Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong mô đun tiện cơ bản tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẶNG KIM BẢO TRÂN

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410

S K C0 0 4 3 4 5

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐẶNG KIM BẢO TRÂN

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM.

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410.


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐẶNG KIM BẢO TRÂN

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM.

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410.
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ VĂN NAM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014.


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
1.LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Đặng Kim Bảo Trân.

Giới tính: nữ.

Ngày, tháng, năm sinh: 11.12.1986.


Nơi sinh: Vĩnh Long.

Nguyên quán: Tam Bình – Vĩnh Long.

Dân tộc: Khơme.

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 36/12 đường số 5, phường Linh Chiểu, Quận Thủ
Đức, TPHCM.
2.QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1.Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy.

Thời gian đào tạo:9/2005 đến 9/2010.

Nơi học (trường, thành phố): Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.
Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp.
Tên đồ án tốt nghiệp: Thiết kế giáo án điện tử vi điều khiển.
Người hướng dẫn: Lê Tấn Cường.
2.2.Sau đại học
Hệ đào tạo: Chính quy.

Thời gian:10/2012 đến 10/2014.

Nơi học (trường, thành phố): Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.
Ngành học: Lý luận & Phương pháp DH.
Tên luận văn: Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong mô đun Tiện cơ
bản tại trường CĐ Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
Người hướng dẫn: TS. Võ Văn Nam.
Trình độ ngoại ngữ: tiếng anh B1.

2.3.Qúa trình cơng tác chun mơn kể từ khi tốt nghiệp ĐH
Chưa có kinh nghiệm.

TPHCM, ngày

tháng

năm 2014.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người nghiên cứu

Đặng Kim Bảo Trân
Lớp LL&PP 12B, 2012 – 2014

năm 2014


iii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Tiến sĩ Võ Văn Nam người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện luận văn này, nhờ đó mà bản thân em có thêm kiến thức, niềm tin để hồn
thành luận văn này.
- Qúy thầy cơ giảng dạy lớp Cao học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức qúy báu, hướng dẫn và định hướng để cho
em thực hiện tốt luận văn này.
- Ban lãnh đạo, q thầy cơ Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.HCM đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho em thực hiện hoàn thành luận văn.
- Không quên gởi lời cám ơn đến các em HS, những tham gia đóng góp của các
em là nguồn động lực lớn giúp tơi hồn thành tốt các nhiệm vụ của đề tài.
- Và cuối cùng là gia đình của tôi đã tạo niềm tin, chia sẻ và là nguồn động viên
để tơi hồn thành tốt luận văn này.

Đặng Kim Bảo Trân


iv

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đất nước ta đang trên đà phát triển, nhiều phát minh sáng chế ra đời mở ra cho ta
nhiều cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm để sánh vai
với các cường quốc năm châu. Trong điều kiện như vậy xã hội cần có nguồn nhân
lực giỏi, năng động và sáng tạo phù hợp tình hình như hiện nay.
Muốn vậy, cần làm cho HS chủ động, tích cưc, tìm tịi sáng tạo trong học tập.
Đặc biệt tổ chức dạy học mà ở đó GV phải tìm mọi cách để đưa HS vào các tình
huống có vấn đề, để từ đó GV có thể hướng dẫn, giúp đỡ HS giải quyết vấn đề, lĩnh
hội được những kiến thức mới, từ đó HS tích cực hơn trong q trình học tập. Chính
vì vậy, người nghiên cứu chọn đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

trong mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ
TPHCM”.
Luận văn gồm có 3 phần:
Phần mở đầu: Nêu lý do, mục tiêu, nhiêm vụ, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu, giới hạn của đề tài, phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề,các
khái niệm liên quan. Trên cơ sở đó áp dụng PPDHNVĐ trong mơ đun Tiện cơ bản.
Chương 2: Thực trạng dạy học mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng Nghề
Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
Chương 3: Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thực nghiệm phương
pháp này trong mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Cơng
Nghệ TPHCM.
Phần kết luận – kiến nghị: Trình bày những kết quả đạt được, đánh giá được thực
trạng dạy học mô đun Tiện cơ bản. Khi áp dụng PPDHNVĐ theo trình tự hợp lí.
Kiến nghị cụ thể nhằm áp dụng PPDHNVĐ một cách hiệu quả.


v

ABSTRACT
Our country is on the momentum of development, many inventions are created
that open many opportunities for exchanges and cooperation, exchange of
knowledge and experience to be well-matched with other continents in the world. In
such conditions, the society should have good human resources, who are dynamic
and creative that can fit the current situation.
Want this, need to make students proactive, active and creative. Espencially
institution in which teaching find ways to put students in problem situations so that
teachers can teach and help students to solve the problems to help students acquire
new knowledge, and to be more active in the learning process. This is the reason

why the researcher chooses the topic “Application teaching methods of problem
solving in the basic lathe module at vocational college technical of technology
HCM”.
The thesis consists of three parts:
Preamble: Show the reasons, objectives, tasks, the object of study, research
hypotheses, limitations of the study, the research methodology.
Content:
Chapter 1: The rationale of adopting problem solving teaching methods, related
concepts and applying problem solving teaching methods in the basic lathe module.
Chapter 2: Current status of teaching in the basic lathe module at Vocational
College Technical of Technology HCM.
Chapter 3: Applying problem solving teaching methods and attempting these
methods in basic lathe module at Vocational College Technical of Technology
HCM.


vi

Conclusion – petition: Displaying the achieved results; evaluate the status of
teaching basic lathe modules add, applying reasonably problem solving teaching
methods in sequence.
Specific proposals to apply methods problem solving effectively.


vii

MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học……………………………………………………………………i
Lời cam đoan………………………………………………………………………ii

Lời cảm ơn………………………………………………………………………...iii
Tóm tắt…………………………………………………………………………….iv
Mục lục……………………………………………………………………………vii
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………xi
Danh sách các hình………………………………………………………………..xii
Danh sách các bảng……………………………………………………………….xiii
Danh sách các biểu đồ…………………………………………………………….xiv
PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU................................................ 3
5.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 3
6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ........................................................................... 4


viii

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC NÊU VẤN ĐỀ
1.1.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................. 5
1.1.1.Trên thế giới .................................................................................................... 5
1.1.2.Ở Việt Nam ..................................................................................................... 7
1.2.NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ .................... 10
1.2.1.Cơ sở triết học ................................................................................................. 10
1.2.2.Cơ sở tâm lí học .............................................................................................. 10
1.2.3.Cơ sở giáo dục ................................................................................................. 10

1.3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ ................ 11
1.3.1.Dạy học nêu vấn đề ......................................................................................... 11
1.3.2.Phương pháp dạy học ...................................................................................... 12
1.3.3.Vấn đề ............................................................................................................. 13
1.3.4.Tình huống có vấn đề ...................................................................................... 13
1.3.5.Tình huống có vấn đề trong học tập ................................................................ 15
1.3.6. Tổ chức dạy học mô đun tiện cơ bản theo phương pháp dạy học nêu vấn đề
.................................................................................................................................. 15
1.4. MỘT SỐ CÁCH TẠO TÌNH HUỐNG CĨ VẤN ĐỀ ...................................... 15
1.5. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ ...................................... 16
1.6.MỨC ĐỘ TÍCH CỰC THAM GIA CỦA HS ................................................... 17
1.7.ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ .............................. 18
1.8.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ ĐƯỢC TRIỂN KHAI
TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN ......................................................................... 19
1.8.1.Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề ................................................................ 19
1.8.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ........................................................ 20
1.8.3. Phương pháp thảo luận ................................................................................... 21
1.8.4. Phương pháp thuyết trình ............................................................................... 22


ix

Kết luận chương 1 .................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KTCN TPHCM
2.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KTCN
TPHCM .................................................................................................................... 25
2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 25
2.1.2.Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 27
2.1.3.Mục tiêu và nhiệm vụ ...................................................................................... 27

2.2.GIỚI THIỆU MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN ........................................................... 28
2.2.1.Vị trí mơ đun ................................................................................................... 28
2.2.2.Mục tiêu của mơ đun ....................................................................................... 28
2.2.3.Chương trình khung mơ đun Tiện cơ bản ....................................................... 29
2.3.THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG MÔ
ĐUN TIỆN CƠ BẢN ............................................................................................... 31
2.3.1.Mục tiêu, phạm vi và đối tượng khảo sát ........................................................ 31
2.3.1.1.Mục tiêu ....................................................................................................... 31
2.3.1.2.Phạm vi......................................................................................................... 32
2.3.1.3.Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 32
2.3.2.Nội dung khảo sát............................................................................................ 32
2.3.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 32
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 40
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀ THỰC
NGHIỆM PP NÀY TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
3.1.CƠ SỞ TRIỂN KHAI DHNVĐ TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN ............... 42
3.2.MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN .................................................... 42
3.3. QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY NÊU VẤN ĐỀ TRONG
MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN........................................................................................ 43


x

3.4.ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DHNVĐ TRONG MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI
TRƯỜNG CĐNKTCN TPHCM .............................................................................. 44
3.4.THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .................................................................... 55
3.4.1.Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 55
3.4.1.1.Mục đích....................................................................................................... 55
3.4.1.2.Đối tượng ..................................................................................................... 55

3.4.1.Thời gian ......................................................................................................... 56
3.4.2.Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 56
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 71


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
GV: Giáo viên.
HS: Học sinh.
CĐNKTCN TPHCM: Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.
DHNVĐ: Dạy học nêu vấn đề.
DHGQVĐ: Dạy học giải quyết vấn đề.
PPDH: Phương pháp dạy học.


xii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1…………………………………………………………………………….13


xiii

DAMH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1……………………………………………………………………………29
Bảng 2.2……………………………………………………………………………32
Bảng 2.3……………………………………………………………………………33
Bảng 2.4……………………………………………………………………………33
Bảng 2.5……………………………………………………………………………34
Bảng 2.6……………………………………………………………………………35
Bảng 2.7……………………………………………………………………………36
Bảng 2.8……………………………………………………………………………36
Bảng 2.9……………………………………………………………………………37
Bảng 2.10…………………………………………………………………………..38
Bảng 2.11…………………………………………………………………………..38
Bảng 2.12…………………………………………………………………………..39
Bảng 3.1……………………………………………………………………………56
Bảng 3.2……………………………………………………………………………58
Bảng 3.3……………………………………………………………………………59
Bảng 3.4……………………………………………………………………………60
Bảng 3.5……………………………………………………………………………61
Bảng 3.6……………………………………………………………………………63
Bảng 3.7……………………………………………………………………………64
Bảng 3.8……………………………………………………………………………65
Bảng 3.9……………………………………………………………………………66


xiv

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1…………………………………………………………………………32
Biểu đồ 2.2…………………………………………………………………………33
Biểu đồ 2.3…………………………………………………………………………34
Biểu đồ 2.4…………………………………………………………………………34

Biểu đồ 2.5…………………………………………………………………………35
Biểu đồ 2.6…………………………………………………………………………36
Biểu đồ 2.7…………………………………………………………………………37
Biều đồ 2.8…………………………………………………………………………37
Biểu đồ 2.9…………………………………………………………………………38
Biểu đồ 2.10………………………………………………………………………..39
Biểu đồ 2.11………………………………………………………………………..39
Biểu đồ 3.1…………………………………………………………………………57
Biểu đồ 3.2…………………………………………………………………………58
Biểu đồ 3.3…………………………………………………………………………59
Biểu đồ 3.4…………………………………………………………………………60
Biểu đồ 3.5…………………………………………………………………………61
Biểu đồ 3.6…………………………………………………………………………63
Biểu đồ 3.7…………………………………………………………………………65


1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Đất nước ta đang trên đà phát triển, nhiều phát minh sáng chế ra đời mở ra cho
ta nhiều cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm để sánh vai
với các cường quốc năm châu. Trong điều kiện như vậy xã hội cần có nguồn nhân
lực giỏi, năng động và sáng tạo phù hợp tình hình đất nước và thời đại.
- Xu thế thời đại đã đưa đến một quan niệm mới về giáo dục. Giờ đây giáo dục
được xem là một lực lượng sản xuất trực tiếp chịu sự tác động mạnh mẽ của các tiến
bộ khoa học kĩ thuật, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và
cơng nghệ. Chính từ những nhận thức mới đó, trong những năm cuối của thế kỉ
trước, các nước đặt lại vấn đề cải tiến và nội dung phương pháp (PP) đào tạo. Nhờ
vậy, giáo dục đã tạo ra một nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy những thay đổi quan
trọng trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Luật Giáo dục nước Cộng

Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ( năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp
thứ 10 ) đã quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học có năng lực tự
học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên” ( điều 5, trang 64).
- Đặc biệt trong điều kiện của nước ta hiện nay, nền kinh tế đang phát triển có
nhiều cơ hội và cũng có nhiều thách thức. Nền cơng nghiệp ở nước ta cịn thiên về
gia công và lắp ráp, các lĩnh vực công nghệ cao đang hình thành và sẽ phát triển,
việc định hướng đào tạo nghề đi theo một quan điểm nào là việc làm vô cùng cấp
thiết. Việc phổ biến nghề rộng rãi và đào tạo nghề cơ bản cho người lao động nhất
là tầng lớp thanh thiếu niên với những nội dung đào tạo nghề cần thiết, để giúp họ
tự tìm kiếm công ăn việc làm, hoặc để nâng cao năng suất lao động, đang là một
nhu cầu cấp bách của toàn xã hội.
- Chiến lược phát triển giáo dục trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI được
coi là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Mục
tiêu của giáo dục là xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện, có lí tưởng,
có đạo đức, có tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng, tích cực cá nhân, làm chủ tri


2

thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong cơng nghiệp và có
sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo
đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và
tin học, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo công bằng
xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước
hình thành xã hội học tập.
- Như vậy việc giảng dạy mô đun Tiện cơ bản ở trường nghề cần phải có

những đổi mới để thay đổi lối truyền thụ một chiều của GV sang HS. GV không
chỉ giúp cho HS có những kiến thức cơ bản mà quan trọng là rèn luyện cho HS
có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo và giải quyết vấn đề.
- Vì những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài : “Áp dụng phương pháp
dạy học nêu vấn đề trong mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ
Thuật Công Nghệ TPHCM” nhằm hướng tới việc nắm bắt hệ thống kiến thức lý
thuyết và thực hành của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của người học trong quá trình học tập.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm nâng chất lượng dạy và học,
bộ môn tiện cơ bản tại trường CĐN Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Để đạt mục tiêu trên, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu nhằm giải quyết
các nhiệm vụ như sau:
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Tổng quan về dạy học nêu vấn đề.
- Các khái niệm cơ bản.
2. Thực trạng về phương pháp dạy mô đun Tiện cơ bản cho HS khoa cơ khí
chế tạo máy tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM hiện nay.
- Khảo sát thực trạng.


3

3. Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong q trình dạy mơ đun Tiện cơ
bản tại trường CĐN Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM và thực nghiệm sư phạm.
- Đưa ra quy trình vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong mô đun tiện
cơ bản.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường CĐN Kỹ Thuật Công Nghệ
TPHCM.

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm từ đó có kết luận về tính khả thi.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tượng nghiên cứu: việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong
mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
4.2.Khách thể nghiên cứu : hoạt động giảng dạy, học tập của GV và HS học mô
đun Tiện cơ bản tại trường CĐNKTCN TPHCM.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Do thời gian có hạn, nên người nghiên cứu chỉ tổ chức dạy thực nghiệm hai bài
về phương pháp dạy học nêu vấn đề trong mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao
Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Với đề tài: “ Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong mô đun tiện cơ bản”,
người nghiên cứu đưa ra giả thuyết: Nếu sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề
một cách hợp lí, khoa học trong các bài dạy thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức và hình thành ở học sinh năng lực
giải quyết vấn đề, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn đun tiện cơ
bản.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu tiến hành sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc và phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài.


4

7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: phương pháp này được người nghiên cứu sử dụng
trong suốt thời gian thực hiện đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng phương
pháp dạy học nêu vấn đề.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Người nghiên cứu phát các phiếu thăm dò
cho giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp thực nghiệm: đây là phương pháp mà người nghiên cứu sử
dụng để qua đó xác định tính khả thi, những điều kiện cần thiết để tiến hành áp
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề cho mô đun Tiện cơ bản.
7.3.Phương pháp thống kê toán học: sử dụng các phần mềm toán thống kê để
xử lí số liệu và phân tích kết quả điều tra thực nghiệm sư phạm của nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm, cũng như xử lý số liệu do các PP khác mang lại.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Chương 2: Thực trạng dạy học mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng
Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
Chương 3: Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thực nghiệm phương
pháp này trong mô đun Tiện cơ bản tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công
Nghệ TPHCM.
- Phần kết luận và đề nghị.
- Tài liệu tham khảo.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ.
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong lịch sử phát triển giáo dục phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được quan
tâm rất nhiều và rất sớm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người

học. Tuy nhiên trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử thì phương pháp này đã
được nghiên cứu ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
1.1.1. Trên thế giới
- John Dewey (1859 - 1952) là nhà sư phạm nổi tiếng của Mỹ, ông là người có
công lớn trong việc hiện thực hóa tư tưởng dạy học “lấy người học làm trung tâm”
của J. J. Rorrsseau (1712 – 1778). Ông coi học sinh là trung tâm của nhà trường,
của dạy học, đề cao kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của mỗi cá nhân học sinh.
Và sau đó ơng đã viết quyển sách “Chúng ta suy nghĩ như thế nào” trong đó ơng đã
đề ra quá trình vận động làm sáng tỏ quá trình nhận thức của học sinh.Và học trị
của ơng là V.Becton và J.W.Gefzels đã nghiên cứu và hoàn chỉnh về dạy học nêu
vấn đề. Các tác giả trên cho rằng dạy học nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tập và làm việc một cách độc lập.
- Dạy học nêu vấn đề là một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà giáo dục người Brazil
Paulo Freire vào năm 1970, cuốn sách “Phương pháp sư phạm của kẻ bị áp bức”.
Dạy học nêu vấn đề, đề cập đến một phương pháp giảng dạy nhằm nhấn mạnh vào
tư duy phê phán với mục đích giải thốt người học. Freire sử dụng dạy học nêu vấn
đề là thay thế cho giáo dục truyền thống.
- Nhà lý luận dạy học Nga, Đanhilop nhấn mạnh: “Động lực của quá trình học
tập là giải quyết mâu thuẫn giữa nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong quá trình dạy học
với trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học
sinh” [2].


6

- Nhà tâm lí học người Nga, X.L.Rubinstein đã khẳng định “tư duy thường bắt
đầu bằng một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên, sự thắc mắc hay từ sự
thuẫn…”[2].
- Nhà Triết học cổ đại Hy Lạp, Socrates (469 – 399 TCN) đã từng nói: “Hãy
nhận biết bản thân mình” và trong dạy học với phương pháp đàm thoại ông đã

giúp cho người học phát hiện ra chân lý bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề và câu
hỏi gợi mở để họ dần tìm ra kết luận.
- Căn cứ vào sự vật, hiện tượng cụ thể để dẫn dắt người học đi đến kết luận,
Socrates được xem là ông tổ của phương pháp quy nạp. Phương pháp đối thoại
trong dạy học của ông được gọi là phương pháp Socrates, rất có giá trị, có giá trị
thời đại, vừa mang tính truyền thống vừa là cơ sở của phương pháp dạy học hiện
đại ngày nay (dạy học nêu và giải quyết vấn đề).
- Khổng Tử (551 – 479 TCN) là người đầu tiên được xem như đã áp dụng
phương pháp dạy học bằng cách nêu vấn đề sớm nhất và rất có hiệu quả. Thí dụ
ơng chủ trương người học nào không biết hỏi (nêu vấn đề) thì ơng khơng dạy.
Tuy nhiên cho đến giữa thế kỉ 20 phương pháp này mới được hệ thống hóa, phát
triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ.
- Nhà Giáo dục Johann Bernhard Basedow (1723 -1790) đã viết cuốn: “Giáo
dục thực dụng và tích cực”. Basedow là nhà giáo dục người Đức chủ trương giáo
dục thực dụng, giới thiệu các môn học thể dục thể thao, khoa học tự nhiên. Ông
kêu gọi chấm dứt việc trừng phạt thể xác, chấm dứt lối học vẹt, lối học thuộc
lịng. Ơng phát minh ra một số trò chơi phụ giúp cho việc học hỏi được dễ dàng
và nhanh chóng. Với lối giảng dạy sống động này, ông làm cho sinh viên và giáo
viên đồng nghiệp phải ngạc nhiên và thán phục.
- Nói chung, ơng cổ vũ một phương pháp sư phạm sống động, tích cực trong
một khung cảnh sôi nổi của lớp học. Phương pháp này trở thành quan điểm căn
bản trong việc cải tổ chương trình giáo dục Đức sau này.
- Tác giả V.Ơkơn trong cuốn : “Những cơ sở dạy học nêu vấn đề”( nhà xuất
bản Giáo dục năm 1976 ), đã đúc kết những kết quả tích cực của chương trình


7

thực nghiệm về dạy học nêu vấn đề, kích thích học sinh tích cực suy nghĩ, chủ động
tìm tịi, giải quyết vấn đề và đạt được kiến thức vững chắc và sâu sắc.

- Theo tác giả I.Ia.Lecne trong cuốn: “Dạy học nêu vấn đề” ( nhà xuất bản Giáo
dục năm 1997 ), thì bản chất của phương pháp dạy học gọi là dạy học nêu vấn đề là
đưa ra cơ sở phương pháp, tác dụng và phạm vi áp dụng của phương pháp này vào
quá trình lĩnh hội của người học.
- Dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực xuất
hiện đầu tiên ở Liên Xô, Ba Lan và các nước Đông Âu khác vào những năm 1970.
Lúc đó, dạy học nêu vấn đề đã thực sự trở thành một phương pháp giảng dạy có cơ
sở khoa học. Người có cơng đầu trong việc xây dựng nền tảng cho phương pháp dạy
học này phải kể đến là V.Ơkơn (Ba Lan). Cùng với những nhà khoa học khác, ơng
đã tích cực nghiên cứu vấn đề trên cơ sở kế thừa thành tựu của các ngành tâm lí,
giáo dục học... kết hợp với thực tiễn sư phạm từ các trường học. Dạy học nêu vấn
đề đã thực sự trở thành một phương pháp dạy học và ngày càng trở nên phổ biến
hơn trong trường học các nước. Nó được đánh giá là một kiểu dạy học có khả năng
phát triển năng lực sáng tạo ở người học.
1.1.2. Ở Việt Nam
- Dạy học nêu vấn đề được gọi bằng nhiều tên khác nhau: dạy học giải quyết vấn
đề, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nêu vấn đề - ơritic, dạy học nêu vấn
đề tìm tịi, dạy học tình huống có vấn đề….
- Dạy học nêu vấn đề được nói đến nhiều nhất vào những năm 60 – 70 của thế kỉ
trước. Có một số nhà sư phạm ở nước ta đã vận dụng phương pháp dạy học mới này
và xem đó là sử dụng những kinh nghiệm dạy học tiên tiến ở nước ngồi. Phương
pháp mới thì bao giờ cũng có sức hấp dẫn và lơi cuốn của nó, người ta có lí khi
mong đợi một sự thay đổi về phương pháp dạy học và nhận thấy rằng chúng ta phải
thoát ra khỏi sự gị bó, rập khn của những phương pháp dạy học cũ. Tuy nhiên,
do sự chủ quan, do bệnh sao chép kinh nghiệm, nhất là khi chưa cập nhật đầy đủ về
lí thuyết của phương pháp dạy học nêu vấn đề, nguồn tài liệu tham khảo hạn chế, vì


8


vậy phương pháp mới đưa vào nhà trường chưa có đủ độ tin cậy và hiệu quả bị
hạn chế.
- Đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XXI, khi nước ta tiến hành cải
cách giáo dục lần thứ 3 do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, dạy học nêu
vấn đề đã có một vị trí trong phương pháp dạy học hiện đại. Nhờ có sự đổi mới
tư duy giáo dục và đào tạo trong thời kì đất nước đang tiến hành đổi mới toàn
diện. Dạy học nêu vấn đề đã trở thành đối tượng được chú ý của những nhà giáo
dục.
- Điển hình là cuốn “ Dạy học giải quyết vấn đề, một hướng đổi mới trong
công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện”: GS. Vũ Văn Tảo, GS. Trần Văn Hà,
trường Cán bộ quản lí Giáo dục và đào tạo ấn hành năm 1996. Các tác giả đã
nghiên cứu và lý giải việc dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một trong những
hướng đổi mới mục tiêu, phương pháp và công tác đào tạo, như là đề xuất xử lí
tình huống và việc vân dụng phương pháp đó vào cơng tác giáo dục đào tạo.
* Một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đã cơng bố:
Từ đó đến nay, nhiều nhà giáo dục tâm huyết đã dày công nghiên cứu phương
pháp này. Cụ thể là:
• Những cơng trình dịch từ nước ngồi:
- V.Ơkơn: Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề năm 1968.
- A.M. Machuskin: Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học.
- Các công trình của I.Ia.Lence, M.I.Macmutov, M.N.Skatkin…. đã nêu bật
vai trị quan trọng của dạy học nêu vấn đề trong việc phát triển tính độc lập, chủ
động, sáng tạo của học sinh.
• Những cơng trình trong nước:
- Nguyễn Ngọc Quang – Lí luận dạy học đại cương năm 1989.
- Đặng Vũ Hoạt – Một số vấn đề về dạy học nêu vấn đề năm 1994.
- Đỗ Thế Hưng – Tình huống dạy học môn Giáo dục học.
- Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Ngân – Câu hỏi nêu vấn đề trong giảng văn ở
trường THPT. Tác giả đã đặt vấn đề tìm hiểu bản chất của nêu vấn đề là dựa trên



×