Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề số 021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.68 KB, 3 trang )

ĐỀ THI ĐẠI HỌC THỬ VÀ ĐÁP ÁN CỦA CÁC TRƯỜNG THPT 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN
BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC LỚP 12- 08-09
Kết quả : ............................
Thời gian làm bài: 90 phút – Ngày thi: ........./........./..........
Mã đề thi: 001
1. Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 108,107 gam.
B. 103,178 gam.
C.108,265 gam.
D. 110,324 gam.
2. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ đến khi nước bị điện phân ở cả 2 điện cực
thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6 gam CuO và anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc).
Giá trị của m là
A. 5,97 gam.
B. 7,14 gam.
C. 4,95 gam.
D. 3,875 gam.
3. Hợp chất X là chất khí ở điều kiện thường. X làm xanh qỳi tím tẩm ướt. Hãy cho biết X có thể là chất nào trong số các chất sau:
NH3 (I); CH3NH2 (II); (CH3)2NH (III); (CH3)3N (IV); CH3CH2NH2 (V)?
A. (I).
B.(I); (II); (V).
C. (I); (II); (III); (IV).
D. (I); (II); (III); (IV); (V).
4. Cho các chất benzen (X), toluen (Y),nitrobenzen (Z), phenol (T) phản ứng với brom thì khả năng phản ứng xảy ra dễ dần theo trình
tự nào sau đây?
A. Z, X, Y, T.
B. T, Z, X, Y.
C. Z, T, X, Y.
D. Y, Z, T, X.
5. Cho 1,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào cốc chứa 100ml dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn thu được


3,455 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,25M.
B. 0,27M.
C. 0,36M.
D. 0,5M.
6. Hãy cho biết những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Phenol có khả năng thế vào vòng (với HNO3, Br2) dễ hơn nhiều so với benzen, phản ứng xảy ra đôi khi cần xúc tác hay đun nóng.
(2) Phenol có tính axit nên còn được gọi là axit phenic.Tính axit của phenol mạnh hơn của rượu là do ảnh hưởng của của gốc phenyl
đến nhóm –OH.
(3) Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 nên khi sục khí CO2 dư vào dung dịch C6H5ONa sẽ thu được C6H5OH và Na2CO3.
(4) Phenol trong nước cho môi trường axit, làm quỳ tím hóa đỏ.
A. (1); (2) ; (3).
B. (1); (2).
C. (1); (2); (3); (4).
D. (2); (3).
7. Phản ứng nào sau đây không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo của phân tử glucozơ?
A. Hòa tan Cu(OH)2 để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức – OH.
B. Phản ứng với CH3COOH theo tỉ lệ mol 1:5 để chứng minh phân tử có 5 nhóm – OH.
C. tác dụng với Na để chứng minh phân tử có nhóm – OH.
D. Phản ứng tráng gương để chứng minh phân tử có nhóm – CHO.
8.Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm những lượng bằng nhau về số mol của mantozơ và saccarozơ tác dụng với lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 17,1 gam.
B. 34,2 gam.
C. 36,0 gam.
D. 68,4 gam.
9. Hòa tan hoàn toàn 10,08 gam một oxit kim loại cần dùng vừa hết 42 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 3M và H2SO4 1,5M. Oxit ban
đầu có thể là
A. FeO.
B. MgO.

C. CuO.
D. Fe 2O3.
10. Nung hỗn hợp A gồm x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan hết
hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của x là
A. 0,4 mol.
B. 0,5 mol.
C. 0,6 mol.
D. 0,7 mol.
11. Dung dịch A có chứa Ba2+ (x mol);H+ (0,2 mol); Cl- (0,1 mol) và NO3- (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đén
khi lượng kết lớn nhất thấy tiêu tốn V lít dung dịch K2CO3.Giá trị của V là
A. 150 ml.
B. 400 ml.
C. 200 ml.
D. 250 ml.
12. Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy % khối lượng KmnO4 đã bị nhiệt phân là
A. 40%.
B. 30%.
C. 75%.
D. 50%.
13. Số đồng phân có chứa vòng benzen của hợp chất C7H9N là
A. 3 chất. B. 4 chất. C. 5 chất. D. 6 chất.
14. Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quì tím. Mặt khác X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm đục nước
vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch KmnO4. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là
A. (NH4)2SO4.
B. NH4HSO4.
C. (NH4)2CO3.
D. NH4HCO3.
15. Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol no mạch hở thu được thể tích hơi nước gấp 1,5 lần thể tích CO 2 đo ở cùng điều kiện. Số chất
thỏa mãn tính chất của X là
A. 1 chất.

B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.



16. Cho sơ đồ điều chế phenol: Ancol propylic
propen
Y
phenol.
Công thức của chất Y trong sơ đồ trên là
A.
C6 H6 .
B. C6H5CH(CH3)2.
C. C6H5CH2CH2CH3. D. C6H5CH3.
17. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu
được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,2 gam.
B. 8,56 gam.
C. 12,2 gam.
D. 16,8 gam.
18. Trong số các chất có công thức phân tử C7H8O2 có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch NaOH ở ngay nhiệt đoọ thường?


A. 1 chất.
B. 2 chất.
B. 3 chất.
D. 4 chất.
19. Cho 8,12 gam một oxit của một kim loại tác dụng hết với CO khi đốt nóng. Toàn bộ kim loại tạo ra phản ứng hết với dung dịch axit
HCl thu được 2,352 lít H2 (đktc). Oxit kim loại đã dùng là

A. ZnO.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Fe 2O3.
20. Oxi hóa hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO bằng O2 (xt) đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp axit tương ứng Y có tỉ khối
so với X bằng 145/97. Thành phần % số mol của HCHO trong hỗn hợp đầu là
A. 16,7 %.
B. 22,7 %.
C. 83,3 %.
D. 50,2 %.
21. Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được các sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tham
gia phản ứng tráng Ag. Công thức đúng của chất hữu cơ trên là
A. HCOO – CHCl – CH2 – CH3.
B. HCOO – CH2 – CHCl – CH3.
C. CH3COO – CHCl – CH3.
D. HCOO – CHCl – CH 2 – CH3.
22. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào 200 ml dung dịch KHCO3 1,5M thu được kết tủa X. Lọc kết tủa X đem nung đến khối lượng không
đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,4 gam.
B. 16,8 gam.
C. 15,0 gam.
D. 30,0 gam.
23. Thêm dung dịch CaCl2 dư vào 100 ml dung dịch kali stearat 0,1M; sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là
A. 6,02 gam.
B. 6,06 gam.
C. 5,50 gam.
D. 2,79 gam.
24. hai hợp chất X và Y là hai ancol, trong đó khối lượng mol của X nhỏ hơn của Y. Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chát X, Y đều tạo ra
số mol CO2 ít hơn số mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm những lượng bằng nhau về số mol của X và Y thu được tỉ lệ số
mol CO2 và H2O tương ứng là 2:3. Số hợp chất thỏa mãn tính chất của Y là

A. 2 chất.
B. 4 chất.
C. 5 chất.
D. 6 chất.
25. Cho các phản ứng:
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+.
Hãy sắp xếp ba cặp oxi hóa khử trong các phản ứng trên theo cách sắp xếp dãy hoạt động hóa học của kim loại
A. Cu2+/ Cu < Fe3+/ Fe2+ < Ag+/ Ag. .
B. Ag+/ Ag < Cu2+/ Cu < Fe3+/ Fe2+.
C. Fe2+/ Fe2+ < Cu2+/ Cu < Ag+/ Ag.
D. Ag+/ Ag < Fe3+/ Fe2+ < Cu2+/ Cu.
26. Dẫn H2S vừa đủ vào dung dịch có chứa 16,25 gam FeCl3 thu được kết tủa có khối lượng bằng
A. 10,4 gam.
B. 3,2 gam.
C. 1,6 gam.
D. 10,7 gam.
27. Hòa tan hết 20,8 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 có cùng số mol bặng lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch
Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16 gam.
B. 69,9 gam.
C. 85,9 gam.
D. 91,3 gam.
28. Hợp chất X (chứa C, H, O) có khối lượng mol nhỏ thua 150 gam, trong đó oxi chiếm 32% khối lượng. Chất X không phản ứng với
H2 khi có Ni xúc tác và đun nóng tới 1500C. Số hợp chất thỏa mãn tính chất của X là
A. 4 chất.
B. 3 chất.
C. 2 chất.
D. 1 chất.
29. Cho các phản ứng (với các điều kiện cho kèm theo):

1) N2 + O2

0

C
500

→ 2NO2

2) 2N2 + 5O2
3) 6Li + N2

(1)

0

C
3000

→ 2N2O5

(2)

0

C
30


→ 2Li3N


4) NaNO2 (bão hòa) + NH4Cl (bão hòa)

(3)
0

t
N2 + NaCl + 2H2O
→

(4)

Các phản ứng đúng là
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1),(3) và (4).
30. Thực hiện phản ứng trong bình kín có dung tích 500 ml với 1mol N2 , 4mol H2 và một ít xúc tác ( có thể tích không đáng kể). Khi
phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì áp suất trong bình bằng 0,8 lần áp suất ban đầu khi chưa xảy ra phản ứng ở cùng nhiệt độ.
Hằng số cân bằng của phản ứng N2 +3H2

2NH3 xảy ra trong bình là

A. 0,016.
B. 0,032.
C. 0,128.
D. 0,80.
31. Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí
NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?
A. 1 lít.

B. 1,5 lít.
C. 2 lít.
D. 1,25 lít.
32. Tơ enang thuộc loại
A. tơ axetat.
B. tơ poliamit.
C. tơ tằm.
D. tơ polieste.
33. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột gồm Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp X gồm hai khí
(đktc) và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X đối với hiđro bằng 22,6. Giá trị của m là
A. 6,96 gam.
B. 13,92 gam.
C. 15,24 gam.
D. 69,6 gam.
34. Cho hỗn hợp khí X gồm một anken và hiđro (trong đó hiđro chiếm 60% thể tích) đi qua ống sứ chứa Ni đun nóng, thu được hỗn
hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 3,02 gam và
trong bình tạo ra 4 gam kết tủa. Thể tích khí X đo ở điều kiên tiêu chuẩn là
A. 0,448 lít.
B. 0,4032 lít.
C. 1,12 lít.
D. 0,672 lít.


35. Cho quì tím vào mỗi dung dịch sau: phèn chua; xo- đa; nước gia-ven; nước cường toan; nước oxi già. Số lượng dung dịch làm
quì tím chuyển thành màu hồng (đỏ) là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
36. Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp

kim loại. Khí thoát ra cho hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2dư thấy tạo ra 5 gam kết tủa. Khối lượng hỗn hợp hai oxit kim loại
ban đầu là
A. 3,12 gam.
B. 3,92 gam.
C. 3,22 gam.
D. 4,20 gam.
37. Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan
hết X bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lit (đktc) khí No 9 là sản phảm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp ban
đầu là
A. 0,81 gam.
B. 1,62 gam.
C. 3,24 gam.
D. 0,27 gam.
38. Hợp chất X chỉ chứa một loại nhóm chức, cứ 1mol X phản ứng vừa hết với 2mol NaOH. Khi đốt cháy hoàn toàn a mol chất X càn
dùng vừa hết b mol O2, sản phẩm chỉ gồm c mol CO2 và dmol H2O, trong đó c+0,5d-b=2a. Vậy X có thể thuộc loại
A. điphenol.
B. đieste hoặc điaxit.
C. Este đơn chức của phenol. D. Cả A,B,C đều đúng.
39. Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là ns2np3 và có tổng
số electron ở lớp vỏ ít hơn 30. Khi cho R phản ứng với clo tạo ra RCl3 hoặc RCl5. vậy R là
A.
N.
B. P.
C. Al.
D. As.
40. Nhiệt phân hoàn toàn 25,2 gam amoni đicromat đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A.
13,6 gam.
B. 15,2 gam.

C. 20,0 gam.
D. 43,6 gam.
41. Cho 21,6 gam chất X (C2H8O3N2) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và
chất khí Z làm xanh giấy quì tím tẩm ướt. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 11,4 gam.
B. 25,0 gam.
C. 30,0 gam.
D. 21,8 gam.
42. Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 3 axít béo gồm C17H35COOH , C17H33COO và C17H31COOH thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu
este 3 lần este?
A. 9.
B. 15.
C. 12.
D. 18.
43. Hãy cho biết ankađien CH3–CH = CH–CH = CH–CH3 có bao nhiêu đồng phân hình học cis- , tran- ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
44. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hiđrocacbon X thu được tổng thể tích khí CO2 và hơi nước (đktc) là 15,68 lít. Vậy X có thể tạo ra số
lượng dẫn xuất điclo là
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.
45. Chia hỗn hợp X gồm Cu và Fe thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, tạo ra 4,48 lít khí H2
(đktc). Phần 2 cho vào 200ml dung dịch FeCl3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 12 gam chất rắn không tan. Cho
phần 3 tác dụng hết với clo thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,4 gam.
B. 38,9 gam.

C. 40,4 gam.
D. 46,0 gam.
46. Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH=3. Độ điện li α của CH3COOH trong dung dịch đó bằng
A. 0,001.
B. 0,01.
C. 0,1.
D. 0,3.
47. Có 4 lọ hóa chất bị mát nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây: NH4Cl, KCl, BaCl2 , K2CO3. Có thể sử dụng thuốc
thử nào sau đây để phân biệt các lọ dung dịch trên?
A. HCl.
B. H2SO4.
C. NaOH.
D. Quì tím.
48. Hãy cho biết trong các phản ứng sau, khi lấy cùng số mol H2SO4 tác dụng hoàn toàn với mỗi chất thì phản ứng nào có lượng
CuSO4 thu được là ít nhất?
A. H2SO4 + CuO 
B. H 2SO4 + Cu(OH)2 
C. H2SO4 + CuCO3 
D. H 2SO4 đặc + Cu 
49. Trộn 18 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic rồi đun nóng một thời gian. Sau khi để nguội hỗn hợp và tách riêng hết este thì
được hỗn hợp lỏng X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 6,72 lit H2 (đktc). Vậy số gam este tạo ra là
A. 8,8 gam.
B. 17,6 gam.
C. 26,4 gam.
D. 44 gam.
50. Hòa tan hết 30,4 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần
bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, sau đó lọc láy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không không đổi
thu được 16gam chất rắn. Cô cạn phần 2 thu được chất rắn khan Z. Đun nóng toàn bộ chất rắn Z với lượng dư H 2SO4 đặc rồi dẫn khí
và hơi đi qua bình đựng lượng dư P2O5, thì thể tích khí (đktc) còn lại đi qua bình đựng P2O5 là
A. 11,648 lít.

B. 9,408 lít.
C. 8,96 lít.
D. 11,2 lít.
…………………Hết…………..
Đáp án:
1.C
2.A
3.D
4.A
5.D
6.B
7.C
8.D
9.C
10.D
11.D
12.D
13.C
14.B
15.B
16.B
17.C
18.C
19.B
20.C
21.A
22.B
23.B
24.D
25. A

26.B
27.C
28.A
29.C
30.B
31.C
32.B
33.B
34.C
35.A
36.A
37.B
38.B
39.B
40.B
41.B
42.D
43.B
44.D
45.D
46.B
47.D
48.D
49.B
50.A



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×