Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ minh họa môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.46 KB, 5 trang )

GIẢI ĐÁP HÓA HỌC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN VIII – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: HÓA HỌC
(Đề thi có 4 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút
WWW.facebook.com/Hienpharmacist
MÃ ĐỀ 193
Biên soạn và hướng dẫn: DS. Trần Văn Hiền(Hiền Pharmacist) – Đại Học Y Dược Huế.
Họ và tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:……………………………………
Cho nguyên tử khối (đvC) của một số nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39;
Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.
Câu 1: Cho các phản ứng sau:
a) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
b) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
c) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl.
d) 2Na3PO4 + H3PO4 → 3Na2HPO4.
Phản ứng nào thuộc loại phản ứng axit – bazo ?
A. c).
B. d).
C. a).
D. b).
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
a) Các ankin-1 có từ 3 nguyên tử C trở lên chỉ tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
b) Các anken đều mất màu nước brom.
c) Buta-1,3-dien là ankadien liên hợp đơn giản nhất.
d) Benzen không tham gia phản ứng cộng với clo.
e) Trùng hợp 2-metylbuta-1,3-dien thu được cao su buna.
f) Axetilen tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Số phát biểu sai là ?
A. 4.


B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch ZnCl2.
b) Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch AgNO3.
c) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.
d) Cho Cu dư vào dung dịch FeCl3.
e) Nhỏ Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
f) Nhiệt phân NaHCO3.
Số trường hợp thu được chất rắn sau khi kết thúc thí nghiệm là ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4: Cho các tính chất sau:
a) Chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước.
b) Bị thủy phân trong môi trường axit.
c) Không chứa gốc glucozo trong phân tử.
d) Tác dụng được với Cu(OH)2.
e) Không mất màu nước brom.
f) Hóa đen khi tiếp xúc với H2SO4 đặc.
Số tính chất của saccarozo là ?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Trong công nghiệp, hiện nay người ta điều chế axetilen từ chất nào sau đây ?
A. CaC2.
B. CH4.

C. Al4C3.
D. C2H4.
Câu 6: Dùng vật liệu nào sau đây để đựng dung dịch HF trong phòng thí nghiệm ?
A. Thủy tinh.
B. Sứ.
C. Nhựa.
D. Nhôm.
Câu 7: Phát biểu nào sai ?
A. Các phân tử ancol đều tạo được liên kết hidro với nhau.
B. Oxi hóa etanol bằng CuO thu được anđehit.
C. Ancol làm quỳ tím hóa đỏ do có tính axit.
D. Tách nước CH3OH bằng H2SO4 đặc luôn thu được ete duy nhất.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H 2
(đktc) và còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít
NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m 1 gam chất rắn không tan tác dụng với
dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 11%.
B. 12%.
C. 10%.
D. 9%.
Câu 9: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương ?
A. Glucozo.
B. Axit fomic.
C. Etanal.
D. Axetilen.
Câu 10: Một oleum X có công thức là H 2SO4.3SO3. Để thu được oleum mới có hàm lượng SO 3 là 10% người ta tiến hành
pha m gam oleum X ở trên vào 100ml dung dịch H2SO4 40% (d=1,31g/ml). Giá trị m gần nhất với ?
A. 549.
B. 367.

C. 472.
D. 297.
Câu 11: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một loại mỡ chứa 40% triolein, 20% tripanmitin và 40% tristearin (về khối lượng),
thu được 138 gam glixerol. Giá trị của m là ?
A. 1209,0.
B. 1306,2.
C. 1335,4.
D. 1304,3.
Trang 1/5 – Mã đề 193


Câu 12: Cho các chất sau: stiren, tripanmitin, toluen, vinyl clorua, phenol, anilin, glyxin. Số chất mất màu nước brom ở điều
kiện thường là ?
A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 5.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
1) Trong hợp chất, các nguyên tố halogen đều có từ hai mức oxi hóa trở lên.
2) Dung dịch HI bị oxi hóa chậm ngoài không khí.
3) Các muối bạc halogenua đều là kết tủa.
4) Clo được dùng khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng sợi, vải, giấy…
5) Trong các axit HX (X: halogen) thì HCl có tính axit mạnh nhất.
6) Muối AgBr được ứng dụng trong tráng phim, ảnh.
Số phát biểu sai là ?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Trong công nghiệp, điện phân nước thu được oxi ở cực âm. B. Ozon là thù hình của oxi, tan trong nước tốt hơn oxi.
C. Lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học. D. SO2 khử H2S thành S trong dung dịch.
Câu 15: Dug dịch Fe(NO3)2 không tác dụng với muối nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. Na2S.
C. NaHSO4.
D. CuCl2.
Câu 16: Cho các phân tử và ion sau: F2, Br2, HCl, FeCl3, SO2, P, Fe2+, S2-. Số phân tử và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính
khử là ?
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 7.
Câu 17: Phát biểu nào sai ?
A. Cacbon tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp gồm 3 oxit.
B. Đốt cacbon ngoài không khí thu được CO2 và một ít khí CO.
C. Khí CO rất độc, khử được các oxit kim loại ngay ở điều kiện thường.
D. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 từ HCl và đá vôi.
Câu 18: Silic tác dụng với chất nào sau đây ở điều kiện thường ?
A. C.
B. N2.
C. Mg.
D. F2.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
a) Phản ứng giữa nito và oxi có thể sinh ra NO, N2O3.
b) Dung dịch NH3 hòa tan được AgCl, Cu(OH)2 ngay điều kiện thường.
c) Các muối amoni đều chứa liên kết ion, phân ly hoàn toàn trong nước.
d) Hydrazine (N2H4) được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa.
e) Dung dịch HNO3 đặc kém bền, bị phân hủy một phần khi có ánh sáng giải phóng NO2.
Số phát biểu đúng là ?

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 20: Sơ đồ điều chế HNO3 trong công nghiệp hiện nay là ? Mỗi mũi tên là một giai đoạn.
A. N2 → NO → NO2 → HNO3.
B. N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3.
C. NH3 → NO → NO2 → HNO3.
D. Không khí → N2 → NO → NO2 → HNO3.
Câu 21: Phát biểu nào đúng ?
A. Glucozo và fructozo đều cộng được với H2.
B. Mantozo và saccrozo đều bị oxi hóa bởi Ag+.
C. Tinh bột và xenlulozo đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều ở dạng mạch hở.
Câu 22: Trong dung dịch H3PO4 chứa tối đa bao nhiêu phân tử và ion (không kể nước và sự phân ly của nước) ?
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
a) Phân đạm urê được điều chế từ CO và NH3.
b) Phân lân cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng dưới dạng ion photphat.
c) Supephotphat đơn và supephotphat kép điều chứa Ca(H 2PO4)2.
d) Nitrophotka là một loại phân NPK.
e) Khi cho NH3 tác dụng với H3PO4 thu được phân amophot.
f) Phân kali có tác dụng tăng khả năng chống rét, chống sâu bệnh cho cây.
Số phát biểu đúng là ?
A. 6.
B. 3.
C. 4.

D. 5.
Câu 24: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất
methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO 2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi
của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là ?
A. C20H30N2.
B. C8H11N3.
C. C9H11NO.
D. C10H15N.
Trang 2/5 – Mã đề 193


Câu 25: Hai nguyên tử X và Y có tổng số hạt cơ bản proton, nơtron, electron là 142. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 42. Tỉ lệ số proton của ion X 2+ và ion Y3+ là 10/13. Ở trạng thái cơ bản số e độc thân của
nguyên tử X và ion Y3+ lần lượt là ?
A. 2 và 3.
B. 0 và 4.
C. 0 và 5.
D. 2 và 4.
Câu 26: Trong bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (k)  N2O4 (k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng là đúng ?
A. Khi tăng nhiệt độ, áp suất của hệ cân bằng giảm.
B. Khi giảm nhiệt độ, áp suất của hệ cân bằng tăng.
C. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
a) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được etilen glycol.
b) Chất béo chỉ chứa C, H, O trong phân tử.
c) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
d) Triolein vừa mất màu nước brom, vừa mất màu thuốc tím.

Số phát biểu đúng là ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 28: Đun 7,36 gam ancol A với H 2SO4 đặc ở 1700C thu được 2,688 lít olefin (đktc) với hiệu suất 75%. Cho 0,1 mol
amin no B phản ứng tối đa với 0,2 mol HCl thu được 11,9 gam muối. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm A và B bằng một
lượng oxi vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 100 gam dung dịch H 2SO4 đặc 81,34%, sau khi hơi H 2O
được hấp thụ hoàn toàn thấy nồng độ H2SO4 lúc bấy giờ là 70%. Biết CO2 và N2 không bị nước hấp thụ.
Gía trị của m gần nhất với ?
A. 12.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 29: Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo ra
I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự mạnh dần là ?
A. Fe3+ < I2 < MnO4-.
B. I2 < MnO4- < Fe3+.
C. MnO4- < Fe3+ < I2.
D. I2 < Fe3+ < MnO4-.
Câu 30: X là axit xitric có trong quả chanh có công thức phân tử là C6H8O7. Cho sơ đồ phản ứng sau:
+ NaHCO3

+ Na du

X  → C6H5O7Na3 → C6H4O7Na4. Biết rằng axit xitric có cấu trúc đối xứng.
Khi cho X tác dụng với CH3OH (H2SO4 đặc, to) thì thu được tối đa bao nhiêu este ?
A. 6.
B. 4.
C. 3.

D. 5.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch NaOH loãng.
B. Cho CrO3 vào dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp hai muối.
C. Al và Cr tác dụng với HCl theo cùng tỉ lệ mol.
D. NaCrO2 trong môi trường kiềm bị halogen oxi hóa tạo dung dịch có màu vàng.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na 2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H 2 (đktc), dung
dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu
được bao nhiêu gam kết tủa ?
A. 25,5 gam.
B. 24,7 gam.
C. 26,2 gam.
D. 27,9 gam.
Câu 33: Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch thẳng, chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 82 (trong đó X và Y là đồng
phân của nhau). Biết 1,0 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3,0 mol AgNO 3 trong dung dịch NH3; 1,0 mol Y tác dụng vừa đủ
với 4,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Kết luận không đúng khi nhận xét về X, Y, Z là ?
A. Số liên kết π trong X, Y và Z lần lượt là 4, 4 và 3.
B. Số nhóm chức -CHO trong X, Y và Z lần lượt là 1,2 và 1.
C. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là 7,32% và trong Z là 2,44%.
D. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 39,02% và trong Z là 19,51%.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO 2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung
dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X ?
A. 0,36 lít.
B. 2,40 lít.
C. 1,20 lit.
D. 1,60 lít.
Câu 35: Trộn 58,75 gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Zn với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong một lượng
vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Y chỉ có chứa 4 ion (không kể H+ và OH- do H2O phân li) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp Z
gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Z so với H2 là 19,2. Cô cạn dung dịch
Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là gần nhất với ?

A. 397.
B. 380.
C. 398.
D. 394.
Câu 36: X, Y là hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z và T là hai este thuần chức hơn
kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MZcần dùng 0,96 mol O2. Mặt khác để tác dụng hết với 34,56 gam hỗn hợp trên cần dùng 600ml dung dịch NaOH 1M thu được
8,4 gam hỗn hợp ba ancol có số mol bằng nhau. Số mol của X trong hỗn hợp E là ?
A. 0,12.
B. 0,10.
C. 0,14.
D. 0,15.
Trang 3/5 – Mã đề 193


Câu 37: Tiến hành thí nghiệm như hình bên:
Khi nhỏ dung dịch Y vào dung dịch X thấy vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa tạo thành.
Có bao nhiêu cặp chất X, Y sau đây thỏa mãn điều kiện trên ?
(1) CaC2 và H2SO4.
(2) (NH4)2CO3 và Ca(OH)2.
(3) Na2S2O3 và H2SO4 loãng.
(4) KHSO4 và Ba(HCO3)2.
(5) NH4Cl và NaAlO2.
(6) AlCl3 và K2CO3.
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Để AgCl dưới ánh sáng mặt trời.

b) Nhỏ Na2S tới dư vào dung dịch AlCl3.
c) Nung hỗn hợp (NH4)2CO3 và CuO trong bình kín.
d) Đốt dây Mg trong khí CO2.
e) Đốt cháy NH3 trong oxi không khí.
f) Điện phân nước.
Sau phản ứng hoàn toàn. Số thí nghiệm tạo được đơn chất là ?
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 39: Thực hiện phản ứng đề hiđro hóa (tách một phân tử hiđro) etan thu được hỗn hợp khí A. Dẫn toàn bộ hỗn hợp
khí A đi rất chậm qua bình đựng 200 ml dung dịch KMnO 4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít hỗn hợp
khí B (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 6,6; đồng thời thấy nồng độ dung dịch KMnO4 còn lại là 0,4M.
Nồng độ dung dịch KMnO4 ban đầu là ?
A. 0,60M.
B. 0,55M.
C. 0,85M.
D. 0,10M
Câu 40: Hỗn hợp X gồm một số aminoaxit (chỉ chứa nhóm –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ khối lượng
mO : mN = 16 : 7. Để tác dụng hết với 10,36 gam X cần dùng đúng 120ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, cho 10,36 gam X
tác dụng hết với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Gía trị của m là ?
A. 16,36.
B. 14,20.
C. 14,56.
D. 13,84.
Câu 41: Tiến hành điện phân hoàn toàn 30,6 gam Al 2O3 với điện cực than chì thu được hỗn hợp khí X. Dẫn toàn bộ X qua
ống sứ chứa hỗn hợp Y gồm sắt và một oxit sắt (tỉ lệ mol 1 : 2) nung nóng, kết thúc phản ứng thấy thoát ra một khí duy nhất
có thể tích 12,32 lít (đktc). Hòa tan rắn còn lại trong ống sứ cần dùng 600 gam dung dịch HNO 3 26,25% thu được dung dịch
chỉ chứa Fe(NO3)3 có khối lượng 181,5 gam và 6,7 gam hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Công thức của oxit Fe là.
A. FeO.

B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 42: Amin nào sau đây là bậc I ?
A. Xiclohexylamin.
B. Điphenylamin.
C. N-metyletanamin.
D. Nicotin.
Câu 43: Dùng nước brom có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây ?
A. Phenol và anilin.
B. CH3-CHO và HCOOH.
C. Glucozo và mantozo.
D. Stiren và etilen.
Câu 44: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, Al và Cu tác dụng với một lượng nước dư thu được 4,704 lít H 2 (đktc), dung
dịch Y và một chất rắn Z. Sục khí CO 2 từ từ cho đến dư vào dung dịch Y, lọc thu được 7,8 gam kết tủa. Hòa tan toàn bộ chất
rắn Z cần vừa đúng 100 ml dung dịch hỗn hợp FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,8M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Gía trị m gần nhất với ?
A. 19.
B. 17.
C. 22.
D. 20.
Câu 45: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste.
B. Tơ tằm có bản chất là protein.
C. Sợi bông có nguồn gốc từ tự nhiên.
D. Tơ axetat dùng làm thuốc súng không khói.
Câu 46: Polime nào dưới đây là chất dẻo ?
A. Tơ axetat.
B. Nhựa PVC.
C. Tơ lapsan.

D. Tơ nilon-6.
Câu 47: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ?
A. Đốt FeS trong không khí.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2.
C. Nhúng thanh Fe vào hỗn hợp dung dịch Fe(NO3)3 và HCl.
D. Thả dây Cu vào dung dịch AgNO3.
Câu 48: Lên men m kg gạo chứa 80% tinh bột điều chế được 10 lít rượu (ancol) etylic 36,8 0. Biết hiệu suất cả quá trình điều
chế là 50% và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là
A. 16,200.
B. 20,250.
C. 8,100.
D. 12,960.
Câu 49: Cho phản ứng sau:
CrCl3 + NaClO + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O
Sau khi cân bằng với hệ số tối giản thì tổng hệ số các chất phản ứng là ?
A. 13.
B. 15.
C. 20.
D. 12.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm một anđehit, một axit cacboxylic và một este (trong đó axit và este là đồng phân của nhau). Đốt
cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Tính phần trăm khối lượng của
anđehit có trong khối lượng hỗn hợp X ?
A. 26,29%.
B. 21,60%.
C. 32,40%.
D. 23,07%
Trang 4/5 – Mã đề 193


-Hết-


Trang 5/5 – Mã đề 193



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×