Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP TỚI CÁC CỔ PHIẾU NGÀNH DỆT MAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính Quốc tế
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP TỚI
CÁC CỔ PHIẾU NGÀNH DỆT MAY BẰNG PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN

Họ và tên sinh viên: Trịnh Xuân Đức
Mã sinh viên: 1213310018
Khoá: 51
Lớp Anh 9
Người hướng dẫn: TS Dương Thị Hồng Vân

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Qua khóa luận này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo,
TS Dương Thị Hồng Vân, người đã chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Em
xin cảm ơn sự hỗ trợ kiến thức về mặt công cụ định lượng mô hình từ thầy Đoàn Quang
Hưng, giảng viên khoa cơ bản và đồng gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô trường Đại học
Ngoại thương Hà Nội, đặc biệt là các thầy, các cô Khoa Tài chính - Ngân hàng những
người đã chỉ dạy kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian bốn năm học vừa qua.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện Quốc gia, và Thư viện
trường Đại học Ngoại thương, đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu cho khóa
luận.
Do trình độ người viết còn hạn chế và khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn, khóa
luận sẽ không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhật được sự cảm thông và


những ý kiến đóng góp từ các thầy, các cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trịnh Xuân Đức


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM – HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG .......................................................... 3
1.1. Tổng quan về các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ..................................3
1.2. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ...................................................5
1.2.1. Lịch sử phát triển ...................................................................................................5
1.2.2. Nội dung chính của hiệp định ................................................................................8
1.2.3. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hiệp định .............................. 10
1.3. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước tham gia TPP ...................................11
1.3.1. Quan hệ thương mại ............................................................................................ 11
1.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG LÊN CỔ PHIẾU NGÀNH
DỆT MAY CỦA VIỆT NAM ....................................................................................... 15
2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện ...........................................................................15
2.1.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu sự kiện ...................................................... 15
2.1.2. Tổng quan một số nghiên cứu khác trên thị trường chứng khoán sử dụng phương
pháp nghiên cứu sự kiện ................................................................................................ 17

2.1.3. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu sự kiện..................................................21
2.1.4. Nghiên cứu sự kiện trong dài hạn ........................................................................28
2.1.5. Phương pháp tiếp cận để đo lường những biểu hiện bất thường ......................... 31
2.1.6. Kiểm tra ý nghĩa cho phương pháp BHAR và phương pháp Jensen-alpha ........35


2.2. Áp dụng nghiên cứu sự kiện vào phân tích ảnh hưởng của TPP tới các công ty ngành
Dệt May ......................................................................................................................... 41
2.2.1. Tổng quan ngành Dệt May tại Việt Nam ............................................................ 41
2.2.2. Chạy mô hình nghiên cứu sự kiện .......................................................................47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DỆT ................................................................................................................56
3.1. Đối với nhà đầu tư ..................................................................................................56
3.2. Đối với doanh nghiệp ngành Dệt may ....................................................................61
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................64
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 67


i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

Abnormal Return


Lợi nhuận bất thường

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông
Nam Á

BHAR

Buy and Hold Abnormal
Return

AR
AEC

Lợi nhuận bất thường mua và
giữ

CAR

Cumulative Abnormal Return


Lợi nhuận bất thường tích luỹ

CMT

Cut - Make – Trim

Sản xuất cơ bản

EU-Vietnam Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Free On Board

Miễn trách nhiệm Trên
Boong tàu nơi đi (Trong sản
xuất ngành dệt nghĩa được
hiểu ở đây là các doanh
nghiệp chủ động tham gia
vào quá trình sản xuất, từ
việc mua nguyên liệu đến
cho ra sản phẩm cuối cùng)

Free Trade Agreement(s)


(Các) Thoả thuận tự do
thương mại

GSO

General statistics office

Tổng cục thống kê

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội

ODM

Original Design
Manufacturing

Sản xuất trọn gói kèm thiết
kế

OEM

Original Equipment
Manufacturing

Quá trình sản xuất từ việc

mua nguyên liệu đến cho ra
sản phẩm cuối cùng

RCA

Revealed Comparative
Advantage

Lợi thế so sánh hiện hữu

SEO

Seasoned Equity Offering

Phát hành thêm cổ phần

EVFTA
FDI

FOB

FTA(s)


ii
SOE

State-Owned Enterprise

Doanh nghiệp nhà nước


TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương

TPSEP

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương

VITAS

Vietnam Textile & Apparel
Association

Hiệp hội dệt may Việt Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


2. Danh mục viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Giải thích tiếng Việt

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TCTK

Tổng cục thống kê


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã ký kết đến hết 2015 .............4
Bảng 1.2. Các vòng đàm phán chính thức của TPP đến tháng 08 năm 2013 ..................6
Bảng 1.3. Các phiên họp của P12 từ sau 19 vòng đàm phán chính thức ........................ 7
Bảng 2.1. Thống kê các bài nghiên cứu sự kiện theo năm giai đoạn 1974 - 2000 ........19
Bảng 2.2. Các chỉ số cơ bản của 08 công ty ngành dệt may niêm yết trên sàn chứng
khoán ............................................................................................................................. 45
Bảng 2.3. Kết quả kiểm định cho thấy có lợi suất lợi nhuận biến động xung quanh một
số mốc sự kiện đàm phán TPP....................................................................................... 51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại
giai đoạn 2006-2015 ........................................................................................................4
Biểu đồ 2.1. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ một số nước 6 tháng đầu năm 2015 43
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sang các thị trường quốc tế 7
tháng đầu năm 2015 .......................................................................................................43
Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và vốn hoá thị trường của ngành dệt may
.......................................................................................................................................44
Biểu đồ 2.4. Doanh thu của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên sàn chứng
khoán giai đoạn 2010 - 2015 ......................................................................................... 46
Biểu đồ 2.5. Giá trị lợi nhuận dự kiến (predicted_return) ước lượng được của mã cổ
phiếu EVE...................................................................................................................... 48
Biểu đồ 2.6. Giá trị lợi nhuận ước lượng được của năm mã cổ phiếu với lợi nhuận thị
trường............................................................................................................................. 48
Biểu đồ 2.7. Lợi nhuận bất thường (abnormal_return) ước lượng và lợi nhận bất thường
tích luỹ (cumulative_abnormal_return) của năm mã cổ phiếu ngành dệt trên sàn HOSE
.......................................................................................................................................50
Biểu đồ 2.8. Giá trị T thống kê tính được cho năm mã chứng khoán ........................... 54


iv
Biểu đồ 3.1. Lịch sử giá và khối lượng giao dịch mã cổ phiếu EVE giai đoạn tháng 04
năm 2015 đến tháng 03 năm 2016. ................................................................................57
Biểu đồ 3.2. Lịch sử giá và khối lượng giao dịch mã cổ phiếu TCM giai đoạn tháng 04
năm 2015 đến tháng 03 năm 2016. ................................................................................59
Biểu đồ 3.3. Lịch sử giá và khối lượng giao dịch mã cổ phiếu GIL giai đoạn tháng 04
năm 2015 đến tháng 03 năm 2016. ................................................................................61

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ................................................... 13

Hình 2.1. Tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sang các thị trường quốc tế 7 tháng
đầu năm 2015.................................................................................................................42


1
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là hiệp định tiêu biểu

của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, là hiệp định của thế kỷ 21. Đến
nay, với sự tham gia của 12 nước, hiệp định đã được đàm phán xong và ký kết vào ngày
26 tháng 02 năm 2016. Về phạm vi, TPP mở rộng hơn, không chỉ bao gồm các vấn đề
thương mại (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ) mà còn cả các vấn đề phi thương mại
(môi trường, lao động,…), không chỉ các vấn đề tại biên giới (thuế quan, hàng rào kỹ
thuật,…) mà cả các vấn đề bên trong biên giới (doanh nghiệp nhà nước, công đoàn,…).
Về mức độ cam kết, TPP sẽ có mức độ tự do hóa thương mại mạnh mẽ, đảm bảo
cơ chế thị trường toàn diện thông qua việc cắt giảm ngay và phần lớn số dòng thuế nhập
khẩu trong thương mại hàng hóa. Về tính chất, TPP là hiệp định mở, hướng tới hình
thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương nhưng có tính thực thi cao,
thậm chí cho phép các nhà đầu tư kiện Nhà nước ra các cơ chế tòa án và trọng tài quốc
tế. Với những đặc điểm đó, Hiệp định TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do cạnh
tranh, hiện đang chiếm đến 40% dân số thế giới và 50% GDP toàn cầu. Tham gia vào
một hiệp định như vậy, sẽ là cơ hội và thách thức đối với bất kỳ quốc gia nào.
Ngành dệt may là một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc
Việt Nam gia nhập TPP, chính vì thế, tìm hiểu về TPP nói chung cũng như những ảnh
hưởng của nó tới thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư có thể đánh giá tốt hơn về mức
độ ảnh hưởng của TPP từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn cho tình hình sắp
tới, đặc biệt khi chắc chắn sẽ có nhiều biến động khi TPP chính thức có hiệu lực. Thêm

vào đó, bài viết sự dụng phương pháp phân tích sự kiện – một phương pháp phân tích
đã xuất hiện khá lâu trên thế giới xong phương pháp này chưa phổ biến ở Việt Nam và
rất ít nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín có sử dụng đến các phương pháp này.
Việc nghiên cứu có thể giúp cá nhân sinh viên thực hiện đề tài tìm hiểu cũng như có thể
giới thiệu và phát triển phương pháp này áp dụng cho Việt Nam. Dệt may cũng được
đánh giá là một trong những ngành chịu tác động sâu sắc của hiệp định thế kỷ này.


2
Chính vì thế, việc tìm hiểu TPP cũng như đánh giá được những tác động của Hiệp
định này là việc vô cùng quan trọng, có thể giúp cả nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp
có thể chuẩn bị tốt hơn từ đó có thể sớm đưa ra quyết định đúng đắn của mình.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về “hiệp định thế kỷ” - TPP và

phương pháp nghiên cứu sự kiện trong phân tích ảnh hưởng của một sự kiện tới lợi
nhuận của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Nhiệm vụ: Phân tích tác động cơ bản của TPP về mặt vĩ mô và sử dụng phương
pháp nghiên cứ sự kiện tìm ra ảnh hưởng giữa những thông tin về sự kiện TPP tới giá
của chứng khoán ngành dệt may, từ đó có thể đưa ra được nhận xét chung nhất về TPP
cũng như đưa ra những phân tích về nguyên nhân dẫn đến kết quả của mô hình và dựa
vào đó đưa ra đề xuất cho nhà đầu tư cũng như những doanh nghiệp ngành Dệt may.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu

sự kiện (ngắn hạn), từ đó đưa ra các kết luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

4.

Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp Nghiên cứu sự

kiện (Event Study), sau đó đánh giá ảnh hưởng của TPP tới các doanh nghiệp niêm yết
tại sàn HOSE ngành dệt may bằng phương pháp này.
5.

Bố cục khóa luận
Bên cạnh những phần cơ bản của khóa luận như Mục luc, Lời mở đầu, Kết Luận,

Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Các danh mục viết tắt, bảng biểu, khóa luận tốt nghiệp gồm
3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM
– HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN VỀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG LÊN CỔ
PHIẾU NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH DỆT


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM –
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1. Tổng quan về các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
Đã gần trọn vẹn bốn thập kỷ từ khi đổi mới, cùng với các cải cách về cấu trúc,
chính sách mở cửa đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã trở thành
một chiến lược ưu tiên của Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền

vững. Bắt đầu bằng việc gia nhập khối ASEAN và ký kết hiệp định thương mại tự do
(FTA) AFTA vào năm 1995, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các FTAs song
phương và khu vực với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Chile, v.v… cũng
như các mạng lưới thương mại đa phương như WTO, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn
Quốc, ASEAN - Australia - New Zealand.
Đặc biệt, ngoài Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đang chuẩn bị ký kết một FTA thế hệ mới là Hiệp
định thương mại Tự do Việt Nam Liên minh châu Âu (EVFTA). EU là một liên minh
gồm 28 quốc gia ở khu vực châu Âu và là một trong những đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có FTA nào với các quốc gia
trong khu vực này. EVFTA là một FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng và mức
độ cam kết cao, bao gồm 15 lĩnh vực chính như: thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ…
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình thu hút vốn FDI tăng rõ rệt, luồng vốn
vào tăng mạnh so với thời kỳ trước đó, tổng số vốn đăng ký vào Việt Nam tăng lên mức
kỷ lục với trên 70 tỷ USD đăng ký trong năm 20081. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho lượng vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 9,6 tỷ
USD cùng năm đó. Tính trung bình, tổng lượng vốn giải ngân đạt mức 11,2 tỷ USD/năm
trong giai đoạn 2007-2015 trong đó năm 2015 với lượng vốn giải ngân tăng kỷ lục với
mức tăng 17,4% so với năm 2014, nhiều bài báo cũng đã phân tích, cho rằng có thể đây
là ảnh hưởng của TPP.

1

Theo số liệu của TCTK, 2015


4
Biểu đồ 1.1. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân
thương mại giai đoạn 2006-2015


2006 2007 2008

2009 2010

xzzzzz2015

2011 2012 2013 2014 2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bảng 1.1. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã ký kết đến hết 2015
Khuôn khổ

Đối tác

WTO

Phạm vi
(% số dòng thuế)

Hiệu lực Hoàn thành

100

2007

2019

AFTA


Nội khối ASEAN

97

1999

2015/2018

ACFTA

ASEAN - Trung Quốc

90

2005

2015/2018

AKFTA

ASEAN - Hàn Quốc

86

2007

2016/2018

AANZFTA


ASEAN - Australia - New
Zealand

90

2009

2018/2020

AIFTA

ASEAN - Ấn Độ

78

2010

2020

AJCEP

ASEAN - Nhật Bản

87

2008

2025

VJEPA


Việt Nam - Nhật Bản

92

2009

2026

VCFTA

Việt Nam - Chile

89

2014

2030

VKFTA

Việt Nam - Hàn Quốc

88

2016

2031

VCUFTA


Việt Nam - Liên minh Hải
quan Nga - Belarus
Kazakhstan

90

2016

2027

Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách


5
1.2. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Một trong những bước đi quan trọng trong quá trình tiến sâu thêm vào sân chơi hội
nhập thế giới là vào đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với
tư cách thành viên liên kết và sau đó là tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên
đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) một FTA đa phương được đánh giá là toàn diện
và có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi nhất cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù được gọi là
một hiệp định thương mại, các điều khoản của TPP không chỉ giới hạn (hay tập trung
chủ yếu) trong thương mại hàng hóa, mà tham vọng hơn, mục tiêu của TPP là nhằm viết
lại luật chơi thương mại toàn cầu bằng tự do hóa thương mại dịch vụ và dịch vụ tài
chính, thúc đẩy luân chuyển dòng vốn và lao động; mà quan trọng nhất là thiết lập các
điều kiện về thể chế để phục vụ cho các mục tiêu trên: khuôn khổ pháp lý liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), cạnh tranh, giải quyết tranh
chấp, v.v…
1.2.1. Lịch sử phát triển

Trong thực tế, TPP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái
Bình Dương (TPSEP hay là Pacific-4) được ký kết giữa 4 nước Brunei, Chile, New
Zealand và Singapore vào ngày 3/6/2005; chính thức có hiệu lực từ năm 2006. Từ năm
2006, qua nhiều kênh, Singapore đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. Trước
những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này
của Singapore.
TPSEP hầu như không thu hút được sự chú ý cho đến đầu năm 2008 khi Mỹ đồng
ý tham gia đàm phán với Pacific-4 liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh
vực dịch vụ tài chính và đầu tư. Cuối 9/2008, Mỹ tuyên bố bắt đầu thương thuyết về
TPP, cùng với sự tham gia của Australia, Peru và Việt Nam ngay sau đó vào 11/2008,
hứa hẹn mở ra vòng đàm phán thứ nhất của TPP vào 3/2009. Tuy nhiên, tình hình chính
trị nội bộ phức tạp tại Mỹ sau khi Barack Obama nhậm chức vào 1/2009 đã trì hoãn
phiên đàm phán đầu này cho đến 15-19/3/2010 tại Melbourne, Australia. Sau 3 vòng
đàm phán với 9 nước tham gia, hiện nay TPP đã có đến 12 nước tham gia thương thuyết,
với sự gia nhập của Malaysia vào 10/2010, Canada và Mexico vào 6/2012 và Nhật Bản


6
vào 7/2013. Cho đến 8/2013, đã có 19 vòng đàm phán chính thức của TPP (Bảng 1.2),
chưa kể đến nhiều phiên họp giữa kì, cấp bộ trưởng, các cuộc gặp gỡ song phương và
các chuyến viếng thăm bên lề TPP. Sau 19 vòng, các cuộc đàm phán không còn ở dạng
vòng đàm phán chính thức nữa mà tiếp tục dưới dạng các phiên họp, chẳng hạn như các
phiên họp cấp bộ trưởng và các phiên họp giữa trưởng đoàn đàm phán các nước tham
gia.
Bảng 1.2. Các vòng đàm phán chính thức của TPP đến tháng 08 năm 2013
1

Ngày
15-19/03/2010


Địa điểm
Melbourne, Australia

2

14-18/06/2010

San Francisco, Mỹ

3

05-08/10/2010

Brunei

4

06-10/12/2010

Auckland, New Zealand

5

14-18/02/2011

Santiago, Chile

6

24/3-01/04/2011


7

15-24/06/2011

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

8

06-15/09/2011

Chicago, Mỹ

9

22-29/10/2011

Lima, Peru

10

05-09/09/2011

Kuala Lumpur, Malaysia

11

02-09/03/2012

Melbourne, Australia


12

08-18/05/2012

Dallas, Mỹ

13

02-10/07/2012

San Diego, Mỹ

14

06-15/09/2012

Virginia, Mỹ

15

03-12/12/2012

Auckland, New Zealand

16

04-13/03/2013

Singapore


17

15-24/05/2013

Lima, Peru

18

14-24/07/2013

Vòng

19

Các nước tham gia
P-4, Mỹ, Australia, Peru,
Việt Nam

Singapore
P-9: P-4, Mỹ, Australia,
Peru,
Việt Nam, Malaysia

P-11: P-9, Canada,
Mexico

12 nước tham gia đàm
23-30/08/2013 Bandar Seri Begawan, Brunei phán: P-11, Nhật Bản
Kota Kinabalu, Malaysia


Nguồn: Tổng hợp từ Global Affairs Canada
Sau 19 vòng đàm phán chính thức, với toàn bộ 12 nước tham gia TPP đã trải qua
thêm 07 cuộc họp chính thức và 08 vòng đàm phán các cấp bộ trưởng và lãnh đạo quốc
gia.


7
Bảng 1.3. Các phiên họp của P12 từ sau 19 vòng đàm phán chính thức
STT

Ngày

Địa điểm
Bali, Indonesia

Cấp đàm phán
Họp cấp lãnh đạo và bộ trưởng

1

03,04, 06/11/2013

2

19-24/11/2013

Salt Lake City, Utah

3


17-21/02/2014

Singapore

Họp cấp bộ trưởng

4

19-20/05/2014

Singapore

Họp cấp bộ trưởng

5

03-12/07/2014

Ottawa, Canada

6

10-20/09/2014

Hà Nội, Việt Nam

7

19-24/10/2014


Sydney, Ausatralia

8

08-10/11/2014

Beijing, China

9

12-16/12/2014 Washington, D.C. , Mỹ

10

26/01-01/02/2015

11

09-15/03/2015

Hawaii, Mỹ

12

23-26/04/2015

Maryland, Mỹ

13


14-28/05/2015

Guam, Mỹ

14

30/09-05/10/2015

Atlanta, Mỹ

15

Đàm phán cấp lãnh đạo

12 nước P-12 họp chính thức
Họp cấp bộ trưởng
Họp cấp lãnh đạo và bộ trưởng

New York, Mỹ
12 nước P-12 họp chính thức

Họp cấp bộ trưởng

04/02/2016 Ackland, New Zealand 12 nước chính thức ký hiệp định
Nguồn: Tổng hợp từ Global Affairs Canada
Phiên họp cấp Bộ trưởng thương mại các nước TPP diễn ra tại Hawaii, Mỹ từ ngày

28-31/7/2015 kỳ vọng là có thể kết thúc được đàm phán TPP sau khi Tổng thống Barack
Obama được Quốc hội trao quyền Đàm phán nhanh (TPA) ngày 24/6/2015. Được đánh

giá là đã đến rất gần tới đích, tuy nhiên, do còn bất đồng trong ba vấn đề lớn là: tiếp cận
thị trường ô tô, sữa và thời hạn độc quyền dữ liệu đối với dược phẩm sinh học, Hội nghị
đã kết thúc mà không đạt được một tuyên bố chính thức nào về việc kết thúc đàm phán.
Ngày 30/9/2015, Bộ trưởng 12 nước bắt đầu đàm phán tại Atlanta (Mỹ) với mục
tiêu hoàn tất thỏa thuận. Cuộc họp căng thẳng kéo dài 5 ngày và đến ngày 5/10, các nước
chính thức đạt thỏa thuận cuối cùng về TPP, tuy nhiên, việc ký kết hiệp định vẫn chưa
xảy ra. Tuyên bố chung về việc đàm phán kết thúc TPP đã được đưa ra ngay sau đó với
nội dung chính:
“Chúng ta, Bộ trưởng Thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật
Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam rất vui mừng
tuyên bố rằng chúng ta đã kết thúc thành công đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái


8
Bình Dương. Sau hơn 5 năm đàm phán, chúng ta đã đạt được một thoả thuận mà sẽ tạo
ra công ăn việc làm, tạo động lực tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và thúc
đẩy sáng tạo trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.”2
Sáng 4/2/2016, bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước cuối cùng đã chính
thức ký kết để xác thực lời văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại
Aucland, New Zealand. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn
hiệp định theo quy định của pháp luật mỗi nước. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành
thủ tục pháp lý nội bộ. Đây là một mốc đánh dấu quan trọng cho Việt Nam bắt đầu tiến
vào quá trình hội nhập sâu và rộng hơn nữa mở ra tiềm năng và cả thách thức cho các
doanh trong nước.
1.2.2. Nội dung chính của hiệp định
Như vậy, cho đến nay, đã có 12 nước bên bờ Thái Bình Dương tham gia đàm phán
TPP, tạo thành khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến giờ, chiếm tới gần 40%
tổng GDP toàn cầu và khoảng 25% thương mại thế giới. Sau khi thống nhất kết thúc
đàm phán, bản tóm tắt về TPP đã được Đại diện Thương mại Mỹ công bố, trong đó

những đặc trưng giúp đưa Hiệp định TPP “trở thành một hiệp định mang tính bước
ngoặt về thương mại của thế kỷ 21, thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn
cầu và đưa ra những vấn đề thuộc thế hệ mới có khả năng tăng cường năng lực cạnh
tranh của các nước thành viên TPP trong nền kinh tế toàn cầu” bao gồm:
+ Tiếp cận thị trường một cách toàn diện: Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và
các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều
chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người
tiêu dùng của các nước thành viên.
+ Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết: Hiệp định TPP tạo
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại
không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm,

2

Nguồn trích dẫn từ />

9
nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua
biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.
+ Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại: Hiệp định TPP thúc đẩy
việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới,
trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh
nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
+ Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại: Hiệp định TPP bao
gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ
phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại. Hiệp
định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp
định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức
đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết

cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên
đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những
lợi ích của Hiệp định.
+ Nền tảng cho hội nhập khu vực: Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng
cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế
khác xuyên khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Về phạm vi, Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn
đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và
thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở
hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo
đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính
bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế. Nội dung tóm tắt
của các chương được tổng hợp ở Phụ lục 1 của bài nghiên cứu này. Bên cạnh việc nâng
cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp
định thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề
thương mại mới và đang nổi lên cũng như những vấn đề xuyên suốt. Những vấn đề này
bao gồm những nội dung liên quan đến mạng Internet và nền kinh tế số, sự tham gia
ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả


10
năng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tận dụng các hiệp định thương mại và những
nội dung khác.
1.2.3. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hiệp định
Tham gia TPP, Việt Nam không chỉ nhận được nhiều cơ hội mà còn phải đối diện
với nhiều thách thức trong cả lĩnh vực thương mại hàng hóa và các yêu cầu về cải cách
thể chế. Theo GS, TS Hoàng Văn Châu, trong cuốn sách Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương - TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam (2014), có hai thách thức lớn đối
với Việt Nam khi gia nhập TPP là:

(i) thách thức đối với quá trình đổi mới, cải cách thể chế và luật pháp;
(ii) thách thức đối với tư duy quản lý và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Cũng theo khảo sát của GS, TS Hoàng Văn Châu (2014) vào năm 2012, chỉ có
khoảng 32,8% doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng mình có hiểu biết sơ bộ về TPP,
còn lại là đã nghe nói nhưng không biết và chưa từng nghe nói đến. Đối với từng lĩnh
vực đàm phán cụ thể của TPP, một số lĩnh vực được coi là thử thách đối với Việt Nam
khi gia nhập TPP như: Quy tắc xuất xứ trong lĩnh vực Dệt May; Quyền Sở hữu Trí tuệ;
cải cách Doanh nghiệp Nhà nước; cải cách hệ thống luật pháp; và yêu cầu về tiêu chuẩn
lao động.
Đối với vấn đề Quy tắc xuất xứ, đại diện thương mại Mỹ đề nghị áp dụng quy tắc
“từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may Việt Nam, điều này sẽ loại bỏ khả năng tiếp cận thị
trường của hàng dệt may Việt Nam khi mà các nguyên liệu đầu vào đa phần đều được
nhập từ Trung Quốc. Về vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ, TPP đòi hỏi Việt Nam phải tham
gia một số công ước Quốc tế về SHTT; đồng thời, thực trạng bảo hộ SHTT ở Việt Nam
hiện nay cũng là một trở ngại khi chưa thể đáp ứng được yêu cầu của TPP. Ngoài ra,
một trong những điều kiện tiên quyết để một quốc gia tham gia vào TPP là buộc phải
bãi bỏ hoàn toàn các chế độ bảo hộ của Chính phủ đối với các DNNN. Điều này dẫn tới
khối DNNN sẽ phải đối mặt với việc giải tán các công ty bị thua lỗ hoặc tư nhân hóa
một cách hoàn toàn.


11
Một thách thức khác là về vấn đề lao động và công đoàn, GS, TS Hoàng Văn Châu
(2014) đã chỉ ra rằng có 5 thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP là:
(i) cách tiếp cận của các nước TPP rất khác và mới đối với Việt Nam;
(ii) tư duy, thể chế và thói quen của Việt Nam có những nét đặc thù riêng so với
các nước còn lại;
(iii) khả năng đáp ứng điều kiện TPP đưa ra về lao động;
(iv) ai được lợi và ai thiệt hại trong những cam kết mới về lao động; và

(v) các áp lực khác đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam.
1.3. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước tham gia TPP
Trong kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa một quốc gia với một hay một nhóm quốc
gia được thể hiện chủ yếu thông qua thương mại song phương giữa hai nước cũng như
lượng vốn đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia. Đối với Việt Nam, các nước láng giềng
trong khối ASEAN hay một số nước trong khối TPP trong những năm gần đây đều là
những đối tác thương mại quan trọng. Đồng thời, Việt Nam cũng nhận được một lượng
vốn đầu tư trực tiếp lớn từ các nước trong hai khối này.
1.3.1. Quan hệ thương mại
Các nước tham gia TPP là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam,
đặc biệt, các nước trong TPP chiếm tới 51% thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong
năm 2015, đồng thời, nhập khẩu từ các thị trường này cũng đóng góp 38% vào tổng
nhập khẩu của Việt Nam.
Kể từ năm 1990 cho tới nay, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tới các nước TPP
liên tục tăng, tỷ trọng trong tổng xuất khẩu lại không ổn định qua các năm. Xuất khẩu
sang các nước TPP đạt mức đỉnh điểm lên tới 50% xuất khẩu Việt Nam trong những
năm đầu thập niên 90 và trong giai đoạn 2003-2007.
Trong thập niên 90, Nhật Bản và Singapore luôn là hai đối tác thương mại quan
trọng của Việt Nam khi mà xuất khẩu sang hai thị trường này có lúc lên tới 50% tổng
xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 2002, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng nhanh
chóng và đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời,


12
trong thời kỳ này xuất khẩu sang thị trường Australia cũng tăng nhanh và chiếm xấp xỉ
10% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008, tỷ trọng xuất khẩu sang các nước TPP giảm dần và ổn định ở mức 38-39%.
Trong các nước TPP, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ 4 đối tác lớn bao gồm
Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Mỹ. Khác với xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu từ các
nước TPP đang có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 30% năm 2009 và cho đến năm

2015 giảm xuống chỉ còn ở mức 22,14%. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu từ
Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Trong
năm 2015, nhập khẩu từ 11 nước TPP đạt 36,06 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ phía
Trung Quốc lên tới 50,3 tỷ USD và chiếm tới 30,89% tổng nhập khẩu.
Tương tự thương mại với thế giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước TPP
cũng tập trung vào một số ngành chính như các sản phẩm máy móc, thiết bị điện, ghi
âm; nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm từ chúng; quần áo và may mặc…
Trong năm 2015, xuất khẩu Việt Nam sang TPP vẫn tập trung vào những mặt hàng
thâm dụng lao động như quần áo và may mặc; giày dép; các sản phẩm máy móc, thiết
bị điện tử; đồ dùng nội thất;... Trong đó, Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu
chính và chiếm tới 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-TPP. Với các thị trường còn
lại, xuất khẩu thường tập trung vào một số mặt hàng cố định như nhiên liệu khoáng, dầu
khoáng và các sản phẩm phân tách xuất sang thị trường Malaysia (chiếm 18,15%) và thị
trường Australia (chiếm 28,30%). Malaysia đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu
chính cho các sản phẩm máy móc, thiết bị điện, ghi âm của Việt Nam với 1,84 tỷ USD,
chiếm 23,28% tổng xuất khẩu mặt hàng này. Theo Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2014),
những mặt hàng này đều là những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh với chỉ số
lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) lớn hơn 1. Đặc biệt, khi tính chỉ số RCA dựa trên số
liệu thương mại phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC), các tác giả đã chỉ ra
rằng Việt Nam có lợi thế trong các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng nội thất,
túi xách, da giày, may mặc (tương đương với các mã HS 42, 61, 62, 64 và 94). Trong số
các mặt hàng nông nghiệp, Việt Nam có thế mạnh lớn trong mặt hàng cá, động vật giáp
xác thân mềm (tương ứng mã HS 03) với điểm RCA năm 2012 đạt 7,77 (Nguyễn Hồng
Sơn, 2014).


13
Không chỉ xuất khẩu, Việt Nam còn nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị
điệnà nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm phân tách. Kim ngạch nhập khẩu
hai mặt hàng này đạt 9,75 tỷ USD so với mức xuất khẩu 13,65 tỷ USD và chiếm 35,12%

kim ngạch nhập khẩu với các nước TPP. Các mặt hàng này chủ yếu đến từ Singapore,
Malaysia, Nhật Bản, Brunei và Canada. Một số mặt hàng khác Việt Nam nhập khẩu từ
các nước TPP như nhựa và các sản phẩm của nhựa; sắt và thép và các sản phẩm của nó;
lò phản ứng hạt nhân, nồi đun hơi và máy công cụ... từ Nhật Bản; bông; phế thải, phế
liệu từ công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc từ Canada; ngũ cốc từ Australia.
1.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xét cả về số vốn đăng ký và số dự án, các nước TPP luôn là những nhà đầu tư lớn
vào Việt Nam so với các nước trong khu vực. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực, mức
độ đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước TPP có xu hướng gấp đôi lượng vốn và số
dự án đầu tư từ các nước trong khu vực ASEAN. Điều này cũng dễ hiểu khi mà trong
khối TPP, các nước tham gia chủ yếu là những nước có nền kinh tế phát triển như Nhật
Bản, Singapore, Mỹ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn với nước ta.
Hin
̀ h 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Tổng số dự án đăng ký

Tổng số vốn đăng ký (tỷ
USD)

25000
450

20069
20000

400

394,18


350
15000

300
250

10000

200
6480

5000

150

107,75

100
50

0

0
Tổng số dự án đăng ký
Tổng

Các nước TPP

Tổng số dự án đăng ký
Tổng


Các nước TPP

*Ghi chú: lũy kế các dự án còn hiệu lực tới 31/12/2015
Nguồn: Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015


14
Xét cả về số vốn đăng ký và số dự án, các nước TPP luôn là những nhà đầu tư lớn
vào Việt Nam so với các nước trong khu vực. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực, mức
độ đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước TPP có xu hướng gấp đôi lượng vốn và số
dự án đầu tư từ các nước trong khu vực ASEAN. Điều này cũng dễ hiểu khi mà trong
khối TPP, các nước tham gia chủ yếu là những nước có nền kinh tế phát triển như Nhật
Bản, Singapore, Mỹ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn với nước ta.


15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN VỀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG LÊN CỔ
PHIẾU NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện
2.1.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu sự kiện
Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event Study) là một phương pháp trong nghiên
cứu định lượng để phân tích mức độ và chiều hướng tác động của sự kiện đến thị trường.
Trong tài chính, phương pháp này thường được áp dụng phổ biến trong việc đánh giá
tác dộng của các sự kiện như mua bán sáp nhập, thay đổi nhân sự cao cấp, thay đổi
(tách/gộp) cổ phiếu, các sự kiện hoặc tin đồn quan trọng khá đến hoạt động của doanh
nghiệp và thị trường.
Rất nhiều tài liệu về các sự kiện được nghiên cứu qua nhiều thập kỷ đã trở thành
một phần quan trọng của kinh tế tài chính. Trước thời điểm đó, "có rất ít bằng chứng về

các vấn đề trọng tâm của tài chính doanh nghiệp, nhưng hiện nay chúng ta đang có quá
nhiều vấn đề hầu hết đều được phát hiện từ các nghiên cứu sự kiện" (Fama, 1991, p.
1600). Đối với một doanh nghiệp, tính hữu ích của việc nghiên cứu sự kiện phát sinh từ
thực tế, tại đó độ lớn của kết quả bất thường tại một thời điểm bất kỳ khi phát sinh sự
kiện cung cấp một thước đo (không dự đoán được) về sự tác động của loại sự kiện này
lên tài sản của chủ sở hữu. Vì vậy, nghiên cứu sự kiện tập trung vào hiệu ứng thông báo
cho ngắn hạn xung quanh một sự kiện cung cấp bằng chứng có liên quan đến việc tìm
hiểu các quyết định chính sách của công ty.
Nghiên cứu sự kiện cũng phục vụ một mục đích quan trọng trong nghiên cứu thị
trường vốn như trong việc thử nghiệm tính hiệu quả của thị trường. Lợi nhuận chứng
khoán bất thường (khác không) có tính hệ thống (mà vẫn tồn tại sau một dạng sự kiện
đặc biệt của công ty) là không bền vững trong thị trường hiệu quả. Theo đó, các nghiên
cứu sự kiện tập trung vào diễn biến trong dài hạn, có thể cung cấp bằng chứng quan
trọng về tính hiệu quả của thị trường (Brown và Warner, 1980).
Ngoài kinh tế học tài chính, nghiên cứu sự kiện rất hữu ích trong các lĩnh vực liên
quan. Ví dụ, trong các tài liệu kế toán, ảnh hưởng của các báo cáo thu nhập trên giá cổ
phiếu đã nhận được nhiều sự chú ý. Trong lĩnh vực pháp luật và kinh tế, nghiên cứu sự


16
kiện được sử dụng để kiểm định những tác động của quy định, cũng như để đánh giá
thiệt hại trong trường hợp liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
Số lượng nghiên cứu sự kiện đã xuất bản đã đến hàng trăm bài, và tiếp tục gia tăng.
Một loại tài liệu thứ hai tương tự như vậy, trong đó tập trung vào các phương pháp
nghiên cứu sự kiện, đã được bắt đầu nghiên cứu vào những năm 1980. Hàng chục bài
báo hiện nay đã nghiên cứu một cách rõ ràng các tính chất thống kê trong phương pháp
nghiên cứu sự kiện. Cả hai loại tài liệu đều rất hoàn thiện.
Từ các báo cáo về phương thức nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã biết được nhiều
điều về nên những điều cần thực hiện trong nghiên cứu sự kiện. Trong khi ý kiến của
các nhà phân tích kinh tế về phương pháp nghiên cứu sự kiện đã thay đổi qua thời gian

thì vẫn còn chút ít những tranh cãi về tính chất thống kê của phương pháp nghiên cứu
sự kiện. Tuy nhiên đã có những bài nghiên cứu sự kiện được biết đến là đã cung cấp
được thông tin hữu ích và đưa ra những suy luận đáng tin cậy.
Trong bài nghiên cứu này sẽ trình bày các phương thức về mặt toán học quan trọng
trong phương pháp nghiên cứu sự kiện và tóm tắt những hiểu biết về thống kê mẫu và
giải thích các trường hợp nghiên cứu sự kiện. Dựa trên những giả thuyết và những bằng
chứng thực nghiệm của các tài liệu phương pháp luận, ta có thể hiểu một cách rõ ràng
những nguyên tắc trong nghiên cứu sự kiện. Thay vì cung cấp những khảo sát toàn diện
về các phương pháp nghiên cứu sự kiện, chúng ta tìm ra một cách có chọn lọc một cách
tổng quát phương pháp này.
Với phương diện đứng từ cái nhìn của một nhà kinh tế học tài chính, mục đích của
bài nghiên cứu sẽ là đưa ra phương thức để xác định và kiểm định những giả thuyết về
kinh tế có sử dụng nghiên cứu sự kiện. Vì vậy, chúng ta sẽ cố gắng theo dõi và nghiên
cứu về sự liên quan giữ các vấn đề về kinh tế và kinh tế lượng. Chúng ta sẽ đánh giá một
cách ngắn gọn các tài liệu nghiên cứu sự kiện và miêu tả sự thay đổi trong phương pháp
luận của các bài nghiên cứu sự kiện trong thời gian qua. Từ đó đưa ra được cái nhìn
chung nhất về nghiên cứu sự kiện và áp dụng vào phân tích những ảnh hưởng của TPP
đến các mã cổ phiếu ngành Dệt may trên sàn HOSE.


17
2.1.2. Tổng quan một số nghiên cứu khác trên thị trường chứng khoán sử dụng
phương pháp nghiên cứu sự kiện
2.1.2.1. Nguồn gốc của phương pháp nghiên cứu sự kiện
Theo giả thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa của Fama (1970) giả định rằng giá
chứng khoán phản ánh tất cả thông tin sẵn có và kỳ vọng về triển vọng của công ty. Với
giả định này, một người có thể phân tích sự ảnh hưởng của một sự kiện liên quan đến
triển vọng của công ty bằng cách xem xét tác động của nó đến giá của cổ phiếu công ty.
Nghiên cứu sự kiện là một phương pháp thống kê được sử dụng để thực hiện những
phân tích như vậy.

Dolley (1933) đã nghiên cứu sự thay đổi của giá trị cổ phiếu khi tách cổ phần với
việc sử dụng mẫu của 95 trường hợp tách cổ phần giai đoạn 1921 – 1931, ông đã tìm ra
rằng giá trị cổ phiếu có sự tăng lên trong 57 trường hợp và giảm sút trong 26 trường hợp
khác.
Sau đó, Phương pháp nghiên cứu sự kiện chuẩn tắc được giới thiệu rộng rãi cho
các nhà nghiên cứu tài chính trong hai bài nghiên cứu của Ball và Brown (1968) và
Fama và French (1969). Từ đó, phương pháp nghiên cứu sự kiện đã trở nên phổ biến
trong nhiều nghiên cứu về thị trường vốn. Các cả tiến của phương pháp nghiên cứu sự
kiện tiếp tục được đề xuất, nhưng các yếu tố cốt lõi trong phương pháp vẫn không thay
đổi.
Năm 1983, nghiên cứu do Jensen và Ruback (1983) thực hiện với đối tượng là các
nhà đầu tư của các công ty. Kết quả cho thấy các nhà đầu tư đã thu được lợi nhuận bất
thường đáng kể, khoảng 30% khi có sự kiện xảy ra. Trong một số trường hợp các nhà
đầu tư nhận được một ít lợi nhuận khi việc sáp nhập được công bố chính thức nhưng lại
mất đi lợi nhuận khi cuộc sáp nhập không thành công. Đối với các công ty khác, nghiên
cứu không đưa ra được bằng chứng cho thấy sáp nhập sẽ làm tăng lợi nhuận.
Trifts và Scanlon (1987) tính toán tác động của các sáp nhập ngân hàng bang lên
lợi nhuận cổ phần. Hai ông đã công bố kết quả lợi nhuận bất thường dương đáng kể đối
với các công ty mới nổi hoặc các ngân hàng mục tiêu. Giá cổ phần của ngân hàng mới
nổi trong thực tế lại tăng trưởng khoảng 20%. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng mới


×