Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI tập điện PHÂN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.09 KB, 4 trang )

BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN (LTĐH 2016)
Hướng dẫn: DS. Trần Văn Hiền – Đại Học Y Dược Huế
Câu 1 : Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điện phân dung dịch CuSO4 với 2 điện cực bằng đồng thì ở anot có khí O2 thoát ra.
B. Dung dịch AgNO3 tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 và có kết tủa sinh ra.
C. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 có cùng khối lượng có thể hoà tan hết trong dung dịch HCl dư .
D. Khi điện phân các dung dịch : KCl, CuCl2, NaCl, FeCl2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp thì sau khi ion Cl–
bị oxi hoá hết đều thu được dung dịch có pH>7
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm CuO và NaOH có tỉ lệ số mol 1:1 tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 1M
và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hoà . Điện phân dung dịch Y với điện
cực trơ màng ngăn xốp cường độ I=2,68A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,225 gam mất t giây thì dừng lại
thu được dung dịch Z. Cho m gam Fe vào dung dịch Z sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,9675m gam hỗn hợp
2 kim loại. Giá trị của t là
A. 11523
B. 10684
C. 12124
D. 14024
Câu 3: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 13,3 gam muối clorua của một kim loại kiềm thổ, thu được 3,136 lít khí
(đktc) thoát ra ở anot. Hòa tan hoàn toàn lượng kim loại sinh ra vào dung dịch HNO 3 2M, khuấy đều đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít khí A ( đktc) và dung dịch X chứa 21,52 gam muối. Biết trong quá
trình này HNO3 đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng là
A. 170 ml.
B. 120 ml.
C. 144 ml.
D. 204 ml.
Câu 4: Điện phân (với điện cực trơ, có màng ngăn) m gam dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 và 0,15 mol HCl với
cường độ dòng điện không đổi 1,93A. Sau thời gian t giờ thì dung d ịch thu được sau điện phân có khối lượng
(m-5,156) gam. Biết trong quá trình điệnphân nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của t là
A. 3,0.
B. 2,0.
C. 2,5.


D. 1,5.
Câu 5: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ có màng ngăn đến
khi nước bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 2,32 gam
Fe3O4 và ở anot của bình điện phân có 896 ml khí bay ra (ở đktc). Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm
m gam so với ban đầu (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của m gần nhất với
A. 8,0.
B. 17,0.
C. 6,0
D. 14,0.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4(M là kim loại) vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch
X(điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20
giây, thu được dung dịch Y và khốilượng catot tăng a gam. Dung dịch Ytác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
chứa KOH 1M và NaOH 1M, sinh ra 4,9 gam kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot.
Giá trị của m và a lần lượt là
A. 24 và 9,6.
B. 32 và 4,9.
C. 30,4 và 8,4.
D. 32 và 9,6.
Câu 7: Điện phân 2000 ml ( điện cực trơ, có màng ngăn) dung dịch gồm CuSO 4 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2
điện cực đều thoát ra 448ml khí (đktc) thì ngừng điện phân. Giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá trình
điện phân. Giá trị pH dung dịch sau điện phân là:
A. 1,4.
B. 1,7.
C. 1,2.
D. 2,0.
Câu 8: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ
dòng điện không đổi) trong thời gian t giây thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là
2t giây thì tông thể tích khí thu được ở 2 điện cực là 4,76 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân
đạt 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,20 .

B. 0,15.
C. 0,25.
D. 0,30.
Câu 9: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)21M bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch
giảm 14,4 gam thì dừng điện phân. Cho 0,5 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí
NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại m gam rắn. Giá trị m là.
A.20,46 gam
B.19,32 gam
C.20,60 gam
D.21,12 gam
Câu 10: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (với hai
điện cực trơ) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch cho tác
dụng hết với 150 gam dung dịch chứa AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch Y
chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 34,5%.
B. 33,5%.
C. 30,5%.
D. 35,5 %.


Câu 11: Cho 84,7 gam tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào 300 ml dung dịch chứa NaCl 1M thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 7,5A trong thời gian t giây thì
dừng điện phân. Cho 18,0 gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản
phẩm khử duy nhất) và còn lại 10,6 gam rắn không tan. Giá trị của t là.
A. 4246 giây
B. 7720 giây
C. 8492 giây
D. 3860 giây
Câu 12: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl với hiệu suất 100% đến khi nước bắt đầu điện
phân ở cả hai cực thì dừng điện phân. Thể tích khí thoát ra ở cả hai cực là 6,72 lít (đktc). Nếu dung dịch sau điện

phân có khả năng hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3 thì tổng khối lượng muối trong dung dịch trước điện phân lớn
nhất có thể là.
A. 89,55gam
B. 69,85gam
C. 74,325gam
D. 39,4 gam
Câu 13: Tiến hành điện phân dung dị ch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ,
màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X
và 7,56 lít khí (đktc) ở anot. Dung dị ch X hòa tan tối đa 22,95 gam Al2O3. Giá trị gần đúng của m là
A. 67,5.
B. 45,6.
C. 50,4.
D. 51,1.
Câu 14: Điện phân 200ml dung dị ch hỗn hợp Cu(NO3)2 xM, KCl yM (điện cực trơ, màng ngăn) đến khi nước
bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 14 gam so với dung
dịch ban đầu và dung dịch này hòa tan tối đa 3,96 gam Zn(OH)2. Biết thời gian đi ện phân là 19300 giây. Giá trị
của x, y, cường độ dòng điện là
A. 0,6M; 0,8M; 1,2A.
B. 1M; 1,5M; 1A.
C. 1M; 2M; 2A.
D. 0,6M; 2M; 2A.
Câu 15: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xố ) sau một
thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị
của x là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 16: Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ tới khi khối lượng

dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân. Cho 9,5 gam Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu
được 1,12 lít khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và còn lại 5,7 gam hỗn hợp rắn không tan. Giá trị
của m gần nhất với
A. 12.
B. 15.
C. 17.
D. 14.
Câu 17: Cho 33,72 gam muối Fe2(SO4)3.9H2O vào 300 ml dung dịch CuCl2 xM thu được dung dịch X. Tiến
hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng catot tăng 10,44 gam thì dừng
điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 1,68 lít
khí H2 (đktc). Giá trị của x là.
A. 0,40M
B. 0,60M
C. 0,45M
D. 0,50M
Câu 18: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2và 0,12 mol KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây,
tổng thể tích khí thu được ở cả 2 cực là 3,36 lít. Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khí
NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và 0,75m gam hỗn hợp rắn. Các khí đo ở đktc. Nhận định nào sau đây là
đúng?
A. Giá trị của m là 4,16 gam.
B. Số mol Cu(NO3)2trong dung dịch X là 0,16 mol.
C. Số mol của O2thoát ra ở anot trong thời gian 2t giây là 0,08 mol.
D. Giá trị m không thỏa so với yêu cầu đề bài.
Câu 19: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng
ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, ở anot thu được 2,016 lít khí (đktc).
Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 6,12 gam Al2O3. Giá trị m là.
A. 15,33 gam
B. 16,50 gam
C. 13,73 gam

D. 19,93 gam
Câu 20: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol Cu(NO 3)2 và 0,12
mol HCl trong thời gian t giờ với cường độ dòng điện không đổi 2,68A thì ở anot thoát ra 0,672 lít khí (đktc) và thu


được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam bột sắt (sản phẩm khử của NO 3 là khí NO duy nhất). Giá trị
của t và m lần lượt là
A, 0,6 và 9,24.
B, 0,6 và 8,96.
C.0,6 và 10,08. .
D, 0,5 và 8,96.


Câu 21: Điện phân 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,5M và NaCl aM bằng dòng điện có cường độ không đổi
2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t (giờ) thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai
điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,02 mol MgO. Biết hiệu suất điện phân
100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t gần nhất với:
A. 2,1.
B. 2,2.
C. 2,3.
D. 2,4.
Câu 22: Cho 32,67 gam tinh thể M(NO3)2.nH2O vào 480 ml dung dịch NaCl 0,5M thu được dung dịch X. Tiến
hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, có màng ngăn với cường độ dòng điện không đổi ở thời gian t
giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,135 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t
giây; tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,4 lít (đktc). Giá trị của m và n lần lượt là. (m=8,64 n=3)
Câu 23: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch X chứa FeCl2 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với
cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng catot tăng
4,48 gam; đồng thời thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 7,65%. Nếu cho AgNO3
dư vào 100 gam dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Giá trị m là. (54,56)
Câu 24: Đốt cháy 12,0 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí chứa Cl2 và O2, thu được

21,52 gam rắn X gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,64 mol
HCl loãng, thu được dung dịch Y. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có
khí thoát ra thì dừng điện phân; thấy khối lượng dung dịch giảm 4,26 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung
dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam
kết tủa. Giá trị m là. (104,06)
Câu 25: Hòa tan hết 26,72 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung
dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, đến khi ớ catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện
phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,94 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết
thúc phản ứng thấy thoát ra 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và m gam kết tủa. Giá trị m là.
(149,3)
Câu 26: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa NaCl aM và Cu(NO3)2 bM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
trong thời gian t giây, thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh; đồng thời ở anot thoát ra 2,688 lít (đktc) hỗn hợp
khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 7,168 lít (đktc). Dung dịch Y hoàn tan
tối đa 5,6 gam Fe, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất). Tỉ lệ a : b là. (4/5)
Câu 27: Điện phân 500 ml dung dịch CaCl2 với điện cực platin có màng ngăn thu được 123 m khí (27 oC và
1atm) ở anot. Tính pH của dung dịch sau điện phân, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể ( Đ/s : pH =
12,3 )
Câu 28: Hoà tan 91,2g FeSO4 vào 200g dung dịch HCl 3,285% thu được dung dịch A. Chia dung dịch A thành 3
phần bằng nhau:
Phần 1: Cho thêm vào 4,05 g bột nhôm, sau một thời gian thu được 0,672 lít khí (đktc), dung dịch B và
chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao trong không khí
đến khối lượng không đổi thu được 4g chất rắn. Tính khối lượng chất rắn C.
Phần 2: Đem điện phân với điện cực trơ có màng ngăn với cường độ dòng I=1,34 ampe trong 2 giờ. Tính
khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot. Biết hiệu suất điện phân là 100%.
Đáp số: mC = 9,21 gam; mkim loại K = mFe = 1,12 gam; Vkhí = 0,896 lít
Câu 29: Hoà tan 20g K2SO4 vào 150g nước, thu được dung dịch A. Tiến hành điện phân dung dịch A một thời
gian. Sau khi điện phân khối lượng K2SO4 trong dung dịch chiếm 14,93% khối lượng của dung dịch. Biết lượng
nước bị bay hơi là không đáng kể.
a.Tính thể tích khí thoát ra ở mỗi điện cực đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính thể tích H2S (đktc) cần dùng để phản ứng hết với khí thoát ra ở anot tạo ra SO2.

Đáp số: Vkhí tại K = 44,8 lít; Vkhí tại A = 22,4 lít; Vậy VH2S ≈ 14,93 lít
Câu 30: Điện phân (với điện cực Pt) 200 mililít dung dịch Cu(NO 3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catôt thì
dừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng của catôt không đổi, thấy khối lượng catôt tăng 3,2 gam so
với lúc chưa điện phân. Tính nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 trước khi điện phân.
Đáp số: : CM (Cu(NO3)) trước điện phân = 1,0 M
Câu 31: Hoà tan 50 gam CuSO 4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M được dung dịch A. Tiến hành điện phân
dung dịch A với dòng điện cường độ 1,34 ampe trong 4 giờ. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích
khí (ở đktc) thoát ra ở anot. Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
Đáp số: Vậy: mCu = 0,1. 64 = 6,4 gam; Vkhí tại A = 1,792 lít


Câu 32: Điện phân 2 lít dung dịch CuSO4 0,5M với điện cực trơ. Sau một thời gian, ngừng điện phân và cho đi
qua dung dịch sau điện phân một luồng khí A lấy dư thì thu được 72 gam kết tủa màu đen. Biết rằng, khi đốt khí
A trong oxi dư thì tạo thành hơi nước và khí B, khí B làm mất màu dung dịch nước brom.
a. Xác định công thức phân tử của các khí A,B.
b. Tính thể tích khí khí thoát ra ở anot (đktc).
c. Tính thể tích dung dịch axit HNO 3 60% (D = 1,37 g/ml) cần thiết để hoà tan lượng kim loại kết tủa trên
catot.
Đáp số: a. A là H2S , B là SO2; b. VO2 = 2,8 lítc; VHNO3 ≈ 76,64 ml
Chú ý: axit HNO3 60% là axit đặc vì nồng độ đậm đặc nhất hay dùng trong phòng thí nghiệm là 68%
Câu 33: Điện phân dung dịch muối MSO4(M là kim loại) với điện cực trơ, cường độdòng điện không đổi. Sau
thời gian t giây, thu được a mol khí ởanot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả
hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ởcatot.
B. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
D. Khi thu được 1,8a mol khí ởanot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ởcatot.
-Hết-




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×