Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI tập bổ SUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.75 KB, 2 trang )

BÀI TẬP BỔ SUNG – LTĐH 2016
Hướng dẫn: DS. Trần Văn Hiền – Đại Học Y Dược Huế
CÂU 1: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các aminoaxit có một nhóm –NH2 và một
nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phần ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn
hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là
A. 20
B. 10
C. 9
D. 18
CÂU 2: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol 1 peptit X (mạch hở, được tạo bởi các alpha aminoaxit có 1 nhóm –NH2
và 1 nhóm –COOH) bằng lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được
chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng X là 52,7 gam. Số liên kết peptit có trong X là
A. 9
B. 14
C. 11
D. 13
CÂU 3: Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol peptit X mạch hở(tạo bởi từ các các aminoaxit có 1 nhóm -NH2 và
một nhóm -COOH) bằng dd NaOH(lấy dư 25% so với lượng phản ứng). Cô cạn dd sau phản ứng thu được
hỗn hợp chất rắn có khối lượng nhiều hơn khối lượng của X là 39,1g. Số liên kết peptit của 1 phân tử X là
A. 16
B. 9
C. 15
D. 10
CÂU 4: Hỗn hợp E gồm 2 peptit X, Y mạch hở (X, Y được cấu tạo từ glyxin và alanin trong đó (nX : nY = 1:2)
biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thủy phân hoàn toàn E trong 200ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ
thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong O2 dư thu được
18,816 lít khí và hơi gồm CO2, H2O, N2 và O2. Tỉ lệ số mol Gly:Ala trong X là
CÂU 5: Thủy phân hoàn toàn m (gam) hỗn hợp X gồm 3 peptit (trong cấu tạo chỉ chứa Glyxin, Alanin và
Valin) trong dung dịch chứa 47,84 gam KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,8m gam chất rắn
khan. Mặt khác đốt cháy hết 0,5m (gam) X thì cần dùng 30,324 lít O2, hấp thụ sản phẩm cháy vào 650 ml
dung dịch Ba(OH)2 1M thấy khối lượng bình tăng 65,615 gam đồng thời khối lượng dung dịch tăng m1 (gam)


và có một khí trơ thoát ra. Giá trị (m1 + m) gần nhất với
A. 78
B. 120
C. 50
D. 80
CÂU 6: Một oligopeptit được tạo thành từ glyxin, alanin và valin. Thủy phân X trong 500 ml dung dịch
H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thì thu được hỗn hợp Z có chứa các đipeptit, tripeptit,
tetrapeptit, pentapeptit và các aminoaxit tương ứng. đốt cháy một nữa hỗn hợp Z bằng một lượng không khí
vừa đủ, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 74,225 gam, khối
lượng dung dịch giảm 161,19 gam đồng thời thoát ra 139,608 lít khí trơ. Cho dung dịch Y tác dụng hết với V
lít dung dịch KOH 2M đun nóng (dùng dư 20% so với lý thuyết). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối
lượng chất rắn gần nhất với ?
A. 198
B. 111
C. 106
D. 184
CÂU 7: Một hỗn hợp A gồm CH , C H , C H và CH NH . Đốt cháy hoàn toàn A bằng 1 lượng oxi vừa
4 2 4 3 4
3 2
đủ. Cho toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng P O (dư), bình 2 đựng dung dịch Ca(OH) nhận thấy khối
2 5
2
lượng bình 1 tăng 16,2 gam; ở bình 2 xuất hiện 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun kĩ dung dịch ở
bình 2 thấy xuất hiện thêm 7,5 gam kết tủa nữa. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 44,8 lít.
B. 15,68 lít.
C. 22,40 lít.
D. 11,20 lít.
CÂU 8: Chia hỗn hợp X gồm Glyxin và một số axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu

được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung
dịch Ca(OH)2 dư thu được 34 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 20,54 gam so với ban
đầu. Phần hai tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M. các phản ứng xãy ra hoàn toàn, coi như N2 không
bị nước hấp thụ. Thành phần phần trăm khối lượng của Glyxin trong hỗn hợp X gần nhất với
A. 25%
B. 24%
C. 23%
D. 21%
CÂU 9: Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z (M X < MY < MZ) đều mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 14 và số
mol của X chiếm 50% số mol của hỗn hợp E. Đốt cháy x gam hỗn hợp E cần dùng 1,1475 mol O 2, sản phẩm
cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 60,93 gam; đồng thời có một khí duy nhất
thoát ra. Mặt khác đun nóng x gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 0,36 mol
muối của A và 0,09 mol muối của B (A, B là hai α-aminoaxit no, trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm
–COOH). Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là.


A. 20,5%

B. 13,7%

C. 16,4%

D. 24,6%



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×