Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH sứ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN TRONG bối CẢNH mới của THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.49 KB, 23 trang )

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA THỜI ĐẠI
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết trong mỗi thời kì chuyển biến cách mạng từ hình thái
kinh tế xã hội này sang hình thấi kinh tế xã hội khác,cao hơn luôn có 1 giai cấp
đứng ở vị trí trung tâm đóng vai trò động lực chủ yếu là lãnh đạo quá trình
chuyển biến đó.Giai cấp này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu xã hội cũ,xây dựng
xã hội mới,phù hợp với tiến trình khách quan của lịch sử.
Việc chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa,đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
Như vậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất
của chủ nghĩa xã hội khoa học. Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh
hưởng tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này
sang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế
khác…mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới,
nó tác động đến quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới.
Nghiên cứu, nhận thức một cách khoa học, đầy đủ, toàn diện về sứ mệnh
giai cấp công nhân nói chung, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam nói riêng trong thời đại ngày nay là cơ sở quan trọng tạo dựng niềm tin
khoa học vào chủ nghĩa Mác – Lênin, vào con đường đi lên CNXH của đất nước
ta trong giai đoạn hiện nay.

1


NỘI DUNG
I. Tổng quan về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân


1.1. Khái niệm giai cấp công nhân
Khác với sứ mệnh lịch sử của các giai cấp bóc lột đã từng trải qua trong
lịch sử xã hội loài người, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công công nhân theo chủ
nghĩa Mac-Lênin thì giai cấp công nhân là “đào huyệt” chôn chủ nghĩa tư bản,
đồng thời là giai cấp đứng ra tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ
nghĩa văn minh. Đó là một sứ mệnh vẻ vang, cao cả và triệt để nhất trong lịch sử
xã hội loài người, nó tạo dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, xã hội mà ở đó, như
các nhà kinh điển Mác xít khẳng định rằng, sự phát triển của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
C.Mác vàĂngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp
công nhân như: giai cấp vô sản, lao đông làm thuê ở thế kỉ XIX, giai cấp vô sản
hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại…như những từ đồng nghĩa để biểu thị một
khái niệm: giai cấp công nhân, con đẻ của nền đại công nghiệp hiện đại, giai câp
đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Theo C.Mác và Ăngghen giai cấp công nhân mang hai thuộc tính cơ bản
sau đây:
- Về phương thức lao động, phương thúc sản xuất: đó là người lao động
trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa: đó là người lao động
không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư
bản bóc lột về giá trị thặng dư.
C.Mác vàĂngghen đặc biệt nhấn ạnh hai tiêu chí trên, vì đây chính là hai vị
trí phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp khác trong xã hội. Họ phải kiếm
được việc làm và họ phải kiếm được việc làm khi họ bán sức lao động.

2


Quan điểm đó cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương

pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại,đặc biệt làđể làm
sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.
Căn cứ hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa: Giai cấp
công nhân là giai cấp của những người lao động được hình thành và phát triển
cùng với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao, là giai
cấp đại biểu của lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời
đại hiện nay, có sứ mệnh lich sứ lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động các
nước tiến hành cách mạng XHCN, xây dựng chế độ XHCN, CSCN.
1.2. Đặc diểm của giai cấp công nhân
- Một là: GCCN là giai cấp tiên tiến nhất.GCCN là con đẻ của nền sản xuất
công nghiệp hiện đại,đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.Do đó GCCN
ngay càng có trình độ nghề nghiệp,trình độ kỹ thuật,trình độ học vấn cao hơn.
- Hai là: GCCN có lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản
và thống nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp nhân dân lao động khác.
- Ba là: GCCN có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mac_Lênin,phản ánh sứ mệnh
lịch sử của GCCN,dẫn dắt GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giảI
phóng xã hội,giảI phóng con ngời.GCCN cóđảng tiên phong của mình làĐảng
cộng sản.
- Bốn là: GCCN có tinh thần cách mạng triệt để:Dới chếđộ TBCN,GCCN
bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và do đó bịáp bức bóc lột nặng nề.muốn tự
giải phóng,họ phải lật đổách thống trị của giai cấp tư sản,xoá bỏ chếđộ sở hưũ
tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất sự nghiệp đấu tranh giải phóng GCCN chỉ có
thể hoàn tất khi trong xã hội không còn tình trạng phân chia giai cấp.Do
đó,muốn tự giải phóng giai cấp công nhân phải đồng thời tiến hành cuộc đấu
tranh giải phóng toàn xã hội.Mặt khác,tính triệt để cách mạng của GCCN còn
thể hiện ở chỗ nóđược trang bị hệ thống tư tưởng tiên tiến là học thuyết
Mác_Lênin,được đội ngũ tiên phong của nó làĐảng cộng sản lãnh đạo.

3



- Năm là: GCCN có tính tổ chức kỷ luật cao:Điềukiện sản xuất tập trung và
trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại,cớ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ …đã tôi
luyện cho GCCN hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao.Mặt khác GCTS là một lực
lương quốc tế, nên để chống lại lực lợng nay, GCCN phải đoàn kết lại thành một
lực lượng quốc tế có tổ chức chặt chẽ và sự thống nhất cao.
- Sáu là: GCCN là giai cấp có bản chất quốc tế. GCCN trên thế giới có địa
vị kinh tế-xã hội giống nhau.Trong xã hội TBCN,ởđâu họ cũngchỉ là những
người làm thuê,làđối tượng áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.Do vậy, họ có mục
tiêu đấu tranh chung là: xoá bỏ chếđộáp bức bóc lột TBCN,xây dung chếđộ
XHCN không còn tình trang người bóc lột người .Chính những điểm chung đó
tạo nên bản chất quuốc tế của GCCN,họ phải đoàn kết lại,phối hợp đấu tranh
trên pham vi quốc tế. Bản chất quốc tế của GCCN còn thể hiện ở chỗ lợi ích
quốc tế khách quan của GCCN không tách rời mà gắn bó mật thiết với lợi ích
chân chính của dân tộc,GCCN nước nào cũng phải trở thành giai cấp dân tộc.
1.3. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân
1.3.1. Nội dung
Lịch sử phát triển của thế giới chính là sự phát triển của các hình thái kinh
tế xã hội từ thấp đến cao.Trong xã hội có giai cấp,để giải quyết mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hoá cao với quan hẹ sản xuất
cũ,giữa giai cấp thống trị với giai cấp lao động phải phát triển từ hình thái kinh
tế xã hội thấp đến cao.
Trong sự chuyển biến của hình thấi kinh tế trong xã hội,là giai cấp trung
tâm, có nhiệm vụ phảI thảo mãn các điều kiện như: là giai cấp đại diện cho môtj
phương thức sản xuất tiên tiến;là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập;giai cấp này
phảI tiến hành thuyết phục tập hợp và tổ chức quàn chúng làm cách mạng. Và
hai nhiệm vụ quan trọng là: tiến hành xoá bỏ chếđộ cũ, xây dung hình tháI kinh
tế xã hội mới tiến bộ hơn.


4


Nội dung thực chất của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở đây
chính là:
Trong lĩnh vực kinh tế: GCCN tiến hành xoá bỏ chếđộ tư hữu tư nhân tư
liệu sản xuât,xây dựng chếđộ công hữu tư liệu sản xuát,nâng cao năng suất lao
động,thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân.Sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối cùng của giai cấp
công nhân,thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn:làm theo năng lực hưởng
theo nhu cầu.Do đó càn phải được thực hiện một cách lâu dài, gian khổ, trải qua
từng bước cụ thể.Xoá bỏ chếđộ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất; xây dựng
chếđộ công hữu là quá trình phù hợp nhưng phải dần dần,từ từ tong bước.
Trong lĩnh vực chính trị: GCCN phải trở thành giai cấp thống trị trong xã
hội.đó là phải đập tan chính quyền tư sản.Xây dung chính quyền nhà nước(nền
chuyên chính vô sản):thực chất làđểđảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân
dân,giữ vai trò quan trọng là công cụ xây dựng xã hội mới,là kiểu nhà nước nửa
nhà nước và nhà nước tự tiêu vong.
Trong lĩnh vực xã hội: Phải tiến hành xoá bỏ giai cấp bóc lột,phải xoá bỏ
giai cấp nói chung,tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người.
Có thể nói nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN bao gồm bốn sự
nghiệp.Đó là sự nghiẹp giải phóng giai cấp,sự nghiệp giải phóng xã hội,dân
tộc.Giải phóng người lao động và sự nghiệp giải phóng con người.Đây chính là
nấc thang phát triển trong sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội.Sứ mệnh lịch
sử của GCCN phải được thực hiện trên toàn thế giói.Vàđể thực hiện sứ mệnh
lịch sử của GCCN là một quá trình lâu dài,gian khổ phức tạp,nên những người
cộng sản phải kiên trì,không nóng vội,nó phải được tiến hành hai giai đoạn:Tập
trung lực lượng để giành chính quyền và tập trung lưc lượng để xây dung chếđộ
xã hội mới.
1.3.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN

Học thuyết C.Mác vàĂngghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN là luận chứng
khoa học vềđịa lý kinh tế xã hội và vai trò lịch sử của GCCN ,về mục tiêu vàcon

5


đường để giai cấp đó hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.Học thuyết đã chứng
minh sứ mẹnh lịch sử của GCCN được quy định bởi những điều kiện kinh tế,xã
hội khách quan.
Trong xã hội có giai cấp,chỉ có GCCN là giai cấp duy nhất có khả năng
đảm nhận và hoàn thành sứ mệnh lịch sử xoá bỏ mọi xã hội bóc lột giải phóng
nhân loại,đó là do địa vị kinh tế xã hội vàđặc điểm của GCCN.
Trong nền đại công ngiệp,giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến.Bởi vì giai cấp công nhân luôn làđại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến.Bởi vì GCCN luôn làđại biểu cho lực lượng sản xuất,nắm toàn bộ
tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất để sáng tạo ra của cải vật chất
cho xã hội.Có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội.Do đó
GCCN có khả năng đưa ra một phương thức sản xuất có lực lượng sản xuất phat
triển phù hợp với quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở công hữu hoá về tư liệu sản
xuất.Đây là phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất TBCN,hoàn
toàn có khả năng thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.GCCN có lợi
ích đối lạp với lợi ích giai cấp tư sản,có tinh thần cách mạng triệt để,cóý thức tổ
choc kỷ luật cao,có hệ tư tưởng khoa học và cach mạng đó là chủ nghĩa
Mác_Lênin,cóđảng tiên phong,đó làĐảng cộng sẩn. Những địa vị vàđặc điểm ấy
không thể cóđược ở giai cấp nào ngoài giai cấp công nhân.Bởi vì nó là sản phẩm
của nền đại công nghiệp.
Quá trình phát triển của nền đại công ngiệp giai cấp công nhân được trang
bị nhiều kiến thức mới về văn hoá cơ bản,khoa học ,công nghệ,tay nghề,nhận
thức chính trị,đó cũng là yêu cầu khách quan ngày càng cao của sự phát triển
công nghiệp ngày càng hiện đại đối với GCCN,đó là những điều kiện trí tuệđối

với một gai cấp lãnh đạo cách mạng.
Nền công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá,quốc tế hoá ngay cang
cao thì GCCN càng tăng thêm lưc lượng.Sự gia tăng này là do các giai cấp và
tầng lớp xã hội khác ngay càng được lôi cuốn vào nền sản xuất công nghiệp hiện
đại.Đồng thời họ cũng tham gia vào nhiều hoạt động chính trị –xã hội khác cùng

6


vươn lên làm chủ sản xuất,làm chủ xã hội.Nghĩa là cùng với sự phat triển của
đại công nghiệp các giai cấp,tầng lớp xã hội khác thì bị phân hoá,còn trái lại giai
cấp công nhân trỏ thành giai cấp ổn định và ngày càng phát triển về số lượng và
chất lượng.Đó là một xu thế khách quan của lịch sửđối với giai cấp công nhân.
Trong chủ nghĩa tư bản,sự tiềm ẩn mâu thuẫn cơ bản,tiền đề của sứ mệnh
lịch sử của GCCN đó là:
+ Về kinh tế:Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng mang tính
chất xã hội hoá vơí quan hệ sản xuất ngày càng tư hữu hoá tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất.
+ Về chính trị: Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư
sản.Cả hai mặt này không thể giải quyết trong khuôn khổ xã hội tư bản,tất yếu
dẫn đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do GCCN lãnh đạo.Ngày nay thế giới
đang chứng kiến những đổi thay phong phú trong quan hệ quốc tế giữa các quốc
gia dân tộc,trong đó nổi bật vẫn là quan hệ nhằm phát triển kinh tế xã hội.Điều
đóđã vàđang mang lại những cơ hội tiếp xúc nhiều hơn giữa phong trào công
nhân các nước.đây làđiều kiện tốt để giai cấp công nhân các nước học hỏi lẫn
nhau trong quá trình thưc hiện sứ mệnh lịch sử của mình.Những lý do trên là sự
quy định khách quan sứ mệnh lịch sử của GCCN.Tầng lớp tri thức,giai cấp nông
dân,sẽ là lưc lượng tham gia vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,chứ không
thể là lực lượng lãnh đạo,tổ chức tiến hành cuộc cách mạng này.Bởi vì tri thức
và giai cấp nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất riêng trong

lịch sử,không có một hệ tư tưởng riêng.
Từ sự phân tích vềđịa vị kinh tế xã hội và những đặc điểm xã hội chính trị
của giai cấp công nhân,chính đó là những cơ sở khách quan để khẳng định
GCCN có sứ mệnh lịch sử làđấu tranh để thủ tiêu chếđộ tư bản chủ nghĩa và
từng bước xây dựng thành công xã hội mới –xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ
nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giói.
Đó là những quy định khách quan cho sứ mệnh lịch sử của GCCN.Trí
thức,nông dân…,sẽ là lực lượng tham gia vào cuộc cách mạng XHCN chứ

7


không thể là lực lượng lãng đạo và tổ chức cuộc cách mạng XHCN.Bởi vì, trí
thức và nông dân không đại biểu cho một phương thức sản xuât riêng trong lịch
sử,không có một hệ tư tưởng riêng.Vả lại,trong CNTB,mâu thuẫn cơ bản là mâu
thuẫn trực tiếp giữa GCCN và giai cấp tư sản,do đó cách mạng XHCN phải là
cách mạng của GCCN,đồng thời giải phóng cho cả nông dân,trí thức và nhân
dân bị áp bức,bóc lột.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đấu tranh xoá bỏ xã hội tư sản
và từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên
pham vi toàn thế giới.Quá trình đó chỉ được thực hiện thông qua cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa và cach mạng xã hội chủ nghiã là một tất yếu lịch sử vi:
nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa là mâu thuẫn vốn có
trong long xã hội tư bản,đó là mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản
xuất đến trình độ xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu
tư nhân tư liệu sản xuất,mà quan hệ sản xuất này đã trở nên lỗi thời,kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất.Biểu hiện về mặt chính trị xã hội của mâu
thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ,đây là
mâu thuẫn đối kháng và không thể điều hoà,mâu thuẫn này trực tiếp dẫn đến
cách mạng XHCN.

Khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì một mặt
những mâu thuẫn trên phát triển càng gay gắt,đòng thời xuất hiện them những
mâu thuẫn mới đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các nước thuộc
địa,phụ thựôc,giữa đế quốc với đế quốc.Tất cả những mâu thuẫn đó càng đẩy
nhanh tới sự chin muồi của cách mạng xã hội chủ nghiã.Lênin đã chỉ rõ”chủ
nghiã đế quốc là đêm trước,là phòng chờ của cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Tuy nhiên cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải diễn ra một cách tự
phát,mà nó là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp lâu dài ,gian khổ của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự thống trị của giai cấp tư
sản.Cách mạng XHCN chỉ diễn ra ở những nơi có tình thế cách mạng.Tình thế
cách mạng là biểu hiện của sự chin muồi của những điều kiện khách quan.Có

8


tình thế cách mạng vẫn chưa đủ mà cần phải có những nhân tố chủ quan,bao
gồm sự lãnh đạo của Đảng tiên phong và tinh thần, hành động cách mạng quần
chúng.
Như vậy, đỉnh điểm của sự chín muồi của những nhân tố khách quan và
chủ quan sẽ đưa đến thời cơ cách mạng.GCCN thong qua Đảng tiên phong của
mình chọn đúng thời cơ phát động quần chúng đứng lên dung bạo lực cách
mạng để lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và các thế lực phản động giành
lấy chính quyền nhà nước, thiết lập chuyên chính vô sản, mở đường cho công
cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội XHCN và CSCN.
Do đó cách mạng XHCN là cả một quá trình bao gồm việc lật đổ chính
quyền nhà nước của giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản và dung
chuyên chính vô sản để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hôị mới trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống.Đó là quy luật phổ biến của quá trình thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sửđó,giai cấp công nhân phải tự tổ chức ra

chính đảng của mình,tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,thiết lập
chuyên chính vô sản,thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dung xã hội
mới-xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy, GCCN sau khi tiến hành thành công cách mạng XHCN tức là sẽ
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.CHính vì vậy mà cách mạng XHCN chính
là nội dung hành động quan trọng nhất trong quá trình thực hiện sư mệnh lịch sử
của mình.Chỉ khi cách mạng XHCN thành công thì giai cấp công nhân mới hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình.
1.3.3. Những điều kiện chủ quan để thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN
Do trưởng thành trong nền đại công nghiệp nên trình độ văn hoá khoa học
kỹ thuật công nghệ, tay nghề ngày càng cao làm tăng hiệu quả sản xuất,nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của GCCN.tính tự giác xã hội chủ nghĩa và chủ
nghĩa Mác_Lênin làm cho lập trường giai cấp càng vững vàng, hoạt động công
đoàn nghiệp đoàn ngày càng có chất lượng cao, ý thức bảo vệ đảng bảo vệ nhà

9


nước, chế độ ngày càng củng cố. Có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện
tiêu cực và âm mưu chống phá cách mạng của kẻ thù, đi đầu trong quá trình sản
xuất hiện đại và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Đó là những yếu tố tốt đẹp mà ngày
nay GCCN ngày càng được bồi đắp và nuôi dưỡng.
Đảng cộng sản, Đảng tiên phong của GCCN trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử, được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp gữa chủ nghĩa Mác với
phong trào công nhân. Đảng cộng sản lá nhân tố chủ quan hang đầu lãnh đạo và
tổ chức thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GCCN. Vì đảng cộng sản là
lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu và là đội tiên phong của GCCN và
nhân dân lao động. Do đó Đảng phải thường xuyên được xây dựng vững mạnh
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Trong điều kiện của thời đại ngày nay, khi nhân loại bước vào“nền văn

minh tin học”, văn minh trí tuệ” và “kinh tế tri thức” thì càng có đủ tư liệu thực
tiễn và lý luận để khẳng định rằng số lượng và chất lượng của GCCN không hề
giảm mà ngày càng tăng lên, vai trò có sứ mệnh của giai cấp công nhân vẫn
được xác định một cách khách quan, càng chứng minh sâu hơn luận điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác_Lênin về giai cấp công nhân hiện đại và sứ mệnh lịch sử của
nó. Điều đó đã là bằng chứng bác bỏ những luận điểm sai trái cho rằng trong
thời đại ”văn minh trí tuệ”, ”kinh tế tri thức” thì giai cấp công nhân sẽ suy giảm
vì không có trí tuệ , rằng chỉ có tri thức mới có khả năng trí tuệ.
Ngày nay, những mâu thuẫn về kinh tế,chính trị, xã hội trong chủ nghĩa tư
bản tồn tại nhưng đang phát triển theo chiều sâu và kinh tế hơn do giai cấp tư
sản bóc lột giá trị thặng dư tinh vi hơn đối với lao động kỹ thuật cao của giai cấp
công nhân và trí thức.Chính vì vậy giai cấp tư sản đã phải điều chỉnh phúc lợi
với thực hình thực tế,như điều chỉnh phúc lợi tạm thời,mua chuộc lãnh tụ công
đoàn…Do đó chỉ có những Đảng cộng sản và”công đoàn vàng ở một số nước đã
thoả hiệp,dao động,biến chất,về vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.Đó là những biểu hiện sai trái chúng ta cần cảnh giác và phê phán.

10


II. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh
mới của thời đại ngay nay.
2.1. Khái quát về thời đại ngày nay
Dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
để phân tích xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã xem xét vấn
đề thời đại một cách khoa học, phù hợp với sự vận động phát triển của lịch sử
loài người. Các ông đã coi hình thái tồn tại của thực tế xã hội là hình thái kinh tế
- xã hội và quá trình phát triển của xã hội là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội
từ thấp đến cao. Theo Mác và Ăng-ghen, lịch sử phát triển xã hội loài người cho
đến thế kỷ XIX là các hình thái: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong

kiến và tư bản chủ nghĩa. Từ đó, các ông đã rút ra kết luận là hình thái kinh tế
-xã hội cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản
chủ nghĩa.
Như vậy, có thể hiểu thời đại theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng, thời đại là một khái niệm chính trị - kinh tế - xã hội khái quát tiến trình
phát triển của lịch sử loài người, là thời gian rất dài để chỉ sự phân kỳ lịch sử xã
hội và để phân biệt những nấc thang phát triển của hình thái kinh tế xã hội mà
theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở
đường cho sự phát triển một thời đại mới. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga,
nhân loại bắt đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Thời đại theo nghĩa hẹp là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội dung
phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ…
Theo quan điểm của Lê-nin, nội dung thời đại mới - thời đại ngày nay, là
xóa bỏ chủ nghĩa tư bản đồng thời thiết lập những cơ sở của xã hội là hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đây là một quá trình lịch sử lâu dài, được bắt đầu
từ nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, và sau đó là nhiều nước
khác trên thế giới.

11


Nội dung thời đại có hai vấn đề mấu chốt. Một là, thời đại hiện nay là thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Hai là, thời đại được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga. Nhận định về nội
dung thời đại như vậy là sự khái quát mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, đầy
tính thuyết phục, đã được sự nhất trí cao trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
Tuy nhiên, sau khi thể chế xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên
Xô sụp đổ, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện này để dấy lên một chiến dịch

công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, bài bác những luận điểm cơ bản
nhất về thời đại hòng làm tiêu tan lý tưởng cộng sản trong tâm trí nhân loại.
Sự phát triển của xã hội loài người từ sau Cách mạng Tháng Mười đã
chứng tỏ rằng, lý tưởng Tháng Mười đã không chỉ là ngọn đèn pha dẫn đường
tỏa sáng, mà còn có những đóng góp thực tế to lớn. Cách mạng Tháng Mười là
tiếng chuông đánh thức lịch sử, báo hiệu một trang sử mới của thế giới. Thế giới
trước Cách mạng Tháng Mười là một thời kỳ u mê, an phận, là thời đại của chủ
nghĩa tư bản. Sự đột phá Tháng Mười làm cho chủ nghĩa tư bản bị đổ vỡ một
mảnh lớn. Thế giới bừng tỉnh, bung ra với sức mạnh mới của sự hình thành và
phát triển của chủ nghĩa xã hội làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải
phóng xã hội , giải phóng con người. Thành quả của cách mạng Tháng Mười đã
tạo cho loài người có khả năng kìm giữ sự lộng hành của chủ nghĩa tư bản, làm
thay đổi cả những yếu tố bên trong của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã
không thể sống tự nó nữa mà đã phải cố gắng vì sự tồn tại của nó. Những thay
đổi trong chiến lược kinh tế, chính trị để thích nghi, những thay đổi trong các
chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo xã hội… ở các nước tư bản phát triển hiện
nay đều do kết quả của xã hội đấu tranh của những người lao động và sâu xa
hơn là được ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười..
Từ những phân tích trên đây, chúng ta càng thống nhất với nhận định rằng,
mặc dù tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới có nhiều thay
đổi, có khi là thay đổi khôn lường nhưng bản chất của thời đại không thay đổi.
12


Tình hình cụ thể trong từng thời kỳ của thế giới có những biến động nhưng điều
đó không làm thay đổi nội dung của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế
giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu
hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra dưới
nhiều hình thức. Nói cách khác, nội dung sứ mệnh lịnh sử của giai cấp công

nhân trong thời đại ngày này không những không mất đi mà còn trở nên sâu sắc
và hiện thực hơn bao giờ hết. Với tư cách là một bộ phận của giai cấp công nhân
quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mệnh lịch sử chung, đồng thời có
nhiệm vụ riêng mà như Mác nói, trước hết giai cấp công nhân mỗi nước phải
hoàn thành sứ mệnh đó ở quốc gia mình.
2.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại
2.2.1. Thực trạng của GCCN Việt Nam hiện nay.
Để chứng minh cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, ta sẽ xet trên
tình hình thực tế của nước ta. GCCN Việt Nam là một trong những bộ phận của
giai cấp công nhân quốc tế, nhưng do điều kiện ra đời và hoàn cảnh lịch sử nước
ta nên nó còn mang những đặc điểm riêng:
Nước ta ra đời từ môt nước nông nghiệp lạc hậu,một nước thuộc địa nửa
phong kiến,sau các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX), GCCN Việt Nam đã ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam và là
giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp.Sinh ra và lớn lên ở một
nước thuộc địa,nửa phong kiến,dưới sự thống trị của đế quốc Pháp,một thứ
CNTV thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp ở nước thuộc
địa, nên GCCN Việt Nam phát triển chậm.
Hiện nay theo thống kê,số lượng công nhân nước ta có 10,2 triệu trên tổng
số 80 triệu dân,trong đó có 1,8 triệu công nhân trong doanh nghiệp nhà
nước.Còn trình độ học vấn có: 62% có trình độ trung học phổ thông; 28% có
trình độ phổ thông cơ sở; 5% có trình độ tiểu học và 0,32 không biết chữ.Chính

13


những hạn chế đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp cách mạng của giai
cấp công nhân.
GCCN Việt Nam đại đa số xuất than từ nông dân nghèo ra đô thị,vào các

đồn điền,xưởng máy nhỏ…làm thuê cho chủ tư sản xâm lược.
Khi ra đời,GCCN Việt Nam có trình độ khoa học kỹ thuật,tay nghề và
mức sống còn thấp.
Tuy nhiên,GCCN Việt Nam sinh ra trong long một dân tộc có truyền thống
đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm,lao dộng cần cù,gắn bó mật thiết với dân
tộc,nhất là nông dân và các tầng lớp lao động.
Ra đời sau cách mạng tháng Mười Nga,trong bối cảnh quốc tế mà lực
lượng cách mạng lớn mạnh ở nhiều nơi,nhất là ở nước Nga Xô Viết,GCCN Việt
Nam có sự trưởng thành sớm.GCCN Việt Nam sớm được giác ngộ cáchmạng và
thành lập Đảng tiên phong do Hồ Chí Minh- người đưa chủ nghĩa Mac-Lênin
vào Việt Nam và Đông Dương-sáng lập và rèn luyện.
GCCN Việt Nam là một bộ phận của GCCN quốc tế,thực sự là giai cấp
tiên phong của dân tộc,kể cả trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong
công cuộc xây dựng sự phồn vinh của dân tộc.GCCN Việt Nam thực sự là chỗ
dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới.
Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới hiện nay,có một bộ phận công nhân
không đáp ứng được yêu cầu và vai trò của giai cấp,thậm chí có sự suy thoái về
phẩm chất,về đạo đức lối sống,tay nghề thấp,bất cập trứoc yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Điều đó đòi hỏi giai cấp công nhân Việt
Nam cần khắc phục nhanh chóng những hạn chế của mình,phát triển giai cấp
công nhân cả về số lượng,chất lượng,không ngừng nâng cao trình độ tư
duy,trình độ tổ chức hoạt động thực tiễn…chỉ có vậy mới đáp ứng được đòi hỏi
của thực tiễn, mới hoàn thành được sứ mệnh đối với dân tộc
Trong giai đoạn hiện nay,trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội,đội ngũ công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động
chân tay và lao động trí óc hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp và

14



dịch vụ công nghiệp thuộc các doanh nghiệp Nhà nước,hợp tác xã hay thuộc khu
vực tư nhân,hợp tác lien doanh với nước ngoài.Họ hình thành một giai cấp công
nhân thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến,thông qua Đảng
cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác_Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Chính vì thế,để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,giai cấp công nhân
Việt Nam phải được phát triển về số lượng và chất lượng,vươn lên khắc phục
những hạn chế,từng bước đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá,hịên đại hoá đất nước.Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ IX Đảng cộng sản
Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.Đại hội chỉ rõ:”đối với giai cấp công nhân ,coi trọng
phát triển về số lưọng và chất lượng,nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,trình
độ học vấn và nghề nghiệp,thực hiện”tri thức hoá công nhân”,nâng cao năng lực
ứng dụng và sang tạo công nghệ mới,lao động đạt năng suất,chất lượng và hiệu
quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ
mới…”
2.2.2. Vai trò của đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của GCCN
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam, Đảng cộng sản Việt
Nam là nhân tố quyết định trước tiên. Cuộc đấu tranh của GCCN chống giai cấp
tư sản, trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ tự phat đến tự giác. Yếu tố có
ý nghĩa quyết định sự chuyển biến về chất là sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác
vào phong trào công nhân. Sự thâm nhập đó dẫn đến sự hình thành chính Đảng
của GCCN.
Sau khi ra đời, Đảng cộng sản với vai trò là người tiếp tục sự nghiệp kết
hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân trên quy mô lớn hơn nhằm giành

15



thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, đã bước đầu xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản , chỉ khi khi nào GCCN tự tổ
chức ra chính Đảng của mình để lãnh đạo thì cuộc đấu tranh mới có thể đảm bảo
giành được thắng lợi chon vẹn.
Đảng cộng sản là bộ phận không thể tách rời của GCCN. Mục đích và lợi
ích của đảng và của GCCN là thống nhất . Không có đảng cộng sản, hạt nhân
chính trị của phong trào công nhân, bản thân giai cấp công nhân không thể trở
thành lực lượng chính trị độc lập, cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo
cách mạng
Đảng cộng sản là người đại diện chân chính cho lợi ích của dân tộc. Trong
phạm vi một nước đồng thời cũng vì lợi ích chung của phong trào cộng sản và
quốc tế. Chính vì vậy , GCCN dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra đựoc cơ sở
thống nhất tư tưởng và hành động , phát huy tư cách là người lãnh đạo trong đấu
tranh chống áp bức bóc lột xây dựng xã hội mới.
Sức mạnh để chiến thắng giai cấp tư sản và mọi kẻ thù khác ,không phải
chỉ là ở số lượng và ở tinh thần chiến đấu của GCCN mà chủ yếu là ở trình độ tổ
chức và giác ngộ chính trị của nó.Điều đó dược thể hiện tập trung ở chính đảng
một tổ chức bao gồm những người ưu tú nhất,giác ngộ chính trị xã hội cao,có
tinh thần đấu tranh kiên quyết nhất của GCCN và nhân dân lao động.Vì vậy
Đảng cộng sản luôn là đội tiên phong chính trị của GCCN và của toàn xã
hội.Đảng có nhiệm vụ sáng tạo chủ nghĩa Mác_Lênin ,phân tích đúng đắn hoàn
cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng,đề ra mục tiêu,phương
hướng, đường lối,chính sách đúng,phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan
của đất nước.Đồng thời Đảng giáo dục,tổ chức,lãnh đạo GCCN và toàn thể nhân
dân thực hiện công cuộc xoá bỏ chế độ xã hội cũ,xây dựng thành công chế độ xã
hội mới xã hội chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
2.2.3. Những phương hướng và giải pháp xây dựng GCCN ở Việt Nam


16


Hiện nay, nước ta trong thời kỳ “Đổi mới” toàn diện đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục thiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Qua gần 30 năm
“Đổi mới” đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự phát triển
của đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công nhân nước
ta ngày càng phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Giai cấp công nhân
là một lực lượng lao động chủ yếu có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân,
đi tiên phong trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong
nghiên cứu phát minh và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ
mới vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, làm ra
nhiều của cải cho xã hội, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu
nước mạnh… Cả nước ta đã và đang hình thành đội ngũ công nhân, cán bộ khoa
học kỹ thuật quản lý doanh nghiệp có trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề
cao, thích ứng với cơ chế mới, từng bước làm chủ kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
năng động sáng tạo, tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm trong sản xuất kinh
doanh, có đạo đức và lối sống lành mạnh, kiên định theo lý tưởng xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường, giai cấp công nhân nước ta đang có chuyển dịch về số lượng,
cơ cấu ngành nghề, chất lượng đội ngũ công nhân lao động chưa cao, trình độ
văn hóa, kiến thức khoa học kỹ thuật tay nghề còn thấp, chưa đáp ứng kịp thời
với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đảm bảo cho giai cấp công nhân thực sự làm nòng cốt, đội tiên phong
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và nhà nước ta đã có chính
sách về sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đãi ngộ và các chính sách khác liên quan
đến công nhân lao động như: việc làm, tiền lương, phụ cấp, bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội - Nhưng vấn đề quan trọng là phải xây dựng giai cấp công nhân

vững mạnh về số lượng và chất lượng, đa dạng về ngành nghề, tiếp cận nhanh
chóng với công nghệ hiện đại, có năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới,

17


vững vàng phấn đấu theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm tròn sứ mệnh lịch
sử của mình.
Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh về mọi mặt là trách nhiệm của
Đảng và Nhà nước, trong đó công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng có vai trò và
trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng đội ngũ công nhân vừa “hồng” vừa
“chuyên”, bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân lao động. Bên cạnh đó, bản
thân tổ chức công đoàn cũng phải được xây dựng vững mạnh, đội ngũ cán bộ
công đoàn phải ra sức học tập nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, nắm vững tri thức khoa học kỹ thuật sản xuất, thì mới có thể tham gia đắc
lực vào việc quản lý kinh tế - kỹ thuật, tham gia xây dựng và bảo đảm thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, mới làm tròn trách nhiệm là trường
học quản lý kinh tế. Mọi công tác của công đoàn đều phải nhằm phục vụ cho
nhiệm vụ trung tâm là quản lý kinh tế.Trước mắt, cần đẩy mạnh các phong trào
thi đua trong công nhân lao động, nhất là phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao
động sáng tạo, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao”.
Như Lê-nin đã dạy: Công đoàn nói chung là trường học của chủ nghĩa cộng sản,
thì nói riêng công đoàn phải là trường học quản lý công nghiệp xã hội chủ nghĩa
(rồi dần dần quản lý nông nghiệp cho tất cả quần chúng công nhân rồi cho tất cả
những người lao động). “Mọi công tác của công đoàn đều phải nhằm phục vụ
cho nhiệm vụ trung tâm là quản lý kinh tế”.
Đảng ta xác định: Đối với GCCN, coi trọng việc phát triển về số lượng và
chát lượng,nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,trình độ học vấn và nghề
nghiệp,thực hiện”trí thức hoá công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng
tạo công nghệ mới,lao động đạt năng suất cao,chất lượng và hiệu quả ngày càng

cao,xứng đáng là lực lượng đi đầu trong trong công nghiệp hoá , hiện đậi hoáđất
nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kì mới. Bảo vệ quyền lợi,nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của GCCN trong điều kiện thực hiện kinh tế
thị trường.Tăng cường đào tạo cán bộ lănh đạo,quản lí và kết nạp đảng viên từ

18


những công nhân ưu tú,tăng cường thành phần công nhân trong đội ngũ cán bộ
lãnh đạo các cấp,các ngành.
Công nhân Việt Nam hiện nay có mặt ở mọi thành phần kinh tế, nhưng
định hướng XHCN đòi hỏi chú trọng và yêu cầu ngày càng cao với đội ngũ công
nhân khu vực kinh tế nhà nước đẻ tạo cơ sở làm tốt vai trò chủđạo thực sự của
kinh tế nhà nước;cùng kinh tế tập thể làm nền tảng vững vàng cho toàn bộ nền
kinh tế cả nước.
Ngoài ra, phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá,vừa tạo điều kiện,vừa
đặt ra yêu cầu để GCCN Việt Nam nâng cao trình độ học vấn,trình độ khoa học
kĩ thuật,trình độ tay nghề…
Mặt khác, từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp líđến chuyển giao khoa học
công nghệ hiện đại hợp lí mà có căn cứđào tạo,đào tạo lại GCCN một cách khoa
học,hiệu quả và thiết thực,từđó tạo việc làm,tăng thu nhập cho GCCN.
Cuối cùng, để phát triển GCCN ở nước ta hiẹn nay, cần đổi mới hệ thống
chính trịở các doanh nghiệp có công nhân,nhằm bảo vệđúng đắn lợi ích của
cong nhân;giáo dục, tổ chức đào tạo và yêu cầu ngày càng cao đối với GCCN
trong quá trình sản xuất kinh doanh,hoạt động chính trị-xã hội gắn với quá trìn
công nghiệp hoá,hiện đại hoáđất nước theo định hướng XHCN.
Theo đó, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của giai
cấp công nhân trong thời kì phát triển mới của đất nước. Nâng cao giác ngộ và
bản lĩnh chính trị,trình độ học vấn và tay nghề,bồi dưỡng tác phong công
nghiệp,thực hiện” trí thức hoá công nhân”. Xây dựng và thực hiện tốt cơ

chế,chính sách,tạo động lực cho GCCN. Đổi mới tổ chức,phương thức lãnh đạo
của tổ chức cơ sởĐảng trong các doanh nghiệp. Kiện toàn tổ chức vàđổi mới
phương thức hoạt động của công đoàn,đáp ứng yêu cầu xây dựng và phat triển
giai cấp công nhân trong thời kì mới. Đẩy mạnh phong trào công nhân xây dựng
nếp sống văn hoá trong lao động sản xuất,trong sinh hoạt,trong tổ chức đời sống
gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
quá trình xây dựng và phát triển giai cấp công nhân nước ta thời kìđổi mới.

19


Như vậy, với những đặc điểm chính trị - xã hội của mình, GCCN Việt Nam
tất yếu có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động và toàn
thể dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ
thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN, hoàn thành sự nghiệp xây dựng CNXH
và cuối cùng là Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.

20


KẾT LUẬN
Qua những nội dung đã trình bày ở trên, từ các phân tích về sứ mệnh lịch
sử của GCCN cả về lý luận lẫn thực tiễn, chúng ta khẳng định rằng sứ mệnh lịch
sử của GCCN là không bao giờ thay đổi, ở bất cứ nước nào trong giai đoạn lịch
sử nào, đó là một giai cấp tiên tiến,có vai trò to lớn trong lịch sử phát triển của
thế giới,là lực lượng tiên phong trong công cuộc cải tạo khoa học công nghệ vào
sản xuất của xã hội. GCCN, Đảng cộng sản và hệ tư tưởng Mác-Lênin không
bao giờ tách rời nhau, là nhân tố lãnh đạo,tổ chức nhân dân lao động trong quá
trình giải phóng xã hội, giải phóng con người.Hiểu được rõ về GCCN,đặc biệt là
hiểu được sứ mệnh lịch sử của GCCN là một vấn đề hết sức quan trọng trong

nhận thức của mỗi chúng ta,giúp ta có những nhận thức đúng đắn đối với các
giai cấp trong xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Qua đó,mỗi cá
nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp,về
nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hoá của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, khi hệ thống XHCN tan rã, các thế lực phản
động ngày càng ra sức chống phá các Đảng cộng sản, phủ nhận sứ mệnh lịch sử
của GCCN,vì thế hơn bao giờ hết Đảng,nhà nước cần tăng cường công tác tuyên
truyền,học tập nâng cao nhận thức về vai trò,vị trí của giai cấp công nhân.
Mặt khác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một nội dung quan
trọng đối với giai cấp công nhân nên nó rất cần được xã hội và nhất là Đảng
cộng sản chú trọng, tạo điều kiện hoàn thành một cách tốt nhất, góp phần xây
dựng một giai cấp công nhân hoàn thiện và vững mạnh trong thời đại ngày nay.

21


MỤCLỤC
A.MỞĐẦU..............................................................................................1
B.NỘIDUNG..........................................................................................2
I. Khái niệm giai cấp công nhân ......................................................2
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của
GCCN..............................................................................................................2
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân.............................................3
II. Nội dung vàđiều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của
GCCN...4
1. Nội dung..............................................................................................4
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN. .5
3. Những điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
.......................................................................................................................10
III. Sứ mệnh lịch sử của GCCN trong thời đại ngày nay................12

1.Thực trạng của GCCN hiện nay.................................................3
2 .Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của GCCN................................................................................................14
3. Những phương hướng và giải pháp xây dựng GCCN ở Việt Nam
...............................................................................................................15
C.KẾT LUẬN................................................................................... 16

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

23



×