Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

vận dụng quan điểm triết học về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của con người tron nền kinh tế tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.97 KB, 10 trang )

1
Đề: vận dụng quan điểm triết học về bản chất của con người để phân
tích tầm quan trọng của con người tron nền kinh tế tri thức
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, để kinh tế có thể phát triển bền vững thì
ngoài yếu tố chính trị phải ổn định thì cần phải có nguồn lực dồi dào
và thường xuyên như nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ
thuật, và đặc biệt quan trọng là nguồn lực con người. Vai trò nguồn
lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch
sử kinh tế của những nước phát triển, điển hình là Nhật Bản.
Trong thực tế, do các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên
là hận chế trong khi nguồn lực con người là dồi dào. Nó không chỉ tái
sinh và tự sinh sản về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng
nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Trí tuệ con người còn
có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. thực tiễn nhiều nước cho thấy, nước nào có nguồn nhân lực
giàu chất xám thì nước đó sẽ phát triển hơn các nước khác. Điển hình
là Mỹ với chính sách thu hút nhân tài đã tạo nên cho nước Mỹ một lực
lượng lao động giàu chất xám. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, con
người có vai trò vô cùng quan trọng.
Vì vậy đề tài tiểu luận triết học “vận dụng quan điểm triết học về
bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của con người tron
nền kinh tế tri thức” là vô cùng thiết thực và có ý nghĩa với thực tế
hiện nay. Đây là bài tiểu luận đầu tay nên còn nhiều thiếu sót, em rất
mong được sự góp ý của các thầy cô để bài làm có thể hoàn thiện hơn


2
PHẦN NỘI DUNG
I.


CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Quan điểm của triết học Mác -LêNin về bản chất con người

A, quan điểm về con người: con người là một thực thể thống nhất
giữa hai mặt sinh vật và xã hội. Theo quan điểm duy vật lịch sử tồn tại
và phát triển của con người luôn luôn chịu sự chi phôi tác động bởi ba
loại quy luật sau: các quy luật sinh học, các quy luật sinh học, các quy
luật tâm lý ý thức, các quy luật xã hội.
B, Bản chất con người
Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hê-ghen và
Phơ-bach và các triết học tiền bối trước Mác về bản chất con người.
Dựa vào nguyên tắc thế giới quan của CNDVBC, Mác khẳng định :
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân
con người riêng biệt trong tính hiện thực của nó”, quan niệm hoàn
chỉnh về con người và bản chất con người là: mặt sinh học và mặt học
xã hội.
Triết học Mác xem xét bản chất con người một cách toàn diện, cụ
thể, không phải chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể của
nó trong quá trình phát triển của nó.
Con người hòa hợp với giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự
nhiên, là kết quả phát triển của nó.
Con người có tính xã hội: trước hết bản thân hoạt động sản xuất
của con người mang tính xã hội. Hoạt động con người gắn liền với xã
hội và phục vụ cho cả. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại
của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao
tiếp xã hội.
Bản chất của con người được hình thành và phát triển cùng với
quá trình trình lao động, giao tiếp trong đời sống xã hội.
Trong tác phẩm những luận cương về Phơbách, CácMác đưa ra
luận cương VI khẳng định về bản chất của con người năm 1845.

Định nghĩa bản chất con người : trong tính hiện thực của nó bất
chấp con người là sự tổng hòa các quan hệ xã hội.


3
Nội dung bản chất con người: nói tới bản chất của con người phải
dựa trên một nền tảng sinh học xác định, đó là cơ thể sống, con người
hiện thực.
Sự tổng hòa các quan hệ xã hội: là trong cuộc sống hiện thực
thông qua các quan hệ với gia đình với anh em, bè bạn, tập thể, giai
cấp, cộng đồng xã hội, các quan hệ này tác động vào bản thân mỗi con
người theo những chiều hướng khác nhau, ở những mức độ khác nhau
từ đó mà định hình phát triển nhân cách mỗi con người.
Bản chất con người không phải là cái bất biến mà nó luôn được
phát triển theo sự tiến bộ của lịch sử vì vậy mỗi thời đại lịch sử khác
nhau sẽ có kiểu mẫu người khác nhau.
Sự đóng góp của triết học Mác về vấn đề con người : xem xét con
người mang tính lịch sử cụ thể; khẳng định con người là do các quan
hệ xã hội quyết định để phát huy sức mạnh của các nguồn lực khác
2. Khái niệm kinh tế tri thức
Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những
năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz
Machlup và Peter Drucker. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có
nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền
kinh tế này. Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn
làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước
phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái
niệm không dễ hiểu vì dựa trên hai khái niệm trừu tượng là kinh
tế và tri thức, và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác nhau. Nền
kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge BasedEconomy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ

sở phát triển khoa học và công nghệ cao. Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD cho rằng: "Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân
phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996). Diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa:
"Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản
xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho
tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả
các ngành kinh tế” (APEC 2000). Ngân hàng Thế giới
(WB,2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong


4
nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các
nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri thức thực sự đã trở thành
yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất
đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các
nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã
dựa vào tri thức". Còn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp
Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai
thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của
cải. Theo GS.VS Đặng Hữu: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong
đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống
II.

. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CON NGƯỜI TRONG NỀN KINH
TẾ TRI THỨC
Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực

lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất.
Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng
nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ
ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hoá
ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng
quan trọng trong lực lượng sản xuất. V.I. Lênin đã chỉ ra: "Lực
lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là
người lao động".
Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo
một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện
khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các
yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến
khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ
nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt
hơn. Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh
ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan
tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động
đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá
trình tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá
trình phân phối sản phẩm. Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi


5
để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xã hội nhanh
và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
Do tầm quan trọng của trí tuệ, tri thức như vậy, ngày nay hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều tìm cách nâng cao hàm lượng trí tuệ
của đội ngũ lao đông. Để nâng cao hàm lượng tri thức trong đội

ngũ người lao động thì các biện pháp về giáo dục và đào tạo đóng
vai trò hết sức quan trọng. Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ ra rằng
không quốc gia nào, một dân tộc nào trên thế giới có thể trở nên
giàu có và có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi đạt phổ cập
giáo dục phổ thông. Các nước công nghiệp hóa mới, như Singapore,
Hàn Quốc cũng như một số nước và vùng lãnh thổ khác có tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh trong những thập kỷ 1970, 1980 đều đạt
được mức độ phổ cập giáo dục tiểu học trước khi các nền kinh tế
đó cất cánh.
Mặt khác, các nghiên cứu trắc nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng những
đầu tư về nguồn vốn chỉ góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế.
Phần lớn trong giá trị của sản phẩm thặng dư do chất lượng lao động
quyết định. Thêm vào đó, trong thời đại khoa học - kỹ thuật và công
nghệ, thông tin và tri thức trở thành yếu tố cốt lõi của cả hệ thống hiện
đại. Các số liệu thống kê năm 1990 chỉ ra rằng, phần đóng góp của
thông tin, tri thức trong thu nhập kinh tế quốc dân của Mỹ là 47,4%,
Anh là 45,8%, Đức là 40%. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Gảy
Becker, người được giải Nobel về kinh tế năm 1992 đã khẳng định
“không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn lực
con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”.
III.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra chiến lược: “Đẩy mạnh nền
công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành
nước công nghiệp”. Nhận thức rõ vai trò to lớn của con người:
chúng ta có thế mạnh tiềm năng con người, chỉ số phát triển con
người (HDI) năm 2005 xếp thứ 108/177 nước. Thực tế chứng
minh người Việt Nam có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các

tri thức mới và công nghệ hiện đại. Nhiều ngành mới xây dựng
nhờ sử dụng công nghệ mới đã theo kịp các nước trong khu vực
(bưu chính viễn thông, năng lượng, dầu khí, cầu đường...). Cho


6
nên chúng ta phải thực hiện chính sách bằng và dựa vào con
người, khoa học công nghệ như nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII đã chỉ ra : “ Chiến lược phát triển đất nước ta là chiến lược
dựa vào tri thức và thông tin, chiến lược đi tắt, đón đầu với mũi
nhọn là công nghệ thông tin”. Chúng ta cần tập trung phát triển
đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời tìm cách lôi kéo lực lượng người
Việt Nam có tri thức, trình độ cao trở về nước.
Đảng và Nhà nước ta đã tập trung chú trọng đầu tư cho giáo dục
để đào tạo nguồn lao động có trình độ cao, bên cạnh một số mặt
đã làm được thì chúng ta còn một số vấn đề còn phải khắc phục
như: trình độ lao động, tay nghề chưa cao, ý thức tổ chưc kỷ
luật,hiệu quả giáo dục... Hi vọng những tình trạng này sẽ sớm
được cải thiện trong tương lai xây dựng nền kinh tế tri thức của
Việt Nam.


7
PHẦN KẾT LUẬN
Dân tộc mình là dân tộc nghèo, một đất nước đang phát triển ở mức
thấp, chúng ta vẫn sử dụng lao động thủ công là chính. Điều đó cho
thấy lực lượng sản xuất chúng ta vẫn còn yếu kém, khoa học kỹ
thuật công nghệ còn lạc hậu. Chúng ta nhận biết được điều đó vì
vậy chúng ta quyết tâm không để sự thấp kém đó tồn tại. Chính phủ
và nhà nước đã lập ra nhiều chiến lược phát triển nền kinh tế trong

đó có chiến lược mang tầm vóc lớn và có ý nghĩa thực tế với thực
trạng kinh tế nước ta hiện nay đó là chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chiến lược đưa ra với mục đích rất rõ ràng là chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất
lao động cao. Tất cả những chiến lược định hướng đóđều có thể tạo
ra sựđột biến trong nền kinh tế sản xuất của nước ta, song để thực
hiện được nó thì yếu tố không thể thiếu và có thể nói là quan trọng
hàng đầu là con người, nguồn nhân lực là bộ phận tác động trực
tiếp, quyết định sự thành bại của sự nghiệp. Chúng ta đều biết lực
lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và con người, để lực lượng
sản xuất phát triển thì con người phải thể hiện được trình độ, khả
năng đối với tư liệu sản xuất. Cũng như vậy công nghiệp hoá - hiện
đại hoá mà muốn thành công, phát triển thì con người lực lượng lao
động phải biết sử dụng máy móc, khoa học công nghệ thể hiện trình
độ càng cao thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ càng phát triển
hiện đại hơn. Như vậy có thể thấy một đất nước phát triển đòi hỏi
nguồn nhân lực phải dồi dào, phải cóđầy đủ sức mạnh cả về thể lực
và trí lực. Nói cách khác đất nước đó phải làđất nước của một xã
hội học tập, đất nước của những con người yêu nước, đất nước của
những con người có trí tuệ, lòng hăng say học tập và lao động cần
cù. Tất cả những điều đó xét vềđất nước ta thì chúng ta không thiếu,
có thể thấy được điều đó qua các cuộc kháng chiến giữ nước và các
lớp trẻ của chúng ta khi tham gia Olympic. Mặc dù chúng ta có tiềm
lực như vậy song để phát huy tiềm lực đó không phải đơn giản,
muốn làm được vấn đề này chính làđiểm yếu của đất nước ta. Chúng
ta chưa sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực vào các chiến lược
kinh tế mà chính phủ nhà nước đãđặt ra. Việc sử dụng không hợp
lýđó có rất nhiều các nguyên nhân song trong bất cứ một chiến lược



8
cần phát triển nào đó thì chúng ta cần phải đi nghiên cứu vào thực
trạng của nó sau đó đưa ra các giải pháp để phát triển. Có như vậy
thì mới có thể tạo ra được sự phù hợp, đồng nhất để phát triển, mới
có thể phát huy được điểm mạnh và khắc phục hạn chếđiểm yếu.
Mặt khác chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoáở nước ta hiện
nay lại là một vấn đề càng phải quan tâm, nghiên cứu một cách
chính xác chặt chẽ thì mới có thể thành công trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Bởi lẽ chúng ta là một nước nghèo xuất phát điểm là
một nước nông nghiệp mà muốn thực hiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá thì rõ ràng làđiều không đơn giản. Chúng ta cần phải nghiên
cứu thực trạng một cách chính xác để đề ra giải pháp hợp lý, để làm
sao nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá.


9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - LêNin, NXB Chính trị Quốc gia- sự thật, Hà Nội - 2103.
2,


10
MỤC LUC




×