Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ tư DUY lần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.74 KB, 4 trang )

Chương trình phát triển tư duy giải toán
CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG
HÓA HỌC BOOKGOL

CỘNG ĐỒNG VẬT LÍ VÀ ỨNG DỤNG
PAGE CÂU LẠC BỘ YÊU VẬT LÍ


DUY HÓALẦN
HỌC
TƯ DUY HÓA HỌC
BOOKGOL
4 BOOKGOL LẦN 6
NĂM HỌC 2015- 2016
Thời gian làm bài: 60 phút;
(15 câu trắc nghiệm)

NĂM HỌC 2015- 2016
Thời gian làm bài: 60 phút;

(15 câu trắc nghiệm)
Biên soạn đề: Thầy Nguyễn Thì Ngân, Thầy Minh,
Mã đề
Phạm Ngọc Huy, tungthanhphan, Võ Văn Thiện, NT Nhật Trường, Đại Hồng Thủy

thi 132

Mã đề thi 154

ĐỀ THI GỒM 15 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 15) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :


H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108;Ba = 137, Li=7.
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X tan hết trong nước dư, thu được dung
dịch Y và hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ
200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 16.
B. 15.
C. 14.
D. 17.
Câu 2: Chất béo không no dễ tiêu hóa và thường có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên chất béo dạng trans- rất
độc hại cho tim mạch vì chúng làm tăng cholesterol xấu LDL và làm giảm cholesterol tốt HDL, đưa đến
nguy cơ xơ vữa động mạch và gây bệnh tim mạch, đột quỵ rất nguy hiểm. Chế độ ăn nhiều chất béo dạng
trans- cũng là một trong những nguy cơ đưa đến bệnh tiểu đường type 2. Phát biểu nào sau đây không
đúng
A. Chất béo càng chứa nhiều nối đôi càng khó tiêu càng có hại cho sức khỏe.
B. Hạn chế thức ăn có nhiều mỡ động vật và các thức ăn công nghiệp có chứa chất béo nên dùng dầu
thực vật và ăn nhiều cá.
C. Chất béo dạng trans- có nhiều trong bỏng ngô nổ bằng lò viba, mì ăn liền, khoai tây chiên, margarin
cứng.
D. Các axit béo omega-3 có nhiều nối đôi như DHA; EFA, thường thấy trong mỡ cá rất tốt cho sức
khỏe.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
D. Ở trạng thái cân bằng khối lượng các chất ở hai vế của phương trình hóa học phải bằng nhau.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH (gốc CxHy mạch hở)
thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Mặt khác, cũng cho lượng X như trên phản ứng vừa đủ với
30 ml dung dịch NaOH 1,5M; thu được 1,44 gam CH3OH. Phần trăm khối lượng của CxHyCOOH trong
X gần nhất với giá trị.

A. 26,50%.
B. 26,12%.
C. 26,66%.
D. 26,00%.
Câu 5: Cho phản ứng oxi hóa - khử sau:
FeSO3 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Sau khi cân bằng, với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 32.
B. 20.
C. 28.
D. 30.
Trang 1/4 - Mã đề thi 154


Chương trình phát triển tư duy giải toán
Câu 6: Vào khoảng những năm 1940 - 1948 người ta phát hiện thấy rằng axit 2,4 - điclophenoxiaxetic
(2,4-D) , axit 2,4,5 -triclophenoxiaxetic (2,4,5-T) ở nồng độ cỡ phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh
trưởng thực vật nhưng ở nồng độ cao hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó chúng được sản xuất
ở quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất 2,4-D và
2,4,5-T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất là đioxin. Đó là một chất cực độc, tác dụng ngay ở nồng độ
cực nhỏ (cỡ phần tỉ) , gây ra những tai hoạ cực kì nguy hiểm (ung thư, quái thai, dị tật…)

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam , Đế quốc Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta hàng vạn tấn chất độc
màu da cam trong đó chứa 2,4-D , 2,4,5-T và đioxin mà hậu quả của nó vẫn còn cho đến ngày ngay. Công
thức phân tử của 2,4-D; 2,4,5-T; đioxin lần lượt là:
A.C8H6O3Cl2; C8H5O3Cl3; C12H4O2Cl4.
B. C8H8O3Cl2; C8H6O3Cl3; C12H4O2Cl4.
C. C8H5O3Cl2; C8H5O3Cl2; C12H4O2Cl3.
D. C6H6O3Cl2; C6H5O3Cl3; C10H4O2Cl4.
Câu 7: Hòa tan m gam bột nhôm vào 500 ml dung dịch H 2 SO4 aM (loãng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn

toàn thu được dung dịch X và khí H 2 . Cho từ từ dung dịch Ba (OH )2 2M vào dung dịch X ở trên. Kết
quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây :

Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 5,40 và 1,0.
B. 6,75 và 0,5.

C. 5,40 và 2,0.

D. 6,75 và 0,4.
m

Fe3O 4
 10,15 .Trong X chất
m
Al
M chiếm 10,8% về khối lượng. Cho 10,8 gam X tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc,nóng thu 1,68 lít
(đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối (gam) trong dung dịch Y là:
A. 28,017.
B. 17,370.
C. 31,392.
D. 45,504.

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm các chất rắn Al, Fe3O4 và chất M, trong đó

Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, stearoid, photpholipit,...
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Ở nhiệt độ phòng, khi chất béo chứa gốc hidrocacbon không no thì chất béo ở trạng thái lỏng (dầu ăn).

Khi chất béo chứa gốc hidrocacbon no thì chất béo ở trạng thái rắn (mỡ).
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật, dầu thực vật.
(7) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(8) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(9) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng ta thu được chất béo rắn.
(10) Chất béo nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước.
Trang 2/4 - Mã đề thi 154


Chương trình phát triển tư duy giải toán
Số phát biểu đúng là
A .9.
B .7.
C .10.
D .8.
Câu 10: Cho các phát biểu sau
(1) Khi cho xúc tác H2SO4 vào phản ứng este hóa giữa C2H5OH và CH3COOH thì cân bằng chuyển dịch
theo chiều thuận.
(2) Trong phân tử CO2 có chứa liên kết cộng hóa trị có cực.
(3) Than muội được dùng để sản xuất mực in ,xi đánh giày.
(4) Người ta không thể dập tắt đám chày Mg bằng CO2.
(5) Nitơ lỏng được ứng dụng trong việc bảo quản máu.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D .2.
Câu 11: Cho chất hữu cơ X có thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C; O; N lần lượt là
20%; 26,66%, 46,66%; còn lại là %H. Khi cho 6 gam chất X tác dụng với 100 dung dịch NaOH 8% thì

dung dịch thu được có nồng độ là
A. 10,33%.
B. 10,00%.
C. 10,16%.
D. 10,50%.
Câu 12: Đốt m gam X (Al;Fe;Cu)trong không khí một thời gian thu được m + 2,4 gam rắn Y( chứa các
oxit và X dư). Chia Y làm 2 phần bằng nhau :
-Hòa tan hoàn toàn P1 cần dùng tối thiểu 0.75 mol HNO3 thu được dung dịch A và 3,92 lít khí
NO(đktc). Cho toàn bộ lượng sản phẩm sau phản ứng lần lượng phản ứng với lượng NaOH (dư 20%), cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được 72,775 rắn khan.
-Hòa tan hoàn toàn P2 với lượng tối đa H2SO4 vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch C và 4,48 lít
khí SO2(đktc). Biết dùng một lượng Ba(OH)2 tối thiểu để tác dụng hết với toàn bộ lượng sản phẩm sau
phản ứng thu được tổng lượng kết tủa cực đại là 134,79 gam. Giá trị m gần nhất với:
A. 22.
B. 25.
C. 31.
D. 43.
Câu 13: M1 là hỗn hợp rắn gồm Mg và Al2O3 thỏa
thỏa

m Al2 O
 0,35 . M2 là hỗn hợp rắn gồm Be và MgO
m Mg
3

m MgO
 2,6 .Người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
m Be

Thí nghiệm 1:Lấy m1 gam M1 trộn chung với m2 gam M2 thu được hỗn hợp rắn X1. Cho X1 hòa tan hoàn

toàn trong 620 ml HNO3 2M thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm ba khí. Trong Z có nguyên tố oxi
8
chiếm
về khối lượng và tỉ lệ số mol các khí là A:NO2:N2O =3:2:2 .Để Y đạt kết tủa cực đại cần
15
dùng 500 ml dung dịch NaOH 1,28 M và thu được tối đa 3,36 lít khí T (đktc).
Thí nghiệm 2: Lấy (m2+3,06) gam M1 trộn chung với (m1-3,06) gam M2 thu được hỗn hợp rắn X2. Nhận
thấy X2 phản ứng vừa đủ với 668 ml dung dịch HCl 5M. Giá trị m1  m 2 gần nhất với:
A. 17,6.
B. 18,7.
C. 19,8.
D. 20,9.
Câu 14: Cho các nhận định sau
(1) Ancol bậc II là hợp chất hữu cơ phân tử chưa nhóm OH liên kết với C bậc II trong phân tử.
(2) Theo quy tắc Zai-xep : Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra
cùng với H ở nguyên tử có bậc cao hơn.
(3) Dẫn xuất 2-brom butan khi đun nóng trong NaOH/H2O và KOH/C2H5OH cho cùng 1 sản phẩm.
(4) Thổi khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch natriphenolnat ta thấy dung dịch xuất hiện vẩn đục sau đó
trong suốt
(5) Sản phẩm của phản ứng (CH3)2CHCH2CH2OH và H2SO4 là anken duy nhất.
(6) Nhận biết 3 chất lỏng mất nhãn, riêng biệt butyl metyl ete, butan-1,4-điol, etilenglicol cần duy nhất 1
thuốc thử.
Trang 3/4 - Mã đề thi 154


Chương trình phát triển tư duy giải toán
(7) Trong hỗn hợp chất lỏng ancol và một số nước tồn tại 4 loại liên kết hidro trong đó liên kết hidro giữa
ancol và ancol chiếm ưu thế.
(8) Để chứng minh phenol có tính axit mạnh hơn ancol người ta dùng quỳ tím.
Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng

A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm etilen,propin, but-1-in, vinyl axetilen,anđehit axetic,trong đó anđehit axetic
chiếm 1/7 về thể tích.Nung nóng 0,42 mol hỗn hợp X với 0,54 mol H2(xúc tác Ni),sau một thời gian thu
được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 467/21. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thấy
có 0,06 mol AgNO3 phản ứng và thu được m gam kết tủa, khí thoát ra chỉ chứa các hidrocacbon (không
có ankadien) dẫn qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng brom phản ứng là 22,4 gam; đồng thời
khối lượng của bình tăng là 5,6 gam.Tiếp tục thấy 4,032 lít hỗn hợp khí thoát ra có tỉ khối so với H2 bằng
212/9. Biết rằng đốt cháy 0,42 mol hỗn hợp X trên cần dùng 1,65 mol O2. Giá trị của m gần nhất là
A. 9,8.
B. 9,4.
C. 8,5.
D. 9,6.
---------------------HẾT---------------------

Trang 4/4 - Mã đề thi 154



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×