Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN chinh sua nop gv gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 19 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, việc giảng dạy của mỗi người thầy, cô vẫn thường quen đi với con

đường truyền thống: phấn trắng – bảng đen, thầy đọc – trò ghi. Chính vì thế mà
không lâu sau, một con đường mới mở ra làm không ít thầy cô phải bỡ ngỡ: dạy học
kết hợp các phương tiện kĩ thuật hiện đại, hay nói chính xác hơn là kết hợp công
nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy. Với những thầy cô lần đầu tiên tiếp xúc
hoặc tiếp xúc ít, điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận cũng như
triển khai trong công tác. Giống như một một đứa trẻ đã biết đi, nay lại phải tập đi
lại, nhưng trên một phương tiện khó điều khiển hơn.
Thêm nữa, một sự thật thường thấy: chúng ta hay hoài niềm về quá khứ như
một món quà nâng niu và trân trọng. Khi thời đại thay đổi, dù có nâng niu quá khứ
đến mấy cũng phải chấp nhận đối mặt với thực tế: đây là thời buổi CNTT, đây là lúc
bản thân mỗi thầy, cô giáo phải tự thích nghi nếu không muốn bị tụt lại. Lĩnh vực
giáo dục cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Chỉ thị 29/2001/ CT-BGD&ĐT đã
nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm
thay đổi phương pháp, nhận thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện
để tiến tới một xã hội học tập”.
Trong phạm vi nhỏ hẹp với bộ môn Ngữ Văn, người viết nhận thấy rằng đây
là môn học rất cần sự khéo léo và tinh tế của thầy cô trong quá trình giảng dạy. Bởi
học sinh đang có xu hướng nghiêng về các môn học tự nhiên nhiều hơn là môn học
xã hội. Các em học sinh chính là những “khách hàng khó tính” mà thầy cô phải tinh
ý để nắm bắt tâm lí. Còn gì buồn hơn trong một tiết học văn mà thầy cô nhìn thấy
những khuôn mặt uể oải, những ánh mắt vô hồn… Vậy nên ứng dụng CNTT trong
giảng dạy môn Ngữ Văn là một phương pháp “đổi món” thiết thực nhất trong giảng
dạy. Vấn đề này tuy đã được đề cập từ lâu, nhưng để thật sự để đem lại đạt hiệu quả
và trở thành một con đường thiết yếu trong giảng dạy là một quá trình hết sức gian
truân.


Trang 1


Với riêng ngôi trường THCS&THPT Trần Văn Lắm, một ngôi trường vùng quê
còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vấn chất, trang thiết bị dạy học. Nếu không tích
cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, chẳng khác nào để các em học sinh đã thiệt
thòi nay lại thiệt thòi hơn. Dù biết rằng ứng dụng là một chuyện, ứng dụng đạt hiệu
quả lại là một chuyện khác. Trong suy nghĩ và băn khoăn đó, người viết chọn đề tài
“Để ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THCS&THPT
Trần Văn Lắm”. Đây cũng chính là một cuốn sổ tự bồi dưỡng để người viết trau dồi
quá trình học tập, cũng là để chia sẻ chút ít hiểu biết của mình góp phần nâng cao
hiệu quả giảng dạy bằng CNTT môn ngữ văn trong trường phổ thông.

Trang 2


2.

Tổng quan đề tài
-

3.

Đặt vấn đề
Nội dung
+ Thực trạng
+ Cơ sở lí luận
+ Các nội dung ứng dụng trong bài giảng
Kiểm nghiệm
Kết luận


Tính mới về khoa học của đề tài
Người viết tập trung khai thác vào các nội dung kĩ thuật thể hiện trong bài

giảng là chính (phần kĩ thuật hỗ trợ cho nội dung bài học). Ở đây là các nội dung
ứng dụng: Ứng dụng Flash, ứng dụng sơ đồ, bảng, kỹ thuật phối màu, sử dụng phim,
nhạc. Trong đó, theo quan sát và ghi nhận của người viết, ứng dụng Flash là kĩ
thuật hầu như chưa thấy trong các bài giảng điện tử, và cũng chưa có một tài liệu
cụ thể nào đã nghiên cứu trước đây.
4.

Giới hạn nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu là các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 10, 11 và 12 (ban

cơ bản). Các bài giảng sẽ kết hợp với kĩ thuật trình chiếu nhằm mang lại hiệu quả
thiết thực:
+ Ngữ Văn 10: Tấm Cám – tập 1. Ra Ma buộc tội –tập 1. Hiền tài là nguyên
khí quốc gia – tập 2.
+ Ngữ Văn 11: Câu cá mùa thu – tập 1. Chữ người tử tù – tập 1. Hạnh phúc
của một tang gia – tập 1.
+Ngữ Văn 12: Đất Nước – Tập 1, Tây Tiến – Tập 1
5.

Các phương pháp thực hiện sáng kiến
-

Thu thập, sưu tầm ứng dụng cần thiết cho bài giảng.
Rút kinh nghiệm qua mỗi lần giảng dạy có ứng dụng CNTT.
Tổng hợp kinh nghiệm khi sử dụng và đưa ra giải pháp tùy theo bài học.


Trang 3


NỘI DUNG
1.

Thực trạng vấn đề
Như chúng ta đã biết, bài giảng điện tử là bài giảng sử dụng các phần mềm

soạn thảo thông dụng như: PowerPoint, Adobe Presenter, LectureMaker… kết hợp
với thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, loa hoặc T.V… Các phương tiện trực quan này sẽ
đem lại nhiều hiệu quả hơn cách giảng dạy bằng giáo án truyền thống thường thấy.
Một tiết học có ứng dụng CNTT sẽ làm cho học sinh trở nên phấn khởi và “đổi gió”
hơn. Thao tác của thầy cô khi lên lớp cũng nhẹ nhàng và đơn giản hơn, tiết kiệm
được thời gian viết bảng mà nội dung thể hiện bài học lại phong phú và đa dạng rất
nhiều.
Trong bộ môn Ngữ Văn, môn học với số lượng tiết học nhiều và kiến thức có
phần trừu tượng, cách giảng dạy thông thường ở một số nội dung sẽ khó giúp các
em hình dung ra vấn đề thông qua việc nghe giảng. Thêm vào đó, SGK Ngữ Văn cũng
ít các tranh ảnh minh họa đi kèm. Tuy rằng, văn chương có cách truyền tải và cảm
thụ riêng, nhưng không phải học sinh nào cũng có thể cảm nhận và hình dung trong
suy nghĩ một cách hiệu quả. Chắc chắn rằng một đoạn phim, một tấm hình hay một
đoạn nhạc ít nhiều cũng sẽ hỗ trợ các em trong việc tái hiện, khắc sâu kiến thức bài
học. Thêm nữa, phần đông học sinh hiện này đều học và trả bài một cách máy móc
những kiến thức được ghi, đối với câu hỏi tư duy sâu thì các em lại gặp nhiều lúng
túng. Người viết muốn học sinh hướng tới “học – hiểu” chứ không phải “học –
thuộc” như hiện đa số hiện nay. Môn văn là môn học dạy về cái hay cái đẹp, nếu kết
hợp CNTT thì rõ ràng hình thức đẹp, nội dung hay chẳng phải là vẹn cả đôi đường,
điều mà rất nhiều thầy cô mong muốn đạt tới đó sao?
Tuy nhiên khi nhìn nhận ở hai chiều, điều gì cũng có ưu điểm và khuyết điểm

của nó. Ở đây, người viết muốn tận dụng mọi ưu thế của việc ứng dụng CNTT để bài
giảng trở nên hiệu quả nhất. Đa phần hiện nay, các thầy cô đều gặp khó khăn trong
việc soạn hoàn chỉnh một bài giảng điện tử, chưa kể khi hoàn chỉnh về nội dung thì
hình thức lại gặp nhiều lỗi và sự cố dở khóc dở cười (mọi người bảo hiện đại thì hại
Trang 4


điện quả chẳng sai chút nào). Trước những thực trạng ấy, đề tài này hy vọng sẽ
giúp các thầy cô nhìn thấy rõ hơn nữa cách làm cho bài giảng điện tử của mình trở
nên hiệu quả hơn.
2.

Cơ sở lí luận
Đối với hiệu quả của bài giảng, người viết dựa trên các tiêu chí của một tiết

học có ứng dụng CNTT làm cơ sở cho đề tài:
1. Tính dễ sử dụng: Học sinh dễ dàng tiếp cận và tự di chuyển dễ dàng trong bài

học.
2. Nội dung bài học: Bài học có đủ nội dung chủ yếu, được tổ chức hợp lý, thứ tự
và trình bày rõ ràng, có tính sư phạm, học sinh ghi chép được bài.
3. Sử dụng multimedia: Xem xét hiệu quả của các phương tiện multimedia (text,
graphic, audio, animation, video,..) trong việc hỗ trợ học tập (minh họa, mô
phỏng, so sánh…).

4. Sự tương tác: Ngoài việc xem nội dung, cần bảo đảm yêu cầu tương tác với

bài học thông qua các bài tập, bài thực hành nhỏ (kỹ năng kéo thả, điền vào
chỗ trống, chọn câu trả lời…), đồng thời có phản hồi kết quả nhanh.
5. Tính hấp dẫn: Việc trình bày và tương tác có hấp dẫn và kích thích việc học

và luyện tập.
6. Đáp ứng mục đích yêu cầu: Các nội dung và hoạt động của bài giảng đáp ứng
được các mục tiêu đề ra.
7. Đánh giá chung: Đánh giá chung về hiệu quả của bài giảng so với việc sử
dụng phương tiện truyền thống.
Trên kết các nội dung tiêu chí đánh giá mà một tiết học có ứng dụng CNTT mà
người viết đã tham khảo, những nội dung ứng dụng sau đây cũng sẽ nằm trong các
tiêu chí trên, nhất là nhấn mạnh ở phần hiệu quả đạt được, bởi đã ứng dụng thì
phải tập trung vào hiệu quả so với cách dạy truyền thống thông thường. Phương
châm ứng dụng đúng lúc, đúng chỗ, không lạm dụng, không phô bày, biểu diễn, sao
chép.
3.

Các nội dung ứng dụng trong bài giảng
Lưu ý: Tất cả các ứng dụng trong bài giảng điện tử phải bám theo nội dung

thực tế của bài học, vì áp dụng tùy tiện sẽ phản tác dụng và không đem lại hiệu quả
Trang 5


mong muốn (quá nhiều màu sắc, hình ảnh, âm thanh… sẽ làm học sinh phân tán sự
tập trung). Quý thầy cô cần chuẩn bị trước tiên một bài giảng chất lượng về nội
dung, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, sau đó tùy vào phần kiến thức trình chiếu,
sự liên tưởng các nội dung giữa bài học và kĩ thuật mà kết hợp một số cách sau đây:
a.

Ứng dụng Flash (phần minh họa)

Thông thường, một bài giảng điện tử chỉ cần đảm bảo về màu sắc, hình ảnh
tĩnh hay động thế là đủ. Thế nhưng, nếu kết hợp với các file Flash trong bài giảng sẽ

mang lại hiệu quả sinh động hơn cho phần nội dung minh họa. Vì đây chỉ là nội
dung minh họa hình thức nên tùy ý tưởng mà chúng ta sử dụng.
Flash là tập tin có định dạng: [tên file.swf].Tập tin Flash là những hình ảnh
động nhưng có thể tương tác trực tiếp và hiệu ứng chi tiết, sắc nét, đẹp hơn nhiều
so với hình động (hình động có định dạng [tên file.gif]). Trong quá trình sử dụng
cũng như giảng dạy, người viết nhận thấy việc sử dụng file Flash vào bài giảng sẽ
khiến bài giảng trở nên sinh động và các chi tiết minh họa cũng thực tế, hấp dẫn.
Bài giảng trở nên trau chuốt và tỉ mỉ hơn, long lanh hơn về mặt hình thức, đó là
một trong những yếu tố giúp các em tập trung vào bài học, tạo sự phấn khởi, hứng
thú.
Để đảm bảo trong bài giảng điện tử có thể sử dụng được các file flash,
quý thầy cô cần phải cài đặt trong máy tính của mình các phần mềm sau:
+ Bộ Office 2013 hoặc cũ hơn (2010, 2007)
+ Phần mềm Quicktime
+ Phần mềm SwiffPlayer
+ Flash Player mới nhất
+ Adobe Presnter

Trang 6


Sau khi cài đặt đầy đủ các phần mềm yêu cầu, mở Powerpoint ta sẽ thấy
xuất hiện một mục mới tên là Showroom hoặc Adobe Presnter (xem hình)

[Powerpoint chưa cài]

[Powerpoint đã cài]
Công việc tiếp theo là chọn lựa và sưu tầm các file Flash để phục vụ cho bài
giảng của mình, người viết xin đưa ra một số đường dẫn có các file Flash đẹp:
+ />+ />

Trang 7


Đến nội dung chính, vậy thì câu hỏi đặt ra: “tôi sẽ đưa file Flash vào như thế
nào trong bài giảng?”. Ở đây chúng ta cần phải xác định: “bài mình sắp dạy là bài
gì? Mình cần mình họa cho nội dung nào, ý tưởng của mình trong bài giảng là gì?”
Với nội dung này thì mình mình họa file Flash nào là phù hợp. Người viết lấy dẫn
chứng thức tế từ các bài học sau đây:
+ Trong tác phẩm Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, hình ảnh người viết
liên tưởng đầu tiên là chọn lựa một khung cảnh miền quê yên tĩnh, ở đó có một
chiếc thuyền câu, có vài chú cá bơi lội dưới dòng sông. Tấm hình về miền quê thì
đơn giản, có chiếc thuyền câu cũng không phải quá khó, nhưng làm sao để có hình
ảnh những chú cá bơi ở dưới sông theo ý tưởng mới là cái khó. File Flash sẽ giúp
chúng ta gỡ rối ý tưởng ấy để biến thành hiện thực:

[Flash cá bơi
lội trong bài giảng]
Với hình ảnh minh họa thực
tế, nhẹ nhàng và tự nhiên, kết
hợp với lời giảng cúa quý thầy
cô, chắc chắn các em sẽ có những
hình dung sống động. Đặt trong bối cảnh tác phẩm thì không còn gì nên thơ cho
bằng. Tuy nhiên, phải luôn ghi nhớ nội dung là chính, hình ảnh minh họa là phụ,
đừng để các em hiện thực hóa tác phẩm sẽ mất cái thi vị vốn có trong văn học.
+ Thêm một ví dụ thứ hai, trong bài giảng truyện cổ tích Tấm Cám. Ở phần
đầu bài học, kế bên hình ảnh minh họa cho tác phẩm, người viết đã chọn lựa một
file Flash có những chú bướm đang bay trên một bông hoa. Ngụ ý minh họa cho câu
chuyện dân gian gần gũi với thiên nhiên, là một tác phẩm chứa đựng nhiều ý nghĩa
giá trị, khiến bài học như một trang mở đầu nhẹ nhàng, gần gũi như tuổi thơ của
các em. Điều thú vị là khi di chuyển chuột vào vùng Flash này, chú bướm sẽ đi theo

dấu chuột của với những dài màu sắc lấp lánh, điều mà các hình ảnh minh họa
thông thường không thể nào làm được:
Trang 8


[Flash bướm bay]
Tóm lại, qua các ví dụ trên ta cần ghi nhớ rằng: phải có ý tưởng trong bài
giảng thì mới tìm file Flash phù hợp với nội dung. Đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ
mỉ và cách sắp xếp khoa học, sự liên tưởng và tính thẩm mĩ cao. Cái khó đó lại là
một ưu thế khiến bài giảng điện tử của thầy cô trở nên công phu hơn, mang nhiều
tâm huyết hơn, không còn đơn thuần là những slide trình chiếu chỉ thể hiện kiến
thức. Bài giảng điện tử vừa “tốt gỗ mà tốt luôn cả nước sơn”.

 Ưu điểm của việc ứng dụng Flash:

+ Nội dung minh họa trực quan và sinh động, hấp dẫn. Dung lượng Flash nhỏ
gọn có thể tích hợp trong bài giảng điện tử tùy ý, không hạn chế
+ Tạo hứng thú cho giáo viên khi soạn giảng, nâng cao tính thẩm mĩ, khoa
học, kích thích sự sáng tạo cho bài giảng.
 Khuyết điểm:
Trang 9


+ Cần phải cài thêm phần mềm hỗ trợ mới sử dụng được. Phải có nguồn file
Flash minh họa phong phú .
b.

Ứng dụng sơ đồ, bảng (phần nội dung)

Một trong những cách giúp học sinh khái quát các nội dung bài học đó chính

là hình thức vẽ sơ đồ, kẻ bảng. Vậy nên một bài giảng điện tử có sử dụng sơ đồ và
bảng sẽ là một thuận lợi trong phần củng cố các đơn vị trong bài học. Dù mỗi bài
học có đơn vị kiến thức khác nhau nhưng quan trọng là người soạn giảng nắm
được bố cục của bài học, khát quát thành những nội dung ngắn gọn để học sinh
theo dõi. Đối với những bài tổng kết, SGK đã có sẵn các phần kẻ bảng, nhưng ở
riêng từng tác phẩm thì rất ít có, chủ yếu giáo viên phải tự hệ thống qua kinh
nghiệm hoặc các nguồn tham khảo. Thực tế khi kiểm tra khả năng ghi nhớ của học
sinh, các em có thể hoàn thành một bảng tổng kết nhanh hơn mấy lần ngồi đọc lại
một đoạn nội dung bài học.
+ Trong truyện cổ tích Tấm Cám, có khá nhiều các chi tiết và sự kiện xảy ra
trong cuộc đời của Tấm, đây sẽ là phần kiến thức tái hiện quan trọng trong yêu cầu
tóm tắt văn bản tự sự.
Nếu
phải

chuẩn

bị bảng phụ,
ta
khá

sẽ

mất
nhiều

thời gian, chưa kể là bảng phụ chỉ sử dụng một lần với khổ giấy lớn rất tốn kém.
Phần kẻ bảng cũng chính là nội dung câu hỏi thảo luận hoạt động trong tiết học và
cũng chính là nội dung củng cố. Nhìn vào đây các em rất dễ dàng nắm bắt hai chi
tiết mâu thuẫn ban đầu trước khi Tấm vào cung, vừa hiểu được ngụ ý từ mâu thuẫn

phát sinh trong truyện.
+ Thêm một ví dụ trong tác phẩm Ra-Ma buộc tội:

Trang 10


Qua phần khái quát này, học sinh sẽ nắm lại nhanh chóng nội dung tác phẩm.
Góc nhìn đa chiều của sơ đồ, bảng là một lợi thế mà ta phải tận dụng mỗi khi sọan
giảng bằng công nghệ thông tin.
 Ưu điểm

+ Giúp học sinh hệ thống bài học khái quát, bài giảng trình bày khoa học.
 Khuyết điểm:

+ Người soạn giảng phải nắm chắc về bài học để khái quát thành phần bảng
hoặc sơ đồ, nếu ít kinh nghiệm sẽ rất khó hệ thống bài học dưới hình thức này.
+ Phải sử dụng rành các thao tác trong Powepoint để kẻ bảng, sơ đồ hợp lí,
tránh các lỗi kĩ thuật khi trình bày.
+ Tốn nhiều thời gian so với soạn một đoạn văn bản trên Powerpoint thông
thường.
c.

Kỹ thuật phối màu (phần minh họa)
Trang 11


Màu sắc là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng bài
giảng điện tử, đó cũng là tính thẫm mĩ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc tiếp thu
của học sinh. Tất nhiên, phần này chỉ là kĩ thuật để giúp cho nội dung thêm hài hòa
cân đối như Flash. Các bài soạn giảng hiện nay thường sử dụng ít màu sắc hoặc

màu sắc đơn giản để tập trung vào nội dung bài học là chính. Trong thời gian soạn
các bài giảng điện tử, người viết thấy rằng phối màu đẹp sẽ tiếp tực là một lợi thế đi
kèm các ứng dụng ở trên. Vậy thì sử dụng màu sắc như thế nào cho hiệu quả nhất là
một câu hỏi khó, nếu tính toán sai lầm dễ dẫn đến bài học trở nên lòe loẹt, phản tác
dụng, thậm chí làm học sinh bị ức chế. Ta hãy xem ví dụ thế này:
+ Ứng dụng trong bài Hạnh phúc của một tang gia. Với hàng loạt các nhân
vật xuất hiện ở trích đoạn này, người viết đã áp dụng mỗi nhân vật một gam màu
để phân biệt và giúp các em nắm tính cách từng nhân vật trước khi đi vào đọc hiểu

văn bản:
Một trong những cách để làm cho màu sắc tươi tắn, hài hòa mà không bị
trùng lặp, màu chữ luon nổi trên màu nền, ta sẽ làm cho màu nền nhạt đi bằng cách
sau:

Trang 12


Chọn vùng màu  chọn phần Shape Fill  chọn Gradient. Ở đây có rất nhiều
lựa chọn, một màu sắc cỏ thể áp dụng nhiều lần mà không sợ bị trùng lặp.

 Ưu điểm

+ Màu sắc hài hòa cân đối sẽ tạo tính thẩm mĩ cho bài học, nâng cao chất
lượng bài giảng, đây là nội dung được đánh giá rất cao về tính thẩm mĩ trong một
bài giảng điện tử, tạo thiện cảm cho học sinh khi theo dõi bài học.
Trang 13


 Khuyết điểm:


+ Đối với những máy chiếu thông thường, màu sắc thể hiện sẽ không trung
thực như ý ta mong muốn, đây là một hạn chế rất lớn ta cần lưu ý. Muốn màu sắc
trung thực và sắc nét nhất ta nên ưu tiên dạy bằng T.V màn hình lớn có cổng HDMI
(không phải trường nào cũng có điều kiện).
+ Màu sắc cũng chính là con dao hai lưỡi, nếu không cẩn thận sẽ tạo ra
những màu sắc lòe loẹt, phản cảm ảnh hưởng đến nội dung trình bày.
d.

Sử dụng phim, nhạc (phần nội dung + minh họa)

Đây là nội dung minh họa giúp các em có nhiều hứng thú nhất trong một bài
học, tất nhiên phải khẳng định lại lần nữa: nội dung bài học là chính, lạm dụng bất
cứ hình thức minh họa nào quá mức sẽ gây sao nhãng cho việc giảng dạy. Với một
nội dung đa dạng và phong phú từ truyện, thơ, kịch… Các tác phẩm trong văn học
đã được chuyển tải khá nhiều thành phim, nhạc trong đời sống. Những nội dung
minh họa này sẽ là một phần bổ trợ cho các em trong việc tái hiện kiến thức trực
quan nhất.
Một số bài học sử dụng tham khảo:
+ Tấm Cám: Đoạn phim Tấm Cám nằm trong chương trình Ngày xửa ngày
xưa. Tuy rằng có khá nhiều yếu tố hài hước nhưng các nhân vật được diễn viên
khắc họa rất rõ nét qua tính cách, ăn mặc, lời thoại… Đoạn phim giúp các em có
những tiếng cười thoải mái sau một tiết học căng thẳng.

Trang 14


[Đoạn phim minh họa lấy trên Youtube]
+ Các bài học ứng dụng tham khảo: Đoạn phim minh họa cảnh hạ huyệt cụ cố
Tổ (Hạnh phúc của một tang gia). Đoạn phim minh họa cái chết của Xi-ta (Ra-Ma
buộc tội). Bài hát Chuyện thành Cổ Loa (Chuyện An Dương Vương và Mị Châu

Trọng Thủy). Đoạn phim về Thân Nhân Trung (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia).
Đoạn phim trong tác phẩm Làng Vũ Đại ngày ấy (Chí Phèo). Bài hát Hàn Mạc Tử
(Đây thôn Vĩ Dạ) v…v. Có thể nói đây là một nguồn tài nguyên dồi dào trải dài từ
chương trình lớp 10 đến 12 mà quý thầy cô bỏ lỡ trong quá trình giảng dạy sẽ là
một thiệt thòi rất lớn cho các em học sinh. Ông cha ta cũng đã nói “Trăm nghe
không bằng một thấy”. Điều đó chứng tỏ môn Ngữ Văn rất đa dạng và hấp dẫn. Mỗi
tiết học sẽ đọng lại trong các em nhiều bài học bổ ích không chỉ kiến thức từ SGK.
 Ưu điểm

+ Học sinh được xem trực tiếp tác phẩm qua hình thức phim, nhạc, kịch…
Được hình dung rõ nét nhân vật và nội dung câu chuyện, hứng thú và phấn khởi
mỗi khi được xem phim, nghe nhạc.
 Khuyết điểm:

+ Khi chuyển tải thành phim, nhạc…một số các chi tiết thêm vào không theo
với nội dung tác phẩm sẽ khiến các em hiểu nhầm, giáo viên cần nhắc nhở lấy tác
phẩm làm gốc, đó chỉ là nội dung minh họa mang tính chất giải trí, biểu diễn, các
em sẽ dễ bị cuốn theo các nội dung giải trí mà bỏ quên nội dung tác phẩm.

Kết quả và bài học kinh nghiệm
Người viết đưa ra một kiểm nghiệm: Cùng một nội dung bài học “Tấm Cám”
áp dụng ở hai lớp 10c2 và 10c3 HK1 năm học 2015-2016 với phương pháp giảng
dạy như nhau, chỉ khác ở:
+ Lớp 10c2 giảng dạy bình thường
+ Lớp 10c3 sử dụng giáo án điện tử với các ứng dụng đã kết hợp như trên

Trang 15


 Khi bắt đầu tiết học, các em lớp 10c3 phấn khởi, hào hứng và tập trung

hơn.
 Khi trả bài cũ cũng như nêu nội dung câu hỏi, các em lớp 10c3 có sự hình
dung và liên tưởng tốt hơn, tái hiện kiến thức không gặp nhiều khó khăn như các
em lớp 10c2.
 Giáo viên dự giờ góp ý cũng nhận định bài giảng điện tử màu sắc đẹp, hài
hòa, tranh ảnh minh họa, sơ đồ sử dụng có hiệu quả, tạo sự thu hút và ấn tượng.
Những tiết học tiếp theo, học sinh luôn hào hứng và có sự tập trung cao với
những tác phẩm, bài học người viết gợi mở sẽ có nhiều điều hấp dẫn, đồng thời
nhắc các em chuẩn bị bài tốt sẽ được lên phòng máy chiếu.
Việc ghi, chép của học sinh trong quá trình tiếp thu bài học cũng tương đối
suông sẻ, phần kiến thức minh họa, bài tập được tách riêng với kiến thức chính để
các em nhìn xuyên suốt các vấn đề, học sinh không phải ghi chép quá nhiều khiến
các em khó theo dõi bài học.
Ngoài ra, người viết còn cho các em làm kiểm tra 15’ với nội dung câu hỏi:
“Liệt kê các mâu thuẫn trong chuyện Tấm Cám và cho biết ý nghĩa”. Kết quả thu
được sau bài kiểm tra như sau: (lớp 10c3 học yếu hơn lớp 10c2 theo kế hoạc phân
hóa)
10c2
10c3

Sĩ số: 32
Sĩ số: 35

Trên TB: 19
Trên TB: 25

Dưới TB: 13
Dưới TB: 10

Kết quả này dẫu còn nhiều khập khiễng nhưng ít nhiều qua so sánh đối chiếu,

bước đầu người viết đã nhận thấy hiệu quả trong sử dụng các ứng dụng, đó cũng
chính là một phần của thành công để người viết nỗ lực thực hiện tiếp tục trong
tương lai. Đối với học sinh: “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” thì đối với người
thầy cô, mỗi tiết học sẽ là một món quà bất ngờ cho học sinh và cho chính mình.

Trang 16


KẾT LUẬN
Tất cả những nội dung trong hoạt động giáo dục đều phải hướng tới mục
đích hiệu quả, với những kiểm nghiệm đúc kết từ thực tế tiết học, một bài giảng
điện tử đã trở nên hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng các ứng dụng kết hợp trên.
Những nội dung mà người viết đưa ra đa phần còn mang tính chủ quan và
dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chính. Với sáng kiến kinh nghiệm này, không có gì
là tuyệt đối mà các ứng dụng chỉ mang tính tương đối, có khi áp dụng lại trở nên
bất hợp lí trong bài học. Điều quan trọng ở đây là sự kết hợp giữa nội dung bài học
và nội dung minh họa bài học đòi hỏi quý thầy cô phải có sự liên tưởng rất cao, vì
nếu một bài giảng điện tử chỉ thể hiện đơn thuần kiến thức văn bản, chắc chắn nó
sẽ chẳng khác cách dạy truyền thống là mấy.
Một bài giảng điện tử soạn hoàn chỉnh và công phu chắc chắn sẽ mất rất
nhiều thời gian và công sức, điều này là một thách thức lớn với tất cả giáo viên khi
công việc không chỉ có chuyên môn, Xuân Diệu cũng đã nói: “Nỗi đời cơ cực đang
giơ vuốt - Cơm áo không đùa với khách thơ”
Quí thầy cô hãy lấy cảm hứng từ sự yêu thích tác phẩm, yêu thích các ứng
dụng CNTT để truyền tải vào bài học, không có sự đam mê và yêu thích bài giảng sẽ
khó đạt được hiệu quả thành công. Một sản phẩm do chính ý tưởng và tâm huyết bỏ
ra sẽ là một đứa con tinh thần trong sự nghiệp giáo dục. Quí thầy cô cần tránh tư
tưởng dạy cho có, dạy cho xong vì khi nhắc tới CNTT, còn rất nhiều thầy cô e ngại,
âu cũng là lẽ đương nhiên khó tránh khỏi.
Trong những nội dung trình bày, với phần kiến thức hạn hẹp và tuổi nghề

non kém, người viết biết chắc sẽ gặp nhiều thiếu sót cũng như hạn chế, vì trong quá
trình sử dụng chỉ có bản thân tự mày mò nghiên cứu là chính. Hy vọng sẽ nhận
được nhiều đóng góp của quí thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm trở nên hoàn chỉnh
hơn. Cũng rất mong được giao lưu, học hỏi cùng các thầy cô có niềm đam mê dạy
học ứng dụng CNTT xa gần.
Người viết: Đỗ Minh Châu
Trang 17


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường THCS&THPT Trần Văn Lắm

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM

1. Kết quả chấm điểm:……………./ 100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới …………………………../ 30 điểm
- Tính hiệu quả: ……………………./ 35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: …………./ 20 điểm
- Tính khoa học: ……………………/ 10 điểm
b) Về hình thức: ……………………../ 05 điểm
2. Xếp loại:......................................................................................

Bạc Liêu, ngày……tháng….năm 2015
CHỦ TỊCH HĐKH

PHỤ LỤC
Trang 18



Ký duyệt tuần 23: /01/2012

Trang 19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×