi nhưng hai trung âm này gần như hòa nhập với nhau cho đến mực
100mb.
Tháng 8:
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao tiếp tục dịch chuyển lên phía bắc một ít, tới
khoảng 380N; 1500W với giá trị khí áp trung tâm giảm đi so với tháng 7, xuống còn
1025mb được thể hiện bởi đường đẳng cao 200mđtv khép kín.




Trên mực 850mb, trung tâm áp cao nghiênh về phía tây nên ở vào khoảng 38 0N;
1530W và lưỡi của nó vẫn tiếp tục rút ra phía đông so với tháng 7. Đến mực 700mb,
trung tâm áp cao nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng 36 0N; 1550W, lưỡi của
nó vẫn tiếp tục rút lui về phía đông. Trên mực 500mb, trung tâm áp cao tiếp tục
nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng 30 0N; 1500E, trục của nó gần như song
song với vĩ tuyến nên phần phía tây của áp cao có vị trí cao nhất trong năm; lưỡi của
áp cao rút về phía đông nên hoàn lưu của nó chỉ thổi tới Biển Đông. Trên mực
400mb, áp cao nghiêng về phía tây tây nam nên có tâm ở vào khoảng 30 0N; 1400E;
đồng thời kết hợp với các trung tâm cao trên bắc Ấn Độ, châu Phi và Đông TBD (ở
vào khoảng 180N; 1500W) tạo thành một đới áp cao chạy dài từ Đông TBD đến châu

Phi. Trên mực 300mb vẫn tồn tại bốn trung tâm áp cao đó, nhưng đến mực 250mb,
trung tâm áp cao Tây TBD biến mất, chỉ còn lại trung tâm Đông TBD (ở vào khoảng
130N; 1650W), trung tâm bắc Ấn Độ và châu Phi. Đến mực 200mb thì trung tâm
Đông TBD cũng biến mất và hai trung tâm trên trên Ấn Độ và châu Phi hòa nhập
với nhau cho đến mực 100mb
Tháng 9:
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao rút lui sang phía đông đông nam, tới khoảng
370N; 1450W và giá trị khí áp trung tâm cũng giảm xuống dưới 1022mb được thể hiện
bởi đường đẳng cao 180mđtv khép kín. Điều đáng chú ý là trong tháng này, hoàn lưu
của áp cao đã lấn sang phía tây và cùng với hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa Đông
thổi tới một phần phía bắc lãnh thổ Việt Nam do gió mùa tây nam lúc này đã bắt đầu
suy yếu
+ Trên mực 850mb, áp cao nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng 35 0N; 1470W,
nhưng lưỡi của nó lại lấn sang phía tây và kết hợp với áp cao Hoa Đông tạo thành một
đới áp cao liên tục. Đến mực 700mb, trung tâm áp cao tiếp tục nghiêng về phía tây
nam và ở vào khoảng 330N; 1520W (được gọi là áp cao Đông TBD), nhưng ở Tây
TBD đã hình thành một trung tâm khác, mạnh hơn, ở vào khoảng 310N; 1600E (được
gọi là áp cao Tây TBD), đồng thời áp cao Hoa đông đã hòa nhập với áp cao này. Trên
mực 500mb, trung tâm áp cao Đông TBD nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng
200N; 1550W, còn áp cao Tây TBD tiếp tục mạnh lên và ở vào khoảng 29 0N; 1560E,
lưỡi lấn sang phía tây tới Ấn Độ và trục của nó đi qua phía bắc Việt Nam nên hoàn
lưu của nó bao trùm hầu khắp lãnh thổ Việt Nam. Trên mực 400mb, áp cao Đông
TBD nghiêng về phía đông nam và vào khoảng 170N; 1500W, đồng thời cường độ tiếp
tục suy yếu; còn trung tâm áp cao Tây TBD nghiêng về phía tây, tới khoảng 29 0N;
1540E và kết hợp với các trung tâm cao trên bắc châu Phi tạo thành một đới áp cao
chạy dài từ Đông TBD đến châu Phi. Trên mực 300mb và 250mb, có thêm áp cao trên
bắc vịnh Bengal, nhưng từ mực 200mb, trung tâm áp cao trên Đông TBD biến mất,
còn trung tâm Tây TBD, trung tâm bắc vịnh Bengal và châu Phi nhập với nhau và có
tâm ở vào khoảng 250N; 900E trên mực 200mb và khoảng 280N; 870E trên mực
100mb.





Tháng 10:
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao thu hẹp và tiếp tục lùi về phía đông đông nam,
tới khoảng 330N; 1380W nhưng giá trị khí áp ít thay đổi so với tháng 9 được thể hiện
bởi đường đẳng cao 180mtv khép kín. Điều đáng chú ý là vào tháng này, áp cao Tây
TBD hoạt động ngay từ mực 1000mb và có tâm ở vào khoảng 34 0N; 1750E; hoàn
lưu của áp cao thổi tới phía nam Biển Đông do gió mùa tây nam ở đây tiếp tục rút
lui, đồng thời áp cao Hoa Đông mạnh lên nên gió mùa đông bắc mạnh lên, khống
chế phần phía bắc và giữa của lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.
Trên mực 850mb, áp cao Đông TBD tiếp tục suy yếu và rút về phía đông nam, trung
tâm của nó ở vào khoảng 320N; 1450W; còn áp cao Tây TBD nghiêng về phía nam
và ở vào khoảng 320N; 1750E, vì vậy lưỡi của áp cao lấn mạnh sang phía tây và hoàn
lưu của nó đã vươn tới phần phía nam của lãnh thổ Việt Nam. Đến mực 700mb, áp
cao Đông TBD gần như hòa nhập vào với áp cao Tây TBD mà áp cao này lúc này
nghiêng về phía tây tây nam, tới khoảng 29 0N; 1640E và kết hợp với áp cao Hoa
Đông đang tồn tại khoảng 230N; 1130E. Trục của áp cao đi qua lãnh thổ Việt Nam ở
vĩ độ khoảng 220N nên hoàn lưu của nó đã khống chế nam Trung Quốc và hầu hết
lãnh thổ Việt Nam. Trên mực 500mb, trung tâm áp cao Tây TBD tiếp tục nghiêng về
phía tây nam và ở vào khoảng 26 0N; 1600E, lưỡi của nó lấn sang phía tây và cùng
với áp cao Hoa Đông vươn sang tới vịnh Bengal, trục của áp cao đi qua Việt Nam
khoảng 200N nên hoàn lưu của nó bao trùm cả lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, áp
cao Bắc Mỹ lại vươn sang phía tây, lưỡi của nó lấn sang tới 140 0W. Từ mực 400mb
trở lên, các trung tâm áp cao tiếp tục nghiêng mạnh sang phía tây, áp cao Bắc Mỹ
khống chế Đông TBD, lưỡi của nó lấn sang phía tây tới 165 0W, áp cao Tây TBD
nghiêng về phía tây tây nam và trung tâm của nó ở vào khoảng 25 0N; 1570E; hai áp
cao này kết hợp với áp cao Hoa Đông và áp cao bắc châu Phi để tạo thành một đới
áp cao chạy dài từ Đông TBD đến châu Phi. Từ mực 200mb trở lên, chỉ còn tồn tại

một trung tâm áp cao Tây TBD có tâm ở vào khoảng 19 0N; 1100E, từ mực 200mb
trở lên, trung tâm này nghiêng dần về phía đông cho nên đến mực 100mb, trung tâm
của nó ở vào khoảng 250N; 1520E.



Tháng 11:
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao Đông TBD tiếp tục lùi về phía đông nam, tới
khoảng 320N; 1370W, phạm vi thu hẹp hơn so với tháng 10, nhưng cường độ hầu
như không đổi, cũng với trị số khí áp cao nhất lớn hơn 1022mb được thể hiện bởi
đường đẳng cao 180mđtv khép kín, còn áp cao Tây TBD vẫn ở vào khoảng 32 0N;
1750E nhưng yếu hơn tháng trước. Hoàn lưu của áp cao cũng không thể vươn tới
Biển Đông do gió mùa đông bắc lúc này đã khống chế toàn bộ khu vực này.
Trên mực 850mb, áp cao Đông TBD tiếp tục suy yếu và rút về phía đông nam, trung
tâm của nó ở vào khoảng 320N; 1450W; còn áp cao Tây TBD nghiêng về phía nam




và ở vào khoảng 320N; 1750E, vì vậy lưỡi của áp cao lấn mạnh sang phía tây và hoàn
lưu của nó đã vươn tới phần phía nam của lãnh thổ Việt Nam. Đến mực 700mb, áp
cao Đông TBD gần như hòa nhập vào với áp cao Tây TBD mà áp cao này lúc này
nghiêng về phía tây tây nam, tới khoảng 29 0N; 1640E và kết hợp với áp cao Hoa
Đông đang tồn tại khoảng 230N; 1130E. Trục của áp cao đi qua lãnh thổ Việt Nam ở
vĩ độ khoảng 220N nên hoàn lưu của nó đã khống chế nam Trung Quốc và hầu hết
lãnh thổ Việt Nam. Trên mực 500mb, trung tâm áp cao Tây TBD tiếp tục nghiêng về
phía tây nam và ở vào khoảng 26 0N; 1600E, lưỡi của nó lấn sang phía tây và cùng
với áp cao Hoa Đông vươn sang tới vịnh Bengal, trục của áp cao đi qua Việt Nam
khoảng 200N nên hoàn lưu của nó bao trùm cả lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, áp
cao Bắc Mỹ lại vươn sang phía tây, lưỡi của nó lấn sang tới 140 0W. Từ mực 400mb

trở lên, các trung tâm áp cao tiếp tục nghiêng mạnh sang phía tây, áp cao Bắc Mỹ
khống chế Đông TBD, lưỡi của nó lấn sang phía tây tới 165 0W, áp cao Tây TBD
nghiêng về phía tây tây nam và trung tâm của nó ở vào khoảng 25 0N; 1570E; hai áp
cao này kết hợp với áp cao Hoa Đông và áp cao bắc châu Phi để tạo thành một đới
áp cao chạy dài từ Đông TBD đến châu Phi. Từ mực 200mb trở lên, chỉ còn tồn tại
một trung tâm áp cao Tây TBD có tâm ở vào khoảng 19 0N; 1100E, từ mực 200mb
trở lên, trung tâm này nghiêng dần về phía đông cho nên đến mực 100mb, trung tâm
của nó ở vào khoảng 250N; 1520E.
Tháng 12
+ trên mực 1000mb, trung tâm áp cao Đông TBD tiếp tục lùi về phía đông, tới khoảng
320N; 1330W nhưng cường độ không thay đổi so với tháng trước, được thể hiện bởi
đường đẳng cao 180mtv khép kín; còn đường đẳng cao 160mtv bao cả áp cao Bắc
Mỹ. Áp cao Tây TBD hoạt động trong hai tháng trước cũng đã biến mất để nhường
chỗ cho áp thấp Aleut đang hoạt động mạnh trên khu vực giữa Bắc TBD.
Trên mực 850mb, trung tâm áp cao Đông TBD nghiêng về phía tây nam, tới khoảng
300N; 1350W, còn trung tâm áp cao Tây TBD suy yếu so với tháng trước và ở vào
khoảng 240N; 1720E, hai trung tâm này kết hợp với trung tâm áp cao Hoa Đông tạo
nên một đới áp cao chạy dài suốt cả Bắc TBD tới lục địa Trung Quốc. Đến mực
700mb, áp cao Đông TBD nghiêng về phía tây nam và ở vào khoảng 27 0N; 1380W,
còn áp cao Tây TBD dịch chuyển về phía tây nam và ở vào khoảng 21 0N; 1600E, trục
của nó đi qua Việt Nam khoảng 180N và hoàn lưu của nó bao trùm cả lãnh thổ Việt
Nam. Trên mực 500mb, chỉ tồn tại một trung tâm áp cao Tây TBD có tâm ở vào
khoảng 180N; 1550E, trục của nó đi qua Việt Nam khoảng 150N, lưỡi của nó lấn sang
phía tây và kết hợp với áp cao trên Bắc Ấn Độ Dương tạo thành một đới áp cao chạy
dài suốt hai đại dương nên hoàn lưu của nó bao trùm cả lãnh thổ Việt Nam. Trên mực
400mb, hình thế khí áp ít thay đổi so với mực 500mb. Còn từ mực 300mb trở lên,
trung tâm áp cao nghiêng nhẹ về phía đông nam nên đến mực 150mb, trung tâm của
nó ở vào khoảng 130N; 1550E, sau đó nghiêng về phía bắc nên đến mực 100mb, trung
tâm của nó ở vào khoảng 170N; 1550E.



-

-

ảnh hưởng tới việt nam:
có hai nhân tố quan trọng của áp cao TBD thường có tác động đến thời tiết Việt Nam
là: dòng giáng quy mô synop và đới tín phong giàu hơi ẩm của nó.
+ về mùa hè, khi áp cao này bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam và lân cận , lãnh thổ
Việt Nam bao trùm một dòng giáng quy mô lớn khiến độ trong suốt của khí quyển
tăng lên, độ chiếu nắng của mặt trời rất lớn, mặt đệm được nung nóng nhiều hơn.
Trong các lớp không khí sát đất, nhiệt độ không khí tăng cao, áp thấp nóng mở rộng
phạm vi, các trung tâm áp thấp được khơi sâu, hoàn lưu xoáy thuận được tăng
cường, gió tây và tây nam thổi mạnh, thời tiết nắng nóng được hình thành. Nắng
nóng xảy ra trên diện rộng là do tác động trực tiếp của áp cao TBD mạnh và lấn sâu
sang phía tây, còn hiện tượng phơn địa hình do gió mạnh chỉ đóng vai trò tăng
cường ở các địa phương có các dãy núi đón gió mà thôi.
Còn vào các thời kì khác thì dòng giáng trong áp cao TBD lại có tác dụng gây ra các
hệ quả khác như: thời tiết đẹp của mùa thu, thời tiết âm u, ẩm thấp của mùa xuân.
+ Nếu áp cao TBD mạnh và lấn sang phía tây trong tầng đối lưu dưới và đối lưu
giữa, khi đó tín phong giàu hơi nước ở rìa phía nam của áp cao trở nên mạnh hơn và
có thể thổi tới lãnh thổ Việt Nam.
Khi tín phong dày và mạnh (tốc độ gió tối thiểu là 8m/s) thổi gần như vuông góc với
bờ biển có độ dốc lớn như ở Trung Bộ thì sự thăng lên cưỡng bức do địa hình của
không khí ẩm sẽ cho mưa và mưa vừa. Còn đối với Đồng bằng Bắc Bộ, nơi bờ biển
có độ dốc nhỏ hơn thì mưa rào và dông cũng có thể xảy ra ở vùng ven biển
Đặc biệt nếu xuất hiện ITCZ mạnh, ảnh hưởng đến Việt Nam, khi đó đới tín phong ở
rìa phía bắc của ITCZ thường dày và mạnh, kết hợp với địa hình bờ biển, thường cho
mưa to đến rất to. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi trên ITCZ có các
XTNĐ di chuyển về phía tây và đổ bộ vào đất liền. Lúc này nhiễu động xoáy của

XTNĐ góp phần làm cho độ bất ổn định của tín phong tăng lên và mưa rất to kéo dài.
Áp cao TBD có trục đi qua lãnh thổ Việt Nam khoảng vĩ độ 17 0N; các tỉnh thuộc
vùng núi khu vực Tây Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của rìa tây bắc áp cao nên có đới gió
tây nam hội tụ với đới gió tây trên cao khống chế; các tỉnh miền Trung chịu ảnh
hưởng của trung tâm áp cao; còn các tỉnh phía nam chịu ảnh hưởng của rìa tây nam
áp cao nên có nhiễu động tín phong.nhiều nơi thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ có mưa, có nơi có mưa to; các khu vực còn lại gần như không
có mưa.
Như vậy, những khu vực nằm trong rìa tây bắc và rìa tây nam của áp cao TBD, nơi
có sự hội tụ gió, lượng mưa tăng lên đáng kể; còn những khu vực nằm sâu trong lưỡi
áp cao này, nơi có dòng giáng, hầu như không có mưa.
Câu 9. Hoạt động của áp thấp Nam Á và ảnh hưởng của nó đến thời tiết Việt Nam
Hoạt động:
Để nghiên cứu hoạt động của các trung tâm áp thấp Nam Á, áp thấp hoạt động trong










mùa hè, chúng tôi bắt đầu từ tháng 4, tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè ở
bán cầu Bắc.
Tháng 4 (phụ lục 4): Áp thấp Nam Á bắt đầu hoạt động trên khu vực Nam Á với
trung tâm trên lãnh thổ Ấn Độ, nằm ngay phía nam áp cao Thanh Tạng. Trên mực
1000mb, áp thấp này được thể hiện bằng đường đẳng cao 60mtv khép kín (khí áp
mực nước biển trung bình khoảng 1007mb) và bằng những đường dòng hội tụ vào

tâm thấp ở đây một cách rõ rệt. Trên mực 925mb, trung tâm áp thấp này ít thay đổi
so với mực 1000mb, được thể hiện bằng đường đẳng cao 740mtv khép kín cùng
những đường dòng hội tụ vào tâm ở phía nam áp cao Thanh Tạng. Đến mực 850mb,
áp thấp này suy yếu và phân thành hai trung tâm nhỏ thể hiện bằng hai đường đẳng
cao 1480mtv khép kín trên tây bắc Ấn Độ và trên phía bắc vịnh Bengal. Sự hội tụ
của các dường dòng trong các trung tâm này không thể hiện rõ ràng như các tầng
dưới đó nữa. Trên mực 700 mb, áp thấp này không còn tồn tại nữa.
Tháng 5 (phụ lục 5): Áp thấp Nam Á vẫn hoạt động trên lãnh thổ Ấn Độ, phía nam
áp cao Thanh Tạng, và đang mạnh dần lên, bao trùm cả một vùng rộng lớn từ Bắc
Phi đến Myanmar. Trên mực 1000mb, áp thấp này được thể hiện bằng đường đẳng
cao 20mtv khép kín (khí áp mực nước biển trung bình khoảng 1002,5mb) và những
đường dòng hội tụ vào tâm. Nghĩa là độ cao địa thế vị vùng trung tâm giảm 40mtv
so với tháng 4. Trên mực 925mb, trung tâm áp thấp này vẫn ít thay đổi so với mực
1000mb và được thể hiện bằng đường đẳng cao 700mtv khép kín cùng những đường
dòng hội tụ vào trung tâm ở phía nam áp cao Thanh Tạng. Trên mực 850mb vẫn
phân tích được áp thấp này một cách rõ ràng với đường đẳng cao 1460mtv khép kín
với vùng hội tụ gió lệch sang phía đông. Trên mực 700 mb, áp thấp này cũng không
còn tồn tại nữa.
Tháng 6 (phụ lục 6): Áp thấp Nam Á có vị trí ít thay đổi so với tháng 5 nhưng trị số
khí áp trung tâm tiếp tục được khơi sâu xuống. Trên mực 1000mb, áp thấp này
được thể hiện bởi đường đẳng áp là -20mtv khép kín (khí áp mực nước biển trung
bình ở trung tâm nhỏ hơn 998mb) và những đường dòng hội tụ vào tâm. Như vậy, độ
cao địa thế vị vùng trung tâm giảm 40mtv và mở rộng phạm vi sang phía đông so
với tháng 5. Bên cạnh đó, phân tích trường đường dòng ta thấy rằng, ngoài vùng hội
tụ trong trung tâm áp thấp, còn tồn tại một vùng hội tụ khác ở phía đông bắc của áp
thấp này. Trên mực 925mb, trung tâm áp thấp này vẫn ít thay đổi so với mực
1000mb và được thể hiện bằng đường đẳng cao 680mtv khép kín cùng những đường
dòng hội tụ vào trung tâm ở phía nam áp cao Thanh Tạng. Trên mực 850mb vẫn
phân tích được áp thấp này một cách rõ ràng với đường đẳng cao 1420mtv khép kín
nhưng vùng hội tụ gió mạnh lên. Trên mực 700 mb, áp thấp này cũng không còn tồn

tại nữa.
Tháng 7 (phụ lục 7): Áp thấp Nam Á có vị trí và phạm vi ít thay đổi so với tháng
trước nhưng cường độ tiếp tục mạnh lên một ít, tuy trên mực 1000mb, áp thấp này
vẫn được thể hiện bởi đường đẳng cao -20mtv khép kín và những đường dòng hội tụ


vào tâm, nhưng trên mực 925mb, áp thấp tiếp tục sâu xuống và được thể hiện bởi
đường đẳng cao 660mtv khép kín, nghĩa là giảm 20mtv so với tháng trước. Trên
mực 850mb, cũng như mực 925mb, trị số khí áp trung tâm cũng tiếp tục giảm so với
tháng trước 20mtv, được thể hiện bởi đường đẳng cao 1400mtv khép kín cùng với
những dòng hội tụ vào tâm. Trên mực 700mb, áp thấp này không còn tồn tại nữa.
 Tháng 8 (phụ lục 8): Áp thấp Nam Á có vị trí ít thay đổi so với tháng trước nhưng
cường độ của nó đã bắt đầu suy yếu. Trên mực 1000mb, áp thấp Nam Á được thể
hiện bởi đường đẳng cao 0mtv khép kín và những đường dòng hội tụ vào tâm. Như
vậy, độ cao địa thế vị vùng trung tâm tăng hơn 20mtv so với tháng 6-7. Trên mực
925mb, độ cao địa thế vị của áp thấp này cũng tăng thêm 20mtv, được thể hiện bởi
đường đẳng cao 680mtv khép kín trong cùng với những đường dòng hội tụ vào tâm.
Trên mực 850mb, áp thấp Nam Á được thể hiện bởi đường đẳng cao 1420mtv khép
kín, nhưng những đường dòng hội tụ vào tâm không còn mạnh nữa. Trên mực
700mb, không còn phân tích được áp thấp này nữa.
 Tháng 9 (phụ lục 9): Áp thấp Nam Á có vị trí ít thay đổi nhưng cường độ của nó vẫn
tiếp tục suy yếu. Trên mực 1000mb, áp thấp này được thể hiện bởi đường đẳng cao
40mtv khép kín, cao hơn tháng trước 40mtv, đồng thời phạm vi của nó cũng thu hẹp.
Trên mực 925mb, áp thấp Nam Á được thể hiện bởi đường đẳng cao 720mtv khép kín,
nghĩa là cũng tăng 40mtv. Trên mực 850mb, áp cao được thể hiện bởi đường đẳng cao
1460mtv khép kín. Trên mực 700mb, không còn phân tích được áp thấp Nam Á nữa.
 Tháng 10 (phụ lục 10): Áp thấp Nam Á chỉ tồn tại trên mực 1000mb với một trung
tâm nhỏ được thể hiện bởi đường đẳng cao 80mtv khép kín có trung tâm ở vào
khoảng 270N; 730E. Đến mực 925mb chỉ còn phân tích được một vùng hội tụ có ít
thay đổi so với mực 1000mb và biến mất trên mực 850mb.

ảnh hưởng tới việt nam:
• Áp thấp Nam Á ảnh hưởng đến Việt Nam trong các tháng mùa hè khi áp thấp này
phát triển sang phía đông và thường hình thành những tâm thấp hoạt động trên vùng
Ấn Độ-Myanma (được gọi là áp thấp nóng phía tây), khi đó miền Bắc Việt Nam chịu
ảnh hưởng của rìa đông nam của áp thấp nóng phía tây này.
• Cũng như các hệ thống khí áp khác, áp thấp nóng phía tây có thể mang đến cho Miền
Bắc nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng những loại hình thời tiết nắng và
nóng ít nhiều có mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có hai loại hình thời tiết
thường được quan tâm hơn, gọi là gió tây khô nóng và dông nhiệt buổi chiều. Những
nét đặc trưng cơ bản của hai loại hình thời tiết này được xác định như sau:
• Thời tiết gió tây khô nóng là loại hình thời tiết được xem là rất độc đáo này, về bản
chất, là trạng thái biến tính ở mức độ cực đoan của gió mùa tây nam. Nét đặc trưng
của hình thế này là sự khơi sâu của áp thấp Bắc Bộ với trung tâm ở phía nam đồng
bằng, tạo nên sức hút mạnh mẽ với dòng không khí từ phía tây. Gió tây vượt qua các
dãy núi phía tây, chịu tác dụng của hiệu ứng “phơn” một cách sâu sắc, khiến độ ẩm
giảm xuống rất thấp. Trong trường hợp tồn tại một áp thấp lục địa và khơi sâu ở Hoa




-

1.

Nam, gió tây càng phát triển mạnh hơn nữa thì tác dụng làm lệch hướng của trung
tâm áp thấp phụ Bắc Bộ bị triệt tiêu. Lúc này, gió tây bao trùm cả phần phía bắc lãnh
thổ Việt Nam và duy trì thời tiết khô nóng kéo dài. Hiện tượng thời tiết đặc trưng ở
Đồng bằng Bắc Bộ trong hình thế thời tiết này chỉ có mù khô mà không có dông
hoặc mưa rào.
Thời tiết nóng ẩm có dông nhiệt xảy ra khi áp thấp nóng phía tây phát triển sang tới

miền Bắc Việt Nam; không khí nhiệt đới từ vịnh Bengal, do tác dụng hút gió của áp
thấp, ảnh hưởng tới lãnh thổ nước ta sau khi đã trải qua một quá trình biến tính khá
sâu sắc. Ở ven biển Trung Bộ, không khí đã phải trút lại khá nhiều hơi ẩm ở bên
sườn phía tây của dãy núi Lào và Trường Sơn, đồng thời cũng nóng thêm do tiếp
xúc với mặt đất nóng của các vùng lãnh thổ phía tây. Còn ở Bắc Bộ, không khí chịu
tác dụng của áp thấp, uốn vòng qua vịnh Bắc Bộ thổi vào vùng đồng bằng nên mức
độ khô nóng giảm đi nhiều. Vì thế, sự phân hoá về thời tiết giữa hai vùng trở nên
khá sâu sắc. Ven biển Trung Bộ chịu một chế độ gió nóng và khô mang lại một thời
kì rất ít mưa đầu mùa hạ. Trong khi đó, ở Bắc Bộ chế độ gió ít nóng hơn và ẩm hơn
nhiều, đặc trưng thời tiết của áp thấp phía tây ở đây là trời tương đối nhiều mây, chủ
yếu là mây tích. Buổi trưa mặt đất bị hun nóng dữ dội, đối lưu mạnh, mây Cu và Cb
phát triển và dông có thể xuất hiện vào chiều tối.
Câu 10. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và ảnh hưởng của nó đến thời tiết Việt
Nam
ITCZ là một dải tương đối hẹp, tại đó có sự hội tụ của các dòng tín phong
đến từ hai bán cầu, tạo nên sự hội tụ khối lượng theo phương nằm ngang của không
khí.
Hoạt động của ITCZ:
Hoạt động theo mùa:
a) Trong tháng 4 (phụ lục 4): Ở vùng xích đạo tồn tại ITCZ kép, tín phong từ hai bán
cầu đều tiếp cận và xâm nhập vào vùng xích đạo, chúng vẫn đang ở thế gần như cân
bằng: tín phong bán cầu Bắc chưa rút lui hẳn nhưng tín phong bán cầu Nam cũng
chưa vượt lên phía bắc được. Hình thế này phản ánh đây là tháng chuyển tiếp từ mùa
đông sang mùa hè ở bán cầu Bắc.
b) Sang tháng 5 (phụ lục 5): ITCZ kép đã được thay thế bằng hệ thống đệm ở trên
khu vực xích đạo từ Ấn Độ Dương qua nam Biển Đông tới Tây Bắc TBD. Tín
phong bán cầu Nam đã vượt qua xích đạo đi lên bán cầu Bắc, thay thế tín phong ở
phía nam áp cao Ả Rập và áp cao vịnh Bengal. Đới gió tây này, ngoài phần thổi
qua Ấn Độ và Myanma để hội tụ vào rãnh thấp Nam Á, còn thổi sang phía đông
để cùng đới gió vượt qua xích đạo ở nam Biển Đông hội tụ với tín phong bán cầu

Bắc từ rìa tây nam áp cao Bắc TBD tạo thành ITCZ chạy từ Tây Bắc TBD đến
nam Biển Đông.
c) Sang tháng 6 (phụ lục 6): Hoàn lưu khu vực không thay đổi nhiều so với tháng 5,
ngoại trừ một số điểm đáng chú ý như: áp cao Bắc TBD thì đang có xu hướng dịch


chuyển dần lên phía đông bắc cùng với sự mạnh lên của đới gió mùa tây nam đã làm
cho ITCZ ở phía nam Biển Đông dịch dần lên phía đông bắc, đi qua phía nam quần
đảo Philippines và liên thông với nhánh tây bắc-đông nam của MST ở ven biển
Trung Bộ.
d) Đến tháng 7 (phụ lục 7): Áp thấp Nam Á và áp thấp phía đông Trung Quốc đã mạnh
đến cực điểm, còn áp cao Bắc TBD tiếp tục dịch chuyển lên phía đông bắc tới vùng
biển phía đông Trung Quốc; cho nên, gió mùa tây nam mạnh thêm, thổi qua bán đảo
Đông Dương, Biển Đông và gặp tín phong bán cầu Bắc ở vùng biển phía đông
Philippines. Vì thế, ITCZ không liên thông được với nhánh tây bắc-đông nam của MST
nữa mà bị đẩy lên phía đông bắc, rời khỏi Biển Đông đi ra vùng biển Philippines.
đ) Vào tháng 8 (phụ lục 8): Gió mùa tây nam trở nên ổn định, áp cao Bắc TBD tiếp
tục dịch chuyển về phía đông bắc, trục của áp cao đã lên tới vĩ tuyến 30 0N. Sự dịch
lên của áp cao này cũng tạo điều kiện cho gió mùa tây nam mạnh thổi xa hơn về
phía đông và ITCZ cũng tiếp tục lùi xa hơn một ít về phía đông, song vẫn ở trên
vùng biển ngoài khơi quần đảo Philippines.
e) Sang tháng 9 (phụ lục 9): Gió mùa tây nam bắt đầu suy thoái, bức tranh hoàn lưu
đã thay đổi rõ rệt, điều thể hiện rõ nét nhất là có sự liên thông giữa ITCZ ở phía
đông Philippines với hệ thống MST Nam Á. Tuy vậy, điều quan trọng nhất xuất hiện
trong tháng này là trên mực 1000mb, trong khi gió mùa tây nam còn đang khống chế
khu vực Nam Á và Đông Nam Á, hội tụ mạnh vào MST và ITCZ thì ở trên lục địa
Trung Quốc đã xuất hiện áp cao Hoa Đông (ở khoảng 370N; 1150E). Xoáy nghịch
này có một ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ cấu đầu tiên của hoàn lưu mùa đông, bắt
đầu nảy sinh từ trong lòng gió mùa tây nam ở bán cầu Bắc.
Từ áp cao Hoa Đông, KKL toả xuống khống chế phần đông nam lục địa Trung Quốc,

chúng hợp lưu với tín phong bán cầu Bắc thổi qua bắc Biển Đông, đi sâu vào bắc bán
đảo Đông Dương. Chính vì thế mà ITCZ từ phía đông bắc quần đảo Philippines đã có
thể phát triển về phía tây, tiếp cận và liên thông với hệ thống MST Nam Á.
g) Sang tháng 10 (phụ lục 10): Áp cao Sebiria dịch sang phía đông, hoàn lưu của nó
hợp lưu với hoàn lưu của áp cao Hoa Đông và tín phong, tạo thành một đới gió đông
bắc mạnh thổi từ vùng biển phía đông Trung Quốc xuống phía tây nam, tới Biển
Đông và bán đảo Đông Dương. Trên mực 850mb hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa
Đông hợp lưu với tín phong bán cầu Bắc thổi tới bao trùm cả Biển Đông và bán đảo
Đông Dương. Tín phong đông bắc mạnh đã đẩy MST xuống phía nam và đã thực sự
trở thành ITCZ đi qua khoảng vĩ tuyến 10 0N. Điều đáng chú ý là sự hoạt động mạnh
mẽ của gió đông, đông bắc ở phía bắc và gió mùa tây nam ở phía nam Biển Đông
cũng làm tăng cường độ hội tụ và thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
các xoáy thuận trên ITCZ trong khu vực Biển Đông và phía đông quần đảo
Philippines.
h) Đến tháng 11 (phụ lục 11): Trong các lớp khí quyển tầng thấp, gió mùa mùa đông
kết hợp với tín phong đông bắc xâm nhập xuống phía nam, tiếp tục đẩy ITCZ xuống


vùng cận xích đạo. Trên mực 850mb, ITCZ cũng bị đẩy xuống vùng và lại hình
thành ITCZ kép ở hai phía của xích đạo, phản ảnh thế cân bằng của hai đới gió bắc
và nam bán cầu và kết thúc thời kì hoạt động của ITCZ ở bán cầu Bắc.
2.

-

-

-

Hoạt động ngắn hạn:

Theo những thời hạn ngắn, ITCZ cũng có những quy luật hoạt động nhất định. Thật
vậy, kết quả nghiên cứu về thời gian kéo dài của một đợt ITCZ hoạt động (từ khi
hình thành cho đến khi tan rã) cho thấy, thời gian này rất không đồng nhất, có những
đợt ITCZ tồn tại rất ngắn, chỉ trong một ngày, thậm chí là trong vài kì quan trắc;
ngược lại, có những đợt ITCZ tồn tại trong thời gian khá dài, đợt kéo dài điển hình
nhất đợt từ ngày 12-30/11/86 (19 ngày).
Theo quy luật hoạt động mùa, trong tháng 4 và tháng 11, ITCZ hoạt động ở vĩ độ thấp
nhất. Thực tế nghiên cứu từng ngày cũng cho thấy, trong tháng 11, có những đợt ITCZ
hoạt động ở vĩ độ rất thấp, xấp xỉ 3 0N. Khi ITCZ hoạt động lên vị trí cao nhất (trong
tháng 7 và 8) thường là những ngày có bão hoạt động trong ITCZ và bão đi lên vùng vĩ
độ cao; khi bão đổ bộ rồi tan đi thì ITCZ cũng tan theo nên nó không kéo dài mấy ngày
như khi ở vĩ độ thấp nhất. Ví dụ, đợt ngày 15/7/1987, ITCZ hoạt động ở vĩ độ khá cao,
cao trên 360N và đến ngày sau đó bão đổ bộ vào Trung Quốc thì ITCZ cũng tan theo.
Ảnh hưởng tới việt nam:

Câu 11. Hoạt động của rãnh gió mùa và ảnh hưởng của nó đến thời tiết Việt Nam
Nguồn gốc: MST là một dải tương đối hẹp, được đặc trưng bởi sự chuyển
hướng gió theo chiều xoáy thuận trong vùng gió mùa.
Hoạt động:
1) Tháng 5 (phụ lục 5): ITCZ kép trong tháng 4 đã được thay thế bằng hệ thống đệm
ở trên khu vực xích đạo từ Ấn Độ Dương qua nam Biển Đông tới Tây TBD. Tín
phong bán cầu Nam đã vượt xích đạo đi lên bán cầu Bắc, mở đầu cho mùa gió mùa
tây nam ở bán cầu này. Sự xuất hiện gió mùa tây nam trên khu vực bắc Ấn Độ
Dương đã làm triệt tiêu tín phong ở phía nam áp cao Ả Rập và áp cao vịnh Bengal.
Đới gió tây này một phần thổi qua Ấn Độ, Myanma rồi hội tụ vào MST trên khu vực
Nam Á, còn một phần thổi sang phía đông.
Phần thổi sang phía đông này cùng đới gió vượt xích đạo ở nam Biển Đông hội tụ
với tín phong bán cầu Bắc từ rìa tây nam áp cao TBD (áp cao này vẫn ít thay đổi so
với tháng trước) tạo thành ITCZ chạy từ Tây TBD đến nam Biển Đông, đồng thời
cũng tạo nên một vùng hợp lưu của các đới gió mùa trên khu vực Biển Đông.

2) Tháng 6 (phụ lục 6): Hoàn lưu khu vực không thay đổi nhiều so với tháng 5,
ngoại trừ một số điểm đáng chú ý sau đây:
Áp thấp Nam Á tiếp tục phát triển sâu hơn, còn áp cao TBD thì đang có xu hướng


-

-

dịch chuyển dần lên phía đông bắc.
Sự mạnh lên của gió mùa tây nam ở bắc Ấn Độ Dương xảy ra đồng thời với sự
mạnh lên của MST Nam Á. MST đã vươn tới bắc bán đảo Đông Dương và tây nam
Trung Quốc. Tại đây đã xuất hiện một rãnh thấp có hướng tây bắc-đông nam, đi
qua phía đông Trung Bộ. Cũng giống như rãnh thấp ở phía đông lục địa Ấn Độ,
rãnh thấp này hình thành do hiệu ứng giảm áp ở sườn khuất gió phía đông của các
dãy núi. Như vậy, có thể nói, MST Nam Á không phải chỉ là một rãnh đơn mà là
một hệ thống rãnh sinh ra do sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa tây nam.
Sự mạnh lên của đới gió mùa tây nam cùng với sự dịch chuyển về phía đông bắc
của áp cao TBD đã làm cho ITCZ ở phía nam Biển Đông dịch dần lên phía đông bắc,
đi qua phía nam quần đảo Philippines và liên thông với nhánh tây bắc-đông nam của
MST ở ven biển Trung Bộ. Mặt khác, sự điều chỉnh vị trí của áp cao TBD cũng làm
cho vùng hợp lưu của các đới gió mùa trên Biển Đông và bán đảo Đông Dương mất
đi, chỉ còn lại trên một phạm vi hẹp ở đông nam của quần đảo Philippines.
3) Tháng 7 (phụ lục 7): Đây là tháng tiến triển tiếp theo của gió mùa tây nam ở bán
cầu Bắc. Áp thấp Nam Á và áp thấp Trung Hoa đã mạnh đến cực điểm, độ cao địa
thế vị ở vùng trung tâm giảm khoảng 20mđtv so với tháng 6, chỉ còn 140mđtv; còn
áp cao TBD tiếp tục dịch chuyển lên phía đông bắc tới vùng biển phía đông Trung
Quốc. Trong bối cảnh đó, gió mùa tây nam mạnh thêm, thổi qua bán đảo Đông
Dương, Biển Đông và gặp tín phong bán cầu Bắc ở vùng biển phía đông Philippines.
Vì thế ITCZ không liên thông được với nhánh tây bắc-đông nam của MST nữa mà

bị đẩy lên phía đông bắc, rời khỏi Biển Đông đi ra vùng biển Philippines. Tuy gió
mùa tây nam mạnh hơn nhưng hai nhánh phía nam của MST là rãnh phía đông Ấn
Độ và phía đông Trung Bộ không bị dịch chuyển theo hướng gió (như ITCZ) vì
chúng là các rãnh sinh ra do hiệu ứng khuất gió địa hình.
4) Tháng 8 (phụ lục 8): Vào tháng này, gió mùa tây nam trở nên ổn định, không tiến
triển thêm nữa, trên các mực đẳng áp hầu như không có những thay đổi lớn so với
tháng 7. Tuy nhiên, gió mùa tây nam vịnh Bengal vẫn ổn định với cường độ mạnh.
Còn áp cao TBD tiếp tục dịch chuyển về phía đông bắc, trục của áp cao đã lên tới vĩ
tuyến 300N. Sự dịch lên của áp cao này cũng tạo điều kiện cho gió mùa tây nam
mạnh thổi xa hơn về phía đông và ITCZ cũng tiếp tục lùi xa hơn một ít về phía
đông, song vẫn ở trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Philippines.
Một điều đáng chú ý là sự điều chỉnh vị trí áp cao TBD đã làm cho hướng của hoàn lưu
ở lục địa phía đông Trung Quốc chuyển từ hướng tây nam sang hướng nam, cho nên độ
cong xoáy thuận (độ hội tụ của rãnh thấp) phía đông Trung Bộ được tăng thêm.
4) Tháng 9 (phụ lục 9): Sang tháng 9 gió mùa tây nam bắt đầu suy thoái. Trên mực
850mb, bức tranh hoàn lưu đã thay đổi rõ rệt và điều thể hiện rõ nét nhất là có sự
liên thông giữa ITCZ ở phía đông Philippines với hệ thống MST Nam Á.
Tuy vậy, điều quan trọng nhất xuất hiện trong tháng này là trên mực 1000mb, trong khi
gió mùa tây nam còn đang khống chế khu vực Nam Á và Đông Nam Á, hội tụ mạnh


vào MST và ITCZ thì ở trên phần phía đông của lục địa Trung Quốc đã xuất hiện một
hoàn lưu xoáy nghịch ở Hoa Đông (có vị trí trung tâm ở vào khoảng 37 0N;1150E).
Xoáy nghịch này có một ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ cấu đầu tiên của hoàn lưu mùa
đông, bắt đầu nảy sinh từ trong lòng gió mùa tây nam của bán cầu Bắc.
Trên các lớp khí quyển tầng thấp (bản đồ 1000 và 925mb), áp cao Hoa Đông là một
áp cao lạnh lục địa được thể hiện một cách rõ rệt bằng trường đường dòng, nhưng ở
các lớp bên trên áp cao này lại chịu sự chi phối của hoàn lưu vành đai áp cao cận
nhiệt đới. Từ áp cao Hoa Đông, KKL toả xuống khống chế phần đông nam lục địa
Trung Quốc, và ở khoảng vĩ tuyến 23-25 0N, chúng hợp lưu với tín phong bán cầu

Bắc thổi qua bắc Biển Đông, đi sâu vào bắc bán đảo Đông Dương. Chính vì thế mà
ITCZ từ phía đông bắc quần đảo Philippines đã có thể phát triển về phía tây, tiếp cận
và liên thông với hệ thống MST Nam Á.
5) Tháng 10 (phụ lục 10): Trên mực 1000mb, KKL từ áp cao Sebiria đã đi ra phía
đông, hợp lưu với hoàn lưu của áp cao Hoa Đông và tín phong từ áp cao TBD, tạo
thành một đới gió đông bắc mạnh, rộng lớn và thổi từ vùng biển phía đông Trung Quốc
xuống phía tây nam, qua duyên hải phía đông và phần lục địa phía nam của Trung
Quốc, qua phía bắc quần đảo Philippines, tới Biển Đông và bán đảo Đông Dương.
Trên mực 850mb hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa Đông hợp lưu với tín phong bán
cầu Bắc thổi tới bao trùm cả Biển Đông và bán đảo Đông Dương. Tín phong đông
bắc mạnh đã đẩy MST xuống phía nam và đã thực sự trở thành ITCZ đi qua khoảng
vĩ tuyến 100N. Điều đáng chú ý là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông, đông bắc ở
phía bắc và gió mùa tây nam ở phía nam Biển Đông cũng làm tăng cường độ hội tụ
và thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các xoáy thuận trên ITCZ trong
khu vực Biển Đông và phía đông quần đảo Philippines.
-

Ảnh hưởng:
+ Phạm vi hoạt động của MST chỉ trong khoảng từ 15-30 0N nên nó chủ yếu chỉ gây
mưa rào và dông cho các khu vực từ Bắc Bộ tới Trung Trung Bộ; còn các khu vực
phía nam ít chịu ảnh hưởng của MST.
Câu 12. Hoạt động của rãnh thấp trong đới gió tây trên cao và ảnh hưởng của nó đến
thời tiết Việt Nam
Trên ranh giới về phía bắc của vòng hoàn lưu Hadley, ở vĩ tuyến khoảng 30 0N, tồn
tại một đới gió tây, đới gió này gần như bao quanh Trái đất, đới gió tây này được gọi
là dòng xiết gió tây cận nhiệt đới trên cao hay dòng xiết gió tây cận nhiệt đới. Trong
những tháng mùa đông, vòng hoàn lưu Hadley đạt cường độ cực đại, dòng xiết gió
tây cận nhiệt đới phát triển mạnh nhất và dịch chuyển xuống vĩ độ thấp nhất; còn
vào những tháng mùa hè, vòng hoàn lưu Hadley suy yếu, dòng xiết cận nhiệt đới
cũng yếu đi và dịch chuyển lên vĩ độ cao hơn.



-

-

-

Trong dòng xiết gió tây cận nhiệt đới nhánh phía nam hoạt động vào mùa đông
thường xuất hiện những nhiễu động dạng rãnh kinh hướng được gọi là rãnh thấp
trong đới gió tây trên cao. Những rãnh thấp này khi được hình thành thường di
chuyển sang phía đông và ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc Việt Nam.
Cấu trúc
Rãnh thấp trong đới gió tây trên cao là một rãnh phát triển mạnh theo phương thẳng
đứng, thông thường từ mực 700mb lên đến mực 100mb, trong đó mạnh nhất là từ
mực 500mb đến mực 200mb. Theo phương nằm ngang, trục rãnh thường chạy dài
theo hướng bắc nam hoặc theo hướng đông bắc-tây nam và kéo dài trên khoảng từ
10-15 độ vĩ, cá biệt có thể dài đến 20 độ vĩ.
Quy luật hoạt động:
Khi đới gió tây trên cao vùng cận nhiệt đới hoạt động mạnh về cường độ, mở rộng
về phạm vi và lấn về phía nam thì trên dòng xiết đó thường xuất hiện những rãnh
thấp. Như đã biết, chỉ trong mùa đông thì đới gió này mới hoạt động như vậy, cho
nên rãnh thấp này cũng chủ yếu hoạt động trong mùa đông.
Nghiên cứu tập bản đồ nói trên cho thấy, phần lớn các rãnh xuất hiện ở vào khoảng
800E rồi di chuyển sang phía đông để ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc Việt Nam, tốc
độ di chuyển của nó phổ biến từ 15-20km/giờ; tốc độ của nó chậm lại trong những
trường hợp phía đông của nó áp cao TBD hoạt động mạnh, thậm chí lấn sang phía tây.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp rãnh tan đi trước khi đến miền Bắc Việt Nam.
Ảnh hưởng tới việt nam:
Thông thường, khi rãnh thấp trong đới gió tây trên cao xuất hiện ở phía bắc vịnh

Bengal rồi di chuyển sang phía đông, khi đến khoảng kinh tuyển 95 0E thì nó gây nên
mưa rào và dông cho miền Bắc Việt Nam. Mưa rào và dông trước hết xảy ra ở phía
Tây Bắc Bộ rồi sau đó xảy ra ở phía Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.


×