Ma trận
LỊCH SỬ 7
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Tổng
Lịch sử thế
giới
Trung Quốc thời phong kiến
Câu 1
(2 điểm)
1 câu
(2 điểm)
Lịch sử
Việt Nam
Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-
Tiền Lê
Câu 2
(2 điểm)
1 câu
(2 điểm)
Ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông-
Nguyên
Câu 3
(4 điểm)
Câu 4
(2 điểm)
2 câu
(6 điểm)
Tổng số câu 4
Tổng số điểm 6 2 2 10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian: 45’ (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Nêu những thành tựu lớn về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. (2 điểm)
Câu 2: Vì sao thủ công nghiệp nước ta thời Đinh- Tiền Lê phát triển mạnh? (2 điểm)
Câu 3: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống
quân Mông – Nguyên. (4 điểm)
Câu 4: Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ
ba so với lần thứ nhất và thứ hai?( 2 điểm)
PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1(2 điểm)
- Tư tưởng: Nho giáo… (0,5 điểm)
- Văn học: những nhà văn và tác phẩm nổi tiếng… (0,5 điểm)
- Khoa học – kĩ thuật: giấy, in, la bàn, thuốc súng… (0,5 điểm)
- Nghệ thuật… (0,5 điểm)
Câu 2(2 điểm)
- Đất nước ta đã giành được độc lập, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt sang
Trung Quốc làm việc như thời Bắc thuộc. (1 điểm)
- Đức tính cần cù,chịu khó của những người thợ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của
nhân dân ta truyền lại. (1 điểm)
Câu 3(4 điểm)
* Nguyên nhân: (2 điểm)
- Toàn dân tham gia kháng chiến.
- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện
- Sự lãnh đạo tài tình với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ
huy(đứng đầu là vua Trần và Trần Hưng Đạo)
- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
* Ý nghĩa lịch sử: (2 điểm)
- Đập tan ý chí xâm lược của của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt nam.
- Củng có khối đại đoàn kết toàn dân.
- Ngăn chặn ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.
Câu 4(2 điểm)
* Giống nhau (1 điểm): Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực
lượng, chờ thời cơ để tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”
* Khác nhau (1 điểm):
- Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân
Mông – Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc
và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
Hết