ONTHIONLINE.NET
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ BA
NĂM HỌC 2008- 2009
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
Đề thi có: 04 trang, gồm 60 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Cho các nguyên tử sau: Na (Z = 11), Ca (Z = 20), Cr (Z = 24); Cu (Z = 29). Dãy nguyên tử nào dưới
đây có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau?
A. Ca, Cr, Cu
B. Ca, Cr
C. Na, Cr, Cu
D. Ca, Cu
Câu 2: Cho các phân tử sau: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2, NH4NO2. Phân tử có liên kết cho nhận là:
A. NH4NO2
B. NH3
C. NH4NO2 và H2O2
D. N2 và H2O2
0
Câu 3: Cho cân bằng hóa học: a A + b B
pC + q D. Ở 105 C, số mol chất D là x mol; ở 180oC, số
mol chất D là y mol. Biết x > y, (a + b) > (p + q), các chất trong cân bằng trên đều ở thể khí. Kết luận nào
sau đây đúng:
A. Phản ứng thuận thu nhiệt và tăng áp suất
B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt và giảm áp suất
C. Phản ứng thuận tỏa nhiệt và tăng áp suất
D. Phản ứng thuận thu nhiệt và giảm áp suất.
Câu 4: Cho các quá trình sau: (1) Al → AlO2 ; (2) MnO4 → MnO2; (3) RCHO → RCOO-;(4) C2H4 →
C2H4(OH)2; (5) NH3 → NH4+; (6) FeS2 → SO2. Xác định sự oxi hóa và sự khử :
A. Sự oxi hóa (1), (3), (4), (6), sự khử (2), (5)
B. Sự oxi hóa (1), (3), (5), sự khử (4), (6)
C. Sự oxi hóa (1), (3), (4), (6), sự khử (2)
D. Sự oxi hóa (3), (4), (6), sự khử (1), (5)
Câu 5: Cho dãy các chất sau: KHCO3, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành
kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 6: Dung dịch NH3 và dung dịch NaOH có cùng nồng độ mol, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y.
(Giả thiết cứ 100 phân tử NH3 thì có 1 phân tử điện li), quan hệ giữa x và y là:
A. y = x + 2
B. y = x – 2
C. y = 2x
D. y = 100 x
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 13,75 gam hợp chất PCl 3 thu được dung dịch X gồm hai axit. Trung hòa dung
dịch X cần thể tích dung dịch NaOH 0,1 M là:
A. 3 lít
B. 4 lít
C. 6 lít
D. 5 lít
Câu 8: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa tạo ra khí H 2S. Tuy nhiên, trong
không khí hàm lượng H2S rất ít vì:
A. H2S tan được trong nước
B. H2S bị oxi trong không khí oxi hóa chậm thành chất khác
C. H2S bị CO2 trong không khí oxi hóa thành chất khác.
D. H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo ra lưu huỳnh và hidro
Câu 9: Cho bột Mg vào dung dịch có chứa 0,002 mol HCl; 0,004 mol ZnCl 2 và 0,005 mol FeCl2. Sau khi phản
ứng xong được chất rắn có khối lượng tăng so với khối lượng chất rắn ban đầu là 0,218 gam. Tính số mol Mg đã
tham gia phản ứng.
A. 0,005 mol
B. 0,006 mol
C. 0,007 mol
D. 0,008 mol
Câu 10: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe và 0,24 mol kim loại M trong dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được
dung dịch A và 10,752 lít H2 ( đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 59,28 gam muối khan. Xác định M?
A. Mg
B. Ca
C. Al
D. Mn
Câu 11: Cho Ba vào các dung dịch riêng biệt sau: Ca(HCO 3)2, CuSO4, (NH4)2CO3, Na3PO4, MgCl2. Số chất
kết tủa khác nhau tạo ra là:
A. 6
B. 5
C. 7
D. 8
Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,4 M và Ba(OH) 2
0,05M được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,7 g
B. 4,925 g
C. 9,85 g
D. 5,0 g
Câu 13: Hòa tan 0,24 mol FeCl 3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào 0,4 mol dung dịch H2SO4 được dung dịch X.
Thêm 2,6 mol NaOH nguyên chất vào dung dịch X được kết tủa Y. Khối lượng của Y là:
A. 41,52 g
B. 25,68 g
C. 122,84 g
D. 41,28 g
Câu 14: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?
A. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
B. CaO + CO2
→ CaCO3
C. Ca(HCO3)2
CaCO3 + CO2 + H2O
D. CaCO3 + CO2 + H2O
Ca(HCO3)2
Câu 15: Cho rất từ từ (và khuấy đều) dung dịch này vào dung dịch kia đối với mỗi cặp chất sau:
(1) Nước vôi trong và dung dịch H3PO4
(2) Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl
(3) Dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH
(4) Dung dịch NH3 và dung dịch AlCl3
Có bao nhiêu cặp có thể nhận biết được mỗi chất trong cặp đó mà không cần dùng hóa chất khác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Ba(HCO 3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3,
NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất (Giả sử
nước bay hơi không đáng kể):
A. Ca(HCO3)2
B. NH4HCO3
C. NaHCO3
D. Ba(HCO3)2
Câu 17 : Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra ở nhiệt độ thường ?
A. NaHCO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl + HCl
B. NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4 + NaCl + HCl
C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
D. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
Câu 18: Cho hỗn hợp A gồm 0,2 mol Mg và 0,3 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO 3 1M thu được
dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm 0,05 mol N2O; 0,1 mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là:
A. 1,15 lít
B. 1,22 lít
C. 0,9 lít
D. 1,1 lít
Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 20. Hỗn hợp khí Y gồm H2 và CO có tỉ khối so
với H2 là 3,6. Tính số mol khí X cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí Y.
A. 1 mol
B. 0,4 mol
C. 0,5 mol
D. 0,2 mol
Câu 20: Hỗn hợp nào sau đây với số mol thích hợp không thể tan hoàn toàn trong nước dư?
A. (Na, Zn, Al)
B. (Al, NaNO3, NaOH)
C. (Cu, KNO3, HCl)
D. (K2S, AlCl3, AgNO3)
Câu 21: Để m gam phoi Fe ngoài không khí, sau một thời gian Fe bị oxi hóa thành hỗn hợp X gồm 4 chất rắn
có khối lượng 20 gam. Hòa tan hết X trong 100 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thấy thoát ra 2,24 lít khí H 2
ở đktc và dung dịch Y (Y không có HCl dư). Cho tiếp dung dịch HNO 3 tới dư vào dung dịch Y thu được dung
dịch Z là dung dịch chứa hỗn hợp hai muối FeCl 3 và Fe(NO3)3 và 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc. Giá trị của
m và a lần lượt là:
A. 14 g và 2M
B. 16,8 g và 6M
C. 16,8 g và 2M
D. 14 g và 0,5M
Câu 22: Hiđrocacbon X có CTPT C7H8. Cứ 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO 3 1M
trong dung dịch NH3. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được hiđrocacbon có khả năng tạo ra ba loại gốc
hiđrocacbon hóa trị I. Công thức cấu tạo của X là:
CH3
A.
B. CH ≡ C – C(CH3)2 – C ≡ CH
C. CH ≡ C – C ≡ C- CH2 – CH 2 - CH3
D. CH ≡ C – (CH2)3 – C ≡ CH
Câu 23: Khi cho hiđrocacbon A thể khí tác dụng với brom thu được một số dẫn xuất brom, trong đó dẫn xuất
chứa nhiều brom nhất có tỉ khối hơi so với H 2 là 101. Hỏi trong hỗn hợp sản phẩm có bao nhiêu dẫn xuất
brom?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 24: Ancol X tách nước cho hợp chất hữu cơ Y. Biết 1,5 < d Y/X < 1,8. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam Y
phải dùng 13,44 lít O2 (đktc). Công thức của ancol X là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C3H5OH
Câu 25: A có công thức phân tử C5H11Cl. Tên của A phù hợp với sơ đồ:
A → B ( ancol bậc 1) → C → D ( ancol bậc 2) → E → F ( ancol bậc 3)
A. 2- clo- 3- metylbutan
B. 1- clo- 2- metylbutan
C. 1- clopentan
D. 1- clo- 3- metylbutan
Câu 26: Phải thực hiện ít nhất bao nhiêu phản ứng với chất nào sau đây để từ đó xác định được khối lượng
CH3COOH trong hỗn hợp: CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CHO, C2H5OH, CH3COCH3?
A. 1 phản ứng với Na kim loại dư
B. 1 phản ứng với dung dịch NaHCO3
C. 1 phản ứng với dung dịch NaOH
D. 2 phản ứng với Na và NaOH
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hơi của axit A mạch hở cần 0,5 lít oxi ở cùng điều kiện. A có thể là:
A. CH3COOH hoặc HCOOH
B. HCOOH hoặc CH2 = CH- COOH
C. HOOC - COOH
D. HCOOH hoặc HOOC-COOH
Câu 28: Hợp chất hữu cơ A chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C 8H14O4. Khi thuỷ phân A trong
dung dịch NaOH được một muối và hỗn hợp hai ancol X, Y. Phân tử ancol Y có số nguyên tử cacbon nhiều
gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử ancol X. Khi đun nóng với H 2SO4 đặc, X cho một olefin, Y cho
hai olefin đồng phân. Công thức cấu tạo của A là:
A. CH3OOCCH2CH2COOC3H7
B. C2H5 OOC- COO[CH2]3CH3
C. C2H5OOCCH2COOCH(CH3)2
D. C2H5OOC- COOCH(CH3)C2H5
Câu 29: Một loại lipit trung tính có khối lượng mol trung bình là 792,8. Từ 10 kg lipit trên sẽ điều chế được
m kg xà phòng natri có 28% chất phụ gia. m có giá trị là:
A. 11,228 kg
B. 14,179 kg
C. 13,721 kg
D. 14,380 kg
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn 200 gam hỗn hợp tơ tằm và lông cừu thì thu được 31,7 gam glyxin. Biết phần trăm
khối lượng glyxin trong tơ tằm là 43,6%, trong lông cừu là 6,6 %. Tỉ lệ % khối lượng tơ tằm và lông cừu lần lượt
là:
A. 25% và 75%
B. 50% và 50%
C. 43,6% và 56,4%
D. Kết quả khác
Fe / HCl
HNO3 / H 2 SO 4 dac
Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6
→ anilin.
→ Y → Z NaOH
Các chất X , Y và Z tương ứng là
A. C2H2, C6H5NO2, C6H5NH3Cl
B. C2H2, C6H5NH3Cl, C6H5NO2
C. C6H12 (xiclohexan), C6H5HSO4, C6H5NO2
D. CH4, C6H5NO2, C6H5ONa
Câu 32: Thủy phân một tripeptit X sản phẩm thu được chỉ có alanin. Đốt cháy m gam X được 1,05 gam nitơ.
Giá trị của m là:
A. 4,725 g
B. 5,775 g
C. 5,125 g
D. 5,725 g
Câu 33: Dãy chất nào sau đây gồm các chất đều có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp:
A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ
B. Glucozơ, hồ tinh bột, anđehit fomic, mantozơ
C. Axit axetic, saccarozơ, anđehit fomic, mantozơ
D. Axit fomic, PVC, glucozơ, saccarozơ
Câu 34: Dãy gồm tất cả các polime đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng
A. Tinh bột, tơ tằm, poli (vinyl axetat).
B. Tơ capron, poli (vinyl axetat), protein.
C. Poli (vinyl clorua), xenlulozơ, tơ nilon-6,6.
D. Tơ clorin, poli (metyl metacrilat), polietilen.
Câu 35: Hỗn hợp A gồm hai anđehit X, Y. Trong đó X được điều chế bằng cách cho ankin hợp H 2O khi có
mặt HgSO4 ở 80oC, Y được điều chế bằng cách oxi hoá ancol anlylic. Cho 20,48 gam hỗn hợp A
(trong đó anđehit có phân tử khối nhỏ chiếm 40% về số mol) tác dụng với AgNO 3 trong NH3 dư. Khối
lượng Ag thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
A. 86,4 g
B. 43,2 g
C. 64,8 g
D. 32,4 g
Câu 36: 4 chất A, B, C, D mạch hở đều có công thức C 3H6O. Dùng hóa chất theo trình tự nào sau đây để
phân biệt 4 chất trên?
A. Na, nước Br2, AgNO3 /NH3
B. AgNO3/ NH3, nước Br2, NaOH
C. NaOH , AgNO3/ NH3, Na
D. Na, NaOH, nước Br2
Câu 37: Cho a mol một ankin X hợp nước có xúc tác với hiệu suất 70% được hỗn hợp Y có khả năng tráng
bạc. Cho toàn bộ Y ở trên tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong NH3 được 17,41gam kết tủa.
Tính a và xác định công thức của X?
A. 0,156 mol C3H4
B. 0,12 mol C2H2
C. 0,12 mol C3H2
D. 0,078 mol C2H2
Câu 38: X là este của glyxin. m gam X tác dụng với NaOH dư, hơi ancol bay ra cho đi qua CuO dư đun
nóng. Lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 8,64 gam Ag. Biết MX = 89, m có giá trị là:
A. 0,89g
B. 1,78g
C.3,56 g
D. 2,67 g
Câu 39. Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic,
p- crezol, axit lactic, alanin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch nước brom là:
A. 7 và 4
B. 6 và 3
C. 5 và 4
D. 7 và 3
Câu 40: Oxi hóa 78 gam một ancol đơn chức X được hỗn hợp Y gồm ancol dư, anđehit, axit và nước. Cho
toàn bộ Y tác dụng với Na dư được 0,85 mol H2. Hỗn hợp Y tác dụng với NaHCO3 dư được 0,4 mol CO2.
Công thức của ancol X là:
A. C3H5OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
B. Phần riêng (10 câu). Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần ( phần I hoặc phần II
Phần I: Theo chương trình Chuẩn ( từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Dung dịch HCl tác dụng với nhóm dung dịch nào mà mỗi dung dịch trong nhóm đó chứa 1 anion
và cation Na+?
A. CO32-, HCO3-, HS-, HSO3B. PO43-, HPO42-, HSO4-, HSC. CO32-, HCO3-, HSO4-, S2D. PO43-, HCO3-, HS-, ClO4Câu 42: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc với nhau trực tiếp: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và
Ni; Fe và Cu. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy
trước là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 43: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt
cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H 2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 8,25 gam hỗn hợp X thực
hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam bạc. Tính p?
A. 6,48 g
B. 5,4 g
C. 8,64 g
D. 10,8 g
Câu 44: Trong công nghiệp axeton được điều chế từ:
A. Xiclopropan
B. Propan- 1- ol
C. Propan- 2- ol
D. Cumen
Câu 45: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?
A. SO2 và SO3
B. HCl hoặc Cl2
C. H2 hoặc hơi nước
D. O3 hoặc H2S
2+
Câu 46: Theo tổ chức Y tế thế giới, nồng độ Pb tối đa trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Hỏi nguồn nước
nào dưới đây bị ô nhiễm bởi Pb2+, biết kết quả phân tích các mẫu nước như sau:
A. Có 0,03 mg Pb2+ trong 0,75 lít
B. Có 0,03 mg Pb2+ trong 1,25 lít
C. Có 0,15 mg Pb2+ trong 2 lít
D. Có 0,16 mg Pb2+ trong 4 lít
Câu 47: Cho các chất rắn: BaO, CaCO 3, Al, CuS, Al2O3, Al(OH)3, Cu, Zn, NaNO3. Có bao nhiêu chất có
thể tan hoàn toàn trong dung dịch HCl và bao nhiêu chất tan trong dung dịch NaOH
A. 7 và 5
B. 7 và 6
C. 5 và 4
D. 5 và 6
Câu 48: Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất hữu cơ Y chứa C, H, Br
trong đó % khối lượng Br trong Y là 69,56%. Biết MY < 260 đvC. Công thức phân tử của ancol X là:
A. C5H11OH
B. C5H7OH
C. C5H9OH
D. C4H7OH
Câu 49: X là một α- aminoaxit mạch hở, không phân nhánh. Cứ 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl tạo
ra 183,5 gam muối. Cứ 147 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 191 gam muối. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là:
A. HOOCCH(NH2)COOH
B. NH2CH2CH2CH(NH2)COOH
C. HOOCCH(NH2)CH2CH2CH3
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
Câu 50: Một loại mùn cưa chứa 60% xenlulozơ được dùng làm nguyên liệu để điều chế ancol etylic. Biết
hiệu suất của quá trình là 70%. Khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Từ 1 tấn mùn cưa
trên điều chế được thể tích cồn 70o là:
A. 310,6 lít
B. 306,5 lít
C. 425,9 lít
D. 305,7 lít
Phần II: Theo chương trình nâng cao ( từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Cho các chất sau: NaOH, HCl, NH3, CH3COONa, Ba(OH)2, NaCl. Có bao nhiêu chất khi cho vào
dung dịch CH3COOH sẽ làm tăng độ điện li của axit? ( Giả sử khi thêm vào không làm thể tích dung dịch
thay đổi)?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 52: Cho hỗn hợp gồm không khí (dư) và hơi của 28 gam metanol đi qua chất xúc tác Cu nung nóng,
người ta thu lấy sản phẩm rồi cho hấp thụ vào nước thì được 40 ml fomalin 38 % ( khối lượng riêng bằng
1,1 g/ml). Hiệu suất của quá trình trên là:
A. 70,4%
B. 80,4%
C. 46,6%
D. 63,7 %
Câu 53: Hai chất hữu cơ X và Y đều có M = 74. X tác dụng với Na, Y không tác dụng với Na. X, Y đều tác
dụng với NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3. Vậy công thức cấu tạo của X, Y là:
A.C4H9OH, HCOOC2H5
B. OHC- COOH, HCOOC2H5
C. OHC- COOH, C2H5COOH
D. C2H5COOH, HCOOC2H5:
o
+
Câu 54: Cho các trị số thế điện cực chuẩn: E (Ag /Ag) = + 0,7995 V; Eo(K+/K) = - 2,92 V ; Eo(Ca2+/Ca) = 2,87 V ; Eo(Mg2+/Mg) = - 2,34 V; Eo (Zn2+/Zn) = - 0,762 V; Eo(Cu2+/Cu) = + 0,344 V; Giá trị 1,106V là suất
điện động chuẩn của pin điện:
A. Ca và Ag
B. Zn và Cu
C. K và Ag
D. Zn và Ag
Câu 55: Một mẫu hóa chất chưa xác định, được phân tích cho kết quả như sau: Thêm Cl - thì xuất hiện kết
tủa. Một phần kết tủa tan khi thêm nước nóng và phần kết tủa còn lại tan hết trong dung dịch amoniăc. Từ
các thí nghiệm này, có thể kết luận là mẫu đem thử có chứa:
A. Ag+, Pb2+
B. Cu2+
C. Ag+, Cu2+
D. Ag+, Pb2+, Cu2+
Câu 56: Cho các dung dịch sau: HNO3, H2SO4, NH3, Ba(OH)2, CH3COONa, K2SO3. Số dung dịch hòa tan
được Zn(OH)2
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 57: Có 5 mẫu kim loại Ag, Mg, Fe, Zn, Ba. Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây có thể nhận biết được
cả 5 mẫu kim loại đó?
A. Dung dịch NaCl
B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 58; Cho hỗn hợp hai ancol no đơn chức tác dụng hết với HBr ta thu được hỗn hợp 2 ankyl bromua tương
ứng có khối lượng gấp đôi khối lượng của hai ancol. Phân hủy 2 ankyl bromua để chuyển brom thành ion Br - và
cho tác dụng với AgNO3 dư thu được 5,264 gam kết tủa AgBr. Cho biết khối lượng hai ancol ban đầu?
A. 2,311 g
B. 1,764g
C. 5,322g
D. 2,648g
Câu 59: Khi thủy phân hoàn toàn 1 pentapeptit ta thu được các aminoaxit X, Y, Z, E, F. Nếu thủy phân
không hoàn toàn peptit này thì thu được các đipeptit và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Hãy chọn thứ tự
đúng của các aminoaxit trong pentapeptit cho trên:
A. X- Z- Y- E- F
B. X- E- Y- Z- F
C. X- E- Z- Y- F
D. X- Z- Y- F- E
Câu 60: Phản ứng nào chứng tỏ glucozơ có thể tồn tại dưới dạng mạch vòng:
A. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng
B. Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3
C. Cho glucozơ tác dụng với CH3OH khi có mặt HCl khan để thu được metyl glicozit
D. Khử glucozơ bằng H2 ( to, Ni xúc tác)
Cho biết: Na: 23; K : 39; H: 1; O: 16; C: 12; N : 14; Al: 27; Mg: 24: Ca: 40; Cu: 64; Fe: 56; Cl: 35,5;
Br: 80; Pb: 207; Au: 197; Ag: 108; Mn: 55;