Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tieu chuan ky thuat quoc gia ve thiet bi cuu hoa tren bien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.81 KB, 27 trang )

TCVN xxxx : xxxx

TCVN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN xxxx : xxxx
Xuất bản lần 1

THIẾT BỊ CỨU HỎA TRÊN TÀU BIỂN
Firefighting equipments on-board sea going vessels

HÀ NỘI - 2013

3


TCVN xxxx : xxxx

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN xxxx : xxxx

Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thiết bị cứu hỏa trên tàu biển.
Firefighting equipments on-board seagoing vessels
1. Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật chức năng áp dụng cho việc thiết kế, chế
tạo, lắp đặt, kiểm tra, thử và chứng nhận các thiết bị cứu hỏa được trang bị trên tàu biển Việt
Nam có tổng dung tích từ 300 trở lên và các tàu khách không kể kích thước.
2. Tài liệu viện dẫn và tham khảo
2.1. Tài liệu viện dẫn


IMO, SOLAS Chương II.

QCVN 21:2010/BGTVT.
2.2. Tài liệu tham khảo
TCVN 4878:1999: Phân loại cháy - Yêu cầu chung (Classifications of fire).
TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1:2000: Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
TCVN 5738:2000: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

4


TCVN xxxx : xxxx
3. Các thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): hệ thống tự động phát hiện và thông
báo địa điểm cháy. Tùy vào chức năng của từng hệ thống cụ thể mà có thể có một hoặc cả hai chức
năng phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
3.2. Thiết bị phát hiện khói (Smoke detector): là thiết bị phát hiện cháy tự động nhạy cảm với các tác
động của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy nhiệt. Thiết
bị phát hiện khói có các loại sau: ion hóa (ionization smoke detector), quang điện (Photoelectric smoke
detector), quang học (Optical smoke detector). Thiết bị phát hiện khói ion hóa là thiết bị báo cháy khói
nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng ion hóa bên trong
đầu báo cháy. Thiết bị phát hiện khói quang điện, quang học là thiết bị báo cháy khói nhạy cảm với các
sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng
hồng ngoại và/hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.
3.3. Thiết bị phát hiện nhiệt (Smoke detector): là thiết bị phát hiện cháy tự động nhạy cảm với các tác
động của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy nhiệt. Thiết
bị phát hiện nhiệt có các loại sau: nhiệt cố định (Fixed Temperature Heat detector), nhiệt gia tăng
(Rate-of-rise heat detector), nhiệt kiểu dây (Line-type heat detector). Thiết bị phát hiện nhiệt cố định là
thiết bị báo cháy tự động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước. Thiết
bị phát hiện nhiệt gia tăng là thiết bị báo cháy tự động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận

tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định. Thiết bị phát hiện nhiệt kiểu dây là thiết bị báo nhiệt có cấu tạo
dạng dây hoặc ống nhỏ.
3.4. Thiết bị phát hiện cháy qua hình ảnh video (Video fire detection equipments): là thiết bị phát hiện
cháy dựa trên phân tích các hình ảnh do camera ghi lại.
3.5. Thiết bị báo cháy bằng âm thanh (Audio alarm equipment): là thiết bị báo cháy bằng cách phát ra
các tín hiệu báo động bằng âm thanh.
3.6. Thiết bị báo cháy bằng hình ảnh thị giác (Visual alarm equipment): là thiết bị báo cháy bằng cách
phát ra các tín hiệu báo động bằng các hình ảnh, tín hiệu thị giác.
3.7. Khu vực bảo vệ (protected area) là khu vực mà ở đó khi cháy có thể nhìn thấy khói, ánh lửa.
3.8. Khu vực bảo vệ hở (exposed protected area) là khu vực mà ở đó khi cháy có thể nhìn thấy khói,
ánh lửa.
3.9. Khu vực bảo vệ kín (enclosed protected area) là khu vực mà ở đó khi cháy không thể nhìn thấy
được khói, ánh lửa.
3.10. Khu vực kín (enclosed space) là khu vực không gian có thể được ngăn cách với các không gian
xung quanh bằng các vách ngăn, nắp đậy hoặc cửa kín nước của tàu.

5


TCVN xxxx : xxxx
3.11. Bình cứu hỏa xách tay (portable fire extinguisher) là các loại bình chứa chất cứu hỏa có thể di
chuyển bằng tay toàn bộ bình cứu hỏa đến nơi cháy và phun trực tiếp vào đám cháy do áp suất bên
trong. Áp suất bên trong được tạo bởi áp suất nén trực tiếp hoặc chai khí đẩy.
4. Thiết bị cứu hỏa
4.1. Phân loại cháy
4.1.1. Phân loại theo bản chất của chất cháy, đám cháy được chia làm bốn loại sau:
4.1.1.1. Cháy chất rắn: là đám cháy của các chất rắn (không phải là kim loại). Thông thường là các
chất hữu cơ. Quá trình cháy thường tạo ra than hồng.
4.1.1.2. Cháy chất lỏng: là đám cháy của các chất lỏng bao gồm cả chất lỏng hòa tan hoặc không tan
trong nước. Đám cháy loại này tính cả cho trường hợp các chất rắn bị hóa lỏng trong khi cháy.

4.1.1.3. Cháy chất khí: là đám cháy của các chất khí.
4.1.1.4. Cháy kim loại: là đám cháy của các kim loại.
4.2. Thiết bị phát hiện và báo cháy
4.2.1. Thiết bị phát hiện khói
4.2.1.1. Thiết bị phát hiện khói phải được kích hoạt và truyền tín hiệu báo động trong thời gian không
được vượt quá 30 giây khi khói đã đạt và duy trì ở mức bằng hoặc trên ngưỡng báo động.
4.2.1.2. Ngưỡng báo động của thiết bị phát hiện khói được xác định bằng độ che mờ do khói gây ra.
Ngưỡng tác động của cảm biến báo cháy khói thông thường được tính bằng độ che mờ do khói trên
một khoảng cách định trước. Diện tích bảo vệ của đầu báo cháy khói tia chiếu là phần diện tích giới
hạn bởi khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu (từ 5 đến 100m) và độ rộng ở 2 phía dọc theo tia chiếu
(15m). Ngưỡng tác động từ 5% đến 20% /m đối với thiết bị phát hiện khói thông thường; hoặc khoảng
từ 20% đến 70% khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói dạng tia chiếu.
4.2.1.3. Thiết bị phát hiện khói phải đảm bảo hoạt động ổn định trong trường hợp độ ẩm đạt đến 98%.
4.2.1.4. Thiết bị phát hiện khói phải đảm bảo hoạt động ổn định tại các khu vực có điều kiện làm việc
thông thường từ -100C đến 500C.

6


TCVN xxxx : xxxx
4.2.1.5. Một thiết bị phát hiện khói trang bị trên tàu phải có khả năng bao quát khu vực có diện tích đến
74m2.
4.2.1.6. Thiết bị phát hiện khói phải được bố trí trên trần của khu vực được bảo vệ. Khoảng cách tới
trần không được vượt quá 0,3m (có tính đến cả kích thước thiết bị). Các thiết bị phát hiện khói phải
được lắp trong từng khoang của trần nhà được giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra về phía
dưới (xà, dầm, cạnh panel) lớn hơn.
4.2.1.7. Số đầu phát hiện khói tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc
tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không được lớn hơn
2000m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500m2 đối với khu vực bảo vệ kín.
4.2.1.8. Khi sử dụng thiết bị phát hiện khói là một phần của hệ thống cứu hỏa tự động thì phải sử dụng

cùng với hệ thống phát hiện cháy khác.
4.2.1.9. Khoảng cách từ thiết bị phát hiện khói đến mép ngoài của miệng thổi của các hệ thống thông
gió hoặc hệ thống điều hòa không khí không được nhỏ hơn 0,5m. Không được lắp đặt thiết bị phát hiện
khói trực tiếp trước các miệng thổi trên.
4.2.1.10. Khoảng cách lớn nhất cho phép giữa các từ thiết bị phát hiện khói là 11m. Khoảng cách lớn
nhất cho phép giữa thiết bị phát hiện khói đến vách là 5,5m.
4.2.1.11. Thiết bị phát hiện khói ion hóa không được lắp đặt ở những nơi có vận tốc gió tối đa lớn hơn
10m/s.
4.2.1.12. Thiết bị phát hiện khói quang điện không được đặt ở những nơi mà chất cháy khi cháy tạo ra
chủ yếu là khói đen.
4.2.1.13. Đối với thiết bị phát hiện khói bằng tia chiếu, khoảng cách giữa đường thẳng nối đầu phát với
đầu thu của hai cặp không được lớn hơn 14m và khoảng cách đến tường nhà hoặc các đầu báo cháy
khác, không quá 7m. Trong khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của thiết bị phát hiện khói tia chiếu
không được có vật chắn che khuất tia chiếu.
4.2.1.14. Thiết bị phát hiện khói có thể được bố trí ở các khoang, hầm có các vật liệu không cháy đựng
trong bao bì làm bằng các vật liệu cháy được, chất rắn cháy được.
4.2.1.15. Thiết bị phát hiện khói ion hóa có thể được bố trí ở các khoang, hầm có chất cháy như: nhựa
tổng hợp, sợi tổng hợp, vật liệu polyme, cao su, sản phẩm cao su, cao su nhân tạo hoặc các vật liệu
khác tương đương. Thiết bị này còn có thể bố trí tại các khoang, hầm đặt dây cáp, bảng điện hay các
thiết bị điện, các khoang chứa ô tô trên tàu chở ô tô.
4.2.1.16. Thiết bị phát hiện khói quang điện có thể được bố trí ở các khu vực cabin, câu lạc bộ.

7


TCVN xxxx : xxxx
4.2.1.17. Thiết bị phát hiện khói quang nhiệt có thể được bố trí ở các khoang, hầm có chất cháy như:
gỗ và các sản phẩm gỗ, quàn áo, giày da, lông thú, xenlulô hoặc các chất tương tự.
4.2.1.18. Trạm báo động cháy do các thiết bị phát hiện khói truyền về phải được bố trí trên buồng lái
của tàu.

4.2.1.19. Các hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu phát hiện khói phải được có khả năng phòng chống
cháy nổ đảm bảo an toàn cho hệ thống trong trường hợp cháy xảy ra trên tàu.
4.2.1.20. Đối với khu vực bảo vệ có nguy hiểm về nổ, phải sử dụng các thiết bị phát hiện khói có khả
năng chống nổ. Ở những khu vực có độ ẩm cao và/hoặc nhiều bụi phải sử dụng các thiết bị phát hiện
khói có khả năng chống ẩm và/hoặc chống bụi. Ở những khu vực có nhiều côn trùng phải sử dụng các
thiết bị phát hiện khói có khả năng chống côn trùng xâm nhập vào bên trong thiết bị hoặc có biện pháp
chống côn trùng xâm nhập vào trong thiết bị.
4.2.1.21. Hệ thống phát hiện khói phải được kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần đảm bảo hoạt động của toàn
bộ hệ thống. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào phải khắc phục ngay.
4.2.1.22. Ngoài các yêu cầu kể trên, các thiết bị phát hiện khói phải được lắp đặt trong tất cả các cầu
thang, hành lang và lối thoát sự cố trên tàu. Phải đưa ra những xem xét đặc biệt đối với hệ thống phát
hiện khói sử dụng cho mục đích đặc biệt trong các kênh thông gió.
4.2.1.23. Đối với tàu khách chở trên 36 hành khách, các thiết bị phát hiện khói phải được lắp đặt trong
tất cả các khu vực phục vụ, trạm điều khiển và khu vực ở kể cả các hành lang và lối thoát sự cố trong
các khu vực ở. Các thiết bị phát hiện khói không cần thiết phải lắp đặt trong các buồng tắm, bếp riêng.
4.2.1.24. Đối với tàu khách chở không quá 36 hành khách, các thiết bị phát hiện khói phải được lắp đặt
trong cả các hành lang và lối thoát sự cố trong các khu vực ở.

4.2.2. Thiết bị phát hiện nhiệt
4.2.2.1. Thiết bị phát hiện nhiệt phải được kích hoạt và truyền tín hiệu báo động trong thời gian không
được vượt quá 120 giây khi nhiệt đã đạt và duy trì ở mức bằng hoặc trên ngưỡng báo động.
4.2.2.2. Ngưỡng báo động của thiết bị phát hiện nhiệt được xác định bằng tốc độ gia tăng nhiệt độ trên
50C/phút hoặc báo động nhiệt độ đạt ngưỡng nhất định trong khoảng từ 400C đến 1700C.
4.2.2.3. Thiết bị phát hiện nhiệt phải đảm bảo hoạt động ổn định trong trường hợp độ ẩm đạt đến 98%.
4.2.2.4. Thiết bị phát hiện nhiệt phải đảm bảo hoạt động ổn định tại các khu vực có điều kiện làm việc
thông thường từ -100C đến 1700C.
4.2.2.5. Một thiết bị phát hiện nhiệt trang bị trên tàu phải có khả năng bao quát khu vực có diện tích đến
37m2.

8



TCVN xxxx : xxxx
4.2.2.6. Thiết bị phát hiện nhiệt phải được bố trí trên trần của khu vực được bảo vệ. Khoảng cách tới
trần không được vượt quá 0,3m (có tính đến cả kích thước thiết bị). Các thiết bị phát hiện nhiệt phải
được lắp trong từng khoang của trần nhà được giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra về phía
dưới (xà, dầm, cạnh panel) lớn hơn.
4.2.2.7. Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt phải lớn hơn nhiệt độ tối đa cho phép của phòng là
20°C.
4.2.2.8. Khi sử dụng thiết bị phát hiện nhiệt là một phần của hệ thống cứu hỏa tự động thì phải sử dụng
cùng với hệ thống phát hiện cháy khác.
4.2.2.9. Khoảng cách từ thiết bị phát hiện nhiệt đến mép ngoài của miệng thổi của các hệ thống thông
gió hoặc hệ thống điều hòa không khí không được nhỏ hơn 0,5m. Không được lắp đặt thiết bị phát hiện
nhiệt trực tiếp trước các miệng thổi trên.
4.2.2.10. Khoảng cách lớn nhất cho phép giữa các từ thiết bị phát hiện nhiệt là 9m. Khoảng cách lớn
nhất cho phép giữa thiết bị phát hiện nhiệt đến vách là 4,5m.
4.2.2.11. Thiết bị phát hiện nhiệt quang nhiệt có thể được bố trí ở các khoang, hầm có chất cháy như:
gỗ và các sản phẩm gỗ, quàn áo, giày da, lông thú, xenlulô, nhựa tổng hợp, sợi tổng hợp, vật liệu
polyme, cao su, sản phẩm cao su, cao su nhân tạo, dầu lỏng, dung môi, chất lỏng dễ cháy, chất bôi
trơn, hóa chất hoạt động mạnh, rượu và các sản phẩm của rượu, bột ngũ cốc, thức ăn tổng hợp và
thực phẩm khác, vật liệu tỏa bụi, các vật liệu không cháy đựng trong bao bì làm bằng các vật liệu cháy
được, chất rắn cháy được, hoặc các chất tương tự, khu vực khoang có chứa dây cáp, bảng điện hay
các thiết bị điện, cabin, phòng sinh hoạt khác trên tàu.
4.2.2.12. Thiết bị phát hiện nhiệt ion hóa có thể được bố trí ở các khoang, hầm có chất cháy như: hoặc
các vật liệu khác tương đương. Thiết bị này còn có thể bố trí tại các khoang, hầm đặt, các khoang
chứa ô tô trên tàu chở ô tô.
4.2.2.13. Trạm báo động cháy do các Thiết bị phát hiện nhiệt truyền về phải được bố trí trên buồng lái
của tàu.
4.2.2.14. Các hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu phát hiện nhiệt phải được có khả năng phòng chống
cháy nổ đảm bảo an toàn cho hệ thống trong trường hợp cháy nổ xảy ra trên tàu.

4.2.2.15. Đối với khu vực bảo vệ có nguy hiểm về nổ, phải sử dụng các thiết bị phát hiện nhiệt có khả
năng chống nổ. Ở những khu vực có độ ẩm cao và/hoặc nhiều bụi phải sử dụng các thiết bị phát hiện
khói có khả năng chống ẩm và/hoặc chống bụi. Ở những khu vực có nhiều côn trùng phải sử dụng các
thiết bị phát hiện khói có khả năng chống côn trùng xâm nhập vào bên trong thiết bị hoặc có biện pháp
chống côn trùng xâm nhập vào trong thiết bị.
4.2.2.16. Hệ thống phát hiện nhiệt phải được kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần đảm bảo hoạt động của toàn
bộ hệ thống. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào phải khắc phục ngay.
4.2.3. Thiết bị phát hiện cháy qua hình ảnh video

9


TCVN xxxx : xxxx
4.2.3.1. Thiết bị phát hiện cháy qua hình ảnh video phát hiện ra đám cháy nhờ phân tích sự thay đổi về
màu sắc, hình dạng ảnh do camera ghi lại. Việc xử lý tín hiệu hình ảnh do phần mềm của thiết bị thực
hiện.
4.2.3.2. Các thiết bị phát hiện cháy qua hình ảnh video được trang bị phải có sự phê chuẩn của cơ
quan quản lý Nhà nước về các đặc tính kỹ thuật.
4.2.3.3. Thiết bị báo cháy bằng hình ảnh video phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phát tín hiệu cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
- Chuyển tín hiệu phát hiện cháy về trung tâm báo cháy để có thể kịp thời xử lý sự cố;
- Không bị tê liệt hoạt động do ảnh hưởng của cháy trước khi phát hiện ra cháy;
- Hoạt động ổn định, chống nhiễu tốt;
- Không chịu ảnh hưởng của các thiết bị báo cháy khác đặt chung hoặc riêng rẽ.
4.2.3.4. Camera báo cháy phải được lắp đặt thích hợp về vị trí và số lượng sao cho quan sát được
toàn bộ khu vực cần bảo vệ mà không bị cản trở tầm nhìn bởi hàng hóa và các trang thiết bị, các cơ
cấu, cấu trúc khác trên tàu.
4.2.3.5. Không lắp đặt hệ thống báo cháy bằng hình ảnh video tại các khu vực có nhiều bụi, độ ẩm cao.
Phải có biện pháp bảo vệ ống kính camera trước tác động của bụi và hơi ẩm đảm bảo cho hệ thống
làm việc ổn định, chính xác.

4.2.3.6. Đối với khu vực bảo vệ có nguy hiểm về nổ, phải sử dụng các thiết bị phát hiện nhiệt có khả
năng chống nổ.
4.2.3.7. Hệ thống phát hiện cháy bằng hình ảnh video phải được kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần đảm bảo
hoạt động của toàn bộ hệ thống. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào phải khắc phục ngay. Ngoài đợt kiểm tra
định kỳ thì các camera của hệ thống phải thường xuyên được theo dõi đảm bảo độ chính xác về hình
ảnh thu nhận được.

4.2.4. Thiết bị phát hiện cháy bằng phương pháp khác
4.2.4.1. Các thiết bị phát hiện cháy bằng các phương pháp khác phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Phát tín hiệu cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
- Chuyển tín hiệu phát hiện cháy về trung tâm báo cháy để có thể kịp thời xử lý sự cố;
- Không bị tê liệt hoạt động do ảnh hưởng của cháy trước khi phát hiện ra cháy;
- Hoạt động ổn định, chống nhiễu tốt;
- Không chịu ảnh hưởng của các thiết bị báo cháy khác đặt chung hoặc riêng rẽ.

10


TCVN xxxx : xxxx
4.2.4.2. Các yêu cầu với từng thiết bị cụ thể phải được sự phê chuẩn của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
4.2.4.3. Đối với khu vực bảo vệ có nguy hiểm về nổ, phải sử dụng các thiết bị phát hiện nhiệt có khả
năng chống nổ. Ở những khu vực có độ ẩm cao và/hoặc nhiều bụi phải sử dụng các thiết bị phát hiện
khói có khả năng chống ẩm và/hoặc chống bụi. Ở những khu vực có nhiều côn trùng phải sử dụng các
thiết bị phát hiện khói có khả năng chống côn trùng xâm nhập vào bên trong thiết bị hoặc có biện pháp
chống côn trùng xâm nhập vào trong thiết bị.
4.2.4.4. Hệ thống phát hiện cháy phải được kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần đảm bảo hoạt động của toàn
bộ hệ thống. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào phải khắc phục ngay.
4.2.4.5. Ngoài các yêu cầu kể trên, các thiết bị phát hiện cháy bằng các phương pháp khác phải đáp
ứng các yêu cầu của nhà sản xuất về sử dụng và bảo quản thiết bị.


4.2.5. Thiết bị báo cháy bằng âm thanh
4.2.5.1. Tàu phải trang bị một hệ thống báo cháy bằng âm thanh một cách hiệu quả để có thể báo động
cho toàn bộ thuyền viên, hành khách trên tàu. Hệ thống báo cháy ngoài các thiết bị báo cháy bằng
chuông điện có thể sử dụng chung với hệ thống truyền thanh công cộng trên toàn tàu nhưng nó phải
có khả năng phát âm hiệu độc lập với tín hiệu báo động đến các buồng thuyền viên, hành khách.
4.2.5.2. Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải có khả năng được kích hoạt bằng tay tại các điểm báo
cháy hoạt động bằng tay tại cá khu vực buồng ở, khu vực phục vụ và các trạm điều khiển. Các điểm
báo cháy bằng tay phải bố trí để dễ dàng tiếp cận và đảm bảo trong các hành lang của mỗi boong
không có phần nào của hành lang cách các điểm báo cháy bằng tay quá 20m.
4.2.5.3. Các thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải được cấp nguồn từ nguồn điện chính và nguồn điện
sự cố của tàu.
4.2.5.4. Đối với hệ thống cứu hỏa bằng đầu phun, mỗi cụm đầu phun phải có cả thiết bị để phát tín hiệu
báo động bằng âm thanh tự động tại một hoặc nhiều bộ phận chỉ báo vào bất cứ lúc nào khi đầu phun
làm việc. Hệ thống báo động đóphải có khả năng thông báo được các sự cố xảy ra trong hệ thống. Các
bộ phận chỉ báo phải thông báo được rằng ở cụm nào hệ thống đang có cháy xảy ra và phải được đặt
tập trung ở buồng lái hoặc ở trạm điều khiển làm việc liên tục, ngoài ra các bộ phậnbáo động bằng âm
thanh phải được đặt ở vị trí bên ngoài buồng lái để đảm bảo được rằng thuyền viên nhận được ngay
tín hiệu đó.

4.2.6. Thiết bị báo cháy bằng hình ảnh thị giác
4.2.6.1. Trên tàu phải trang bị các đèn chớp màu đỏ cùng với các thiết bị báo cháy bằng âm thanh để
phát ra tín hiệu báo cháy bằng hình ảnh thị giác.

11


TCVN xxxx : xxxx
4.2.6.2. Thiết bị báo cháy bằng hình ảnh thị giác phải có khả năng được kích hoạt bằng tay tại các
điểm báo cháy hoạt động bằng tay tại cá khu vực buồng ở, khu vực phục vụ và các trạm điều khiển.

Các điểm báo cháy bằng tay phải bố trí để dễ dàng tiếp cận và đảm bảo trong các hành lang của mỗi
boong không có phần nào của hành lang cách các điểm báo cháy bằng tay quá 20m.
4.2.6.3. Các thiết bị báo cháy bằng hình ảnh thị giác phải được cấp nguồn từ nguồn điện chính và
nguồn điện sự cố của tàu.
4.2.5.4. Đối với hệ thống cứu hỏa bằng đầu phun, mỗi cụm đầu phun phải có cả thiết bị để phát tín hiệu
báo động bằng hình ảnh thị giác tự động tại một hoặc nhiều bộ phận chỉ báo vào bất cứ lúc nào khi
đầu phun làm việc. Hệ thống báo động đó phải có khả năng thông báo được các sự cố xảy ra trong hệ
thống. Các bộ phận chỉ báo phải thông báo được rằng ở cụm nào hệ thống đang có cháy xảy ra và
phải được đặt tập trung ở buồng lái hoặc ở trạm điều khiển làm việc liên tục, ngoài ra các bộ phận báo
động bằng ánh hình ảnh thị giác phải được đặt ở vị trí bên ngoài buồng lái để đảm bảo được rằng
thuyền viên nhận được ngay tín hiệu đó.

4.3. Các thiết bị cứu hỏa xách tay
4.3.1. Phân loại các thiết bị cứu hỏa xách tay
4.3.1.1. Phân loại theo tính chất của công chất cứu hỏa có các loại thiết bị cứu hỏa xách tay sau:
- Bình CO2;
- Bình Bọt;
- Bình halon;
- Bình Bột;
- Bình Nước.
4.3.1.2. Phân loại theo áp suất của thiết bị cứu hỏa xách tay có các loại sau:
- Bình áp suất cao: là loại bình có áp suất làm việc lớn hơn 2,5MPa ở 200C.
- Bình áp suất thấp: là loại bình có áp suất làm việc bằng hoặc nhỏ hơn 2,5MPa ở 200C.
4.3.1.3. Phân loại theo khả năng bảo dưỡng có các loại sau:
- Thiết bị cứu hỏa xách tay nạp lại được: là loại bình có thể bảo dưỡng toàn bộ, kể cả việc kiểm
tra toàn bộ bên trong bình chịu áp lực, thay thế toàn bộ các bộ phận bên trong. Loại bình này có
khả năng nạp lại toàn bộ công chất cứu hỏa, khí đẩy đảm bảo khôi phục hoàn toàn khả năng
làm việc của bình. Loại bình này có thể tái sử dụng nhiều lần;
- Thiết bị cứu hỏa xách tay không nạp lại được: là loại bình cứu hỏa không thể hoàn lại toàn bộ
khả năng hoạt động theo yêu cầu đối với bình cứu hỏa. Loại bình này được sử dụng một lần.

-B

12


TCVN xxxx : xxxx

4.3.2. Yêu cầu chung đối với thiết bị cứu hỏa xách tay
4.3.2.1. Thiết bị cứu hỏa xách tay phải được bảo quản trong điều kiện nạp đầy và sử dụng được và
phải được để liên tục ở đúng nơi quy định trong suốt thời gian chưa sử dụng.
4.3.2.2. Thiết bị cứu hỏa xách tay phải được đặt ởnơi dễ thấy, dễ tiếp cận và dễ lấy ngay lập tức khi có
cháy. Tốt nhất chúng được để ở trên đường đi, kể cả trên lối ra vào.
4.3.2.3. Hộp để thiết bị cứu hỏa xách tay không được khóa.
4.3.2.4. Thiết bị cứu hỏa xách tay không được bị che khuất hoặc không nhìn rõ. Trong các phòng lớn
và ở các vị trí nhất định, khi không được phép có các chướng ngại (cản trở) nhìn thấy được, phải có
các cách để chỉ dẫn nơi đặt bình cứu hỏa.
4.3.2.5. Thiết bị cứu hỏa xách tay phải được đặt trên giá móc hoặc công xon hoặc đặt trong hộp.
4.3.2.6. Thiết bị cứu hỏa xách tay được bố trí trong điều kiện dễ bị di chuyển thì phải được đặt vào
trong các giá được thiết kế chuyên dụng.
4.3.2.7. Thiết bị cứu hỏa xách tay được bố trí trong điều kiện dễ bị hư hỏng do va đập cơ học thì phải
được bảo vệ chống va đập.
4.3.2.8. Các thiết bị cứu hỏa xách tay không được đặt ở vùng có nhiệt độ nằm ngoài giới hạn nhiệt độ
ghi trên bình, hoặc không được đặt ở nơi có nhiệt độ cao tỏa ra từ các nguồn nhiệt.
4.3.2.9. Trên các thiết bị cứu hỏa xách tay cần phải có các bản ghi thông tin về thời gian đã kiểm tra
gần nhất.
4.3.2.10. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy hư hỏng hoặc thiết bị cứu hỏa xách tay không
còn hoạt động theo các thông số yêu cầu, phải có biện pháp khắc phục ngay hoặc thay thế (nếu cần
thiết).
4.3.2.11. Định kỳ hàng năm phải kiểm tra hệ thống thiết bị cứu hỏa xách tay ít nhất một lần. Tần suất
kiểm tra có thể tăng thêm tùy theo điều kiện cụ thể.

4.3.2.12. Các thiết bị cứu hỏa xách tay nạp dự trữ phải được trang bị 100% cho 10 thiết bị cứu hỏa
xách tay đầu tiên và 50% cho các thiết bị cứu hỏa xách tay còn lại có khả năng nạp lại trên tàu. Không
yêu cầu nhiều hơn tổng số 60 thiết bị cứu hỏa xách tay nạp dự trữ. Hướng dẫn về việc nạp lại thiết bị
cứu hỏa xách tay phải có trên tàu.
4.3.2.13. Đối với các thiết bị cứu hỏa xách tay không thể nạp lại trên tàu, phải trang bị bổ sung các thiết
bị cứu hỏa xách tay có cùng khối lượng, kiểu, sản phẩm, sản lượng và số lượng như quy định ở mục
4.3.2.12. nêu trên thay cho các thiết bị cứu hỏa xách tay nạp dự trữ.

4.3.3. Lựa chọn trang thiết bị cứu hỏa xách tay

13


TCVN xxxx : xxxx
4.3.3.1. Việc lựa chọn thiết bị cứu hỏa xách tay đối với từng trường hợp nhất định phải được xác định
theo tính chất và mức độ của đám cháy, kết cấu và vị trí, nơi có người, các mối nguy hiểm phải đối
phó, điều kiện nhiệt độ phòng và các yếu tố khác. Số lượng, công suất, việc bố trí và giới hạn sử dụng
của các thiết bị cứu hỏa xách tay được quy định đáp ứng các yêu cầu mục 4.3.4.
4.3.3.2. Thiết bị cứu hỏa xách tay trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm cháy chất rắn phải được lựa
chọn từ các thiết bị cứu hỏa xách tay có công chất cứu hỏa thích hợp cho đám cháy chất rắn.
4.3.3.3. Thiết bị cứu hỏa xách tay trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm cháy chất lỏng phải được lựa
chọn từ các thiết bị cứu hỏa xách tay có công chất cứu hỏa thích hợp cho đám cháy chất lỏng.
4.3.3.4. Thiết bị cứu hỏa xách tay trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm cháy chất khí phải là loại bình
cứu hỏa bằng bột.
4.3.3.5. Thiết bị cứu hỏa xách tay trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm cháy kim loại phải là loại thích
hợp với việc cứu hỏa kim loại.
4.3.3.6. Thiết bị cứu hỏa xách tay trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm liên quan đến thiết bị điện phải
là loại cácbon đioxít, bột, halon hoặc các loại chất cứu hỏa gốc nước đã được thử nghiệm và thích hợp
cho sửdụng.
4.3.3.7. Việc lựa chọn thiết bị cứu hỏa xách tay phải dựa trên cơ sở khuyến nghị của các nhà sản xuất

các thiết bị chuyên dùng này.

4.3.4. Bố trí các trang thiết bị cứu hỏa xách tay
4.3.4.1. Các khu vực ở, phục vụ và trạm điều khiển phải được trang bị các thiết bị cứu hỏa xách tay
phù hợp với số lượng thỏa mãn các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Các tàu có tổng dung tích
từ 1000 trở lên phải có ít nhất 05 thiết bị cứu hỏa xách tay.
4.3.4.2. Một trong các thiết bị cứu hỏa xách tay dùng trong một không gian nào đó phải được bố trí gần
lối ra vào buồng đó.
4.3.4.3. Các bình cứu hỏa CO2 không được đặt ở các khu vực ở.
4.3.4.4. Tại các khu vực có các trang thiết bị điện, thiết bị cứu hỏa xách tay phải có công chất dập cháy
không dẫn điện, không gây hại cho các thiết bị và trang bị.
4.3.4.5. Các thiết bị cứu hỏa xách tay phải được bố trí ở vị trí sẵn sàng sử dụng và dễ nhìn thấy mà có
thể lấy được nhanh chóng và thuận tiện bất kỳ lúc nào nếu xảy ra cháy và sao cho khả năng phục vụ
của chúng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, rung động hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác. Các thiết bị
cứu hỏa xách tay phải có thông tin chỉ rõ chúng được sử dụng hay chưa.
4.3.4.6. Mỗi tầng boong phải bố trí ít nhất 02 thiết bị cứu hỏa xách tay, khoảng cách di chuyển lớn nhất
tới mỗi thiết bị không quá 15m.

14


TCVN xxxx : xxxx
4.3.4.7. Các mối nguy hiểm phân tán hoặc cách xa nhau nhiều phải được bảo vệ riêng. Bình cứu hỏa ở
gần mối nguy hiểm phải được bố trí đểcó thể tiếp cận được khi có cháy mà không gây nguy hiểm cho
người sử dụng.
4.3.4.8. Đối với các kho sơn có diện tíchboong nhỏ hơn 4 m2 và không có lối đi đến các buồng sinh
hoạt, có thể thay cho hệ thống cố định bằng bình dập cháy bằng CO2 xách tay có kích thước sao cho
lượng khí tự do tối thiểu bằng 40%diện tích toàn bộ của buồng. Phải bố trí cửa xả trong kho sơn để
có thể xả bình dập cháy mà không cần phải đi vào trong buồng được bảo vệ. Bình dập cháy xách tay
theo yêu cầu phải được để gần cửa xả này.


4.4. Hệ thống cứu hỏa cố định sử dụng nước
4.4.1. Chức năng
4.4.1.1. Ngăn chặn và dập cháy nhanh chóng trong không gian phát sinh đám cháy.
4.4.1.2. Chữa các đám cháy do các chất rắn gây ra và các đám cháy có thể sử dụng để chữa các đám
cháy nhỏ của một số loại chất lỏng như sơn, dầu pha sơn ...
4.4.1.3. Làm lạnh, thu nhiệt độ của chất cháy và các khu vực xung quanh đám cháy, ngăn cản đám
cháy lan rộng.
4.4.1.4. Làm ngạt đám cháy bằng hơi nước.

4.4.2. Hệ thống tự động phun sương
4.4.2.1. Hệ thống tự động phun sương dập tắt lửa bằng ba cơ chế: làm mát, đẩy oxygen và hấp thụ
bức xạ nhiệt. Sự kết hợp giữa kích thước hạt sương hợp lý và vận tốc cao đảm bảo hạt sương sẽ hấp
thụ nhiệt, khói, và làm mát hiệu quả. Nước khi biến thành hơi sương sẽ hấp thụ nhiệt tốt. Hơi sương sẽ
tràn vào đám cháy và đẩy oxygen ra ngoài. Hạt sương sẽ hấp thụ và làm tan bức xạ nhiệt hiệu quả.
4.4.2.2. Bất kỳ hệ thống phát hiện, báo cháy và phun nước tự động nào theo yêu cầu phải có khả năng
hoạt động ngay lập tức trong mọi thời điểm và không cần đến tác động của thuyền viên.
4.4.2.3. Nước sử dụng trong hệ thống phải là nước ngọt. Phải đảm bảo sao cho nước biển không
được lẫn vào hệ thống. Phải đảm bảo khả năng phòng chống đóng băng của nước trong hệ thống khi
tàu hoạt động ở các vùng lạnh. Tránh các trường hợp bị kẹt tắc.
4.4.2.4. Hệ thống đầu phun tự động phải được giữ ở áp suất cần thiết và phải dự trữ bổ sung nước liên
tục như các yêu cầu của phần này.

15


TCVN xxxx : xxxx
4.4.2.5. Việc giữ áp suất liên tục có thể thực hiện bằng cách sử dụng bơm tuần hoàn hoặc sử dụng các
két áp lực. Nếu sử dụng két áp lực thì phải đảm bảo trang bị một két áp lực có thể tích ít nhất bằng hai
lần lượng nước quy định dưới đây. Két này phải có một lượng nước ngọt thường trực và bơm nước bổ

sung với lượng nước đảm bảo phun ra ở mỗi đầu phun không dưới 5L trong một phút và phải đặt thiết
bị để duy trì áp suất không khí trong két sao cho sau khi sử dụng lượng nước ngọt thường trực trong
két, áp suất không khí trong két vẫn không nhỏ hơn áp suất làm việc của đầu phun cộng với áp suất
cột nước đo từ đáy két đến đầu phun cao nhất trong hệ thống. Cần đặt ống đo nước bằng thuỷ tinh để
chỉ thị chính xác mực nước trong két.
4.4.2.6. Cần phải lắp một bơm truyền động cơ giới độc lập chỉ nhằm mục đích tự động cấp nước liên
tục cho các đầu phun. Bơm phải tự động làm việc khi áp suất trong hệ thống tụt xuống trước khi lượng
nước ngọt thường trực trong két áp lực cạn hoàn toàn.
4.4.2.7. Bơm và hệ thống ống phải duy trì được áp suất cần thiết ở cột áp của đầu phun cao nhất để
đảm bảo một lượng nước liên tục đủ để đồng thời phủ lên một diện tích nhỏ nhất là 280 m 2 với tốc độ
quy định đảm bảo phun ra ở mỗi đầu phun không dưới 5L trong một phút.
4.4.2.8. Bơm và két hệ thống phun nước phải được đặt ở vị trí hợp lý xa các buồng máy loại A và
không được đặt tại các không gian yêu cầu phải bảo vệ bằng hệ thống phun nước.
4.4.2.9. Phải bố trí trên đầu ra của bơm một van kiểm tra có ống thoát hở và ngắn. Diện tích thông qua
hiệu dụng của van và ống phải đủ để sản lượng bơm theo yêu cầu thoát ra trong khi vẫn duy trì được
áp suất trong hệ thống.
4.4.2.10. Các đầu phun phải chịu được ăn mòn do môi trường biển. Trong các buồng sinh hoạt và
buồng phục vụ các đầu phun phải bắt đầu hoạt động ở giới hạn nhiệt độ từ 68 0C đến, trừ các khu vực
có nhiệt độ môi trường cao như phòng sấy thì nhiệt độ làm việc có thể tăng thêm nhưng không được
quá 300C hơn nhiệt độ lớn nhất của boong.
4.4.2.11. Phải trang bị một số lượng đầu phun dự trữ cho tất cả các kiểu và công suất như dưới đây.
Số lượng đầu phun dự trữ của bất kỳ kiểu nào không cần vượt quá tổng số lượng đầu phun cùng kiểu.
- Trường hợp tổng số đầu phun nhỏ hơn 300, ít nhất phải có 6 đầu dự trữ.
- Trường hợp tổng số đầu phun có từ 300 đến 1000, ít nhất phải có 12 đầu dự trữ.
- Trường hợp tổng số đầu phun lớn hơn 1000, ít nhất phải có 24 đầu dự trữ.
4.4.2.12. Các đầu phun phải được gộp thành các cụm riêng biệt, mỗi cụm không được có quá 200 đầu
phun.
4.4.2.13. Mỗi cụm đầu phun phải có khả năng được tách biệt bằng một van chặn. Van chặn
trong m ỗi cụm phải được đặt ở nơi dễ tiếp cận ở bên ngoài của cụm liên kết hoặc trong các buồng
giữa cơ cấu bọc cầu thang. Nơi đặt van phải được chỉ báo rõ ràng, thường xuyên. Phải có biện pháp

để tránh người không có trách nhiệm sử dụng các van chặn đó.

16


TCVN xxxx : xxxx
4.4.2.13. Phải có một van thử để kiểm tra thiết bị báo động tự động cho từng cụm đầu phun bằng cách
xả đi m ột lượng nước tương đương với lượng nước hụt đi khi m ột đầu phun làm việc. Van thử của
mỗi cụm phải đặt gần van chặn của cụm đó.
4.4.2.14. Hệ thống phun nước phải nối với hệ thống ống chữa cháy chính của tàu qua van chặn một
chiều, có khoá ở đầu nối để tránh dòng nước từ hệ thống phun nước chảy ngược trở lại đường ống
chữa cháy chính.
4.4.2.15. Phải trang bị một đồng hồ áp lực cho trong hệ thống tại van chặn của mỗi một cụm và tại trạm
điều khiển trung tâm.
4.4.2.16. Phải có thiết bị để kiểm tra sự tự động làm việc của bơm khi áp suất trong hệ thống giảm
xuống.

4.4.3. Hệ thống cứu hỏa chính bằng nước
4.4.3.1. Hệ thống cứu hỏa bằng nước bao gồm các bơm cứu hỏa, ống cứu hỏa, họng cứu hỏa, van
chặn, vòi rồng và đầu phun cứu hỏa.
4.4.3.2. Bơm cứu hỏa gồm bơm chính và bơm sự cố. Bơm chính có thể tận dụng sử dụng với các
chức năng, công việc khác của tàu. Bơm cứu hỏa chính hoạt động nhờ nguồn điện chính của tàu. Bơm
cứu hỏa sự cố phải hoạt động được cả trong trường hợp nguồn điện bị ngắt hay buồng máy bị ngập.
4.4.3.3. Hệ thống ống cứu hỏa là hệ thống dẫn nước cứu hỏa từ các bơm cứu hỏa đến nơi đặt các
họng cứu hỏa. Việc cấp nước được thực hiện khi mở các van chặn.
4.4.3.4. Họng cứu hỏa là thiết bị kết nối giữa ống cứu hỏa và vòi rồng cứu hỏa; là nơi cấp nước cho hệ
thống vòi rồng để đưa nước tiếp cận khu vực cháy.
4.4.3.5. Vòi rồng cứu hỏa là các đường ống mềm có nhiệm vụ chuyển nước tới các đầu phun để phun
nước dập tắt đám cháy.
4.4.3.6. Đầu phun cứu hỏa nhận nước trực tiếp từ vòi rồng và phun vào đám cháy. Đầu phun cứu hỏa

có chức năng phun tia và phun sương cung cấp nước làm lạnh, ngăn cản bức xạ nhiệt của đám cháy.

4.4.4. Bố trí hệ thống cứu hỏa cố định sử dụng nước trên tàu
4.4.4.1. Số lượng và vị trí các họng cứu hỏa phải sao cho ít nhất hai tia nước xuất phát từ các họng
cứu hỏa, trong đómỗi họng chỉ nối với một đoạn vòi rồng, có thể đến được mọi phần của tàu mà hành
khách hoặc thuyền viên thường đến được khi tàu đang hành hải và phải đến được bất cứ phần nào
của khoang hàng khi không có hàng, khoang ro-ro, khoang chở ô tô. Ngoài ra, các họng cứu hỏa phải
được bố trí gần lối ra vào của các khoang được bảo vệ.
4.4.4.2. Khi hai bơm cùng hoạt động đồng thời cấp nước qua các vòi phun qua các họng gần đó, áp
suất tổi thiểu tại tất cả các họng cứu hỏa phải đạt được như sau:

17


TCVN xxxx : xxxx
- Tàu có GT từ 6000 trở lên: 27 N/mm2.
- Tàu có GT dưới 6000: 25 N/mm2.
Sản lượng của bơm không được nhỏ hơn 40%tổng sản lượng của các bơm chữa cháy được quy định
và trong bất kỳ tình huống nào không được nhỏ hơn:
- 25 m3/h đối với các tàu có GTtừ 2000 trở lên.
- 15 m3/h đối đối với các tàu có GTnhỏ hơn 2000.
4.4.4.3. Áp suất lớn nhất tại các họng cứu hỏa không được vượt quá áp suất mà tại đó còn có thể điều
khiển được vòi rồng cứu hỏa một cách hiệu quả.
4.4.4.4. Các bơm dùng chung, bơm hút khô, bơm dằn, bơm nước vệ sinh có thể được sử dụng làm
bơm cứu hỏa nếu chúng không thường xuyên được dùng để bơm dầu và nếu chúng chỉ thỉnh thoảng
được dùng để bơm hoặc vận chuyển dầu đốt thì phải có thiết bị chuyển đổi thích hợp.
4.4.4.5. Các tàu phải được trang bị các bơm cứu hỏa như sau:
- Các tàu có GT từ 1000 trở lên, ít nhất hai bơm được truyền động cơ giới độc lập.
- Các tàu có GT dưới 1000, ít nhất hai bơm được truyền động cơ giới, trong đó một chiếc được
truyền động cơ giới độc lập.

4.4.4.6. Đối với việc bố trí các đầu nối lấy nước biển, bơm chữa cháy và nguồn dẫn động chúng, nếu
một đám cháy trong một khoang bất kỳ có thể làm cho tất cả các bơm không hoạt động được, phải có
phương tiện dự phòng bao gồm một bơm cứu hỏa sự cố cố định phù hợp với các yêu cầu ở Chương
32. Bơm sự cố này cùng với nguồn dẫn động, đầu nối hút nước biển của nó phải được bố trí bên ngoài
buồng đặt các bơm cứu hỏa chínhhoặc nguồn dẫn động của chúng.
4.4.4.7. Buồng chứa bơm cứu hỏa sự cố phải được bố trí đằng sau vách chống va mũi tàu và không
được tiếp giáp với mặt bao của buồng máy loại A hoặc các buồng có chứa bơm cứu hỏa chính. Nếu
không thể bố trí cách lyvới các buồng đó thì vách ngăn chung giữa hai buồng phải được bọc cách nhiệt
theo tiêu chuẩn kết cấu chống cháy tương đương với kết cấu yêu cầu cho trạm điều khiển.
4.4.4.8. Không được bố trí lối ra vào trực tiếp giữa buồng máy và buồng chứa bơm cứu hỏa sự cố và
nguồn dẫn động của nó. Nếu điều này không thể thực hiện được thì có thể bố trí lối ra vào bằng
phương tiện kiểu khoá khí với cửa của buồng máy theo tiêu chuẩn cấp "A-60" còn cửa kia tổi thiểu
phải bằng thép, cả hai cửa phải kín khí, tự đóng và không có thiết bị khoá. Ngoài ra, lối ra vào có thể
qua một cửa kín nước có khả năng vận hành được từ một buồng cách xa buồng máy và buồng đặt
bơm cứu hỏa sự cố, đồng thời buồng này vẫn có thể tiếp cận được khi có cháy trong các buồng đó.
Trong các trường hợp đó, phải trang bị lối ra vào phụ cho buồng chứa bơm cứu hỏa sự cố và nguồn
dẫn động của nó.

18


TCVN xxxx : xxxx
4.4.4.9. Các hệ thống thông gió cho các buồng đặt nguồn cung cấp năng lượng độc lập cho bơm cứu
hỏa sự cố phải sao cho loại trừ được tối đa khả năng khói sinh ra do lửa từ buồng máy lọt vào hoặc bị
hút vào buồng này.
4.4.4.10. Đối với các tàu mang cấp gia cường đi băng, các bơm cứu hỏa phải được bố trí thoả mãn
yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
4.4.4.11. Không được dùng các vật liệu dễ bị hỏng do nhiệt để làm các đường ống cứu hỏa và họng
cứu hỏa trừ khi chúng được bảo vệ thích đáng. Các đường ống và họng cứu hỏa phải được bố trí sao
cho có thể dễ dàng nối các vòi rồng cứu hỏa vào chúng. Việc bố trí các đường ống và họng cứu hỏa

phải sao cho có thể tránh được khả năng bị đóng băng. Phải có phương tiện xả thích hợp cho tất cả
các đường ống cứu hỏa. Phải lắp các van cách ly cho tất cả đường ống nhánh cứu hỏa của boong hở
được sử dụng vào các mục đích khác ngoài việc cứu hỏa. Trên các tàu có khả năng chở hàng trên
boong, vị trí của các họng cứu hỏa phải sao cho chúng luôn dễ tiếp cận và các đường ống phải được
cố gắng bố trí sao cho có thể tránh được nguy cơhưhỏng do hàng trên boong đó.
4.4.4.12. Đường kính của các ống cứu hỏa và các ống cấp nước phục vụ khác phải có kích thước đủ
để phân phối hiệu quả nước từ hai bơm cứu hỏa hoạt động đồng thời cấp nước ở sản lượng lớn nhất
theo yêu cầu. Đường kính ống này chỉ cần có kích thước đủ cho lưu lượng xả 140 m3/h.
4.4.4.13. Phải lắp một van cho mỗi họng cứu hỏa sao cho mỗi vòi rồng cứu hỏa có thể tháo được ra
trong khi các bơm cứu hỏa đang hoạt động.
4.4.4.14. Vòi rồng cứu hỏa cần phải làm bằng vật liệu không bị suy giảm chất lượng theo thời gian,
được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt và phải có đủ độ bền để chịu được áp suất có thể xảy
ra khi khai thác và phải có đủ chiều dài để hướng tia nước tới bất kỳ không gian nào có thể yêu cầu
phải dùng đến chúng. Mỗi vòi rồng phải được gắn đầu phun và bích nối cần thiết. Vòi rồng cứu hỏa
cùng với các dụng cụ và phụ kiện của nó phải bố trí để sẵn sàng sử dụng ở nơi dễ thấy gần các họng
hoặc bích cấp nước phục vụ. Các vòi rồng cứu hỏa phải có chiều dài tối thiểu 10 m, nhưng không dài
hơn:
- 15 m cho các buồng máy;
- 20 m cho các buồng khác và boong hở;
- 25 m cho boong hở trên các tàu có chiều rộng lớn nhất vượt quá 30 m.
4.4.4.15. Trừ khi một vòi rồng và đầu phun được trang bị cho mỗi họng cứu hỏa trên tàu, phải có thể
lắp lẫn hoàn toàn các khớp nối vòi rồng và các đầu phun.

19


TCVN xxxx : xxxx
4.4.4.16. Đối với tàu có GT từ 1000 trở lên, số lượng vòi rồng được trang bị gồm một chiếc cho mỗi 30
mét chiều dài của tàu và một chiếc dự trữ, nhưng trong mọi trường hợp không được ít hơn năm chiếc.
Số lượng này không được bao gồm các vòi rồng yêu cầu cho buồng máy loại A. Cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền có thể tăng số lượng các vòi rồng yêu cầu sao cho có thể đảm bảo rằng số lượng đủ vòi
rồng phải sẵn có và có thể tiếp cận được vào mọi thời điểm có lưu ý đến loại tàu, đặc điểm thương
mạicủa tàu.
4.4.4.17. Đối với các tàu có GT dưới 1000, số lượng các vòi rồng cứu hỏa phải trang bị phải được xác
định phù hợp với các quy định ở trên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số lượng vòi rồng cứu hỏa
không được nhỏ hơn ba.
4.4.4.18. Tất cả các họng cứu hỏa trong buồng máy loại A phải được trang bị vòi rồng có đầu phun.
4.4.4.19. Đối với các tàu chở hàng nguy hiểm, ngoài các yêu cầu trên, phải được trang bị thêm 3 vòi
rồng và đầu phun.
4.4.4.20. Kích thước đầu phun tiêu chuẩn phải là 12 mm, 16 mm, và 19 mm hoặc càng gần với đó
càng tốt. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép các đầu phun có đường kính lớn hơn nếu
thấy cần thiết.
4.4.4.21. Đối với các buồng sinh hoạt và buồng phục vụ, không cần thiết sử dụng đầu phun có kích
thước lớn hơn 12 mm.
4.4.4.22. Đối với các buồng máy và các vị trí bên ngoài, kích thước các đầu phun phải sao cho có thể
đạt được sản lượng xả lớn nhất từ hai tia nước ở áp suất nêu ở 4.4.4.2. do bơm nhỏ nhất cấp, với điều
kiện không cần sử dụng đầu phun có kích thước lớn hơn 19 mm.
4.4.4.23. Các đầu phun phải là loại hai tác dụng (phun sương và phun tia) được duyệt, có cả thiết bị
đóng.
4.4.4.24. Phải trang bị van cách ly để cách ly phần đường ống cứu hoả trong buồng máy có chứa bơm
hoặc các bơm cứu hỏa chính với phần còn lại của đường ống cứu hỏa. Van cách ly này phải được bố
trí tại vị trí dễ tiếp cận và bảo vệ được bên ngoài buồng máy. Đường ống cứu hỏa phải được bố trí sao
cho khi van cách ly được đóng lại, tất cả các họng cứu hỏa trên tàu, trừ các họng trong buồng máy nêu
ở trên, có thể được cấp nước từ bơm khác hoặc từ bơm cứu hỏa sự cố. Bơm cứu hỏa sự cố, đầu lấy
nước vào, các ống hút, cấp nước và các van cách ly của nó phải được bố trí bên ngoài buồng máy.
Nếu không thể bố trí được như vậy, hộp thông biển có thể được lắp đặt trong buồng máy nếu van
được điều khiển từ xa từ vị trí trong khoang đặt bơm cứu hỏa sự cố và đường ống hút phải càng ngắn
càng tốt. Các đoạn ống hút và cấp nước ngắn có thể đi trong buồng máy nếu chúng được bao bằng
hộp thép có chiều dầy thích đáng hoặc được bọc theo tiêu chuẩn kết cấu cấp "A-60". Các đường ống
phải có chiều dầy thành thích đáng và trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 11 mm, nối ống phải

bằng cách hàn, trừ trường hợp nối bằng bích vào van thông biển.

20


TCVN xxxx : xxxx
4.4.4.25. Đối với những buồng máy không có người trực canh theo chu kỳ hoặc nếu chỉ cần một người
trực canh, phải có sẵn nước cấp từ hệ thống ống cứu hỏa, với áp suất thích hợp, hoặc bằng cách khởi
động từ xa các bơm cứu hỏa có khởi động từ xa trên buồng lái hoặc trạm kiểm soát cháy (nếu có),
hoặc bằng cách duy trì áp lực thường xuyên của hệ thống ống cứu hỏa bằng một trong các bơm cứu
hỏa. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét và bỏ qua yêu cầu này cho các tàu có tổng
dung tích nhỏ hơn 1600 nếu thiết bị khởi động bơm cứu hỏa trong buồng máy được bố trí ở vị trí dễ
tiếp cận.
4.4.4.26. Cần phải có bảng danh mục hoặc sơ đồ tại từng bộ phận chỉ báo chỉ rõ các buồng được bảo
vệ và vị trí khu vực mà từng cụm của hệ thống cứu hỏa bằng nước phục vụ. Phải có các bảng hướng
dẫn thử và bảo dưỡng thích hợp.
4.4.4.27. Động cơ Đi-ê-den dùng để lai bơm phải có khả năng khởi động ngay được ở trạng thái lạnh
đến nhiệt độ 00C bằng cần quay tay. Nếu điều này không thể thực hiện được hoặc nếu gặp phải những
nhiệt độ thấp hơn thì phải có các trang thiết bị cấp nhiệt và giữ nhiệt theo yêu cầu của Cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, để đảm bảo khởi động được ngay.Nếu việc khởi động bằng tay là không thể thực
hiện được thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép dùng thiết bị khởi động khác. Các
thiết bị khởi động này phải sao cho có thể khởi động động cơ Đi-ê-den lai nguồn cấp năng lượng ít
nhất là 6 lần trong thời gian 30 phút và ít nhất 2 lần trong 10 phút đầu tiên.
4.4.4.28. Két dầu đốt trực nhật phải chứa đủ dầu đốt để đảm bảo bơm có thể chạy toàn tải trong vòng
ít nhất là 3 giờvà bên ngoài buồng máy loại A phải có đủ dầu đốt dự trữ để bơm có thể chạy toàn tải
thêm 15 giờ nữa.

4.5. Hệ thống cứu hỏa bằng bột
4.5.1. Yêu cầu chung đối với thiết bị cứu hỏa bằng bột
4.5.1.1. Hệ thống cứu hỏa bằng bột trang bị trên tàu phải phù hợp với tính chất của chất cháy, đám

cháy tại khu vực hệ thống bảo vệ. Đảm bảo hệ thống có thể chữa cháy một cách hiệu quả trong trường
hợp xảy ra hỏa hoạn.
4.5.1.2. Áp lực khí đẩy bột phải được duy trì theo quy định của nhà sản xuất. Trong các trường hợp áp
suất bị sụt giảm xuống dưới mức an toàn, phải có các biện pháp bồi hoàn áp suất một cách phù hợp
bằng bơm khí nén hoặc thay chai khí nén.
4.5.1.3. Hệ thống bột khô, được thiết kế cho tối thiểu 0,5 kg/m3 thể tích khu vực cần bảo vệ.
4.5.1.4. Hệ thống chữa cháy bằng bột khô phục vụ chủ yếu để dập các đám cháy của các chất khí, các
chất lỏng.
4.5.1.5. Hệ thống chữa cháy bằng bột khô cố định bao gồm: bồm chứa bột khô, bộ phận tạo áp lực khí
nén và các đầu phun. Bột được khí nén, qua van giảm áp đẩy từ bồn chứa tới các đầu phun, phun
xuống khu vực bảo vệ.

21


TCVN xxxx : xxxx
4.5.1.6. Khí dùng trong hệ thống chữa cháy bằng bột là khí trơ. Thông thường là nitơ.

4.5.2. Bố trí hệ thống chữa cứu hỏa bằng bột trên tàu
4.5.2.1. Ngoài hệ thống cứu hỏa bằng bột cố định, có thể bố trí hệ thống cứu hỏa bằng bột di động trên
tàu. Hệ thống cứu hỏa di động phải đảm bảo có khả năng di chuyển đến khu vực chữa cháy được chỉ
định và phải đảm bảo chữa cháy được trong khu vực đó.
4.5.2.2. Không bố trí hệ thống cứu hỏa bằng bột tại những nơi hệ thống này có thể gây thương hại cho
các trang thiết bị trên tàu.
4.5.2.3. Tại các bãi đáp trực thăng trên tàu phải bố trí ít nhất 2 thiết bị chữa cháy di động bằng bột khô
có khối lượng không dưới 45kg.
4.5.2.4. Hệ thống chữa cháy bằng bột khô cố định thường được bố trí tại các khu vực trên tàu như:
trạm bơm, khoang chở dầu mỏ hoặc các sản phẩm của dầu mỏ hay các hóa chất.

4.6. Hệ thống cứu hỏa bằng bọt

4.6.1. Yêu cầu chung đối với thiết bị cứu hỏa bằng bọt
4.6.1.1. Hệ thống cứu hỏa bằng bọt trang bị trên tàu phải phù hợp với tính chất của chất cháy, đám
cháy tại khu vực hệ thống bảo vệ. Đảm bảo hệ thống có thể chữa cháy một cách hiệu quả trong trường
hợp xảy ra hỏa hoạn.
4.6.1.2. Các hệ thống cấp bọt phải phun được tới toàn bộ khu vực boong của két hàng cũng như vào
trong bất kỳ két hàng nào mà có boong bị vỡ.
4.6.1.3. Hệ thống bọt cố định trên boong phải đơn giản và thao tác nhanh chóng.
4.6.1.4. Việc vận hành hệ thống bọt trên boong ở sản lượng theo yêu cầu phải cho phép việc sử dụng
đồng thời số lượng các tia nước tối thiểu yêu cầu ở áp suất quy định từ đường ống nước chữa cháy.
4.6.1.5. Lượng bọt của hệ thống cứu hỏa bằng bọt phải được duy trì đảm bảo có thể bảo vệ toàn bộ
khu vực dự kiến khi có hỏa hoạn xảy ra. Khi bị thiếu hụt, phải có biện pháp bổ sung để đảm bảo đầy đủ
cơ số bọt dự phòng trên tàu.
4.6.1.6. Việc thay thế lượng bọt trên tàu phải tuân thủ các quy định của nhà sản xuất.

4.6.2. Bố trí hệ thống chữa cứu hỏa bằng bọt trên tàu
4.6.2.1. Tốc độ cấp dung dịch bọt không được nhỏ hơn giá trị lớn nhất trong các giá trị dưới đây:
- 0,6 lít/phút trên 1m2 diện tích boong của két hàng, trong đó diện tích két hàng tính bằng chiều
rộng lớn nhất của tàu nhân với tổng chiều dài tính theo chiều dọc tàu của các khoang dầu hàng.

22


TCVN xxxx : xxxx
- 0,6 lít/phút trên 1m2 diện tích mặt cắt theo phương nằm ngang của 1 két hàng có diện tích này
lớn nhất; hoặc
- 3 lít/phút trên 1m2 của diện tích được bảo vệ bởi một đầu phun lớn nhất, diện tích này là toàn
bộ phía trước của đầu phun, nhưng không được nhỏ hơn 1250 lít/phút.
4.6.2.2. Lượng chất tạo bọt phải đủ để đảm bảo tạo được lượng bọt ít nhất trong 20 phút trên các tàu
chở chất lỏng có lắp hệ thống khí trơhoặc 30 phút trên các tàu không lắp hệ thống khí trơ khi áp dụng
tốc độ quy định nêu trên, lấy giá trị nào lớn hơn. Độ nở của bọt (nghĩa là tỷ số của thể tích bọt sinh ra

chia cho thể tích của hỗn hợp nước và chất tạo bọt được cấp) nói chung không được vượt quá 12/1.
Nếu hệ thống chủ yếu là cấp ra bọt có độ nở thấp nhưng ở độ nở hơi cao hơn 12/1 thì lượng dung tích
bọt sẵn có phải được tính như đối với hệ thống có độ nở bằng 12/1.
4.6.2.3. Bọt từ hệ thống bọt cố định phải được cấp từ các súng phun và thiết bị tạo bọt. Mỗi súng phun
bọt phải cấp được tối thiểu 50% tốc độ cấp dung dịch bọt quy định ở phần này. Trên các tàu chở chất
lỏng có trọng tải dưới 4000 tấn có thể chỉ cần lắp đặt các thiết bị tạo bọt thay cho các súng phun. Tuy
nhiên trong trường hợp này, sản lượng của mỗi thiết bị tạo bọt không được nhỏ hơn 25% tốc độ cấp
dung dịch bọt theo yêu cầu ở phần này.
4.6.2.4. Sản lượng bọt của mỗi súng phun không được nhỏ hơn 3 lít/phút trên 1 m 2 diện tích boong
được súng phun đó bảo vệ, diện tích đó nằm hoàn toàn phía trước đầu phun. Sản lượng đó không
được nhỏ hơn 1250 lít/phút.
4.6.2.5. Sản lượng của mỗi thiết bị tạo bọt không được nhỏ hơn 400lít/phút và tầm phun của thiết bị tạo
bọt trong điều kiện lặng gió không được nhỏ hơn 15 m.
4.6.2.6. Số lượng thiết bị tạo bọt không được nhỏ hơn 4. Số lượng và vị trí của các họng phun bọt
chính phải sao cho bọt từ ít nhất 2 thiết bị tạo bọt có thể tới được bất kỳ phần nào của vùng boong két
hàng.
4.6.2.7. Phải trang bị các thiết bị tạo bọt sao cho đảm bảo được sự linh hoạt trong quá trình chữa cháy
và phải đảm bảo chữa cháy được toàn bộ bề mặt mà các súng phun không bảo vệ được.
4.6.2.8. Khoảng cách từ súng phun tới điểm xa nhất của vùng được bảo vệ nằm phía trước súng phun
phải không lớn hơn 75% tầm phun của súng phun trong điều kiện lặng gió.
4.6.2.7. Trạm điều khiển chính của hệ thống phải được đặt thích hợp phía ngoài khu vực hàng, cạnh
các buồng sinh hoạt và sẵn sàng tiếp cận và thao tác được trong trường hợp có cháy ở khu vực được
bảo vệ.
4.6.2.8. Súng phun và đoạn vòi rồng nối với thiết bị tạo bọt bọt phải được đặt cả mạn trái và mạn phải
trước thượng tầng đuôi hoặc khu vực buồng sinh hoạt đối diện với boong các két hàng. Trên các tàu
chở chất lỏng có trọng tải dưới 4000 tấn đoạn vòi rồng nối với thiết bị tạo bọt phải được đặt ở cả mạn
trái và mạn phải phía trước thượng tầng đuôi hoặc buồng sinh hoạt đối diện với boong các két hàng.

23



TCVN xxxx : xxxx
4.6.2.9. Phải lắp các van trên đường ống dẫn bọt và trên đường ống chữa cháy nếu ống này tạo thành
m ột phần của hệ thống bọt trên boong và van này phải được lắp ngay trước các súng phun để ngăn
cản được các đoạn bị hỏng của các ống đó.

4.7. Hệ thống cứu hỏa bằng khí
4.7.1. Yêu cầu chung đối với thiết bị cứu hỏa bằng khí
4.7.1.1. Hệ thống cứu hỏa bằng khí hoạt động trên nguyên tắc làm ngạt đám cháy. Khí từ hệ thống cứu
hỏa ngăn cản chất cháy tiếp xúc với ôxy, bẻ gãy quá trình cháy.
4.7.1.2. Bất kỳ khi xả chất chí chữa cháy vào khu vực không gian nào đó, phải đảm bảo không còn có
người trong đó.
4.7.1.3. Hệ thống phải được khởi động từ bên ngoài khu vực nó bảo vệ.
4.7.1.4. Hệ thống này phải được thiết kế và vận hành để có thể tạo ra và duy trì không khí trong két
hàng, buồng máy để không bị bốc cháy trong mọi thời điểm, ngoại trừ khi những khu vực đó đó yêu
cầu được thông khí.
4.7.1.5. Hệ thống phải có khả năng làm trơ két dầu hàng trống bằng cách hạ thấp hàm lượng ôxy của
không khí trong mỗi két hàng tới mức không xảy ra cháy được.
4.7.1.6. Hệ thống phải có khả năng duy trì không khí ở mọi phần của mọi két lượng ôxy không vượt
quá 8% và luôn có áp suất dưlúc ởcảng và lúc trên biển trừ khi cần thiết phải xả khí cho một két
nhưthế.
4.7.1.7. Hệ thống phải có khả năng loại bỏ nhu cầu không khí vào két hàng trong khi vận hành bình
thường ngoại trừ khi cần thiết phải thông khí cho két dầu hàng.
4.7.1.8. Hệ thống phải có khả năng làm sạch két hàng trống khỏi hơi hydro cacbon, sao cho việc vận
hành được xả khí sau đósẽ không gây ra việc không khí bị bốc cháy trong két hàng tại mọi thời điểm.
4.7.1.9. Vật liệu dùng trong hệ thống khí trơ phải thích hợp với mục đích đã định của chúng. Đặc biệt,
các bộ phận nàyhoặc thiết bị lọc sạch khí, các quạt, thiết bị một chiều, nhánh thiết bị lọc sạch khí và
các ống thoát nước khác có thể bị ăn mòn do khí và/hoặc chất lỏng phải được làm bằng vật liệu chịu
ăn mòn hoặc được phủ bọc bằng cao su, nhựa epôxi, sợi thuỷ tinh hoặc vật liệu vật liệu phủ tương
đương khác.

4.7.1.10. Trừ các khoang chở ô tô và ro-ro, các khoang hàng của tàu có GT từ 2000 trở lên phải được
bảo vệ bằng hệ thống dập cháy cố định bằng CO2 hoặc khí trơ.

24


TCVN xxxx : xxxx
4.7.1.11. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể miễn giảm cho các yêu cầu ở 4.7.1.10. trên cho các
khoang hàng của các tàu được đóng chỉ dự định để chở quặng, than đá, hàng hạt, gỗ chưa qua xử
lý, các hàng không cháy hoặc các hàng có nguy cơcháy thấp. Việc miễn giảm này chỉ được thực hiện
nếu tàu có lắp các nắp đậy miệng khoang hàng bằng thép và có phươngtiện đóng hữu hiệu tất cả các
thiết bị thông gió và các lỗ khoét thông với các khoang hàng.

4.7.2. Bố trí hệ thống chữa cứu hỏa bằng khí trên tàu
4.7.2.1. Hệ thống phải có khả năng phân phối khí trơ cho các két hàng với tốc độ ít nhất bằng 125%
tốc độ dỡ hàng lớn nhất của tàu (tính theo khối lượng).
4.7.2.2. Hệ thống phải có khả năng phân phối khí trơ với hàm lượng ôxy không lớn hơn 5% thể tích
của khí trơ cung cấp chính cho két hàng tại bất cứ tốc độ dòng nào.
4.7.2.3. Phải bố trí hai bơm dầu đốt cho thiết bị sinh khí trơ. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể
cho phép đặt chỉ một bơm dầu đốt với điều kiện trang bị đủ phụ tùng dự trữ cho bơm và động cơ lai
bơm trên tàu để tạo điều kiện cho các thuỷ thủ có thể sửa được hỏng hóc của bơm và động cơ lai
bơm.
4.7.2.4. Phải bố trí để xả khí trơ từ thiết bị sinh khí trơ ra ngoài trời khi khí trơ sinh ra không đủ tính
năng kỹ thuật, ví dụ trong thời gian khởi động hoặc trong trường hợp hỏng hóc thiết bị.
4.7.2.5. Phải lắp cho các thiết bị sinh khí trơ bộ kiểm soát cháy tự động có khả năng sinh ra khí trơ
thích hợp ở mọi điều kiện khai thác.
4.7.2.6. Phải trang bị thiết bị lọc sạch khí ống khói có thể làm nguội có hiệu quả thể tích khí ống khói
như nêu ở trên và thải đi các vật rắn và các sản phẩm cháy chứa lưu huỳnh. Hệ thống nước làm mát
cho thiết bị lọc sạch khí phải được bố trí sao cho việc cung cấp đầy đủ nước sẽ không gây trở ngại cho
bất kỳ hoạt động cần thiết nào trên tàu. Phải có điều khoản quy định đối với việc cung cấp nước làm

mát thay thế.
4.7.2.7. Phải bố trí các máy lọc hoặc thiết bị tương ứng để giảm tối thiểulượng nước tràn vào quạt gió
khí trơ.
4.7.2.8. Thiết bị lọc sạch khí phải được đặt ở phía sau của mỗi két dầu hàng, các buồng bơm dầu hàng
và các khoangcách ly ngăn cách các khoang này với các buồng máy loại A.
4.7.2.9. Phải có ít nhất 2 quạt thổi khí trơ đồng thời có khả năng cấp vào các két dầu hàng thể tích khí
khơ tối thiểu như yêu cầu ở trên. Khi trang bị hai quạt thổi, tổng sản lượng của hệ thống khí trơ tốt nhất
là được chia đều cho hai quạt, và sản lượng của mỗi quạt không được nhỏ hơn 1/3 tổng sản lượng
yêu cầu ở 4.7.2.1. Trong hệ thống có thiết bị sinh khí trơ, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho
phép chỉ cần đặt một quạt thổi khí nếu hệ thống này có khả năng phân phối tổng lượng khí trơ được
yêu cầu ở trên cho các két dầu hàng được bảo vệ, với điều kiện là phụ tùng dự trữ đầy đủ cho quạt
thổi và động cơ lai nó trên tàu để thuỷ thủ có thể sửa chữa hỏng hóc của quạt thổi và động cơ lai quạt.

25


TCVN xxxx : xxxx
4.7.2.10. Hệ thống khí trơ phải được thiết kế sao cho áp suất lớn nhất có thể dùng trên bất kỳ két dầu
hàng nào sẽ không vượt quá áp suất thử của két dầu hàng bất kỳ. Phải bố trí thiết bị ngắt thích hợp
trên các đầu nối hút và xả của mỗi quạt thổi. Thiết bị của hệ thống phải sao cho sự hoạt động của hệ
thống khí trơ được ổn định trước khi bắt đầu xả hàng. Nếu các quạt thổi được dùng để xả khí, thì lối
vào của không khí phải được bố trí để trống.
4.7.2.11. Các quạt thổi khí trơ phải được đặt phía sau các két dầu hàng, buồng bơm dầu hàng và
khoang cách ly giữa các buồng này với các buồng máy loại A.
4.7.2.12. Phải quan tâm đặc biệt đối với việc thiết kế và lắp đặt các thiết bị lọc sạch khí trơ và các quạt
thổi có các đường ống và các thiết bị nhằm ngăn chặn việc rò rỉ khí trơ vào các khoang kín.
4.7.2.13. Để cho phép duy trì sự an toàn, cần phải bố trí thêm một đệm kín bằng nước hoặc các
phương tiện hữu hiệu khác để ngăn chặn việc rò rỉ khí ở giữa van cách ly đường dẫn và thiết bị lọc khí
trơ hoặc khí trơ xâm nhập vào thiết bị lọc khí trơ.
4.7.2.14. Phải bố trí một van điều chỉnh khí trơ ở ống cung cấp khí trơ chính. Van này phải tự động

điều khiển được như yêu cầu dưới đây. Nó cũng phải có khả năng tự động điều chỉnh dòng khí trơ tới
các két dầu hàng trừ khi có phương tiện điều khiển tự động tốc độ của quạt thổi khí trơ được yêu cầu
tại 4.7.2.2.
4.7.2.15. Van quy định ở trên phải đặt ở vách phía mũi của không gian an toàn gần mũi nhất có đường
ống cấp khí trơ chính đi qua.
4.7.2.16. Phải lắp trên ống cấp khí trơ chính ít nhất hai thiết bị một chiều, một trong số này phải là kiểu
đệm kín bằng nước, để ngăn hơi hydro cácbon trở lại ống khói buồng máy hoặc bất kỳ khoang an toàn
khí nào trong mọi điều kiện lắc, nghiêng và di chuyển của tàu. Chúng phải được đặt ở giữa van tự
động yêu cầu ở trên và đầu nối gần đuôi tàu nhất đến bất cứ két dầu hàng hoặc đường ống dầu hàng
nào.
4.7.2.17. Phải trang bị các phương tiện đóng cưỡng bức. Có thể dùng làm dự phòng cho phương tiện
đóng cưỡng bức bằng cách thêm một van có phương tiện đóng như thế được trang bị ở phía trước
của van một chiều để cách ly đệm kín bằng nước khỏi đường ống khí trơ chính dẫn tới két dầu hàng.
4.7.2.18. Để làm thiết bị bảo vệ phụ trợ phòng khả năng rò lọt của chất lỏng hoặc hơi hydro cacbon từ
ống khí trơ chính trên boong ngược lại, phải có phương tiện cho phép tiết diện của đường ống giữa
van có phương tiện đóng cưỡng bức quy định ở 4.7.2.17 trên và van điều chỉnh khí trơ quy định ở trên
được thông hơi một cách an toàn khi van đầu tiên trong các van này bị đóng.
4.7.2.19. Thiết bị ngắt tự động của quạt thổi khí trơ và van điều chỉnh khí trơ phải được đặt ở giới hạn
định trước.
4.7.2.20. Thiết bị ngắt tự động của van điều chỉnh khí trơ phải được bố trí để hoạt động trong trường
hợp quy định phần này.

26


TCVN xxxx : xxxx
4.7.2.21. Đối với thiết bị sinh khí trơ riêng rẽ, thiết bị tự động ngắt nguồn cấp dầu đốt dựa trên một giới
hạn xác định trước.
4.7.2.22. Khi hàm lượng ôxy của khí trơ vượt quá 8% thể tích phải tác động ngay để cải thiện chất
lượng khí. Trừ khi chất lượng của khí được cải thiện, phải đình chỉ tất cả các thao tác cho các két dầu

hàng để tránh việc không khí bị hút vào các két và van cách ly phải đóng.
4.7.2.23. Các ống cung cấp khí trơ chính phải có đường ống nhánh dẫn vào két dầu hàng. Ống nhánh
khí trơ phải có một van chặn hoặc phương tiện điều khiển tương đương để cách ly mỗi két. Nếu có bố
trí van chặn, thì chúng phải có thiết bị khoá và phải được sự quyền kiểm soát của thuỷ thủ trên tàu. Hệ
thống điều khiển phải cung cấp các thông tin rõ ràng về trạng thái hoạt động của các van này.
4.7.2.24. Trên tàu chở nhiều loại hàng phải có thiết bị để cách ly các két lắng chở dầu hoặc cặn dầu
với các két khác phải gồm các mặt bích bịt luôn được cố định khi hàng chở không phải là dầu, trừ khi
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
4.7.2.25. Phải có các thiết bị để bảo vệ các két dầu hàng tránh khỏi hiệu ứng áp lực quá mạnh hoặc
chân không do sự chênh lệch nhiệt độ gây ra khi các két dầu hàng bị cách ly khỏi ống dẫn khí trơ
chính.
4.7.2.26. Hệ thống ống phải được thiết kế để ngăn ngừa sự đọng hàng hoặc nước trong đường ống
trong mọi điều kiện thông thường.
4.7.2.27. Phải có hệ thống thích hợp để có thể nối được ống khí trơchính với một nguồn cấp khí trơ
bên ngoài. Hệthống này bao gồm một mặtbích nối bu lông và kích thước danh nghĩa 250 mm, cách ly
với ống dẫn khí trơ chính bằng một van nằm phía trước van một chiều đề. Thiết kế của bích nối phải
tuân theo phân loại thích hợp trong tiêu chuẩn được chấp thuận quy định đối với thiết kế các phần nối
bên ngoài trong hệ thống ống dầu hàng của tàu.
4.7.2.28. Nếu bố trí một đoạn nối giữa ống dẫn khí trơ chính và hệ thống ống dầu hàng, hệ thống phải
đảm bảo cách ly hữu hiệu có xét đến sự chênh lệch áp suất lớn có thể có giữa các hệ thống. Đoạn này
bao gồm hai van ngắt có chỗ bố trí để thông hơi đoạn giữa các van theo phương thức an toàn hoặc
thiết bị bao gồm một mẩu ống cuộn có mặt bích đi kèm.
4.7.2.29. Van ngăn cách ống dẫn khí trơ chính với ống dầu hàng chính và nằm trên phía hàng phải là
van một chiều được và có thiết bị đóng tin cậy.
4.7.2.30. Đối với hệ thống khí trơ xả bằng áp lực thì phải đảm bảo các yêu cầu về tốc độ, khối lượng
khí xả như các yêu cầu ở trên.
4.7.2.31. Phải có hệ thống báo động việc xả khí vào khu vực bảo vệ.

27



×