Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương ôn thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ ngành văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.43 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Môn thi: VĂN HỌC VIỆT NAM
I.

YÊU CẦU

- Nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại về văn học Việt Nam
- Nắm vững kiến thức cơ bản về các tác giả và tác phẩm nổi bật của văn
học Việt Nam qua các chặng đường phát triển
- Biết vận dụng kiến thức để bình luận, phân tích, lý giải một vấn đề về văn
học Việt Nam
II.

NỘI DUNG CỤ THỂ

A. 10 THẾ KỈ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
1. Cơ sở lịch sử xã hội và văn hóa văn học của văn học Việt Nam thời
trung đại
1.1.Với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chính thức giành lại
được nền độc lập cho dân tộc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dầu vậy, các
triều đại phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ dã tâm biến nước ta thành một
quận, huyện của Trung Quốc. Chúng không ngừng phát động các cuộc chiến
tranh xâm lược đất nước ta.
Trải qua các triều đại Tiền Lê, Lí, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn và cuối thế kỷ
XIX, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhân dân ta liên tiếp tổ chức các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
Song song với công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là công cuộc khôi
phục và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa…Chính


quyền phong kiến chuyển từ nhà nước phong kiến tập quyền dựa trên cơ sở của
hình thái kinh tế điền trang sang nhà nước tập quyền xây dựng trên cơ sở của
nền kinh tế tư hữu ruộng đất. Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, Nho giáo thay thế cho
Phật giáo để trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội.
1.2. Bước sang thế kỉ XVI – XVII, nội bộ giai cấp thống trị lục đục, chia
bè kết phái chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực nhà nước. Đó là những
cuộc chiến tranh kéo dài triền miên từ thế kỉ này sang thế kỉ khác gây ra không
1


biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho nhân dân. Mặc dầu vậy, giai cấp phong
kiến Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ vai trò, trách nhiệm đối với dân với
nước, cho nên đây vẫn được xem là thời kì ổn định tạm thời của chế độ phong
kiến.
Tình hình xã hội ấy khiến cho Nho giáo mặc dầu bị lung lay nhưng cơ bản
vẫn giữ được vai trò thống trị đời sống tinh thần của dân tộc.
1.3. Thế kỉ XVIII – XIX chứng kiến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt
Nam và sự vùng dậy mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị thống trị chống lại
giai cấp phong kiến để giành quyền sống cho mình.
Giai cấp phong kiến thống trị thực sự từ bỏ vai trò lịch sử của mình, quay
lưng lại với quyền lợi của dân tộc và lợi ích của nhân dân. Các tầng lớp nhân
dân bị trị, đặc biệt là nông dân bị dồn đến bước đường cùng buộc phải cầm vũ
khí chống lại giai cấp thống trị để giành quyền sống.
Vấn đề số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ được đặt ra một cách
bức thiết. Sự sụp đổ của cơ sở hạ tầng xã hội khiến cho Nho giáo đi vào con
đường suy đồi, Phật giáo và Đạo giáo lại có cơ hội trỗi dậy vi phạm nghiêm
trọng địa vị độc tôn của Nho giáo. Ý thức hệ phong kiến do đó không còn đủ
khả năng ràng buộc, tỏa chiết con người nữa. Đó là điều kiện thuận lợi cho một
trào lưu tư tưởng mới nảy sinh và phát triển mạnh mẽ: Trào lưu tư tưởng nhân
đạo chủ nghĩa.

1.4. Đó là điều kiện lịch sử xã hội và văn hóa trên đó nảy sinh hai nguồn
cảm hứng chi phối sáng tác văn chương thời trung đại: cảm hứng yêu nước và
cảm hứng nhân văn
2. Những nội dung cơ bản và những tác gia tiêu biểu của văn học Việt
Nam thời trung đại
2.1. Văn học thời Lý Trần. Đây là 5 thế kỉ chống ngoại xâm hào hùng của
dân tộc. Phản ánh hiện thực ấy, văn học Lý Trần hướng tới chủ đề khẳng định
dân tộc. Ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc đã có một sự vận động phát
triển ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn. Các tác gia tiêu biểu có thể kể đến: Lí
Công Uẩn, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải,
Trương Hán Siêu, Đặng Dung…
2.2. Văn học thế kỷ XV – XVII
- Thế kỉ XV là thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Văn
học được chia làm 2 bộ phận: văn học nửa đầu thế kỉ là văn học kháng chiến;
2


văn học nửa sau thế kỉ phản ánh công cuộc khôi phục và phát triển đất nước. Tác
gia tiêu biểu cho văn học nửa đầu thế kỉ là Nguyễn Trãi.
Sáng tác của Nguyễn Trãi chủ yếu hướng tới chủ đề ca ngợi những người
anh hùng cứu nước, ca ngợi những chiến công oanh liệt của dân tộc; đồng thời
thể hiện nỗi niềm tâm sự ưu ái của ông đơi với dân với nước. Tác gia tiêu biểu
cho văn học nửa sau thế kỉ là Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn.
- Bước sang thế kỉ XVI – XVII, mặc dù chế độ phong kiến đã bắt đầu có
những biểu hiện của sự khủng hoảng nhưng về cơ bản giai cấp phong kiến Việt
Nam chưa thực sự từ bỏ vai trò lịch sử của mình. Sáng tác của các tác giả này
hướng tới chủ đề khẳng định nhà nước phong kiến, khẳng định vai trò của
giai cấp phong kiến thống trị.
2.3. Văn học thế kỉ XVIII – XIX. Đây là thời kì tiếp nối sự khủng hoảng
triền miên của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVI. Hơn bao giờ

hết, đây là lúc giai cấp phong kiến Việt Nam bộc lộ hết bản chất thối nát, phản
động một cách trắng trợn, lộ liễu và toàn diện chưa từng thấy trên tất cả mọi lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao…
Vấn đề quyền sống của con người, đặc biệt người phụ nữ được đặt ra hết
sức cấp thiết. Ra đời trong hoàn cảnh đó, văn học giai đoạn này hướng tới chủ
đề khẳng định con người. Tác gia tiêu biểu có thể kể đến: Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…Trong đó, sáng tác của Nguyễn
Du hướng tới việc ca ngợi, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng
với số phận bi kịch của nó. Nếu như sáng tác của Nguyễn Du đề cập đến nhiều
phương dện của cuộc sống con người thì sáng tác của Hồ Xuân Hương chỉ đi
sâu khai thác một khía cạnh trong cuộc sống của người phụ nữ: khía cạnh tình
yêu đôi lứa nghiêng về mặt bản năng nhục cảm…Nhìn chung, sáng tác văn
chương giai đoạn này đều hướng tới việc bênh vực quyền sống và đề cao khả
năng của con người.
3. Các vấn đề ôn tập cụ thể:
3.1. Cơ sở lịch sử xã hội trên đó văn học nảy sinh
3.2. Chủ đề chi phối sáng tác văn chương thời trung đại qua các giai đoạn
phát triển
3.3. Những biểu hiện cụ thể của cảm hứng yêu nước trong văn học trung
đại Việt Nam, đặc biệt trong văn học Lý Trần
3


3.4. Những biểu hiện cụ thể của cảm hứng nhân văn trong văn học trung
đại Việt Nam, đặc biệt là trong sáng tác của Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,
Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát…
3.5. Sự vận động của hệ thống thể loại trong văn học trung đại Việt Nam.
3.6. Những thành tựu của văn học trung đại Việt Nam trên phương diện
ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật

4. Tài liệu tham khảo
4.1. Nguyễn Phạm Hùng (2008), Các khuynh hướng văn học thời Lý
Trần, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.2. Lê Đình Kỵ (1979), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn
Du, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4.3. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979
4.3. Nguyễn Lộc (2000), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết
thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4.5. Nguyễn Đăng Nam (1999), Giải mã văn học trung đại Việt NamNxb Giáo dục, Hà Nội.
4.6. Nguyễn Đăng Na (2010), Văn học trung đại Việt Nam – tập 1 & 2,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4.7. Nhiều tác giả (1978), Văn học Việt Nam thế kỉ X – đến thế kỉ XVII,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4.8. Nhiều tác giả (1990), Văn học Việt Nam (tập 1, 2, 3), Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1990
4.9. Uỷ ban khoa học xã hội – Viện Văn học (1980), Kỷ yếu 600 năm sinh
Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4.10. Uỷ ban khoa học xã hội – Viện Văn học (1965), Kỷ yếu 200 năm
sinh Nguyễn Du, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4.11. Phan Ngọc (1985), Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
4.12. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4.13. Trần Đình Sử (2003), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4


4.14. Bùi Duy Tân (2010), Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến
giữa thế kỉ XVIII, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4.15. Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2011), Giáo trình văn học trung đại Việt
Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4.16. Hoàng Hữu yên (2012), Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt
Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4.17. Lê Thu Yến (chủ biên) (2003), Văn học Việt Nam – Văn học trung
đại, những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4.18. Lê Thu Yến (chủ biên) (2015), Văn học trung đại Việt Nam và
những vấn đề tâm linh, Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
B. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
1. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945
- Những tiền đề phát triển văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945
- Qúa trình hiện đại hóa nền văn học
2. Tác gia Nam Cao
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
3. Tác gia Xuân Diệu
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu
4. Khái quát về nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
- Những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới giai đoạn 1945 đến 1975
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau 1975
5. Tác gia Nguyễn Tuân
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Phong cách nghệ thuật
6. Tác gia Tố Hữu
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Phong cách nghệ thuật
7. Tài liệu tham khảo chính
7.1. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004) Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

7.2. Phong Lê (1997), Văn học Việt Nam trên hành trình của thế kỷ XX,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5


7.3. Nguyễn Đăng Mạnh – Nguyễn Trác – Trần Hữu Tá – Nguyễn Văn
Long – Đoàn Trọng Huy (1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 Tập hai, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
7.4. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung
và phong cách, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
7.5. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) (2002), Lịch sử văn học Việt Nam
Tập III, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7.6. Tôn Thảo Miên (2000), Nguyễn Tuân về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
7.7. Nhiều tác giả (1999), Tố Hữu về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
7.8. Bích Thu (2001), Nam Cao về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
7.9. Lưu Khánh Thơ (2005), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2005
7.10. Trần Đăng Suyền – Nguyễn Văn Long (2000), Giáo trình văn học
Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỷ XX đến 1945), Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.

6



×