Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tong hop hoa huu co hay va kho 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.94 KB, 3 trang )

HỮU CƠ - 10
Bài 1 Nung m gam hỗn hợp M gồm (NH4)2CO3, CuCO3.Cu(OH)2 trong bình kín không có không khí đến
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X, hỗn hợp Y ( khí và hơi) cho toàn bộ lượng Y tác
dụng dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được 2,675 gam muối. Hòa tan hết X trong dung dịch
HNO3 đặc nóng sinh ra 13,44 lít khí NO2 dktc. Giá trị của m là
a. 86,4
b.48,6
c.45,3
d.24,8
(NH4)2CO3 => NH3 + CO2 + H2O
CuCO3.Cu(OH)2 => 2CuO + H2O + CO2
NH3 + CuO (to) => N2 + Cu + H2O (3)
Do hỗn hợp Y + HCl => NH4Cl => chứng tỏ còn NH3 dư (CuO chuyển hóa hết thành Cu )
và n NH3 dư = n NH4Cl = 0,05 mol
Có 2n Cu = 3n NH3 p.ư = n NO2 = 0,6 mol
 n Cu = 0,3 mol => n NH3 = 0,2 mol
 n (NH4)2CO3 = (0,05 + 0,2) : 2 = 0,125 mol Và n CuCO3.Cu(OH)2 = 0,3 : 2 = 0,15 mol
 m = 45,3 gam
Bài 2 Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Lấy 5,3 g hỗn hợp X cho tác
dụng với 5,75 g C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m (g) hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng
este hóa đều bằng 80%). Giá trị m là :
A . 8,80
B. 8,10C. 6,48
D. 7,04
n HCOOH + n CH3COOH = 0,1 mol < n C2H5OH = 0,125 mol. (tính theo axit) giả sử H = 100%
(do H = nhau) nên coi RCOOH => RCOOC2H5
meste = 5,3 + 0,1. (29 – 1) = 8,1 gam
Do H = 80% => m = 8,1.0,8 = 6,48 gam (em có thể áp dụng bảo toàn khối lượng, do H = nhau nên áp dụng
tb được)
Bài 3 Cho ankan X tác dụng với clo (as) thu được 26,5 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (mono và điclo).
Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước sau đó trung hòa bằng dd NaOH thấy tốn hết 500 ml dd


NaOH 1M. Xác định CT của X?
A. C2H6
B. C4H10
C. C3H8
D. CH4
Nếu chỉ có mono thì nRCl = nNaOH = 0,5 mol => MRCl = 26,5 : 0,5 = 53 => Mankan = 53 – 34,5 = 18,5
Nếu chỉ có đi mono clo thì 2nRCl2 = nNaOH = 0,5 mol => MRCl2 = 26,5 : 0,25 = 106
 Mankan = 106 – (2.35,5 – 2) = 37
Nhưng có cả 2 nên 17 < Mankan < 37 => M = 30 => C2H6
Bài 4 Ở 95oC có 1877 gam dung dịch CuSO4 bão hòa . Làm lạnh dung dịch xuống 25oC thì có bao nhiêu
gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh? Biết rằng độ tan của CuSO4 ở 95oC là 87,7 gam, còn ở 25oC là 40 gam
A. 961,75 gam
B. 741,31 gam
C. 641,35 gam
D. 477 gam
Công thức tính độ tan: S = 100.mct : mdm (khối lượng chất tan tan trong 100 gam dung môi ở nhiệt độ xác
định) => mct : mdd = S : (S + 100)
ở 95o C có: m CuSO4 = 87,7.1877:(100+ 87,7) => mCuSO4 = 877 gam
gọi nCuSO4.5H2O = x (bị tách ra ở 25oC, không bị hòa tan). Áp dụng:
(877 – 160x) : (1877 – 250x) = 40: 140
 x = 3,8468 mol => mCuSO4.5H2O = 961,7 gam => chọn A
Bài 5 Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam
X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí
khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 16,5. Cho dung dịch Z thực hiện phản ứng tráng
gương thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 12,96
B. 16,2
C. 6,48
D. 10,8
Dễ xác định được đó là C2H2 và C3H4 em nhé.

Có nX bđầu = 0,2 mol => nX phản ứng = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol
Có mX ban đầu = 6,32 gam => m X p/ư = 6,32 – 0,12.16,5.2 = 2,36 gam


Lập hệ C2H2 (x mol phản ứng); C3H4 (y mol)
Có x+ y = 0,08; 26x + 40y = 2,36 => x = 0,06 mol; y = 0,02 mol
C2H2 + H2O => CH3CHO (0,06 mol) => 2Ag (0,12 mol) => m Ag = 0,12.108 = 12,96 gam
C3H4 + H2O => CH3COCH3
Bài 6 Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết bc= 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa
0,7mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 53,2 gam
B. 57,2 gam
C. 52,6 gam
D. 61,48 gam
Dễ có k = 4a : a + 1 = 5 lkп. Trong đó có 3 là của chức este và 2lk п trong gốc.
=> nX = nH2 : 2 = 0,15 mol và m X = 39 – 0,3.2 = 38,4 gam.
Dễ thấy NaOH dư sau phản ứng => nglyxerol = neste
Áp dụng bảo toàn khối lượng có: 38,4 + 0,7.40 = 0,15.92 + m cr => mcr = 52,6 gam.
Bài 7 Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3, tỉ khối của A so với H 2 bằng 20. Hỗn hợp khí B gồm CO và H 2. Thể
tích hỗn hợp A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B là :
A. 8,96 lít
B. 7,84 lít
C. 11,2 lít
D. 10,08 lít
Dễ thấy nO2 = nO3 = a mol (dựa tỉ khối nha). Vậy nO = 5a mol = nCO + nH2 = 1 => a = 0,2 mol
 V = 0,4.22,4 = 8,96 lit
Bài 8 Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp M gồm ancol X, axit cacboxylic Y và este Z (đều no, đơn
chức, mạch hở và Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon) cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc), sinh ra 11,2 lít
CO2 (dktc). Công thức của Y là
A. HCOOH

B .CH3CH2COOH C. CH3CH2CH2COOH D .CH3COOH
Giả sử hỗn hợp M chỉ có Y và Z (CnH2nO2) (x mol)
Dễ thấy n CO2 = n H2O = 0,5 mol => x = (0,5.3 – 1,1): 2 = 0,2 mol;
vì có X nên có C Y , Z < 0,5 : 0,2 = 2,5
mà este thì có từ 2C trở lên => C =2 => CH3COOH
Bài 9 Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp sản phẩm M gồm anđềhit Y, axit cacboxylic
Z, nước và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng M trên thu được 12,88 lít CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O.
Công thức X và giá trị của m lần lượt là
A CH2=CHCH2OH và 8,7gam
B CH3CH2OH và 26,45 gam
C CH3OH và 18,4 gam
D CH3CH2CH2OH và 16,5 gam
Dễ dàng thấy lượng C, và H trong X và M là như nhau (bảo toàn nguyên tố). vậy đốt M thì ta đem đốt X,
có nCO2 = 0,575 mol; nH2O = 1,15 mol => C = 0,575 : ( 1,15 – 0,575) = 1
 m X = (1,15 – 0,575).32 = 18,4 gam
Bài 10 Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số
mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m
gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,235
B. 1,788
C. 2,682
D. 2,384
Vì n glicol = n hexan nên tất cả đều là ancol no đơn chức CnH2n + 2 O. => m = 14.4,1664: 22,4: 1,5 +
18.2.0,4032 : 22,4 = 2,384 gam.
Bài 11 Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1 gam hỗn
hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6 gam axit axetic. Phần trăm theo khối lượng của
xenlulozơ điaxetat trong hỗn hợp X là:
A.22,2 %
B.24,23
C.20,43%

D.27,38%
Để đơn giản hóa vấn đề thầy sẽ giải bài toán cho 1 mắt xích
C6H7O2(OH)3 + (CH3CO)2O => C6H7O2(OOC-CH3)(OH)2 + CH3COOH
Dễ nhận thấy nCH3COOH = nCH3COO- có trong gốc xenlulozo.
C6H7O2(OOC-CH3)3 (x mol); C6H7O2(OOC-CH3)2OH ( y mol)
288x + 246y = 11,1; 3x + 2y = 0,11 mol; x = 0,03 mol; y = 0,01 mol.
=> %mxenlulozo triaxetat = 0,01.246 : 11,1.100% = 22,2%


Bài 12 Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm
-NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q
(tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của
m là:
A.8,379
B.8,389
C.8,438
D.8,289
M amino = 14 : 0,18667 = 75 => gly (C2H5NO2)
(Gly)3 (x mol); (Gly)4 (x mol)
Bảo toàn gốc có:
7x = 3.0,945: (75.3 – 36) + 2.4,62 : (75.2 – 18) + 3,75 : 75 =>7x = 0,135 mol => x = 0,135 : 7
 m = 0,135 : 7. (75.3 – 18.2 + 75.4 – 18.3) = 8,389 gam
Bài 13 Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% đun nóng để hòa tan vùa đủ a mol CuO. Sau phản
ứng làm nguội dung dịch đến 1000C thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là 30,7
gam. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 1000C là 17,4 gam.Giá trị của a là:
A. 0,1
B. 0,15
C. 0,2
D. 0,25
Em nhớ Ct tính độ tan như sau: mct : mdd = S: (S + 100) . S là độ tan

mdung dịch H2SO4 = a.98: 0,2 = 490a => mdd sau p/ư = 490a + 80a = 570a; và mCuSO4 =160a
mCuSO4 còn trong dung dịch = 160a – 30,7:250.160 = 160a + 19,648
và m dd còn lại = 570a -30,7
áp dụng ct: (160a – 19,648) : (570a – 30,7) = 17,4 : (100 + 17,4) => a = 0,2 mol
Bài 14 Cho 13,62 gam trinitrotoluen (TNT) vào một bình dựng bằng thép có dung tích không đổi 500ml
(không có không khí) rồi gây gổ. Sau phản ứng nhiệt độ bình là 18000C, áp suất trong bình là P atm, biết
rằng sản phẩm khí trong bình nổ là hỗn hợp CO, N2, H2. P có giá trị là:
A. 224,38
B. 203,98
C. 152,98
D. 81,6
Công thức phân tử của TNT là C6H2CH3N3O6 viết gọn là C7H5N3O6 (0,06 mol)
Sản phẩm khí trong bình có CO (0,06.6 = 0,36 mol) (ở đây không nên bảo toàn C vì 1 lượng C đã ở thể
rắn). H2 (0,06.5 : 2 = 0,15 mol); N2 (0,06.3 : 2 = 0,09 mol)
Vậy P = nRT : V = (0,36 + 0,15 + 0,09).0,082.(1800 + 273) : 0,5 = 203,98 atm
Bài 15 Cho183 gam một loại cao su buna-S phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 0,5 mol Br2 trong CCl4.
Tỉ lệ kết hợp của butadien và stiren trong cao su buna-S là:
A.3:5
B 1:2
C 2:3
D 1:3
Có n buta = 0,5 mol => m buta = 0,5.54 = 27 gam => n Stiren = (183 – 27):104 = 1,5 mol
nbuta : nStiren = 0,5 : 1,5 = 1 : 3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×