Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cấu trúc đề và đề cương ôn tập học kỳ II môn địa 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.85 KB, 6 trang )

CẤU TRÚC ĐỀ VÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN ĐỊA- K11
A. CẤU TRÚC ĐỀ
-

Đề có 4 câu:
+ 2 câu lý thuyết gồm: tái hiện kiến thức, hiểu và vận dụng nâng cao.
+ 2 câu kỹ năng gồm: 1 câu đọc lược đồ và giải thích; 1 câu vẽ biểu đồ và nhận xét.

B. ĐỀ CƯƠNG
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông
nghiệp của Trung Quốc.
a. Thuận lợi:
- Diện tích lớn thứ 4 thế giới nên có qũy đất sản xuất nông nghiệp lớn.
- Địa hình miền Tây gồm nhiều dãy núi cao, cao nguyên đồ sộ và bồn địa, có các đồng cỏ, thảo
nguyên để chăn nuôi gia súc lớn và trồng rừng.
- Địa hình miền Đôngchủ yếu là đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển
cả trồng trọt và chăn nuôi.
- Khí hậu: Miền Đông ôn đới và cận nhiệt gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng.
-Sông ngòi: Miền Đông là hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước
dồi dào thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới, thuỷ lợi
b. Khó khăn: Miền Tây hạn hán, đất khô cằn, miền Đông lũ lụt, bão, giá rét, sương muối…
2. Trình bày và giải thích vê sự phân bố dân cư của Trung Quốc.
a. Đặc điểm phân bố dân cư:
- Dân cư Trung Quốc phân bố rất không đều giữa hai vùng lãnh thổ:
* Miền Đông dân cư tập trung rất đông đúc, đặc biệt là các đồng bằng châu thổ và các thành phố
lớn.
+ Đa số diện tích lãnh thổ miền đông có mật độ dân số cao, từ 51 đến trên 100 người/ km2.
+ Nhiều thành phố lớn tập trung từ 5 đến trên 8 triệu dân như Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng
Khánh, Quảng Châu….
* Miền Tây dân cư thưa thớt:


+ Đại bộ phận lãnh thổ có mật độ dân số dưới 1 người/ km2.
+ Riêng dải đất từ thành phố Tây An sang phía tây có mật độ khá hơn, trung bình từ 1-50
người/km2.

1


b. Giải thích:
- Miền Đông dân cư đông đúc là do:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình thấp, nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi
dào, khoáng sản phong phú, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa.
+ Kinh tế phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng, giao thong vận tải thuận tiện, lịch sử khai thác lãnh thổ
lâu đời,…
- Miền Tây dân cư thưa thớt là do:
+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: địa hình cao và hiểm trở, chủ yếu là đồi núi và sơn nguyên,
khí hậu lục địa khắc nghiệt, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước, khoáng sản kém
phong phú hơn…
+ Kinh tế chậm phát triển, lịch sử khai thác muộn, riêng dải đất từ Tây An sang phía tây dân đông
hơn vì đây có “con đường tơ lụa” chạy qua.
3. Trình bày sự phân bố công nghiệp ,nông nghiệp Trung Quốc và giải thích.
*Phân bố sản xuất công nghiệp:
- Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các
trung tâm lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải,Vũ Hán, Quảng Châu….
- Thưa thớt ở phía Tây, chỉ có vài trung tâm như Urumsi, Lan châu.
Vì: Miền Đông là nơi có :
+ Giao thông vận tải thuận lợi, đặc biệt nằm gần biển nên thuận lợi trong hoạt động xuất nhập
khẩu với nước ngoài.
+Tài nguyên khoáng sản phong phú, địa hình bằng phẳng nên có mặt bằng xây dựng tốt.
-Nguồn lao động dồi dào, có trình độ, thị trường tiêu thụ lớn.
-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, vốn đầu tư nước ngoài lớn.

- Miền Tây:
+Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, giao thông không thuận lợi.
+ Khoáng sản không phong phú, khó khai thác.
+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật chưa phát triển.
+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động, thiếu vốn.
*Phân bố sản xuất nông nghiệp:
-

Miền Đông: Là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu với cơ cấu sản phẩm đa dạng từ trồng trọt
đến chăn nuôi.

+ Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường…
2


+ Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam trồng nhiều lúa gạo,mía,chè bông…
Vì:
- Miền Đông là nơi có đồng bằng rộng lớn đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn
đới gió mùa và nguồn nước dồi dào từ các hạ lưu sông.
-Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thị trường tiêu thụ lớn, công
nghiệp chế biến phát triển.
+ Miền Tây chủ yếu chăn nuôi cừu, ngựa vì có nhiều thảo nguyên, đồng cỏ, khí hậu khô hạn, đất
đai không thuận lợi cho trồng trọt.
4. Vì sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đều nằm ở ven biển? Vai trò của các đặc
khu kinh tế?
* Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đều nằm ở ven biển, vì:
- Gần nguồn nguyên vật liệu.
- Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Giao thông vận tải: cảng biển, sân bay,..thuận lợi xuất-nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa.
- Gần các nước và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,

đặc khu Hồng Kong, Ma Cao… dễ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
* Vai trò của các đặc khu kinh tế:
- Thu hút vốn FDI, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, có điêu kiện tiếp nhận nền
kinh tế hiện đại trên thế giới.
- Giải quyết việc làm cho người lao động.
- Tạo vùng kinh tế mẫu, trọng điểm thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa các địa phương trên cả
nước.
- Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ kho học kỹ thuật và rèn luyện tay nghề cho người lao động.
5. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Á và ý nghĩa của nó đối
với sự phát triển kinh tế.
*Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ,ý nghĩa đối với phát triển kinh tế
-Đông Nam Á nằm ở đông nam Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong
khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địc
Ô-xtray –li-a.
-Gồm 2 bộ phận Đông Nam á lục địa (gồm các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái lan,
Mianma) và Đông Nam Á biển đảo ( gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-gapo, Đông Timo).
*Ý nghĩa:
-Có vị trí chiến lược quan trọng là cầu nối giữa lục địa Á- Âu với lục địa Ôxtrâylia.
3


- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng là những thị trường lớn.
- Biển và đại dương tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước và phát triển
mạnh các ngành kinh tế biển.
-Nằm trong khu vực nội chí tuyến có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sản xuất và sinh
hoạt, giàu khoáng sản, rừng.
6.Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế của khu
vực Đông Nam Á.
* Thuận lợi:
-Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất trồng màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới

sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
-Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực trừ Lào, còn các quốc gia khác đều giáp biển,
thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, cũng như thương mại và hàng hải.
-Nằm trong vành đai sinh khoáng có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí,
là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
-Có nhiều rừng thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới…
-TNTN đang bị khai thác quá mức, diện tích rừng đang bị thu hẹp, nhiều loại khoáng sản có nguy
cơ cạn kiệt.
7 .Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm dân cư tới sự phát triển kinh tế của khu vực
Đông Nam Á.
* Thuận lợi:
- Dân số đông, trẻ ( số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50 %), nguồn lao động dồi dào,
giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
- Dân số trẻ, năng động, khả năng hội nhập kinh tế cao.
* Trở ngại:
- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu, vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao
chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn. …
- Phân bố dân cư không đều, đa số dân cư tập trung ở đồng bằng ven biển gây sức ép dân số, tài
nguyên bị khai thác quá mức, trong khi miền núi lại thiếu lao động.
8. Hãy liệt kê những đức tính tốt của người dân Nhật mà em đã học được qua bài Nhật
Bản?
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
4


........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
9. Vì sao lúa được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á? Vì:
- Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa nước:
+ Có nhiều đồng bằng phù sa châu thổ bằng phẳng, đất màu mỡ và đồng bằng ven biển.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nguồn nước tưới dồi dào.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước.
10. Vì sao cà phê, cao su được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á? Vì:
- Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây cà phê,
cao su:
+ Có nhiều cao nguyên và vùng đồi lượn sóng, với đất pheralit và đất đỏ badan màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, và khí hậu xích đạo nóng ẩm, nguồn nước tưới dồi dào.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong việc trồng cà phê, cao su.
II. Thực hành: Học sinh cần nắm vững :
-Cách vẽ biểu đồ miền.
-Cách nhận xét giải thích biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến bài học
- Đọc lược đồ dân cư, công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, giải
thích.
Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Philippin, giai đoạn 1991-2010.
1991

1995

2000

2005

2010

KV I


21,2

21,6

15,7

13,5

11,6

KV II

34,3

32,1

32,3

32,5

32,6

KV III

44,5

46,3

52,0


54,0

55,8

Năm

1.Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Philippin, giai đoạn 1991-2010.
2. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Philippin, giai đoạn 1991-2010.

5


Câu 2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Campuchia, giai đoạn 1991-2010.
Năm

1991

1995

2000

2005

2010

KV I

49,9


47,1

39,6

29,4

27,3

KV II

12,1

15,7

23,3

26,8

26,6

KV III

38,0

37,2

37,1

43,8


46,1

1.Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Campuchia, giai đoạn 1991-2010.
2. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Campuchia, giai đoạn 1991-2010.

Phần vẽ biểu đồ
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................ Hết

6




×