Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tổng góp các Bài tập hóa khó và cách giải hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.37 KB, 38 trang )

CÁC BÀI HÓA KHÓ TRÊN THƯ VIỆN
Mình bây giờ đã là sinh viên của Ngoại Thương rồi nhưng xem lại những bài này thấy nhớ quá !
Cố gắng nên các em nhé !
Đây là các bài tập hay các bạn post nên nhờ giải giúp.Rất có ích cho các em đó.Đợt ôn thi anh tham gia
giải Rất nhiều và có lưu lại.
Thân tặng các em.
anhphong_dh_ngoaithuong
Câu 1: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và 0,2 mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M,
đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 18,4 gam chất rắn. Giá trị của x là:
A. 0,3.

B. 0,2.

C. 0,1.

D. 0,4.

Lời giải:
Để còn chất rắn: chắc chắn phải xảy ra phản ứng với CuSO4.
Toàn bộ lượng Cu2+ => Cu (m = 0,2.64 = 12,8 )
=> mFe dư = 18,4 – 12,8 = 5,6 gam => nFe dư = 0,1 mol => nFe phản ứng = 0,1 mol)
Mg hết, Fe phản ứng 0,1 mol; Fe3+ chuyển hóa hoàn toàn Fe2+; Cu2+ phản ứng hết tạo Cu.
2nMg + 2nFepư = 1nFe3+ + 2nCu2+ => 2.x + 2.0,1 = 1.0,2.2 + 2.0,2 => x = 0,3 mol.
Câu 2: Hai bình kín A, B đều có dung tích không đổi V lít chứa không khí (21% oxi và 79% nitơ về thể tích).
Cho vào cả hai bình những lượng như nhau hỗn hợp ZnS và FeS 2. Trong bình B còn thêm một ít bột S (không
dư). Sau khi đốt cháy hết hỗn hợp sunfua và lưu huỳnh, lúc đó trong bình A oxi chiếm 3,68% thể tích, trong
bình B nitơ chiếm 83,16% thể tích. % thể tích của SO2 trong bình A là
A. 13,16%.

B. 3,68%.


C. 83,16%.

D. 21%.

Lời gải:
Ta thấy ở bình B có thêm phản ứng S + O2 => SO2
Tức là lượng mol oxi phản ứng bao nhiêu thì lượng mol SO2 thêm vào bấy nhiêu, tức là không tăng giảm số
mol (tức là không tăng giảm thể tích) => thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng ở B và A là như nhau; mà lượng
N2 ở A và B là như nhau
=> %V N2 ở A = % V N2 ở B = 83,16%.
=> % V SO2 ở A = 100% - V O2 – V N2 = 100 – 3,68 – 83,16 = 13,16%.
Đây là bài tập thoạt đầu nhìn rất khó, nhưng để ý 1 tí bài toán lại trở lên rất đơn giản. hãy chịu khó tư duy ta
sẽ thấy nó không quá khó.
Câu 3: Cho 10,7 gam một muối clorua có dạng (XCln) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam
kết tủa. Mặt khác cũng cho 10,7 gam muối clorua ở trên tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M, đến phản
ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:


A. 23,7.

B. 31,7.

C. 38,7.

D. 28,7

Lời giải
nCl- = nAgCl = 0,2 mol => mX = 3,6 gam. => MX = mX : nCl-.n = 3,6 : 0,2.n = 18n
n = 1 => NH4 + ; n = 2; = 3 loại không có nghiệm phù hợp.
 n NH4Cl = 0,2 mol => sau phản ứng chất rắn có : KOH dư 0,3 mol; và KCl 0,2 mol

 m= 0,3.56 + 0,2.(39 +35,5) = 31,7 gam
Câu 4: Lấy 5,2 gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chỉ chứa 2
muối và 12,208 lít hỗn hợp NO2 và SO2 (đktc). Xác định % về khối lượng của FeS2 trong hỗn hợp ban đầu

A. 71,53% hoặc 81,39%

B. 93,23% hoặc 71,53%

C. 69,23% hoặc 81,39%

*D. 69,23% hoặc 93,23%

Câu 1: Do dung dịch thu được chứa 2 muối nên:
TH1: Hai muối nitrat:
FeS2 : a mol , Cu2S = b mol vậy có pt: 120 a + 160 b = 5,2 (1)
FeS2 → Fe+3 + 2S+4 + 11 e
a

2a

Nhận e:

Cu2S → 2Cu+2 +S+4 + 8e

11ª

b

2b


b

8b

N+5 + 1e → NO2
(11a + 8 b) vậy số mol NO2 = (11a + 8b)

Ta có phương trinh tổng mol 2 khí = (2a + b) + (11a + 8b) = 0,545 (2)
Từ (1) và (2) a = 0,0404

b = 0,0022 % m FeS2 = 93,23%

TH2 Hai muối sufat:
Có 120a + 160b = 5,2 (1)
Tổng số mol (S) ban đầu là: 2a + b
Quy đổi hỗn hợp về Fe , Cu , S
Dung dịch thu được gồm 2 muối sunfat : Fe3+ (a) ; Cu2+ ( 2b) , SO42- (1,5a + 2b) Dùng bảo toàn điện tích.
Quá trình nhường e:
Fe ……… Fe+3 + 3e

Cu…….Cu+2 +2e

a

2b

3a

4b


S ....................S+6 + 6e
(1,5a + 2b) (9a + 12b)

Quá trình nhận e:
S

+

(2a + b - 1,5 a - 2b)
N

+5

+

2e

................ S+4

(a - 2b)
e

( 0,5 a -b)
.............. NO2

(3 a + 4b + 9 a+ 12b - a+2b)
Vậy có tổng số mol hai khí: ( 0,5 a- b) + ( 12 a + 18b) = 0,545
Ta có a = 0,03 vậy % kl của FeS2 = 69,23 %
Câu 5: Cho 33,35 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,414 mol H 2SO4
(loãng) thì thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối. Cô cạn B thu được bao nhiêu gam muối khan?



*A. 64,400 hoặc 61,520

B. 65,976 hoặc 61,520

C. 73,122 hoặc 64,400

D. 65,976 hoặc 75,922

Vì dd thu đc chỉ gồm 2 muối và chỉ có NO thoát ra nên có 2 TH
Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu lần lượt là a , b ,c

TH1: muối sunfat của Cu2+ và Fe2+
ta có c + (3a + b) = 0,414
2a + b + 9b = 2c
232a + 242b +64 c = 33,35 . Vậy ta có a = 0,069

b= 0,023

C= 0,184

Vậy m muối = 64,44
TH2:muối sunfat của Cu2+ và Fe3+ . Áp dụng Bảo toàn điện tích , e và khối lượng tính đc m = 61.52g
Câu 6: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 0,1 gam H2.
Hoà tan hết 3,04 gam hỗn hợp X bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy
nhất) thu được ở đktc là
A. 0,224 lít

B. 0,336 lít


C. 0,448 lít

D. 0,896 lít

nO(trong oxit) =nH2 = 0,05 mol; => nFe = (3,04 - 0,05.16):56 = 0,04 mol
bảo toàn e có: 3nFe = 2nO + 2nSO2 => nSO2 = (0,04.3 - 0,05.2) : 2 = 0,01 mol.
=> V =0,224lit
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp M gồm hai axit X, Y (Y nhiều hơn X một nhóm -COOH) phản ứng hết với dung
dịch NaOH tạo ra (m + 8,8) gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng M trên tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, sau phản ứng kết thúc thu được 43,2 gam Ag và 13,8 gam muối amoni của axit hữu cơ.
Công thức của Y và giá trị của m lần lượt là
A. HOCO-CH2-COOH và 30,0.
B. HOCO-CH2-COOH và 19,6.
C. HOCO-COOH và 18,2.
D. HOCO-COOH và 27,2.
nHhM = 8,8 : 22 = 0,4 mol. vì M + AgNO3/NH3 có kết tủa Ag => có HCOOH
nHCOOH = nAg : 2 = 0,2 mol => Y là axit 2 chức có CTPT là R(COOH)2 y mol
2y + 0,2 = 0,4 => y = 0,1 mol
HCOOH + AgNO3 +NH3 => (NH4)2CO3 + 2Ag
R(COOH)2 + NH3 => R(COONH4)2
0,1 =>

0,1

=> R = 13,8 : 0,1 - (44 + 18).2 = 14

=> HOOC-CH2-COOH (0,1 mol) m = 0,2.46 + 0,1.(14 + 90) =19,6 gam.

CÂU1 : Một dung dịch có chứa H2S04 . và 0.534 gam muối natri của một axit chứa oxi của

clo ( muối X ) .. cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì
thu được 3.05 gam iot .muối X là :
A NACLO
B NACLO2
C NACLO3
D NACLO4


gọi muối đó là NaClO0,5a + 0,5 => NaCl sau phản ứng. trong đó a là số oxihoa của Cl có trong
NaClO(0,5a + a) => nClO(0,5a + 0,5). cách làm này là cách làm tổng quát nhưng khó trình bày vì thầy sợ
em hiểu nhầm (0,5a + 0,5); đây là số nguyên tử oxi nhé. em lập phương trình bảo toàn e => nmuối natri
roi giải phương trình tìm a.
cách 2: nếu là nNaClO => 2.nNaClO = 2nI2 => nNaClO= 0,012 mol => 0,012.(23 + 35,5 + 16) = 0,894
gam => loại.
nếu là nNaClO2 => 4nNaClO2 = 2nI2 => nNaClO2 = 0,006 MOL => 0,006.(23 + 35,5 +32)
= 0,543 gam.
nếu là NaClO3 => 6nNaClO3 = 2nI2 => nNaClO3 = 0,004 mol => 0,004.(23 +35,5 + 48) = 0,426 gam
nếu là NaClO4 => 8nNaClO4 = 2nI2 => nNaClO4 = 0,003 mol => 0,003.(23 + 35,5 +64) = 0,3675 gam
vậy khong có đáp án. em xem có đánh nhầm 0,543 thành 0,534 không nhé.

CÂU 2 : Hòa tan 2.08 gam các chất FeS . FeS2 và S bằng dung dịch H2S04 (đặc nóng) dư
thu được 2.688 lít S02 duy nhất .cho dung dịch X vào NAOH dư , lọc lấy kết tủa . đem nung
ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn
A 8.2 gam

B 9 gam

C 1.6 gam

D 10.7 gam


qui đổi ở đây thành Fe; S. nếu thông thường các em thường cho S thành S+4 (SO2)
rồi bảo toàn e; điều này thường dẫn đến kết quả sai; vì các em quên mất S+6 cũng xuống thành
S+4; thế nên SO2 phải bằng S của cả S tham gia cả 2qua trình nhường, nhận e. vậy sẽ phức tạp hóa
bài toán. để đơn giản bài toán. ta coi đó là S=> S+6. lúc đó So2 chỉ là do H2SO4 tạo nên.
bảo toàn e có: 6nS + 3nFe= 2.nSO2 = 0,24 mol
và 32nS + 56nFe = 2,08 gam => nFe = 0,02 mol => n Fe3+ = nFe = 0,02 mol.
=> mFe2O3 = 0,02:2.160 = 16 gam.

Câu 3 : cho 200 ml dung dich NAOH có ph =14 vào 200 ml dung dịch H2S04 0.25 M .
thu được 400ml dung dich A . trị số ph của A là :
A 13.6

B 1.4

C 13.2

D 13.4

pH= 14 => pOH = 0 => [OH-] = 10^0 = 1M => nOH- = 0,2 mol
nH+ = 0,2.0,25.2 = 0,1 mol => sau phản ứng nOH-dư = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol
[OH-] = 0,1 : (0,2 + 0,2) = 0,25M => pOH = -log0,25 = 0,6 => pH = 14 - 0,6 = 13,4
Câu 4: Khi thuỷ phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Val-Gly (H + xúc tác) thu được 0,5 mol Ala-Gly, 0,3 mol
Gly-Val, 0,4 mol Ala, còn lại là Gly và Val với tổng khối lượng là a gam. Giá trị của a là
A. 177,3 gam

B. 142,5 gam

*C. 145,2 gam


D. 137,7

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH 2
và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O 2 (đktc) thu được 2,2 mol CO 2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thuỷ
phân hoàn toàn trong 500ml dung dịch NaOH 2M thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá
trị m lần lượt là
A. 8 và 92,9 gam

B. 8 và 96,9 gam

C. 9 và 92,9 gam

*D. 9 và 96,9 gam


Câu 6: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin và axit glutamic. Để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X
cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam hỗn hợp X cần 40,32 lít O 2 (đktc) thu
được H2O, CO2 và 4,48 lít N2 (đktc). Khối lượng của CO2 tạo ra là
*A. 66 gam

B. 59,84 gam

C. 61,60 gam

D. 63,36 gam

Bài giải:
Bài 1: Nhận thấy n(ala) = 0,9 mol = n(X). Trong đó đặt X là: Ala-Gly-Val-Gly
Như thế n(gly) = 1,8 mol và n ( Val) = 0,9 mol
Như thế trong a gam thu được có n(gly) = 1,8-0,5-0,3 = 1 mol

n (Val) = 0,9 - 0,3 = 0,6 mol.
Vậy giá trị của a = 145,2 gam
Bài 2: Do các aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm - COOH.
Gọi A là 1 aminoaxit TQ để tạo peptit X. Vậy X là: KA-(K-1)H2O.(0,1 mol).
Vậy n(O) trong X là 2k.0,1 -( k -1).0,1
X + 58,8 lít O2 → 2,2 mol CO2 + 1,85 mol H2O. Vậy bảo toàn nguyên tố O. Ta có
n (O) trong X = 1 mol
Vậy có 2k.0,1 - (k-1).0,1 = 1 Vậy k = 9. Có 9 liên kết peptit.
X + 58,8 lít O2 → CO2 + H2O + 9/2 N2.
2,2

1,85

0,45

Vậy BTKl m(X) = 58,7 gam
Khi thuỷ phân X trong NaOH :

(9A - 8 H2O) + 9 NaOH → muối

+

H2O

Vậy khối lượng chất rắn thu được là: 58,7 + 0,5.2.40 - 18.0,1 = 96,9 gam
Bài 3: Đặt CTTQ của X là R(COOH)k
X + 0,5 mol NaOH . Vậy n(O)X = 1 mol
Mặt khác

X


+ O2 → CO2
1.8 mol x(mol)

+ H2O

+ N2

y(mol)

0,2 mol

BTKL ta có 44x + 18 y = 97,6
BT Nguyên tố O: 2x + y = 1,8.2 + 1
Vậy x = 1,5

Vậy khối lượng CO2 = 66 gam


Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hồ tan hồn tồn X trong 400 ml dung dịch HCl 2M thấy
thốt ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt (duy nhất) chưa tan. Hãy cho biết nếu cho tồn bộ hỗn hợp X vào
dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít khí NO2 ?
A. 4,48 lít

B. 10,08 lít

C. 16,8 lít

D. 20,16 lít


Ta có
nFe ( X ) = nH + nFe ( du ) = 0,1 + 0,05 = 0,15mol
2

nH + ( pứ với oxit trong X)

0,8 − 0,2
= 0,3mol
2
2
ne nhận=0,6 ⇒ nFe = 0,2 mol ⇒ ∑ nFe=0,35 mol
ta có 3nFe= 2nO+ nNO 2 ⇒ nNO2 = 0,45

⇒ nO =

=

⇒ V = 10,08(lit )
Bài này cúng ta chỉ cần tìm số mol của Fe ( coi như Fe ban đầu phản ứng với oxi và sau đó hh A phản ứng
tiếp với HNO3) là được.

Câu 7: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hố trị khơng đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch
HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2
kim loại ban đầu là:
A. 2,4 gam

B. 1,8 gam

C. 2,2 gam


D. 3,12 gam

Do hóa trò của 2 KL ko đổi nên giả sử là KL có hóa trò 2 đi cho dễ
Em chỉ cần hiểu sau khi phản ứng ta có nHCl pư với KL =nHCl pứ với Oxit Kl là được
X + 2 HCl → XCl2 + H 2
2 X + O2 → 2 XO
XO + 2 HCl → XCl2 + H 2O
mX = mXO − mO = 2,84 − nH 2 .16 → mX = 1,56 g(1 phần)
→ mXbanđầu = 3,12 g
Câu 4: Khi thuỷ phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Val-Gly (H + xúc tác) thu được 0,5 mol Ala-Gly, 0,3 mol
Gly-Val, 0,4 mol Ala, còn lại là Gly và Val với tổng khối lượng là a gam. Giá trị của a là
A. 177,3 gam

B. 142,5 gam

C. 145,2 gam

Lời giải:
Dựa trên peptit dễ thấy: nGly = 2nAla = 2nVal
Có : ngly = nAl-gly + nGly-Val + nGly = 0,8 + x
Mà nAla = nAla-gly + nAla = 0,5 + 0,4 = 0,9 mol => nGly = 1,8 mol => x = 1 mol
n Val = nGly-Val + nVal = 0,3 + y = 0,9 (= nAla) => y = 0,6 mol
 a = 1.75 + 0,6.117 = 145,2 gam

D. 137,7


Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH 2
và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O 2 (đktc) thu được 2,2 mol CO 2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thuỷ
phân hoàn toàn trong 500ml dung dịch NaOH 2M thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá

trị m lần lượt là
A. 8 và 92,9 gam

B. 8 và 96,9 gam

C. 9 và 92,9 gam

D. 9 và 96,9 gam

Lời giải:
Gọi số gốc aminoaxit cấu tạo peptit là a thì ta thấy công thức peptit có dạng: RNaOa+1
Vậy số noxi trong peptit = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2,2.2 + 1,85 – 2.2,625 = 1 mol
=> số Oxi trong peptit = 1 : 0,1 = 10 => a = 9; có 9 gốc aminoaxit tức là có 8 liên kết peptit
(tức là thay cho 8H2O trong aminoaxit)
mpeptit = mC + mH + mO + mN = 2,2.12 + 1,85.2 + 1.16 + 0,1.9.14 = 58,7 gam (bảo toàn nguyên tố)
 mhỗn hợp aminoaxit = mpeptit + mH2O = 58,7 + 0,8.18 = 73,1 gam
vì có nNaOH pư = naminoaxit = 0,1.9 = 0,9 mol => nNaOH dư = 0,1 mol
mchất rắn = 0,1.40 + 73,1 + 22.0,9 = 96,9 gam
(khối lượng muối tăng so với maminoaxit = 22nNaOH)
Bài toán mức độ tư duy cao hơn 1 chút, phải vận dụng nhanh kĩ năng bảo toàn nguyên tố; định nghĩa về
peptit, các vấn đề các em có thể mắc sai lầm đó là số liên kết peptit nhớ là = số gốc aminoaxit - 1; sai lầm 2
đó là khối lượng peptit bảo toàn cần chú ý có thêm Nito
Câu 6: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin và axit glutamic. Để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X
cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam hỗn hợp X cần 40,32 lít O 2 (đktc) thu
được H2O, CO2 và 4,48 lít N2 (đktc). Khối lượng của CO2 tạo ra là
A. 66 gam

B. 59,84 gam

C. 61,60 gam


D. 63,36 gam

Lời giải
mX = mC + mH + mO + mN (bảo toàn nguyên tố) ; mà nO = 2n-COOH = 2nNaOH = 2.0,5 = 1 mol
 12nCO2 + 2nH2O = 42,8 – 16.1 – 28.0,2 = 21,2 gam
Bảo toàn khối lượng có: 44nCO2 + 18n H2O = 42,8 + 32.1,8 – 0,2.28 = 94,8 gam
Giải hệ được: nCO2 = 1,5 mol => mCO2 = 66 gam
(Chú ý: nếu các aminoaxit cùng công thức tổng quát thì ta đặt công thức chung; nếu khác công thức tổng quát
thì nên nhớ vận dụng bảo toàn nguyên tố; đây là cách giải chung khi bài toán cho khối lượng hợp chất hữu cơ
kèm theo phản ứng đốt cháy). Chúc em thành công!

Câu 1 : có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng với Na ,không tac
dụng với NaOH và không làm mất màu dung dịch brom


A5

B6

C4

D7

Lời giải:
∆ = (2C + 2 – H): 2 = (8.2 + 2 – 10) : 2 = 4 (benzen có 1 vòng + 3 liên kết п = 4) => nhóm chức –OH (vì phản
ứng Na) và nhánh no, vì không tác dụng NaOH và dung dịch Brom => -OH không liên kết trực tiếp benzen.
C6H5-CH(OH)CH3 và C6H5-CH2CH2(OH).
Và 3 đồng phân vị trí o,m,p với CH3-C6H4-CH2OH.
Vậy có 5 đồng phân.

Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư . sau phản ứng còn lạ
8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X . cô cạn dung dịch X thu được 61.92 gam chất rắn khan . giá
trị của m là :
A 43.84

B 70.24

C 55.44

D 103.67

Lời giải:
Fe3O4 + HCl => FeCl2 + FeCl3 + H2O; Cu + FeCl3 => FeCl2 + CuCl2
Vì Cu dư nên FeCl3 hết. chất rắn của X gồm CuCl2 (x mol); FeCl2 (3x mol) (em viết phương trình hoặc bảo
toàn e sẽ thấy nFe3O4 = nCu phản ứng = x mol) => 135x + 3x.127 = 61,92
 x = 0,12 mol => m = 0,12.(64 + 232) + 8,32 = 43,84 gam.
(Sai lầm ở đây các em dễ mắc phải đó là thiếu khối lượng Cu dư; với bài toán này không cần viết phương trình
phản ứng, mất thời gian, nhớ phản ứng của Cu với Fe3+)
Câu 3 :Cho m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 tan vừa hết trong dung dịch HCl 20 % thu được dung dịch Y
( chỉ chứa 2 muối ). Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong dung dịch Y là:
A 14.4%

B 20.5%

C 23.6%

D 21.7%

Lời giải:
Trong Y có 2 muối là CuCl2 (x mol); FeCl2 (3x mol) => n HCl phản ứng = 8x mol

=> Chọn số mol HCl = 8mol => m dung dịch HCl = 8.36,5 : 0,2 = 1460 gam.
Có 8x = 8 => x = 1 mol = nCu p/ư = nFe3O4 p/ư
Có mdung dịch sau phản ứng = mCu phản ứng + mFe3O4 + mdung dịch HCl = 64.1 + 232.1 + 1460 = 1756 gam
C% dd FeCl2 = 3.1.127 : 1756. 100% = 21,7%.
Câu 4 : Cho 18.5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và
khuấy đều . sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2.24 lít khí NO duy nhất ( DKTC) , dung dịch Y và
còn lại 1.46 gam kim loại không tan. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là :
A 2.7
Lời giải

B 3.2

C 1.6

D 2.


Fe3O4 + HNO3 => Fe(NO3)3 + NO + H2O ; Fe + HNO3 => Fe(NO3)3 + NO + H2O
Fe dư + Fe(NO3)3 => Fe(NO3)2
(em nhớ nhé Cu; Fe dư thì Fe3+ chuyển hoàn toàn thành Fe2+ nha)
Qui đổi Fe; O. có phương trình: 56nFe p/ư + 16nO = 18,5 – 1,46
Và 2nFep/ư – 2nO = 3nNO = 0,3 mol
Giải hệ được: n Fe pư = 0,27 mol => nHNO3 phản ứng = 2nFe(NO3)2 + nNO = 0,54 + 0,1 = 0,64 mol
CM dd HNO3 = 0,64 : 0,2 = 3,2 M (bài cho Vdd HNO3 =200ml thì phải)
Câu 5: X là một tetrapeptit . cho m gam X tác dụng vừa đủ 0.3 mol NaOH thu được 34.95 gam muối ,
phân tử khối của X có giá trị là :
A 324

B 432


C 234

D 342

Lời giải
Tetrapeptit + 3H2O => 4Aminoaxit (1)
Aminoaxit + NaOH => Muối + H2O (2)
Vậy mAminoaxit = 34,95 – 0,3.22 = 28,35 gam => nH2O (1) = ¾ nAminoaxit = ¾ nNaOH = 0,225 mol.
Và npeptit = n NaOH : 4 = 0,075 mol
mpeptit = mAminoaxit – mH2O (1) = 28,35 – 0,225.18 = 24,3 gam => Mpeptit = 24,3 : 0,075 = 324 đvC
(Lưu ý: X phải tạo từ aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH; Em chỉ cần viết sơ đồ phản ứng tổng
quát như 2 phương trình trên là dễ dàng giải quyết bài toán thôi. Hôm trước, em có gửi bài nhờ thầy làm giúp,
nhưng thầy nghĩ bài đó tương đối dễ, nên thầy muốn em phải tư duy, chịu khó làm, có làm mới vỡ ra nhiều
điều em à, mà nhớ 1 điều muốn làm tốt bài tập em phải nắm vững lý thuyết, và phải chịu khó làm; đừng trông
chờ quá nhiều vào thầy cô, phải rèn cho mình tính tự lập, hãy lắng nghe điều thầy nói, thầy nghĩ em sẽ làm
được thôi, không có gì khó, chỉ sợ long không bền phải không em? à! Mà em có hỏi thầy là đề nào ra sát đề đại
học, thầy nghĩ đề nào cũng sát hết, cái quan trọng là mình phải rèn luyện nhiều làm nhiều thì cái gì cũng sẽ dễ
hết thôi, còn nói về hướng ra đề có vẻ phù hợp và gần gũi với đề thi đại học thầy nghĩ em nên chọn đề của
ĐHSPHN, Chuyên KHTN (tất nhiên lí thuyết sẽ khó đấy, phải chắc lắm đây!), chuyên Nguyễn Huệ; chuyên
Am; và các trường chuyên khác. Tương đối hay và khá sát về bài tập và lí thuyết! tất nhiên kiến thức là mênh
mông, quan trọng là hãy tích lũy thật nhiều kiến thức thì không có gì phải ngại cả.
Chúc em thành công!
( thưa thầy cô và các bạn . câu 5 có thể giúp em cơ chế phản ứng thế nào ạ !)
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn X trong 400 ml dung dịch HCl 2M thấy
thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt (duy nhất) chưa tan. Hãy cho biết nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào
dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít khí NO2 ?
A. 4,48 lít

B. 10,08 lít


Lời giải:
Vì Fe dư sau phản ứng lầ muối FeCl2 = nHCl : 2 = 0,4 mol

C. 16,8 lít

D. 20,16 lít


(vì Fe => Fe2+, kết thúc chỉ lên 1 số oxi hóa) => bảo toàn electron:
2nFe = 2nO (trong oxit) + 2nH2 => nO(trong oxit) = (2.0,4 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol
Vậy trong Xcó (0,4 + 2,8 : 56 = 0,45 mol Fe) và 0,3 mol O.
Khi phản ứng HNO3 có nNO2 = 3nFe – 2nO = 0,45.3 -2.0,3 =0,75 mol=> V = 16,8 lit.
(cần chú ý khi bảo toàn e thì kim loại phải nên cùng 1 số oxi hóa, lúc này vận dụng được qui đổi, thường khi
phản ứng HCl sẽ có cả Fe2+ và Fe3+ nên không vận dụng qui đổi được)
Câu 7: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch
HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2
kim loại ban đầu là:
A. 2,4 gam

B. 1,8 gam

C. 2,2 gam

D. 3,12 gam

Lời giải:
Số mol e nhận 2 quá trình là như nhau (vì M cùng nên 1 số oxi hóa, tức là cùng nhường 1 lượng mol e) =>
nO = nH2 = 0,08 mol => mkim loại phần 2 = 2,84 – 16.0,08 = 1,56 g
 m = 1,56.2 = 3,12 gam. (chia 2 phần bằng nhau)


Câu 1: Cho 1,99 gam hỗn hợp X gồm hai axit đơn chức mạch hở Y và Z (M Y < MZ) tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3 dư, dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với HCl dư thấy thoát ra 0,56 lit khí (đktc). Mặt khác,
nếu cho 1,99 gam X tác dụng với NaOH thì sau phản ứng thu được 2,87 gam muối. tên của Z là
Axit axetic.

B. Axit propionic.

C. Axit fomic. D. Axit acrylic

Câu 2: 0,4 lit dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và Fe(NO 3)3 0,5M có thể hòa tan tối đa m gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ
lệ mol 2 : 3), sau phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). cô cạn Xthì khối lượng
muối khan thu được là
A64,2.

B. 82,2.

C. 57,4.

D. 71,6.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm Ankan A và H2 có tỷ khối hơi của X so với He bằng 4. nung nóng X để cracking hoàn toàn A
thu được hh Y có tỷ khối hơi so với H2 là bằng 2,4 . Xác định công thức phân tử của A:
A. C4H10.

B. C5H12

C. C3H8.

D. C6H14.


Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MX n có tổng số hạt proton
trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết:
A. Cho nhận

B. Cộng hóa trị phân cực

C. Ion

D. Cộng hóa trị không phân cực

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 43,2g Ag.
Cho 14,08g X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256g
hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là:
A. C4H9OH và C5H11OH

B. CH3OH và C2H5OH

C. C2H5OH và C3H7OH

D. C3H7OH và C4H9OH

Câu 27: Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon
có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là:
A. 10,4

B. 9,2

C. 7,2

D. 8,6



Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat. Toàn bộ sản
phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối
lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là:
A. giảm 3,87 gam

B. tăng 5,13 gam

C. tăng 3,96 gam

D. giảm 9 gam

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH,CxHyCOOH,và (COOH)2 thu được 14,4
gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2
lít (đktc) khí CO2.Tính m.
A. 33 gam
mC = 29, 6 −

B. 48,4 gam

C. 44g

D. 52,8 g

14, 4
11, 2
.2 −
.2.16 = 12 ⇒ mCO2 = 44
18

22, 4

Câu 23: Một loại mỡ chứa 50% olein, 30% panmitin và 20% stearin. Khối lượng xà phòng natri 72% điều chế được từ
100 kg loại mỡ trên là
A. 146,68kg

B. 134,37kg

C. 73,34kg

D. 143,41kg

Câu 56: Oxi hoá m gam một ancol đơn chức, bậc một, mạch hở A thu được hỗn hợp X gồm: Anđehit, axít, nước và ancol
dư. Chia X làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ, thu được 0,2 mol H2 và 25,6 gam chất rắn. Phần 2
cho phản ứng với NaHCO3 dư, thu được 0,1 mol khí CO2. Phần 3 cho tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3(dư), thu được
0,6 mol Ag. Nếu oxi hoá hoàn toàn m gam A chỉ tạo thành anđehit, rồi cho phản ứng tráng gương thì số mol Ag thu được
là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 1,6.

B. 0,8.

C. 2,4.

D. 4,8.

Câu 30: Cho 13,36g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V1 lít SO2 và dung dịch Y.
Cho Y phản ứng với NaOH dư được kết tủa T, nung kết tủa này đến khối lượng không đổi được 15,2 gam chất rắn.Q.
Nếu cũng cho lượng X như trên vào 400ml dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thấy có V2 lít NO duy nhất thoát ra và còn lại
0,64g kim loại chưa tan hết. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V1 và V2 lần lượt là:
A. 2,576 và 0,224


B. 2,912 và 0,224

C. 2,576 và 0,896

D. 2,576 và 0,672

1.Đun sôi hh gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau 1 nhóm CH2 với 200 ml dd
NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 gam một muối Y. Cho toàn bộ lượng ancol phản ứng với Na
sinh ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của 2 chất trong hh là:
A. 40,67% và 59,33%

B. 55,22% và 44,78 %

C. 60,12% và 39,88%

D. 35,47% và 64,53%

2. Chất X có CTPT là C3H7O2N. Biết X vừa có khả năng tác dụng với dd NaOH, vừa tác dụng với dd HCl. Số
đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A.3

B. 6

C. 4

D.5


Câu 29: Khi thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm

-COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là
A. 24,30

B. 22,95

C. 21,60

D. 21,15

Câu 29:
Tetrapeptit + 4NaOH → muối + H2O
0,3 →

0,075

m + 0,3.40 = 34,95 + 0,075.18
→ m = 24,3
(ở bài này em chi cần chú ý là trong tetrapeptit chứa 3 liên kết peptit và 1 nhóm COOH, như vậy sẽ có
3NaOH thủy phân (đi vào muối) và 1NaOH tác dung với COOH tạo 1H2O là được)
Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KCl, KClO3, CaCl2, CaOCl2, Ca(ClO3)2 thu được chất
rắn Y và 2,24 lít khí O2 (đktc). Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung
dịch Na2CO3 dư thu được 20 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì thu
được 71,75 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 50,6 g

B. 124,85 g

C. 29,65 g

D. 32,85 g


KCl, KClO3, CaCl2, CaOCl2, Ca(ClO3)2 → KCl, CaCl2 + O2
m (gam) X

Y

0,1 mol

Ca2+ = CaCO3 = 0,2 mol
Cl - = AgCl = 0,5 mol
Bảo toàn điện tích: K+ + 2Ca2+ = Cl- → K+ = 0,5 – 0,2.2 = 0,1 mol
m = mK + mCa + mCl + mO = 0,1.39 + 0,2.40 + 0,5.35,5 + 0,1.32 = 32,85 gam
(thật ra đề này chưa chính xác lắm. Vì nhiệt phân KClO3 có thể xảy ra 2 phản ứng
KClO3 → KCl + 3/2 O2 (150 – 300 độ) , thường xúc tác MnO2
4KClO3 → 4KClO4 + KCl (400 độ)
ở đây ta để giải ta đành chấp nhận phản ứng trên, nhưng rõ ràng đề không cho điều kiện gì để khẳng
định. Em chú ý tới trường hợp này nha)


Câu 21: Hỗn hợp X gồm Hidro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO 2
(đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dY X = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác
dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là
A. 0,1 lít
B. 0,25 lit
C. 0,3 mol
D. 0,2 lít
Nhận xét: propen, propanal, ancol alylic đều có 3C và đều tác dụng với H 2 hoặc dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1 : 1.
Xem hỗn hợp này là A.
● 1 mol X: CO2: 1,8 mol → A= 1,8/3 = 0,6 mol → H2 = 1 – 0,6 = 0,4 mol
MY / MX = nX / nY = 1,25 → nY = nX / 1,25 = 1 / 1,25 = 0,8 mol

nH2 pư = nX – nY = 0,2 mol
nH2 pư + nBr2 = nA = 0,6 mol → nBr2 = 0,4 mol
Cứ 0,8 mol Y pư được 0,4 mol Br2


0,1 ----------------- 0,05 mol Br2

→ V = 0,05 / 0,2 = 0,25 lít
Câu 1: Cho 18,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng nóng và khuấy đều.
Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất(đktc), dung dịch Y và còn lại 1,466 gam kim
loại. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong 18,56 gam hỗn hợp ban đầu là:
A. 37,5%

B. 40,72%

C. 27,5%

D. 41,5%

Câu 2: Nung một thanh Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy
thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng thanh tăng 11,6 gam. Khối lượng Mg đã phản ứng là:
A. 6,96gam

B. 21 gam

C. 20,88gam

D. 2,4gam

Câu 3: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2, và KCl có tổng khối lượng 83,68gam. Nhiệt phân hoàn toàn X

thu được 17,472 lít khí O2(đktc), và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Cho Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dung dịch K2CO3
0,5M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng
KClO3 trong X là:
A. 47,62%

B. 58,55%

C. 81,37%

D. 23,51%

Câu 4: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, CnH2n-1COOH, CnH2n-1CH2OH(đều mạch hở). Cho 2,8 gam X phản ứng vừa
đủ 8,8 gam brom trong nước. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, kết thúc phản ứng thu được 2,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của CnH2n-1CHO trong X là:
A. 26,63%

B. 22,22%

C. 20,00%

D. 16,42%

Câu 5: Đốt a mol X là Trieste của Glixerol và axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, với bc=4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2(đktc) thu được 39 gam X. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol
NaOH đến phản ứng hoàn toàn, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 57,2 gam

B. 53,2 gam

C. 61,48gam


D. 52,6 gam


Câu 1: Cho m gam hỗn hợp A gồm MgO, Al2O3, Fe2O3, Fe3O4, CuO và Cr2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc, nóng, dư thấy giải phóng 1,12 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Dẫn CO qua m gam hỗn hợp
A, đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn B và hỗn hợp khí X. Dẫn X qua nước vôi trong, dư thu được
12 gam kết tủa. Hòa tan chất rắn B trong đung dịch HNO3 dư giải phóng V lít hỗn hợp khí NO2 và NO ( đktc).
Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với H2 là 19,44. Giá trị của V là:
A. 4,032

B. 2,846

C. 1,66

D. 3,439

a + 3b = 2nO + 2nSO2 = 0,34
 NO2 ( a )
 a = 0,1

⇒  a 8,88
⇒

b = 0, 08
 b = 7,12
 NO ( b )

Câu 2: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200ml X với 300ml Y được 8,55 gam kết tủa.
Trộn 200ml X với 500ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là:
A. 0,1M và 0,05M B. 0,1M và 0,2M

C. 0,05M và 0,075M
D. 0,075M và 0,1M
gặp con này đừng có dại mà lập hệ pt mà giải em nhé ! thử đáp án em nhé !
đỡ mệt và hiệu quả !
Cho 0,1 mol CH3COOH vào cốc chứa 30 ml dung dịch ROH 20% (D=1,2 g/ml, R là một kim loại kiềm). Cô
cạn dung dịch sau phản ứng, rồi đốt cháy hoàn toàn chất rắn khan còn lại. Sau khi đốt cháy thì còn lại 9,54
gam chất rắn và có m gam hỗn hợp gồm CO2, hơi nước bay ra. Giá trị của m là
A. 7,54

B. 8,26

C. 9,3

D. 10,02

nCO = 0, 2 − 0, 09 = 0,11
 mROH = 7, 2
 2
⇒ R = Na ⇒ 
⇒ m = 8, 26

1
0,18 + 0, 4 − 0,1
n
=
n
=
=
0,19
 mR2CO3 = 9,54

 H 2O
H

2
2
Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H 2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom
(dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 8,0.

B. 16,0.

C. 3,2.

D. 32,0.

m = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 ⇒ nY = 0, 2 ⇒ ∆n = nH 2 ( pu ) = 0, 2 ⇒ nBr2 = 0,1
Tỉ khối hơi của sắt 3 clorua khan so với không khí ở nhiệt độ 447* C là 10.49 và ở 517*C là 9.57 vì tồn tại
cân bằng hóa học sau
2FeCl3(khí) <======== Fe2Cl6 (khí)
Phản ứng nghịch có
A đenta H <0 :phản ứng thu nhiệt
B đenta H > :phản ứng tỏa nhiệt
C đenta H > :phản ứng thu nhiệt
D đenta H <0 :phản ứng tỏa nhiệt

khi tăng nhiệt độ thì M ↓⇒ n =

m
↑ suy ra cân bằng dịch sang trái

M


vậy phản ứng nghịch thu nhiệt
Câu 1 :
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước dư thu được V lít khí H2 và dung dịch
Y . Mối quan hệ giữa V,x,y
A V=22.4( x +3y)
B V=22.4(x+y)
C V=11.2(2x +2y)
D V=11.2(2x+3y)
tan hoàn toàn nên OH dư nH 2 = x + 1,5 y
Câu 2
Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm x mol Nacl và y mol Cus04 với điện cực trơ màng ngăn xốp. dung dịch
điện phân hòa tan được hỗn hợp Fe và Fe203 . mối quan hệ giữa x và y
Ax<2y

B x= 2 y

C x>2 y

D x< = 2y

dd hòa tan được (Fe…) có H+ suy ra 2y>x
CuFeS2 + 0 XI ============== SẢN PHẨM LÀ GÌ A /
Và phường trình
Cu20 + Cu2s == ?
cám on thầy cô và các bạn
2CuFeS 2 + 4O2 → Cu2 S + 2 FeO + 3SO2
 FeO → Fe2O3


nungtiep Cu2 S + 3O2 → 2Cu2O + 2SO2
Cu S + Cu O → 6Cu + SO
2
2
 2

anh phong !

Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0.2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2.68A, trong thời gian t
giờ thu được dung dịch X ( hiệu suất điện phân 100%) cho 16.8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO ( sp
khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22.7 gam chất rắn. giá trị của t là:
A. 0,5

B.1

C.2

D.0,25

Bài giải gợi ý
Gọi x là số mol của AgNO3 bị điện phân trong t giờ
Dễ thấy ngay hh KL sau PƯ có Fe dư
Ta có 16,8- 7(0,8- x)+ (0,2-x)108=22,7 x= 0,1
t= 1 giờ


Bai 1: Cho phản ứng 2NH3  N2+ 3H2, biết rằng khi tăng nhiệt độ thấy tỉ khối của hỗn hợp
khí so với H2 là giảm.
Trong các nhận xét sau:

1 . Khi tăng nhiệt độ cân bằng pứ chuyển dịch theo chiều thuận
2. Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận
3. Khi giảm áp suất tốc độ phản ứng thuận tăng lên
4. Khi tăng nồng độ NH3 tốc độ phản ứng thuận va nghịch đều tăng lên.
5. Nén thêm H2 vào hệ cân bằng pứ chuyển dịch theo chiều nghịch
6. Khi giảm nhiệt độ tốc độ pứ nghịch tăng
Số nhận xét đúng là bao nhiêu
Hướng dẫn
(thứ nhất em nhớ phản ứng N2 + H2 ↔ NH3 là phản ứng tỏa nhiệt ∆H < 0)
Vậy phản ứng trên ngược lại nên là thu nhiệt, ∆H >0, về dữ kiện tỉ khối giúp ta khai thác
được điều này nhưng thầy nghĩ những phản ứng quan trọng này mình nên nhớ vì cũng không
có nhiều mà nó lại thuộc dạng quen thuộc nữa)
1. Đúng rồi tăng nhiệt mà lại thu nhiệt thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo thuận
2. Tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận => sai rồi vì hệ số khí vế trái =2 <
vế phải =4. (em có thể tham khảo chuyên đề mà bạn Đức gửi lên phần này khá hay và
chi tiết)
3. Khi giảm P tất nhiên v t phải giảm rồi (tăng P thì v tăng mà) => sai
4. Khi tăng nồng độ NH3 ta có v t tăng, và v nghịch cũng tăng nhé. Em hiểu thế này nhé
[NH3] => [N2] tăng và [H2] tăng => v nghịch tăng
(ngoài ra em còn nhớ KC chứ; [N2]1[H2]3 = KC. [NH3]2. Vậy NH3 tăng thì => [N2][H2]3 tăng
=> vn tăng rồi.
5. Thêm H2 tất nhiên chuyển dịch theo chiều chống lại chiều thêm rồi => chuyển dịch
chiều nghịch.
6. Khi giảm nhiệt độ vt giảm => [NH3] giảm => [N2]1[H2]3 giảm => vn giảm => sai.
Có 3 phát biểu đúng 1, 4, 5.
(tóm lại tốc độ thuận tăng thì v n cũng tăng; tương tự v thuận giảm thì v nghịch giảm)
Bài 2:
1. Glucozo va fructozo là đồng phân của nhau đúng
2. Để nhận biết dd glucozo va fructozo có thể dùng AgNO3/NH3 sai vì fruc chuyển
hóa thành glu trong môi trường bazo

3. Trong amilozo chỉ có 1 loại lk glicozit đúng; đó là liên kết α-1,4 glicozit


4. Saccarozo được xem là 1 đoạn mạch của tinh bột sai vì sacarozo cấu tạo từ gốc αglucozo và β-fructozo, còn tinh bột chỉ có α-glucozo
5. Trong mỗi mắc xich xenlulozo có 3 nhóm –OH đúng
6. Tơ visco thuộc loại tơ hoá học đúng rồi (hóa học gồm tổng hợp và nhân tạo mà
visco thuộc nhân tạo)
7. Quá trình lên men rượu được thực hiện trong môi trường hiếu khí thầy nghĩ sai
vì nó được lên men trong môi trường kị khí (cái này thiên về sinh học hơn.
8. Amilopectin có cấu trúc mạng không gian sai có cấu trúc mạch phân nhánh
Số nhận xét đúng là bao nhiêu (4 phát biểu đúng)
Câu 3: Thực hiện các phản ứng sau:
1. Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3. Kết tủa H2SiO3
5. Cho NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. Kết tủa BaSO4
2. Sục SO2 vào dung dịch H2S. Kết tủa S
6. Sục H2S vào dung dịch AlCl3. Kết tủa Al (OH)3
3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (k tao kết tủa)
7. Cho HI vào dung dịch FeCl3 tạo kết tủa I2
4. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2 kết tủa Al(OH)3
Số thí nghiệm tạo thành kết tủa sau phản ứng là bao nhiêu 6 nhé em
Câu 4: Cho các polime sau: polieilen; poliacrilonitrin; tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ,
caosu lưu hoá, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là bao nhiêu
Hướng dẫn
(tổng hợp là không có trong sẵn polime trong tự nhiên, mà hoàn toàn phải tổng hợp từ
các monome); vậy có Polietilen, poliacrylonitrin, nhựa novolac, caosu buna – N, tơ nilon6,6). Vậy có 5.
Chú ý : visco nhân tạo (bán tổng hợp), xenlu là tự nhiên, còn cao su lưu hóa cũng xuất
phát là polime thiên nhiên)
Câu 5: Cho các chất sau: H2S, Fe, Cu, Al, Na2O, dd Ca(OH)2, dd AgNO3, dd FeCl3, dd
Br2, dd K2Cr2O7. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là bao nhiêu.
Hướng dẫn



Các chất phản ứng dung dịch Fe(NO3)2 là: Al; Na2O; Ca(OH)2; AgNO3; dd Br2; dung dịch
K2Cr2O7. Vậy có 6

Câu 6: Khi cộng HBr vào buta-1,3-đien số sản phẩm cộng tối đa thu được la bao nhiêu
Hướng dẫn
Cộng 1:1
CH3-CHBr-CH=CH2; CH2Br-CH2-CH=CH2; CH3-CH=CH-CH2Br (2đồng phân hình
học) => 4 đồng phân
Cộng 1:2
Với CH3CHBr-CH2-CH2Br; CH3CHBr-CHBr-CH3
CH2Br-CH2-CH2-CH2Br; CH3-CH2-CHBr-CH2Br;
Vậy có 8 đp
Câu 7: Số đồng phân ankađien liên hợp, mạch không nhánh có công thức phân tử C6H10
là: ?
C=C-C=C-C-C (có 2 đp hình học); C-C=C-C=C-C (cis-cis; cis-trans; trans-trans). Vậy
thầy nghĩ là 5 đồng phân
Câu 8: Hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức phân tử C 8H8O2, X chứa nhân thơm.
Số đồng phân của X là:
Đơn chức có thể là este; hoặc là axit. CH3-C6H4COOH (3đp)
C6H5-CH2-COOH; và HCOO-C6H4-CH3 (3đp); và HCOO-CH2-C6H5
và CH3-COOC6H5 có (9Đp)
Câu 9: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH) 2 1M, đến phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Cho dung dịch BaCl 2 vào dung dịch X thu được kết
tủa. Trong các giá trị sau của V, giá trị nào thoả mãn?
A. 20,16

B. 13,04.


C. 13,44.

D. 6,72.

Vì dung dịch chứa cả CO32- nên có n CO32- > nBa2+ (=0,3 mol)
Nếu CO2 phản ứng hết OH- tạo CO32- => nCO2 = 0,45 = n CO32Có muối HCO3- thì CO2 = OH- - n CO32- = 0,9 – nCO32- < 0,6 mol vì CO32- > 0,3


Vậy [10,08; 13,44) => chọn B. (thử nghiệm cũng được em à)
Câu 10: Điện phân dd hỗn hợp chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi
khí thoát ra ở catot là 2,24 lít ở (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch tạo thành hoà tan tối đa 4 gam MgO.
Mối liên hệ giữa a và b là:
A. 2a = b

B. 2a + 0,2 = b

C. 2a = b + 0,2

D. 2a < b

Hướng dẫn
Sau phản ứng có H2SO4 = nMgO = 0,1 mol
Và ở catot xuất hiện khí nên đã điện phân đến nước => đã điện phân hết CuSO4.
CuCl2 ( 0,5b mol) CuSO4 (0,1 mol) => a = 0,5b + 0,1 =>2a = b + 0,2
Câu 11: Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X có công thức R-COOH và 0,1mol chất Y có công thức HO-R’-COOH,
trong đó R, R’ là gốc hiđrocacbon no hở. Cho hỗn hợp A vào bình kín B dung tích 5,6 lít không đổi chứa oxi ở
0oC và 2at. Đốt cháy hết X, Y và đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất vẫn 2at. Khí trong bình qua dung dịch
NaOH bị hấp thụ hoàn toàn. % khối lượng của Y trong A là:
A. 75%.


B. 40%.

C. 50%.

D. 60%.

Dễ thấy nCO2 = nO2 = 0,5 mol
(vì áp suất không đổi nên số mol khí trước bằng , và hấp thụ được hoàn toàn vào NaOH nên không
còn dư O2)
Có CT là CnH2n O2 (6g có x mol) và Cm H2mO3 (0,1 mol)
Dễ thấy n H2O = nCO2 = 0,5 mol.
Bảo toàn oxi có 2x + 0,3 + 0,5.2 = 0,5.2 + 0,5 => x = x = 0,1 mol
 M X = 60 => CH3COOH
bảo toàn khối lượng. Có m Y + 6 = 0,5.62 – 0,5.32 => m Y = 9 gam
 %m Y = 9: (6 +9).100% = 60%.
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với lượng vừa đủ 1,8 lít dung dịch HNO 3
1M. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A (không chứa muối amoni) và 13,44 lít hỗn hợp khí NO và
4
m gam chất rắn. Giá trị của m là:
NO2 ở (đktc) và
15
A. 60.

B. 48.

C. 35,2.

D. 72.

Đặt nFe= nCu = x mol => m Fe chiếm = 56x : 120:x = 0,4667m gam

Khối lượng kim loại phản ứng: m – 0,2667m = 0,733m > 0,4667m => có Cu phản ứng
 Có nFe (NO3)2 = 0,4667m : 56 và n Cu(NO3)2 = 0,2667m : 64
Có phương trình bảo toàn N:
2.0,4667m : 56 + 2.0,2667m:64 + 0,6 = 1,8 => m = 48 gam


Câu 13: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và 0,2 mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe 2(SO4)3 1M và CuSO4 1M,
đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 18,4 gam chất rắn. Giá trị của x là:
A. 0,3.

B. 0,2.

C. 0,1.

D. 0,4.

Dễ thấy mCu = 0,2.64 = 12,8 < 18,4 => mFe dư = 18,4 – 12,8 = 5,6 gam
=> Fe phản ứng có 0,1 mol => Fe3+ => Fe2+ và Cu2+ => Cu (đã chuyển hóa hết)
Bảo toàn e có: 2x + 0,1.2 = 0,2.2.1 + 0,2.1 => x = 0,2 mol
(lần sau em gửi ít một thôi nhé, vì hỏi như vậy quá nhiều, thầy chỉ có thể tranh thủ giúp các em vào
buổi trưa, hoặc buổi tối thôi, thời gian này thầy bận luyện thi đại học cho các bạn nên không thể giúp
các em với lượng bài lớn như vậy được, nhiều khi giải ra, nhưng ngại khoản đánh máy lắm). Trên đây
là toàn bộ gợi ý của thầy em có thể tham khảo! Thân ái
Câu 1:Hỗn hợp X gồm Mg và Fe hoà tan vừa hết trong dng dịch H 2SO4 4,9% thi thu đc dung dịch chứa 2
muối trong đó nồng độ % của FeSO4 =3%.Nồng độ % của MgSO4=?
A.3,25%

B.4,41%

C.3,54%


D.4.65%

Giải
Chọn 100 gam dung dịch H2SO4 => n H2SO4 = 0,05 mol => n H2 = 0,05 mol
m dung dịch sau = 100 + 24x + 56y – 0,1 = 99,9 + 24x + 56y
có x + y =0,05 mol.
152y = 0,03.( 24x + 56y + 99,9)
Giải hệ x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol
=> %m ddMgSO4 = 0,03.120 : (99,9 + 24.0,03 + 56.0,02).100% = 3,54%.
Câu 2:Hỗn hợp X gồm etyl axetat ,vinyl axetat ,glixerol triaxetat và metyl fomat.Thuỷ phân hoàn toàn 20 gam
X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1,5M.Măt khác đốt cháy hoàn toàn 20 gam X thu đc V lít CO 2 và 12,6
gam H2O.
A.16,8l

B.17,92l

C.22,4l

D.14,56l

Giải
12n CO2 + 2n H2O + 16n O =20 (bảo toàn nguyên tố)
Mà n O = 2n (-COOH) = 2n NaOH = 2.0,3 mol => n CO2 = (20 -0,6.16 – 0,7.2) : 12 = 0,75 mol
 V = 16,8 lit

Câu3:Cho V lít CO2 đkc hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH) 2 và 0,1 mol NaOH.SAu pứ hoàn
toàn thi đc kết tủa và dug dịch chứa 21,35 gam muối.V=?
A.7,84l


B.8,96l

C.6,72l

D.8,4l


Giải
Đặt n HCO3- = x mol; nCO32- = y mol. (nếu x < 0,2 mol)
62.(x + y) + 0,2.171 + 0,1.40 = 197x + 21,35 + 0,5.18
Và 2x + y = 0,5 (bảo toàn điện tích)
Có x= 0,15 < 0,2 thỏa mãn y =0,2 và => n CO2 = 0,35 mol => V =7,84 lit
(em có thể thử nghiệm với bài toán trên, thầy nghĩ bài toán này nếu không tư duy được tốt thì sẽ khá
phức tạp đấy)
Câu 4:Nung m gam Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao thu đc 0,5m gam chất rắn Xvà hỗn hợp khí Y .Hấp thụ hết hỗn
hợp khí Y bằng H2O thu đc 2 lít dung dịch có pH=1.m=?
A.28,2g

B.21,6g

C.16,2g

D.10,8g

Giải
Có nHNO3 = 0,2 mol. = n NO2 => nO2 = 0,2 : 4 = 0,05 mol
 mNO2 + mO2 = (m – 0,5m) = 0,2.46 + 0,05.32 = 10,8 gam => m = 21,6 gam
 Câu 33: Cho các dung dịch sau: NH4Cl, NaClO, Na2CO3, Ca(HCO3)2, NaHSO4, Fe(NO3)3, K2HPO4;

NaH2PO4, KNO3, C6H5ONa, CH3COONa, nước cất để ngoài không khí, nước mưa ở các thành phố

công nghiệp. Số dung dịch có pH < 7, pH = 7 và pH > 7 lần lượt là
 A. 6, 1 và 6.

B. 6, 2 và 5.

C. 7, 1 và 5.

D. 5, 2 và 6.


 Hướng dẫn
 Các chất có pH < 7 là: NH4Cl; NaH2PO4, NaHSO4; Fe(NO3)3, nước cất để ngoài không khí; nước mưa

ở các thành phố công nghiệp có 6 dung dịch
 Các chất có pH > 7: NaClO, Na2CO3, Ca(HCO3)2; K2HPO4; C6H5ONa; CH3COONa có 6 chất.
 Và KNO3 là trung tính pH =7 có 1 chất


 Câu 45: Cho các phát biểu sau
 (1). Bản chất liên kết ion là sự góp chung electron giữa các nguyên tử để có trạng thái bền như khí hiếm => sai
em nhé
 (2). Muốn biết điện hóa trị của một nguyên tố, ta có thể nhìn vào kí hiệu của ion tương ứng
 (3). Biết rằng ion nhôm có kí hiệu Al3+ vậy nguyên tố nhôm có điện hóa trị bằng +3 => sai là 3+
 (4). Hợp chất ion là một hỗn hợp của các ion đơn nguyên tử => sai ion đa nguyên tử cũng có (NaNO3 )
 (5). Về phương diện cộng hóa trị, một nguyên tử có thể góp chung với một nguyên tử khác nhiều electron
 (6). Nguyên tử Nitơ (N) có 5 electron ở lớp ngoài cùng và có thể góp chung 3 electron với các nguyên tử khác
 (7). Liên kết cho nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị
 (8). Liên kết cho nhận là một giới hạn của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị => Sai em nhé



 (9). Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp giữa liên tiếp cộng hóa trị không cực và liên kết ion
 Số phát biếu đúng là:
 A. 7

B. 6

C. 8

D. 5

 Câu 46: Có các thí nghiệm sau:

- TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.




- TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H 2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch
CuSO4. => có



- TN3: Để thanh thép trong không khí ẩm => có vì thép là hợp chất C và Fe và thỏa mãn điều kiện ăn
mòn điện hóa



- TN4: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4 => có




- TN5: Thanh Fe có quấn dây Cu và để ngoài không khí ẩm => có



- TN6: Hợp kim Ag-Cu nhúng vào dung dịch HCl. =>



- TN7: Hợp kim Zn-Cu nhúng vào dung dịch NaOH



 ở thí nghiệm 7: thì Zn- Cu (Zn nhường e chuyển sang Cu thì ở đây không có ion nào nhận e cả, mặt khác Zn

sẽ bị tan hết trong NaOH, nên không hình thành ăn mòn điện hóa.)


- TN8: Sắt mạ thiếc nhúng vào dung dịch HCl. => có



Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là

 A. 6.

B. 3.

C. 4.


D. 5.


 (thầy chỉ giúp Tùng lần cuối này thôi, vì những câu hỏi của Tùng hơi quá so với chương trình thi

đại học, những kiến thức này em có thể tham khảo sách nâng cao, thầy chỉ giúp những câu hỏi
nào mang tính chất thi đại học). có nhiều câu hỏi thầy có cảm giác là thử kiến thức của thầy, nếu
em muốn thử thì em biết kết quả rồi nhé, thầy nghĩ sẽ không nhiều người trả lời những câu hỏi của
em, vì kinh nghiệm luyện thi thì thầy biết đây là những kiến thức tìm hiểu sâu thêm thôi, em không
nên đi quá xa với kiến thức thi đại học.còn nếu thật sự muốn thầy giúp, thầy sẽ giúp em.
 Thày giúp em mấy câu hóa với ạ!
 Câu 1: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể

tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có
thành phần thể tích N2=84,77%; SO2=10,6% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS
trong X là:
 A. 68,75%

B. 59,46%

C.26,83%

D. 42,3%


 HƯỚNG DẪN
 Chọn hỗn hợp Y là 100 mol thì có 84,77 mol N2 ; 10,6 mol SO2 ; 4,63 mol O2.
 Có : nO2 ban đầu = nN2 : 4 = 21,1925 mol => nO2p/ư = 16,5625 mol
 Đặt nFeS = xmol ; nFeS2 = y mol => x+ 2y = 10,6 (bảo toàn S)
 Và 7x + 11y = 4.16,5625 = 66,25 (bảo toàn e)

 Giải được x = 5,3 mol ; y = 2,65 mol => %m FeS = 5,3.88 : (5,3.88 + 2,65.120).100% = 59,46%



 Câu 2: Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% đun nóng để hòa tan vùa đủ a mol CuO. Sau

phản ứng làm nguội dung dịch đến 1000C thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung
dịch là 30,7 gam. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 1000C là 17,4 gam.Giá trị của a là:
 A. 0,1

B. 0,15

C. 0,2

D. 0,25


 HƯỚNG DẪN
 Em nhớ Ct tính độ tan như sau: mct : mdd = S: (S + 100) . S là độ tan
 mdung dịch H2SO4 = a.98: 0,2 = 490a => mdd sau p/ư = 490a + 80a = 570a; và mCuSO4 =160a


mCuSO4 còn trong dung dịch = 160a – 30,7:250.160 = 160a + 19,648



và m dd còn lại = 570a -30,7

 áp dụng ct: (160a – 19,648) : (570a – 30,7) = 17,4 : (100 + 17,4) => a = 0,2 mol


 Câu 3: Cho 13,62 gam trinitrotoluen (TNT) vào một bình dựng bằng thép có dung tích không đổi

500ml (không có không khí) rồi gây gổ. Sau phản ứng nhiệt độ bình là 18000C, áp suất trong bình là P
atm, biết rằng sản phẩm khí trong bình nổ là hỗn hợp CO, N2, H2. P có giá trị là:
 A. 224,38

B. 203,98

C. 152,98

D. 81,6


 HƯỚNG DẪN
 Công thức phân tử của TNT là C6H2CH3N3O6 viết gọn là C7H5N3O6 (0,06 mol)
 Sản phẩm khí trong bình có CO (0,06.6 = 0,36 mol) (ở đây không nên bảo toàn C vì 1 lượng C đã ở

thể rắn). H2 (0,06.5 : 2 = 0,15 mol); N2 (0,06.3 : 2 = 0,09 mol)
 Vậy P = nRT : V = (0,36 + 0,15 + 0,09).0,082.(1800 + 273) : 0,5 = 203,98 atm

 Vấn đề sai ở đây các em dễ mắc phải là đi bảo toàn luôn C mà không để ý đến C nằm ở chất rắn.

 Câu 4: Cho183 gam một loại cao su buna-S phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 0,5 mol Br2 trong

CCl4. Tỉ lệ kết hợp của butadien và stiren trong cao su buna-S là:
 A.3:5

B 1:2

C 2:3


D 1:3


 HƯỚNG DẪN
 Có n buta = 0,5 mol => m buta = 0,5.54 = 27 gam => n Stiren = (183 – 27):104 = 1,5 mol
 nbuta : nStiren = 0,5 : 1,5 = 1 : 3

Nhờ thầy cô giải chi tiết giùm em.


Câu 1: Cho Xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (H2SO4 là xúc tác) thu được 11,10 gam hỗn hợp X gồm
xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat và 6,60 gam axit axetic . Thành phần phần % theo khối lượng của
xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là
A. 77,84%; 22,16%.

B. 70,00%; 30,00%.

C. 76,84%; 23,16%.

D. 77,00%; 23,00%.

HƯỚNG DẪN
Để đơn giản hóa vấn đề thầy sẽ giải bài toán cho 1 mắt xích
C6H7O2(OH)3 + (CH3CO)2O => C6H7O2(OOC-CH3)(OH)2 + CH3COOH
Dễ nhận thấy nCH3COOH = nCH3COO- có trong gốc xenlulozo.
C6H7O2(OOC-CH3)3 (x mol); C6H7O2(OOC-CH3)2OH ( y mol)
288x + 246y = 11,1; 3x + 2y = 0,11 mol; x = 0,03 mol; y = 0,01 mol.
=> %mxenlulozo triaxetat = 0,03.288 : 11,1.100% = 77,84%
Câu 2: Cho 50 lít(ở đktc) amoniac lội qua 2 lít dung dịch axit axetic nồng độ 50%(d = 1,06g/ml). Biết các

phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng nồng độ phần trăm của axit axetic và của muối amoni axetat trong dung dịch
thu được là
A. 56,0%.

B. 46,6%.

C. 34,0%.

D. 50,9%.

HƯỚNG DẪN
Có nCH3COOH = 2000.1,06.0,5 : 60 = 17,667 mol
nNH3 = 2,232 mol => nCH3COONH4 = 2,232 mol và nCH3COOH = 15,435 mol
C% tổng = (15,435.60 + 2,232.77) : (2120 + 2,232.17).100% = 50,9%
(bài này khá đơn giản mà em, tính toán bình thường thôi)
Câu 3: Khi clo hoá PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,77% clo. Số mắt xích trung bình tác dụng với
một phân tử clo là
A. 3.

B. 2,5.

C. 2.

D. 1,5.

HƯỚNG DẪN
C2nH3nCln + Cl2 => C2nH3n – 1Cln+1 + HCl
Trong C2nH3n – 1Cln+1 có 35,5(n + 1) : (62,5n + 34,5) = 0,6677 => n = 2
Câu 4: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng dư thu
được V lít khí NO(duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá

trị của V là
A. 2,24.
HƯỚNG DẪN

B. 4,48.

C. 2,688.

D. 5,6.


Có nFe(NO3)3 = 77,44 : 242 = 0,32 mol => nO =(22,72 – 0,32.56) : 16 = 0,3 mol
Có nNO = (3nFe – 2nO): 3 = 0,12 mol => V = 2,688 lit
Câu 5: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng dư thu
được V lít khí NO(duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá
trị của V là
A. 2,24.

B. 4,48.

C. 2,688.

D. 5,6.

(thầy giải phía trên rồi đó em)
Câu 6: Cho vào một bình kín dung tích không đổi 2 mol Cl 2 và 1 mol H2 thì áp suất của bình là 1,5 atm. Nung
nóng bình cho phản ứng xảy ra với hiệu suất đạt trên 90%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất của bình là
A. 1,35 atm.

B. 1,75 atm.


C. 2 atm.

D. 1,5 atm.

HƯỚNG DẪN
H2 + Cl2 => 2HCl
Rõ ràng ta thấy ∆n khí = 0 => áp suất không hề thay đổi p = 1,5 atm
Câu 7: Chỉ số iot của triolein là
A. 28,73.

B. 862,00.

C. 86,20.

D. 287,30.

HƯỚNG DẪN
Chỉ số iot là số gam iot + vào nối đôi của 100gam chất béo. ( C3H5(OOC-C17H33)3)
Chọn mtriolein = 100 gam => ntriolein = 100 : 884 = 0,11312 mol
 mI2 = 3.0,11312.127.2 = 86,2 gam

Câu 8: Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một
thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa
25,6 gam Br2. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp Y là
A. 35,840.

B. 38,080.


C. 7,616.

D. 7,168.

HƯỚNG DẪN
Từ tỉ khối dễ thấy

nC4H4 = 3x thì nH2 = 2x => nH2 p/ư = 5x – 0,08

Lại có: nH2 p/ư + nBr2p/ư = 3nC4H4 => 5x – 0,08 + 0,16 = 3.3x => x = 0,02 mol


×