Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của "Cửa hàng bán xe và bảo trì, sửa chữa xe máy"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.51 KB, 43 trang )

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CỬA HÀNG ...........................................................2
1.1. Tên của cửa hàng ..................................................................................................2
1.2. Chủ cửa hàng ........................................................................................................2
1.3. Vị trí địa lý của cửa hàng ......................................................................................2
1.3.1. Vị trí của cửa hàng ........................................................................................2
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quanh cửa hàng ....................................2
1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải ............................................................................8
1.4. Các hạng mục xây dựng của cửa hàng .................................................................8
1.5. Quy mô và thời gian hoạt động tại cửa hàng ........................................................9
1.6. Quy trình kinh doanh, dịch vụ tại cửa hàng ..........................................................9
1.7. Máy móc, thiết bị ................................................................................................ 10
1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu .........................................................................11
1.8.1. Nguyên, nhiên liệu ......................................................................................11
1.8.2. Nhu cầu sử dụng điện .................................................................................11
1.8.3. Nhu cầu sử dụng nước ................................................................................12
1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cửa hàng trong thời gian đã
qua ..............................................................................................................................12
Chương 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA CỬA HÀNG, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...14
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải .............................................................................14
2.1.1. Nước thải ....................................................................................................14
2.1.2. Chất thải rắn thông thường .........................................................................15
2.1.3. Chất thải nguy hại .......................................................................................16


2.1.4. Khí thải .......................................................................................................17
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung .............................................................................17
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội ..........................................17
Công ty ………

i


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”

2.2.1. Vấn đề môi trường ......................................................................................17
2.2.2. Sự cố cháy nổ ..............................................................................................18
2.2.3. Tai nạn lao động .........................................................................................18
2.2.4. Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ...................................................18
2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cửa hàng ..............................19
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nước mưa .......................................19
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường,
chất thải nguy hại ..................................................................................................20
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải ...............................................................21
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung ....................................................................23
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường ...........23
2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác ....................................24
2.4. Kế hoạch xây dụng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường ......................................................................................................25
Chương 3: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...................................................28
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải .................................................................28
3.1.1. Đối với nước thải ........................................................................................28
3.1.2. Đối với khí thải ...........................................................................................28
3.1.3. Đối với chất thải rắn ...................................................................................28
3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác ......................................................................29

3.2.1. Đối với tiếng ồn, rung .................................................................................29
3.2.2. Đối với tác động của ô nhiễm nhiệt ............................................................29
3.2.3. Đối với sự cố cháy nổ, chập điện................................................................29
3.2.4. Biện pháp an toàn lao động ........................................................................30
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường ............................................................................30
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ...................................................................32
1. Kết luận ...............................................................................................................32
2. Kiến nghị .............................................................................................................32
3. Cam kết................................................................................................................32
PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................34

Công ty ………

ii


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Công ty ………

BOD

: Nồng độ Ôxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường


COD

: Nồng độ Ôxy hóa học

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

NĐ-QĐ

: Nghị Định – Quyết Định

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND


: Ủy Ban Nhân Dân

iii


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Quy mô các khu vực hoạt động tại cửa hàng ..............................................8

Bảng 1.2.

Doanh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động tại cửa hàng ................10

Bảng 1.3.

Nguyên, nhiên liệu sử dụng tại cửa hàng ..................................................11

Bảng 1.4.

Lượng điện tiêu thụ tại cửa hàng ..............................................................11

Bảng 1.5.

Lượng nước sử dụng tại cửa hàng qua các tháng ......................................12

Bảng 2.1.


Nồng độ và tải lượng nước mưa chảy tràn. ...............................................14

Bảng 2.2.

Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cửa hàng ......................................16

Bảng 2.3.

Phương pháp xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại hiện tại

tại cửa hàng ...................................................................................................................20
Bảng 2.4.

Vị trí đo đạc, lấy mẫu môi trường không khí ............................................22

Bảng 2.5.

Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí ....................22

Bảng 2.6.

Kết quả đo tiếng ồn tại cửa hàng ...............................................................23

Bảng 2.7.

Kế hoạch xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại cửa

hàng

...................................................................................................................25


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Quy trình kinh doanh tại cửa hàng ..............................................................9

Hình 1.2.

Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa xe ............................................................10

Hình 2.1.

Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ................................................................20

Hình 2.2.

Quy trình phân loại, thu gom, xử lý rác sinh hoạt ....................................25

Công ty ………

iv


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nhờ nổ lực và quyết tâm của toàn Đảng và toàn dân ta
trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng, nền kinh tế
Việt nam đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng và có tính bước ngoặt trên
con đường xây dựng và đổi mới đất nước. Sự phát triển của kinh tế đã có ảnh hưởng

trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân. Đời sống của người dân từng bước
được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác cũng
không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện
đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông mà thông dụng nhất ở Việt Nam là xe
gắn máy. Và để đáp ứng nhu cầu đó của người dân, nhiều cửa hàng, trung tâm xe gắn
máy mộc lên.
Công ty ………. là một doanh nghiệp chuyên mua bán xe gắn máy có trụ sở
chính tại ……….. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
…….. do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày ……..(Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp được đính kèm phụ lục). Công ty …… là một trong những cơ sở kinh
doanh xe gắn máy thuộc quản lý của Công ty tại địa chỉ số ………. huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
Hiện tại, ………… thuộc vào Điểm 1 Phụ lục 1B (Cửa hàng đã đi vào hoạt
động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường,
giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường) của Thông tư số 26/2015/TTBNTMT ngày 28/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định đề
án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Công ty …………..

1


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CỬA HÀNG
1.1. Tên của cửa hàng

Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy.
1.2. Chủ cửa hàng
- Chủ cửa hàng: Công ty …………
- Địa chỉ văn phòng: ……….., huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số …….. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Đồng Nai cấp lần đầu ngày ………...
- Đại diện: ……..
Chức vụ: ……..
- Điện thoại liên hệ: ……….
1.3. Vị trí địa lý của cửa hàng
1.3.1. Vị trí của cửa hàng
Cửa hàng hoạt động tại địa chỉ số ………… huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
trên thửa đất …. do doanh nghiệp sở hữu hay theo hợp đồng thuê đất, nhà ở . Vị trí
cửa hàng có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp: ………..;
- Phía Tây giáp: …………..;
- Phía Nam giáp: …………….;
- Phía Bắc giáp: …………...
(Bản vẽ vị trí tiếp giáp của cửa hàng được đính kèm phụ lục)
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quanh cửa hàng
1.3.2.1.

Điều kiện tự nhiên

Cửa hàng hoạt động tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Huyện Xuân Lộc
nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, huyện được thành lập vào ngày
01/07/1991. Đến đầu năm 2004, thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày
21/8/2003 của Chính phủ “V/v tái lập Thị xã Long Khánh và thành lập 2 huyện
mới Cẩm Mỹ và Trảng Bom”, huyện Xuân Lộc tiếp tục được điều chỉnh ranh
giới hành chính, huyện đã bàn giao 6 xã về huyện Cẩm Mỹ. Hiện nay diện tích

tự nhiên toàn huyện là 727,19 km2 , là huyện đứng thứ tư trong toàn tỉnh về diện
Công ty …………..

2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

tích tự nhiên và chiếm 12,34% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Điều kiện
tự nhiên của huyện Xuân Lộc như sau:
a) Vị trí địa giới hành chính
+ Phía Bắc giáp Huyện Định Quán.
+ Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Phía Đông giáp với Tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Tây giáp với Thị xã Long Khánh.
b) Địa hình
Địa hình của Xuân Lộc có hai dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn
sóng.
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn,
chiếm khoảng 6 -7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó lớn nhất là núi Chứa
Chan với độ cao 844 m, đây là điểm du lịch tiềm năng của huyện, đặc biệt là sau
khi được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngoài ra, còn có các ngọn
núi nhỏ khác như: núi SaBi, núi Bà Sót, Núi Hòa Hưng,….
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm khoảng
85% tổng diện tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 30 đến 8 0 . Khá thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp với các loại cây hàng năm và lâu năm nổi tiếng của
huyện như: cây bắp lai; sầu riêng, chôm chôm, xoài,…
c) Khí hậu thời tiết
Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng ký hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
với những đặc trưng như sau:

+ Năng lượng bức xạ dồi dào với chế độ nhiệt cao và ổn định, trung bình
154 - 158 Kcal/cm 2 -năm. Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 - 6 giờ/ngày), nhiệt độ
cao và cao đều trong năm (trung bình 25,4 0 C); tổng tích ôn lớn trung bình
9.271 0 C/năm. Xuân Lộc hầu như không bị ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lụt,
rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhiệt độ: thay đổi theo mùa và theo vùng, ẩm độ tương đối 72 -80%, cao
nhất 83 - 87% và thấp nhất 55 - 62%.
+ Chế độ mưa: Xuân Lộc là nơi có chế độ mưa tương đối cao so với các
huyện khác trong tỉnh. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối
tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt
Công ty …………..

3


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

hạn ngắn vào đầu vụ Hè Thu. Lượng mưa nhiều nhất trong năm vào khoảng
tháng 7 đến tháng 9, kết hợp với độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình
hàng năm 1.956 mm, cao nhất 2.139 mm và thấp nhất 1.150 mm. Số ngày mưa
trung bình trong năm 98 ngày. Lượng mưa lớn nhất trong ngày 138 mm.
+ Chế độ nắng: thông thường từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau,
thời gian nắng trung bình một ngày 5,7 - 7,4 giờ. Số giờ nắng cao nhất trong
ngày 13,8 giờ và thấp nhất 0,5 giờ. Cường độ chiếu sáng cao nhất 100.000Lux.
Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4.
+ Chế độ gió: hướng gió chủ đạo hướng đông nam (tháng 2, tháng 5) tốc độ
gió trung bình 3 - 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất 10,9m/s. hướng bắc - đông bắc (tháng
12, tháng 1) tốc độ gió trung bình 3,4 - 4,7m/s, lớn nhất 6m/s.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, ít có thiên tai như: bão lụt, sương muối...

d) Nguồn nước
Xuân Lộc có mật độ sông suối tương đối dày, nhưng phần lớn đều ngắn và
dốc nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ
chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát
triển kinh tế, xã hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp của huyện, với hệ thống sông suối chính như:
+ Sông La Ngà: bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc hai tỉnh Bình Thuận và
Lâm Đồng. Diện tích lưu vực: 4.100 km2 , mô-đun dòng chảy khá (38,41/s/km 2 ),
lưu lượng trung bình: 113 m 3 /s, lưu lượng kiệt: 3,5 – 4 m3 /s. Chiều dài sông
chính khoảng 290km, đoạn chảy qua Huyện Xuân Lộc dài 18 km, với diện tích
lưu vực khoảng 262km2 . Các suối nhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện
Xuân Lộc gồm có: suối Gia Huynh, Suối Cao, Suối Rết, Suối Gia Ray. Các suối
có nước quanh năm là Gia Huynh, Suối Rết.
+ Sông Ray: bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi Chứa Chan,
diện tích lưu vực trong phạm vi Huyện 458,92km2 , với các nhánh sông chính
như: Suối Mon Coum, Suối Cát, Suối Sáp,…. Chiều dài sông chính 60km, đoạn
chảy qua huyện Xuân Lộc dài 15-20km.
+ Các nhánh sông suối thuộc hệ thống sông Dinh: bắt nguồn từ khu vực
phía đông nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực 227km 2 bao gồm các suối Gia

Công ty …………..

4


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Ui, Suối Da, Công Hoi, suối DaKriê, do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô
kéo dài nên các suối này thường bị kiệt vào cuối mùa khô.
Huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo mạch nước ngầm. Trên đất đỏ

vàng nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 - 30m, các khu vực khác nước
ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 - 102m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến
1,2l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và
tưới cho cây trồng.
1.3.2.2.
a)

Điều kiện kinh tế

Về Nông nghiệp
Xuân Lộc là huyện trung du miền núi, với dân số trên 228 ngàn người, diện tích

tự nhiên 72.619 ha trong đó có 55.552 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với những nội dung chủ
yếu như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ, xây dựng phát triển
kết cấu hạ tầng, thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, phát triển thị trường nông thôn;
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp
tác, kinh tế trang trại. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo củng cố xây
dựng kinh tế hợp tác, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, xây dựng các mô hình
Câu lạc bộ năng suất cao, liên hiệp câu lạc bộ đã tạo ra những bước đột phá mới trong
sản xuất nông nghiệp; những chủ trương đó đã tạo được sự thống nhất cao trong các
cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và sự hưởng ứng tích cực của đa số
nông dân, đã khẳng định tính hiệu quả, tính đúng đắn, hợp “ý Đảng - lòng dân”.
Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp dựa trên các yếu tố tự nhiên và điều kiện kinh tế
- xã hội đã định hướng quy hoạch thành 4 tiểu vùng để phát triển, cụ thể như sau:
Tiểu vùng I: Bao gồm các xã Xuân Hiệp, Suối Cát và thị trấn Gia Ray trong đó
trung tâm của tiểu vùng là thị trấn Gia Ray, cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - dịch
vụ và nông nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên 5.526,09 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích tự
nhiên toàn huyên; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3.259,38 ha, chiếm 7,06%

diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Tiểu vùng II: Bao gồm các xã Xuân Định, Bảo Hoà, Xuân Phú và Lang Minh
trong đó trung tâm của tiểu vùng là Bảo Hoà; cơ cấu kinh tế chủ là chuyên canh cây

Công ty …………..

5


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

lâu năm, cây hàng năm, cây đặc sản với trình độ thâm canh cao và chăn nuôi trang trại.
Tổng diện tích tự nhiên 8.716,74 ha, chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện;
trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.432,85 ha, chiếm 16,08% diện tích đất
sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Tiểu vùng III: Bao gồm các xã Xuân Tâm, Xuân Hưng và Xuân Hoà trong đó
Xuân Hưng là trung tâm của tiểu vùng, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông- lâm nghiệp, trang
trại chăn nuôi và thủy sản. Tổng diện tích tự nhiên 31.315,18 ha, chiếm 43,12% tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 16.082,47 ha, chiếm
34,78% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Tiểu vùng IV: Bao gồm các xã Xuân Bắc, Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Trường
và Xuân Thành. Đây là tiểu vùng chuyên canh cây tiêu, điều, rau sạch, trang trại chăn
nuôi. Tổng diện tích tự nhiên 27.078,44 ha, chiếm 37,28% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 19.443,08 ha, chiếm 42,08% diện tích đất
nông nghiệp toàn huyện.
Về chăn nuôi: Tổng diện tích quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi
huyện Xuân Lộc giai đoạn I là 3.982 ha, giai đoạn II là 13.986 ha tại 14 xã (trừ thị trấn
Gia Ray). Toàn huyện hiện có 214 trang trại chăn nuôi với 54.590 con heo, 705 con bò,
937.545 con gà, 200 con dê, 136.000 con cút, trong đó: 125 trang trại chăn nuôi heo, 13
trang trại chăn nuôi bò, 61 trang trại chăn nuôi gà, 01 trang trại chăn nuôi dê, 09 trang

trại chăn nuôi cút và 05 trang trại chăn nuôi tổng hợp (gà và heo). Tổng vốn sản xuất
kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 181,865 tỷ đồng. Giá trị sản xuất của các trang
trại tạo ra năm 2009 là 142,284 tỷ đồng, chiếm 11% giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp.
b)

Về Lâm nghiệp
Lâm nghiệp tuy có vị trí rất khiêm tốn trong phát triển nông lâm thủy sản,

nhưng có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường và cải thiện chế độ nước ngầm cho
khu vực phía Tây, nơi có điều kiện khí hậu tương đối khô nóng.
Ban quản lý rừng đã huy động được nguồn lực của người dân địa phương,
doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào trồng, bảo vệ và kinh doanh
rừng. Đã xác định được cơ cấu cây rừng phù hợp với chức năng từng loại rừng và đặc

Công ty …………..

6


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

điểm đất đai của từng khu vực. Có sự kết hợp tốt giữa cây rừng trồng chủ lực là keo lai
với các loại cây đa dụng như cao su, điều trên đất rừng sản xuất.
Các mô hình trồng điều, cao su, keo lai đều cho hiệu quả tốt. Giai đoạn từ 2005
- 2008 sản lượng khai thác lâm sản trên rừng sản xuất liên tục tăng, từ 12.534 m3 năm
2005 lên 27.770 m3 năm 2006 và 31.150 m3 năm 2007. Ngoài mang lại hiệu quả kinh
tế còn có tác dụng thiết thực vào bảo vệ môi trường và đa dạng hoá các loại hình sử
dụng đất, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn nhà, đất chuyên dùng qua việc
trồng cây phân tán.

Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt để ổn định diện tích rừng
tập trung với các loại cây rừng cho năng suất cao và phù hợp, chú trọng trồng rừng
phân tán.
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng mới chăm sóc nhằm tăng
năng suất và hiệu quả, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến bột
giấy và sản xuất đồ gỗ, tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn, góp phần bảo vệ
môi trường, làm đẹp cảnh quan và phát triển du lịch.
Trồng các giống cây rừng đã được tuyển chọn, trước mắt dùng giống keo lai,
lâu dài sẽ tuỳ theo các thành tựu chọn tạo giống để trồng các loại giống mới phù hợp.
Trên đất rừng phòng hộ trồng các loại cây rừng phù hợp như dầu, sao … Ngoài các
loại cây rừng, sẽ trồng thêm các loại cây đa dụng như cao su, điều, nhưng trong tương
lai nên giảm dần diện tích điều, tăng dần diện tích cao su kiêm gỗ.
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về nhân giống, lâm sinh để tăng tỷ lệ cây sống,
tăng năng suất, chủ động phòng chống cháy rừng.
c)

Thủy sản
Nuôi trồng thủy sản ở Xuân Lộc chủ yếu là tận dụng mặt nước công trình thủy

lợi và các ao nhỏ. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 715 ha, tổng giá trị sản
xuất 16,8 tỷ đồng theo giá cố định năm 1994 và 29,3 tỷ đồng theo giá hiện hành (năm
2008).
Tận dụng các loại mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, nguồn nước và tăng thêm thu nhập
cho nông hộ.
Nông dân không ngừng tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ về
giống, thức ăn, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh.

Công ty …………..


7


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải
Cửa hàng hoạt động ngay trên trục đường ……….., tỉnh Đồng Nai. Trên tuyến
đường ……. hiện đã có hệ thống cống thoát nước mưa, nước thải chung của khu vực.
Do đó, nước mưa và nước thải phát sinh tại cửa hàng phải được thu gom riêng và đấu
nối vào cống thoát nước chung của khu vực. Nước thải phát sinh tại cửa hàng bao gồm
nước thải sinh hoạt và nước rửa xe cần được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B
trước khi thải vào cống thoát nước chung khu vực. Tuy nhiên, hiện tại nước thải tại
cửa hàng được xử lý như sau:
- Nước mưa được thu gom đấu nối vào cống thoát nước chung của khu vực.
- Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại trước khi tự thấm.
- Nước thải rửa xe được lắng loại bỏ cặn bẩn, dầu mỡ trước khi tự thấm.
1.4. Các hạng mục xây dựng của cửa hàng
- Cửa hàng nằm trên khu đất rộng ......... m2, diện tích sàn xây dựng ..... m2,
được chia làm các khu vực cụ thể sau:
Bảng 1.1. Quy mô các khu vực hoạt động tại cửa hàng
Hạng mục

STT
1

Kho chứa phụ tùng

2

Nhà trưng bày xe mới


3

Nhà sửa xe, thay thế phụ tùng

4

Văn phòng, nhà điều hành

5

Nhà vệ sinh

6

Nhà rửa xe

7

Khu chứa chất thải rắn thông thường

8

Khu chứa chất thải nguy hại

9

Phòng trưng bày xe mới

Diện tích (m2)


Tổng diện tích sử dụng
(Nguồn: Công ty …………..)

- Nhóm các hạng mục bảo vệ môi trường: Cửa hàng với quy mô nhỏ các vấn đề
môi trường phát sinh không đáng kể vì thế các hạng mục bảo vệ môi trường tại cửa
hàng chỉ bao gồm bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt, hố lắng nước thải rửa xe, khu
chứa chất thải rắn, các thùng chứa rác thải có nấp đậy kín.
Công ty …………..

8


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

1.5. Quy mô và thời gian hoạt động tại cửa hàng
- Cửa hàng với tổng diện tích kinh doanh ........ m2 chuyên về kinh doanh dịch vụ
mua bán xe, bảo trì sửa chữa xe máy với công suất như sau:
+ Kinh doanh xe máy: khoảng ....... xe/tháng;
+ Bảo hành và sửa chữa xe: khoảng ........lượt/tháng
- Cửa hàng chính thức đi vào hoạt động từ năm ........
- Số lượng nhân viên hiện tại là 10 người.
1.6. Quy trình kinh doanh, dịch vụ tại cửa hàng
 Quy trình kinh doanh như sau:
Xe máy mới

Vận chuyển bằng ô tô về
cửa hàng

Trưng bày


Bán cho khách hàng
Hình 1.1.

Quy trình kinh doanh tại cửa hàng

Thuyết minh quy trình:
Cửa hàng chuyên kinh doanh xe gắn máy. Xe sẽ được cửa hàng nhập về từ nhà
sản xuất Honda rồi được ô tô vận chuyển đến cửa hàng. Các xe được trưng bày tại cửa
hàng để khách đến chọn mua. Khi có khách đến mua, xe sẽ được xuất đi đến tay khách
hàng. Quá trình kinh doanh chỉ phát sinh các chất thải rắn từ bao bì bao gói xe mới.
Phần lớn các chất thải này là bao bì nhựa và giấy.
 Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa xe:

Công ty …………..

9


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Xe cần bảo dưỡng, sửa chữa

Kiểm tra mức độ cần bảo
dưỡng, sửa chữa
-

Bảo dưỡng, sửa chữa

Tiếng ồn

CTR thông thường
CTNH
Nước rửa xe

Trả xe cho khách
Hình 1.2.

Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa xe

Thuyết minh quy trình:
Các xe đến bảo dưỡng, sửa chữa sẽ được nhân viên tại cửa hàng tiếp nhận rồi
chuyển đến bộ phận kiểm tra, sửa chữa. Tùy theo mức độ hư hỏng của xe, các xe sẽ
được nhân viên kỹ thuật tiến hành các công đoạn sửa chữa khác nhau. Một số xe sẽ
được rửa sạch trước hoặc sau khi sửa chữa. Do đó, quá trình bảo dưỡng sửa chữa xe có
thể phát sinh tiếng ồn, các chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và nước thải
rửa xe.
1.7. Máy móc, thiết bị
Trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình hoạt động tại cửa hàng được trình
bày tại bảng 1.2. Trong quá trình hoạt động, cửa hàng thường xuyên tiến hành duy tu,
bão dưỡng thiết bị, máy móc,…Nhìn chung, sau quá trình sử dụng tại cửa hàng, các
máy móc, thiết bị này đều đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và không thuộc danh mục
cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.
Bảng 1.2. Doanh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động tại cửa hàng
STT

Tên thiết bị

Số
lượng


Xuất xứ

Tình trạng hoạt
động hiện tại

1

Máy bơm hơi

1

Việt Nam

Đang hoạt động tốt

2

Máy vệ sinh kim phun

1

Nhật

Đang hoạt động tốt

3

Máy ra vào lốp

1


Việt Nam

Đang hoạt động tốt

Công ty …………..

10


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

STT
4

Tên thiết bị
Máy nén khí

Số
lượng
1

Tình trạng hoạt

Xuất xứ

động hiện tại
Đang hoạt động tốt

Việt Nam


(Nguồn: Công ty ...........)
1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
1.8.1. Nguyên, nhiên liệu
Nguyên, nhiên liệu phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cửa hàng được
thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1.3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng tại cửa hàng
Danh mục

STT

Đơn vị

1

Dầu máy

lít

2

Dầu làm sạch chi tiết máy

lít

3

Phụ tùng xe (vỏ, ruột, nhông, sên dĩa…)

Bộ


4

Bình ắc quy

Số lượng/năm

Bình
(Nguồn: Công ty …………)

1.8.2. Nhu cầu sử dụng điện
Điện năng cung cấp phục vụ cho hoạt động của cửa hàng chủ yếu là chiếu sáng,
hệ thống làm mát, tủ lạnh, PCCC, hoạt động sửa chữa, bảo trì xe...
Cửa hàng sử dụng nguồn điện do Công ty Điện lực Đồng Nai Chi nhánh điện
Xuân Lộc cung cấp với lượng điện sử dụng cao nhất khoảng … Kwh/tháng. Thống kê
lượng điện sử dụng theo hóa đơn điện các tháng gần đây như sau :
Bảng 1.4.

Lượng điện tiêu thụ tại cửa hàng

Thời gian sử dụng

Lượng tiêu thụ
(Kwh)

Từ ngày …………. đến …………
Từ ngày …………. đến …………
Từ ngày …………. đến …………
Từ ngày …………. đến …………
Từ ngày …………. đến …………


Công ty …………..

11


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Từ ngày …………. đến …………
Nhu cầu tháng cao nhất
(Nguồn: Công ty ……., hóa đơn đính kèm phụ lục)
1.8.3. Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước cấp cho cửa hàng là nước sạch do Nhà máy nước Xuân lộc cấp.
Thống kê lượng nước sử dụng tại cửa hàng như sau:
Bảng 1.5. Lượng nước sử dụng tại cửa hàng qua các tháng
Thời gian sử dụng

Lượng sử dụng
(m3)

Tháng …./2016
Tháng …./2016
Tháng …./2016
Tháng …./2016
Tháng …./2016
Tháng …./2016
Nhu cầu tháng cao nhất
(Nguồn: Công ty …………, hóa đơn đính kèm phụ lục)
Nước phục vụ cho quá trình sinh hoạt của nhân viên và rửa xe. Tổng nhu cầu cấp
nước tối đa cho cửa hàng khoảng …….. m3/tháng tương đương khoảng ……. m3/ngày.

Trong đó, nhu cầu dùng nước cụ thể như sau:
- Nước cấp cho sinh hoạt của nhân viên khoảng ……… m3/ngày.
- Nước cấp cho hoạt động rửa xe khoảng ……….. m3/ngày.
- Nước vệ sinh sinh văn phòng, các khu vực hoạt động khoảng ……. m3/ngày.
1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cửa hàng trong thời gian
đã qua
 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Công ty …..:
Cửa hàng đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:
- Vệ sinh trong và ngoài cửa hàng thường xuyên để tạo môi trường sạch sẽ.
- Trang bị thùng chứa rác sinh hoạt và bố trí khu vực chứa rác tập trung, trang bị
thùng chứa và khu lưu chứa CTNH riêng.
Công ty …………..

12


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

- Thuê đơn vị thu gom rác địa phương để thu gom xử lý rác thải sinh hoạt phát
sinh hàng ngày tránh ô nhiễm tại cửa hàng.
- Chất thải rắn thông thường có khả năng tái chế như bao bì hỏng, thùng carton
được lưu chứa trong kho và bán cho đơn vị thu mua phế liệu.
- Nước thải sinh hoạt, nước vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải
ra môi trường.
- Nước thải từ rửa xe được thu gom vào hố lắng xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Nước mưa được thu gom theo đường ống dẩn riêng, tách biệt với đường thu gom
nước thải và thoát vào cống chung khu vực.
- Trang bị các bình chữa cháy tại các vị trí thích hợp để kịp ứng phó khi sự cố cháy
nổ xảy ra. Có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ.
 Lý do trước đây không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết

bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường:
Do không biết rõ quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường nên trước đây
Công ty …………. đã không đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi cửa
hàng đi vào hoạt động.

Công ty …………..

13


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Chương 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA CỬA HÀNG, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải
2.1.1. Nước thải
Nguồn phát sinh nước thải gồm có: nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt
của người lao động, nước thải rửa xe.
a) Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng khuôn viên cửa hàng, chủ yếu
từ mái nhà xuống, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể lôi kéo theo một số các chất
bẩn, bụi.
Nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ và quy ước sạch. Nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Bảng 2.1. Nồng độ và tải lượng nước mưa chảy tràn.
Thành phần
Tổng Nitơ
Tổng Phospho


Nồng độ (mg/l)
0,5 – 1,5
0,004 – 0,03

Nhu cầu oxi hoá học (COD)

10 – 20

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

10 – 20
(Nguồn: Cấp thoát nước - Hoàng Huệ)

b) Nước thải sinh hoạt
Tại cửa hàng, nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu là nước thải từ quá trình
sinh hoạt của nhân viên, nước vệ sinh cửa hàng.
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại cửa hàng khoảng ….. m3/ngày.đêm (với
lượng nước thải bằng 100% nước cấp cho sinh hoạt của 10 nhân viên và nước vệ sinh
cửa hàng).
Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất, trong đó chất bẩn
gồm các chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (N, P), và vi khuẩn
(coliform). Các chất hữu cơ có trong nước thải chủ yếu là các loại carbonhydrat,
protein, lipid. Đây là những chất dễ bị vi sinh vật phân hủy sinh học. Khi phân hủy thì

Công ty …………..

14


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”


vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuẩn hóa các chất hữu cơ nói trên thành
CO2, N2, H2O, CH4…
c) Nước thải rửa xe
Trong quá trình hoạt động, cửa hàng có thực hiện rửa xe sẽ phát sinh một lượng
nước thải rửa xe. Theo chủ cửa hàng, rửa xe không phải là một dịch vụ chính thức của
cửa hàng mà chỉ là công tác hổ trợ trong quá trình sửa chữa, bảo trì xe, chỉ thực hiện
khi cần thiết sau khi vệ sinh bằng giẻ lau. Do đó, lượng nước thải này phát sinh ít, chủ
cửa hàng ước tính khoảng ....... m3/ngày.
Loại nước thải này chứa nhiều cặn bẩn là đất, cát và các chất hoạt động bề mặt, dầu
mỡ khoáng có thể loại bỏ bằng phương pháp lắng, lọc. Đo đó cần có công trình xử lý
nước thải này trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
Trong quá trình hoạt động của cửa hàng chất thải rắn thông thường chia làm 2
nguồn sau: Chất thải rắn sinh hoạt chỉ bao gồm các thành phần rác thải sinh hoạt như:
thức ăn dư thừa, túi nylon, giấy, vỏ hộp; Chất thải rắn phát sinh trong quá trình kinh
doanh, dịch vụ không chứa thành phần nguy hại.
 Chất thải rắn sinh hoạt
Tổng số nhân viên tại cửa hàng là 10 người với hệ số phát sinh rác thải là 0,5
kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải hàng ngày tại cửa hàng là:
10 người/ngày x 0,5 kg/người/ngày = 5 kg/ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt như vỏ hộp cơm, nhựa, vỏ chai, nylon khi thải vào
môi trường tự nhiên sẽ rất khó phân hủy, gây tích tụ trong môi trường đất, nước, gây
mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường. Về lâu dài, các chất này sẽ phân hủy
thành các hợp chất gây độc cho môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
phát triển của vi sinh vật trên cạn và dưới nước.
Quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong rác thải như thức ăn thừa,
vỏ trái cây sẽ sinh ra các khí thải có mùi hôi, thối (H2S, NH3, mercaptan), gây ảnh
hưởng đến môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và cộng
đồng. Ngoài ra, nếu rác thải sinh hoạt lưu trữ quá lâu thì quá trình phân hủy xảy ra

cũng làm phát sinh nước rỉ rác.
 Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ không chứa
thành phần nguy hại
Công ty …………..

15


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Với loại hình hoạt động kinh doanh xe máy và bảo trì sửa chữa xe máy, trong
quá trình hoạt động, tại cửa hàng phát sinh các loại chất rải rắn thông thường sau:
-

Các loại bao bì phụ tùng: khoảng …….. kg/năm.

-

Phụ tụng xe gắn máy đã cũ, hư hỏng không dính thành phần nguy hại: khoảng
…….. kg/năm.

-

Cặn lắng trong quá trình rửa xe: khoảng …… kg/năm.

-

Bóng đèn xe thải: …….. kg/năm

-


Xăm xe: ………. chiếc/năm.

-

Lốp xe: …….. chiếc/năm.

2.1.3. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại của cửa hàng gồm có bóng đèn huỳnh quang thải; vải lau dính
dầu nhớt; dầu nhớt thải; pin, ắc quy thải. Lượng chất thải nguy hại phát sinh được tổng
hợp trong bảng sau:
Bảng 2.2. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cửa hàng
STT

1

2

Tên chất thải

Trạng thái



Lượng phát

Tương ứng

tồn tại


CTNH

sinh/năm

kg/năm

Rắn

19 06 01

Rắn

16 01 06

Rắn

18 02 01

Lỏng

17 02 03

Lỏng

17 06 02

Pin, ắc quy chì
thải
Bóng đèn huỳnh
quang thải

Giẻ lau nhiễm

3

thành phần nguy
hại
Dầu động cơ,

4

hộp số và bôi
trơn tổng hợp
thải
Xăng dầu thải

5

(dầu làm sạch
các chi tiết máy)
Tổng

(Nguồn: Công ty ………..)
Công ty …………..

16


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

2.1.4. Khí thải

Hoạt động của cửa hàng phát sinh các nguồn khí thải sau:
- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào cửa
hàng của khách và nhân viên. Thành phần khí thải bao gồm hỗn hợp các khí:
NO2, CO, SO2, bụi,...
- Bụi, khí thải từ quá trình kiểm tra xe hư hỏng và tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên
bụi phát sinh từ các công đoạn này rất ít và khả năng phát tán vào môi trường
không cao.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn tại cơ sở chủ yếu phát sinh từ các nguồn như:
Tiếng ồn do hoạt động của máy móc, thiết bị trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng

-

xe cho khách hàng.
Tiếng ồn tạo ra khi nổ máy xe để kiểm tra.

-

Tiếng ồn và rung cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại
của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước
hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai,
thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra còn gây ra chứng đau đầu,
ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh.
Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan thì cường độ ồn và độ rung do các nguồn
phát sinh này chỉ mang tính chất gián đoạn, và tác động không đáng kể đến môi trường
xung quanh.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
2.2.1. Vấn đề môi trường
a) Ô nhiễm nhiệt
Trong quá trình hoạt động, cửa hàng có thể phát sinh các nguồn nhiệt thừa như

sau:
- Bức xạ nhiệt mặt trời vào những ngày nắng gắt.
- Nhiệt tỏa ra do thắp sáng.
- Nhiệt tỏa ra do người.
- Nhiệt tỏ ra từ máy móc, động cơ xe

Công ty …………..

17


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Bên cạnh đó, do điều kiện khí hậu Nam Bộ khá nóng bức, nhất là vào các tháng
mùa khô bức xạ mặt trời vào những ngày nắng gắt sẽ góp phần làm tăng nhiệt trong
trong khu vực.
Lượng nhiệt thừa phát sinh làm tăng nhiệt độ môi trường trong khu vực gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của người lao động.
b) Mùi hôi từ rác thải, nước thải
Quá trình hoạt động của cửa hàng sẽ làm phát sinh ra nguồn ô nhiễm mùi từ việc
phân hủy các chất hữu cơ có trong thành phần của nước thải sinh hoat, rác thải. Do quá
trình phân hủy có thể tạo ra các chất gây mùi như H2S, NH3, CH4, một số andehit và
axit. Song với rác thải sinh hoạt được thu gom đúng quy định, lưu trữ trong những
thùng chứa rác có nắp đậy và được thu gom, vận chuyển đi hàng ngày thì vấn đề ô
nhiễm mùi sẽ được hạn chế.
2.2.2. Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm
cả 3 hệ thống sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh
hưởng tới tình mạng con người và tài sản trong khu vực lân cận. Nguyên nhân xảy ra
cháy nổ có thể là:

-

Trữ dầu, nhớt để sửa chữa, bảo dưỡng xe không đúng quy định;

-

Vận chuyển xăng, dầu qua các khu vực dễ gây ra cháy, gần những tia lửa…

-

Rò rỉ nhiên liệu từ các thiết bị máy móc có thể dẫn đến cháy nổ;

-

Sự cố do các thiết bị điện bị cũ, hoặc quá tải trong quá trình hoạt động.

2.2.3. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra tại cơ sở do sự bất cẩn về điện hay do sự không
tuân thủ nghiêm ngặt những quy định khi vận hành máy móc. Xác suất xảy ra các sự
cố này tùy thuộc vào việc chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công
nhân. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật hay thiệt hại tính mạng người lao động.
2.2.4. Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội
Hoạt động của cửa hàng sẽ có những tác động có lợi và có hại đối với kinh tế xã hội trong khu vực như sau:
a. Các tác động có lợi
Công ty …………..

18


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”


-

Bổ sung vào ngân sách nhà nước và địa phương thông qua các khoản thuế.

-

Đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu việc làm cho người lao động.

b. Các tác động có hại
-

Gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực, cháy nổ nếu sự cố xảy ra.

-

Tai nạn giao thông có thể xảy ra.

2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cửa hàng
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nước mưa
Nước mưa và nước thải được thu gom, xử lý riêng như sau:
a) Đối với nước mưa
Nước mưa chảy theo đường mái nhà và máng thu nước qua các ống dẫn xuống
cống thoát nước chung. Tại máng thu có bố trí lưới chắn rác để loại bỏ các thành phần
bụi bẩn, rác thải tránh gây tắc nghẽn đường ống thoát nước trước khi chảy vào cống
thoát nước chung của khu vực.
b) Đối với nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chỉ phát sinh tại khu vực nhà vệ sinh sẽ được xử lý qua bể
tự hoại trước khi tự thấm. Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại là có cấu tạo đơn giản, quản
lý dễ dàng và hiệu quả xử lý tương đối cao.

Nước thải đưa vào ngăn thứ nhất của bể có vai trò làm bể chứa – lên men kỵ khí,
đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn có trong dòng nước thải. Nhờ các vị
trí ống dẫn, nước thải chảy qua bể lắng theo chiều chuyển động từ dưới lên trên, tiếp
xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động,
các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh hấp thụ và chuyển hóa. Ngăn cuối cùng là ngăn
lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề
mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn chặn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Trong mỗi
bể đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra từ quá trình lên men kỵ khí.
Lớp vật liệu lọc bao gồm 3 lớp: lớp sạn, lớp cát vàng, lớp đá. Bên trên lớp vật
liệu có đặt máng nước tràn bằng bê tông để nước được tràn đều trên bề mặt lớp vật liệu
lọc.

Công ty …………..

19


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Ghi chú:1. Ngăn lắng và lên men kỵ khí
3. Ngăn lọc

2. Ngăn lắng tiếp theo
4. Ống xả nước thải ra

c)Đối với nước thải rửa xe
Đối với nước rửa xe được cửa hàng thu gom lắng cặn, dầu mỡ trước khi tự thấm.
Bùn lắng sẽ được hút định kỳ và giao đơn vị chức năng thu gom, xử lý.
Nhận xét: Với các biện pháp thu gom, xử lý nước thải hiện tại của cửa hàng (không

bao gồm nước mưa) không thể kiểm soát được chất lượng nước thải và không phù hợp
với hiện trạng khu vực. Do khu vực đã có hệ thống cống thoát nước chung nên cửa
hàng cần thực hiện xử lý nước thải và đấu nối vào cống chung khu vực, đồng thời bố
trí hố ga quan trắc chất lượng nước thải định kỳ. Kế hoạch khắc phục vấn đề này sẽ
được nêu tại mục 2.4.
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường,
chất thải nguy hại
- Với chất thải rắn sinh hoạt: Cửa hàng trang bị các thùng chứa rác có nấp đậy với
dug tích 60 lít. Rác thải được bỏ vào các bao nilon cột kín miệng và chứa trong thùng
rác tại khu vực lưu chứa chất thải. Hàng ngày có tổ rác dân lập khu vực đến thu gom
và mang đi xử lý.
- Với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ: hiện tại cửa hàng
xử lý như sau:
Bảng 2.3. Phương pháp xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại
hiện tại tại cửa hàng
Công ty …………..

20


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cửa hàng bán xe và dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe máy”3”

Tên chất thải

STT
1
2

Khối lượng phát


Phương pháp xử lý

sinh/năm

hiện tại

Bao bì phụ tùng
Phụ tùng xe gắn máy đã cũ, hư
hỏng

3

Cặn lắng trong quá trình rửa xe

4

Pin, ắc quy

5

Bóng đèn xe máy

6

Bóng đèn huỳnh quang thải

7

Giẻ lau dầu nhớt


8

Dầu máy (nhớt thải)

9

Dầu làm sạch các chi tiết máy

10

Xăm

11

Lốp
(Nguồn: Công ty ............)

Nhận xét: Vì chưa nắm rõ về phân loại chất thải nguy hại nên cửa hàng vẫn còn sai sót
trong thu gom, lưu chứa, xử lý chất thải nguy hại, chưa thực hiện đúng theo quy định
tại Thông tư 36/2015/TT – BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Do đó, cửa hàng cần có biện pháp khắc
phục vấn đề này, sẽ nêu cụ thể tại Mục 2.4.
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
Công ty thực hiện các biện pháp quản lý để kiểm soát chất lượng không khí tại
cửa hàng như sau:
- Bố trí khu vực đổ xe hợp lý;
- Điều tiết ô tô vận chuyển xe máy ra vào trong những thời điểm thích hợp tránh
gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh;
- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra các máy móc, thiết bị sửa chữa;
Công ty …………..


21


×